Chương 21

Tôi có nhiều, rất nhiều chuyện vui để kể lại trong mục Bên Ðời Hiu Quạnh trên Thời Báo kỳ này. Ðiều thứ nhất là tôi đã thành công sau hai tuần kiêng khem cực khổ để... được mất đi hơn 10 pounds vừa thịt, vừa mỡ mà cái mặt không bị ảnh hưởng gì. Chả là tôi nhờ được cái mặt nhỏ, cái mặt mà ngày xưa mẹ tôi thường chì chiết... Mặt như hai ngón tay tréo. Ngộ hơn nữa là dù béo, gầy, buồn, vui, đau ốm, mệt mỏi... cái mặt tôi vẫn thế. Bây giờ thì tôi nhất định không bao giờ để cho mình lên cân nữa. Bằng mọi giá tôi chỉ được quyền giữ 110 pounds, xuống thêm chút nữa lại càng tốt hơn.
Chúng tôi gần 20 chục mạng gặp nhau ở phi trường trực chỉ Montréal bắt đầu cái vui thứ hai của tôi. Trên 5 tiếng đồng hồ bay, chúng tôi cười nói, chạy tới chạy lui như chỗ không người, coi tất cả Tây, Mỹ như người ngoại quốc. Phi hành đoàn và đám hành khách cứ trố mắt nhìn, lắng tai nghe... không biết cái tụi da vàng mũi tẹt này ở đâu lạc loài tới đây, mà chúng nó nói gì mà nói lắm thế. Nói cười không ngừng nghỉ, trầm bổng như chim ấy. Rồi cơm tàu bay chúng nó cũng chê. Ðứa bánh mì chả lụa. Ðứa xôi vò. Ðứa bì cuốn. Ðứa cơm tấm. Ðứa mì ly, mời mọc trao đổi đồ ăn ồn ào như một bầy ong vỡ tổ và cứ như thế cho đến khi tàu đáp xuống phi trường Dorval.
Tới hotel, buổi chợ lại tiếp tục họp. Ðại, cơn ác mộng của chúng tôi, tay cầm cuốn sổ đứng cạnh một đống chìa khóa để trên front desk... Chị... ở chung với chị... Anh... ở chung với anh... Chàng phân chia chìa khóa, mặt nghiêm và buồn mặc dù không ai có lời phản đối hay thay đổi vào phút chót. Asia làm việc có tổ chức đàng hoàng. Người nào việc nấy, chia ra mà làm. Công việc nặng nề nhất dù chỉ ngồi một chỗ có lẽ là Trúc Hồ. Tôi cho là nặng nề bởi làm việc bằng cái đầu và chắc vì thế, nụ cười trên môi Trúc Hồ thật hiếm hoi. Chỉ có thể thấy anh cười sau khi chương trình đã hoàn thành nghĩa là lo trước mọi người và cười sau mọi người. Tôi gọi cái cười này là coup de grace, cười ân huệ.
Anh chàng Ðại, cơn ác mộng của chúng tôi lãnh công việc phức tạp nhất. Nhắc tuồng. Tuồng đây không phải là tuồng cổ nhạc hay kịch. Nhắc tuồng của Ðại là luôn luôn theo sát ca nhạc sĩ nhắc nhở về giờ giấc, thứ tự của từng người theo đúng chương trình. Ðại luôn miệng nói... Xin các anh chị đúng giờ có mặt tại lobby... Giờ đến phiên chị... làm mặt... làm tóc... Xin anh, chị vui lòng đến phòng chờ, hai bài nữa là tới bài của anh, chị. Ðại kiêm luôn cả việc... giám sát mọi người. Không ai đi đâu cả. Không có việc riêng tư nào trong thời gian làm việc. Tất cả có mặt một lúc. Ăn một lúc. Xong, tất cả cùng về... Lúc đó, ai muốn đi đâu thì đi và tới giờ rời hotel để ra phi trường, công việc của Ðại lại tiếp tục nhắc từng group phải có mặt tại lobby để cùng đi. Tôi nghĩ sau khi... tống khứ hết cái đám giặc Cờ Ðen này, Ðại sẽ thở ra một hơi thật dài để chờ... chuyến đi tới.
Trúc Quyên, tôi gọi như thế vì Quyên là nội tướng của Trúc Hồ cũng cầm trên tay một cuốn sổ... Xin các anh chị chú ý. Ðây là nữ vũ sư... cô này sẽ hướng dẫn các anh chị trong bài hát chung cuối cùng. Các anh chị... sẽ đứng hàng đầu. Các anh chị... hàng thứ hai. Các anh chị... hàng thứ ba. Anh Trịnh Nam Sơn, chị Khánh Ly, chị Sơn Tuyền và Mạnh Ðình sẽ đứng trên cao cùng chỗ với ban nhạc. Các anh chị chú ý và ráng nhớ khúc nào của mình cùng nhũng động tác mà vũ sư... sẽ hướng dẫn. Bây giờ phần em mở nhạc, nhóm nào đứng vào nhóm đó, chúng ta làm như thật nhé... Bài hát được mở lên và chúng tôi bắt đầu hát. Nhờ sự sắp xếp theo thứ tự ngay từ khi thâu băng và sự hướng dẫn của người nữ vũ công trẻ và nhất là nhờ bài hát, một sáng tác mới của Trúc Hồ và nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng. Một bài hát quá hay, quá cảm động, chúng tôi dù chỉ đang tập dượt cũng hát một cách hào hứng như đang đứng trước khán giả.
Người nhàn nhã nhất, có vẻ là như thế, trong đoàn, là anh chàng bảnh trai Ðặng Trần Hiếu. Ðặng công tử là người ít nói, ít xuất hiện vì Ðặng ngồi trong phòng máy cùng Vân và Trúc Hồ. Tôi gọi Ðặng công tử là... thợ vịn. Bởi tôi có thấy người làm cái gì đâu ngoài cái việc thỉnh thoảng vào phòng ăn lấy café.
Ai cũng trầm trồ khen rằng tôi... khéo nhịn, giữ eo. Ðặng công tử thì không... “Việc gì mà chị phải khó thế, cứ việc ăn đi chứ, ăn như tôi đây này, có sao đâu”. Cái anh chàng thợ vịn nói chuyện huề vốn. Anh liền ông, anh lại không phải leo lên sân khấu để mọi người đánh giá từ chân lên tới sợi tóc, anh có nuốt nguyên cả một con voi cũng chẳng sao, chẳng ai phàn nàn gì. Anh có đưa nguyên một cái trống chầu, một cái ba lô ngược trước bụng cũng không ai chê bai phiền hà gì. Elvis Phương đấy, ăn như thầy tu, tập thể dục liên tục mất cả 20 pounds vậy mà Phương vẫn chưa hài lòng vẫn giữ régime như thường. Như Quỳnh cũng bắt đầu... thắt lưng buộc bụng vì nàng cũng thuộc loại mát da mát thịt. Nàng nào nàng nấy đều mình hạc xương mai, chỉ có mình Lê Uyên là ăn uống một cách thoải mái, nói cười một cách sảng khoái. Bé Tuyền theo tôi tu tiên, hai chị em dòm chừng nhau, nhắc chừng nhau... đừng ăn.
Tôi cảm thấy thật thoải mái trong mấy ngày sống chung, làm việc chung ở thành phố Montréal. Già trẻ, lớn bé, mới cũ đều như nhau, bằng nhau. Cùng ở một nơi, cùng ăn một mâm, một giờ, cùng uống một thứ nước. Làm tóc, làm mặt cũng theo thứ tự được ghi trên giấy dán ở tất cả mọi nơi cho mọi người cùng thấy. Vậy mà Ðại công tử vẫn không tha, vẫn bám sát nhắc nhở, nhắc nhở rất nhẹ nhàng mà rất công hiệu. Quanh tôi ai cũng vui tươi hớn hở. Tha thiết, yêu mến công việc mình đang làm bởi lòng yêu thích hơn là yêu tiền. Những người sản xuất và các ca sĩ rõ ràng có sự tương kính. Giữa các ca sĩ lại có sự thân ái như một gia đình có anh, có chị, có em. Hai ngày làm việc liên tục dĩ nhiên là phải mệt nhưng mọi người chỉ cảm thấy cái mệt rõ ràng nhất sa!!!4745_19.htm!!! Đã xem 98875 lần.


Nguồn: Khánh Ly
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 26 tháng 1 năm 2005