Chiến Tranh, mắt nhắm mắt mở
Đỗ Kh.

Chuyện chất độc da cam là một vấn đề hệ trọng, tiếp tục gây ảnh hưởng đến những người đang sống hay từng sống tại miền Nam, kể cả những quân nhân Mỹ từng phục vụ tại đây hay trực tiếp tham gia vào việc rải thuốc (ngay bản thân tôi, từng chạy chơi trong những cánh rừng mới khai quang, ăn trái cây lân cận và uống nước suối... Vĩnh Hảo, biết đâu vì vậy mà giờ này lắt léo lệch bàn tay cầm bút). Việc ý thức, công nhận, nghiên cứu và tìm hiểu tác động, chữa trị và bồi thường là việc cần thiết, không những trong trường hợp này mà cả cho những trường hợp tương tự, như vấn đề đầu đạn xuyên phá cặn uranium gần đây ở Kosovo hay vẫn còn đang đựơc sử dụng tại Iraq.
Cho rằng đây có cả tính cách diệt chủng (Xanh Mê Lan, thư độc giả talawas 27.8.04) thì chắc là đôi chút quá đáng và làm buồn các bạn Tutsi cũng như Hutu. Nhưng quá đáng thì được, còn tản mạn (Hoằng Danh, talawas 24.8.04) thì tuyệt đối không! Mượn vấn đề như tác giả này để rải sang những hậu quả khác của cụôc chiến vẫn còn chưa được giải đáp (chứ đừng nói vội đến giải quyết) bị Xanh Mê Lan nhẹ nhàng đề nghị là “nên im” và Nguyễn Văn (thư độc giả talawas 26.8.04) tước phong liền là “ngụy biện” hàng ưu. 30 năm sau, những việc rất đáng để suy ngẫm cho mọi người Việt (hai bên, bốn bên, bàn tròn, bàn vuông) khi nhắc đến vẫn còn nghe tiếng lách cách lên đạn.
Là người thận trọng, có lẽ tôi phải đợi Xanh Mê Lan đóng khoá cơ bẩm và hạ nòng mới dám lạm bàn đến chuyện công lý đúng chỗ, đúng lúc và đúng... người. Nhưng để cho tôi nói, biết đâu được thể tôi chẳng lại ngụy biện thêm về những chuyện cũ rích như là... sự thật? Tôi đề nghị mỗi năm một lần chọn ngày lành tháng tốt (như ngày 30.04 chẳng hạn) cho chim quạ bắc cầu qua sông... Bến Hải. Năm 2005 cũng là một dịp vừa phải (cho những kẻ biết điều), nên ghi vào sổ tay là ngày Hoằng Danh được phép phát biểu (lan man).
Để thay đổi bầu không khí (ở đây) đang căng thẳng, tôi xin kể một chuyện cười cũng cũ rích không kém. Một người Mỹ (hippy?) nói với một người Nga (cán bộ?):
“Ở nước tôi, tôi có đến trước Toà Nhà Trắng hô ‘Đả đảo Nixon!’”
Người Nga:
“Tưởng gì, ở nước tôi, tôi cũng có đến trước Điện Cẩm Linh mà hô ‘Đả đảo Nixon’ vậy!”
Đây là chuyện tiếu lâm dân gian, xuất xứ có lẽ từ Nga chứ không hẳn từ USIS (Cơ quan Thông tin Hoa kỳ, là cơ quan không có bổn phận gì nhắc nhở công dân Mỹ phải siêng năng thực thi quyền phản đối, biểu tình). Hình như mọi người vẫn còn đang gay gắt, tôi xin kể tiếp một chuyện thật.
Vào thời Yeltsin, một nhà hài hước Mỹ đụng đầu cựu Ngoại trưởng Alexander Haig trong một khách sạn 5 sao ở Mátxcơva. Hai vị này không cùng chính kiến nhưng cùng xứ và xa quê nên ngồi cùng bàn mà tán gẫu [1]. Nhìn các tân triệu phú địa phương lúc lắc đồng hồ vàng Rolex mà xuống khỏi xe con Mercedes, nhà hài hước bảo:
“Kinh thật, coi cứ như là ở Hollywood!”
Ông Haig:
“Nhưng ở Hollywood, họ là người cộng sản [2]!”
Tới đây, Nguyễn Văn đã nhận ra là về phần ngụy biện, tôi và Hoằng Danh (không biết tiếng la-tinh Quang Nguyễn, thư độc giả talawas 30.8.04, gọi là gì nhưng tiếng Việt thì gọi) là một lũ cá mè. Ngay cả hai chuyện vừa rồi cũng chẳng có gì liên quan ngoài Mátxcơva, nói gì đến Da Cam và những vấn đề hậu chiến của Việt Nam. Tôi phải kể tiếp một chuyện thứ ba, cũng vào loại chuyện vui (không kém) và đã được Hoằng Danh nhắc đến trong bài viết của ông. Đó là chuyện ông Trần Văn Trường treo cờ đỏ và bày hình Hồ chủ tịch ở ngay tại “Thủ đô tị nạn”, tức là Little Saigon ở quận Cam, California [3].
Ông Hugh Thompson là giặc lái tàu bay lên thẳng người Mỹ [4]. Khi xảy ra vụ tàn sát Mỹ Lai, ông Thompson đã đáp tàu xuống, chĩa súng vào đồng đội của ông và cứu sống được một số nạn nhân. Hành động này đã gây khó khăn cho ông không ít sau đó trong đời sống cũng như trong binh nghiệp. Phải đợi gần 30 năm và nhờ sự đeo đuổi của những người ủng hộ, ông Thompson mới được quân đội Hoa kỳ chấp nhận tuyên dương. Khi trở về thăm lại chiến trường xưa tại Việt Nam, ông Thompson cũng được chính quyền Việt Nam tuyên dương nốt! Chuyện này có hậu, chỉ tiếc là trong vụ Mậu Thân thí dụ, không có một anh hùng Việt Nam như Hugh Thompson để cả Mỹ lẫn Việt Nam lại tuyên dương, nhưng biết làm sao, nhờ cái link (www.chss.montclair.edu/english/furr/porterhue1.html) của độc giả Nguyễn Văn tường tỏ, tôi mới rõ là không hề có vụ Mậu Thân.
Tôi đành xin chào anh hùng Việt kiều Trần Văn Trường vậy, người đã hiên ngang trương hình và phất cờ tại Bolsa bất kể đôi bên dư luận. Dư luận đây, đáng kể nhất không phải là những người tị nạn nước ngoài hung hăng (một thiểu số trong cộng đồng tị nạn) mà là những người trong nước, vài mươi năm đảng tịch nhưng cờ và hình đã cất vào xó tối nhất của nhà mặt tiền từ thời hoá giá (một đa số thì phải). Cái lẩn thẩn này là cái Nguyễn Đăng Thường gọi là sâu sắc (thư độc giả, talawas 25.8.04) đấy, Xanh Mê Lan ạ.
Tôi không chắc là vụ Mậu Thân ở Huế chết bao nhiêu người, 64 ở đây thay vì 400, 35 xác ở kia thay vì 107 như cái link trên kế toán. Tôi cũng không rõ xa gần là một đống này thiệt mạng vì căn cớ gì một cách vô duyên như vậy dưới tay ai. Chuyện phóng viên không được đến tận nơi lúc quật mồ chôn tập thể, nói thế thì tôi tin vậy, nhưng cũng có một tấm hình rất nổi tiếng của Larry Burrows cho tờ Life (hình chụp lúc quật mồ chứ không phải chụp lúc hành quyết nên vẫn không rõ là ai giết). Điều chắc chắn, đây là một dịp hiếm có tuyên truyền thành công của chế độ miền Nam đã làm xôn xao trong ngoài nước, và xôn xao ngay cả 1 số người từng có mặt tại thời điểm đó phía hàng ngũ bộ đội và giải phóng về sau này. Hơn 3 thập kỷ rồi, nếu là Mỹ Ngụy (ngụy ở đây là ngụy suông các bạn nhé, xin đừng nhầm với lại ngụy biện), tội ác này cũng cần phải được rõ, các cơ quan chức năng (ít ra là phòng quân sử Bộ quốc phòng) đợi gì mà không mở một cuộc điều tra để trả lời những vu khống bố láo của mồ ma Tiểu đoàn 10 Tâm lý chiến Việt Nam Cộng Hoà, tẩy vết ố này khỏi những trang chiến sử rực rỡ của Quân đội Nhân dân.
Như Quang Nguyễn nhận xét, không thể so sánh Da Cam với laị Mậu Thân. Theo bạn này, Mậu Thân thì chỉ có 1 ký của Nhã Ca mà theo tôi thì 1 Nhã Ca chỉ có thể “tay nhỏ che trời rét” chứ không thể nào làm ra được Mậu Thân! Da Cam là có thật, tôi là nhân chứng và cũng có thể là nạn nhân, ai chưa từng đi dép mà đạp lên thuốc khai quang tôi đề nghị nên im hết! Trong thập niên 60, thuốc này được rải trên hoa màu trong những vùng xôi đậu để Bộ đội và Giải phóng thiếu gạo nhưng (chủ yếu?) cũng được rải hai bên những trục lộ cần phải bảo vệ, chung quanh các căn cứ quân sự Mỹ và VNCH để mở rộng xạ trường. Điều này có nghĩa là những người ngày đêm hít thở và ăn ngủ với dioxin là dân cư vùng tề và binh sĩ trú phòng. Vào ngày đó, chưa ai nghĩ đến những độc hại tức thời và lâu dài của chất này và sử dụng vung vãi cũng như ngày nay người ta vẫn tiếp tục vô tư mà nhiễm độc môi trường. Tội ác này, nói chung và nói rộng, như global warming (không rõ từ la tinh) đúng là về đường dài, diệt cả nhân loại chứ không phải chỉ là diệt chủng (giờ thì Xanh Mê Lan cho tôi xin lỗi nhé).
Nhưng càng cũ rích, trong trường hợp Mậu Thân, càng nên gấp gáp trong khi còn những nhân chứng sống (những nhân chứng đã bị hành quyết thì được miễn ex officio? [5] ). Một số cũ rích khác, không huyền hoặc bằng nhưng cũng được Hoằng Danh điểm (và có lẽ là ý chính của tản mạn này đấy), đã được giải đáp rõ ràng hơn với cái đo của thời gian. Khi một Thượng tá hay Trung tá hồi chánh “tiết lộ” vào lúc đó (vẫn nhờ cái link được Nguyễn Văn dẫn) là miền Nam có 5 triệu người nợ máu và 500.000 cần phải trừng trị thì lịch sử đã chứng tỏ sự lố lăng của vị phản bội này. Thực tế là chỉ có một triệu người hơn vượt biên để trốn nợ (vài người mải coi cá lội mà trượt chân té xuống biển chết đuối) [6] và 300.000 người không phải bị trừng phạt mà còn được cho đi học tập, ai trở về cũng nhiều hiểu biết hơn là bằng Đại học tại chỗ, chuyên tu.
Tôi xin nhắc lại, kể cả và nhất là cho chính tôi, là cuộc chiến đã hết. Từ lâu. Như một người tình cũ gặp lại chỉ còn những ân cần gượng gạo nhấn mạnh ở những đuôi chữ (“Ra sao? Dạo này thế nào? Em có mấy con rồi? Còn anh có mấy vợ rồi? v.v...”). Chẳng việc gì mà phải nổi ấm hay là nổi nóng. Để thử trả lời câu hỏi của Nguyễn Văn về việc quân đội miền Nam có từng tàn sát ở mức độ nhỏ hơn và không ai biết tới, tôi có vài ý riêng (Phòng quân sử Quân lực VNCH hiện nay không còn hoạt động nữa).
Ở một mức độ nào, cỡ Mỹ Lai, Mậu Thân, thì hẳn cũng đã được biết đến. Nhưng như vậy không có nghĩa là không có ở mức độ “nhỏ”. Lẹt đẹt bắn tù binh thì cũng thường tình, cướp của đốt nhà dân thì cũng có khi tùy hứng. Pháo kích bậy bạ, ném bom cho xong chuyện, trúng ai người đó chết là vì dư đạn hay em gái hậu phương đang sốt ruột đợi ở trường bay Biên Hoà. Về mặt dân vận và chính trị, quân đội miền Nam rất lơ mơ, không có chính uỷ, đảng bộ gì hết, lỏng lẻo mà tuỳ thuộc vào chỉ huy đơn vị (thường là cũng lỏng lẻo nốt). Có ông xua quân để trả thù nhà, có ông ngừng bắn vì từ bi hỉ xả. Vì vậy, tuy chiến lược là “tình quân dân cá nước” nhưng chuyện này đã không được xảy ra như ý muốn. Tôi đề nghị lập một hội chuyên tại Hải ngoại, “Cựu chiến sĩ VNCH giết người vô tội vạ”, những quý vị đã từng nhúng tay vào mới được tham gia và lựa người thành tích mà bầu Hội trưởng, Tổng thư ký để thi nhau mà ôn lại những chiến trường xưa. Ngày khai mạc Đại hội, mời ca sĩ Thanh Lan đến biểu diễn: “Anh mới về đấy hả? Sao người anh đầy máu thế này?”
Nhưng không có chiến lược, chiến thuật hay không áp dụng được một cách hữu hiệu (ngoài chiến thuật di tản đã thành công hết ý) cũng có nghĩa là ngay cả đến có muốn, quân đội miền Nam cũng không thể thực hiện một cuộc tàn sát tập thể quy mô, có tổ chức và có ý thức, có chủ trương và có kỷ luật. Vụ Mậu Thân ở Huế, nếu có xảy ra (đây là điều chúng ta vẫn còn bàn cãi) thì không phải là hành động của quân đội miền Nam. Điều này, chắc mọi người đều đồng ý. Bây giờ, nếu muốn tản mạn tiếp, ta có thể nhắc đến chiến dịch Phượng Hoàng, từng ám sát thủ tiêu hàng ngàn cán bộ Cộng sản nhưng đây là một chương trình điều khiển bởi người Mỹ và là chuyện đã được giải đáp trọn vẹn, chẳng còn nghi vấn gì.
Thượng nghị sĩ Bob Kerrey là cựu Hải kích SEAL đã từng giết đàn bà con nít, mang huân chương cao quý ‎ nhất của quân đội Mỹ và cụt 2 chân tại Việt Nam. Trong gần 20 năm liền, ông mang thù hận, không phải là đối với kẻ địch mà là đối với người mang trách nhiệm đã ném ông lúc tuổi thanh niên vào 1 hoàn cảnh nghiệt ngã và đau thương. Đó là Tổng thống Richard Nixon. Năm 87, Kerrey có dịp gặp Nixon tận mặt và ngay vào lúc đó, ông đột nhiên tha thứ và thấy căm thù tan biến. Dĩ nhiên là ông không nói ra và Nixon không biết (ông này thì thuộc hạng cũng chẳng cần ai tha thứ hết, Đéo mẹ mày, như ông vẫn thường nói lúc ở trong cung). Nhưng điều chính là Kerrey thấy nhẹ nhõm hẳn đi tuy cũng chẳng bao giờ quên. Cách Kerrey này thì cũng hơi có dễ nhưng tôi thấy, tìm chuyện khó làm gì.
Chiến tranh, nhìn từ phía nào, cũng phải mở mắt ra trước đã.

Từ cuối những năm 80 cho đến gần đây, khi khoảng cách giữa ký ức và hiện thực chiến tranh đã lùi xa hơn, một số nhà văn cựu quân nhân Hoa Kỳ đã trở nên tự chủ hơn để sáng tạo những lối viết khác. Gregory L. Morris ghi nhận:
Những kỹ thuật tự sự truyền thống thường là không đủ; nội dung của những "truyện chiến tranh" mới này trở nên quá sức trơn trượt, quá sức lạ thường để có thể được chuyên chở bởi những giọng nói bình thường và phương pháp tự sự bình thường. Những gì đã xảy ra trong những tác phẩm hư cấu gần đây về chiến tranh Việt Nam, nói rõ ra, là cái cách câu chuyện được kể đã trở nên cũng quan trọng như chính câu chuyện được kể. Các nhà văn tìm cách kể cho chúng ta về cuộc chiến -- về những sự mơ hồ của cả lịch sử lẫn đạo đức -- nhận ra chính họ cần những phương pháp luận mới, những kỹ thuật tự sự mới để diễn tả những sự thật lịch sử mới. [4]
Thật vậy, những tác phẩm hư cấu sử dụng kỹ thuật tự sự theo truyền thống hiện thực chủ nghĩa trước đây hầu hết đã chỉ diễn tả những cuộc chiến như những bức tranh rõ ràng, vừa khít với cái khung lịch sử và ý thức mà tác giả chọn và tin. Trong những bức tranh đó, hầu như lúc nào các ý niệm "ta" và "địch", "chính" và "tà", "chân" và "ngụy", "đúng" và "sai", "tốt" và "xấu" cũng được xác định ngay từ đầu, và tác giả vừa kể chuyện, vừa lồng vào câu chuyện của mình những luận đề chính trị và đạo đức, rồi lần lượt giải quyết những luận đề ấy theo một công thức nhất định nào đó.
Trong gần hai thập niên trở lại đây, một số nhà văn đương đại của Hoa Kỳ đã nhận ra rằng không phải chỉ có một sự thật, mà có nhiều sự thật, về chiến tranh Việt Nam và về bất cứ sự kiện nào xảy ra trong cuộc chiến ấy, và họ nỗ lực tìm kiếm những bút pháp mới có khả năng diễn tả cái hiện thực đa phương đa tầng của lịch sử và cái tâm cảm cực kỳ phức tạp của con người trong cuộc chiến ấy.
°
Tiểu thuyết Paco's Story của Larry Heinemann, xuất bản năm 1986, đoạt giải National Book Award năm 1987 và gây nhiều tranh luận về quan điểm đạo đức và chính trị, là một trong những ví dụ thú vị về lối viết có khả năng vượt qua những "chiến tuyến" để chạm đến những chiều sâu và những góc cạnh ẩn mật của nội tâm con người trong chiến tranh.
Trước hết, để tránh cho chính mình và độc giả rơi vào lối mòn thẩm mỹ của loại "truyện chiến tranh", và cũng để tránh bị bất cứ chiếc khung lịch sử nào về "chiến tranh Việt Nam" choàng lên tác phẩm (dù tác giả vẫn lấy chiến tranh Việt Nam làm bối cảnh tiểu thuyết), Heinemann đã khởi sự câu chuyện như thế này:
Hãy bắt đầu với một điều nói thẳng, James à: Đây không phải là "truyện chiến tranh". Vứt đi những "truyện chiến tranh" - một, hai, ba, vứt tuốt vào trong bể hồ với tất cả những thứ rác rưởi nhếch nhác bọt bèo... [5]
Khởi sự như vậy, Heinemann bắt đầu câu chuyện của một giọng nói vô danh kể cho một nhân vật tên James. Suốt cả tiểu thuyết, giọng nói không bao giờ tự xưng danh tính, và James là ai cũng không hề được xác định. Giọng nói đôi khi là hồn ma của một người lính Hoa Kỳ tử thương trong một trận đánh kinh hoàng ở Việt Nam, đôi khi lại là hồn ma của tập thể Đại Đội Alpha cùng chết trong trận ấy, đôi khi thậm chí có vẻ là giọng nói chung của tất cả quân nhân Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam, đã chết trên chiến trường hay còn sống đâu đó trên đất Mỹ. Giọng nói ấy kể liên tục, nhưng thái độ kể, quan điểm của người kể và lối hành ngôn luôn luôn thay đổi. Trong một câu văn ngắn, chúng ta có thể thấy cách nói nghiêm túc xen lẫn với những tiếng lóng tục tĩu, những phương ngữ, và ngay cả những lối diễn đạt như thơ. (Cách viết như thế nếu dịch ra Việt ngữ sẽ mất rất nhiều, bởi thế tôi xin tạm trích một đoạn rất ngắn từ nguyên tác). Thử đọc:
And you stare at a couple hundred meters of shitty-ass marsh that no zip in his right mind would try to cross, terraced rice paddy long gone to seed, and a raggedy-assed, beat-to-shit woodline yonder.... Well, you stare at all that, and stare at it, until the moonlit, starlit image of weeds and reeds and bamboo saplings and bubbling marsh slime bums itself into the back of your head in the manner of Daguerre's first go with a camera obscura. (tr.10)
Giọng nói ấy liên tục đổi vai để kể những câu chuyện chung quanh, nhưng hiếm khi kể trực tiếp về nhân vật chính là Paco Sullivan, người lính duy nhất sống sót sau trận đánh kinh hoàng ấy. Những chi tiết về trận đánh được kể hết sức chi li, nhưng chi tiết Paco sống sót được kể ngắn gọn như sau:
Vâng, thưa ngài, James, chúng tôi gào đến mức cặc dái dồn ngược lên, chèn ngược lên cách mô, gào hết hàng đống lớn những lời thề không thể in ra... chúng tôi biến mất... Ô, chúng tôi tan biến hết sạch, tất cả, trừ Paco... (tr.16-17)
Sống sót, Paco trở nên cực kỳ ít nói, không có khả năng kể chuyện và thậm chí không bao giờ muốn kể rõ về bất cứ điều gì anh đã trải qua, chứng kiến và suy nghĩ về chúng. Sống sót với những vết sẹo chằng chịt trên thân thể, nhưng khi có bất cứ ai hỏi về những vết sẹo ấy, Paco chỉ nói một câu như thuộc lòng: "Tôi bị thương trong chiến tranh". Chỉ một câu cụt ngủn như vậy, chỉ "trong chiến tranh" thôi, chứ không bao giờ anh nói thêm là "trong chiến tranh Việt Nam", hay trong một trận đánh cụ thể nào đó ở Việt Nam. Trong trọn cuốn tiểu thuyết, Paco cùng lắm chỉ nói vài chữ sơ sài, chứ không bao giờ thực sự kể về mình, nhưng câu chuyện của anh dường như đã được ghi lên những vết sẹo chằng chịt đầy thân thể anh. Người đọc, trong khi nghe muôn ngàn câu chuyện về những người khác đã chết hay còn sống chung quanh Paco, sẽ dần dần nghe được, hay tự kể cho mình, câu chuyện riêng của anh trên những vết sẹo ấy.
Nhan đề của tiểu thuyết là Paco's Story (Câu chuyện của Paco), nhưng bút pháp của Larry Heinemann tài tình ở chỗ ông không để cho Paco tự kể rõ về mình, cũng không để ai kể rõ về anh cả. Mỗi người choShade SIZE=1>
[1] Ông Haig, xách cặp cho Kissinger, trong 5 năm từ Đại tá lên đến Đại tướng nên ít người ưa. Quyền lực rất cô đơn, chuyện ngồi cùng bàn với ông chẳng ai muốn. Năm 73, ông là phái viên của Tổng thống Nixon đến Sài Gòn nhân việc Hoà đàm Paris. Sau buổi họp với các Tướng lãnh Hoa kỳ dưới quyền ở Phái bộ Quân sự MACV, mọi người bỏ đi hết, để ông đứng đeo 4 sao chơ vơ trong sân một mình vào giờ cơm tối!
[2] Giới nghệ sĩ điện ảnh Hoa kỳ, đến giờ này vẫn được coi là thiên tả thành tâm. Trong thập niên 50, họ từng bị Uỷ ban Điều tra của Thượng Nghị sĩ McCarthy đặt vấn đề khiến một số phải bỏ nước sang Âu mà hành nghề.
[3] Tuy chẳng đồng tình với phát biểu (nếu buồn cười có thể gọi là không đồng tình), nhưng tôi ủng hộ quyền thực thi hành vi này của Trần Văn Trường. Khi xảy ra chuyện, dĩ nhiên là tôi vẫn tiếp tục nộp niên liễm đầy đủ cho hội ACLU (Tự do Dân quyền Mỹ) là Hội đã đứng ra bảo vệ ông Trường.
[4] Nhà nước Việt Nam đến giờ đã tha thứ cho rất nhiều giặc lái Mỹ, các ông Thượng Nghị sĩ McCain, Đại sứ Peterson và gần đây ngay cả giặc lái Nguyễn Cao Kỳ! Tôi mong các bạn viết cũng nên độ lượng mà tha luôn cho giặc ngụy biện Hoằng Danh.
[5]Đương nhiên, bởi chức vụ (tử tội) của họ.
[6]Số đến nơi được biết đích xác nhưng phải so với số lên thuyền ra đi mới rõ là bao nhiêu thiệt mạng trên biển. Con số này, mong các vị đã lãnh vàng cho phép đi chui tổng kết lại với nhau mà công bố, cũng dễ thôi, nhìn túi tôi có 13080 cây, chia cho 4 là 3270 người, còn anh bao nhiêu?

Truyện Chiến tranh nhìn từ nhiều phía Những ngày tháng Năm năm 2004 của tôi Văn chương về chiến tranh Việt Nam và nhu cầu sáng tạo bút pháp mới Giữa những lằn đạn, giữa những quê hương Người đi, thơ còn lại Phỏng vấn Nguyễn Thị Hoàng Bắc Tôi không nói tiếng Ma-rốc [khi trả lời phỏng vấn của Trần Văn Thuỷ] Gạo đắng Quên và nhớ: Người Việt trên thế giới, chúng ta là ai? Ai chiến thắng? Về việc tra tấn kẻ khác Ðọc sách: Death of a Generation: JFK đảo chính Ngô Ðình Diệm để rút quân Chiến tranh và bệnh vĩ cuồng Triển lãm At War ần mà ông đang phải chịu — cùng với tâm trạng khắc khoải của kẻ đứng bên lề bất lực nhìn đứa con trai thứ của mình mòn mỏi vì bị làm tù binh chiến tranh tại Hà Nội?
Thêm lần nữa Joseph không trả lời ngay. Tiếng nói êm như nhung của cha anh và vẻ đáng tiếc vờ vĩnh trong giọng nói khi ông phát biểu, không che đậy nổi sự thù nghịch không nguôi, tiềm ẩn trong những gì ông đang nói. Khi đồng ý tham gia chương trình hội thoại này với cha, Joseph đã nuôi niềm hy vọng mơ hồ rằng biết đâu những đau khổ riêng tư mà cả hai cùng chia sẻ có thể góp phần giúp cho người ngoại cuộc cá nhân hóa sự thống khổ mà Việt Nam đang tạo ra ngay tại xứ sở của mình. Cùng lúc ấy, Joseph bỗng nhận ra trước đây mình đã hy vọng rằng, đối với hai cha con, một cuộc thảo luận công khai về các vấn đề có ý nghĩa đau đớn riêng tư đến thế, dù sao đi nữa cũng có thể kéo cả hai tới gần nhau hơn, đồng thời có thể đưa cả hai tới một loại thông cảm sâu xa nào đó trong quãng đời xế bóng của con người. Thế nhưng, lối can thiệp dõng dạc của thượng nghị sĩ và lời ám chỉ cầu kỳ tới sự kiện bản thân Joseph hiện sống tại nước Anh làm anh nghi ngờ rằng cha mình đã hoạch định và sắp sẵn các nhận xét của ông một cách cẩn thận không kém việc sửa soạn các diễn từ có tính toán trước tại Thượng nghị viện.
Những ý nghĩ ấy rượt đuổi nhau trong tâm trí Joseph khi anh chuẩn bị trả lời câu hỏi của người dẫn chương trình. Sau cùng, khi Joseph mở miệng, thay vì phát biểu một cách nồng nhiệt, giọng anh lại chán nản nguội lạnh. Anh nói trầm giọng:
- Chẳng có chút nguy cơ nào khiến tôi lẫn lộn những bi thương mà mình cảm thấy về các cái chết trong gia đình tôi với những tính toán sai lầm và hào nhoáng về chính trị đã gây ra các cái chết đó. Trước hết, tôi thành thật tin tưởng rằng chúng tôi đến Việt Nam với lý tưởng cao đẹp. Chúng tôi đã đặt vào đó uy tín của nước Mỹ với niềm tin rằng mình sẽ làm tốt hơn người Pháp. Thế rồi toàn bộ chính sách nằm trong tay những kẻ ở Bộ Ngoại giao, Nhà Trắng và Ngũ Giác Ðài, những kẻ tự xem mình thuộc giới ưu tú nhất nước Mỹ. Trong khi thiếu nghiên cứu tường tận các hệ lụy và các phức tạp trong dòng lịch sử của dân tộc Việt Nam, thì để nhanh chóng đạt cứu cánh, những kẻ ưu tú ấy chỉ muốn có loại chính quyền bản địa thích hợp với cách thức giải quyết chiến tranh của mình. Chúng tôi ngây thơ, tự tin, thiếu kiên nhẫn. Chúng tôi biến cuộc chiến tại Việt Nam thành cuộc chiến của Hoa Kỳ khiến cho nguyên cớ tham chiến bị xuyên tạc và chính nghĩa chống cộng của người miền Nam bị xoi mòn. Chúng tôi dựng lên và hỗ trợ tại Sàigòn các chính quyền được giả định là dân chủ, nhưng thực tế những kẻ cai trị đó chỉ nghĩ tới quyền lợi của họ. Ðã không thu phục nhân tâm, không xây dựng dân chủ, không nỗ lực thiết lập công bằng xã hội, họ còn làm cho người dân thờ ơ, nếu không muốn nói là xa lánh họ. Ban đầu họ là những kẻ thừa kế tự nhiên của giới quan lại thời Pháp thuộc. Tiếp đó họ là những tay quân phiệt thiếu thiện chí phục vụ, khả năng xây dựng và không chịu nhìn xa trông rộng. Nếu không có viện trợ Mỹ thì các chính quyền ấy không tồn tại quá năm phút. Họ nhân danh tình trạng chiến tranh để làm đủ thứ tệ hại, còn chúng tôi nhân danh nhu cầu chiến thắng để bảo vệ họ. Do đó, hoàn toàn không thiết lập được những nền tảng căn bản cho một chế độ dân chủ mà vì nó, quân dân miền Nam chiến đấu và chúng tôi hỗ trợ họ chiến đấu. Như thế, thật là gian trá khi chúng tôi làm như thể mình đang bảo vệ một chính quyền dân chủ. Sự hiện hữu loại chính quyền phản dân chủ đó, sự can thiệp thô bạo của chúng tôi và việc sử dụng hỏa lực ồ ạt trước mỗi cuộc hành quân gây tang tóc cho dân quê, chỉ tạo thêm nguyên cớ cho đối thủ của chúng tôi tuyên truyền, để một mặt làm phá sản chính sách của Hoa Kỳ và làm uổng phí xương máu của quân dân miền Nam, một mặt biến những gì gọi là hy sinh và khắc khổ của Việt Cộng trở thành quyến rũ. Bên cạnh đó, người Nam Việt Nam không ngồi lại được với nhau để làm tiền đề giải quyết những vấn đề của họ nên không ai có thể giải quyết thay cho họ. Thêm nữa, để nhanh chóng kết thúc cuộc chiến theo sinh hoạt chính trị bất nhất của Hoa Kỳ, chúng tôi có những can thiệp thô bạo, khi thế này khi thế nọ rồi cuối cùng chỉ còn mục đích duy trì sự ổn định mà để lạc mất nhiệm vụ góp phần xây dựng một thể chế dân chủ. Tình trạng lẩn quẩn ấy sẽ kéo dài tới bất tận bất chấp những tuyên bố dối trá và hào nhoáng vì tự ái dân tộc Hoa Kỳ và vì không dám thừa nhận rằng mình đang loanh quanh và vá víu. Hiện nay, Chiến tranh Việt Nam đang làm nước Mỹ ngày càng quằn quại chia rẽ, xứ sở Việt Nam ngày càng tan nát và dân chúng tại đó ngày càng đổ thêm nhiều xương máu. Lúc này toan tính chuyện thay đổi sự việc đó thì đã quá trễ — đó là lý do chúng tôi không thể thắng cuộc chiến tranh ấy.
Joseph cố ý giữ cho mắt không ngước nhìn màn hình trên đó đang lồ lộ bộ mặt của cha, và anh thận trọng chỉnh lại thế ngồi, dựa thẳng vào lưng ghế, chờ câu hỏi kế tiếp. Tuy thế, người dẫn chương trình ngước mắt lên kiểm tra phản ứng của thượng nghị sĩ Nathaniel Sherman và thấy vẻ mặt ông càng lúc càng nôn nóng nên anh ta quyết định rằng đã tới lúc kéo ông vào cuộc thảo luận để gây tác động tối đa. Anh ta nhanh nhảu:
- Thưa Thượng nghị sĩ, có lẽ lúc này ông đang muốn nói cho chúng tôi biết tại sao ông không chia sẻ quan điểm với con trai mình về việc không thể nào có khả năng chiến thắng tại Việt Nam?
Ông lão từ trong lòng ghế chúi người tới trước như xông trận và đằng hắng một cách gay cấn:
- Ðúng thế, thưa anh. Những sự việc như cái chết của người trong gia đình tác động lên người này người nọ bằng những cách thức khác nhau. Ðối với một số người này thì nó làm họ mất tinh thần và khiến họ muốn đầu hàng. Ðối với một số người nọ thì nó làm bền vững thêm ý chí của họ và khiến họ quyết tâm hơn bao giờ hết để tiếp tục chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng.
Ông đột ngột ngừng lại, đầu vươn ra đằng trước trên chiếc cổ da nhăn thành nếp:
- Trong gần năm mươi năm phục vụ công chúng, tôi hãnh diện được công tác trong Ủy ban Quân l một quán ăn; anh thường xuyên chịu đựng những cơn đau trong thể xác (nhưng anh không kể cho bất cứ ai biết anh đau đến chừng nào), và những ác mộng (nhưng anh không kể cho bất cứ ai biết về những điều trong ác mộng) ; để giữ quân bình, anh thường uống rượu và sử dụng ma túy. Độc giả còn được cung cấp vô số những sự kiện khác xảy ra chung quanh Paco, nhưng vẫn không thể biết rất nhiều điều cần biết: Anh đến với cuộc chiến Việt Nam như thế nào? Anh suy nghĩ gì về cuộc chiến ấy? Trong suốt thời gian trên chiến trường anh đã cảm thấy thế nào về cuộc chiến và về chính mình? Anh đã ước mơ những gì? Sợ hãi những gì? Giờ đây, anh suy nghĩ gì về chính mình? Về quá khứ? Những cơn đau của anh như thế nào? Anh thường thấy những gì trong ác mộng? v.v...
Độc giả chỉ được nghe những sự kiện về Paco, chứ không thể nghe câu chuyện của chính Paco. Thỉnh thoảng, độc giả mới có dịp nhìn thấy anh thấp thoáng xuất hiện qua những mảnh chuyện được giọng nói vô danh kể lại. Một mảnh chuyện rất quan trọng là mảnh về Cathy, cô gái ở cạnh căn gác của Paco. Cathy thường cố ý nhìn trộm anh qua khung cửa sổ, và lén ghi vào nhật ký những gì cô nhìn thấy. Cathy tò mò về Paco nhưng không cố gắng tiếp cận để chia sẻ với anh bất cứ điều gì. Cô chỉ âm thầm theo dõi và, dù không hề yêu anh, vẫn thỉnh thoảng tưởng tượng làm tình với anh trong khi đang làm tình với một thanh niên khác. Đọc nhật ký của Cathy, độc giả có thể biết thêm đôi chút về diện mạo của anh, qua cái nhìn của cô. Chẳng hạn:
Chàng bước vào phòng và móc chiếc gậy lên tay nắm của tủ quần áo. Chàng lột cái T-shirt ra, có những đêm chàng vùng vẫy cật lực để chui ra khỏi nó và khi chàng nắm nó trong bàn tay nó trông giống một mớ giẻ rách dơ dáy xám xịt. Chàng rửa mặt và ngực trong chậu. Và những vết phỏng ấy. Trông như những vòng cuộn tím bầm và nâu và trắng, dính chùm vào nhau ở nơi này nơi kia như những đường may thô bạo trên trên một tấm chăn. (trang 204-205)
Cuộc sống của Paco là một thế giới khép kín và bí mật. Chỉ một kẻ có thể biết rõ về anh, đó là giọng nói vô danh, cứ từng chặp, kể chuyện suốt cuốn tiểu thuyết. Nhưng giọng nói ấy dành hầu hết thì giờ để kể về những chuyện chung quanh anh. Chỉ có hai lần trong cuốn tiểu thuyết giọng nói ấy kể những chuyện quan hệ nhiều đến anh: lần đầu, về sự kiện anh tham dự vào cuộc hiếp dâm tập thể; lần thứ hai, về công việc rửa bát đĩa của anh tại một quán ăn.
Cuộc hiếp dâm tập thể được kể lại qua mười trang giấy, với một giọng hết sức tỉnh táo, rành mạch, hoàn toàn không để lộ một chút tình cảm, một quan điểm chính trị hay đạo đức nào cả. Chúng ta thử xem lại một số chi tiết. Cô gái nhỏ được mô tả với giọng văn như thế này: "Không đâu, James, nó là VC thứ thiệt như những đứa khác (xem vẻ phong trần trên mặt nó thì biết)", "trông cái lưng có thể biết nó đã làm việc nặng nhọc, hàng ngày, suốt cả đời nó", "khuôn mặt dẹp lép, trông như đàn ông", "nó tọng cả một khẩu phần lương khô loại C gồm thịt sườn và trứng mà một thằng đéo nào đó mới đến cho nó"... Cuộc hiếp dâm tập thể diễn ra trong một "phòng nhỏ", "ngột ngạt", trên một cái bàn gỗ rộng gấp đôi cái "bàn nhà bếp". Jonesy trói hai tay cô gái mười bốn tuổi ra sau lưng rồi đẩy nó lên bàn, gọn gàng "giống như nó kéo cờ buổi sáng, nhanh chóng và tươm tất như được mô tả trong sách -- cuốn Cẩm Nang Quân Dụng", rồi bọn lính "xếp hàng dọc" như chuẩn bị lãnh thức ăn hay vào sân xem đá bóng. Sau đó: "Đứa con gái sợ hết cứt, lạnh gáy và rùng mình, đổ mồ hôi bóng nhẫy, và chẳng làm gì được ngoài ý định van xin bọn họ rằng, giữa người và người với nhau, đừng hiếp nó, đừng giết nó, nhưng nó không biết nói tiếng Anh"... Đến cuối cuộc hiếp dâm tập thể, cô gái nhỏ "bị ném... vào đống gạch vụn", "những mảnh vôi vữa, ngói vụn... cắm vào da đầu và mặt nó", "nước miếng và nước mũi, máu và rớt dãi và tinh khí đầy cả mình mẩy nó"... Rồi Trung Sĩ Gallagher bắn nó chết. "Paco còn nhớ tia máu phun ra, những mảnh gạch và xương vụn văng tung téo lên Gallagher và Jonesy, tia máu ấy phun nhanh, gây ngứa nhẹ trên da, như một đám mưa phùn thổi xuyên qua màn cửa"... (tr. 175-185). Những diễn biến của cuộc hiếp dâm tập thể được mô tả rất chi tiết, và không kèm một lời bình luận nào cả. Trong bản mô tả đó, thỉnh thoảng Paco được nhắc đến. Độc giả phải căn cứ vào từng chi tiết ấy để suy đoán về những góc cạnh ẩn mật khốn khổ trong tâm cảm của Paco sau này.
Công việc rửa bát đĩa của Paco tại một quán ăn cũng được mô tả hết sức chi li suốt năm trang giấy ở chương "The Texas Lunch". Tác giả hoàn toàn không đưa ra bất cứ một nhận xét gì về tâm trạng hay cảm nghĩ của Paco trong lúc anh làm công việc ấy, nhưng chính thái độ ân cần trong giọng kể gợi đến trạng thái quân bình trong tâm hồn của Paco. Độc giả có thể thấy anh thương binh Paco có một đời sống quy củ và hữu ích trong những giờ phút anh chăm chút dọn rửa và sắp xếp bát đĩa. Thử đọc một đoạn ngắn:
Công việc trông nhếch nhác nhưng có phương pháp đàng hoàng -- mỗi thứ đều có chỗ riêng của nó, thưa ông James, và mỗi thứ ở chỗ riêng của nó – ly và cốc được rửa ngay lập tức, xả nước và để cho ráo khô mỗi lần một cặp, còn đĩa thì được xếp thành chồng, những dao muỗng nỉa thì được thả vào chậu rửa cho ngập để ngấm nước, và các nồi và chảo trước tiên được xối nước và xịt với dầu chùi xoong [...] Công việc này thì phải đâu vào đấy và có trật tự cơ học, thưa ông James. (tr.112-114)
Trong khi giọng kể tỉnh táo về cuộc hiếp dâm tập thể có thể làm độc giả phẫn nộ và ghê tởm (thực tế, đoạn ấy đã gây rất nhiều tranh cãi về đạo đức trong giới độc giả và phê bình văn học Hoa Kỳ), thì giọng kể ân cần về công việc rửa bát đĩa của Paco lại khiến độc giả an tâm và cảm thông với thân phận người cựu chiến binh tàn tật sau cuộc chiến.
Thế nhưng, đó chỉ là cảm nghĩ của độc giả, chứ tuyệt nhiên, từ đầu đến cuối, Paco không hề biểu lộ một điều gì thật rõ ràng về tâm trạng của anh. Chỉ đến khi Paco đã đọc được nhật ký của Cathy, độc giả mới đoán được phần nào những nỗi niềm ẩn mật qua phản ứng của anh.
Điều thú vị nhất là Cathy, người không hề biết gì về quá khứ và tâm trạng của Paco, chỉ tò mò nhìn lén và tưởng tượng về anh, lại có thể tình cờ viết vào nhật ký của mình những điều dường như chạm đến tâm cảm sâu kín của anh. Nàng bị ám ảnh bởi sự cô đơn của anh và những vết sẹo khủng khiếp trên thân thể anh. Mối ám ảnh ấy tràn vào vô thức của nàng, biến thành những giấc chiêm bao tình dục lạ lùng. Cathy ghi chép cả những giấc chiêm bao ấy vào nhật ký. Một hôm, Paco chợt nghi ngờ cô gái bên cạnh nhà đã lén lút theo dõi mình và giấu giếm một điều gì đó về mình, nên đã lẻn sang phòng của nàng để tìm hiểu. Anh thấy cuốn nhật ký của Cathy. Giở ra đọc, anh bắt gặp chính mình ở đoạn Cathy mô tả lúc hai người vừa làm tình xong trong giấc chiêm bao của nàng:
Chàng vươn mình dậy, tay gồng cứng, và cong lưng xuống, sờ vào trán và bắt đầu ráng móc lớp da ở đó ra, rồi chàng làm da lỏng ra, và bắt đầu lột từng miếng da như chúng là chiếc mặt nạ. Trông như chàng cạy mở những chiếc nút của chiếc áo jacket. Giống như bạn thấy người ta gỡ những cọng spagetti khô ra khỏi bàn nấu ăn. Chàng cầm những cái sẹo trong nắm tay trông như những cuộn dây rối rắm xoắn thành một nùi khủng khiếp. Tôi nhắm mắt lại và xoay mặt đi chỗ khác, và hẩy chàng ra khỏi hông tôi – nhưng tôi đoán rằng chàng chắc hẳn tưởng tôi muốn đụ thêm.
Chàng đè tôi xuống bằng cái bụng cứng ngắc của chàng, và đặt những cái sẹo lên ngực tôi. Nó bốc cháy... và tôi nghĩ tôi nghe những tiếng gào, dường như mỗi cái sẹo là một tiếng gào, và tôi lại nhìn chàng và chàng đang lột những cái sẹo dọc theo cánh tay, trông như những miếng da dài cháy nắng, nâu sẫm và bốc mùi hành rán. Rồi chàng quỳ lên vai tôi [...] và chàng đặt những cái sẹo ấy lên mặt tôi, và tôi bắt đầu ngộp thở. Rồi chàng vói cả hai tay ra sau lưng, như sắp cởi một cái T-shirt, bấu và lôi những cái sẹo ra khỏi lưng. Và tôi có thể nghe những đường chỉ may đứt tung. Và chàng đặt chúng trên vú và bụng tôi -- nhột nhạt và nóng bỏng -- đặt chúng vào tóc tôi, trùm chúng quanh đầu tôi, như một cái mũ chỏm. Và khi mỗi cái sẹo chạm vào tôi, tôi cảm thấy ngộp thở, nghe tiếng gào. Và rồi tôi thức giấc. (tr.208-209)
Paco dừng lại ở đây, không thể đọc hết cuốn nhật ký, vội vã chuồn ra khỏi phòng Cathy. Sau đó, anh lên chuyến xe buýt để đi thật xa về miền tây Hoa Kỳ.
Điểm độc đáo của đoạn cuối này là ở chỗ nó không cho phép độc giả đưa ra một phán đoán khả tín nhất định nào về Paco cả. Độc giả có thể đoán đoạn nhật ký này có những chi tiết nhỏ vừa gợi đến cảnh hiếp dâm (một điều xảy ra trong quá khứ mà Paco không hề kể lại), vừa gợi đến cảnh nhà bếp (nơi Paco giành lại được sự quân bình trong tâm trí); và hiển nhiên nhất, nó xây dựng một hình ảnh siêu thực về những vết sẹo khủng khiếp mà Paco muốn tháo gỡ. Nhưng phải chăng Paco chạy trốn vì muốn thoát khỏi ám ảnh của mặc cảm tội lỗi mà anh hằng chôn dấu? Hay anh chạy trốn vì hình ảnh những vết sẹo vừa cháy vừa gào trong nhật ký của Cathy làm bừng dậy sự khủng hoảng trong tâm trí vốn đã trở lại quân bình của anh? Nhưng làm sao anh chạy trốn mặc cảm tội lỗi hay sự khủng hoảng, vì chúng ở ngay trong anh? Lại càng không phải anh chạy trốn Cathy, vì cô ấy hoàn toàn không biết gì về cuộc sống của anh, ngoài những vết sẹo mà cô nhìn trộm và thấy; và những dòng chữ trong nhật ký chỉ ghi chép một giấc chiêm bao đầy hoang tưởng. Những câu hỏi này lại làm bật lên những câu hỏi khác về chính sự câm nín của Paco. Độc giả còn tiếp tục hoang mang khi Paco nói với người tài xế: "Càng đi xa về miền tây chừng nào, càng ít bullshit chừng ấy". Tại sao phải đi xa về miền tây? Cái gì là "bullshit"? Sự đột nhập kỳ quái của Cathy vào cuộc sống bình thường của anh là "bullshit"? Sự sống lại của mặc cảm tội lỗi là "bullshit"? Hay đoạn nhật ký vô tình nhắc đến cái đau đớn thể xác của anh là "bullshit"?
Lối viết đa quan điểm của Heinemann phù hợp với quan niệm thẩm mỹ hậu hiện đại: tác phẩm chỉ trình bày toàn khối của câu chuyện, với tất cả những chi tiết phức tạp của nó được nhìn từ nhiều quan điểm khác nhau; tác giả không chủ tâm đưa ra một phán xét chung cuộc nào cả; và độc giả phải đối diện với vô số khả thể diễn dịch. Lối viết hậu hiện đại này, sau đó, được thực hiện và đẩy xa hơn bởi một số nhà văn viết về chiến tranh Việt Nam, với những bút pháp đầy uyển chuyển và sáng tạo.
°
Theo tôi, có lẽ trong số những nhà viết tiểu thuyết hậu hiện đại về chiến tranh Việt Nam, Tim O'Brien là khuôn mặt đáng lưu ý nhất, đặc biệt với tiểu thuyết The Things They Carried (1990).
Tim O'Brien cũng là một cựu quân nhân Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam. Giải ngũ và trở về nước vào năm 1970, đến năm 1973, O'Brien xuất bản một cuốn ký sự chiến trường dưới nhan đề If I Die in a Combat Zone: Box Me Up anh Ship Me Home. Năm 1975, ông cho ra đời tiểu thuyết đầu tay Northern Lights. Đây là một thứ tiểu thuyết luận đề, sử dụng lối viết hiện thực chủ nghĩa để diễn tả sự xung đột và hoà giải giữa hai quan điểm đối lập về cuộc chiến Việt Nam. Đến năm 1978, ông tung ra tiểu thuyết kế tiếp Going After Cacciato, vẫn lấy đề tài chiến tranh Việt Nam, nhưng sử dụng lối viết hiện thực thần kỳ để xoá nhoà ranh giới giữa hiện thực và tưởng tượng. Tiểu thuyết này đoạt giải National Book Award năm 1979. Sau đó, ông viết cuốn Nuclear Age (1984), hoàn toàn không chạm đến chiến tranh Việt Nam. Đến năm 1990, ông trở lại với đề tài chiến tranh Việt Nam với tiểu thuyết The Things They Carried. Tiểu thuyết này gồm 22 chương, nhưng mỗi chương lại có thể đứng riêng như một truyện ngắn. Thật ra, có 10 chương/truyện đã được đăng rải rác từ năm 1977 đến 1986 và đã giành cho O'Brien rất nhiều giải thưởng quan trọng về truyện ngắn.
Đây là một tiểu thuyết giàu tính sáng tạo về nhiều phương diện. Trong giới hạn của tiểu luận này, tôi chỉ xin được đề cập đến một vài điểm đáng lưu ý nhất về bút pháp và quan niệm "truyện chiến tranh" của O'Brien.
Điểm đầu tiên đáng lưu ý nhất trong The Things They Carried là dường như tất cả mọi chi tiết được kể đều khiến độc giả hoài nghi về tính cách khả tín của chúng, dù chúng luôn luôn hiện ra như thể hoàn toàn có thật. Ngay từ đớt. Tấm bảng trên ngực Tempe vẽ lem luốc tên “Quảng Tơ,” ngôi làng nơi Gary tử trận. Và Joseph bước đi lạnh lùng sát vai bên kia của đứa con trai thứ, đeo tấm bảng ghi tên của Guy với đầy đủ cả họ và ngày xảy ra cuộc đột kích Tòa Ðại sứ Hoa Kỳ tại Sàigòn.
Dù bản chất vốn không bao giờ là người hoạt động chính trị, Joseph vẫn đồng ý bay từ Anh sang đây tham gia cuộc tuần hành ngay khi Tempe liên lạc với anh để nói cho biết rằng Mark cứ nhất quyết tham dự vì biến cố này hình như đang trở thành một cuộc tụ họp biểu dương chính trị lớn nhất và chưa từng xảy ra trên đất Mỹ. Tempe nói với Joseph rằng nàng lo lắng cho tình trạng thần kinh của Mark vốn đang liên tục suy sụp kể từ lúc được thả về mười hai tháng trước đây. Thêm nữa, vì Mark là cháu nội của thượng nghị sĩ Nathaniel Sherman và là con của tác giả cuốn sách chống chiến tranh Việt Nam nổi tiếng nhất nên anh thường được một số người hoạt động trong phong trào hòa bình tới lui thăm viếng với thiện cảm ngày càng tăng.
Từ ngày trở về Hoa Kỳ, Mark đến sống với Tempe và người chồng sau của mẹ. Tempe kể với Joseph rằng lúc này, tâm tính Mark thay đổi bất thường và chuyển biến cực nhanh. Vừa mới thu mình buồn rầu ủ rũ thì bất thần nổi xung thịnh nộ nửa điên nửa tỉnh. Khi đề cập tới chiến tranh Việt Nam, Mark khăng khăng lên án bằng những câu nói làm người nghe nhớ lại những câu tự kiểm được truyền trên đài phát thanh Havana trong khi anh còn là tù binh ở Hà Nội. Tuy thế, Mark không chịu tiết lộ chút nào về chuyện trong tù của mình, kể cả đối với các bác sĩ phân tích tâm lý của không quân lẫn các bác sĩ tâm thần trị liệu do Joseph và Tempe mời tới chữa trị sau ngày anh giải ngũ.
Mark đã quen với việc chấp nhận lời mời tham dự mọi cuộc biểu tình vì hoà bình và hễ có ai tìm cách ngăn cản thì anh nổi cơn thịnh nộ không kiểm soát nổi. Kết quả là Mark trở thành một khuôn mặt quần chúng, bi thảm và âm u. Sự hiện diện của anh tại một số cuộc biểu tình vì hòa bình bị khai thác triệt để.
Ði bên cạnh Mark, thỉnh thoảng Joseph đưa mắt nhìn con, sẵn sàng nở nụ cười thân thiện và khích lệ, nhưng Mark vẫn tỏ vẻ hờ hững đối với cha y như từ lúc mới được phóng thích và giữ đầu thật thẳng, mắt ngó miệt mài tới đằng trước. Thậm chí khi Joseph cố gợi chuyện bằng những nhận xét về thời tiết hoặc cảnh tượng trên đường đi, Mark vẫn tiếp tục không chút nào ngó ngàng tới cha.
Cùng với một nhóm nhỏ các đồng bào khác có quan hệ với những người đã chết tại Việt Nam, Mark, Tempe và Joseph đi trong một phái đoàn đặc biệt mà ngay chính giữa là vóc dáng gầy guộc và mái tóc bạc phơ của Tiến sĩ Y khoa Benjamin Spock. Ông là một bác sĩ lừng danh với cuốn sách nổi tiếng về vấn đề chăm sóc ấu nhi mà đã chỉ bảo cho cả một thế hệ cách làm thế nào nuôi dưỡng con thơ của họ.
Spock trở thành người chỉ trích nổi tiếng và đầy nhiệt tình cuộc chiến tranh Việt Nam, một cuộc chiến lấy đi đời sống của hàng triệu thanh niên mà ông đã góp phần hướng dẫn vượt qua những nỗi nguy hiểm thời thơ ấu. Lúc này, vào mùa thu năm 1969, đối với phong trào hoà bình, Spock bỗng chốc trở thành nhân vật biểu tượng cho người cha và càng ngày càng lôi cuốn vô số người biểu tình trẻ tuổi thuộc tầng lớp trung lưu da trắng. Ông dẫn đầu “Cuộc Diễu Hành Chống Thần Chết” kể từ lúc trời chạng vạng tối hôm qua, và đi không ngừng nghỉ xuyên qua thủ đô của quốc gia.
Nửa triệu người tham gia cuộc biểu tình lên đường bằng đường bộ, xe lửa hoặc máy bay; họ tràn vào Washington đúng ngày giờ đã định, để đẩy cuộc biểu tình lên cực điểm của nó bằng một cuộc tuần hành quanh Ðài Tưởng Niệm Washington vào hôm sau. Joseph đồng ý sẽ phát biểu trước đám đông cùng với những nhân vật nổi tiếng trong các lãnh vực nghệ thuật, chính trị và kỹ nghệ giải trí. Cuộc tuần hành ảm đạm kéo dài hai ngày ấy đã được dàn dựng như một khúc dạo đầu đầy kịch tính cho một cuộc biểu tình vĩ đại. Suốt ba mươi tiếng đồng hồ, dân chúng xếp hàng dọc lên tới một trăm ngàn người tham gia tuần hành mà cứ cách vài phút mỗi đội hình nối tiếp nhau lên đường từ Nghĩa trang Quốc gia Arlington trên bờ nam sông Potomac, lòn qua cầu Memorial Bridge lộng gió trong chặng đường hành hương thứ nhất của mình, vừa đi vừa đưa thân che cho ngọn nến đang cháy sáng trên tay.
Cuộc hành trình dài sáu cây số rưỡi đưa đoàn người đi dọc theo Ðại lộ Constitution tới hàng rào quanh Nhà Trắng, tiếp giáp Nam Portico. Ở đó, trong tầm nghe của tổng thống Richard Nixon, đoàn người dừng lại để đọc thật lớn danh tính những người Mỹ tử trận được viết sẵn trên tấm bảng nhỏ mỗi người đeo trước ngực. Cử chỉ chịu tang cho những kẻ hoàn toàn xa lạ với đoàn người biểu tình đã làm nước mắt của nhiều người nhỏ xuống thành dòng hòa với nước mưa đầm đìa trên má.
Rồi đoàn người xúc động ấy không cầm nổi lòng mình khi lê bước chân khốn khó đi dọc theo Ðại lộ Pennsylvania mà mắt hướng tới mục tiêu kế tiếp, đó là vòm cao chan hòa ánh sáng của Ðiện Capitol đang lơ lửng như một bóng ma xanh xao giữa bóng tối lạnh giá bên trên khung trời thủ đô. Bên dưới mái vòm và trên bãi cỏ phía tây, mười hai chiếc quan tài bằng gỗ thông với nguyên mặt ván để sần sùi, được sắp thành hàng dưới á¡nh sáng chan hoà ấy.
Tại đó, đoàn người diễu hành dừng chân, gỡ chiếc bảng nhỏ dưới cổ mình ra rồi kính cẩn đặt vào lòng áo quan với cử chỉ tiếc thương đầy buốt nhói. Cùng lúc ấy, họ cũng thổi tắt lịm ngọn nến do chính mình cầm theo từ Nghĩa trang Arlington tới đây, để tưởng niệm bốn mươi lăm ngàn sinh mạng Mỹ đã tử biệt tại chốn Á đông xa xôi. Và hành động chung cuộc này không khỏi khiến cho nhiều người đàn ông lẫn đàn bà cũng như các thiếu nữ tham dự bật khóc nức nở.
Khi đoàn người có bác sĩ Benjamin Spock đi tới vòng tròn gồm các xe đò kết thành chướng ngại vật vây quanh Nhà Trắng thì vừa quá nửa khuya thứ sáu. Tempe nhìn Joseph với ánh mắt khắc khoải và cảnh giác. Nàng đi thật sát Mark, nắm cánh tay con. Joseph cũng cặp vào sát hơn và nắm khuỷu tay Mark. Trước đó, Tempe đã nói riêng với Joseph rằng nàng e ngại việc gọi tên Gary có thể gây xúc động cực kỳ dữ dội cho Mark và vì thế cả hai hiệp ý là sẽ làm tất cả những gì có thể để khiến Mark đừng để tâm tới khoảnh khắc ấy.
Cơn mưa lạnh giá thổi tạt vào mặt đoàn người tuần hành khi họ tới gần địa điểm đã định, đối diện với các cửa sổ tầng thứ nhì của Nhà Trắng nơi những người biểu tình tới trước họ đang cất cao giọng xướng danh những người đã chết với đầy đủ họ và tên. Giọng đàn ông hầu hết khản đặc và giận dữ còn giọng đàn bà và thiếu nữ thì nghe nhẹ hơn mà nghẹn ngào hơn. Tới khi nhịp điệu tang tóc và những bài ca ai oán cùng cất lên với tiếng trống càng lúc càng lớn thì Joseph cảm thấy ở sát bên anh, con trai anh càng lúc càng căng thẳng.
Thoạt đầu, Mark giữ đúng những qui định nghiêm nhặt của ban tổ chức tuần hành. Anh dừng chân đúng địa điểm đã định, đứng xếp hàng một và quay mặt nhìn về phía Nhà Trắng. Mark réo lên: “Gary Sherman! Charles County, Virginia!” với giọng thật lớn và tuyệt vọng, rồi ngoan ngoãn đứng yên trong khi tới lượt Joseph rồi Tempe gọi tên của Guy Sherman và làng Quảng Tơ.
Thế nhưng tới khi người phụ trách trật tự của đoàn biểu tình ra hiệu cho Mark bước sang một bên và tiếp tục đi tới, anh có vẻ như không nghe. Trật tự viên gọi lần nữa thật lớn và bước tới phía Mark nhưng anh không quay lại cũng chẳng cất bước. Lập tức việc Mark không chịu di chuyển khiến cho hàng người có kỷ luật và đang bước đều đặn bị đứt quãng; nhịp đi của đoàn biểu tình bị chửng lại. Cả Joseph lẫn Tempe đều thúc giục Mark bước tới bằng những câu nói dịu dàng, nhưng thình lình, anh vùng thoát khỏi tay nắm của cả cha lẫn mẹ và bắt đầu gào đi gào lại tên của Gary với giọng cực lớn, thất thanh và hoang dại.
Mark vừa gào vừa lao mình tới hàng rào bao quanh Nhà Trắng, rồi anh nhảy lên túm các mũi nhọn trên đầu hàng rào. Trong vài ba giây, thân hình Mark đong đưa ở đó, miệng vẫn gào thét, rồi không biết vì lý do gì, anh xoay mình lại đối mặt với đám đông biểu tình, hai tay vẫn níu chặt phần trên cùng của hàng rào. Vài trật tự viên lao tới cố kéo người Mark xuống nhưng anh vùng vẫy dữ dội, hai chân lia lịa đá văng họ. Cứ thế, anh tiếp tục treo mình lơ lửng nơi mé trên hàng song sắt như chim phượng hoàng soãi cánh, in nghiêng bóng thân mình quằn quại lên trên hậu cảnh là Nhà Trắng chan hoà ánh sáng.
Khi các toán truyền hình và phóng viên nhiếp ảnh ùa tới lấy hình sự cố ấy, đèn cao áp truyền hình chói lọi làm hiện trường rực sáng thêm và các trật tự viên không thể tiếp tục dùng sức mạnh để lôi Mark xuống khỏi hàng rào. Joseph cố thầm lặng thuyết phục con mình bước xuống nhưng Mark chẳng để ý chút nào tới nỗ lực của cha. Tempe cũng van nài con suốt mấy phút nhưng không có kết quả nên cam đành đứng ngó. Sau đó, ba cảnh sát viên phải dùng dùi cui nện nhiều lần lên các ngón tay của Mark để anh buông hàng rào. Cuối cùng, vừa rơi mình xuống đất, Mark bật khóc nức nở. Anh không bị bắt giữ vì nhờ có một trật tự viên lớn tuổi can thiệp bằng cách âm thầm giải thích cho cảnh sát về trường hợp của anh.
Ðứng bên Joseph, Tempe bất lực đăm đăm nhìn con. Khi Mark trấn tĩnh lại, nàng cố năn nỉ con rời cuộc diễu hành nhưng Mark, với vẻ mặt kiên quyết và ủ dột, tiếp tục đi dọc Ðại lộ Pennsylvania tới Ðiện Capitol, chân bước lảo đảo dưới trời mưa và thỉnh thoảng mút các ngón tay rướm máu của mình. Trước dãy quan tài bằng ván thông không bào, khó nhọc lắm Mark mới gỡ được tấm bảng mang tên Gary ra khỏi cổ, và lúc đó, tấm bìa trắng ấy dính lem luốc vết máu từ các ngón tay Mark vấy lên.
Sau cùng, với hai mắt đầm đìa lệ, Tempe đặt tấm bảng nhỏ ấy vào lòng quan tài dùm cho con. Mark đứng chằm chặp nhìn tấm bảng một hồi lâu. Khi mẹ dịu dàng chạm khuỷu tay anh, Mark chợt nhớ tới cây nến mình mang theo cho Gary. Anh đưa hai ngón tay lên, chầm chậm bóp tắt ngọn lửa. Kế đó, Tempe cố dẫn Mark đi nhưng anh nhất quyết đứng lại. Khi các hàng người tuần hành đằng sau tiến lên dãy quan tài thì Mark bước tới và lần lượt bóp tắt từng ngọn nến của họ. Mỗi lần làm như thế, anh để yên ngón tay mình trong ngọn lửa một vài giây trước khi bóp lịm nến. Rồi sau cùng, khi Tempe thuyết phục được con bước đi thì một bàn tay của Mark da đã hóa đen sì và cháy thành than.
Nguồn: Trích trường thiên tiểu thuyết “Trăng Huyết”, phần thứ bảy: “Chúng tôi chiến đấu đã ngàn năm.”, Nhân Văn xuất bản, Toronto, 2004
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: talawas.de
Được bạn: ms đưa lên
vào ngày: 3 tháng 3 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
Truyện Cùng Tác Giả 206 bài thuốc Nhật Bản 50 câu hỏi thường gặp của các bạn trẻ về HIV/AIDS Ai là người đầu tiên ... Alfred Hitchcock tuyển chọn An Tư Công chúa Anh Đức Anh Thơ Bà Huyện Thanh Quan Bạch Cư Dị Bạn biết gì về ...

Xem Tiếp »