Phần Kết

Ngẫm trong cõi nhân gian này, cả hai mặt che chở hoặc thù hận trù úm thật là kinh khủng. Từ nhúm người ăn lương quanh đây đến bọn siêu cường bọn khủng bố. Từ kẻ bần hàn đến các đại nhân, thần thánh đều thế cả. Ưa thì bênh che cho lên tận mây xanh, ghét thì xoi mói bàyđặt cho xuống địa ngục. Hôm mẹ tôi mất ở viện, nhập nhoạng tối thì thấy thằng cháu tên là Bình hốt hoảng chạy ra cổng tìm tôi và nói: “Bà mất rồi, cậu biết chưa. Rõ khổ cậu. Bên bà cả tuần thì không sao, cậu vừa ra khỏi cổng viện là bà mất”. Tôi hiểu đó cũng là một sự bênh che. Đến khi thành ma rồi mà che chở bênh vực. Mẹ muốn tránh “việc buồn, khắc buồn” cho tôi.
Bố mẹ, người thân vào cũng vậy cả, không chịu chết trước mặt người mà mình thương nhất, cốt là để đỡ cho người ấy. Cũng là đỡ cái “vận đen” cho người ấy. Cả âm và dương.
Từ ngày mẹ tôi mất, tính ra tôi được gặp mẹ mấy lần. Trong giấc mơ thì không nói làm gì. đáng kể là sau lần tôi được trực tiếp nói chuyện với người qua một cô gái xinh đẹp ở vùng núi Hàm Rồng, đêm về một quán trọ mái lá bên sông Mã, tôi đang lơ mơ thì thấy mẹ tôi đứng trước giường tre tôi nằm và gõ cành cạch. Tôi đưa tay nắm lấy bàn tay khô gầy của mẹ thì mẹ biến mất. Đó là lần duy nhất tôi được gặp lại người, cao hơn cả sự thật.
Còn các lần tôi đều gặp mẹ hóa thân. Nơi tôi ở là một khu trường đại học phía sau còn nhiều nét hoang vắng. Dọc những bãi đất, bờ cây, ao rau muống... Đêm đến đầy đom đóm. Các buổi tối qua đấy tôi cứ thấytừng đàn đom đóm bay theo mình, khi tôi cất lên tiếng gọi “Mẹ ơi”, thì đom đóm biến mất...
Hồi ở căn nhà cấp bốn ở khu đất Quần Ngựa, đêm nào về muộn tôi cũng thấy con chim đậu ngay trên nhánh cây trâm bầu nghiêng xuống trên vũng sân đầy rêu. Tôi bật đèn nó cũng không bay, đến lay vào nhành cây cũng không bay. Có lần lên chùa phía Hồ Tây hỏi, thì một sư thầy cho hay: “Mẹ anh đấy”. Sau hôm lênchùa trở về thì chẳng thấy con chim đâu nữa. Điều khiến tôi sửng sốt không dám trú ở đó nữa là từ đó, trên mảnh sân rêu nhà tôi đầy những chú sâu đủ màu rất lạ. Đêm đêm chú bò lổn nhổn, phát ra ánh sáng xanh đỏ kinh dị.
Hai năm lại đây thì lúc nào tôi cũng gặp một chú nhện nhỏ xíu giăng trước mặt. Thú thực tôi có phiền lòng nhưng không dám nói gì. Một lần tôi tìm đến một ngôi chùa xa ở mạn sông đà thì được một nhà sư cho biết: “Mẹ anh đấy”. Tôi liền hỏi: “Có điều gì không ạ?”. Nhà sư bảo: “Bình tâm. Cõi dương gian nhện sa là điều xấu, nhưng âm thì ngược lại, nhất là với người như mẹ anh. Anh hãy nhắm mắt mà xem. Người đang hóa thân thành “Con nhện giăng mùng”, buông mùng mỗi ngày ru cho anh ngủ đấy!
Tôi vái lia lịa rồi khóc lên hu hu như tuổi ấu thơ..!
Viết và chữa, Phố Nguyễn - Xóm Mổ
1996-2001
HẾT

Xem Tiếp: ----

Truyện Mẹ tôi...và trần gian Mục lục và giới thiệu đôi nét về tác giả P1 ... Và trần gian Hạng mục cuối cùng Đại hồng phúc Gò ma Binh pháp Tôn Tử Cõi Ất Dậu Đi xe Giao Thủy Đã xem 47178 lần. --!!tach_noi_dung!!--


P 16

--!!tach_noi_dung!!--
Anh cả tôi làm đến bí thư quận ủy một quận lớn. Sau này phát triển biết đâu trở thành quận một trăm hai mươi của thành phố. Bố mẹ vào chơi. Mẹ tôi đem theo tình mẫu tử và dăm bài thơ của tôi. Có câu: “Thực ra, mẹ chỉ là người nặn tượng, em mới là người sinh ra anh”. Câu thơ như thế, mẹ cũng mang theo. Mẹ không tự ái. Cô thư ký xinh đẹp của anh tôi lễ phép đến chào bố mẹ. Trước tiên là chào mẹ. Cô đọc câu thơ để trên bàn. Mẹ chỉ cười. Vừa xã giao vừa đượm tình. Mọi người bàn rất vui, như là một sự lý giải về thơ. Cô thư ký nói: “Em phải như thế nào thì mới đáng được nhận cái thiên chức kỳ lạ vậy”. Bất chợt chị dâu về. đầu tiên cũng vui, lịch sự. Sau thình lình nổi đóa. Mặt như chàm đổ: “Mời tất cara khỏi nhà của tui, để tui khóa cửa lại”. Đánh ghen. Hẳn cô thư ký xinh đẹp và anh tôi có chuyện với nhau rồi. Mẹ tôi im lặng chịu đựng. Bố thì hình như ra khóc ở công viên phía sau nhà...
Mẹ sinh ra tôi vào một đêm năm Dậu. Người chết như rạ. Vừa sinh con vừa nằm mộng. Đó là điều rất lạ. Khi sinh nở, sau những cơn vật vã đau đớn, thường không có đâu mộng mị. Chợ Thượng ở bên con sông xanh biếc. đất chợ trên nền khu mả Tây mả Tàu. Nửa đêm mẹ mơ thấy ba người đàn ông to cao quá khổ bước vào cửa. Cả ba cao tới mái nhà. Đều đẹp trai vàtửtế. Hình như một người Tầu trắng, một Tây đen và một người Việt. Người Việt đi giữa. Ba người đáp lễ mừng. Tự giới thiệu: người Tây giàu có, người Tầu chức quyền, người Việt chỉ có văn thơ. Mẹ chọn ai. Lập tức mẹ đứng dậy, chỉ vào anh đứng giữa. Ba người đàn ông biến mất. Về sau chính nơi ấy quật lên đúng ba ngôi mộ, với ba chiếc hòm bằng tôn đen. Quan tài lạ, trên lớn, xuống dưới bé dần. Mở ra đúng là có ba ông như giấc mơ của mẹ...
ĐếnNhâm Thân, mẹ mất. Vào cuối tháng hai. Anh cả tôi bị vận đen áo xám thế nào, đúng bốn mươi chín ngày mẹ mất, thì anh ngã lăn trên nền nhà trệt, giữa đêm khuya. Gần sáng, chị dâu tôi mới biết. Anh bị gãy hai đốt xương cổ. Mổ cấp cứu sọ não. Sau đó thì liệt.
Đêm đêm, tôi thấy mẹ tôi về. Tóc người xõa ra rất lạ. Người đi rất nhanh, đầu hơi cúi. Bóng thoáng qua ô cửa nơi giường người nằm, vào lúc cuối đời. Gương mặt người không vui, không buồn, hình như có phù một chút. Nhà vắng vẻ. Tôi đã chuyển đi ở một chỗ khác. ảnh mẹ tôi được vẽcả bằng sơn dầu, treo trên tường. Bên cửa là cây chuối, cây đu đủ và một cây cọ, những thứ cây khi sống, mẹ tôi thích. Mỗi lần mơ thấy mẹ về, hôm sau nền nhà đầy sâu róm và con sên đen trũi như chiếc đũa cả. Các băng nhạc có thu những bài thơ của tôi tặng mẹ đều sổ tung như cụm sóng gây nhiễu ra-đa hồi chiến tranh. Đúng hơn, có ai đó làm sổ tung ra...
Khi sống, mẹ tôi biết nghe thơ. Mẹ nghe thơ rất thạo. Thật như đi chợ, nhóm bếp, chăm bẵm con ốm. Mẹ nghe thơ như đời. Nói đúng hơn: thơ mới là đời. Buổi trưa, mẹ thường đọc Kiều, sau đó để sách vào dưới gối. Hồi bé, tôi thường nghe mẹ đọc thơ bên đĩa đèn dầu lạc để góc giường. Còn tôi thì liếm cái đĩa nước mắm có hạt tiêu khi mẹ sinh em. Câu thơ:
Rồi một hôm, nếu về cha hỏi
Mẹ ở đâu? Con biết nói sao
Con sẽ bảo: trông cha mòn mỏi
Mẹ từ trần sau mấy tháng đau...
Nhưng tuyệt nhiên từ khi lớn lên, tôi không nghe mẹ đọc câu thơ ấy nữa. Có lẽ vì mẹ biết mình đang sống, đang chiến đấu mạnh mẽ cho cuộc sống. Hơn nữa, đã có thơ của tôi. Tôi biết bài thơ: Nghe lại tiếng gà:
Năm canh thì chọn canh nào
Lòng con với mẹ thấm vào năm canh...
đêm, hai mẹ con cùng mở băng đêm, Bóng mẹ đi đi lại lại. Bài ấy tôi viết bằng lục bát. Thể thơ lục bát rất gần với hồn quê, với lời ru từ thuở làm người.....
Thường các buổi đi làm về, tôi nhìn trước lên hai ô cửa. Nếu cửa khép là tôi tìm xuống chợ. Tìm mẹ để lấy chìa khóa và xách làn cho mẹ. Tôi phát hiện ra một điều kỳ lạ. Lạ hơn cả ma. Điều này tôi cam đoan không hề hoang tưởng. Nhiều lần, rất nhiều lần, khi chợ đã vãn. Còn tôi thì đã đi lại các quầy trong chợ nhiều lần. Vẫn không thấy mẹ đâu. Đành về đứng đợi ở lối lên nhà. Một chốc thì thấy mẹ từ cửa chợ đi ra. Buồn và sợ. Có bài thơ rằng:
Thuở bé, mẹ chưa vào chợ
Cả phiên chợ Thượng sáng bừng
Bóng mẹ, tìm đâu cũng thấy
Trong mắt những người trai làng
Cuối đời, con lại đi tìm
Bóng mẹ ở trong buổi chợ
Chợ thưa, bóng mẹ gầy nhỏ
Mà con tìm mãi không ra...
Phải chợ là trang giấy thấm
Thấm dần bóng của mẹ ta...
Bài thơ in vào Tuyển. Tôi đem bài thơ đi hỏi một nhà sư rất giỏi ở trên chùa. Thân lắm, nhà sư mới nói. Trước tiên, nhà sư buộc tôi ngồi vàochiếu, đọc lên bài thơ. Nhà sư gõ chuông, cốt để lời thơ thấm vào tiếng chuông. Mãi sau, ông bảo: “Thuở mẹ anh sống, thời cuối người đã chuyển sang âm rồi. Ngay khi cụ đi chợ thì cái bóng đã ngả vào cõi âm. Anh tìm không ra là phải. Người ta đang sống, nhưng đến lúc chiển dần sang cõi âm, mà mình không biết. Chỉ người cùng tâm linh mới phát hiện ra điều đó. Anh thiêng. Chính Thích Ca thuở bé cũng có lần đi tìm mẹ như vậy”.
Gần đây, tôi ít ngủ. Đầu giường để một chao đèn. Gió từ hồ lay suốt đêm vào tầu chuối. Chừng ba giờ sáng, tôi dậy bật đèn lên. Mới đây, tôi nháp một bài. Chưa hoàn thiện:
Thú thực, mọi điều tôi xem thương
Chỉ có mẹ và con người là đáng trọng
Nhưng, trừ cả cái phần dương mẹ sống
Chỉ từ ng"#phandau">Tước hiệu đàn ông
Võng mắc vào biển Hổ phụ Cát nóng Nhớ thương tu hú Tết quê PI - PII Tết quê P- III P -2 Mẹ Tôi Mẹ Tôi P 5 - P 6 - P 7 Mẹ Tôi P 8- P 9 P 10 - P 11- P12 - P 13 P 14 - P 15 P 16 Phần Kết

© 2006 - 2024 eTruyen.com