Nhà văn, nhà thơ Phan Cung Việt Quê: Hà Tĩnh Tốt nghiệp Khoa Văn, Đại học Tổng hợp (1962-1967) Hội viên Hội Nhà vănViệt Nam Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội Đã xuất bản: ° Tuyển tập truyện ngắn Phan Cung Việt ° Thơ Phan Cung Việt và những lời bình (cùng 12 tập truyện ngắn và thơ) Phan Cung Việt: Mẹ tôi... và trần gian Mục lục Phần một và trần gian Truyện ngắn 1. Bão biển 2. Hạng mục cuối cùng 3. Đại hồng phúc 4. Gò ma 5. Binh pháp Tôn Tử 6. Coi ất Dậu 7. Xe đi Giao Thủy 8. Tước hiệu đàn ông 9. Võng mắc vào biển 10. Hổ phụ 11. Cát nóng 12. Nhớ thương tu hú 13. Tết quê Phần hai Truyện dài Mẹ tôi Lời đầu sách ... Tôi bỗng nhận ra lối viết truyện của Phan Cung Việt chẳng giống ai, và cũng không giống lối viết truyện ngắn truyền thống đã được lý luận hóa thành bài bản cho nhưngx người học văn và học viết văn... Đến nay Phan Cung Việt đã có tới vài trăm truyện ngắn. Vậy là có biết bao cảnh đời trong bao nhiêu trang sách của nhà văn. Hoặc nó nhấn chìm nhân vật xuống tới... thành cặn bã. Hoặc là nó thăng hoa nhân vật lên cõi thánh thiện. Hoặc bỏ mặc nó trôi nổi kiếp sống qua năm tháng, như sự sống sinh học, hay như bè chuối trôi bồng bềnh trên mặt sông cho tới lúc vỡ bè tan vào dòng nước. Tới đây, cái gọi là con người và cái chưa phải là con người, thậm chí nhiều cái còn xa lạ cả với loài... hiện ra rõ nét ở mỗi nhân vật trong truyện. Ra con người tự làm khổ nhau, tự đầy ải lẫn nhau, rồi còn tự sát hại nhau! Vậy là nó bừng ngộ trong lòng người đọc bao điều suy ngẫm về con người, về cõi nhân gian. Càng suy ngẫm càng ứa trào nước mắt. Phan Cung Việt không khắc họa tỉ mỉ chân dung nhân vật, lại càng không kể lể dài dòng về thân phận con người trong truyện. Hệt bức ký họa chỉ mấy nét chấm phá. Anh tinh nhạy lách ngòi bút vào nơi thẳm sâu, khuất nẻo nhất của đời sống thường nhật, nhưng người đọc vẫn thấy nó rất cụ thể, cặn kẽ, và cũng rất cá biệt, song lại cô đúc thành đặc trưng, điển hình. Láng Thượng, 14.6.2001 Nhà văn Vũ Đức Nguyên