- 4 -

Giữa năm 1951, được thả từ căng (nhà lao) Phú Lâm, ông Nhị Nguyễn trở về Hà Nội tạm chiếm. Hơn một năm qua, không lúc nào trong lòng ông nguôi ngoai được nỗi cay đắng hình ảnh con tàu bốc lửa dữ dội rồi từ từ chìm xuống biển Đông luôn hiện về trong giấc ngủ như một ác mộng. Xác ông chôn trong cỗ quan tài sát ấy cùng mười hai thuỷ thủ kia thì là một nhẽ, nay chỉ mình ông sống để nỗi đau dày vò cùng mối thù bầm gan tím ruột. Nỗi đau và mối thù ấy còn thâm sâu hơn, khi ông còn bị những trận đòn dã man trong những ngày ở bốt Catinat, Sài Gòn.
Kế hoạch vận chuyển hàng bằng máy bay phải bỏ, chỉ còn cách là theo đường biển. Suốt mấy tháng ròng, đại diện của ta ở Băng Kok huy động ghe, thuyền của bà con Việt kiều chia nhỏ các kiện hàng bí mật tập kết về một nơi trên đảo Cô Chang ở biên giới. Thái Lan – Campuchia, rồi từ đây lại “tăng bo” về đảo Phú Quốc của Việt Nam, chuẩn bị cho chuyến dài ngày ra Bắc bằng tàu biển. Ông Nhị Nguyễn liên hệ với cơ sở ở Nam Bộ mua được một con tàu cũ pha sông biển, trọng tải khoảng hai trăm tấn. Tàu có một máy đã ọc ạch, phải sắm thêm máy và lắp thêm chân vịt. Tên tàu là “Prasamus”, anh em bảo đổi thành “Sông Lô” chiến thắng những năm trước ở con sông miền cực Bắc vẫn còn âm vang mãi trong lòng người miền cực Nam. Đây chỉ là tên danh nghĩa, bề ngoài nó vẫn là một con tàu buôn gạo đã bao năm bọn Tây đoan các cảng ven biển nhẵn mặt. Hàng chính mua từ Thái được để xen với hàng phụ là gạo, khi đến nơi tập kết số gạo ấy cũng sẽ rất cần cho bộ đội ngoài tiền tuyến. Sau cái khó tìm tàu chọn máy, là khó tuyển người.
Phải những thanh niên khoẻ, quen sông nước và chuẩn bị kỹ về ý chí chiến đấu cho họ. Khác với thuyền độc mộc trên sông Nạm Ca Đinh, ngày náu đêm đi, con tàu này thiếu hoa tiêu, phương tiện dẫn đường trong đêm, phần lớn thời gian trên biển là xa bờ trên hải phận quốc tế và phải đi ban ngày. Dễ bị địch phát hiện nhất là chặng cuối, từ khơi vào nơi tập kết. Ta chỉ có mấy khẩu súng trường, lựu đạn, trận thuỷ chiến nếu xảy ra là hoàn toàn không can sức, cho nên ngay từ đầu còn phải chủ động chọn một cách hy sinh. Mọi tình huống xấu nhất được ông Nhị Nguyễn thay mặt chi uỷ nêu rõ ràng, đi hay không là tự nguyện, vậy mà đến phút chót không có ai thoái lui. Chốt danh sách, gồm thuyền trưởng, thuyền phó, thuỷ thủ, tổng cộng mười hai người, cộng với ông là người thứ mười ba. Khi vần các khuy xăng lên để lẫn với hàng không ai nói gì thêm, tất cả đều lẳng lặng đều hiểu, chuyện ra khơi này là cảm tử.
Sau ba tháng lênh đênh trên biển đông đến đoạn chót điều dự báo không ai muốn đã xảy đến. Tàu đang đi ở vĩ độ ngang với Đà Nẵng chợt một chiếc Hellcat xoẹt qua đầu. Trưa hôm sau vẫn là chiếc Hellcat quái quỷ ấy quần thảo dọc ngang. Chúng đánh hơi thấy hàng khả nghi dù anh em đã có ý mở bạt cho trên cao có thể thấy rõ những bao gạo xếp chật cứng trong khoang. Tàu tăng tốc, nhưng không thể nào vượt ra ngoài tầm kiểm soát của máy bay. Đảo Hải Nam, Trung Quốc dần hiện trước mặt. Đang tiến thẳng, tàu đột ngột chuyển hướng tây - tây bắc, dự kiến chập tối sẽ cặp bờ là bãi biển thuộc đất Nghệ An. Lúc đó là giữ trưa. Mặt trời chói lọi trên đỉnh đầu. Mặt biển xanh thẫm dưới chân, phẳng lì, yên ả mà chứa trong lòng bao đợt sóng lừng. Thân kinh mọi người căng như sợi dây đàn, dường như ai cũng linh cảm giờ phút bi tráng nhất về số phận con tàu đã được định đoạt.
Tàu Sông Lô không ngừng tăng tốc, đổi hướng. Tiếng động cơ rú ầm ầm át tiếng sóng làm máy nóng bỏng. Từng đụn khói đen đặc thoát ra trên ống khói, phả mù mịt một khoảng trời. Mới đi được khoảng một chục hải lý, bỗng từ phía đường chân trời có ba cái chấm bé xíu. Chẳng mấy chốc ba cái chấm lớn nhanh thành ba con quái vật, đen trũi, súng ống tua tủa như lông nhím. Chứng đang dàn hàng ngang đối đầu. Cự ly giữa Sông Lô và ba hải quái ngày càng rút ngắn. Đón giây phút quyết tử, chiến binh tàu Sông Lô uất nghẹn là không thể cầm súng, lưỡi lê, tạc đạn thậm chí là tay không lăn xả vào chúng như cuộc giáp lá cà trên đất liền, trên tay họ chỉ có mồi lửa. Mồi lửa tiêu cực mà không thể không dùng đến. Cùng chết và hàng không thể rơi vào tay thù! Xăng đã được tưới đẫm mặt boong trên các kiện hàng. Khoảnh khắc ấy, trong lòng ông Nhị Nguyễn trào lên nỗi đau xót xa vô bờ khi lần cuối nhìn những kiện hàng là mồ hôi xương máu của bao người và công sức bỏ ra trong gần hai năm qua, ông cùng đồng đội đã vượt qua bao hiếm nguy có lúc cái chết cận kè mới có được nó, mà nay phải tự tay huỷ hoại nó khi sắp về đến đích!
Ba tàu chiến tạo thành thế gọng kìm sắp kẹp bẹp dí con tàu Sông Lô bé nhỏ tay không. Tiếng loa vọng đến bằng tiếng Pháp:
“Đầu hàng! Giương cờ trắng! Giảm tốc độ!”
Đúng lúc đó, con tàu Sông Lô bùng vụt thành khối lửa hình cầu khỏng lồ khoả lấp cả mặt trời. Mặt biển Đông sôi sùng sục in đậm màu đỏ lựng của lửa đen đặc của khói. Và hiện ra trong chớp lửa những con người bé nhỏ nhất loạt lao đầu xuống vùng biển đỏ và đen ấy.
Khi ông Nhị Nguyễn tỉnh dậy thấy mình đang trên chiếc tàu chiến. Một tên sĩ quan đeo kinh trắng có cái mũi khoằm như mỏ quạ và cái đầu trọc lốc không còn sợi tóc nói là đã vớt được ông đúng lúc kiệt sức rời tay, bám vào tấm ván bập bềnh gần chỗ tàu chìm. Hắn còn bảo, sức sống của Việt Minh thật kỳ lạ. Ông nói với tên sĩ quan:
- Tôi là người đi buôn gạo!
- Đi buôn gạo sao phải đốt tàu? Tên sĩ quan thoáng bất ngờ khi thấy ông thành thạo tiếng Pháp
- Tôi chỉ có năm mươi tấn gạo chiếm một phần ba - ông Nhị Nguyễn nói - Còn hàng của các chủ khác tôi không biết. Ông thấy đấy, tôi đã mắt cả chì lẫn chài!
Tên sĩ quan Pháp chợt làm động tác nhún vai cười nhếch mép tỏ ý không tin và bảo:
- Phòng Nhì sẽ làm việc cụ thể với ông ông chủ gạo Việt Minh ạ!
- Có còn ai sống sót nữa không? - ông Nhị Nguyễn hỏi và tên sĩ quan lại nhún vai lắc lơ cái đầu hói thay cho câu trả lời.
Tiếp đến là những ngày tra hỏi của Phòng Nhì. Sở hiến binh Hà Nội, rồi chúng đưa ông vào giam giữ ở bốt Catinat Sài Gòn khét tiếng. Kể từ ngày đó, cơn ác mọng chìm tàu luôn ám vào giấc ngủ. Ông thấy mình rơi rơi mãi cùng khối sắt thép đen xì xuống biển không đáy với bao nhiêu của quý tan rã trước mắt mà không sao vớt lại được chút gì. Cứ mỗi lần mê mụ như thế, khi tỉnh dậy, mồ hôi ông toá ra, tim đập thình thịch.
Sau ngày nước nhà thông nhất, đầu năm 1976 ông Nhị Nguyễn có dịp vào thành phố Hồ Chí Minh, việc đầu tiên là thăm lại bốt Catinat. Tuy ông chỉ bị giam và tra hỏi ở đây có hơn một tháng rồi chuyển về căng Phú Lâm, nhưng những ấn tượng ngược đãi tù nhân khửng khiếp thì không bao giờ quên được.
Hôm đó, từ xa ông nhận ra ngay cái bốt nằm kín đáo đằng sau Sở thú, thoạt nhìn bên ngoài nó thô kệch, trần trụi như một cái máy chém thời trung cổ, mấy chục năm trôi qua, hình thù quái thai vẫn thế. Thành phố có chủ trương giữ nguyên trạng bốt Catinat thành một di tích lịch sử cho mọi người đến thăm quan.
Bước vào giữa khám, ông ngửng lên. Vẫn là bầu trời vuông. Gần ba mươi năm trước đây ông đã bị đưa từ Hà Nội vào và buổi sáng hôm ấy cũng bất giác ngửa mặt lên, thấy bầu trời vuông như thế, chành chạnh mỗi chiều hơn hai chục mét. Bầu trời xám xịt, lạnh lẽo, quất mãi làn roi mưa vào đám tù mới gom về. Mấy trăm con người trần trụi từ nhiều miền nếp sát vào nhau, vuốt nước trên mặt không kịp, đầu tóc quần áo rã rượi. Đứng chân mỏi, tất cả ngồi thụp, chụm đầu vào nhau, đêm thì lại nằm nghiêng thân sát thân như cá xếp làm mắm trong bể chượp bê tông. Đến trưa, họ thưởng thức bữa cơm tù đầu tiên. Các mâm cơm ném lăn lóc trên nền xi măng ướt nhèm, gạo hẩm bã bời nhạt nhẽo, phải bẻ ra từng miếng nhỏ và nhanh tay chấm kẻo đống muối trắng đổ trên sàn đang bị tan rã hết theo nước mưa. Có cái thùng sắt đựng canh cải lõng bõng pha mùi rỉ sét tanh ngòm để bên cạnh cửa ra vào. Muốn nuốt trôi miếng cơm khô khóc, không có thìa múc, người tù phải cụm lòng bàn tay thọc vào thùng, hớt nước, cuộng rau và ập lên mồm. Ăn uống là vậy còn kém cả con vật trong chuồng, bữa ăn đòn phủ đầu cũng rất ấn tượng. Tên chúa ngục người Pháp cởi trần, núc ních như con lợn cạo đã cho ông nếm món khai vị nhẹ nhàng: cột hai ngón cái vào hai sợi dây điện và nó điềm nhiên quay manheto điện vọt cao áp, giật ông ngã bổ chửng, tim thót ngừng đạp. Nó còn bảo mày thích đi đường biển hả, đã biết tàu lặn là thế nào chưa? Nó dìm đầu ông vào bể nước cho sặc, nhấc ra lại dìm cứ thế một hồi bụng ông căng như cái trống nằm thẳng cẳng trên sàn nước ồng ọc tuôn ra mồm ra mũi. Hôm sau đổi món. Nó bắt ông quỳ hai đầu gối lên sà, ép ngực vào mép ghé đẩu và dùng chày gỗ nên thình thịch lên lưng. Sau mấy lần “hự” máu ứa đấy miệng, ngất xỉu. Còn một món đặc sản khác: vẫn chày gỗ ấy, gõ lên hồi xung quanh đầu ông không gõ quá mạnh, chỉ vừa phải cho không quỵ ngay mà phải đúng đến khi cảm thấy đầu như muốn nổ tung mới ngã gục. Đã biết thế nào là Catinat Sài Gòn chưa! Tên chúa ngục hất hàm bỏ ra sau hai ngày cật cử hành lễ ra mắt như thế. Tiếp đến là hỏi cung hàng thẳng trời, chúng lặp đi lặp lại những câu: Hàng gì? Ai chỉ đạo? Ai nhận? Ở đâu? Sau cùng lại xen kẽ các màn trình diễn tương tự như lễ ra mắt, song còn mạnh tay hơn hiểm ác hơn
Một hôm tên đại uý Pháp chuyên hỏi cung cầm ra một tập hồ sơ để trên bàn. Chiếu đôi mắt cu vọ vào ông, hắn gằn giọng:
- Đào Nhị Nguyễn. Mày (từ hôm bị tra hỏi chúng đâu xưng hô mày tao) là cựu sinh viên trường Cao đẳng khoa học Hà Nội. Giấu sao được. Nhân thân của mày đã được hiến binh Hà Nội gửi vào cho chúng tao. Mày từng tham gia Việt Minh. Từng bỏ Hà Nội lên Việt Bắc, hai năm qua đi đâu không rõ, nhưng có thể khẳng định mày thi hành một công vụ quan trọng như chuyên chở vũ khí tiếp tế cho Việt Minh ngoài Bắc Kỳ chẳng hạn. Chúng tao đã vớt được trên biển vài miếng bao bố, còn có cả những mảnh gỗ thông, ni lông, bọt xốp, đó là những thứ lót trong hòm súng đạn. Tóm lại, gạo chỉ để nguỵ trang. Còn gì để nói nữa không?
Ông Nhị Nguyễn vẫn một mực trả lời không xa điều trước đây đã khai:
- Đúng là tôi đang học Cao đẳng khoa học thì ra chiến khu theo Việt Minh. Nhưng sống với họ một thời gian ngắn tôi không chịu được gian khổ, vất vả đã bỏ về thành và đi buôn gạo.
- Ông chối quanh được tích sự gì - Bỗng tên đại uy chuyển từ “mày” sang “ông” - Hối cải sẽ được hưởng lượng khoan hồng vì ông cũng là một thanh niên từng được nước Pháp chúng tôi đào tạo. Nói thực sự là hàng gì? Ai chỉ đạo? Điểm tập kết ở đâu?
- Tôi đã nói rồi ngoài số gạo, có hàng của các chủ khác tôi không biết, đáng tiếc là họ đã chết cả.
- Mày vẫn không thành thực! Tên sĩ quan vằn mắt, trở lại cách xưng hô trước và vụt cầm tập hồ sơ giận dữ đứng lên quay ra.
Chúng thả ông khi đã giam tiếp một năm ở căng Phú Lâm. Về sau ông được biết, chúng cho ông không phải nhân vật quan trọng chỉ là nhân viên, không biết nhiều điều bí mật của Việt Minh. Chúng buộc ông phải trở về cư trú ở Hà Nội trong sự quản lý của hiến binh.
Trong mấy ngày ngồi trên tàu hoả ra Bắc, ông suy nghĩ mông lung mọi chuyện. Phải tìm cách trở lại chiến khu, nhất định là như vậy rồi! Trên các ga, cứ mỗi lần thoáng thấy bóng tên cảnh binh hay sĩ quan Pháp, trong lòng ông bực bội, niềm căm uất trào sôi hình ảnh con tàu cùng bao đồng đội chìm dưới biển Đông lại hiện về. Những đòn thù còn chưa lành sẹo trên người ông. Tất cả, đòi hỏi phải trả cho hết món nợ, chúng nợ ông nợ đồng đội ông quá nhiều!
Hơn một năm trong tù ông bặt tin Nghĩa. Nàng có còn chờ? Khi tàu gần về đến Hà Nội, câu hỏi ấy cứ lẩn quẩn trong đầu. Và ông cố bấu víu vào một tia hy vọng mơ hồ, mong manh để tự an ủi nàng vẫn chờ. Chấp tối bước xuống ga Hàng Cỏ, ông lưỡng lự giữa về nhà mình hay đến ngay nhà nàng? Cả nhà mình đã tản cư lên Việt Bắc hồi cuối năm bốn sáu rồi, đến nhà nàng, đến nhà nàng thôi! Ông cứ lảm nhảm câu ấy khi đi ra khỏi ga như một kẻ mộng du.
Kìa, cửa hiệu vải quen thuộc ở phố Hàng Đào tấp nập không to hơn cũng không nhỏ hơn, vẫn sáng trưng phô ra cái sự làm ăn phát đạt. Người ông gặp đầu tiên không phải Nghĩa mà là bà chị nàng. Bà chị của Nghĩa thoáng ngạc nhiên dù sao chị ấy vẫn nhận ra ông ngay. Bà chị mời ông vào nhà và bảo, hôm nay cậu mợ có việc sang Gia Lâm ăn giỗ ở nhà một người họ nọi, chị thì cũng vừa đến.
- Nghĩa có đi cùng cậu mợ không ạ? - ông hỏi
- Anh uống nước đã - Bà chị rốt chén trà nóng man mác mùi ngâu - Anh ra hôm nào vậy?
- Chị hỏi ngày em ra tù hay ngày lên tàu?
- Việc anh ra tù ngoài này có biết. Không hiểu anh có biết chuyện cậu mợ đã chạy nhiều cửa để giảm án cho anh không?
Ông khẽ lắc, có chuyện ấy ư? Bà chị nói tiếp:
- Cậu cậy nhờ một vài người bạn làm thông ngôn, thừa phái ở phủ toàn quyền và bảo lãnh cho anh đấy. Tất nhiên cũng phải lo lót các cửa chứ chẳng nói xuông được. Ngày người ta ký quyết định tha ngoài này biết cả, chỉ không biết ngày anh ra. Bắc thôi. Cậu mợ làm chuyện này vì. Nghĩa đây mấy thông qua có ấy liên tục điện từ. Paris về hôi thúc, bảo
- Nghĩa đi Pháp rồi? ông Nhị Nguyễn cật lời
Bà chị có giữ vẻ mặt giềm tĩnh song vẫn lọ ra nết bôi rôi, đã động đến điều khô nói nhất. Bà giục khích uống chấn trà kẻo nguội. Nhị Nguyễn uống ực chấn trà ngau có vị đăng chất nơi cổ họng và cũng kịp tĩnh tâm trở lại. Bà chị nói nhỏ nhẹ:
- Vợ chồng có ấy đã xuất dương hồi đầu năm. Trước khi đi có ấy đã có lời với cậu mợ, khẩn khoản xin tìm mọi cách cho anh sớm ra muốn phần nào trả món nợ ân tình trước đây. Lúc lên đường có ấy có để lại một lá thư nhờ tôi đưa hộ khi anh trở về. Có ấy cũng đau lòng lắm. Chồng cô ấy là bạn học cùng lớp, hai người sang Pháp làm tiến sĩ.
Ông Nhị Nguyễn ngồi lặng phắc nghe bà chị Nghĩa nói mà tâm trí để tận đâu đâu. Ông đã nghĩ đến tình huống này, vậy mà vẫn có đủ các cảm giác: bất ngờ hụt hẫng, tiếc nuối, cay đắng. Bà chị hỏi:
- Bây giờ địa chỉ anh ở đâu để tiện liên hệ?
- Trước mắt em vẫn về Cầu Giấy nghỉ ngơi ít bữa rồi tính tiếp!
- Phải rồi anh nghỉ ngơi bồi bổ sức khoẻ chứ trông sụt nhiều. Nghe nói bị đánh đập ghê lắm phải không?
- Tránh sao được hả chị! Hai chiến tuyến mà!
- Anh còn tiếp tục theo Việt Minh nữa không? Sở mật thám vẫn theo dõi riết đây. Gia đình tôi đứng ra bảo lãnh.
- Chị yên tâm - ông Nhị Nguyễn nhếch mép cười gượng và đứng lên - Khi nào có dịp chị cũng nhắn sang cho Nghĩa cho em gửi lời cảm ơn và chúc vợ chồng Nghĩa thành đạt hạnh phúc. Thôi, em về!
- Anh còn đến nữa chứ?
- Vâng thể nào em cũng đến lần nữa để cảm ơn cậu mợ.
Trên ra đến ngoài vỉa hè bà chị còn nói nhỏ với ông.
- Cô ấy đã chờ đến bốn, năm năm còn gì. Mà đời con gái…
- Chúng em có giận gì Nghĩa đâu - ông nói nhanh và nhỏ như nói với chính mình - Nghĩa đã qua tận tâm với em rồi.
Về đến ô Cầu Giấy, ông thoáng ngỡ ngàng trước căn nhà hoang phế, cô liêu quá! Vậy là cả nhà đã đi khỏi đây được tròn ba năm rồi. Ông thuê thợ khoá phá cái khoá đã rỉ sét mới vào được nhà. Phải một ngày cất dọn dẹp có chỗ ở tạm. Ngay buổi sáng hôm sau, bà chị Nghĩa đã cho người mang đến cho ông lá thư nàng để lại trước ngày lên đường.
“Anh. Biết nói với anh thế nào đấy tất cả đã thay đổi đã đổ vỡ. Quyết định là rất nhanh mọi chuyện diễn ra trong vòng một tháng, lấy chồng ra nước ngoài. Em biết mình có lỗi nhiều, giá như anh không phải chịu khó thì có lẽ lòng em đã thanh thản hơn khi quyết định như vậy. Từ lâu rồi em đã tự hỏi chúng mình có yêu không hay đây chỉ là tình bạn đơn thuần? Em vớ vẩn thế đấy. dù biết lòng anh luôn quý mến em. Rốt cuộc, em chỉ là một cô gái bình thường như tất cả mọi cô gái quê bình thường giống cái tên em không có chữ đệm màu mè nào. Em đã đòi hỏi ở người mình yêu những cái bình thường vặt vãnh đến mức tầm thường phải không anh? Hình như trong anh còn có mộng tưởng cao cả vượt lên trên tất cảm mà em có lần nói vui với anh gọi đó là “lập trường” đấy. Cái lập trường của anh thực kiên định và khó lay chuyển. Và tình yêu của chúng ta trở nên lu mờ khi đứng cạnh cái lập trường ấy hình như chính cái đó làm cho khoảng cách hai ta ngày càng doãng ra chiều hơn so với hồi đang học thì phải. Thôi, em lại nói vớ vẩn nhiễu quá về chuyện ngày xửa ngày xưa ấy làm gì nữa. Em biết những ngày qua anh phải chịu đựng nhiều sự đau đớn về thể xác, tinh thần, có người bạn từng ở tù đã nói với em về sự tàn bạo của bọn cai tù. Anh có tin được không, lúc nào em cũng muốn mình được chia xẻ bớt đòn đau cho anh, người bạn tốt của em ạ. Thôi, điều cuối cùng em muốn nói: hết sức xin lỗi đã không thể chờ. Anh ấy cũng là người tốt đã theo đuổi em còn trước cả anh kia. Chúc anh gặp nhiều may mắn và có một hạnh phúc bèn lâu. Em đi đây. Nguyễn Thị Nghĩa”
Ông Nhị Nguyễn đọc lại lá thư lần nữa rồi châm lửa đốt. Có cơn gió nhẹ bỗng thỏi tới hất tàn giấy bay tứ tung lên tóc, lên người ông rũ mãi mà không hết. Đúng vào hôm ấy, buổi tối anh cán bộ quân báo hoạt động nội thành từ chiến khu trở về đến nhà Nghĩa và biết địa chỉ đã lên Cầu Giấy tìm ông. Vừa gặp anh ta bảo- Trên ấy đã biết mọi chuyến xảy ra với tàu chở hàng. Tổn thất là lớn song không quy trách nhiệm cho ai cả. Bất khả kháng. Về anh cũng đã chứng minh được lòng trung thành của mình. Anh chánh văn phòng có nhờ tôi nói với anh ý kiến của lãnh đạo Bộ. Anh có thể về lại Đài phát thanh đảm nhận công việc như cũ. Còn một sự lựa chọn nữa. Qua mối liên hệ của Việt kiều yêu nước tại Pháp, nhà khoa học nổi tiếng Joliot Curie nhận bồi dưỡng cho ba sinh viên Việt Nam về ngành vật lý hạt nhân, cấp trên đã giao cho thành uỷ Hà Nội lựa chọn người đi học. Thủ trưởng Bửu muốn dành một suất cho anh, thủ trưởng bảo biết anh có năng khiếu về vật lý.
- Anh có gặp trực tiếp thủ trưởng?
- Không, nghe anh chánh văn phòng nói lại. Nhưng tôi biết ý thủ trưởng và lãnh đạo Bộ, cử anh ra nước ngoài là tính đến chuyện kiến quốc sau này. Nước nhà độc lập rất cần có người tài phải được chuẩn bị trước.
- Nếu anh là tôi anh sẽ lựa chọn thế nào? ông Nhị Nguyễn hỏi.
- Được ra nước ngoài học thì còn gì bằng - Anh quân báo nói - Tôi mà có trình độ thì tôi cũng đề đạt xin một xuất chưa biết chừng!
Ông Nhị Nguyễn không nói gì thêm, có ý định mời anh bạn trên chiến khu ăn bữa cơm tại nhà. Anh từ chối bảo không thể ngồi lâu mật thám quanh đây nhan nhản và hỏi:
- Anh định về bao giờ?
- Về ngay thôi. Anh giúp tôi đường đi nước bước cụ thể.
Trở lại Việt Bắc. Việc đầu tiên ông Nhị Nguyễn xin gặp Thứ trưởng Tạ Quang Bửu. Có mấy năm xa căn cứ, nom huynh trưởng già đi nhiều, cái tình với tráng sinh một thời thì vẫn nồng hậu thế. Huynh trưởng hỏi ngay về tình trạng sức khoẻ và nói đã bảo quân y mang thuốc đến bồi bổ cho ông, ông sẽ được nghỉ ngơi an dưỡng một thời gian. Nhưng chuyến sang Pháp cũng đã tới gần, phải khẩn trương chuẩn bị mọi thứ, kể cả việc ôn lại toán, lý, hoá cao cấp, sang đây nhập học được ngay.
- Tôi sẽ nhập ngũ chứ không nhập học, huynh trưởng ạ! - ông Nhị Nguyễn nói.
- Cậu bảo sao? - Huynh trưởng ngạc nhiên thực sự - Nhập ngũ?
- Vâng! Còn tâm trí đâu để học xin huynh trưởng hiểu cho.
- Học cũng là nhiệm vụ đấy. Kháng chiến thành công, quân ta từ chiến khu về đã phải có ngay một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật. Chuẩn bị từ giờ không sớm đâu.
- Tôi biết đây cũng là nhiệm vụ. Tôi đã nghĩ kỹ chuyến này rồi huynh trưởng ạ!
- Nếu không thích học cậu có thể về trở về cương vị cũ vốn quen thuộc mà! Bên đài vẫn khuyết chân phó giám đốc kỹ thuật. Vào quân đội phải học lại từ đầu đấy. Ra trận càng cần kỹ năng chiến đấu chứ.
- Tôi biết điều ấy. Thú thực với huynh trưởng tổn thất vừa qua vẫn ám ảnh ghê gớm. Ra trận là cách để giải toả tinh thần tốt nhất.
Huynh trưởng yên lặng giây lát, đôi mắt tinh tường của ông lại nhìn về phía cửa những quả đồi nhập nhô đang có đường viền nắng sớm mai, rồi ông nhẹ nhàng chậm rãi nói:
- Tôi cùng đau xót lắm khi được tin tàu chìm, anh em hy sinh và lúc đầu còn nghĩ có cả cậu cùng trong số đó nữa kia. Chiến tranh là một mất một còn. Không tránh được rủi ro mà lần này thực sự là trắng tay. Cậu đã xem cuốn “Chiến bại” của nhà văn Nga Fadeev chưa? Kẻ chiến bại phải biết chấp nhận và vượt lên làm lại. Tất cả mọi chuyện của cậu khi sang bên Thái, chuẩn bị về rồi sống sót vào tù, cơ sở đều có báo cáo. Không ai nghi ngờ sự tận tụy kiên tâm của cậu với đảng, với tổ quốc. Việc dành suất học bổng Joliot Curie cùng nên ngầm hiểu đó là sự tri ân cho những cống hiến tinh thần dũng cảm kiên cường trong thời gian qua của cậu đây. Thôi cậu về suy nghĩ thêm. Nếu cứ nhất định nhập ngũ thì tôi sẽ bảo quan lực biên chế vào đơn vị thích hợp. Cậu đã học ở trường quân chính hồi trước rồi, coi như đã có những kiến thức cơ bản về quân sự, lại đã có cương vị công tác, thể nào cũng sẽ làm cán bộ chỉ huy ngay, đại đội trưởng hay tiểu đoàn phó gì đó.
Thế là cuối năm năm mốt, ông Nhị Nguyễn nhập ngũ. Lúc đầu được bổ làm trung đội trưởng, chỉ một thời gian ngắn sau đã có quyết định lên thẳng đại đội trưởng thuộc một tiểu đoàn dự bị của ATK.