Hồi 32
Ai hay vĩnh quyết là ngày chia ly

Ai hay vĩnh quyết là ngày chia ly
(Đoạn-trường tân thanh)
- Bắn!
Mũi tên xé gió hướng vào con thỏ đang chạy phía trước. Bị trúng tên, con thỏ lật ngược, bốn chân hướng lên trời, dãy loạn xạ.
- Cháu tôi bắn giỏi quá!
Thúy-Thúy cất tiếng khen:
- Thôi đủ rồi. Hôm nay Thủ-Độ của cô bắn được hai con thỏ, một con ngỗng trời, giỏi quá! Giỏi hơn con chó Quít nữa.
Thủ-Độ nhảy xuống ngựa, cầm lấy con thỏ, bỏ vào cái túi bên hông, rồi nó tung mình lên cao, tà tà đạp xuống lưng con tuấn mã mầu đen tuyền. Nó gò cương cho ngựa đi song song song với Thúy-Thúy, rồi hỏi:
- Cô ơi! Ở quê mình có thỏ, có ngỗng không?
- Có chứ! Thỏ ở quê mình không nhiều bằng ở đây, nhưng ngỗng thì nhiều hơn.
- Thế quê mình có beo không?
- Beo ở quê mình nhiều hơn ở đây.
Nó chỉ vào cánh đồng đầy hoa hỏi:
- Thế quê mình có nhiều hoa không?
- Nhiều, nhiều lắm. Quê mình có nhiều trái ngọt, mà ở đây không có. Những trái thơm ngọt như mít, như dứa thì ở đây chả có trái nào có thể so sánh. Kỳ này về quê, con tha hồ mà ăn.
- Bố nói, về quê con sẽ được gặp ông bà nội, gặp bác Lý, gặp cô Kim-Ngân, gặp anh Thừa, anh Khánh. Mẹ bảo, về quê con được gặp bà ngoại. Con có ba người cậu. Một người là vua, còn hai người là vương. Con sẽ được gặp nhiều em, con của các cậu. Chúng nó với con tha hồ chơi đùa. Cậu sẽ phong tước cho con. Ông nội sẽ dậy võ. Võ công con sẽ cao bằng bố... Tại sao cô không về với con?
- Vì cô không thể về được! Cô mà về thì sẽ bị giết.
Đến đó, bốn con ngựa cùng phi như bay tới. Trên lưng ngựa là bọn thiếu niên ngang tuổi, bạn thân của Thủ-Độ. Đây là đám con cháu của Thành-cát Tư-hãn với con của các Đại-hãn, Thân-vương. Chúng rủ Thủ-Độ đi săn lần cuối, trước khi lên đường về Đại-Việt.
Trong đám trẻ đó, Thành-cát Tư-hãn đã sắp xếp thứ tự như sau: Đứng đầu là con của Thái-tử Oa Khoát Đài tên Hốt Tất Liệt. Thủ-Độ đứng thứ nhì. Thứ ba là Ngột Lương Hợp Thai, con của Tốc Bất Đài. Thứ tư đến Bạt Đô, con của Bác Nhĩ Truật. Cuối cùng là A-lý Hải-nha, con của quân sư A-lý Hải. Ông gọi năm trẻ bằng mỹ danh Thảo-nguyên ngũ điêu (Năm con chim điêu bằng thép của Thảo-nguyên).
Ngột Lương Hợp Thai dơ lên một con trĩ:
- Này anh em! Tôi bắn được con trĩ, lát nữa chúng ta nướng lên, tiễn Thủ-Độ về nước.
Hốt Tất Liệt cũng đưa ra một con chồn hương:
- Này Thủ-Độ coi! Hơn năm nay, loại chồn hương tưởng tuyệt giống, không ngờ ta bắn được một con. Trước đây ông nội ta bắn được con chồn hương, ai cũng bảo đó là đềm người sẽ lập ra một nước hùng mạnh. Sau quả đúng như thế. Bây giờ chúng ta tiễn Thủ-Độ về, mà bắn được chồn hương này. Biết đâu Thủ-Độ về Đại-Việt không lập ra một nước lớn.
Năm trẻ cười nói, đầy hỉ khí. Chúng rong ngựa, vừa đi, vừa đùa vơí nhau.
- Anh Thủ-Độ này.
Ngột-lương Hợp-thai chỉ Thúy-Thúy: Nghe sư phụ nói, ở Đại-Việt có nhiều hoa thơm, trái ngọt, lại có nhiều sông hồ. Dưới sông tôm cá nhúc nhúc. Trên rừng có không biết bao nhiêu loại thú mà kể.: Hay là anh nói với công chúa, công chúa mang cả năm đứa chúng mình về Đại-Việt chơi đi.
A-lý Hải-Nha reo lên:
- Phải đấy.
Thúy-Thúy can thiệp:
- Các con có biết đường từ đây về Đại-Việt xa diệu vợi không? Vừa đi vừa về cũng mất ba tháng. Đời nào Thành-cát Tư-hãn cho các con đi nhỉ!
Đám trẻ xịu mặt xuống. Bạt Đô quay sang Thủ-Độ:
- Như vậy anh hai đi bao lâu thì về?
- Mẹ nói, ít ra là ba năm!
- Ái chà!
Nhìn lên trời, thấy vầng kim ô đã ngả về Tây, Thúy-Thúy nhắc bọn trẻ:
- Ta về thôi! Dễ thường gần Ngọ rồi.
Đám trẻ ngoan ngoãn:
- Tuân lệnh sư mẫu.
Thủ-Độ ra roi quát lên một tiếng:
- Mau!
Năm con ngựa vọt lên như tên bắn. Thúy-Thúy vội phi ngựa theo.
Nàng ngửa mặt nhìn về chân trời xa xa, bất giác buông một tiếng thở dài!
Cho đến hôm nay Thúy-Thúy theo Thủ-Huy Đoan-Nghi lên vùng Thảo-nguyên đã sáu năm, Trần Thủ-Độ đã sáu tuổi. Sau khi Thủ-Huy giúp Thiết Mộc Chân thắng Khắc-liệt, không những khôi phục lại lãnh thổ, mà còn chiếm luôn lãnh thổ của Vương-hãn, nước Mông-cổ trở thành rộng lớn bao la, dân chúng đông đúc hơn ba nước láng giềng là Nãi-man, Thổ-phồn, Tây-liêu, chỉ thua có Tây-hạ với Đại-kim mà thôi.
Thiết Mộc Chân ngỏ ý muốn dựng cho Thủ-Huy một dinh thự theo ý muốn của công. Công nhờ Thúy-Thúy vẽ lại điện Uy-viễn là nơi đặt Khu-mật viện, để làm nơi nghị sự. Lại vẽ cung Long-thụy là nơi nhà vua ngủ, để làm chỗ ở. Cả hai dinh thự xây bằng đá, mái cong, lợp ngói xanh, xung quanh trồng kỳ hoa dị thảo. Thiết Mộc Chân cấp cho Thủ-Huy đủ mọi tiện nghi như một Đại-hãn. Dinh thự của Thủ-Huy Đoan-Nghi nằm cạnh dinh thự của Tử-Kim, Long-Tùng, Đoan-Thanh.
Trần Tử-Kim được phong cấp đại tướng, ngang hàng với bọn Bác Nhĩ Truật, Tốc Bất Đài, phụ trách toàn bộ việc luyện quân của Mông-cổ. Đoan-Nghi gả Đoan-Thanh cho Tử-Kim. Lễ cưới lớn chưa từng có.
Một trong những điều khó khăn của Thủ-Huy là Thúy-Thúy. Ngay từ hôm gặp nhau đầu tiêng minh.
Phạm Kính-Ân là người đứng về phía cho rằng Thủ-Độ thông minh. Một hôm, ông gọi riêng Thủ-Độ vào thư phòng, đóng cửa lại, rồi ông hỏi nó:
- Con có tin rằng thầy yêu thương con không?
- Thưa thầy con tin.
- Vậy thầy hỏi câu nào con phải nói thực câu đó.
- Vâng!
- Hoàng hậu bảo rằng con là cháu của người. Con là đứa trẻ mất trí, khật khùng. Thầy không tin. Vậy nguồn gốc con ra sao?
Thủ-Độ nghĩ:
- Ông là thầy ta, không thụ một chút ân huệ nào của cha mẹ ta, mà ông yêu thương ta còn hơn các ông cậu bà mợ của ta. Ta chẳng nên nói dối ông.
Nghĩ vậy, nó nói:
- Thưa thầy, con họ Trần tên Thủ-Độ. Cha con trước đây là Phụ-quốc Thái-úy phụ chính đại thần Trần Thủ-Huy. Mẹ con là Trưởng công chúa Đoan-Nghi.
Kính-Ân kinh ngạc:
- Ái chà! Thế hiện thời phò mã với công chúa ở đâu?
Thủ-Độ tường thuật chi tiết vụ bố mẹ nó bị đem cống cho Tống, rồi bỏ lên Mông-cổ, giúp Mông-cổ lập quốc ra sao. Cuối cùng mẹ nó vì nghe lời nhà vua, về giúp nước mà bị giết. Nó phải giả khùng để tránh bị họa sát thân.
Hai giọt nước mắt chảy trên gò má, Phạm Kính-Ân than:
- Thì ra thế.
Thủ-Độ hỏi:
- Thưa thầy, cứ như minh kiến của thầy thì ai đã sát hại mẹ con?
Kính-Ân giảng giải:
- Khu-mật viện cũng như Phủ-thừa Thăng-long tâu rằng bọn trộm cướp đã ra tay. Ta phải gạt cái lý luận ngớ ngẩn này ra ngoài. Việc công chúa bị ám hại, không thể do bọn cướp. Bọn cướp lớn đến mấy cũng không có khả năng mạnh đến như vậy. Để có thể làm việc này, phải là một thế lực uy quyền bao la. Tại sao? Một là trộm cướp không thể biết rõ việc công chúa về nước. Hai là không biết ngày giờ công chúa về tới Thăng-long. Ba là điều động hai đội tiễn thủ phục sẵn gần bờ hồ Tây. Chỉ một thế lực lớn lao mới có khả năng đó. Chúng lại cũng đoán ra rằng công chúa xa quê hương lâu ngày. Khi về Thăng-long vào lúc trời tối ắt không kiềm chế nổi lòng rộn rực, người sẽ lấy xe dạo chơi. Dạo chơi thì phải ăn uống. Chúng cũng biết công chúa kiếm thuật thần thông, chúng không đủ sức ám toán. Cho nên chúng mới bầy ra bọn mãi võ để bắt cóc con, rồi dẫn dụ công chúa vào trận loạn tiễn.
Thủ-Độ như người mù được mở mắt ra. Nó hỏi:
- Theo thầy, thì kẻ nào đứng chủ trương?
- Thầy đoán như thế này: Kẻ nào đó biết rõ Thái-phi, Hoàng-thượng thỉnh công chúa hồi hương. Khi công chúa hồi hương bình an, ắt phò mã sẽ về. Phò mã với công chúa sẽ được Hoàng-thượng trao đại quyền, lập lại thịnh trị như hồi các vị Tiên-đế. Bấy giờ bọn chúng sẽ mất hết quyền hành, hay gặp nguy hiểm. Chúng bàn với nhau bầy mưu ám toán công chúa. Một là chúng dùng quyền lực đe dọa, hai là chúng mua chuộc sứ đoàn với thủy đoàn. Khi công chúa về đến lãnh hải Đại-Việt, sứ đoàn, thủy thủ đoàn báo cho chân tay bọn sát nhân biết. Bọn này phi ngựa khẩn cấp về Thăng-long trình lên chánh phạm. Chánh phạm mật ra lệnh cho thủy thủ đoàn ghìm sao để thuyền tới Thăng-long vào giờ cổng thành đóng. Rồi chúng cho người giả làm bọn mãi võ, đưa công chúa đến chỗ chúng phục tiễn thủ.
- Không lẽ Thái-phi hay Hoàng-thượng làm việc này?
- Thầy nghĩ Thái-phi không thể nào giết con. Hoàng-thượng muốn thỉnh công chúa về, thì người đâu có hại công chúa? Thái-phi, Hoàng-thượng sai Vũ Khải thỉnh công chúa, phò mã mà triều đình không biết gì. Người ngoài duy nhất được biết là viên sứ thần Vũ Khải. Nhân viên sứ đoàn cũng không biết nốt. Vậy chỉ cần điều tra viên sứ thần Vũ Khải với thủy thủ đoàn thì ra manh mối.
Kính-Ân nắm tay Thủ-Độ:
- Con giả ngây như vậy cũng phải. Ở đây là chốn miệng hùm, nọc rắn. Con liệu mà trốn về Thiên-trường với ông nội con càng sớm càng tốt.
Từ đấy, Kính-Ân không bao giờ nghị tới việc Thủ-Độ điên hay tỉnh nữa.
Trên toàn Đại-Việt có năm trường dạy võ của triều đình, do Lĩnh-Nam ngũ hổ tướng trự tiếp điều động. Trường lớn nhất, mở trong Hoàng-cung. Trường này dành riêng cho hoàng tử, thế tử và con các đại thần.. Người phụ trách dậy võ là quan Tổng-lĩnh thị vệ Đoàn Văn. Thủ-Độ được vào học lớp này. Chỉ nhìn cảnh thầy dậy trò tập, Thủ-Độ thấy ngay, họ là những con vua, cháu chúa. Học chỉ để làm cảnh. Cho nên sau khi học buổi đầu, nó đóng kịch, uể oải múa may loạn xạ, rồi lên cơn điên nói lảm nhảm.
Thái-tử Long-Sảm nói với anh là Long-Thẩm:
- Anh xem! Thằng mọi này vốn bị bệnh điên, mà đi học văn với bọn mình nên thành điên thêm. Bây giờ lại học võ thì chỉ có chết non.
Tuy vậy mỗi buổi chiều Thủ-Độ cũng phải học võ. Nó cứ đóng kịch, múa may không ra bài bản gì. Nhưng tối tối, nó đóng cửa lại, tự luyện nội công. Ôn lại bộ quyền, chưởng mà bố nó dạy nó. Vì không có việc gì khác, cũng như không được chạy nhảy, đùa nghịch ; Thủ-Độ chăm chỉ luyện công không ngừng.
Hai năm dài qua đi, Thủ-Độ đã luyện hết yếu quyết nội công Đông-A mà bố nó dạy nó. Trong thời gian này, nó nghe người ta nói nhiều về những việc mà trước đây bố mẹ nó đã làm, ai cũng tỏ vẻ kính phục. Nó lại nghe các ông thầy dạy võ nói nhiều về phái Đông-A của bố nó. Trong óc nó lóe lên một ý nghĩ:
- Không ngờ danh tiếng ông bà ta lại lớn như vậïy! Hay là ta thử về Thiên-trường tìm ông bà nội, tìm bác Lý, tìm cô Ngân của ta, ta sẽ nói với ông bà ta những lời mẹ ta trối trăn lúc lâm chung, rồi xin các người đưa ta trở về Mông-cổ gặp bố ta.
Nhưng những tàn nhẫn của Đàm hoàng hậu, của anh em Long-Sảm, Long-Thẩm lại khiến nó suy nghĩ:
- Biết đâu bác Lý, cô Ngân cũng như con của họ lại giống Đàm hoàng hậu vơi các con bà?
Hôm ấy là ngày rằm tháng tám, nhà vua cùng Hoàng-hậu, phi tần, thân vương mở tiệc trung thu trong Hoàng-thành để khoản đãi các thân vương, công chúa. Trong buổi tiệc này, nhà vua sẽ cho các thiếu niên trong hoàng tộc đấu võ. Ai thắng giải nhất sẽ được thưởng một thanh kiếm, chuôi nạm vàng. Ai thắng giải nhì, sẽ được thưởng một cái roi da, chuôi bằng bạc. Ai thắng giải ba, sẽ được thưởng một cây cung, với ba mũi tên đầu bịt bạc. Thủ-Độ bị coi như đứa trẻ ngẫn ngờ, không được tham dự. Nhưng nó vẫn phải cùng các bạn đồng học, ngồi xếp hàng trước võ đài xem tranh giải.
Ngồi trước võ đài, mà trong tâm Thủ-Độ nghĩ tới những ngày ở Mông-cổ với cha mẹ, phi ngựa với bọn Ngột Lương Hợp Thai, bọn Bạt Đô, bọn A Bát Xích trên đồng cỏ mênh mông. Khi nhà vua cùng chư vương đến, nó mới trở về thực tại. Nhìn lên đài, thấy hai vương Kiến-khang, Kiến-bình ngồi cạnh nhà vua, trong lòng nó chua chát:
- Ba ông cậu kia, đều là em của mẹ ta. Hai ông thì do cha mẹ ta dậy dỗ nuôi nấng. Một thì chết đến ba lần, đều do cha mẹ ta mà còn sống đến nay. Thế nhưng, họ bắt ta cải họ, giam giữ ta như thế này đây! Ta phải cố tranh sống. Sau này ta mà ngóc đầu lên được, thì ta cũng không nghĩ đến tình cậu cháu nữa.
Ai đấu với ai, Thủ-Độ cũng không cần để ý. Cho đến khi phát thưởng nó mới biết, người đoạt giải nhất là Đoàn Thượng, con trai của quan Tổng-lĩnh thị vệ Đoàn Văn. Người đoạt giải nhì là Nguyễn Dư, con trai quan An-phủ sứ Đăng-châu Nguyễn Nộn. Người đoạt giải ba là Phạm Bỉnh-Du, con trai của Vũ-kỵ thượng tướng quân Phạm Bỉnh-Di. Sau khi nhà vua trao thưởng cho ba thiếu niên, thì Kiến-khang vương hỏi Thái-tử Long-Sảm:
- Thế nào? Cháu luyện võ đến đâu rồi? Cháu thử đi một bài quyền cho chú xem nào?
Long-Sảm vâng lệnh, bước ra bái tổ, hành lễ với cử tọa, rồi đi một bài quyền. Thủ-Độ nhận ra đó là một bài quyền của phái Hoa-sơn. Bất giác nó nảy ra ý khinh bỉ, trán hơi nhăn lại, rồi quay đầu nhìn đi chỗ khác. Hành động của nó không qua được mắt Đàm hoàng hậu. Bà vẫy tay gọi nó:
- Đàm Độ, người hãy lên đài.
Thủ Độ không đừng được, nó phải lên đài, cung tay hành lễ. Hoàng hậu bảo Long-Sảm:
- Đàm Độ học võ cùng với con. Vậy con hãy đấu với nó mấy chiêu cho phụ hoàng cùng các hoàng thúc xem nào.
Long-Sảm dạ một tiếng rồi đứng đối diện với Thủ-Độ. Đoàn Văn hô:
- Xuất chiêu!
Long-Sảm tung vào người Thủ-Độ một chiêu Hoa-sơn quyền. Thủ-Độ giả như người không biết võ, nó ôm đầu trầm người xuống tránh. Long-Sảm đánh vào quãng không. Xấu hổ, Long-Sảm lại dùng tay phải đành thẳng vào ngực Thủ-Độ trong khi tay trái chém ngang vào cổ nó. Thủ-Độ trầm người xuống, rồi bước ra sau Long-Sảm. Long-Sảm đánh hụt, người lảo đảo suýt ngã. Tức giận y quay người về sau, trong khi chân đá vòng vào bụng Thủ-Độ. Thủ-Độ không tránh kịp, nó đành vận công chịu đòn. Bộp một cái, Long-Sảm có cảm tưởng như mình đá phải cái cột gỗ, chân y đau đớn, mặt nhăn nhó cực kỳ khó chịu.
Thấp thoáng một cái, Kiến-bình vương đã nhảy ra giữa đài, ông túm áo Long-Sảm, Thủ-Độ ném hai trẻ ra xa rồi nói:
- Đàm Độ! Phàm khi đấu võ thì không kể đến chúa tôi, thầy trò. Cháu phải trả đòn đi chứ!
Nói dứt ông hô:
- Phát chiêu.
Long-Sảm lại dùng Hoa-sơn quyền tấn công Thủ-Độ. Vốn đã chủ tâm, Thủ-Độ cứ giả như người không biết võ, nó xuyên bên Đông, lách bên Tây, khiến Long-Xưởng không sao đánh trúng được nó. Nhưng sau mười tám chiêu, thì nó lùi đến mép đài. Long-Sảm dùng cả hai tay thúc vào ngực nó, mong đẩy nó xuống đài. Không đừng được, Thủ-Độ phải chụp hai vai Long-Sảm, rồi lộn một vòng trên không, nó tung mình đáp xuống giữa đài. Vô tình nó đã xử dụng chiêu Kình-ngư thuận phong một chiêu trong Đông-A chưởng pháp. Khán giả vỗ tay hoan hô.
Long-Sảm quá xấu hổ, nó rút trong bọc ra một thanh trủy thủ vung tay đâm vào ngực Thủ-Độ. Kinh hoảng, Thủ-Độ xuống đinh tấn, tay trái gạt tay phải Long-Sảm, rồi tung mình lên cao, quay một vòng, chân phải đá vào vai phải Long-Sảm. Đó là một chiêu trong Đông-A quyền pháp. Binh một tiếng, Long-Sảm bay tung xuống đài, nằm thẳng cẳng, không bò dậy được nữa.
Có nhiều tiếng la thét:
- Võ công Đông-A chính tông.
Biến cố đột ngột xẩy ra, ngoài sự tưởng tượng của mọi người, Phạm Bỉnh-Di nhảy ra túm tóc Thủ-Độ, tát nó hai cái, rồi quát:
- Mi học đâu những võ công sát nhân này?
Kiến-bình vương nhảy ra can thiệp:
- Bỏ đứa trẻ này xuống.
Vương đưa con mắt nghiêm khắc nhìn Bỉnh-Di:
- Võ công mà đứa trẻ này dùng là võ công thuộc danh môn chính phái. Người liệu mà giữ mồm, bằng không thì cả nhà người sẽ bị tru diệt, cả đến con gà, con chó cũng không thoát chết đâu.
Phạm Bỉnh-Di tái mặt, y lùi lại góc đài, chân tay y phát run.
Kiến-bình vương xoa má cho Thủ-Độ rồi hỏi:
- Cháu là con của vị quan nào trong triều?
Đàm hoàng hậu trả lời thay Thủ-Độ:
- Nó là đứa trẻ mồ côi, bị bệnh điên trong họ tôi. Tôi mang về nuôi trong Hoàng-thành.
Lời nói của Hoàng-hậu, cũng như những chiêu thức hỗn loạn của Thủ-Độ không qua mắt được Kiến-bình vương. Bởi quan sát cuộc đấu, ngay từ đầu, ông thấy rõ Thủ-Độ giả không biết võ, ra chiêu lộn xộn, nhưng những chiêu đó đều bao hàm những sát thủ kinh nhân của võ công Đông-A. Ông biết ngay Thủ-Độ đã đươc huấn luyện căn bản cực kỳ tinh vi. Như vậy nó phải học võ với những người ngang hay cao hơn ông một vai.
Ông hỏi Thủ-Độ:
- Cháu là đệ tử của cao nhân nào trong phái Đông-A?
Thủ-Độ không dám nói thực, nó trả lời:
- Cháu học võ trong Hoàng-thành. Vừa rồi cháu gặp nguy hiểm, thuận tay múa loạn lên, chứ có ai dạy cháu đâu?
Kiến-bình vương hỏi Phạm Bỉnh-Di:
Ông nắm tay bà Bật Tê:
- Hậu là người mà cha ta chọn cho ta. Từ nay, tất cả các phi tần, đều phải dưới quyền cai quản của hậu.
Ông chỉ vào Oa Khoát Đài:
- Mẹ người có với ta bốn con trai, một con gái. Các phi cho ta mười tám con trai, hai mươi con gái. Qua việc này, ta mới biết con là đứa con có hiếu. Sự nghiệp vĩ đại này, sau ta sẽ trao cho con.
Ông vẫy tay gọi Cô Tô Cô:
- Con là đứa trẻ mồ côi, ta đem về nuôi. Con xin đi tu, rồi trở thành Tiểu Đạo-sư. Nhờ phò mã, mà ta biết các Tổng Đạo-sư toàn một phường giả dối. Hôm trước, sau trận đánh Khắc-liệt, mới nảy ra vụ anh em Cốc Chu âm thầm học võ công với tên ma đầu Mao Khiêm, mưu lập nó làm Đại-hãn toàn Thảo-nguyên, và anh em chúng muốn làm Đại-hãn Thát-đát, Miệt-nhi, Diệt-xích-ngột. Vì chúng là Đạo-sư, ta không có quyền xử tội chúng. Nên ta phải nhân vụ này, xin hội đồng quý tộc tước quyền xử án của các Đạo-sư. Ta phân vân không biết cử ai thay ta giữ việc xét xử. Bây giờ ta cử người. Người hãy ghi chép những luật lệ của Mông-cổ thành từng loại, từng chương, từng mục, rồi thiết lập cơ chế xét xử cho công bằng.
Sau khi Tư-hãn ngừng nói, ai cũng nhận ra rằng mới đây khi họ vào lều, thì cử chỉ của Thiết Mộc Chân chậm chạp, đôi mắt lờ đờ, tiếng nói rời rạc. Thế mà chỉ qua việc Thủ-Huy đòi lấy năm quả tim trị bệnh, mà tình trạng tâm thần ông thay đổi rất nhanh. Tiếng nói của ông sang sảng, hùng hồn, gẫy gọn, da mặt trở thành hồng hào, ánh mắt chiếu ra sáng ngời, chứng tỏ thần thái linh mẫn,
Khi thấy Thủ-Huy nhận lời chữa bệnh cho Thiết Mộc Chân, Đoan-Nghi cho rằng chồng đã làm công việc ngoài tầm tay. Rồi Thủ-Huy còn bầy ra việc lấy năm trái tim... nàng càng lo nghĩ. Bây giờ nàng mới biết Thủ-Huy hiểu rõ trong lòng Thiết Mộc Chân có những ưu tư, chỉ cần giải cái ưu tư là bệnh tự khỏi. Cái ưu tư thứ nhất, là ông phải cắt đất phong thân vương cho các Tổng Đạo-sư vốn có uy tín với đa số quần chúng; hay cho các em, các tướng? Ông lại càng không biết trong năm loại người thân: Phi tần, huynh đệ, con cái, tướng sĩ, Đạo-sư...giới nào, người nào trung thành với ông? Trong các con, ông phải đặt người nào vào ngôi trừ quân, để khi ông qua đời còn thay thế ông. Vì những lý do đó, ông sinh ra chứng ưu-tư, uất kết. Thủ-Huy hiểu thấu tâm tư ông, công bầy ra việc lấy tim trị bệnh, giúp Thiết Mộc Chân hiểu các bà vợ, hiểu các em, hiểu các con, hiểu các tướng và nhất là biết rõ sự thực về các Đạo-sư, hằng vỗ ngực trung thành với ông.
Thiết Mộc Chân là người thông minh tuyệt đỉnh. Chỉ qua việc dùng năm quả tim trị căn, ông biết rằng Thủ-Huy đã hiểu rõ tâm can ông. Ông hỏi:
- Như phò mã nói, bệnh của tôi có ba cái căn. Căn thứ nhất, phò mã trị xong rồi. Vậy còn căn thứ hai, thứ ba?
Thủ-Huy hỏi cử tọa:
- Các vị tìm ra chưa?
-!!!???!!!
- Căn thứ nhì là Tâm-ưu, khiến Tư-hãn tư lự lo lắng, phập phồng. Y-kinh nói: Tư thương tỳ. Phàm tư lự quá, làm tỳ bị tổn thương. Tỳ bị tổn thương thì ăn vào đầy ứ, bụng chướng, đầu nặng, vùng ngực căng trướng.
Xích Lão Ôn hỏi:
- Xin phò mã giảng rõ ràng hơn.
- Hiện Vương-hãn, Tang Côn, Trác Mộc Hợp vẫn còn sống, đang lưu vong ở Nãi-man, Thổ-phồn. Họ nhờ mấy nước này giúp đỡ để trở về chiếm lại lãnh thổ. Cái căn này thực nguy hại vô cùng, nhưng Tư-hãn không biết giải quyết sao cho ổn, nên ngày đêm lo lắng, làm tổn thương tỷ vị, thành căn Tâm-ưu.
- Thực là phò mã đọc được tim gan tôi. Thế còn căn thứ ba?
- Căn thứ ba là Tâm-phiền.
-???
- Căn thứ ba, là mấy nghìn tộc, mấy trăm bộ tộc thuộc Khắc-liệt, tuy đầu hàng quy phục, nhưng chúng vẫn chân trong, chân ngoài, chờ Vương-hãn, Tang Côn trở về. Tư-hãn nghĩ không ra phương thức trấn an, lôi kéo được các Đại-hãn, Khả-hãn, Hãn trung thành với mình! Hơn nữa, Mông-cổ đang từ một nước nhỏ. Sau khi chiếm Khắc-liệt bỗng biến thành cường quốc, trở thành mối lo cho các nước Đại-kim, Thổ-phồn, Tây-hạ, Tây-liêu, Nãi-man. Cả bốn nước đều muốn ra quân dưới danh nghĩa giúp Vương-hãn phục quốc. Trong khi đó thì Mông-cổ mới trải qua một năm chiến tranh, nhân tâm chưa yên, quốc sản khánh kiệt. Quân đội không đủ sức chống với binh lực bất cứ nước nào trong năm nước trên. Vì nghĩ không ra kế, trong lòng phiền táo, đứng ngồi không yên, giấc ngủ chập chờn, gọi là Tâm-phiền. Có phải thế không?
Thành-cát Tư-hãn run run:
- Ba căn bệnh của tôi, phò mã nêu ra đều đúng cả. Căn đầu phò mã đã trị rồi. Không biết phò mã có thể trị được hai căn sau không?
Thủ-Huy cười hỏi các tướng:
- Chư vị nghĩ sao?
Các tướng đều lắc đầu:
- Xin phò mã cứu chúng tôi một phen nữa.
Thủ-Huy đứng dậy:
- Trước hết tôi giúp Tư-hãn lấy cái đầu của Vương-hãn với Tang Côn đã. Lấy được hai cái đầu này rồi, thì không nước nào có thể nhân danh giúp Khắc-liệt phục quốc mà ra quân nữa. Các Đại-hãn, Khả-hãn, Hãn của Khắc-liệt không còn chân trong, chân ngoài nữa, họ yên tâm, dốc lòng vơí Mông-cổ. Thế là ta giải được căn hai, căn ba một lúc!
- Nhưng làm sao lấy được đầu Vương-hãn, Tang Côn?
- Vương-hãn hiện đang ở Nãi-man. Tang Côn ở Thổ-phồn. Cả hai người cùng với đám tàn quân được hai nước ấy cho trú đóng trong một khu rừng, để chiêu tập binh tướng bị thất lạc. Nghe nói, Vương-hãn sai sứ về mật liên lạc với các Đại-hãn của Khắc-liệt. Đặt vấn đề, suốt mấy trăm năm qua, Khắc-liệt với hai nước này ở vào thế thù nghịch nhau, tại sao bây giờ họ lại cưu mang cha con Vương-hãn? Dễ hiểu! Vì họ muốn giúp Vương-hãn phục hồi cố thổ, với nhiều điều kiện. Bây giờ ta phải làm gì để mượn tay hai nước này giết cha con Vương-hãn?
Mộc Hoa Lê đưa ý kiến:
- Ta sai người sang Nãi-man, Thổ-phồn, với lễ thực hậu, xin họ trao cha con Vương-hãn cho ta!
- Không ổn! Ta làm thế, thì Thổ-phồn, Nãi-man càng ra sức giúp Vương-hãn để đòi nhiều lợi lộc hơn.
Oa Khoát Đài hỏi:
- Thưa sư phụ, vậy ta phải làm gì?
- Ta làm ngược lại.
- Nghĩa là???
- Ta sai sứ mang trọng lễ sang, xin yết kiến Vương-hãn, xin tạ tội, rồi khẩn khoản mời về làm vua Khắc-liệt. Tư-hãn vẫn là nghĩa tử của ông, Mông-cổ vẫn thần phục Khắc-liệt. Dĩ nhiên tin này tới tai triều đình Nãi-man, thì tôi e từ hoàng đế Thái-Dương cho đến quần thần đều sợ hãi đến rụng rời chân tay. Phản ứng tự nhiên, họ phải giết Vương-hãn ngay.
Oa Khoát Đài ngồi nhổm dậy:
- Trí của sư phụ thực siêu phàm. Vì từ trước đến giờ Nãi-man vẫn nơm nớp sợ Khắc-liệt. Thế mà bây giờ nghe tin ta đưa Vương-hãn về, lại phụ thuộc Khắc-liệt, thì họ phải giết ông ta.
Thành-cát Tư-hãn thở phào nhẹ nhõm, bao nhiêu ưu tư biến mất. Chỉ năm ngày sau, ông bình phục như thường. Lập tức ông cho thi hành kế hoạch của Thủ-Huy. Quả nhiên hơn tháng sau, có tin đưa về: Thổ-phồn giết chết Tang Côn. Nãi-man giết chết Vương-hãn.
Thành-cát Tư-hãn mở đại hội các Hãn, rồi phong bà Bật Tê làm chánh cung Hoàng-hậu, Oa Khoát Đài làm Thái-tử. Chín đại tướng đều được phong thân vương.
Thế rồi vùng thảo nguyên yên tĩnh được mấy năm. Thủ-Huy Đoan-Nghi, Tử-Kim, Thúy-Thúy tiếp tục huấn luyện chính binh Mông-cổ, thành Lôi-kỵ. Trước kia, đơn vị chiến đấu biệt lập là Thiên-phu, bây giờ là Vạn-phu. Chín đại tướng, được phong làm chín Vạn-phu. Bác Nhĩ Truật được cử làm tư lệnh chín Vạn-phu này. Ngoài ra còn chín Vạn-phu trừ bị, gọi là Thân-binh đang trong vòng huấn luyện, do Lý Long-Tùng chỉ huy. Hai Vạn-phu nữ do Đoan-Thanh chỉ huy.
Hôm ấy, Thiết Mộc Chân cùng các tướng chỉ huy Vạn-phu đang ngồi nghe Thủ-Huy giảng về binh pháp của Phù-đổng Thiên-vương, của công chúa Thánh-thiên, thì thân binh vào báo:
- Thưa phò mã, có một đoàn chín người, xưng là sứ thần của Đại-Việt xin vào yết kiến phò mã với công chúa.
Thành-cát Tư-hãn ra lệnh:
- Sứ của Hoàng-đế Đại-Việt ban chỉ cho phò mã ắt là chuyện quốc gia đại sự. Chúng ta tạm lui, để phò mã tiếp sứ.
Thủ-Huy xua tay:
- Tôi tuy là phò mã Đại-Việt, từng là Phụ-quốc Thái-úy của Đại-Việt...Nhưng khi tôi lên đây, Tư-hãn cùng các bạn đã lấy lòng mà đãi nhau, coi tôi như ruột thịt. Tôi cũng đem tâm huyết ra để giúp Tư-hãn cùng các vị. Tất cả những cơ mật của Mông-cổ tôi đều biết hết. Vậy thì những gì cơ mật của tôi, tôi cũng phải để Tư-hãn cũng như các bạn biết.
Công bảo thân binh:
- Người ra mời sứ đoàn vào bái kiến Tư-hãn trước đã.
Thành-cát Tư-hãn vội cho thiết triều.
Sứ thần là một viên quan trẻ cùng sứ đoàn vào hành lễ. Thành-cát Tư-hãn truyền mời sứ đoàn ngồi, ân cần hỏi thăm sức khỏe hoàng đế Đại-Việt. Đoan-Thanh làm thông dịch. Đoan-Nghi hỏi chánh sứ:
- Người báo danh đi.
- Khải điện hạ thần là Vũ Khải, lĩnh Tham-tri bộ Lễ.
- Hiện giờ bên Đại-Việt là niên hiệu gì?
- Khải, vẫn là Thiên-tư Gia-thụy. Năm nay là năm thứ 15 ( DL.1200, Canh Thân).
- Tình hình triều đình ra sao?
- Thái-phó Ngô Lý-Tín hoăng. Binh-bộ thượng thư Đàm Dĩ-Mông thăng lên Thái-sư coi việc văn. Lấy quốc trượng Đàm Thì-Phụng làm Thái-úy coi việc võ. Trong triều, thế lực của họ Đàm lại lên cao như họ Đỗ hồi Đỗ Anh-Vũ cầm quyền. Trong cung thì An-toàn hoàng hậu Đàm thị lũng đoạn. Họ Đàm lộng hành hơn bọn Đỗ Anh-Vũ, Đỗ An-Di hồi trước.
- Thế hai vương Kiến-khang, Kiến-bình đâu?
- Hai vương bị gọi về triều, không được giữ một chức vụ gì. Một số thân vương, hoàng tộc lên tiếng về việc này. Đàm hoàng hậu với Đàm Dĩ-Mông giả chiếu chỉ giết cả nhà. Chưa bao giờ hoàng tộc bị giết nhiều như thời gian này!
- Thế Đỗ Thụy-Châu đâu, mà để cho anh em họ Đàm lộng quyền như vậy?
- Chiêu-thiên chí lý hoàng thái hậu băng lâu rồi. Nghe nói Hoàng-thượng đã biết rõ người không xuất ra từ Đỗ thái hậu, mà xuất ra từ Tuyên-phi Vương Thụy-Hương. Người cật vấn Thái-hậu, ngay đêm đó Thái-hậu uống thuốc độc tự tận.
Thủ-Huy than:
- Tiếc rằng ta không đích thân chặt đầu con dâm phụ này. Còn gì lạ không?
- Hoàng-thượng sủng ái một đạo cô, tôn làm sư phụ. Người phong cho đạo cô làm Nam-thiên huyền quân, truyền sửa cung Ngọc-lan cho ở. Đạo cô là người phụ chính cho Hoàng-thượng. Đạo-cô nhận thấy cái nguy họ Đàm, người đích thân thu dụng đệ tử, truyền thụ võ công, rồi trao cho những chức vụ trọng yếu!
- À! Bọn này có khá không?
- Tương đối khá hơn bọn họ Đàm. Trước hết là Lĩnh-Nam ngũ hổ tướng gồm Đoàn Văn giữ chức Tổng-lĩnh thị vệ cấm quân. Thứ nhì là Nguyễn Dư, giữ chức An-phủ kinh-lược sứ Kinh-Bắc. Thứ ba là Phạm Bỉnh-Di, giữ chức Vũ-kỵ thượng tướng quân, lĩnh An-phủ kinh lược sứ Trường-yên. Thứ tư là Phạm Du lĩnh Tả Kim-ngô thượng tướng quân Tổng-trấn Thăng-long. Thứ năm là Quách Bốc giữ chức Hổ-uy đại tướng quân, quản Khu-mật viện.
- Lý lịch đạo cô ra sao?
- Khắp triều, ngoài Đàm Dĩ-Mông, Đàm Thì-Phụng và Đàm hậu ra không ai biết. Dường như đạo cô có lý lịch không minh bạch. Cho nên bề trong Đạo-cô âm thầm chống họ Đàm, nhưng bề ngoài vẫn không dám ra mặt.
- Thế là triều đình có hai thế lực tranh dành nhau?
- Thưa phò mã không phải hai, mà là ba!
- Ba?!?!?!
- Thế lực thứ ba gồm hai vương Kiến-khang, Kiến-bình, Tiên-yên quốc công Phùng Tá-Chu, cùng Hoàng tộc. Thế lực này tuy không nắm đại quyền, nhưng có phái Đông-A đằng sau, thành ra hai thế lực kia chỉ hằm hè, mà không dám mó tay vào cái hang cọp này. Thái-sư Đàm Dĩ-Mông...
Thủ-Huy cau mặt:
- Cứ mỗi lần nhắc đến tên mặt bột luộc này, là ta lại buồn nôn. Bộ người Việt chết hết rồi hay sao mà dùng tên này? Mấy trăm năm nay rồi, cái nạn gà mái gáy trong hậu cung không bao giờ hết. Bất cứ bà Hoàng-hậu, Thái-hậu nào cũng có thể giết anh em, chú bác của nhà vua. Phải thay đổi hết! Phải giết hết bọn quan lại ù lỳ thì Xã-tắc mới ngóc đầu dậy được.
Biết chồng quá phẫn hận, Đoan-Nghi hỏi sang việc khác:
- Hoàng thượng đã có hoàng nam chưa?
- Khải, có rồi. Tuyên-phi sinh ra hoàng tử Long-Thẩm, Hoàng-thượng định lập làm thái-tử. Thái-phó Đàm Dĩ-Mông can, xin đợi mấy năm nữa, biết đâu Đàm hậu không sinh hoàng nam.
- Dĩ nhiên tên họ Đàm này phải làm thế. Khi cháu y sinh hoàng nam, được phong Thái-tử, thì họ Đàm mới nắm được quyền chứ!
- Hai năm sau, Đàm hoàng hậu sinh ra hoàng tử Long-Sảm, lập tức được phong làm Thái-tử ngay.
Thủ-Huy hỏi:
- Tình hình võ lâm ra sao?
- Từ sau vụ Côi-sơn song ưng giết cả nhà Đỗ An-Di, Mạc Hiển-Tích thì triều đình ban chỉ cấm các võ phái không được thu đệ tử, cũng tước quyền không cho các phái cử người làm giám khảo trong các cuộc tuyển võ.
- Thế các phái có tuân chỉ không?
- Bề ngoài thì tuân, còn thực sự vẫn như cũ.
Thủ-Huy chửi đổng:
- Cũng vẫn do bọn ngoại thích, mà xẩy ra cái nạn này.
Đoan-Nghi không muốn chồng chửi triều đình. Nàng hỏi:
- Triều đình sai người lên đây có việc gì?
- Hoàng thượng được tin phò mã cùng điện hạ đang săn bắn trên vùng Thảo-nguyên. Người sai thần lên đây khẩn khoản mời phò-mã cùng điện hạ trở về để trao trọng quyền. Vì từ võ lâm cho tơí sĩ dân đều nghĩ rằng chỉ phò mã với công chúa mới đủ tài an định thiên hạ.
Thủ-Huy cau mày:
- Thế có chiếu chỉ không?
- Thưa không! Chỉ có thư riêng thôi.
Nói rồi y trình ra một phong thư. Thủ-Huy bóc thư, công liếc qua, rồi nói với Đoan-Nghi:
- Đúng là thủ bút của Long-Trát. Công chúa đọc lên, Đoan-Thanh dịch cho chư vị cùng nghe.
Đoan-Nghi đọc lớn:
« Đứa em út cô độc Long-Trát thư cho người chị khả kính là Đoan-Nghi.
Từ khi anh chị rời Đại-Việt ra đi, em cảm thấy cô độc vô cùng. Tuy cạnh em có Long-Ích, Long-Tường, nhưng không thể nào bằng anh chị. Việc triều chính em không chủ trương được gì cả. May sao, vừa rồi Côi-sơn song ưng ra tay, em mới nắm được quyền bính.
Nghi tin anh chị đang đi săn ở Mông-cổ, em sai sứ lên mời anh chị về giúp em, lập lại thời thịnh trị của đức Thái-tổ, Thái-tông, Thánh-tông, Nhân-tông
».
Sứ thần lại đưa ra một phong thư:
- Đây là thư riêng của Bùi thái phi cho điện hạ. Đoan-Nghi mở ra đọc:
« Mẹ bị bệnh không biết sẽ qua đời lúc nào. Mẹ nhớ con quá. Nếu con có còn tưởng nhớ đến mẹ thì mang Thủ-Độ về cho mau, may ra thấy mặt mẹ lần cuối ».
Đoan-Nghi bật lên tiếng khóc, rồi nói với Thành-cát Tư-hãn:
- Đa tạ Tư-hãn. Đa tạ các bằng hữu đã tin tưởng chúng tôi, lấy lòng đãi chúng tôi. Việc thống nhất các nước trong vùng Thảo-nguyên đã xong. Bây giờ chúng tôi xin cáo từ Tư-hãn trở về Đaiï-Việt.
Thủ-Huy xua tay:
- Khoan! Chúng ta ở đây đã sáu năm có dư. Khi đi thì em với anh đã họp Tử-Kim, Thúy-Thúy cùng các võ sĩ trong đoàn Long-biên tham khảo ý kiến. Nay Tử-Kim là đại tướng cầm quân nghiêng nước của Mông-cổ, các võ sĩ Long-biên đều giữ chức Thiên-phu trưởng. Họ đâu có thể bỏ đi được? Bỏ đi ngang xương như vậy thì còn gì là đạo lý nữa? Bây giờ chúng ta hãy trở về dinh, họp anh em để hỏi ý kiến họ đã.
Đoan-Nghi nghe chồng nói, nàng sa sầm mặt xuống. Nhưng nàng chợt nhớ rằng từ Tử-Kim cho đến các võ sĩ Long-biên đều là đệ tử phái Đông-A, họ chỉ giúp triều Lý chứ không ăn lương, lĩnh bổng. Nàng không có quyền gì với họ.
Thủ-Huy Đoan-Nghi trở về dinh, công phát lệnh sai mã khoái đi khắp nơi triệu tập các võ sĩ Long-biên lại. Hai hôm sau họ có mặt đầy đủ. Thủ-Huy mời thái tử Oa Khoát Đài tham dự buổi họp. Sau khi khai mạc, Đoan-Nghi mang thư của Đại-Việt hoàng đế ra đọc. Rồi nàng yêu cầu mọi người cho biết ý kiến.
Thúy-Thúy nói:
- Khải điện hạ! Khi đoàn Long-biên lên đường là do chỉ dụ của triều đình, đem cống cho Tống để đánh Kim. Rồi điện hạ với phò mã quyết định dẫn họ lên đây. Như vậy theo quân luật thì họ vi chỉ, bị tội giết cả nhà. Nay Hoàng-thượng viết thư cho điện hạ, người nhân danh ông em viết thư mời anh rể chị gái về, chứ không nói gì đến bọn họ cả. Nếu như bọn họ về, thì không khỏi bị giết.
Tử-Kim phát biểu:
- Bọn thần xả thân vì triều đình quá nhiều. Triều đình phụ bọn thần cũng quá nhiều. Người xưa nói nam nhi đại trượng phu bốn bể là nhà, khi lên đây, bọn thần được Mông-cổ hậu đãi. Lại lấy vợ, sinh con vùng thảo nguyên, thì xin lấy Mông-cổ làm quê hương thứ nhì.
Oa Khoát Đài vỗ tay hoan hô. Các võ sĩ Long-biên cũng vỗ tay theo. Đoan-Nghi tái mặt hỏi Thủ-Huy:
- Vậy thì chỉ có vợ chồng chúng ta về mà thôi. Đành vậy. Phải mau mau lên đường, bằng không thì không còn thấy mặt mẫu thân, em sẽ ân hận suốt đời.
Thủ-Huy nắm tay Đoan-Nghi:
- Em về thì em cứ về. Anh thấy trong vụ này có điều gì không ngay thẳng. Chúng ta âm thầm lên đây. Tại sao Long-Trát biết? Chúng ta sinh Thủ-Độ đến bố mẹ anh cũng chưa biết, tại sao mẫu thân lại biết? Tại sao triều đình không ban chỉ? Anh không về đâu.
- Anh cho rằng cái không ngay thẳng từ đâu mà ra?
- Từ Tống! Giai-phi cho chúng ta biết rằng Vân-đài Trịnh Nam-Phương, Công-chúa Vương Thụy-Hương trở về Đại-Việt làm gian tế từ lâu. Mới đây vô tình chúng ta phá vụ Tống phong cho Mao Khiêm làm vua vùng Thảo-nguyên, phong các con của Muôn-lịch làm Khả-hãn bốn nước Thát-đát, Mông-cổ, Miệt-nhi, Diệt-xích-ngột. Nhất định Mao Khiêm, Vương Cương-Trung tấu về triều. Khu-mật viện Tống ban chỉ cho Nam-Phương, Thụy-Hương. Hai người này, bằng cách nào đó khiến Long-Trát viết thư gọi chúng ta về. Họ cho rằng nếu Mông-cổ không có chúng ta, thì bọn Mao-Khiêm, Muôn-Lịch với các Tổng Đạo-sư có thể chiếm được vùng Thảo-nguyên. Nói thực, anh là kẻ sĩ có tâm huyết, đem tấc lòng son ra khuông phò Xã-Tắc. Phụ hoàng sủng ái anh, trao quyền cho anh. Anh đã làm không biết bao nhiêu lợi ích cho triều Lý. Nhưng hỡi ơi! Quả núi Tiêu-sơn đã hết phúc, nên trong cung thì cái họa gà mái gáy nối tiếp nhau. Tại triều, thì bọn quan lại toàn một lũ ăn hại, chỉ mong chui đầu vào váy mấy mụ phi tần ngu xuẩn, tham dâm. Vì vậy, những gì anh xây dựng, đều bị phá nát hết.
Công nắm tay vợ trước cử tọa:
- Một là vì tình, hai là vì nghĩa, anh khẩn thiết xin em đừng về. Anh biết khi em về, thì mẫu thân, cũng như em sẽ bị hại. Bấy giờ, anh sẽ về khởi binh giết sạch bọn quan lại ù lỳ, bọn hậu cung dơ bẩn, và lập một triều đại mới ít ra cũng nhẹ nhàng, cũng vì dân như triều đại Mông-cổ đây. Vậy em về thì coi như triều Lý không còn!
- Còn ước tính của anh sai, khi em trở về, rồi triều đình ban chỉ mời giữ trọng quyền...Thì sao?
- Anh sẽ về! Anh sẽ đi bằng tay từ bến Tiềm-long vào điện Càn-nguyên.
Đoan-Nghi biết chồng quá căm hận họ Lý nhà mình. Nàng nghĩ thầm:
- Âu là ta cứ về trước, rồi nói với triều đình ban chỉ ân xá cho Thủ-Huy, Tử-Kim, cùng đoàn võ sĩ Long-biên sau. Như vậy ắt họ sẽ trở về.
Tin Đoan-Nghi dẫn Thủ-Độ về Đại-Việt truyền rất nhanh. Đám bạn của Thủ-Độ xin Thúy-Thúy cho chúng cùng đi săn với nhau trước khi xa cách.
Hôm ấy, đích thân Thành-cát Tư-hãn, dẫn Hoàng- hậu Bật Tê, bốn vương tử, ba vương đệ, các công chúa, phò mã cùng chư tướng dàn ba vạn người ngựa, tiễn công chúa hồi hương.
Chín phát Lôi-tiễn tiễn được bắn lên trời.
Đoàn hộ vệ công chúa từ Hoa-lâm đến biên giối Kim gồm hai Thiên-phu nữ, do Đoan-Thanh chỉ huy. Thành-cát Tư-hãn sai lấy da điêu, ngọc, vàng, sâm chất đầy hai xe, gọi là chút lễ tặng Đại-Việt hoàng đế. Ông cùng hoàng hậu Bật Tê, các em, các con, các tướng theo tiễn hơn trăm dặm mới trở về.
Bốn đứa trẻ Hốt Tất Liệt, Bạt Đô, Ngột-lương Hợp-thai, A-lý Hải-nha cỡi ngựa đi cạnh Thủ-Độ suốt lộ trình trăm dặm. Bây giờ phải chia tay, chúng bịn rịn không muốn quay về. Hốt Tất Liệt tặng Thủ-Độ một con dao, cán bằng vàng. Ngột-lương Hợp-thai tặng Thủ-Độ cái cung với mười mũi tên đầu bịt bạc. A-lý Hải-nha tặng Thủ-Độ cái túi bằng da điêu. Bạt Đô tặng Thủ-Độ cái khánh ngọc.
Thấy năm trẻ bịn rịn không nỡ rời nhau, Đoan-Nghi an ủi:
- Thủ-Độ chỉ về nước một thời gian, rồi lại sang. Các con sẽ lại gặp nhau.
Suốt dọc đường từ Hoa-lâm đến Vạn-lý trường thành, Thủ-Huy Đoan-Nghi không nói với nhau một lời. Cũng may Thủ-Độ luôn miệng hỏi cha hỏi mẹ về Đại-Việt, làm giảm cái không khí căng thẳng.
Đoàn người ngựa đi trong hơn hai mươi ngày thì tới Vạn-lý Trường-Thành. Tất cả ngừng lại qua đêm, để sáng hôm sau sẽ vượt cửa ải vào đất Trung-quốc. Sáng hôm sau, tất cả đoàn người tiễn đưa phải ngừng lại cách quan ải hai mươi dặm. Chỉ có Thủ-Huy, Đoan-Thanh, Thúy-Thúy đi theo đến tận quan ải.
Thủ-Hay nắm tay vợ:
- Nếu em là một cô gái nông thôn, thì chắc vợ chồng mình hạnh phúc lắm. Em thử nghĩ xem từ khi chúng mình thành vợ chồng, ngày đêm cần lao chính sự, ít có khi được hưởng lấy nửa ngày hạnh phúc. Rồi những biến cố xẩy ra liên miên. Chỉ từ ngày lên Mông-cổ chúng ta mới hoàn toàn sống cho nhau. Thời gian sáu năm qua thực thần tiên. Bây giờ em tin vào hai bức thư kia mà trở về nước. Anh cảm thấy có nhiều nguy nan đợi chờ, nên anh không muốn em về vội, chờ anh viết thư sai chim ưng mang về hỏi anh chị Lý, hỏi Tá-Chu, Trung-Từ đã. Nhưng em không nghe! Thôi anh đành chịu thua. Em ráng bảo trọng lấy thân.
Đoan-Nghi thở dài:
- Em sẽ dùng chim ưng liên lạc với anh thường trực. Em trở về, nếu mọi sự quả như thư nói em sẽ yều cầu triều đình sai sứ mang chỉ lên mời anh về. Còn nếu có gì gian dối, với kiếm trong tay, em sẽ làm cỏ bọn gian thần! Anh yên tâm.
Thủ-Huy dặn con:
- Bố đã dạy con căn bản nội công phái Đông-A. Về ngoại công con đã học được bộ Đông-A trường quyền, bộ Đông-A kiếm pháp. Bộ Đông-A chưởng pháp tuy bố đã dạy, nhưng con chưa đủ nội công luyện. Vậy khi về nước, ông nội sẽ dậy con. Nhớ xiêng năng đừng để ông bà buồn.
Đoan-Nghi Thủ-Độ cùng sứ đoàn vào trong quan ải. Thủ-Huy đứng nhìn cho đến khi họ khuất vào sau hai cánh cửa, công mới cùng Đoan-Thanh, Thúy-Thúy quay ngựa trở lại. Khi công về cách Hoa-lâm năm trăm dặm thì gặp Thành-cát Tư-hãn dẫn các em đi đón. Gặp lại nhau, Tư-hãn nắm tay Thủ-Huy:
- Phò mã! Đúng là trời đem người đến cho ta. Người là thầy ta, là thầy của các em, các con ta. Nay người quyết định ở lại với ta, thì thực là phúc cho Mông-cổ.
Hôm nay Đoan-Nghi dậy sớm. Nang đang ngồi trong thuyền dạy Thủ-Độ học, thì viên chánh sứ Vũ Khải vào cung tay:
- Khải điện hạ, thuyền đã bắt đầu ngược giòng Hồng-hà, chỉ nội chiều nay sẽ tới Thăng-long.
Đoan-Nghi bảo Thủ-Độ:
- Con ngừng học, húng ta lên nóc thuyền nhìn đất nước Đại-Việt của ta.
Từ hôm rời Mông-cổ, tuy phải xa chồng nhưng lòng Đoan-Nghi rộn lên, vì sắp về tới quê hương. Nàng sẽ gặp mẫu thân, sẽ gặp những người thân trong hoàng tộc, trong phái Đông-A. Nàng sẽ được nhìn lại Thăng-long nhìn lại hồ Tây, nhìn lại đền thờ vua Trưng, nhìn lại Văn-miếu. Nàng sẽ được ăn các món ăn Đại-Việt...Bất giác chân tay nàng run lên.
Nàng chỉ cho Thủ-Độ nhìn những làng, xóm dọc hai bên sông. Hai mẹ con nói chuyện với nhau suốt ngày. Mãi khi hoàng hôn buông xuống thì thuyền về tới Thăng-long. Con thuyền áp vào bến Tiềm-long. Viên chánh sứ Vũ Khải cung tay nói với Đoan-Nghi:
- Khải điện hạ, bây giờ sang giờ Thân, các cổng thành đều đóng cửa. Vậy xin điện hạ nghỉ tạm tại thuyền, mai hãy vào yết kiến hoàng thượng.
Xa quê hương lâu, Đoan-Nghi muốn nhìn lại đất nước mình, nàng ban chỉ:
- Người thắng cho ta một cái xe ngựa, để ta với Thủ-Độ lên bờ cho dãn gân, dãn cốt.
- Khải điện hạ có cần ai theo hầu không?
- Chỉ cần một người đánh xe.
Đoan-Nghi dắt Thủ-Huy lên xe ngựa. Xe rời bến Tiềm-long hướng Gia-lâm rồi đi dọc theo bờ sông.
Bấy giờ là thịnh thời, không chiến tranh, nên hàng quán mở cửa cho đến nửa đêm. Khi xe đi vào địa phận hồ Tây, Đoan-Nghi chỉ một tửu lầu phía trước, ra lệnh:
- Người ngừng lại cho ta.
Thủ-Độ chưa từng thấy thành phố của vùng định cư bao giờ, cái gì nó cũng hỏi, cũng thắc mắc. Đoan-Nghi cứ phải giảng cho con đến mỏi miệng. Nó nhìn cái bảng hiệu, đọc:
- Anh-hùng quán.
Tửu bảo thấy một thiếu phụ xinh đẹp, dẫn đứa con trang phục quá lạ lùng, nó mở to mắt ra nhìn. Chợt nhận ra Đoan-Nghi, Thủ-Độ đeo đầy người ngọc vàng thì đoán đây là một phu nhân ở biên cương về. Y cúi rạp người xuống, rồi đưa hai mẹ vào một cái bàn gần cửa.
Sáu năm liền, bây giờ Đoan-Nghi mới được ăn những món ăn Đại-Việt. Nàng gọi liên tiếp năm món liền. Nhưng chỉ mình nàng ăn mà thôi. Còn Thủ-Độ thì nó ăn theo người Mông-cổ đã quen, nên nó chỉ ăn có mấy miếng bún chả rồi ngồi ngắm thành phố.
Bên ngoài, trên một bãi đất trước tửu lầu có đoàn người mãi võ kiếm tiền. Họ gồm một người đàn bà, một gã lực lưỡng và một lão già. Lão già chắp tay vái xung quanh một vòng, rồi nói:
- Nào, xin các ông, các bà coi nào! Người bạn tôi đây sẽ đi một bài quyền. Nếu quý vị thấy hay xin ban thưởng.
Gã thanh niên lực lưỡng bước ra bái tổ, rồi đi bài quyền. Bài quyền chấm dứt, dân chúng vỗ tay hoan hô. Người đàn bà mang cái rổ đi một vòng xin tiền. Khi đến trước mặt Thủ-Độ, mụ hỏi nó:
- Tiểu công tử thưởng chúng tôi cái gì nào?
Thủ-Độ móc túi lấy đồng tiền Mông-cổ bằng bạc trao cho người đàn bà. Thình lình gã mãi võ chụp Thủ-Độ vác lên vai, rồi rẽ đám đông bỏ chạy. Lão già với người đàn bà cũng chạy theo. Thủ-Độ kinh hãi hét lớn bằng tiếng Mông-cổ:
- Mẹ ơi!
Đoan-Nghi đang ăn, nghe tiếng con kêu, nàng tung mình ra khỏi tửu lầu, trong khi lơ lửng trên không, tay nàng rút kiếm, miệng quát lớn:
- Dừng lại!
Chỉ nhấp nhô mấy cái, nàng đã đuổi kịp ba người kia. Lão già với người đàn bà rút đao đeo bên hông ngừng lại, xả vào người Đoan-Nghi. Đoan-Nghi quay kiếm gạt, thì cả hai lại lộn một vòng lăn ra xa. Không cần truy kích đối thủ, nàng đuổi theo gã bắt Thủ-Độ. Không đầy nửa khắc nàng đã đuổi gần kịp. Nàng gọi Thủ-Độ bằng tiếng Mông-cổ:
- Con rút dao ở ngang lưng đâm vào cổ nó đi.
Thủ-Độ nghe mẹ hô, vội rút dao đâm vào cổ tên lực lưỡng. Con dao tuy nhỏ, nhưng cũng xuyên thủng vào cổ y. Y đau quá ngã lộn đi hai vòng. Thủ-Độ dùng thân pháp Đông-A tung mình lên chạy lại bên mẹ.
Đoan-Nghi hỏi con:
- Con có sao không?
- Không!
Nàng bồng con, dùng khinh công trở về tửu lầu. Thình lình có tiếng keng, keng, keng. Rồi tên từ hai bên đường bắn ra. Biết bị trúng kế phục binh, Đoan-Nghi kinh hoảng, dùng Long-biên kiếm pháp quay tròn, bao nhiêu tên bị gạt đi hết. Nhưng những loạt tên khác lại bay ra, trong khi trời nhá nhem tối. Đoan-Nghi bồng con, tay quay kiếm, tung mình ra khỏi vòng vây. Chỉ mấy chiêu kiếm vung lên, bọn tiễn thủ hơn mười người bị bay đầu. Thoáng thấy lão già, nàng vọt người tới bên hắn. Hắn đưa đao đỡ, nhưng không kịp, đầu hắn đã bay khỏi cổ. Lại thêm hai gã lực lưỡng nữa là ba gã, với người đàn bà vung đao bao vây nàng.
Một tay ôm con, một tay xử dụng kiếm, Đoan-Nghi vừa chống đỡ với bốn người. Nàng nhận ra người đàn bà dùng Hoa-sơn kiếm pháp trong Vô-trung kinh. Còn ba gã lực lưỡng thì dùng một thứ võ công rất lạ. Công lực cả ba đều cao thâm. Dù Đoan-Nghi đã xử dụng hết khả năng của Long-biên kiếm pháp mà cũng không kiềm chế nổi bốn người.
Thình lình mụ đàn bà quát lên, rồi xả kiếm vào ngực Đoan-Nghi. Đoan-Nghi tung mình lên cao, thoát khỏi chiêu kiếm của mụ, thì bị ba gã lực lưỡng chùng chĩa kiếm vào người.
Trong lúc cực kỳ nguy hiểm, Đoan-Nghi nghĩ rất nhanh:
- Khi chúng phục kích ta, thì chúng đã biết ta là ai. Dù ta có giết hết bọn nãy, sẽ có bọn khác xuất hiện. Đằng nào ta cũng chết, ta không nên giết bốn đứa cầm đầu này. Ta cần ghi vào người chúng mấy vết thương, để sau này ta có thể truy lùng ra kẻ đứng sau chúng. Nếu ta chết, thì phái Đông-A còn biết kẻ hại ta mà trả thù.
Nghĩ vậy, nàng chuyển kiếm, chỉ hai chiêu nàng đã chặt cụt tay trái một gã thanh niên rồi cắt đứt tai trái người đàn bà, rạch trên mặt ả mỗi bên má hai vòng tròn. Cả bốn kinh hãi nhảy lùi lại, rồi hô lớn:
- Buông tên.
Một đội tiễn thủ khác từ bên đường lại buông tên. Đoan-Nghi vọt người tới, quay kiếm như sao sa. Được một lát, nàng quá mệt mỏi, chiêu thức bắt đầu hỗn loạn. Nàng cảm thấy đau nhói ở bụng, rồi lưng. Biết bị trúng tên, nàng không còn nghĩ đến sống chết nữa, tay bồng con nàng nhảy vào giữa đội cung thủ. Chỉ thấy ánh thép lóe lên mấy cái, đội cung thủ bị giết hết.
Ba gã lực lưỡng với người đàn bà hô lên một tiếng rồi vọt mình lên ngựa ra roi chạy vào bóng đêm. Đoan-Nghi dùng khinh công hướng về Đông-A vãng lai khách xá, nơi mà trước đây Thủ-Huy dùng làm phủ Thái-úy. Nhưng vừa cất bước, thì máu ra nhiều quá, kiệt lực. Nàng bồng con nhảy đại vào một khu vườn hoang ẩn thân.
Thủ-Độ tuy còn nhỏ nhưng nhờ sống gần cha mẹ quen với chinh chiến, nên nó cảnh giác không lên tiếng. Nó ghé miệng vào tai mẹ:
- Mẹ bị thương có đau không?
- Đau lắm. Để mẹ rút tên ra đã.
Nàng tự điểm vào mấy yếu huyệt cho bớt đau rồi rút hai mũi tên ra. Tuy biết mình khó qua khỏi cái chết, nàng vẫn xé áo buộc vết thương lại, rồi nằm chờ. Nàng hy vọng tên phu xe không thấy nàng trở về, y sẽ báo cho viên thuyền trưởng, viên thuyền trưởng sẽ cầu cứu với viên đô đốc thủy quân sai người đi tìm nàng, thì Thủ-Độ thoát chết.
Màn đêm buông xuống. Tiếng dế nỉ non canh khuya, pha với tiếng cú rúc não nùng.
Quá đau đớn, Đoan-Nghi mê mê tỉnh tỉnh, nhưng nàng vẫn nắm chặt tay con. Phần Thủ-Độ tuy có sợ hãi nhưng mệt quá, nó cũng ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Bây giờ Đoan-Nghi mới cảm thấy hối hận rằng mình đã u mê, ương ương, bênh vực họ Lý quá đáng, đến độ chồng nói gì, bàn gì nàng cũng cho là cực đoan, nên mới ra nông nỗi này. Giả như Thủ-Huy cùng về với nàng, thì có lẽ cả hai cùng chết tức tưởi.
Không biết bao nhiêu lâu có tiếng ngựa hí, tiếng chân người đi rầm rập ngoài đường. Có tiếng nói:
- Đây rồi, chắc công chúa giao chiến với bọn gian tại đây. Có hai mươi bốn tiễn thủ bị giết bằng kiếm. Chắc chúng chết vì kiếm công chúa.
- Không biết công chúa đi đâu?
Đoan-Nghi chợt tỉnh dậy. Nàng thều thào nói với con:
- Con ra đường, dùng tiếng Việt gọi họ vào.
Thủ-Độ đứng dậy, nó chạy ra đường gọi:
- Công chúa ở đây này!
Bọn quan quân reo lên chạy vào trong vườn, thì Đoan-Nghi lại mê man. Họ đem cáng chở nàng với Thủ-Độ đi. Về đến thuyền, y sĩ thủy quân đến cầm mạch cho Đoan-Nghi. Ông ta lắc đầu:
- Hết hy vọng rồi. Công chúa bị hai mũi tên, một mũi trúng phế, một mũi trúng gan. Máu ra nhiều quá. Làm sao bây giờ?
Viên chánh sứ Vũ Khải hỏi:
- Đại-phu, có thuốc nào cho công chúa tỉnh dậy, để công chúa cho chúng ta biết bọn sát nhân là ai không?
- Cũng có đấy! Thuốc đó tên Bổ-trung ích khí hoàn. Nhưng sau khi tỉnh lại một khắc thì chết.
Nói rồi ông ta lấy một bình thuốc, bóp nhỏ hai viên, bỏ vào miệng Đoan-Nghi, đổ nước cho nàng uống. Khoảng hơn khắc sau, Đoan-Nghi từ từ mở mắt ra, nàng thều thào ban chỉ:
- Ta tự biết khó qua khỏi. Vậy... các người hãy lui ra để ta dặn con ta mấy câu.
Mọi người rời khoang thuyền.
Đoan-Nghi nói với con bằng tiếng Mông-cổ:
- Con nghe mẹ dặn đây! Con đã biết, trên đời này gian dối cạm bẫy quá nhiều. Vậy những gì mẹ dặn, con chỉ được nói với năm người mà thôi. Dù người ta tra khảo, dọa giết, con cũng không được khai. Nhớ không? Tuyệt đối không tin ai, không nghe ai!
Thủ-Độ tuy kinh hoảng cùng cực, nhưng được cha huấn luyện từ năm ba tuổi, nên nó cực can đảm, lại thông minh. Nó hỏi:
- Nhưng nếu nó cứ khảo, bắt con khai thì sao?
- Con khai rằng, mẹ dặn « Mẹ dấu một kho tàng gồm rất nhiều ngọc ngà, vàng bạc dưới cái hầm trong thư phòng của bố ». Nhớ không?
- Con nhớ. Còn sự thực con chỉ được nói với năm người mà thôi. Họ là ai?
- Một là bố con. Hai là ông bà nội. Ba là bác Lý, cô Ngân. Con nhắc lại mẹ nghe nào?
- Năm người là bố, ông bà nội, bác Lý, cô Ngân. Thế nói gì?
- « Kẻ gian không hề muốn bắt cóc con. Nó dùng con để phục kích giết mẹ. Muốn biết kẻ gian là ai, thì cứ tìm người đàn ông cụt tay trái. Người đàn bà có vết sẹo tròn trên hai má, mất một tai ».
Đoan-Nghi bắt con nhắc lại câu đó, rồi bảo:
- Sau khi mẹ chết, con phải giả ngây, giả dại, như người mất trí, cho đến khi gặp năm người mẹ dặn mới thôi. Con ra ngoài gọi họ vào đây.
Đám sứ đoàn cùng đám võ quan thủy quân vào trong khoang. Viên chánh sứ Vũ Khải hỏi:
- Thưa công chúa! Ác nhân là ai?
- Từ đầu đến cuối ta không nhận được mặt chúng. Lại cũng không biết võ công chúng xử dụng là võ công gì? Có lẽ là bọn cướp chúng thấy Thủ-Độ đeo nhiều vàng bạc trên người, định bắt cóc, cướp của.
Đến đây nàng mệt quá nói nhỏ như tơ:
- Ngày mai... Ngày mai... các người vào chầu, tâu với mẫu thân...ta. Xin...người tha tội cho...ta...
Đến đây Đoan-Nghi trợn ngược mắt, rồi nghẹo đầu sang một bên.
Thủ-Độ hét lên bằng tiếng Mông-cổ:
- Mẹ... Mẹ chết rồi à! Thành-cát Tư-hãn nói, con người ta ai sinh ra cũng phải chết. Người chết là hết. Người sống không được khóc. Mà lo làm những việc mà người chết bỏ dở, và trả thù cho họ. Ta nhất định không khóc.
Nói rồi nó ôm xác mẹ, mở to hai con mắt căm hờn nhìn mọi người xung quanh. Mệt quá, nó ngủ đi lúc nào không hay.
Khi Thủ-Độ tỉnh giấc, thì thấy mình nằm trên một cái giường rất lạ. Cạnh có một người con gái đang quạt cho nó. Người con gái thấy nó tỉnh thì lên tiếng:
- Tâu Thái-phi. Công tử tỉnh rồi.
Một người đàn bà xinh đẹp quần áo sang trọng, dáng người xanh ao, vàng vọt, đang nằm dài trên dường, cố ngồi dậy, lê chân chạy lại sờ đầu nó rồi hỏi:
- Cháu có đau đớn gì không?
Thủ-Độ hỏi:
- Bà là ai?
Người đàn bà bế nó vào lòng, rồi rưng rưng nước mắt:
- Bà là bà của con. Bà là mẹ của mẹ con.
Thủ-Độ nhớ lời cha dạy khi ta không biết người, mà người nhận là họ hàng thân thuộc với ta, thì phải hỏi lại đã. Đừng tin vội. Nó hỏi:
- Thế tên con gái của bà là gì nào? Bà nói trúng tôi mới tin.
Người đàn bà ghé miệng vào tai nó nói nhỏ:
- Bùi Chiêu-Dương.
- Không phải tên đó! Mẹ nói, bà tôi còn một tên mà chỉ mẹ tôi biết mà thôi. Bà có nhớ tên đó không?
Thái-phi Bùi Chiêu-Dương nghĩ thầm:
- Đoan-Nghi lưu vong nơi hải ngoại, nó dậy con cẩn thận như vậy cũng phải.
Bà nói nhỏ:
- Tên đó là Cái Nhớn.
Thủ-Độ ôm lấy cổ Thái-phi Bùi Chiêu-Dương:
- Bà ngoại! Bà ngoại ơi, mẹ chết rồi. Mẹ bị người ta bắn chết rồi.
Thái-phi bồng cháu vào lòng:
- Trước khi chết mẹ có dặn gì không?
Nhớ lời mẹ, nó nói dối:
- Mẹ dặn, mẹ chôn vàng ngọc trong thư phòng của bố. Có vậy thôi.
Nó nghĩ thầm:
- Trước khi chết mẹ bảo ta giả ngây thì ta giả ngây.
Trong trí nó nhớ lại, hồi ở Mông-cổ, có rất nhiều trẻ mồ côi, mà cha mẹ bị quân Mông-cổ giết, chúng trở thành ngây ngây dại dại. Thủ-Độ vội bắt chước, nó mở mắt thao láo, nhìn vào quãng không, rồi giả bộ nằm vật xuống dường, nhắm mắt lại. Thái-phi kinh hoảng lay gọi:
- Cháu! Cháu! Khổ quá.
Bà ban chỉ:
- Mau đi mời Ngự-y
Lát sau Ngự-y Trần-thị Phương-Thanh tới. Bà hành lễ với Thái-phi, rồi cầm mạch Thủ-Độ. Nó mở mắt nhìn bà như người mất hồn. Bà cau mặt lại suy nghĩ một lúc rồi hỏi:
- Tâu thái phi đứa trẻ này là ai?
Thái-phi thuật vắn tắt những việc xẩy ra một lượt. Phương-Thanh suy nghĩ một lát rồi tâu:
- Thần bắt mạch thì thấy hồng-đại, tức là mạch của một đứa trẻ khỏe mạnh. Tại sao bề ngoài lại có vẻ của một đứa trẻ mất trí?
- Cứ theo Vũ Khải tâu, thì trong suốt ba tháng hải hành, Thủ-Độ cực kỳ thông minh. Mẹ nó giảng cho nó nghe về sử Đại-Việt, chỉ một lần là nó nhớ, kể lại vanh vách. Sở dĩ nó bị thế này, có lẽ nó quá sợ hãi khi bị bắt cóc, sau lại chứng kiến cảnh mẹ nó giao chiến với bọn cung thủ rồi bị giết mà thành thế này chăng?
- Thần không tin thế. Tuy nhiên thần cũng xin trị cho tiểu công tử bằng châm cứu.
Nói rồi bà lấy kim thực nhỏ, châm vào huyệt Nhân-trung, Giản-sử, Phong-trì. Châm xong, rút kim ra ngay. Tuy bị châm đau, nhưng Thủ-Độ được huấn luyện thành người can đảm cùng với bọn con nhà quý tộc Mông-cổ, nên nó không kêu, cũng không dãy dọn. Ngự-y Phương-Thanh gật đầu:
- Có lẽ tiểu công tử bị kinh hoảng thực.
Bà châm vào huyệt Can-du, Thái-xung, Dương-lăng-tuyền của nó, lưu kim một khắc, rồi rút kim ra. Bà tâu:
- Về thuốc, thì xin Thái-phi cho tiểu công tử uống Định-tâm hoàn là được rồi.
Định tâm hoàn là thần dược do Thánh-y Minh-Không chế ra đã trên một trăm năm. Thuốc này có hiệu năng an thần, định tâm, kiên não, ích trí. Thủ-Độ vốn thông minh, nhớ dai. Bây giờ nó giả ngây lại được uống thuốc bổ não, nhờ vậy tuy xa cha, mẹ chết, nhưng thần chí của nó không bị khủng hoảng. Trái lại nó thông minh khác thường. Hơn nữa tại Mông-cổ trẻ con quý tộc thường được huấn luyện trở thành người trầm tư giống Thành-cát Tư-hãn. Nên nay nó trầm tư, thì Thái-phi tưởng nó kinh hoảng, chưa khỏi bệnh.
Hằng ngày nó lấy sách, rồi tìm chỗ vắng ngồi đọc. Thái độ đó của nó vô tình giống một người điên.
Nó sống cô độc, an nhàn trong cung với Thái-phi được hơn tháng. Tuy Thái-phi thương yêu nó cùng cực, nhưng bà đang bị bệnh hành hạ đau đớn đến chết đi sống lại, nên mọi việc chăm sóc nó đều do cung nga phụ trách.
Hôm ấy thình lình bệnh Thái-phi trở thành trầm trọng. Viên Thái-giám hầu cận bà vội phi báo cho nhà vua. Chiều hôm ấy nhà nhà vua cùng Đàm hoàng-hậu dẫn hai đứa trẻ ngang tuổi với Thủ-Độ vào cung vấn an Thái-phi. Đi theo nhà vua còn có Ngự-y Trần-thị Phương-Thanh.
Lễ nghi tất.
Thái-phi nằm trên dường, chỉ hai đứa trẻ nói với Thủ-Độ:
- Đây là Long-Thẩm, Long-Sảm. Cả hai với con đều là con cô con cậu. Các con thân thiện với nhau đi.
Trên đường từ Mông-cổ về Đại-Việt, Thủ-Độ đã được mẹ giảng cho biết về những liên hệ trong hoàng tộc. Nó biết mình có ba ông cậu còn tại thế. Ông cậu lớn nhất là Long-Ích, tước phong Kiến-khang vương. Ông cậu nhỏ nhất là Long-Tường, tước phong Kiến-bình vương. Hồi thơ ấu, cả hai ông đều được bố mẹ nó nuôi nấng, dạy văn luyện võ cho. Riêng Long-Tường, còn là đệ tử của ông bà nội nó. Còn một ông cậu, ở giữa hai ông ấy, chính là Đại-Việt hoàng đế. Ông cậu này sở dĩ còn sống còn ngồi trên ngai vàng, là do bố mẹ nó phò tá. Nó cũng được mẹ cho biết, nhà vua có hai con trai là Thái-tử Long-Sảm, hoàng tử Long-Thẩm. Long-Sảm bằng tuổi Thủ-Độ, Long-Thẩm lớn hơn Long-Sảm hai tuổi. Nhưng vì Thẩm làm con một thứ phi sinh ra, nên không được phong Thái-tử.
Suốt mấy tháng trên mặt biển, nó mơ màng rằng khi về Đại-Việt, thì sẽ gặp lại đám anh em con cô con cậu. Nó tưởng tượng ra rằng, các cậu đều nhờ ân đức của cha mẹ nó, thì đám anh em cô cậu với nó sẽ thân thiện với nó hơn đám con của Tốc Bất Đài, Bác Nhĩ Truật. Quen với tục lệ của các thiếu niên Mông-cổ, mỗi khi anh em, bạn hữu găp nhau là ôm lấy nhau. Nó chạy lại ôm lấy Long-Sảm. Không ngờ Long-Sảm co chân đá vào ngực nó một cái. Tuy có căn bản võ công, nhưng muôn ngàn lần Thủ-Độ không ngờ rằng mình bị đá, nó không đề phòng, nên bị ngã lăn lông lốc. Trong khi Long-Sảm hỏi:
- Thằng mọi này là ai mà mi dám ôm ta?
Thủ-Độ ngồi dậy, phóng con mắt hận thù nhìn Long-Sảm, không nói không rằng. Trong khi nhà vua quát Long-Sảm:
- Thủ-Độ là con cô con cậu với con. Nó là vathiếu niên áo xanh đã cau mặt khó chịu, vì chúng mới ở tuổi mười tới mười lăm, cái tuổi phải rèn luyện văn võ, thì lại kéo nhau vào cao lâu rượu chè...Thiếu niên áo xanh đưa con mắt nghiêm khắc nhìn Long-Sảm. Nội công của thiếu niên áo xanh đã tới trình độ cao thâm, nên tia hàn quang chiếu ra làm Long-Sảm rùng mình phải lui lại. Y cùng cả bọn uống rượu như những người lớn.
Sau khi ăn xong, Ba Huy bảo Thủ-Độ:
- Ta đi thôi!
Nói rồi ông đứng lên. Bất đắc dĩ Thủ-Độ cũng phải đứng dậy theo ông. Nó gật đầu chào hai thiếu niên rồi cúi gầm mặt, lui xuống lầu.
Khi nó vừa tới đầu cầu thang, thì tên Phạm Bỉnh-Du đã nhận ra nó. Y đứng bật dậy, chặn trước mặt Thủ-Độ, rồi túm tóc nó nhắc lên. Phản ứng tự nhiên, Thủ-Độ xuống trung bình tấn, tay phải nắm bàn tay túm tóc của Phạm Bỉnh-Du vặn ngược. Lập tức Phạm Bỉnh-Du phải nghiêng người đi. Thủ-Độ túm ngực y nhắc bổng y lên, rồi ném y xuống sàn gỗ. Ầm một tiếng, Phạm Bỉnh-Du nằm dài trên sàn gỗ. Trong lúc phản ứng, Thủ-Độ đã dùng một thức nhu quyền của phái Mê-linh mà mẹ nó dạy nó. Thực ra võ công Phạm Bỉnh-Du cao hơn Thủ-Độ nhiều, nhưng y khinh thường, thành ra bị đánh ngã. Y tung người dậy như con cá, roi phóng chưởng tấn công. Thủ-Độ chỉ đỡ được đến chiêu thứ ba thì lảo đảo muốn ngã. Tay trái Bỉnh-Du túm tóc Thủ-Độ nhắc lên, tay phải tát vào mặt nó. Thiếu niên áo xanh cầm cái tăm búng mạnh. Cái tăm trúng vào huyệt Đại-trùy của Bỉnh-Du, làm người y mất hết kình lực, đúng lúc Thủ-Độ dùng hai tay xỉa vào ngực y. Binh một tiếng, y ngã sóng xoài trên sàn nhà.
Thiếu niên áo xanh hỏi thiếu niên áo tím:
- Tự-Thừa, anh có nhận ra chiêu số của thiếu niên này không?
- Nội công hơi giống nội công nhà mình. Còn ngoại công, thì là nhu quyền của phái Mê-linh.
Bỉnh-Du bị đánh ngã, lập tức cả bốn tên còn lại của Gia-thụy ngũ anh cùng hét lên:
- A, phải giết thằng mọi điên!
Bọn Long-Sảm đứng dậy bao vây lấy Thủ-Độ. Thủ-Độ cười nhạt:
- Uổng cho chúng bay là con vua, cháu chúa, tự thị học võ, mà bốn tên vây đánh ta. Nếu chúng bay là con người, thì hãy lấy một chọi một
Long-Sảm chỉ Nguyễn Dư:
- Người dạy nó một bài học!
Nguyễn Dư lớn hơn Thủ-Độ hai ba tuổi, cao hơn nó một cái đầu. Nguyễn Dư bước ra hất hàm:
- Mi nhỏ hơn ta! Mi phát chiêu trước đi.
Thủ-Độ nhảy vọt lên cao, chân nó phóng một phi cước vào ngực Nguyễn Dư. Dư coi thường, y trầm người xuống, rồi chụp hai chân nó, định ném nó xuống lầu. Thình lình thiếu niên mặc áo xanh, cầm cái hột đào trên bàn búng một cái. Hột đào trúng huyệt Khúc-trì của Nguyễn Dư, làm tay y bị mất hết công lực. Thế là y bị trúng hai cước của Thủ-Độ, người y bay lại phía sau, nằm thẳng cẳng.
Cả thực khách trên tửu lầu đều reo hò chế diễu Nguyễn Dư. Y nổi giận, tay rút kiếm xả một chiêu định xẻ Thủ-Độ làm hai. Thủ-Độ lách mình một cái, tránh chiêu kiếm, rồi nhảy lùi lại. Thiếu niên áo xanh lại bắn hạt đào nữa, trúng huyệt Đại-trùy Nguyễn Dư, làm toàn thân y tê liệt. Y đứng như trời trồng, giữa lúc đó Thủ-Độ phóng chiêu Vân-hoành Tần-lĩnh của phái Hoa-sơn vào ngực y. Binh một tiếng, y bay ra xa, nằm ngửa mặt lên trời, chân tay dơ lên, coi rất ngộ nghĩnh.
Đoàn Thượng vác cái ghế đập vào đầu Thủ-Độ. Nó kinh hoảng, vội lộn hai vòng ra phía sau. Đoàn Thượng đập hụt, cái ghế trúng bàn ăn, thực phẩm bay tung lên, túa vào người anh em Long-Sảm.
Thiếu niên tên Thừa bảo thiếu niên áo tím:
- Tự-Khánh! Em ra tay đi, bằng không thiếu niên này nguy mất.
Thiếu niên áo tím vung tay một cái, mảnh xương gà túng huyệt Kiên-ngung ĐoànThượng. Lập tức cánh tay Đoàn Thượng bị tê liệt, cái ghế trên tay rơi xuống. Thấp thoáng một cái, Thủ-Độ đã điểm vào huyệt Đản-trung Đoàn Thượng. Y lại tê liệt toàn thân.
Long-Sảm, Long-Thẩm hô lên một tiếng. Hai tên thị vệ rút đao đeo ở phía sau lưng ra, bao vây Thủ-Độ vào giữa. Một tên quát:
- Đứng im chịu trói, bằng không ta băm mi ra như băm chả ngay lập tức.
Thủ-Độ chụp đại cái ghế đưa lên đỡ đao của anh em họ Cao. Chỉ hai hiệp, cái ghế bị vỡ tan. Kinh hoảng, Thủ-Độ phóng mình chạy, nhưng anh em họ Cao còn nhanh hơn, chúng xả hai đao vào người nó. Tự-Khánh lại vung tay, hai cái xương gà trúng huyệt Khúc-trì anh em họ Cao. Cánh tay chúng bị tê liệt. Thấp thoáng một cái, Thủ-Độ đã di chuyển thân hình ra phía sau Cao Kinh, rồi chĩa ngón tay phải điểm vào huyệt Kiên-ngung của y. Tay trái nó đã đoạt được đao. Cao Giới đâu biết rằng anh em Tự-Thừa, Tự-Khánh trợ giúp Thủ-Độ. Y tưởng rằng võ công Thủ-Độ cao hơn chúng nhiều. Y hô lớn:
- Xin chủ nhân mau chạy thoát thân!
Anh em Long-Sảm bỏ chạy xuống lầu, rồi vọt mình lên ngựa, ra roi, miệng quát:
- Đi!
Nhanh nhẹn, Thủ-Độ mở bọc lấy cây cung, nạp tên, bắn theo. Hai mũi tên xé gió bay theo, cắt đứt cương ngựa. Hai con ngựa không cương điều khiển, chúng cất cao vó hí lên mấy tiếng, rồi đứng ỳ ra.
Thủ-Độ biết võ công của mình thua xa ba tên Ngi anh con. Con không được đánh nó.
Nhà vua ban chỉ:
- Long-Sảm, con mau lại xin lỗi anh Thủ-Độ đi.
Long-Sảm vùng vằng:
- Phụ hoàng đánh chết con, con cũng không nhận thằng điên này là anh em đâu.
Hoàng-hậu can thiệp:
- Long-Sảm hành sự đúng lễ nghi. Dù Long-Sảm là em nhưng danh phận là trừ quân. Dù Thủ-Độ là anh nhưng danh phận là bầy tôi. Xưa nay chưa từng có lễ nghi nào mà tôi lai ôm lấy chúa bao giờ?
Nhà vua ngượng ngập tâu với Thái-phi:
- Chuyện trẻ con, xin Thái-phi chẳng nên quan tâm.
Thái-phi bảo Thủ-Độ:
- Thôi, con ra ngoài vườn chơi đi.
Thủ-Độ phóng con mắt ghê tởm nhìn anh em Long-Sảm, rồi ra ngoài. Nó thẩn thơ nhìn trời, nghiến răng:
- Nhất định ta không khóc! Khóc là hèn.
Dù chưa gặp mặt, nhưng qua lời giáo huấn của mẹ, Thủ-Độ dành ra biết bao tình cảm cho quê hương, cho anh em con cô, con cậu, con chú, con bác trong mấy năm qua...
Bây giờ, vừa về đến Đại-Việt thì mẹ bị giết, nó bị Long-Sảm làm nhục ; trong tâm nó nảy một mối nghi ngờ, rồi từ nghi ngờ biến ra hận thù. Nó nghĩ thầm:
- Ta phải trả thù cho mẹ! Ta phải rửa cái nhục hôm nay.
Nghĩ vậy, nó núp sau cửa sổ, ghé mắt nhìn vào bên trong. Thái-phi đã mệt mỏi lắm rồi, bà hỏi nhà vua:
- Hoàng nhi đã điều tra ra vụ ám toán Đoan-Nghi chưa?
Nhà vua tâu:
- Khu-mật viện đã đúc kết điều tra. Thần nhi xin kính tâu lên Thái-phi tường.
- Vụ này ra sao?
Nhà vua thuật lại vụ Vũ Khải đem thư lên Mông-cổ Thủ-Huy, Tử-Kim không chịu về, vì không có chiếu chỉ. Dọc đường ra sao. Đoan-Nghi lấy xe dạo phố ra sao, rồi bị ba tên cướp giả mãi võ bắt Thủ-Độ ra sao. Công chúa đuổi theo. Phần kết luận, nhà vua trao cho viên thái giám hầu cận đọc:
« Phu xe là một lính Thủy-quân. Y chờ mãi không thấy công chúa về, thì vội trở lại báo với Vũ Khải. Vũ Khải cáo với viên đô đốc Thủy-quân. Viên đô đốc sai một tốt binh sĩ theo giúp Vũ Khải, thì tìm thấy công chúa bị thương nặng. Cạnh đó có 26 xác chết. Y đoán rằng đó là những xác bọn cướp bị công chúa giết chết. Y hoảng hốt mang công chúa về thuyền trị bệnh. Sáng hôm sau viên đô đốc báo cho phủ thừa Thăng-long. Phủ-thừa Thăng-long đến phạm trường điều tra, thì 26 xác chết không thấy đâu nữa. Vũ khí, y phục cũng biến mất. Trong lúc lâm chung, công chúa có di ngôn với Vũ Khải rằng: Bọn cướp thấy Thủ-Độ mang nhiều vàng, ngọc. Chúng định bắt cóc để lấy của. Công chúa không nhận được võ công bọn chúng là võ công nào. Kết lại: Vụ này do bọn cướp gây ra. Nhưng chúng bị chết hết rồi, không thể điều tra thêm gì được nữa ».
Thái-phi thều thào:
- Hoàng nhi phải sai sứ báo cho phái Đông-A với Thủ-Huy ngay... Khổ lắm! Đoan-Nghi là đứa con dâu mà đại hiệp Tự-Hấp sủng ái nhất...Tin này mà đến với ông, thì cả môn phái Đông-A rúng động. Họ ắt tung người đi điều tra. Không biết sẽ có bao nhiêu người chết nữa đây? Lại còn Thủ-Huy nữa. Nó không về, thì có nghĩa là nó nghi triều đình. Bây giờ Đoan-Nghi chết tức tưởi thế này, đời nào nó ngồi im?
Đến đây bà mệt quá, nắm tay nhà vua:
- Hoàng nhi! Nếu Hoàng-nhi không vì tình huyết tộc, thì cũng...cũng tưởng nhớ...công lao cha nó, mà... đưa nó về Thiên-trường cho...ông nội nó nuôi dạy nó...
Đến đây, bà nhắm mắt lại:
- Ta sắp về với Tiên-đế! Nghĩ lại, ta nhập cung, được Tiên-đế sủng ái, sinh ra ba người con anh hùng là Kiến-Ninh vương, Kiến-Hòa vương và Đoan-Nghi. Nhưng, nay thì...tay không! Chúng đều đi trước ta cả rồi... Hỡi ơi! Ta tưởng gọi Đoan-Nghi về để mẹ con thấy mặt nhau lần cuối. Không ngờ... Không ngờ...
Đến đây, bà nhắm mắt lại.
Ngự-y Phương-Thanh kinh hãi, bắt mạch Thái-phi. Bà lắc đầu:
- Tâu bệ hạ, Thái-phi băng rồi.
Nhà vua than:
- Trẫm vì muốn kiến tạo lại thịnh thời của bốn vị Tiên-đế mà bàn với Thái-phi viết thư mời công chúa Đoan-Nghi, phò mã Thủ-Huy về phò tá. Không ngờ Thủ-Huy nghi trẫm thiếu thành tâm, mà ở lại đất khách. Còn Đoan-Nghi vừa về thì bị ám toán. Vụ này e có loạn chứ không giản dị đâu. Nếu như Thái-phi còn tại thế thì người có thể nói một lời với Thủ-Huy với phái Đông-A dùm trẫm. Bây giờ Thái-phi lại băng, làm sao? Phải làm sao?
Đàm hoàng hậu đề nghị:
- Hay ta dấu nhẹm việc công chúa hoăng đi. Coi như công chúa chưa về tới Đại-Việt. Sau này, Thủ-Huy, hay phái Đông-A cho người đi điều tra, thì ta cứ nói là thuyền chở công chúa Đoan-Nghi bị đắm trên biển Đông. Còn Thủ-Độ nó kinh hoảng quá, đến mất trí, thì cứ nói dối rằng nó là đứa trẻ mồ côi, ta đem về nuôi. Ta cải họ, đổi tên cho nó. Khi nó lớn lên, ta cho nó tĩnh thân làm thái giám. Bây giờ ta tạm cho nó vào trường Quốc-tử giám học cùng với Long-Sảm.
Nhà vua tán thành:
- Đành vậy. Ta cải họ Trần của nó thành họ Đàm, còn tên thì giữ nguyên.

Truyện Q9- Anh Hùng Đông-A Dựng Cờ Bình Mông Lời nói đầu Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6 Hồi 7 Hồi 8 Hồi 9 Hồi 10 Hồi 11 Hồi 12 Hồi 13 Hồi 14 Hồi 15 Hồi 16 Hồi 17 Hồi 18 Hồi 19 Hồi 20 Hồi 21 Hồi 22 Hồi 23 Hồi 24 quả nhiên kiến kéo đến leo lên người Thủ-Độ ăn mật. Dù bị kiến đốt, nhưng Thủ-Độ cương quyết nghiến răng chịu đựng cho đến khi ngất đi, không biết gì.
Nguyễn Dư bàn:
- Ta trói chân nó, rồi ném vào chuồng ngựa, cho nó ngủ với ngựa, rồi bỏ đói, thì chỉ hai ngày nó phải van xin ta.
Thủ-Độ bị ném vào một cái chuồng ngựa hôi thối. Nằm trong chuồng ngựa, hai bàn tay sưng nhức cực kỳ, nó chợt nghĩ đến tâm pháp nội công mà bố nó dạy nó để chống lại cơn đau đớn. Nó hít hơi, luyện thử. Không khó khăn, chân khí trong người nó lưu thông dễ dàng. Khoảng hơn khắc, bao nhiêu cái đau đớn biến mất. Suốt đêm đó, nó luyện công. Cho đến sáng, mệt quá nó ngủ đi lúc nào không hay.
Sáng hôm sau, tên Cao Giới lôi nó lên nghị sự đường trước mặt bọn Gia-thụy ngũ-anh. Long-Sảm chỉ mặt nó:
- Hôm Trung-thu mày làm nhục tao giữa chỗ đông người. Rồi hôm ở quán Bích-động, mày ỷ có bọn Trần Tự-Thừa, Trần Tự-Khánh, mày làm nhục tao. Kể từ nay, tao giam giữ mày ở đây, cho đến khi nào mày dùng võ công chân chính thắng bọn tao, thì tao thả mày ra. Mỗi lần đấu võ mà mày bị thua thì tao đánh mày mười roi mây.
Cao Giới đem đến sợi xích sắt khóa chân Thủ-Độ lại cùng với mấy cái lục lạc. Y ra lệnh cho nó:
- Từ nay mỗi buổi sáng mày phải rửa chuồng ngựa. Buổi trưa phải gánh mười thùng phân bón hoa, tưới rau. Buổi chiều phải tắm mười con ngựa. Nếu mày trễ nải thì bị phạt đánh hai mươi roi.
Tuy thằng Giới ra lệnh như vậy nhưng mỗi khi bọn Gia-thụy thấy hứng lại lôi nó ra bắt đấu võ. Thường chỉ được mươi hiệp là nó bị đánh ngã. Long-Xưởng lại dùng roi mây đánh đập làm trò tiêu khiển. Chỉ mấy tháng sau, nó ngẫm ra rằng, hôm mới vào đây, bọn Long-Sảm đánh đòn, nó còn thấy đau, bây giờ gần như nó không cảm thấy khó chịu nữa. Nó biết, sở dĩ có tình trạng đó là do kết quả của thời gian cần cù luyện công. Nhưng hằng ngày vùng tim, vùng gan, vùng lá lách vẫn hành hạ nó cực kỳ khổ sở.
Nó tự an ủi:
- Ta phải cố sống! Lão già Ba Huy đánh ngựa thấy ta bị bắt, ắt y trở về báo với cô Bạch-Hạc. Cô Bạch-Hạc thế nào cũng tìm cách cứu ta ra, đưa ta về Thiên-trường. Ta sẽ thuật cho ông nội ta biết về cái chết của mẹ ta.
Từ hôm nhập Đông-cung, nó có một thắc mắc là tại sao cái chuồng ngựa lại quá đẹp. Tường bằng gạch nung đỏ, cột bằng gỗ lim, mái lợp ngói đỏ. Trong chuồng lại trải gạch hoa? Có lần nó hỏi một viên thái giám già quản lý Đông-cung là Đỗ Viện về sự lạ lùng ấy. Viên thái giám nói sẽ vào tai nó:
- Cái chuồng ngựa này được xây vào thời vua Anh-tông. Bấy giờ Thái-tử Long-Xưởng được cho ra ở Đông-cung, đã xây thêm để làm phòng luyện võ. Khi Long-Xưởng bị cách, Đông-cung bỏ hoang. Từ lúc Long-Sảm được ra đây ở, thì không thiết tập võ, mới dùng làm chuồng ngựa.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy : CDDLT
Nguồn: CDDLT
Được bạn: NHDT đưa lên
vào ngày: 15 tháng 5 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--