Chín giờ sáng hôm sau. Cuộc hội chẩn qua Intemet ngay trên giường bệnh tại nhà riêng ông Nhị Nguyễn bắt đầu. Trên mấy vi tính luôn có hình ảnh cùng trao đổi qua lại của các giáo sư y học Mỹ và Việt Nam tất nhiên có cả sự tham gia của Long cậu con trai tiến sĩ của ông nữa. Giá họ nói với nhau bằng tiếng Pháp, đây lại toàn tiếng Anh ông không hiểu gì nhiều. Bộ não của ông thì được bổ dọc bổ ngang mà họ gọi là “cắt lớp” cứ luôn xuất hiện trên màn hình ông bỗng nghĩ, không biết những bạn bè lứa ông, có ai được làm vật thí nghiệm lý thú như thế này không nhỉ? Hôm trước ngày ông bị quật đổ, vừa đi đánh câu lông về thì gặp cô cháu nội ở cổng trên tay nó có một cuốn sách khá dày ông xem bìa cái tên rất lạ: Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ 21, Con bé nói best-seller đấy. Ông ạ ông hỏi lại cháu nói gì vậy? Nó bảo sách bán chạy nhất hiện nay đấy. Nó còn bảo thế giới bây giờ phẳng chứ không tròn như thời ông còn trẻ đâu. Ông xoa đầu cháu bảo dạo này mới vào năm đầu đại học mà cháu gái ông đã hài hước ra trò. Có bé liền đưa cuốn sách cho ông bảo cháu mới mua ông đọc trước đi, sẽ thấy thế giới bây giờ là phẳng cháu không nói đùa đâu. Ông chưa kịp đọc trang nào trên cuốn best - seller đó thì ngã bệnh. Có bé cháu nội ông vẫn thường đến thăm có lần nó chỉ vào bìa cuốn sách ấy có ý hỏi, ông đã kịp đọc chưa, ánh mắt ông nói với nó là chưa, rất tiếc. Nó liền hiểu ý và nói, cháu tóm tắt, tại sao thời ông thế giới tròn, bây giờ lại phẳng ông nhé. Nghe nó giảng giải vòng vo, ông cũng hiểu phần nào. Vậy đây, cuộc cách mạng khoa học công nghẹ thời nay đã khiến con người nhìn nhận mọi thứ theo nhãn quan mới của xu thế toàn cầu hoá, như cuộc hội chẩn từ nửa vòng trời đất hôm nay đã nói lên cái sự “phẳng” ấy. Kỳ diệu biết bao!Mãi đến trưa cuộc hội chẩn qua Internet mới kết thúc. Vị giáo sư cầm tay ông nói.- Bác yên tâm nhé. Chỉ ít bữa nữa những người bạn ở Washington sẽ gửi đến loại thuốc mới nhất có thể giúp não phục hồi nhanh hơn.Khi giáo sư về rồi. Long nói với ông:- Ba ạ. Cuộc hội chẩn cho ta cách điều trị mới. Ông giáo sư ở Washington nói là, cũng trong tháng này ông đã có cuộc hội chẩn với một bệnh viện ở Thượng Hải, Trung Quốc và người bệnh bị lụt não tình trạng giống như ba, sau một tuần dùng loại thuốc mới bệnh nhân đã nói được nhưng chỉ có khác là bệnh nhân ấy mới bảy mươi tuổi.Nghe cậu con nói ông hiểu ngay nói lo lớn nhất của các vị trong cuộc hội chẩn hôm nay chính là ở tuổi tác của ông. Ông hơn người bệnh. Thượng Hải kia đến mười lăm tuổi cơ mà. Ngày xưa “thất thập cổ lai hi” mà nay ông đã ngoài “thất thập” rồi, trời cho tuổi thọ quá nhiều rồi, còn mong gì hơn nữa. Dù sao ông vẫn nuôi một hy vọng mong manh, nói được dù chỉ trong ít phút trước khi giã biệt cõi đời này, về những điều riêng tư mà suốt bao nhiêu năm qua ông vẫn giữ kín trong lòng.Cậu cả Đào Hữu Long từ bé tính tình nhu mì, hiền như con gái. Nó bọc lộ năng khiếu toán từ rất sớm. Hồi học phỏ thông do còi, chậm lớn nó hay bị đứa lớn bắt nạt, nhưng mỗi khi làm bài kiểm tra hay thi viết, thể nào mấy đứa ấy cũng lại xun xoe nịnh nọt nó, không thì đừng hòng có lời giải mà chép. Năm nào Long cũng đứng đầu lớp. Ông hả lòng hả dạ, con hơn cha nhà có phúc. Đường học hành khoa cử, công danh của nó cứ nhẹ tênh, thẳng băng, có hàm phó giáo sư, giáo sư từ khi còn rất trẻ. Thế rồi Long lấy vợ. Hình như chúng nó cứ mải mê công việc, khi đưa con gái lớn lộc ngộc rồi, ông phải nhắc, vợ chồng còn trẻ, có một thằng “đít nhôm” nữa để cho ba có nói dõi tông đường. Nó cười bảo, ba còn phong kiến, con trai, con gái như nhau cả, chỉ một là đủ.Đứa cháu nội của ông mới ghê, táo tợn như con trai. Năm mới vào cấp ba đã có bạn trai. Một lần gặp riêng, ông hỏi khéo cũng là có ý răn đe:- Quan hệ của cháu với mấy cậu bạn vẫn hay đến nhà là cũng giúp nhau tiến bộ trong học tập đấy chứ?Con bé nom khá đỏm dáng có cái đầu cắt tỉa mà nó gọi là “tém” nhuộm vàng hoe, lại mặc thứ quần áo bó sát thân, trả lời không ra thực cũng chẳng phải đùa:- Chúng cháu ngoài điều ông vừa nói còn có pha thêm vị đắng tình yêu như những chuyện tình trong phim Hàn Quốc đấy ạ. Cậu bạn cháu ngoài đời ngu ngơ lắm ông ạ!- Ngu ngơ cháu chơi với nó làm gì! - Ông phất ý, bé tí đã dinh vào yêu đương!Con bé cười tít mắt bảo:- Thế chung cháu mới chơi được với nhau chứ. Cháu có cái thiếu mà bạn cháu có cái thừa cộng lại là vừa.Ngày đó. Long đang ở nước ngoài ông kể với con dâu về mối lo ngại quá đà của đứa cháu nội, thì mẹ nó lại bênh chằm chặp:- Thế hệ trẻ bây giờ, ngay cả con cũng không hiểu được hết. Kệ cho nó phát triển tự nhiên ba ạ.Nó cứ lớn lên, chẳng có gì nghiêm trọng như ông tưởng. Khi nó có giấy gọi vào đại học ông gọi đến bảo cháu thích ông thưởng cho cái gì nào? Con bé, lúc này đã thôi “tém” có cái đầu kiểu gì khác ông không biết tên tóc ngắn như đầu con trai và biến thành màu hạt dẻ liền cười bảo cháu cảm ơn nhưng điều cháu nói ra ông không được mắng cháu cơ, đây là ông đã thưởng rồi được lời khen của ông khó lắm mà ông cười con bé dạo này mồm mép đáo để. Thì ra nó vừa mới chính thức có bạn trai, bạn ấy cùng học giới đỗ một lúc hai trường hai đứa hẹn với nhau học xong lập công ty riêng rồi mới nghĩ đến chuyện cưới xin. Nghe nó nói vậy trong lòng ông không vui, vẫn là vương vào vòng tình ái quá sớm quen cả sự nghiệp đang mở ra trước mắt, nhưng nó đã nói trước vậy, thì phải cười cười mà cho qua thôi. Bọn trẻ bây giờ lạ thế. Kinh nghiệm sống của người lớn muốn truyền lại thì chúng bỏ ngoài tai. Dường như chúng không cần biết nhiều đến quá khứ chỉ cần sống cho hôm nay, điều mà thời ông đương chức vẫn mổ xẻ phê những kẻ như thế là sống gấp.May mà cậu cả, thế hệ nối tiếp ông còn có nhiều điểm tương đồng nhưng lại có nhược điểm hình như chúng mải mê làm ăn ít quan tâm đến thời cuộc chính trị. Tỉ như việc Long được hai trường đại học danh tiếng ở Thuỵ Sĩ và Mỹ đều mời sang làm giáo sư, hôm đó nó có hỏi ý kiến ông ông nói:- Ba biết. Thuỵ Sĩ là nước trung lập. Khoa học công nghe cũng tân tiên lắm, con nên sang đấy. Còn Mỹ, một thời gian dài là kẻ thù của ta, sang đấy làm việc có hay lắm không?Nó trả lời:- Thời bây giờ là hội nhập toàn cầu ba ạ. Nền khoa học công nghe của Mỹ vẫn là hàng đầu thế giới. Có lẽ con sẽ nhận lời sang đại học Washington.Vậy là nó hỏi cho có lệ, đã có chủ ý cả rồi. Bảo chí nhiều lần viết ca ngợi công trình nghiên cứu của nó ông không giấu được niềm tự hào mỗi khi tâm sự với bè bạn. Về nhà là nó lại vùi đầu vào sách vở chuyên môn, đến vợ con cưng thấy ít nói chuyện, ông cứ tưởng nó chỉ coi ông là cái bóng trong nhà, cái bóng của quá vãng xa lạ với ngày hôm nay. Nhưng rồi ông hiểu ra, Long là đưa hiếu đễ, luôn lắng nghe và trân trọng cống hien của ông. Có lần nó bảo, con có cậu bạn học hồi phỏ thông giờ nổi tiếng ngông, lập dị. Hôm rồi gặp lại nó bảo, cụ nhà anh giống cụ nhà tôi, cùng tuổi, cùng kéo nhau lên chiến khu, không thể hiểu nổi làm sao các cụ sống được, đôi khi còn khoe với con cháu về cái thời ăn như cơm tù, ở như nhà tu, nói như lãnh tụ ấy cơ chứ, đến thời nay thì thế hệ bọn mình, con mình lại quay ngoắt ba trăm sáu mươi độ. Rặt nói đến vàng, đô, địa óc, chúng khoán khô khan nhạt thếch, nghe đến rác cả tai không thể hiểu nổi những kẻ quanh mình là người thực hay người máy. Cậu ta cực đoan nói quá ra vậy thôi. Con thì nghĩ thời nào chẳng có hay dở, cái đáng trân trọng cái đáng bỏ đi. Nhưng thế hệ của ba là đặc biệt là vàng mười ai còn đến hôm nay, từng tham gia kháng chiến, cũng đều như một bảo tàng sống về chiến tranh cách mạng cả. Ba có nhiều cái đáng để viết lại cho hậu thế bọn con đọc lắm chứ.Nghe cậu cả nói vậy ông cũng hả lòng hả dạ, cười bảo, ba và những bạn cùng trang lứa ngày ấy rời Hà Nội lên chiến khu không hề có toan tính gì cho cá nhân, dấn thân như một bản năng sinh tồn, mà khi đã lùi xa đến hôm nay, chắc hẳn lứa hậu sinh các con khô mà hiểu hết. Bởi thế ba vẫn nghĩ, viết làm gì cho tốn giấy mực, ai đọc? Long lại bảo mỗi loại sách đều kén độc giả, con vẫn thích tìm hiểu về sự kiện con người thời ba sống miễn là cuốn đó thú vị, cứ liệu lịch sử đưa ra đều rõ ràng chân thực. Chắc là đến con con cháu con cũng vẫn chung ý nghĩ ấy đấy, ba đừng ngại không có bạn đọc không còn ai thích nhìn lại quá khứ. Chính sự khích lệ đó làm ông hứng khởi mấy năm gần đây chủ ý dành nhiều thời gian sưu tầm tài liệu, gặp bạn bè để hỏi thêm về những điều chưa rõ, định bụng sẽ viết ra cái gì đó không lẫn với những tập hồi ký khác, nếu không in được cũng là món quà tinh thần để lại cho con cháu trong nhà. Nhưng cơn đột quỵ bất ngờ đã phá hỏng tất cả. Và cả câu chuyện tình ngắn ngủi ở Pha Lan nữa, từ lâu ông đã vùi sau chôn chặt trong lòng, mà giờ gần đất xa trời, muốn công khai điều bí mật ấy cho cả nhà biết thì đã quá muộn rồi.Từ chiều đến giờ ông cứ nghĩ miên man chuyện nọ xọ chuyện kia như vậy về con, cháu trong nhà đến những biến cố của đời mình, rốt cuộc vẫn còn nỗi day dứt tiếc nuối của người sắp rời xa dương thế, đó thật sự là “khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan”.Rồi luồng suy tư bị đột ngột cắt đứt khi Long từ nhà ngoài vào, nói với ông:- Ba ạ, có bác bạn với ba ở Nam Lào đến thăm ba.Một ông già da mặt xám bởi nhiều nốt ruồi lấm tấm trên trán, bên thời dương, râu tóc thì đều bạc phơ loã xoã nhanh nhẹn bước vào. Ông Nhị Nguyễn nhận ra ngay đó là người đồng hương chính uỷ thích đùa ở cao nguyên Boloven dạo nào.Ngày còn quân ngũ, hai người đã nhiều lần gặp nhau trong các hội nghị quân chính, hay đợt chỉnh quân. Hế chiến dịch này đến trận đánh khác đều khẩn trương bề bộn, tối mắt tối mũi vào chuẩn bị phương án tác chiến, còn đâu thì giờ nói chuyện riêng tư. Vả lại ông ấy bên ngạch chính trị, ông bên quân sự ít có dịp được ngồi lâu với nhau. Bẵng một thời gian khá dài, lần gặp mới nhất là trước ngày ông bị “đổ” không lâu, cả hai đều đã nghỉ hưu được nhiều năm. Nhị Nguyễn cựu trung tá, trung đoàn phó, còn ông ấy cấp cao hơn nhiều, cựu thiếu tướng, chính uỷ quân đoàn. Hôm đó hai lão chiến binh gặp lại nhau tay bắt mặt mừng, một hồi chuyện đã vãn, ông Nhị Nguyễn mới hỏi về một thắc mắc lâu nay vẫn để trong lòng:- Chắc bây giờ bác không còn phải giữ bí mật nữa. Ai đã tố cáo tôi quan hệ bất chính với Xão Xọi, cái cô xinh tươi ở bản Pha Lan ngày ấy?Chính uỷ thích đùa từ khi nghỉ hưu vẫn yên vị ở quê thuộc ngoại thành thủ đô bảo là chủ ý để râu dài cho giống một lão nông tri điền. Nghe bạn hỏi vậy, ông vuốt râu cười khà vẫn cái giọng thích dông dài với cấp dưới dạo nào:- Gớm, sắp xuống lỗ mà vẫn còn nhớ em xinh tươi cách nay nửa thế kỷ cơ đấy! Điều cậu hỏi làm mình cũng nhớ lại một em ở Chăm Pa Xác mà hồi trên cứ mình đã kẻ cho cậu nghe. Chả là sau ngày nước nhà thông nhất, mình có chân trong đoàn đại biểu quân sự nước ta sang thăm Lào. Cô ấy nhận ra mình ngay lúc mình ngồi trên lễ đài cuộc mít tinh chào mừng đoàn. Cô tìm mình bằng được vừa gặp đã hỏi ngay: “Thưa, ông còn nhớ em là ai không ạ?” Nói thật, mình cùng nhận ra có ấy, chỉ đậm hơn thôi chứ vẫn có nét của người mỏng mày hay hạt thời trẻ nhưng không hiểu sao lúc đó mình lại giả bộ ngơ ngơ, nói là xin lỗi chị, tôi chỉ trông quen quen, bao nhiêu năm rồi không thể nhớ hết những người bạn trên đất nước Triệu Voi được. Thế là trước các quan khác, có ấy chơi luôn mình một vố:- Vâng, ông bỏ qua cho em, do đến giờ em vẫn không quên được người ấy. Có thể em đã nhầm vì có nhiều nết giống với ông. Anh ta là người giỏi bỏ của chạy lấy người lắm ông ạ”Mình tối cả mặt mà vẫn phải gượng cười hoá ra bao nhiêu năm qua cô ấy vẫn còn giận thì giận mà thương thì thương!Câu chuyện của ông bạn chính uỷ lại làm ông Nhị Nguyễn chạnh lòng ông bỏ của chạy lấy người khi chưa có gì sâu sắc, chứ tôi hèn hơn nhiều, bỏ cả đứa con lại cơ! Ông nhắc:- Bác chưa trả lời câu tôi vừa hỏi.- A là cái cậu Đỗ Trường đây mà - Cựu chính uỷ trả lời thẳng tưng - Cậu ta trực tiếp cầm đơn lên đưa cho mình. Mình hỏi anh vừa về sao đã biết chuyện này, anh Nôm ở đây bao lâu không thấy nói gì? Cậu ta nói do tôi nhạy cảm về chính trị nên đã nhận ra ngay sự khác thường khi lần đầu gặp Xão Xọi ở bìa rừng lúc đi nhận thực phẩm tiếp tế. Cậu ta còn nửa đùa nửa thực bảo có ta trẻ đẹp, phốp pháp thế, ai gần mà chẳng chết. Mình xác định thái độ ngay đồng chí nói nghiệm túc đấy chứ, đây là sinh mạng chính trị của đồng đội không phỏng đoán cầu âu được đâu. Cậu ta khẳng định sự thực trăm phần trăm do đã bí mật theo dõi lúc Nhị Nguyễn về bản thăm bà mẹ bị ốm. Cậu ta bảo, chính mắt trông thấy Nhị Nguyễn ôm hôn Xão Xọi trong vườn. Do ngồi nấp trong bụi cây khá gần nơi hai người trò chuyện, nên còn nghe được hầu như toàn bộ những câu đôi đáp. Cậu ta còn bảo, cứ trông cưng cách anh chị gần gũi nhau thế, ngủ với nhau là cái chắc rồi chính uỷ ạ. Ngày ấy chỉ huy phân khu đã bàn rất kỹ về trường hợp của cậu, phải ra quyết định kỷ luật như vậy, không thể khác. Mình còn sợ một khả năng, cậu phá ngang, bỏ ngũ ở lại với có ấy, nếu cậu làm thế thì quả rất khó cho đơn vị vì đang làm nhiệm vụ quốc tế. May mà cậu đã xử sự đúng đắn. Ngày đó cậu có các tổ chức không?- Ôn thì tôi đã chẳng được như thế này - ông Nhị Nguyễn nói - Mình sai, oán ai được. Nhưng thực không ngờ anh ta.Cựu chính uỷ tiếp lời.- Cậu biết vậy cũng không nên giận Đỗ Trường. Cậu ta làm đứng nguyên tắc tổ chức. Và cũng đừng nghĩ cậu ta có ý định tranh chức đội trưởng.- Không bao giờ tôi nghĩ thế - ông Nhị Nguyễn ngắt lời - Viết đơn tố cáo là quyền của anh ta. Nhưng mình chỉ thấy ngạc nhiên khi anh ta đi rình mò nghe trộm như vậy. Về sau gặp lại anh ta không thấy nhắc đến chuyện ấy nữa mà mình đâu có ngờ hẳn tố cáo. Chắc hẳn lúc đó anh ta vẫn căm tôi đã mang chuyện quá tả trong đối xử với tộc trưởng Nha Hởn nói với chính uỷ Cầu, nên trả đũa. Vậy là huề một đều. Thôi, biết vậy, nhắc lại chuyện từ đời tâm hoánh ấy phỏng có ích gì nữa đâu.Cựu chính uỷ vẫn chưa tỏ ý muốn thôi, ông hỏi tiếp:- Giờ anh em mình sắp về thế giới bên kia cả rồi, mình hỏi thực cậu một điều. Hai người đã sâu sắc với nhau như vậy mà sao lúc đó cậu vẫn khẳng định với mình là chưa có con với nhau và rồi về nước là cưới vợ ngay?Giây lát suy nghĩ ông Nhị Nguyễn nói:- Lúc trình bày với bác, chẳng phải tôi đã nói chính có ấy bảo với tôi là chưa cô gì. Nếu tôi biết Xão Xọi cố tình giấu chuyện đã có thai thì có lẽ sự việc khác hẳn rồi đây bởi thâm tâm tôi còn rất thương cô ấy. Đúng, chúng ta là người lính phải chấp hành kỷ luật nhưng đứng trước sự lựa chọn éo le như thế thì có lẽ phải đặt cái tình cao hơn mọi điều mới thực là nhân bản chứ. Còn bác hỏi sao vừa về nước đã lấy vợ ngay lúc đó tôi chỉ nghĩ đơn giản, làm thế cho chóng quên đi mối tình ấy.- Thế cậu không lúc nào cảm thấy là cô ấy đã có thai sao, cả lúc chia tay về nước, tức là sẽ chia tay mãi mãi? - Cựu chính uỷ vẫn xoáy vào chủ đề ấy.- Cũng có lúc tôi nghĩ Xão Xọi đã có thai. Có mỗi một lần đi lại với nhau trên chòi canh nương thôi thú thực lần sau cũng muốn lắm mà sợ, cái án kỷ luật đang treo lơ lửng đã làm tôi mất hứng. Một khi phải đối mặt với sự thực nghiệt ngã ấy cũng là không còn quyết sống trọn đời với người ta nữa. Vả lại lúc chia tay để về nước, cô ấy vẫn giấu. Về sau nghĩ lại động cơ cô ấy giấu vì sợ ảnh hưởng đen công tác của mình. Có lúc Xão Xọi đã ướm, nói là muốn có con, thực ra là muốn thử xem mình có đồng ý nhận giọt máu đã có hay không, thì chính vì lý do vừa nói, tôi đã không còn tỉnh táo để nhận ra cái thực chất trong diễn biến tâm lý của cô ấy nữa, mà đã khước từ. Bởi vậy Xão Xọi rất thất vọng, về sau lại biết tin tôi vừa về nước đã lấy vợ, có càng giận hơn, khi đưa con ra đời không muốn cho biết cha nó là ai. Điều này trong chiến dịch. Sảm Thông - Long Chẹng, tình cờ tôi gặp Khăm Đi, nó đã nói lại. Và chính Khăm Đi có chung cách nghĩ với mẹ, chỉ coi tôi như một người bạn của mẹ, không phải là cha nó. Tuy không nói ra, nhưng tôi biết thâm tâm Khăm Đi cùng oán tôi. Bác còn lạ gì chúng ta sinh vào thời loạn đâu còn tuổi trẻ lãng mạn bị cuốn hút vào cuộc chiến trái tim trở nên chai sạn. Thú thực với bác, thời trẻ tôi phải lòng có hai người. Cô đầu chỉ đầu mày cuối mắt với nhau có thể vì thế nên nhạt, nói thôi là thôi ngay mà không còn vương bấn đến. Xão Xọi thì ngược lại toàn cảnh đưa nhau đến say cuồng trong chốc lát, sâu đậm khó quên. Sau chiến dịch Sảm Thông - Long Chẹng tôi không có điều kiện gặp lại Khăm Đi nữa. Nhưng từ ngày biết mình có đứa con rơi, tôi day dứt lắm, càng về già nỗi khổ tâm càng lớn hơn, mình là thằng Sở Khanh, thằng hèn, để đến lúc chết người ta còn mang hận trong lòng. Tôi muốn chuộc lại phần nào làm lỗi bằng việc bù đắp cho phần thiếu thốn tình cảm của Khăm Đi và mong nó chuyển ý. Hôm nay bác hỏi tôi mới nói hết tâm can, chứ trong nhà mình thì chưa ai biết cả. Bao năm qua tôi vẫn giấu kín chuyện này vì nghĩ, bà ấy và các con biết chỉ thêm rầu lòng chứ giải quyết được gì.- Chắc khi cậu về nước - Cựu chính uỷ nói - không biết là mẹ con Xão Xọi đã chuyển ngay về thị xã A-tô-pơ?- Gặp Khăm Đi tôi mới biết, nên khi nó nói sinh ra ở A-tô-pơ tôi vẫn ngờ ngợ. Vì gương mặt dáng người nó giống tôi quá, ai gặp hai người đi bên nhau cũng bảo vậy. Tôi phải gặng mãi nó mới nói hết. Chắc là sau khi tôi về nước, bác có quan tâm đến cô ấy?Cựu chính uỷ gật đầu, nói.- Lúc đó dù cậu bảo là không, nhưng thâm tâm mình vẫn linh cảm là cô ấy đã có con với cậu. Mình nghĩ, nếu cô ấy sinh con thì phải có cách giúp đỡ về vật chất, không được nhiều thì cùng có chút ít để an ủi người ta. Cậu biết không, chính là tay Đỗ Trường đã sốt sắng nhận đến nhà cô ấy thăm dò. Lần đầu cậu ta lên bảo cáo với mình thủ trưởng à, cái cô ấy gan lắm cậy răng chẳng nói nửa lời chỉ bà mẹ nói thay toàn ca ngợi cậu ta tốt thế này tốt thế kia thôi. Lần sau, Đỗ Trường báo cáo, cái cô gái trẻ ấy đang hiền như con nai bỗng trở nên hung dữ như hổ, bảo anh về đi, tôi hận các anh! Mà bụng có ta lùm lùm rồi. Lần sau đến nữa thì mẹ con đã dọn đi rồi.Chuyện trò hồi lâu, hai lão chiến binh vịn vai nhau đứng dậy. Khi chia tay vị cựu chính uỷ còn nói với ông Nhị Nguyễn:- Đúng là ở đời không ai có sự chu toàn được cái này mắt cái kia cậu ạ.Sau lần gặp ấy, dù không có hẹn trước Nhị Nguyễn vẫn tự tìm sang nhà chính uỷ thích đùa ở ngoại thành. Thật bất ngờ, đó là căn nhà gạch lợp ngói tây ba gian hai chái như nhà mọi người dân xung quanh còn đồ đạc cùng chẳng có gì đáng giá, ngoài cái ti vi cũ màn hình nhỏ và cái xe máy rách bụi phủ trắng. Lúc ở đầu làng ông hỏi nhà cựu chính uỷ, thì một bà răng đen mắt toét, đã xăng xái chỉ đường ngay, còn nói, bác ấy tướng tá, chức to nhất xã, mà cái khoản nghèo thì ngang nhà em thôi. Nói đến đây bà ta nhìn trước nhìn sau như sắp làm điều gì vụng trộm, hạ giọng bảo, thật thương cho ông tướng tá ấy, lấy củi ba năm thiêu một giờ, của nả tích cóp bao nhiêu năm bị thằng con phá sạch bách trước khi đi tù về tội biển thủ công quỹ được cô con dâu thì đỏng đảnh lẳng lơ chồng vừa vào nhà đá đã bỏ đi với giai rồi. Ông tướng tá ấy, có nhõn thằng cháu nội, thấy bố mẹ ông chẳng bà chuộc với nhau thì cháu bỏ nhà bị sa vào vòng tệ nạn, cũng vừa bị bắt đi trại cai nghiện. Ông ấy từ ngày về hưu cứ liêu xiêu giải quyết hết vụ này đến việc khác trong nhà trông xọm hẳn. Người hiền lành tử tế thế mà sao hậu vận kém thế hay ngày trước trận mạc giết nhiều nên bị báo oán, hở ông?Ông Nhị Nguyễn nghe vậy thì gai nổi khắp người. Một người luôn tỏ ra lạc quan yêu đời lấy cười cợt để giao đãi thực ra chỉ để che giấu các bi kịch trong nhà lớn đến thế hay sao?Thảo nào lúc gặp nhau khi hỏi thăm về vợ con bác ấy cứ lảng và cũng không nói rõ cả địa chỉ nhà nữa hàm ý không muốn mời bạn sang chơi. Thế rồi hai người gặp nhau trong căn nhà trống trải ẩm thấp, có phần lạnh lẽo lại tiếng rên hừ hừ của bà lão đang ốm trong buồng cứ vọng ra não cả ruột gan, đến lúc đó mới đọc được trên gương mặt “thích đùa” của vị chủ nhà vẻ bối rối, cùng những nếp nhăn hằn sâu của nỗi buồn tủi dường như vô tận. Nhưng suốt buổi trò chuyện, bác ấy không thốt ra lời ta thán nào. Bác ấy có một tinh thần thép, cứ một mực cắn răng nuốt mọi vị đắng chát của riêng tư vào trong lòng, mà không muốn phiền ai chia xẻ bớt cho mình!Ông Nhị Nguyễn nhìn gia cảnh bạn chẳng lòng dạ nào ngồi lâu qua loa đôi điều rồi đứng dậy cáo từ. Đôi bạn già cúi đầu lặng bước bên nhau đến tận cuối làng. Lúc chia tay cựu chính uỷ mới nhìn vào mặt ông Nhị Nguyễn giọng khàn khàn nhỏ nhẹ váng vất hé lộ ra những điều đau đớn đã nén chặt bây lâu: “Thật mừng cho cậu. Các cháu đầu giỏi giang phương trưởng. Vậy là về hậu vận bọn mình có xách dép cho cậu cùng không xong. Cái mà bọn mình quãng đời trước xem ra thuận buồm xuôi gió hơn rốt cuộc đều của thiện trả địa cả, có còn gì đâu. Có mỗi điều cấn cái của cậu hôm nọ nói với mình về chuyện xửa chuyện xưa ở cao nguyên Boloven ấy mà, cậu cũng chẳng nên cắn dứt lương tâm làm gì. Mình hiểu cậu có chủ ý lừa người ta đầu thực lòng đến với nhau cả, do hoàn cảnh mà phải chia loan rẽ thuý. Thú thực, hôm ta gặp lại nhau, thấy cậu cứ rầu lòng vì mỗi chuyện ấy, mình chẳng muốn nói ra cảnh nhà mình còn bi đát bằng vạn lần, giờ cậu sang đây biết cả rồi đây, có ai cuối đời trắng tay như mình không, mà vẫn cười được còn chưa muốn cắn lưỡi chết đi cho rồi cơ mà”Nói đến đây, cựu chính uỷ bỗng nghẹn lời. Một giọt nước mắt chợt ứa ra, ướt nhoè trên gò má râm xạm nhăn nheo, ông lấy tay chùi vội, sợ người ngoài nhìn thấy giọt nước mắt cay đắng thê thảm ấy. Ông Nhị Nguyễn thì không kìm được nỗi xót xa cho bạn, choàng hai tay ôm lấy “đồng hương” mắt rưng rưng, thủ thỉ: “Bác ơi, hôm trước bác đã nói với tôi ở đời không có cái chu toàn cho ai. Biết làm sao được, chữa được bệnh chứ đâu chữa được mình. Tôi thăm đường đột không báo trước thế này có thể làm bác không vui bác bỏ qua cho nhé. Nhưng tôi vẫn còn sang thăm bác nữa đấy. Chúng ta đều sắp xuống lỗ cả rồi có nói buồn phiến cùng nên vợi bớt cho nhau để lòng thanh thoả được phần nào tôi nói vậy cô phải không?”Nhưng ông chưa kịp sang thăm lại “chính uỷ thích đùa” lần nữa thì bị đột quỵ. Giờ chính bác ấy lại đến tận nhà thăm ông. Lúc này khi bước vào phòng vừa nhìn ông nằm đây vẫn là cái giọng thường chọc bỡn người ngoài:- Gớm, đá cùng đổ mồ hôi đấy nhỉ.Thấy ông nằm bất động không trả lời được thì “chính uỷ thích đùa” cảm nhận được ngay mức độ nghiêm trọng bệnh tình của bạn, bước nhanh đến bên nói tiếp:- Từ sau hôm anh em ta gặp nhau tuy cậu không yêu cầu, mình vẫn tự đi tìm hiểu để giúp cậu làm sáng tỏ thêm sự việc ở cao nguyên Boloven dạo ấy. Nay đã có manh mối rồi đây. Cậu có đồng ý nói ra hay không là tuỳ.Rồi cựu chính uỷ nhìn xoáy vào ông chờ trả lời. Long liền đến bên cạnh vị khách, nhỏ nhẹ nói:- Thưa bác, ba cháu từ khi bị tai biến chỉ nghe hiểu mà không nói lại được đâu.- Vậy à! - Cựu chính uỷ nhìn Long hỏi - Có một chuyện ba anh đã trao đổi với tôi hôm trước, không biết ba anh có cho phép nói ra ở đây không?- Vâng bác để cháu hỏi ba cháu.Cậu con liền đến cạnh ông hỏi.- Chắc là bác ấy có chuyện muốn nói riêng với ba đây ý ba thế nào?Trong những ngày bị đột quỵ vừa qua, khi ông Nhị Nguyễn tỉnh lại không nói được thành lời nhưng lại nói bằng ánh mắt và mỗi người thân đều hiểu được ý ông, còn đóng vai trò phiên dịch cho khách đến thăm về những điều ông muốn diễn đạt. Đây có thể là thứ nhân giao cách cảm khác thường giữa những người cùng huyết thống trong giờ phút âm dương sắp cách biệt chăng? Giờ điều sâu kín cuối cùng trong lòng không thể nói ra thành lời lại được bác ấy, người duy nhất biết chuyện này có thể giúp thì còn gì bằng! Nếu ông chưa biết gia cảnh của bác ấy thì là một nhẽ, nay mới thấy tấm lòng với đồng đội của bác ấy, gác chuyện buồn đến nẫu ruột của nhà mình, mà giành tâm sức lo cho người khác. Nhưng đây là điều ông không thể nói bằng ánh mắt cho cậu con thông minh tài giỏi hiểu, chỉ có giọt nước mắt không giữ được chợt lăn ra. Tuổi già lạ thế, mau nước mắt như con trẻ vậy. Khóc vì sung sướng con cháu trưởng thành quây quần; ứa nước mắt nhìn bà lão vất vả sớm hôm vì mình; nay xót cho gia cảnh bạn cũng không kìm được hai hàng lệ. Long thấy vậy thì tỏ ra luống cuống, không hiểu chuyện gì mà làm ông xúc động vậy. Rồi ông kịp định tâm lại. Cựu chính uỷ thì dường như hiểu được từ giọt lẹ của bạn là nói cảm thông với mình bất ngờ rút trong túi áo ra cái mùi xoan chấm khô nước mắt trên gò má ông. Ánh mắt ông liền bảo với cậu cả, bác ấy có việc hệ trọng muốn thay ba kể cho cả nhà đấy, con nên gọi mẹ, em vào cùng nghe. Giờ Long hiểu, thở phào và quay lại nói với khách.- Ba cháu muốn bác kể lại câu chuyện riêng tư nào đó của ba cháu mà bác đã biết hồi hoạt động ở cao nguyên Boloven bên Lào đấy ạ.Nói rồi. Long đi ra, lát sau vợ ông cùng con gái, con dâu vào. Đúng lúc đó cô cháu nội vừa đi học về, nó chạy ùa vào thăm ông sốt sột khoe ngay:- Ông ơi, cháu được học bổng toàn phần. Sang năm thứ hai mà học giới còn cô học bổng ra nước ngoài nữa cơ.Ông tỏ ý vui. Long đến gần con nói nhỏ:- Ba chúc mừng con! Nhưng bà, ba, mẹ và có Hiền có việc riêng với ông nội.Con bé xịu mặt định đi ra, ánh mặt ông liền bảo với cậu con cứ để cháu nghe cũng không sao nó đã lớn khôn rồi! Con bé được phép ngồi lại nó hớn hở.- Cháu cảm ơn ông.Cựu chính uỷ nhìn vào ông Nhị Nguyễn nói:- Mình vẫn phải nói trước với cậu chuyện này đã. Sau lần gặp cậu, mình có chủ động liên hệ với tuỳ viên quân sự đại sứ quán Lào hỏi về lai lịch một cán bộ Pathet tên Khăm Đi, họ hẹn nửa tháng sau trả lời. Hôm qua mình đến, có kết quả rồi đây. Họ đã tra tìm trong sổ quân lực với các dữ kiện: sinh năm 1953 tại A-tô-pơ, mẹ Xão Xọi thuộc bộ tộc Nha Hởn đã mất, ông ngoại liệt sĩ, từng chiến đấu ở Sảm Thông - Long Chẹng năm 1971-1972. Đồng chí đó hiện là đại tá, sư đoàn trưởng đơn vị đang đông ở thủ đô Viêng Chăn.Ông Nhị Nguyễn nhìn khắp lượt mọi người trong nhà. Đây là chuyện cuối cùng tôi muốn nói với bà và các con cháu đây.