Phần XIV
Chương 4

Ông René de Fromentin vừa cho in một loạt những bài viết về Đông Dương được người đọc chú ý. Ví dụ: việc xây dựng ngôi nhà thờ lớn tại Hà Nội hay “người Chiêm Thành và chế độ mẫu hệ". Rồi “nghiên cứu về tang lễ của người Việt ở xứ Bắc Kỳ”. Tuy vậy, ông René vẫn bị những người như Julien coi là kẻ vô tích sự đáng yêu. Sở dĩ Julien cho thêm tính từ dáng yêu vào vì mới đây cuốn sách “tản mạn Bắc Kỳ" của ông được báo chí Paris rất khen ngợi. Thực ra những người như ông vẫn được các ngài toàn quyền, công sứ coi trọng vì họ được coi là đại điện cho nền văn hóa Pháp. Họ được coi là những bình hoa đẹp trang trí cho công trình thuộc địa của nước Pháp ở xứ sở này.
Khi nhận được thư của họa sĩ Pierre Messmer báo cáo cho biết làng Cổ Đình sắp mở hội, ông René lập tức thu xếp đến đồn điền ngay. Về đến nơi, Pierre rủ René đi đến đình làng. Hai người Pháp đã đi từ ngạc nhiên này đến sửng sốt khác. René bảo:
- Lạ thật! Chúng ta ở cái làng này đã lâu. Sao lại không biết cái công trình đáng yêu này nhỉ. Thế mới biết chúng ta đầy chất quan liêu.
- Vì quan liêu hay vì chúng ta là ông chủ. - Pierre nói.
- Cũng có thể. Vì ông chủ thì bao giờ chả thấy ngôi nhà của mình là đẹp nhất thế gian. Còn ngôi nhà của đày tớ…
Pierre chú ý đến mặt mỹ thuật. Ông rất ngạc nhiên sao con người lại công phu và tinh vi chạm khắc đến từng mẩu gỗ nhỏ trong một công trình kiến trúc lớn thế này. Mà lại chỉ là công trình của một làng quê. Pierre rất thích thú đặt tên cho cái đình này là "Cái nhà hoa”. Còn René lại để ý đến mặt sinh hoạt của những bức khắc. Ông ta cứ ngần ngơ đứng trước bức cửa võng hoành tráng thếp vàng với bốn con rồng chầu mặt trời, với những nghệ sĩ đánh đàn với những cô tố nữ đang múa. Và óc ông đã lóe ra một đề tài nghỉên cứu mới.
Hôm mười ba, René và Pierre lên đền Mẫu đúng lúc bà đồng Mùi đang bắt ghế hầu thánh. Hai người dự cho đến hết ba giá đồng. Khi bà Mùi hầu xong lập tức một bà đồng khác thay chân hầu tiếp. René càng ngạc nhiên hơn khi ra ngoài điện thờ - Lúc này ở núi Mẫu không phải chỉ có một mà có nhiều đám hầu bóng. Đám ở dưới gốc cây ngọc lan có cây hương đã đành. Lại còn một đám ở dưới gốc cây si khổng lồ. Tại đây, người ta lấy năm tàu lá cọ chồng lên nhau xòe ra làm một bán mái. Từ đỉnh bán mái treo một chuỗi ba cái nón nối đuôi nhau từ trên cao rủ xuống, cái trên cùng tua đỏ, cái thứ hai tua xanh, cái thứ ba tua trắng. Dưới chùm nón là một hòn đá phía trên bằng phẳng đặt một bát hương. Và thế là đủ một điện thờ. Cung văn, chỉ một ông đánh đàn và một bà gõ trống phách. Cô đồng là một cô gái rất trẻ mặc áo xanh. Trước mặt cô có một đoạn thân cây chuối dài chừng gang tay trên cắm một thanh tre dán giấy mà người ta gọi cái cốt. Pierre nhìn những con người mê đắm và những màu sắc rực rỡ giữa một thiên nhiên êm đềm màu xanh, chợt thấy bản thân mình cũng như bị mê hoặc, bị ám ảnh. Ông vội lấy bút giấy ra vẽ nhanh ít nét. Ông còn lẫn vào đám con nhang đệ tử ngồi ở đó khá lâu. René phải kéo mãi Pierre mới chịu rời chỗ đó. Ông bảo sở dĩ phải ngồi lâu thế vì muốn thu vào tâm khảm những màu sắc, cái không khí hồn nhiên bí ẩn mà trong đời ông khó có dịp gặp lại. Buổi chiều hôm ấy, Pierre tự nhất mình trong buồng để tưởng tượng lại, ghi lại cái quang cảnh mà ông đã dự, lần này giữ lại bằng màu sắc thuốc nước.
Buổi tối rỗi rãi, René và Pierre rủ cả Julien xuống nhà ông đầu bếp Lềnh ở khu trồng bưởi cuối vườn. Ông già người Tầu thấy ba ông chủ Tây đến, định thu dọn cái bàn đến cất đi, song Julien hiền từ nói:
- Ông cứ để đấy, đừng dọn dẹp. Có cái bàn đèn của ông nói chuyện mới thú.
Ông Lềnh mời mọi người hút:
- Các ông chủ chớ ngại. Thỉnh thoảng hút chơi một điếu không có hại. Chỉ có lợi vì tinh thần sảng khoái.
Julien cười:
- Châu Phi có lên đồng. Đông Nam Á có lên đồng. Tôi nghĩ lên đồng của người An Nam là một thứ dị đoan, phù thủy, một thứ khoa học rừng rú.
René điềm đạm nói:
- Tôi nghĩ bất cứ tôn giáo nào cũng đều có trạng thái lên đồng. Cơ đốc giáo có sự thiên khai. Phật giáo có trạng thái Ngộ đạo. Khi đã lý thuyết hóa, ta mới coi đó là tôn giáo. Còn những sự thiên khai vô ngôn thì sao? còn những người bình thường bằng trực giác bỗng nhiên thấy được những điều đẹp đẽ bí ẩn thì sao?
- Như vậy là những người An Nam cũng có tình cảm tôn giáo sao? Tôi đã gặp những cha đạo rất thánh của chúng ta. Tôi nghĩ chỉ đến khi các vị ấy trải qua bao gian khổ tới đây, lúc đó người bản xứ mới có một đức tin chân chính. Hãy đến ngôi chùa cổ mà xem. Người giữ đạo ở đấy là ông già điên khùng. Còn ngôi điện thờ trên núi ư? Tôi không tin những người đàn bà mê muội ấy lại có thể mang giữ được những điều thiêng liêng cao đẹp mà chúng ta gọi tên là tôn giáo. Nếu chúng ta kiêu ngạo như vậy, làm sao chúng ta có thể hiểu được họ. Làm sao chúng ta có thể làm được một sự tăng hợp sáng tạo. Nghĩa là sự hòa trộn nhuần nhị giữa hai nền văn hóa đề tạo ra một đất nước đẹp đẽ theo mô hình văn minh của người Pháp để tạo ra một bó hoa rực rỡ kiểu Pháp giữa vùng châu Á.
Julien cười khẩy bảo René:
- Ông là người bênh vực và am hiểu người bản xứ. Vậy ông có nhận thấy họ là những người thích làm quan và háo danh không? Hầu hết người An Nam đều muốn làm quan. Và khi đã leo lên được một địa vị, lập tức họ trở thành một ông quan tham tàn. Thậm chí làm quan không có quyền, họ cũng mua quan. Họ như những đứa trẻ ngây ngô. Khi có tiền trong tay, ho phung phí nào khao nào cỗ bàn linh đình. Họ cứ tưởng như tiền ở trên trời rơi xuốnai tối nay nấu báo đêm cho ông”. Lý Cỏn kéo bà lại gần rồi thò bàn tay gầy guộc của mình chui vào cái yếm trắng, xoa xoa, véo véo đôi vú sáu con mà vẫn mây mẩy của bà. Chán chê mới chịu cho đi. Bà Ba nguýt chồng: “Rõ nỡm!”.
Người đàn bà về nhà, ăn Cơm qua quýt, rồi bưng cái thúng lễ vật xinh xinh, trong đó có đủ trầu cau, oản nải, vàng hương, ra bến Đình bơi đò ngược dòng sông Son đến đền Mẫu.
Bà Ba ba chân bốn cẳng lên đền. Lúc này khách thập phương đã vãn. Tuy nhiên tòa đại điện vẫn hương khói nghi ngút, đèn nến sáng trưng. Không còn người hầu thánh nữa. Bà Mùi hỏi:
- Sao bà Ba lên lễ muộn thế?
- Lạy thánh mớ bái! Em đâu phải vô tâm. Nhưng bận quá, bây giờ mới lên lễ Mẫu được.
- Tâm động, quỷ thần tri! Còn lễ đến nửa đêm mới đóng cửa đền. Bà đến bây giờ vẫn kịp.
Ông Trịnh Huyền cũng vừa đánh đàn cho đám cô đồng xóm Mít làng Già hầu thánh xong. Đó là đám hầu bóng cuối cùng. Ông định thu xếp trở về. Ông Huyền và bà Ba cúi đầu chào nhau. Đến một năm rồi, bốn con mắt ấy mới mặt giáp mặt. Chạm vào ánh mắt của ông, bà Ba chợt thấy toàn thân mình run lên. Tâm thần chợt xốn xang bất định. Bà đặt lễ lên bàn thờ ngồi trước điện lầm bầm khấn vái. Nhân thể tay còn cầm đàn, ông Trịnh Huyền khẽ khàng nảy lên khúc đàn thỉnh Mẫu. Thế là, bà Ba không ngồi đồng, nhưng bà ngồi trước điện thờ rất lâu. Không có lời hát, không có trống phách, chỉ có tiếng đàn rỉ rả rót nhẹ vào tâm hồn bà. Tiếng đàn nói với bà những gì? Điều đó ai mà biết được. Chỉ có lòng bà cảm nhận. Chỉ có ông Huyền biết mà thôi. Đó là một cuộc lên đồng. Một cuộc lên đồng lặng lẽ. Bởi vì hồn bà thực sự đã lạc vào một thế giới ngoài trần thế. Bởi vì bà đã như mê đắm. Đến nỗi tiếng đàn đã bặt lặng tự lúc nào mà bà chẳng hay. Sau khi bà lễ tạ và ngẩng đầu nhìn sang bên, thì ông Trịnh Huyền đã đi khỏi tòa đại điện từ lâu.
Bà Ba cầm thẻ nhang ra cây hương tại gốc lan cổ thụ. Năm nào cũng vậy, sau khi lễ ở đại điện xong, bà vẫn đến cây lan. Bà đồng Mùi bảo căn của bà Ba là cô Bé thơm tho, thanh tịnh. Cây lan tháng ba ra hoa ngút trời. Hương ngọc lan bao trùm khắp ngôi đền Mẫu. Trên cây hương, có chiếc mâm bồng to, sơn son, đổ đầy hoa lan trắng muốt. Mỗi người lễ cô Bé xong, đều được phép nhặt một bông hoa lan cho vào túi, hoặc cài lên mái tóc. Lộc đặc biệt của cô Bé quý vô ngần. Lễ ở bước cây lan xong, ai cũng thấy lòng mình nhẹ nhõm, hồn mình thơm ngất ngây.
Không biết có phải hương lan ngào ngạt ở đền Mẫu, hay ánh mắt tiếng đàn của Trịnh Huyền đã làm cho bà ba Váy ngất ngây cho tới lúc ra khỏi đền; thậm chí khi xuống đến chân núi Mẫu, tâm hồn bà vẫn như lạc tận đâu đâu, như nằm trong một cơn mơ đầy những mây bông lãng đãng.
Trời đã tối. Đám rước khởi hành nhằm núi Đùng đi đã lâu. Chả còn thấy bóng người. Chẳng biết ma đưa lối quỷ đưa đường thế nào mà bà lại không quay về bến, trở về nhà. Tiếng trống nghe đã xa lắm. Có lẽ mọi người đã đến núi Đùng. Hay là tiếng trống hội đã xui khiến đôi chân của bà đi theo con đường đám rước. Nhưng làm sao tiếng trống hội từ chân núi Đùng lại vọng tới đây được; hai quả núi cách nhau xa lắm. Có lẽ là tiếng trống rước từ tận ngày xửa ngày xưa, đã qua thời gian, vọng về trong tâm tưởng của bà. Đám rước từ thời con gái. Cái năm loạn lạc ngày xưa ấy, lành Đình không làm hội ông Đùng bà Đà to như hôm nay. Hai hình nhân nhỏ thôi, chỉ vừa một người chui lọt vào trong. Các cụ già vẫn theo tục xưa, bảo rằng có làm như thế, có đất xác ông Đùng bà Đà thì dân lành mới tránh được tai họa. Đám rước thời con gái ấy đế lại cho bà ba Váy ngày nay biết bao kỷ niệm không thể nào xóa nhòa đi được. Bởi vì, chính ở đám rước ấy, bà đã gặp người con trai của đời mình. Bởi vì, chính ở đám rước ấy, bà đã biết sự ngọt ngào của tình yêu. Và cũng chính ở đám rước ấy còn có một điều bí mật mà bà đã chôn chặt trong lòng chưa bao giờ thổ lộ cùng ai.
Tiếng trống hội trong tâm tưởng vẫn vang vang. Bà đi theo con đường bà Đà, tức là con đường xa hơn cả trong hai con đường dẫn đến núi Đùng. Đường ông Đùng đi ngắn hơn. Đường đi trong nhân gian của người đàn bà bao giờ chả thế. Nó xa ngái hơn con đường của người đàn ông. Lúc ấy cũng là lúc mây mù tràn đầy thung lũng. Chả thấy bóng trăng đâu. Bà chui trong sương đêm trắng xốp. Chả nhìn rõ cảnh vật, song không sao, con đường mòn này bà đã đi qua nhiều lần. Bà như kẻ bị ma ám, như kẻ lên cơn rồ dại. Bà là kẻ đi tìm tiếng trống hội ngày xưa, đi tìm đám rước của ngày xưa. Bà là kẻ bị quá khứ mê hoặc hay chính bị cái ngày hôm nay mê hoặc. Trước trận đại địch, bà đã tình cờ phải hiện Trịnh Huyền chính là anh Phác, người con trai thời son trẻ của bà. Bà Ba đã lao vào mối tình xưa cũ, mối tình muộn mằn nhưng ngọt ngào đến thế. Người thiếu phụ như chợt được sống trở lại. Bà hối hả tìm lại những ngày son trẻ đã bị đánh cắp. Những cuộc gặp gỡ lén lút, rất nguy hiểm cho cả hai người, nhưng họ không tài nào cưỡng được. Giá như không có trận đại dịch, không khéo họ đã bị bại lộ, bởi vì ở đâu đó đã có tiếng xầm xì.
Bà ba Váy là con người hồn nhiên. Thuở con gái, bà hồn nhiên dâng hiến cho người mình yêu. Khi bị bán làm nàng hầu cho ông Lý, bà hồn nhiên đẻ một bầy con cho chồng. Lúc gặp lại người xưa, bà hồn nhiên quay trở lại tìm những rung động thật sự mà trong cuộc sống vợ chồng bà không thấy. Đến khi ông Lý mắc bệnh, bà lại hồn nhiên quay trở về bổn phận làm vợ, chẳng nghĩ đến sự sống chết, tận tụy chăm sóc cho chồng, thậm chí dùng cả bầu sữa của mình để gọi chồng trở về cõi nhân gian. Một năm trời hầu hạ lý Cỏn như thế, bà đã quên mất bản thân. Còn hôm nay, có lẽ cuộc gặp gỡ với đôi mắt của Trịnh Huyền, với tiếng đàn của Trịnh Huyền đã làm cái con người hồn nhiên ngủ lịm trong bà chợt thức đậy. Trịnh Huyền nào có nói gì đâu. Có lẽ đôi mắt đã nói. Tiếng đàn đã nói. Mỗi cặp yêu đương chắc đều có tiếng nói riêng cho nhau.
Bà cứ chui trong mây, rẽ mây mà đi như thế, rồi cuối cùng cũng đến bãi thiêu ở chân núi Đùng. Đám hội đã tan từ lâu. Chẳng còn bóng người. Trai gái đã rủ nhau vào rừng tìm đến những nơi "trải ổ hoặc đã trở về nhà. Sở dĩ đi đường bà không gặp họ vì họ đều theo con đường ngắn, con đường ông Đùng mà đi. Ai lại dại đi con đường dài, con đường bà Đà. Con đường xa ngái ấy chỉ đề dành cho những kẻ đang mê đắm. Bà ba Váy còn đứng giữa hai đống lửa thiêu xác ông Đùng bà Đà hồi lâu. Bà tần ngần bốc hai nhúm tro từ hai đống lửa đặt lên lòng bàn tay. Tro còn nóng bà trộn chung với nhau, rồi lặng lẽ leo lên đỉnh núi. Ngày xửa ngày xưa, Phác và Váy cũng đứng bên hai đống tro tàn như hôm nay. Phác đã trộn tro như vậy. Váy hỏi để làm gì. Phác bảo chắc hai ông bà thích như thế, và anh đã đem nắm tro trộn đó lên đỉnh núi đổ vào hai bát hương trên ngai thờ của ông Đùng bà Đà. Hôm nay, bà ba Váy lại lặp lại cái hành động xưa của Phác. Như thể một nghi lễ, như thể một tiếc nuối, ao ước.
Lúc bà Váy lên tới đỉnh, cũng là lúc chẳng còn một ánh lửa nào trong thung lũng, trong rừng sâu. Cũng là lúc bầu trời được vén mây và hai con mãnh thú xuất hiện trên đồi cỏ tranh. Hai con hổ say trăng, điên tình, gào lên giai điệu ái ân dữ dội. Chúng muốn đánh thức muôn vật thức dậy để cùng chúng quay cuồng vào vũ điệu ái ân. Bà ba Váy, người đi rừng lão luyện đã nhanh thoăn thoắt leo lên ngồi ở chạc ba cây thị. Hiếm có ai được chứng kiến cảnh loài dã thú ái ân trong rừng dãi trăng. Hiếm có ai được chứng toàn cảnh những vạt cỏ tranh, cỏ lau đổ rạp để tạo thành một tấm nệm, một vòng tròn tình ái cho loài chúa tể sơn lâm. Khi nệm cỏ rạp đã đủ rộng, đôi đã thú chỉ đuổi nhau trong phạm vi vòng tròn ấy. Cứ như thể đó là một sân khấu tình. Loài dã thú muốn phô bày hạnh phúc của mình cho trời đất cùng biết hay sao? Cái gì đã làm chúng say tình đến vậy? Các bậc đế vương phảỉ trợ sức bằng thứ rượu tình nhưng ở chốn sơn lâm này thì chẳng cần. Khí núi hương rừng cũng quá đủ men say. Hương rừng mùa xuân đặc quánh vật chất, thơm nức những thứ phấn hoa muôn loài trộn lẫn, dù là gỗ đá ngửi thấy cũng phải nổi tình. Con cái, khi đã tự gào thét đến khan giọng, tự khích thích đến mức thành kẻ say đồng, nó nằm lịm rạp xuống nệm cỏ để con đục ôm trùm lấy nó. Nó biến mất hòa tan vào vũ điệu tình yêu, lúc đó không gian mới lặng đi, không gian cũng tận hưởng sự giao hòa.
Khi đôi dã thú liếm láp cho nhau rồi lặng lẽ bỏ vào rừng, bà ba Váy cũng từ trên cây thị tụt xuống đất. Người đàn bà đã biến thành kẻ mộng du. Lúc này, tiếng trống hội trong tâm tưởng bà đã bặt lặng từ lâu, nhưng thay vào đó lại vang lên những tiếng thì thầm, đó là những tiếng gọi từ xửa từ xưa chúng khiến cho đôi chân bà bước đi theo chúng không tài nào cưỡng lại được. Như đã có sự dun dủi sắp xếp sẵn sàng một chiếc mồi rơm đã bị ai đó vứt chống chơ bên ngai thờ vẫn còn liu riu ngọn khói. Bà Váy cúi xuống nhặt rồi quăng đi quăng lại cho ngọn lửa bùng lên. Tiếp đó, bà xăm xăm bước vào rừng. Tiếng gọi trong tâm tưởng dẫn lối cho bà, hay thói quen của đôi chân chi nẻo. Đường trong rừng rát mập mờ, thế mà đôi chân không hề vấp váp, tiếng thì thầm trong óc bảo rằng hãy đến bên bờ suối. Hay là tiếng của người cha. của ông thần rừng nhỉ? Tiếng nói bảo rằng hãy đến nơi mỏ nấm. Hay là tiếng nói của chính bà nhỉ? Có thể ao ước đã biến thành giọng thì thầm. Không phải ao ước mà chính là sự thật. Đôi mắt của người đánh đàn và chính tiếng đàn cũng bảo bà như thế. Nó nói rằng đang có đợi chờ. Chính ở chỗ ấy ngày xưa đang có mong mỏi đợi chờ. Nhửng ý nghĩ làm cho bà nóng bừng. Trái tim đập thình thình. Bước chân run rẩy. Sắp đến rồi. Qua khu rừng sấu này thì đến. Mùi hoa sấu tháng ba. Ngọt ngọt chua chua. Những bông hoa sấu li ti rơi trên đá tảng. Chân bà dẫm lên; thấy như ngọt cả đôi chân. Một bầy con rồi mà vẫn thấy hồi hộp. Cái phấp phỏng của con người đi đến hẹn làm bà khô cả họng...
Bà Ba chẳng còn chút nào khôn ngoan cảnh giác nữa. Một năm trước đây, đã có những đôi mắt soi mói nhìn bà, bới tìm sâu vào đời bà. Người đàn bà đa tình vẫn xăm xăm rảo bước, chẳng chú ý tới một bóng đen đã lầm lũi đi theo cái chấm lửa của chiếc nùn rơm đang ve vẩy trên tay bà. Cái bóng đen ấy đã chú ý tới bà từ lúc bà leo lên đỉnh núi, rồi trèo lên cây thị. Cái bóng đen lẫn vào đêm tối bám chặt sau bà. Mà có lẽ con đường rừng cũng không lạ lẫm gì với hắn, bước chân hắn chẳng hề vấp váp Nhưng rồi có lúc bước chân ấy cũng đạp lên cành cây khô, tạo ra một tiếng động làm người đàn bà đứng sững quay đầu lại. Người theo sau đã kịp ngồi thụp xuống để bóng của hắn hòa tan vào bụi rậm ven lối mòn. Bây giờ thì bóng đen đã biết rõ người đàn bà định đi tới đâu. Hắn không theo sát bà mà lặng lẽ ngồi im nơi bụi rậm. hắn chờ cho đến lúc không nhìn thấy cái mồi lửa lập lòe đằng trước mới đứng lên đi tiếp. Chắc chắn hắn đoán không sai, người đàn bà đang đi tới bờ suối, chỗ có mỏ nấm. Bóng đen bước chậm và thận trọng. Hắn bước đi rất tự tin, cứ như thể con dã thú đã đánh hơi đúng hướng đi của con mồi. mùi của con vật bị săn đuổi còn nồng nặc quanh đây. Con đường mòn dẫn qua một khoảng rừng trống. Lúc ấy bóng trăng cũng hiện ra làm ta trông thấy rõ trên vai bóng đen choàng một cây nỏ và một ống tên. Nhờ ánh trăng, bóng đen bỏ cây nỏ từ vai xuống, cầm nơi tay. Hắn có ý kiểm tra cánh cung và dây cung. Sau khi xem xét kỹ càng, hắn không đeo lên vai nữa và lăm lăm cầm trong tay rồi lẩn vào rừng theo một trong nhiều lối mòn dẫn đến cái đoạn suối mà hắn biết chắc.
Như vậy là hắn quá tự tin. Hắn không biết rằng trong rừng luôn có thể xảy ra rất nhiều tình huống mà con người không bao giờ ngờ tới. Vả lại, rừng có ngàn vạn cây, rồi vô số bụi rậm, hang núi, hốc núi để cho phép con người nương náu, trú ẩn, để thoát khỏi những con mắt rình mò. Bởi vậy, khi bóng đen nấp sau một tảng đá, nhìn xuống quãng suối dãi ánh trăng thì hắn đã hoàn toàn không thấy bóng bà Ba đâu nữa. Lúc ấy bóng đen tỏ vẻ bực mình. Hắn đưa con mắt láo liên nhìn khắp mọi chốn. Trăng dãi bạc lên các bụi rậm ven suối. Ánh trăng nhảy nhót trên dòng suối quanh co. Có một bụi rậm lay động làm bóng đen chú ý. Hắn chĩa cây nỏ vào đó. Từ đêm đen bỗng chui ra hai con vật xinh xinh dễ thương: hai con hoẵng rủ nhau xuống suối uống nước. Giá như hắn là nhà đi săn thì đôi hoẵng kia đã là miếng mồi ngon khó lòng thoát. Thực ra, hắn cũng là kẻ đi săn, nhưng không phải kẻ săn thú Con mồi của hắn là con người. Con người tinh hơn con thú, săn rất khó. Để nó hiện nguyên hình còn khó gấp bội. Linh tính bảo hắn cần kiên nhẫn chờ đợi. Con mồi của hắn thể nào cũng xuất hiện. Chỉ là vấn đề thời gian. Hắn thầm nghĩ “ Lưới trời lồng lộng... Con mồi kia làm sao thoát được”.
Hắn chờ đợi rất lâu. Có lẽ đã nửa tiếng hay một tiếng, hắn cũng chả biết nữa. Chỉ biết rằng hắn thấy thời gian đằng đẵng. Hắn vô cùng nóng ruột. Lại thêm lũ muỗi rừng quấy nhiễu, đốt đau nhoi nhói. Đôi hoẵng uống nước no nê đã dắt nhau đi từ lâu. Hắn nghĩ rằng mình đã sai lầm vì không theo sát bà ba Váy. Như vậy tức là hắn đã tính sai. Bóng đen đã định đứng dậy rồi đi lùng sục quanh vùng. Thời gian lâu quá rồi. Từng ấy thời gian, người đàn ông và người đàn bà đã có thể làm bao nhiêu chuyện. Không chừng, âu yếm nhau xong, họ đã bỏ đi rồi cũng nên. Nghĩ đến thế, lòng hắn chợt sôi lên sùng sục.
Hắn đã đứng hẳn lên rồi, đột nhiên lại ghìm bước và ngồi xuống. Một bóng người đang từ chân hòn núi đá đằng trước mặt bỗng hiện ra, đang đi xuống suối. Hắn nhận ra ngay bà ba Váy. Người đàn bà với dáng đi nhanh thoăn thoắt, ý chừng vui vẻ. Vai bà đeo cái ống bương. Bà ta đi lấy nước. Ánh trăng soi tỏ bộ mặt tươi cười của bà. Thấy bộ mặt tươi rói ấy, hắn càng sôi lên sùng sục. Hắn không thể nhờ người đàn bà lại có thể hai lòng như vậy được. Tuy nhiên, tay giương chiếc nỏ, hắn cũng không nhằm vào người đàn bà. Người hắn muốn nhằm vào là kẻ giấu mặt lén lút đằng sau bà ta, kẻ còn đang ở trong một hang đá nào đó đề chờ người đàn bà trở về. Kẻ ấy mới là kẻ đáng tội.
Bây giờ thì hắn không thể bỏ mất dấu vết người đàn bà nữa rồi. Bằng một lối tắt, hắn đã nhanh nhẹn qua được bên kia bờ suối, bám sát theo bà ta. Cơn mưa lây rây đã tạnh. Mù đã tan. Ánh trăng lu nhưng cũng đủ để hạn nhìn rõ người đàn bà rẽ đám đây leo chui vào một cái hang ở tưng chừng núi. Thì ra ở đây có một cái hang rất kín đáo. Đám đây leo như bức mành màu xanh che giấu mối tình vụng trộm của họ. Cái bóng đen phừng phừng cơn giận, chờ một lát rồi cũng rẽ dám dây leo chui vào.
Cái hang hình chữ chi. Khúc bên ngoài nhỏ hẹp. Khúc bên trong ngoặt sang phải và phình to. Trong và ngoài chẳng nhìn thấy nhau. Cái bóng đen rón rén đi vào khúc thứ nhất thấy ánh sáng ở trong hắt ra, chắc là họ đốt lửa. Cái bóng nghe rõ tiếng của người đàn ông bảo người đàn bà:
- Thôi Bà về đi, kẻo lũ trẻ đi xem hội về không thấy mẹ lại mong.
Tiếng người đàn bà trả lời âu yếm:
- Để tôi đặt nồi chảo cho ông đã. Mùa này lắm nấm. Cháo nấm thêm vài hột muối ngon như cháo gà.
Cái bóng nghe mà lộn ruột. Hắn bước thêm vài bước đã nhìn thấy khúc phình to trong hang. Bên đống củi bập bùng giữa hang, người đàn ông đang ngồi hơ tay để xua đi cái rét muộn tháng ba. Ánh lửa hắt lên làm rõ mồn một khuôn mặt quái đản nửa sần sùi như quỷ dữ, nửa khôi ngô sáng sủa của Trịnh Huyền. "Đây rồi! Con mồi ta tìm kiếm bấy lâu nay đây rồi Lửa giận ngùn ngút làm tay hắn run lên khi kéo dây nỏ vào lẫy. Hắn lắp tên vào rồi tìm chỗ đứng thích hợp. Hắn đạp phải một hòn đá lổng chổng để phát ra tiếng động. Bà ba Váy đang lúi húi ở góc hang sửa soạn nồi cháo, nghe tiếng động vội quay đầu ra phía cửa hang và hỏi "ai đấy?". Khi nhìn thấy cái bóng đen đương giương nỏ bà bỗng hét lên:
- Kìa! Thằng Cò! Không được! Không được đâu!
Một tiếng phụt khẽ. Không kịp nữa rồi. Mũi tên đã bay đi. Bà quay nhìn về đống lửa. Ông Huyền tay đang ôm vai. Cũng may, tiếng hét của bà không ngăn được mũi tên nhưng cũng đủ làm cho thằng con trai lớn của bà, thằng Cò động tâm làm mũi tên trệch không trúng tim. mà chỉ trúng tay. Bà ba Váy giậm chân kêu khổ rồi đầm đìa nước mắt xô tới ôm lấy Trịnh Huyền. Thằng Cò, một chàng trai đôn hậu ngay thẳng đã được nghe lời xì xầm của dân làng về mẹ, nay lại được tận mắt mục kích cảnh này. Nó như bị sỉ nhục. Nó tê tái đến tận đáy linh hồn. Nó lắp thêm một mũi tên và sắp sửa giương lên, thì mẹ nó rền rĩ bảo:
- Con ơi là con! Cha mày đấy! Mày định giết cha đẻ mày sao?
- Cha ư? Ai là cha tôi?
- Ông Trịnh là cha đẻ của con. Mẹ đã có mang con trước khi bị bán cho ông lý Cỏn. Lại đây! Lại đây mà nhận cha đi con.
Người mẹ tiến lên định nắm lấy tay người con đặt vào bàn tay người cha đẻ của nó nhưng người mẹ tiến một bước, người con trai lại lùi một bước. Anh ta không thể nào tin một sự thực lạ lùng đến vậy. Đang từ một kẻ thù không thể đội trời chung, nay lại trở thành người cha đẻ thân thiết của anh hay sao? Sao người mẹ đã mười tám năm trời ròng rã, lại chẳng nói một lời với anh về chuyện ấy. Liệu là thật hay giả. Liệu có tin được không. Liệu có hiểu được không?
Cò giằng khỏi tay mẹ, chạy ra cửa hang. Anh đi trong rừng suốt cả đêm hôm ấy.

Truyện Mẫu Thượng Ngàn Phần I - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Phần 2- Chương 1 Chương 2 Chương 3 Phần 3 - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Phần IV - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Phần V - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Phần VI - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Phần VII - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Phần VIII - Chương 1 Chương 2 gợi báo cho ta biết một sức sống mãnh hệt. Thú thật, khi phát hiện ra được những đặc điểm đó tôi thấy mê những thân hình nhỏ nhắn, mềm mại, trơn nhẵn trong những giấc ngủ miền nhiệt đới. Tuy nhiên, vẫn có một cái gì đó kỳ lạ, bí hiểm mà tôi vẫn chẳng nghe ra khi ở trên giường với người đàn bà bản xứ. Cái đó kích thích tôi, thu hút tôi. Phải chăng vì da thịt họ thơm tho? Một mùi thơm thiên nhiên. Nó man mác như mùi hoa phong lan rừng ban đêm. Phải chăng còn vì cái thân hình be bé, xinh xinh như con búp bê của họ? Đó là thứ búp bê đai đẳng. Cảm giác lúc ấy là thứ cảm giác chặt chẽ, nó xiết lấy ta làm cho ta ngộp thở. Ta bỗng trở nên nhỏ bé lại, đúng, ta bỗng trở nên chú bé tí hon. Ta thăm thẳm chuồi vào ấu thơ. Có phải thế không nhỉ? Và tôi chợt thấy thán phục họ, người đàn bà bản xứ. Cái sinh vật nhỏ thó xinh xinh ấy lấy ở đâu ra mà tràn trề sinh lực thế nhỉ. Điều này tôi không thấy ở những người đàn bà của chúng ta.
Ông anh Pierre gật gù rồi phân tích quan hệ tình dục ở góc độ tâm lý:
- Có lẽ người Tây phương chúng ta đã quá lý trí, đem ý thức vào mọi vấn đề. Chúng ta đem ý thức vào cả những cuộc ái ân. Chúng ta có ý thức cá nhân cao. Ý thức cá nhân cao tức là ai cũng tranh phần hơn. Cả hai đối tác đều muốn phần hơn. Còn người bản xứ không đem ý thức vào đó. Ở họ ái ân tức là thiên nhiên. Có phải chú Julien đã gọi điều đó là điều bí hiểm chăng? Có phải cảm giác kỳ lạ là hệ quả của sự giúp gỡ giữa cái mà chú gọi là mông muội với cái văn minh tận hưởng của chúng ta chăng?
Ông Lềnh lại tham dự cuộc tranh cãi ấy một cách khiêm nhường:
- Chúng tôi là người đa vàng, chúng tôi không bàn luận về sự so sánh đó. Tôi là người Trung Hoa, tôi chỉ biết những câu chuyện của nước chúng tôi. Tôi xin kể chuyện một ông già đã tám mươi tuổi lại mua hai cô hầu non. Hai cô này chỉ trạc mười sáu mười bảy tuổi Lúc ấy, tôi hỏi ông già: "Cụ còn sức lực đâu mà lại dùng tới những hai cô gái tơ?”. Ông già trả lời: “Cậu còn trẻ, chưa hiểu được những bí thuật của cuộc đời. Các cụ xưa đã dạy ta điều này: Tất cả chỉ là chuyện của những làn da và sự điều hòa âm dương". Câu trả lời làm tôi cứ băn khoăn mãi. Về sau, khi đã lớn tuổi. Tôi mới hiểu ra. Ông già tám mươi kia mua hai cô hầu non về không phải để làm công việc thông thường giữa đàn ông và đàn bà. Thậm chí ông già còn kiêng chuyện đó. Đêm đêm, khi cả ba người đều trần trụi, ông già chỉ cần ngắm hai cô gái, vuốt ve da thịt họ. Còn công việc chính của hai cô chỉ là việc suốt đêm ôm chặt lấy ông và ve vuốt. Sách vở cổ của chúng tôi cho rằng ở những cô gái trẻ măng và trinh tiết như vậy, phần âm tính nơi họ rất mạnh. Cái âm tính hừng hực ấy sẽ phát tiết ra bề mặt những làn da và qua ôm ấp sẽ truyền lan sang ông già, để bồi bổ cho ông, bởi vì qua năm tháng thân thể người ta chỉ còn lại như thứ cây già cỗi chỉ còn cái phần dương tính leo lét. Phần âm tính mạnh mẽ kia sẽ kích thích cái phần dương tính kiệt quệ làm cho nó thức dậy rồi điều hòa nó. Giữa hai giới, chẳng qua chỉ là sự tiếp xúc của những làn đa. Bên trong hay bên ngoài thì cũng như nhau mà thôi.
Tất cả nghe xong đều cười òa. Cái câu chuyện lạ ấy chẳng biết có phải do ông đầu bếp già bịa đặt ra cho vui không, nhưng phải công nhận rằng chỉ có những người ở xứ viễn đông này mới có thể nghĩ được ra.
Nhưng mà Julien phải thú thật sự hưởng thụ những làn đa đẹp đẽ của con người đến như vậy thì thực tinh vi. Ông già Lềnh lại nói tiếp:
- Ngày mai là ngày cuối cùng của hội Kẻ Đình. Người ta bảo có những tục lệ rất lạ.
- Thế ông đã được dự bao giờ chưa
- Chưa, nhưng tôi đã được nghe kể. Câu chuyện ấy tôi đã được nghe bên bàn đèn nhà ông hương Ất.
Tiếp đó. Ông Lềnh say sưa kể cho họ nghe về sự tích ông Đùng bà Đà. Lại cũng vẫn là câu chuyện giữa nam và nữ. Chỉ có khác đây là chuyện tình cổ xưa về những người khổng lồ. Câu chuyện kích thích họ háo hức mong được dự ngày hội ông Đùng.
Người ta thường bảo nhau rằng: đi xem hội Kẻ Đình mà không dự ngày cuối. tức là không đi xem rước ông Đùng bà Đà, thì coi như chưa được đi xem hội. Do vậy nên tất cả những trò vui khác như chọi gà, đánh vật, đánh đu bơi chảy đều phải tiến hành từ trước đến hết sáng mười bốn là xong để đến chiều hôm ấy đi xem rước Ông - Bà. Ngay cả việc lên đồng ở đền Mẫu người ta cũng thu xếp đến quá trưa là xong, bởi vì đám con nhang đệ tử còn trẻ đều không muốn bỏ lỡ dịp vui.
Nhụ cũng thế. Cô cũng háo hức chẳng kém mọi người. Bà Mùi còn bận trăm công nghìn việc... Ông Huyền cũng vậy Cô gái đã nhân lúc mọi người còn đang tíu tít, nhanh nhẹn lẩn ra khỏi điện thờ, phăng phăng xuống núi để hòa vào đám đông người tụ tập ở chân núi, trước cửa đền.
Bà Mùi lúc ngơi việc, chợt giật mình nhớ ra một điều. Bà tìm Nhụ không thấy, hỏi ông anh trai:
- Bác Huyền! Cái Nhụ đâu rồi?
- Cô hỏi gì cháu? Chắc nó đã lẩn đi xem hội.
- Chết! Tôi quên khuấy mất - Bà tần ngần - Định dặn cháu một điều.
Điều gì bà Mùi chẳng nói ra? Mà nghĩ cũng lạ. Nói ra điều ấy thật vô lý. Đêm qua, bà nằm mơ thấy cụ Tổ cô về. Bà hay gặp cụ trong giấc mộng, điều này chẳng có gì lạ với bà. Chi có điều lạ là gặp bà, cụ Tổ cô cứ mấp máy đôi môi chẳng ra tiếng. Hỏi đi hỏi lại mãi mà đôi môi cụ tổ chỉ mấp máy không lời. Cuối cùng bà ghé sát tai vào môi mới nghe được mấy tiếng thều thào như gió thoảng; “Đừng... đừng... xem hội…” thốt ra mấy tiếng xong cụ Tổ cô đã như đám mây nổi trôi, tan loãng rồi biến mất. Bà đồng Mùi tỉnh dậy, nhớ nhớ quên quên, chẳng biết cụ Tổ cô có thực bảo: “đừng đi xem hội” hay không. Tuy nhiên, bà cứ thấy phấp phỏng trong lòng, nên quyết định đem câu nói ấy ra dặn cô cháu. Đáng tiếc thay, cô cháu lại lẩn đi mất rồi. Cuối cùng, bà Mùi tặc luỡi nghĩ bụng mình có bảo nó điều lạ lùng ấy chắc gì nó đã nghe.
Đúng vậy! Làm sao Nhụ có thể không dự ngày vui này khi đông người trẩy hội náo nức thế kia. Hội là ngày vui hiếm có của người dân quê quanh năm đầu tắt mặt tối. Rước ông Đùng bà Đà lại càng hi hữa hơn, có thể nói trăm năm mới có một ngày. Hơn nữa, hội này có những điều phạm vào cấm kỵ. Vậy nên nó hấp dẫn lạ lùng. Người thiên hạ đến xem đông vô kể.
Đám trai thanh, gái lịch, đối với cuộc rước ông Đùng bà Đà, lại càng háo hức hơn tất cả. Háo hức và phấp phỏng. Nghe nói đến, ai ai cũng tủm tỉm cười, có người còn đỏ ửng đôi gò má. Đó là một ngày hội cho phép con người được tự do nhất. Tự do ở những tục lệ sau hội, sau đám rước.
Đám rước đối với các bà sồn sồn nạ dòng thì sao? Có anh con trai ngổ ngáo hỏi một bà bạo miệng. Bà này trả lời:
- Lòng vả cũng như lòng sung. Trẻ có cái vui của trẻ. Già có cái vui của già. Còn các cụ già sáu, bảy mươi thì sao? Các cụ nghe hỏi đều sáng mắt lên bảo rằng lộc trời ai cũng muốn hưởng, song chẳng ai hưởng hết được. Hội ngày xưa, các cụ đã hưởng nhiều. Hội hôm nay, dành phần cho con cháu. Rồi các cụ cười nụ, chẳng nói gì thêm. Ý chừng nhớ lại những kỷ niệm xưa.
Riêng cụ phó Cối, tuổi ngót nghét sáu mươi, chân tay vẫn còn săn chắc. Cụ bảo đám thanh niên:
- Các con cứ yên lòng. Tuy ta không đi rước, nhưng sẽ đan hai hình nhân thật to, thật đẹp, làm sao cho ông Đùng bà Đà sẽ là hai người khổng lồ mà ai ai cũng phải thích. Ta sẽ chế những cái máy gỗ bên trong thật thần tình để cho ông và bà biết cử động chân tay, biết vui buồn y như người thật…
Đối với Nhụ, cô hồi hộp đón chờ đám rước chiều nay. Đó là niềm vui rất riêng tư của cô. Đó là điều bí mật của riêng vợ chồng cô. Gần đến ngày hội, Điều mới thổ lộ cho cô bí mật này. Điều thì thầm với Nhụ rằng anh đã “trải ổ” xong. Nhụ ngạc nhiên: “Trải ổ là gì?”. Đến tận lúc ấy, Điều mới giảng giải cho cô gái nghe cái tục “trải ổ” của dân Kẻ Đình. Tục lệ cho phép trai gái yêu nhau, dù chưa cưới xin, được phép tạo một chiếc giường tình, được phép tạo một chiếc ổ thơm tho, êm ái cho cuộc yêu đương của mình, trong một hang đá hoặc dưới một vòm cây nào đó ở trong rừng, cạnh núi Đùng… Điều ấy được dân làng cho phép trong tháng ba, tháng tư. Cô gái nào có mang lúc trải ổ trong thời kỳ ấy, được coi là rất may mắn. Cô ta sẽ sinh quý tử. Nhụ cười một mình: Hóa ra là thế. Mình nói để dành, anh ấy nghe theo; mình lại nói cái ấy chưa chín, anh ấy cũng nghe theo; cứ tưởng Điều là anh chàng ngốc; té ra anh ấy để dành thực sự, để dành đến ngày hội, để dành đến mùa thiêng. Bởi vì nhìn vào mắt chồng, Nhụ mới biết Điều rất tin vào tục lệ cổ ấy. Anh tin rằng, đến hội, ông Đùng bà Đà sẽ phù hộ, sẽ ban phúc cho vợ chồng anh. Và nhất định vợ chồng anh tới đây sẽ sinh quý tử.
Xế chiều, người đi rước đã tụ tập ở chân núi Mẫu hàng ngàn đông như kiến cỏ. Nhụ lẫn trong đám người, đưa mắt tìm chồng. Hai đứa đã hẹn nhau từ trước. Quái lạ? Vẫn chưa thấy bóng dáng Điều. Nhụ liền tách khỏi đám đông, đứng ở một mô đất cao, dưới gốc cây trám. Đứng tách ra thế để Điều đi tìm để nhận ra. Đứng một mình Nhụ lại cười thầm và tiếp tục dòng suy nghĩ bị đứt quãng.
…Năm nay cả hai đứa đều tròn mười lăm tuổi. Nhụ biết mình là đã chín rồi. Nhiều đêm Điều vầy vò đôi nhũ hoa đã thây lẩy của Nhụ, cô thấy lòng mình xốn xang rạo rực. Còn Điều, chắc anh chàng chưa "chín' lắm. Có như thế cu cậu mới chịu để dành chứ. Nhưng đến bây giờ thì sao? Chắc anh chàng cũng đã sẵn sàng. Chính vì vậy, Điều mới sáng mắt lên và thổ lộ hứng thú với Nhụ về cái giường ổ rất êm, rất thơm tho mà anh đã mất công một mình tạo dựng. Điều bảo đã tìm thấy một hang đá gần quả núi Đùng rất kín đáo, lại khô ráo. Cái hang nằm ở lưng chừng núi chưa người biết. Bên trong có một chỗ cao tương đối bằng phẳng, Điều chọn chỗ đó, đòn đá quây như cái thường có thành, rồi đánh tranh trải làm chiếu, sau đó cắt cỏ mật phơi khô tạo thành cái ổ thơm phưng phức. Ở đấy Điều còn để sẵn nồi đất và gạo phòng khi muốn ăn... Việc làm này của Điều vẫn mang chất mục đồng; chẳng là khi hai dứa đi chăn bò, Nhụ vẫn thích nấu nướng... Cái anh chồng của Nhụ thật ngộ. Ý chừng anh chàng muốn tạo nên một cái gì thật vui, thật đặc biệt, để chẳng bao giờ có thể quên được chuyện này... Ử có bao giờ lại quên được nếu như trong những ngày này. Nhụ được đơm hoa kết trái. Nếu Nhụ được trời phật thương mà có con, các cụ bảo những đứa con như thế sẽ rất thông minh sáng láng lại nhiều phúc nhiều lộc. Ngày xưa, nếu thai nhi được sinh ra từ ngày hội, mẹ nó sẽ được thưởng ba quan tiền kẽm; còn ngày nay. các cụ sẽ thưởng cho miếng vải hồng để mẹ may áo cho con...
Cô gái chợt giật mình vì có tiếng người gọi. Cái Lan, cái Huệ, cái Năm, cái Thắm trông thấy Nhụ vội chạy tới. Lan bảo:
- Chờ chồng phải không? Đừng chờ nữa! Mình mới gặp Điều. Thi bơi chải sáng nay, đội làng mình giải nhất. Cả đội chải đang ngồi trong làng uống rượu mừng. Hắn bảo cậu cứ đi xem hội với bọn mình. Còn hắn sẽ ra sau. Có tiếng trống cái thì thùng. Người ta đã dùng thuyền rước ông Đùng, bà Đà từ đình làng xuống bến, theo sông lên trước cửa đền.
Lúc này, tất cả mọi người đều đổ đồn nhìn vào hai người hình nhân. Bảo là hai người hình nhân khổng lồ cũng được, mà bảo là hai con rối khổng lồ cũng được. Ông Đùng cao to gấp ba, bốn người thường, cao to tới mức có đủ chỗ cho hai người lớn chui vào bên trong để khiêng và điều khiển những máy lỗ kiểu như ta điều khiển con rối. Họ có thể làm cho cái đầu lắc lư và đôi mắt đảo đi đảo lại để biểu lộ sự hoan hỉ tinh quái. Họ cũng có thể làm cho đôi tay người khổng lồ giơ lên, hạ xuống, ôm choàng thân mật. Bà Đà là một hình nhân bé hơn ông Đùng chút ít. Cũng như ông Đùng, bà cũng có thể lắc lắc đầu và giơ tay lên xuống. Chỉ có một điều khác: người ta có thể điều khiển làm cho bà Đà há miệng tròn to. Kiểu há miệng thơ ngây khi con người vui thích.
Ông Đùng mặc áo đỏ quần đỏ. Mặt hồng có râu có ria. Thực ra, người ta không làm máy điều khiển râu, ria, nhưng cụ phó Cối là người hóm hỉnh, cho nên cụ để cho hai chòm ria có thể tự chuyển động. Khi cái Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Phần XV - Chương 1 Chương 2