Phần 3 - Chương 1
III: ĐỒN ĐIỀN MESSMER

Người Pháp đi xâm chiếm thuộc địa, việc đầu tiên họ làm là chiếm đất đai, khai thác đồn điền. Họ chú ý ngay đến nông nghiệp, bởi vì đầu tư nông nghiệp cần ít vốn, lại sử dụng được nhân công tại chỗ vốn đông đúc và rẻ mạt. Vả lại, nhân công thuộc địa chỉ làm nghề nông, họ quen đất đai, quen khổ sở, lại không cần phải đào tạo tay nghề nhiều khi trồng thứ cây mới. Bóc lột nhân công, bóc lột đất đai là phương thức thu lợi nhanh nhất cho chính quốc. Chính vì lẽ đó nên đã hình thành đồn điền Messmer trên vùng đất Cổ Đình.
Làng Cổ Đình, cuối thế kỷ mười chín là vùng đất trải qua nhiều cuộc nhiễu loạn. Hồi cuối thời Tự Đức thì giặc cờ đen, cờ vàng quấy nhiễu. Lúc Tây chiếm Bắc Kỳ, thì liên miên hết phong trào Văn Thân lại đến cuộc khởi nghĩa Đốc Ngữ. Làng nằm giữa vùng xung đột. Ở đây có ao hồ đầm lầy, có rừng rậm, có núi non hiểm trở, dễ cho quân khởi nghĩa ẩn náu. Nhiều lúc nó đã là căn cứ của nghĩa quân. Quân của ta thoắt hiện, thoắt biến, trong chốc lát có thể lẫn vào rừng già, núi non.
Quân khởi nghĩa rút, tiếp sau đó là địa bàn hoạt động của quân Pháp và lính khố đỏ khố xanh. Chúng đuổi theo nhưng rồi đến lượt chúng lại cũng rút đi.
Cuối cùng, lũ giặc cướp xuất hiện. Kẻ cướp là đám nông dân đói khát lưu vong, đám du thủ du thực, đám tuổi trẻ táo tợn nổi loạn. Họ chẳng có phương hướng gì hết. Họ bảo nhau: "Trai thời loạn. Lúc này là thời của kẻ mạnh, kẻ ngổ ngáo". Ban đêm, họ tụ tập nhau lại thành từng toán, tay dao tay gậy, đất đuốc rừng rực, xông vào các xóm làng giết người, cướp của. Ban ngày là cảnh lũ lính khố xanh khố đỏ trắng trợn hãm hiếp đàn bà con gái. Ban đêm là cảnh đuốc rực trời, và tiếng trống ngũ liên tiếng phèng la vang dội, cùng những tiếng khóc lóc kêu cứu từ những mái tranh nghèo.
Sợ hãi vì sự giành giật; kiệt quệ vì sự tàn phá cướp bóc, người Cổ Đình đành bỏ đất, đi tha phương cầu thực. Đất bỏ hoang. Hàng ngàn mẫu ruộng biến thành những cánh đồng cho cỏ mọc, đó là nơi trú ngụ của lũ chuột, lũ rắn rết, cầy cáo. Hàng ngàn quả đồi bát úp màu mỡ biến thành những đồi mua, đồi sim, hoặc những cánh rừng tạp không giá trị, chỉ toàn những bụi cây lúp xúp; bên cạnh đó, là những đồi lau bạt ngàn, trắng xóa lúc đông về.
Người Pháp chia những xứ thuộc địa trong đế chế của họ ra làm hai loại: Thứ nhất là những vùng đất để di dân như Algérie, Tân Calédonie; thứ hai là những xứ để khai thác, làm giàu cho chính quốc, ví dụ Maroc và Đông Dương. Vậy nên, nếu dân chúng bỏ ra đi thì tốt quá, đất đai của dân bỗng dưng biến thành đất hoang. Và căn cứ vào bộ luật thuộc địa, đất hoang có thể cấp không cho bất cứ người Pháp nào đến thuộc địa còn đất để khai thác, để lập đồn điền.
Đồn điền Messmer do ba anh em nhà Messmer: Philippe, Pierre, Julien tạo dựng ở vùng Cổ Đình cũng có nguồn gốc như vậy.
Người anh cả Philippe Messmer là thiếu úy quân đội, sau gần hai mươi năm chiến trận ở Đông Dương. Năm 1895 ông được giải ngũ. Lúc đó ông trạc 37 tuổi.
Ông đại tá già chỉ huy, con người đầy từng trải gọi Philippe lên và hỏi:
- Anh có sợ hãi cái xứ sở nóng nực khủng khiếp này không?
- Thưa đại tá, tôi đã quen với nó.
- Tốt! Vậy, anh muốn trở về Pháp, hay ở lại xứ Bắc Kỳ này?
- Tôi ở đâu cũng được, miễn là có cơ hội làm giàu.
- Rất tốt! Vậy thì đây là một cơ hội làm giàu. Nhà nước thuộc địa sẽ cấp cho anh đất, sẽ cho anh vay vốn. Anh có thích công việc nhà nông không?
- Tôi rất thích. - Anh ta giơ cánh tay bắp thịt cuồn cuộn lên để khoe. - Tôi tin rằng mình tôi có thể làm thừa sức 5 héc ta đất.
Ông đại tá già bỗng cười to, lắc đầu:
- Ôi! Sao mà cạn nghĩ thế. Sao lại chỉ có 5 héc ta. Nhà nước sẽ cấp cho anh 100 héc ta, nếu anh đủ tài, 1000 héc ta cũng được. Anh sẽ là một điền chủ, một nhà quý tộc.
Ngừng một lát để suy nghĩ, sau đó viên đại tá tiếp tục nói, càng nói càng hùng hồn:
- Anh phải nhớ, người Pháp sang cái xứ An Nam này không phải chỉ để kiếm một mảnh đất con con rồi tự tay trồng trọt. Người Pháp sang đây cất để chỉ huy, để khai sáng cho một xứ sở tối tăm. Việc của anh là việc sai khiến người bản xứ. Anh phải ghi nhớ: anh là ông chủ, là một nhà chinh phục, là một nhà thực dân về đất đai.

Truyện Mẫu Thượng Ngàn Phần I - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Phần 2- Chương 1 Chương 2 Chương 3 Phần 3 - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Phần IV - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Phần V - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Phần VI - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Phần VII - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Phần VIII - Chương 1 Chương 2 Chương 3 ào đít, miệng rít kèn kẹt: “Từ rày ra đình, ông cấm không được cười toe toét với ai. Nghe chưa!”
Có lần, bà dẫn Cò vào mỏ nấm, dạy gây và hái nấm hương. Cò thủ thỉ hỏi mẹ:
- U ơi! Người ta bảo thầy con mua u về bằng hai mươi thùng thóc, có phải không?
- Đừng nghe người ta đồn con ơi!
- U ơi! Người ta bảo con giống ông ngoại và giống u có phải không?
- Ừ, mày giống u và ông ngoại vì mày thích rừng, thích chim chóc, thú vật.
- Lũ em con có giống ông ngoại không?
- Không! Chúng nó giống thầy mày.
- Thế sao con không giống thầy con?
Bà ba Váy chợt im lặng, không giải thích nổi cho Cò nữa. Nhưng đến hôm nay thì Cò hiểu tất cả. Cò cứ muốn tỏ ra giận mẹ, chứ thực ra kể từ hôm ấy đêm nào Cò chẳng vắt tay lên trán suy nghĩ. Càng nghĩ càng thấy thương. Chỉ đến lúc nhận được bức điện, nỗi thương mẹ mới bùng ra không ngăn nổi nữa. Anh đã phá bỏ lời hứa. Chưa đi thi anh đã trở về quê.
Về đến đầu làng anh xuống xe, lòng hồi hộp lo lắng. Có mấy bà đi chợ về đứng túm tụm ở tha ma đầu làng. Thấy anh, họ mừng quýnh:
- Anh Cò Xuân. Chờ chúng tôi. Cho chúng tôi đi cùng với.
Cò Xuân rất ngạc nhiên vì thấy vẻ mặt người nào cũng hất hoảng, sợ hãi. Hỏi tại sao họ chẳng nói mà chỉ hất hàm về phía cây đa đầu làng và thì thầm:
- Ở gốc cây đa ấy.
Cò thấy dáng điệu khiếp hãi của họ cũng không muốn hỏi thêm mà chỉ rảo bước đi cho nhanh. Anh dẫn đầu đoàn các bà đi tới gốc đa. Anh bước nhanh, làm các bà muốn đi theo kịp phải chạy ríu cả chân. Càng đến gần cây đa thì các bà càng đi sát lại nhau. Có bà nhìn đi hướng khác, nhưng cũng có bà lấm lét nhìn vào cái ngai thờ “Đại thụ linh thần". Anh nhìn theo. Đến lúc này, Cò Xuân mới vỡ lẽ. Thì ra trước ngai, có treo lủng lẳng một chiếc đầu lâu. Đó là chiếc đầu người đã bị biến dạng. Da đã tím bầm chẳng còn có thể biết là ai. Tóc trên đỉnh đầu lâu kéo ngược lên trên, buộc vào cái rễ đa lủng lẳng. Sở dĩ ta không nhận dạng được, còn bởi lẽ ruồi nhặng bâu đen kín mặt người chết. Ở cái ngai "Đại thụ linh thần" có một tờ bố cáo. Cò tò mò dừng chân lại xem. Anh tiến lại gần vài bước. Đàn ruồi thấy động bay ào ào như ong vỡ tổ. Tiếng ruồi bay như tiếng kêu oa oa từ mồm người chết. Các bà hoảng quá kêu trời, rồi ba chân bốn cũng chạy vội vào cổng làng, để mặc Cò Xuân đứng một mình trước cái đầu lâu thê thảm. Và khi ruồi bay đi hết, Cò Xuân mới choáng váng nhận ra cái đầu lâu kia là ai. Dù đã bị biến dạng, cái đầu ấy vẫn không thể lẫn với bất cứ cái đầu nào khác. Bởi vì, khuôn mặt đó một nửa là thiên thần, một nửa là sần sùi ghê rợn. Bởi vì khuôn mặt đó chính là khuôn mặt ông Trịnh Huyền, khuôn mặt của người cha mà anh mới biết. Thì ra cái việc "khẩn cấp" gọi anh về làng chính là việc này đây. Chàng đứng lặng trước dòng chữ trên tờ bố cáo:
Trịnh Huyền tên thục là Đinh Công Phác. Xưa kia, hắn đã nổi loạn, bị chính phủ truy tìm. Hắn cải trang về quê cũ không chịu cải tà quy chính, lại một lần nữa nổi loạn, đã bị nhà nước Pháp bắt và trùng trị.
Ngay đêm hội ngày mười bốn, khi Điều xông tới cầm dao quắm chém tới tấp Julien, rồi vội vàng cõng Nhụ vào rừng sâu, Điều cứ đinh ninh rằng Julien đã chết. Thực ra, người Tây chỉ bị thương nặng. Quản Láu đã tìm được chủ nằm bất tỉnh dưới cây đa - si. Con ngựa của Julien khôn lắm. Nó thấy Julien nằm sõng soài bất tỉnh, bèn tới đánh hơi. Nó biết chủ gặp nạn, cứ đứng bên cạnh hí vang trời, gọi quản Láu ở xa đến cứu. Quản Láu ôm xác Julien lên ngựa chạy về đồn điền. Pierre đánh xe hơi đưa em lên tỉnh ngay đêm hôm đó. Nhờ kịp thời tiếp máu và chữa trị vết thương nên một tháng sau, Julien đã lành lặn trở về Kẻ Đình.
Cũng lúc đó chính quyền Pháp qua sự việc Julien, lấy làm ngạc nhiên vì một thiếu niên chưa tròn mười tám tuổi đã dám cả gan cầm đao chém bị thương một người da trắng. Người ta mở cuộc điều tra, lục tung các hồ sơ cũ và tìm ra nhân dạng đích thực của Trịnh Huyền chính là kẻ phiến loạn Đinh Công Phác xưa kia đã một thời theo đảng Văn Thân chống lại người Pháp. Cả ông đồ Tiết, cha của Phác cũng như vậy. Hóa ra gia đình này là một gia đình nổi loạn có nòi có giống. Một quyết định được đưa ra. Phải bắt cho được Điều và Trịnh Huyền. Điều đã trốn mất tăm. Họ định bắt Trịnh Huyền, ông này cũng trốn nốt vào rừng.
Julien liền thành lập một đội lính đồn điền dưới quyền chỉ huy của quản Boong. Việc đầu tiên họ làm là triệt hạ nhà cụ đồ Tiết. Nhà cửa bị đốt cháy, san thành bình địa. Đất đai sung công, rồi đem bán cho tư nhân. Một cơ hội thuận lợi cho tiên chỉ Nhậm. Ông này đã mất bao tâm cơ mà không chiếm được khu đất ưa thích. Nay bỗng dưng ông chiếm được nó bằng cái giá rất hời.
Ông Trịnh Huyền chui rủi đến đất Mường, may mắn gặp lại anh Mường rồi người thủ hạ thân tín của cụ đồ Tiết khi xưa. Anh Mường rồ lấy cô Ngơ vú ấm giỏ sinh được ba đứa con. Túng quẫn, nghèo khổ quá đã đẩy anh tập hợp đồng đảng thành một nhóm cướp. Họ thường bôi nhọ nồi vào mặt, thỉnh thoảng lại xuất hiện ăn cướp những nhà giàu có. Suốt một dải từ Ba Vì sang đến Hòa Bình là địa bàn hoạt động của toán cướp xuất quỷ nhập thần. Trịnh Huyền nhập đảng, đám cướp càng ghê gớm hơn. Họ dám ăn cướp cả đồn điền người Tây.
Người Pháp đem lính đi lùng sục. Mấy tháng trời, không xảy ra vụ cướp nào nữa. Người Pháp đắc chí, cho rằng đảng cướp sợ oai đã tự tan rã. Sự thực, trong mấy tháng ấy, Huyền chuẩn bị để đánh đồn điền Messmer.
Julien cáo già hơn quan lãnh binh trên tỉnh. Hắn không đắc chí, không lơ là. Hắn cũng chuẩn bị vì hắn luôn cảm thấy Trịnh Huyền không đời nào chịu buông tha hắn. Đồn điền của hắn hơn hẳn các đồn điền khác, vì hắn là một sĩ quan, vì hắn có một người cộng sự đắc lực là quản Boong, người đã tham gia chiến tranh đánh Đức. Quản Boong rèn luyện các tay súng của mình rất cẩn thận. Và không đêm nào họ lơ là Chương 4 Chương 5 Chương 6 Phần IX - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Phần X - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chưong 4 Chương 5 Phần XI - Chương 1 Chương 2 Phần XII : Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 5 Chương 4 Chương 6 Chưong 7 Phần XIII - Chương 1 Chương 3 Chương 4 Phần XIV - Chương 1 Chương 2 ương anh gấp đôi người thường. Hai mươi đồng Đông dương một tháng. Thế nào? Ưng chứ? Anh sẽ làm thư ký cho tôi. Còn suy nghĩ gì nữa. Học “đíp lôm” xong, đi làm cho hãng buôn, người ta chỉ giả anh mười hai đồng là cao nhất. Vả lại, nếu anh làm tốt tôi sẽ trả công cao hơn. Rồi, có thể, tôi sẽ giới thiệu anh với ngài công sứ. Ông ấy là bạn thân của tôi.
Sau hôm ấy, Cò Xuân nghiễm nhiên trở thành cậu ký đồn điền. Ngày ngày, cậu mặc com-lê trắng, thắt cà vạt đến làm việc cho Julien. Thầy trò rất tâm đầu ý hợp. Cậu Cò Xuân cũng tháo vát nhanh nhẹn. Thỉnh thoảng, cậu thay mặt ông chủ, đi làm việc với phủ với huyện. Có lúc, còn sóng đôi cùng ông chủ lên gặp quan công sứ trên tỉnh. Ông phủ có cô con gái út xinh đẹp, ông bắn tin nếu cậu Cò Xuân ưng thuận, ông cũng bằng lòng cho.
Sự thăng tiến vùn vụt của người con trai làm ông lý Cỏn nở từng khúc ruột. Bao nhiêu cái ốm đau trong ông bỗng tiêu tan hết, ông Lý đang rắp ranh định cưới bà vợ thứ tư. Trong lúc chồng và con đang vượng lên như thế, thì sức khỏe bà ba Váy, ngược lại, càng ngày càng sút. Bà chỉ khá lên khi gặp lại con, sau đó lại ốm trở lại. Bà ba Váy hôm nay đã hoàn toàn khác bà ba Váy ngày xưa. Người đàn bà hồng hào, đầy sức sống, lúc nào cũng tươi tắn, lúc nào cũng chỉ thấy chửa với đẻ nay bỗng nhiên héo hon, gầy còm. Cái sức sống hừng hực của bà đã bay đi mất tự khi nào.
Cò Xuân là người điềm đạm, trầm tư. Anh ta không phải là kẻ dương dương tự đắc khi gặp thời. Anh ta chẳng nói với mẹ những lời to tát nhưng người mẹ, chỉ nhìn vào mắt anh, cũng biết anh xót xa cho mẹ vô cùng. Cò Xuân đón đốc tờ về khám bệnh cho bà Ba. Ngoài chuyện héo hon gầy mòn, bà ba Váy còn mắc chứng u trầm, có khi ngồi cả buổi chẳng nói một câu. Đốc tờ cũng chịu bó tay. Lúc bấy giờ người ta mới chợt nhớ tới ông hộ Hiếu. Ông già điên khùng ấy còn sống may ra chữa nổi được bệnh cho bà Ba. Cụ Tú bảo nếu dùng thứ nấm mọc trên con sâu mà người Tầu gọi là “đông trùng hạ thảo” may ra thì khỏi. Thứ nấm ấy có khi còn bổ hơn nhân sâm. Nếu cơ thể bà Ba hồi phục lại được thì bách bệnh tiêu tán. Cò Xuân ra phố Phúc Kiến mua, các hiệu khách nói, năm ấy tỉnh Tứ Xuyên là nơi sản xuất thứ nấm đó đột nhiên rất hiếm hàng. Có vàng cũng chẳng mua được. Cụ Tú bảo: "Còn nhớ ngày xưa, ông thần rừng, ông ngoại Cò Xuân nói thứ nấm ấy trong rừng Cổ Đình cũng có".
Thế là Cò Xuân, ngày nọ qua ngày kia, lăn vào rừng đào đào bới bới, tìm thuốc cho mẹ. Có bận, người ta thấy anh con trai thì thào nói chuyện với mẹ. Người ta bảo, trong cuộc chuyện ấy, Cò Xuân thì chảy nước mắt, còn bà ba Váy thì cười. Như vậy, chắc đã có chút hy vọng. Một bận khác người ta thấy Cò Xuân ôm tay chảy bê bết máu trở về. Hỏi ra mới biết anh ta đào phải hang rắn, bị rắn đớp ngón tay. Cò Xuân thật gan. Lập tức hắn kê ngón tay lên đá rồi đùng đao quắm chặt phăng. Gặp nạn thế mà hắn không chịu thua, vẫn hì hục vào rừng đào bới. Ông Julien nnghe được chuyện càng quý mến người thư ký của mình.
Một ngày chủ nhật, được ngày nghỉ, Cò Xuân lại vào rừng. Anh ta đang đào bới thì một giọng oang oang cất lên:
- Chào cậu Cò Xuân.
Xuân ngẩng lên, thấy một người hơi thấp, đậm, râu ria xồm xoàm. Xuân hỏi:
- Bác là ai?
- Tôi là bạn của ông Trịnh Huyền, là thủ hạ của cụ đồ Tiết. Tôi là Mường Rồ cậu đừng sợ. Tôi còn biết cha cậu là ai… Ông Trình Huyền đã nói với tôi tất cả... Tôi cũng còn biết cậu đang tìm thuốc quý cứu mẹ… Cậu tốt lắm. Tôi sẽ giúp cậu…
Người tướng cướp đáng sợ đang cười rất hiền lành với Cò Xuân. Ông ta nói một hồi dài làm Cò Xuân chưa biết phản ứng ra sao. Ông Mường Rồ giơ bàn tay hộ pháp, dày dặn và đầy chai của mình ra nắm lấy tay Cò Xuân. Cái bàn tay thư sinh vừa mềm vừa mỏng nằm lọt thỏm trong bàn tay như tay gấu của Mường rồ. Đôi mắt đen láy, hơi nhỏ, sắc như đao trên khuôn mặt người tướng cướp nhìn không chớp vào mắt Cò Xuân. Ông ta nói:
- Chắc cậu đang tìm rắn chứ gì? Đúng! Đó là thứ thuốc tốt. Chẳng cần thứ nấm mọc từ con sâu. Thịt rắn cũng tốt chẳng kém gì nhân sâm. Nhất là loại rắn hổ mang bành. Thịt nó nấu cháo. Mật nó nuốt chửng. Cái đầu có nọc độc đem ngâm rượu uống. Bệnh gì chả khỏi. Cậu đi với tôi. Tôi biết hang của một con hổ mang chúa. Loại này mới tốt. Tuy nhiên, cậu phải thề với tôi là sẽ không hé môi nói hở ra với ai một lời.
Vậy là từ hôm ấy ông Mường Rồ dẫn Cò Xuân đi bắt rắn. Hình như người Mường có những phương thuốc bí truyền trong đó có vị rắn rất hiệu nghiệm trong chữa bệnh. Hình như ông Mường Rồ thích những loài rắn cực độc. Phải chăng những loại ấy mới có hiệu lực mạnh trong trị bệnh? Ông tướng cướp này rất tài tử, rất rề rà. Ông đã dẫn Cò Xuân đến nhiều hang rắn trong rừng, song hình như ông vẫn chưa muốn ra tay bắt. Ông chỉ dẫn cho Cò, muốn bắt rắn thông thường phải đi tìm cứt rắn. Thứ cứt đen sì có chút vàng chút trắng mùi lại khản lên thế này là rắn cặp nia. Loại này cực độc nhưng nhỏ con, dài một mét là cùng. Thường thường không tự nhiên tấn công người. Trông thấy người, nó lui ngay, tuy nhiên bị nó cắn, chết là chắc. Ông lại dẫn Cò ra dòng suối. Mường Rồ bảo có lần đã thấy ở đây một con cặp nong khoanh đen khoanh vàng rất lớn. Con cặp nong bơi theo dòng nước sát bờ; nó vừa bơi vừa lấy đuôi đập lên bờ cỏ. Chú nhái nào thấy động nhảy xuống nước sẽ bị nó bắt ngay. “Đây rồi!”. Ông Mường Rồ chỉ cái hang bên bờ suối. Ông lấy chiếc thuổng nhỏ giắt sau lưng bắt đầu đào. Ông Mường vừa đào vừa quan sát đất. Đào sâu chừng gang tay, ông lấy ra miếng đất, đưa lên mũi ngửi rồi quan sát tỉ mỉ. Cuối cùng ông kết luận “Mất công toi! Nó bỏ đi rồi cậu ạ. Đây cậu xem, miếng đất này khô và đã có mốc trắng. Tức thị nó không còn ở đây Nếu nó vẫn ở trong hang, đất phải ẩm, nhẵn và không có mốc”.

*

Julien Messmer được một viên đại úy đồn trú ở Ban Mê Thuột mời vào vùng cao nguyên Trung Kỳ chơi. Julien lấy làm thích thú. Hắn bảo Cò Xuân:
- Kỳ này tôi đi săn bò tót Cao nguyên Trung phần là chốn lý tưởng cho những nhà săn bắn. Ở đó đủ voi, hổ, bò tót… Rất thú vị! Lần này ông đại úy bạn tôi mời cả một tay săn người Mỹ ở Sài Gòn. Tổ chức một cuộc săn thú lớn rất phức tạp. Rồi tôi cũng phải dần dần dạy cho cậu biết các thú chơi cao cấp này, để vài năm nửa cậu có thể làm tùy tòng cho tôi trong những chuyến đi như thế này.
Trong lúc Juhen đi vắng, Cò Xuân được nghỉ ở nhà chăm sóc mẹ. Ông chủ vào cao nguyên chừng hai mươi ngày. Cò Xuân sốt ruột vô cùng vì đã quá nửa số ngày nghỉ rồi mà vẫn chưa được việc gì. Vẫn chưa tìm ra thứ làm thuốc cần thiết. Trong khi đó ông Mường Rồ vẫn dềnh dang bình chân như vại bảo: “Cậu cứ yên trí. Đâu sẽ có đó”. Đến lúc gần hết ngày nghỉ, ông ta mới kéo Cò Xuân đến một dốc núi, chỉ cho Xuân xem dấu đi nhẵn thín trong những bụi rậm dẫn đến một cửa hang kín đáo.
- Cậu thấy chưa - ông nói - Đây mới là con cần bắt. Chắc chắn con rắn này ở trong hang chưa bỏ đi. Mình đã quan sát rồi. Nó là con hổ chúa, dài chừng hai sải tay. Cậu nhìn đây, cứt của nó vàng và đen. Cứt mới. Giống này không ỉa ngay cửa hang mà ỉa xa một quãng. Nó là giống ở sạch. Tìm mãi mới được con này ưng ý.
Ông cầm bàn tay bị cụt ngón của Cò Xuân bảo:
- Bắt rắn mà cụt ngón tay như cậu là quá xoàng. Bắt những con rắn cực độc, ghê gớm như con này, sơ sẩy một chút sẽ mất mạng như chơi. Tôi đã phải tính toán tỉ mỉ, làm sao bắt nó thật gọn, thật nhẹ nhàng. Vì thế mới phải chậm. Bắt rắn mà nóng vội như cậu nguy hiểm vô cùng.
Thì ra trong những ngày qua, ông Mường phải tính toán, đan một cái rọ tre cật có thể đựng vừa con rắn khổng lồ. Phải tỉ mỉ làm cái hom vừa thật mềm êm, vừa thật cứng cáp, để khi con rắn đã chui vào rọ sẽ không thể phá ra được. Trước khi đơm rọ vào cửa hang chính, ông hun khói để tìm cửa hang phụ, phòng con mãng xà có thể tẩu thoát ở nơi mà họ không đề phòng. Bằng cách bịt hết các ngách và để ngỏ cửa chính, hai chú cháu cũng phải mất nửa ngày mới bắt được con hổ phì chúa nặng tới gần chục cân.
Julien Messmer rất phấn khởi khi ở cao nguyên Trung phần về. Phấn khởi vì ông như một chiến binh từ chiến trường về cùng với những chiến lợi phẩm. Thứ nhất là một chiếc đầu bò tót với đôi sừng nhọn hoắt. Con bò này chính tự tay ông giết, chứng tích là một vết đạn xuyên giữa trán con vật hãy còn ghi dấu rành rành trên xương đầu bò. Ông vui vẻ nói với ông anh Pierre và Cò Xuân:
- Đời tôi, còn một ao ước nữa đó là tấm da một con hổ do chính tay tôi bắn. Tôi đã bàn với ông công sứ. Chúng tôi, sang năm, sẽ tổ chức một cuộc săn lớn. Tỉnh Hòa Bình chẳng thiếu gì hổ…
Julien nói thao thao bất tuyệt về chuyện săn hổ. Giá như Pierre chịu nghe, chắc ông có thể nói hết buổi. Julien còn đem về đồn điền một chiến lợi phẩm thứ hai. Gọi là chiến lợi phẩm cũng được vì nó gắn với một cuộc chinh phục. Đó là cô nàng Jacqueline Nguyệt, một cô gái lai có đủ cái ưu việt của đàn bà An Nam và đàn bà Pháp. Cô ta có đủ cái cuồng nhiệt, đằm thắm, dai dẳng của một con báo non tơ, đồng thời có thừa cái hừng hực phóng túng của một loài chiến mã. Julien đã quá no đủ với những cô vải bản xứ xinh xinh lẳn chắc. Ông ta muốn tìm thấy ở cô gái lai này cả cái nhuần nhị đông phương và cả cái thoáng đãng tây phương.
Từ khi cô gái lai về đồn điền, Pierre dọn xuống ở tại dãy nhà làm việc, dành toàn bộ ngôi nhà chính cho Julien. Lúc ấy đang mùa nóng ấy thế mà ngôi nhà chính lúc nào cũng buông rèm. Ở đó luôn văng ra một điệu nhạc du dương và những tiếng cười. Người ta bảo suốt ngày Julien chỉ mặc độc một chiếc quần đùi. Còn Jacqueline cũng vậy, trên thân thể chỉ có những mảnh vải che nhỏ tí xíu.
Một đêm tối trời. Lúc ấy đã gần nửa đêm. Đồn điền đang im ắng bỗng vang lên tiếng kêu thất thanh. Rồi cửa ngôi nhà chính bật mở. Cô Jacqueline Nguyệt gần như trần trụi chạy ào ra sân, mặt cắt không còn hột máu, miệng lắp bắp:
- Cứu! Cứu chúng tôi với!
Người trong đồn điền xô đến ngôi nhà chính. Đuốc đốt sáng trưng. Cô Jacqueline vú vê thỗn thện, song chẳng chút ngượng ngùng. Cô nói lắp bắp chẳng ra đầu ra cuối:
- Nó phì phì, phì phì... Ối trời! Ghê gớm quá!
- Cái gì phì phì?
- Con hổ phì... Đầu nó rất cao. Sặc sụa mùi rượu... Đúng rồi!... Ai cho nó uống rượu… Ai đó thả vào… Nó to lắm... To bằng cổ chân... Nó vươn cái cổ bạnh... cao đến ngang ngực người ta… Phải rồi... Sặc sụa mùi rượu - Jacqueline đến lúc ấy vẫn còn lắp bắp, vẫn còn nửa mê nửa tỉnh.
Và dần dần, người nghe mới vỡ lẽ. Thì ra có một con rắn hổ mang bành, không rõ từ đâu tới đã đột nhập vào ngôi nhà chính. Mà điều lạ lùng là con rắn đã được ai đó cho uống rượu.
Đám giai nhân thận trọng mở cửa. Họ vừa đi, vừa soi, vừa gọi to: “Ông chủ! ông chủ!". Tuy nhiên, chẳng có tiếng đáp lại. Khi vào phòng ngủ, họ mới tìm thấy Julien nằm sống soài trên nền nhà. Vẫn còn thoang thoảng mùi rượu thật. Họ ra sức tìm khắp mọi xó xỉnh song không thấy bóng dáng con hổ phì ghê gớm như Jacqueline kể.
Pierre cuống quýt cấp cứu người em. Julien vẫn còn sống. Ông ta há mồm ra thở khò khè. Người ta bèn mang ngay lên tỉnh. Nhưng Pierre nhanh trí biết như thế không kịp. Ông hiểu đối với người bị rắn cắn, thời gian chỉ tính bằng giây bằng phút. Ông chợt nghĩ đến ông hộ Hiếu... nhưng ông già này đã chết rồi. Cuối cùng, Pierre mang Julien đến đồn binh Kẻ Đình đóng ở gần. Ông cầu may hú họa vì nhớ rằng ở đấy có một y tá. May mắn thay người thầy thuốc quân đội có sẵn thuốc chống nọc rắn. Người ta tiêm cho Julien một liều sê-rum trước khi đưa về Hà Nội.
Julien thoát chết, song từ đó cái của quý của anh ta bị rũ như con gà rù. Đối với một người quá say mê trò ân ái như Julien, sự mất mát ấy quả thực vô cùng to lớn. Julien đột nhiên thay đổi hẳn tính nết. Anh ta trở nên trầm lặng thậm chí như ngơ ngác. Không biết nguyên nhân có phải vì chuyện ấy không. Người dồn điền bảo anh ta như kẻ si đần.
Trên tỉnh, quan công sứ cử cảnh sát về điều tra. Mọi người trong đồn điền đều bị thẩm vấn. Anh thư ký Cò Xuân cũng bị xét hỏi. Tuy nhiên anh có chứng cứ ngoại phạm. Tối hôm ấy Cò Xuân đánh chắn với ông Lềnh, quản Láu và quản Boong.
Một người phu đồn điền khai rằng, hình như tối hôm ấy, anh có thấy một bống người lên vào khu nhà chính, song anh ta tưởng là một đầy tớ nào đó nên không hô hoán. Người ta lại bảo chắc đồng đảng của ông Trịnh Huyền đã đến báo thù.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Bobo, binhnx2000, dqskiu, quocdung, inside, Tovanhung, Ct.Ly
Nguồn: Nhà xuất bản phụ nữ Hà Nội - Thư viện Ebook.com
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 11 tháng 2 năm 2007

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--