ôi còn nhớ một bài hát của đội Hướng đạo nữ sinh (Girl Scouts) từ thời tiểu học có câu: “Tìm được bạn mới, chớ quên bạn xưa. Bạn mới là bạc, Bạn cũ là vàng.” Đối với Mỹ, Liên minh châu Âu còn quý giá hơn cả khối vàng ròng. Khi Hoa Kỳ bị tấn công khủng bố ngày 11-9-2001, các quốc gia châu Âu lập tức đứng về phiá chúng tôi không một chút do dự. Trên trang đầu của tờ Le Monde (Thế giới Thời báo) của Pháp có hàng tít: “Chúng tôi là người Mỹ”. Ngay hôm sau vụ tấn công, lần đầu tiên trong lịch sử khối NATO đã vận dụng điều V của Hiệp ước Washington, trong đó quy định, tấn công vào bất cứ một thành viên của khối là cuộc tấn công trực tiếp NATO. Sau nhiều thập niên, Mỹ sát cánh cùng các nước châu Âu ở khắp nơi, từ Bãi biển Utah, trạm gác Charly đến Kosovo, giờ đây châu Âu đã thể hiện sẵn sàng sát cánh với chúng ta trong thời khắc sinh tử. Nhưng thật không may, sau thời điểm đỉnh cao của sự ủng hộ thì mối quan hệ đang có chiều hướng đi xuống. Hầu hết các đồng minh châu Âu không tán thành quyết định của Hoa Kỳ đưa quân vào Irag. Nhiều nước cảm thấy khó chịu với câu “với chúng tôi hoặc với kẻ thù” (You’re with us or against us) của Tổng thống Bush, không những thế Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld còn phát ngôn thiếu tôn trọng, gọi Pháp và Đức là nước “châu Âu già nua” tại cuộc tranh luận đỉnh điểm vào đầu năm 2003. Đến năm 2009, con mắt thiện cảm với Mỹ ở khắp châu Âu đã giảm mạnh: ở Vương quốc Anh từ 83% năm 2000 giảm xuống còn 53% vào năm 2009; ở Đức từ 78% chỉ còn 31% tính đến năm 2008. Rõ ràng chính quyền mới của Tổng thống Obama phải đương đầu với tình trạng sụt giảm sự ủng hộ này. Có lẽ “hiệu ứng Obama” là tài sản lớn nhất của chúng ta dựa vào để xoay chuyển tình hình châu Âu. Rất nhiều người châu Âu vô cùng hứng thú về vị tổng thống mới đắc cử của chúng ta. Mới chỉ là ứng cử viên Tổng thống, ấy thế tháng 7-2008, ông đã thu hút được đám đông gần 200 ngàn người ở Berlin đến nghe ông nói chuyện. Ngay sau khi ông đắc cử, trang nhất một tờ báo Pháp có hàng tít “Giấc mơ Mỹ”. Sự kỳ vọng đặt ra quá cao, do đó việc kiểm soát và biến kỳ vọng trở thành thực tế là một thách thức rất lớn. Tuy có những rạn nứt dưới thời Bush, nhưng mối quan hệ hai bên vẫn gắn kết sâu sắc mặc dù có những bất đồng cụ thể. Đồng minh châu Âu vẫn là những đối tác cứu cánh đầu tiên khi Mỹ đối diện với bất kỳ thách thức nào. Mối quan hệ này được xây dựng trên các giá trị tự do và dân chủ. Những vết sẹo của hai cuộc chiến tranh thế giới và Chiến tranh Lạnh đã lùi vào dĩ vãng, tuy nhiên châu Âu vẫn không quên sự hy sinh to lớn của người Mỹ. Chỉ riêng ở Pháp, hơn 60 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ đã nằm xuống vĩnh viễn tại nơi đây. Viễn cảnh về một châu Âu toàn vẹn, tự do và hoà bình là mục tiêu của mọi chính quyền Mỹ kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Nước Mỹ luôn luôn mong muốn người dân và các nước có thể vượt qua những xung đột trong quá khứ, hướng tới tương lai hoà bình và thịnh vượng. Tôi biết, trong xã hội vấn đề lịch sử vẫn bám chặt trong quá khứ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một lần tôi hỏi quan chức của một quốc gia nam Âu châu cảm nghĩ gì khi cuộc sống mới tràn vào đất nước của bà. Bà ta trả lời bằng cách đề cập đến cuộc “Thập Tự Chinh…” Những ký ức lịch sử hằn sâu trong nếp nghĩ của người dân trong nhiều quốc gia châu Âu cũng có thể giúp các đồng minh vượt qua khó khăn, nhưng đồng thời nó cũng góp phần duy trì các mối hận thù cũ, hạn chế tầm nhìn trong tương lai. Người dân Tây Âu cho rằng có thể hòa giải sau Thế chiến II. Khi bức tường Berlin sụp đổ, các nước Trung và Đông Âu bắt đầu hội nhập với các quốc gia trong Liên minh châu Âu.Đến năm 2009, châu Âu đã đạt được nhiều phát triển quan trọng và trong tiến trình lịch sử tiến sát mục tiêu hơn bao giờ hết. Tuy vậy, vấn đề ấy vẫn chưa thật sự vững bền. Các nước Nam Âu châu vẫn phải đối phó với khủng hoảng kinh tế, vùng bán đảo Balkans đang khắc phục hậu quả chiến tranh, nền dân chủ và nhân quyền còn bị đe dọa trong các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ, dưới thời Putin, Nga đã can thiệp vào Georgia, gây hoang mang và sợ hãi. Những người tiền nhiệm của tôi đã làm hết sức mình thúc đẩy việc xây dựng Liên minh châu Âu và hỗ trợ phong trào đoàn kết, tư do, hoà bình trên toàn châu lục. Giờ đây, đến lượt tôi làm mới mối quan hệ và xử lý những xung đột tồn tại. Quan hệ giữa các quốc gia dựa trên lợi ích chung và các giá trị, ngoài ra phải tính đến lợi ích riêng của từng quốc gia. Các yếu yếu tố cá nhân còn quan trọng hơn cả những vấn đề quốc tế mong đợi, dù tốt hay xấu. Hãy nhớ lại mối quan hệ thân thiết nổi tiếng một thời giữa Tổng thống Ronald Regan và Thủ tướng Margaret Thatcher đã góp phần làm nên chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Lạnh, hay mối hục hặc giữa Khrushchev và Mao Trạch Đông cũng góp phần phe công sản thất bại. Dựa vào những sự kiện này, ngay từ ngày đầu tiên đảm nhận chức vụ Ngoại trưởng tôi đã tìm cách tiếp cận với các vị lãnh đạo chủ chốt của châu Âu. Trong đó có một số vị tôi đã từng quen biết khi tôi ở cương vị Đệ Nhất Phu nhân và Thượng nghị sĩ. Và nhiều người đã trở thành bạn mới. Tất cả những người đó đều là đối tác quan trọng, giá trị đối với tôi. Mỗi cuộc điện thoại tôi đều đưa ra thông điệp tái khẳng định và cam kết mới. David Miliband, Ngoại trưởng Anh, đã làm tôi bất ngờ và phì cười với câu nói: “Lạy Chúa, người tiền nhiệm đã để lại cho bà gánh nặng khổng lồ mà chỉ có Hercules mới gánh nổi, nhưng tôi tin bà đủ sức làm việc đó.” Tôi rất vui và nghĩ thầm vì đã được “đưa lên mây xanh”, nhưng cũng phải thấy rõ ràng đây là cần thiết cải thiện mối quan hệ và cùng hành động, chứ không đơn độc như anh hùng trong thần thoại. David đã trở thành đối tác vô giá. Ông ấy rất trẻ, năng động, thông minh, sáng tạo và thú vị với nụ cười luôn nở trên môi. Chúng tôi đều có quan điểm chung về sự thay đổi của thế giới. Ông đặt niềm tin vào xã hội dân sự, chia sẻ mối quan tâm của tôi về tình trạng thất nghiệp, sự thiếu liên kết giữa thanh niên châu Âu, Hoa Kỳ và thế giới. Ngoài ra không chỉ người đồng nghiệp tốt, chúng tôi còn là bạn chân thành. Thủ trưởng của David là thủ tướng Gordon Brown của Công Đảng, người kế nhiệm Tony Blair, đang bị khốn đốn tứ bề thọ địch, chịu áp lực từ cuộc khủng hoảng kinh tế. Ông Gordon, một chính trị gia Scotland, thông minh, cứng rắn đã giải quyết xong cuộc suy thoái kinh tế đang ảnh hưởng trầm trọng Anh quốc. Ông phải xử lý những quyết định sai lầm, bao gồm cả chuyện mất uy tín của cựu Thủ tướng Tony Blair ủng hộ quyết định của Tổng thống Bush đưa quân vào Irag. Khi chủ trì hội nghị G20 tại London tháng 4-2009, tôi đã thấy sự căng thẳng trên nét mặt ông như thế nào. Cuộc tổng bầu cử năm 2010, ông thất bại, David Camaron của đảng Bảo thủ lên thay thế. Tổng thống Obama và Thủ tướng Camaron nhanh chóng trở nên thân thiết, họ đã có cuộc họp riêng trước khi Camaron tuyên bố thắng cử. Cả hai đến với nhau thật dễ dàng, ủng hộ lẫn nhau. Camaron và tôi đã gặp nhau nhiều lần trong những năm qua, kể cả khi có mặt Tổng thống Obama. Ông là người học rộng tài cao, ham học hỏi, sẵn sàng cởi mở, trao đổi ý kiến về các sự kiện trên thế giới, từ Mùa Xuân Ả-rập đến sự khủng hoảng Libya và các cuộc tranh luận đang diễn ra về khó khăn kinh tế với tốc độ tăng trưởng. Camaron chọn William Hague giữ chức Ngoại trưởng, cựu lãnh đạo Đảng Bảo Thủ, đối thủ của Tony Blair vào những năm 1990s. Trước khi thành Ngoại trưởng chính thức, ông William Hague từng đến Washington thăm tôi. Ban đầu còn rụt rè, nhưng sau đó tôi rất vui vì nhận thấy ông thực sự là một chính khách, có tư duy tốt, đầy trách nhiệm và vui tính. Ông trở thành người bạn của tôi. Tôi rất thích cuốn tiểu sử William Willberfore của ông, người thủ lĩnh ủng hộ chấm dứt chế độ nô lệ ở Anh thế kỷ thứ XIX. Hague hiểu công việc ngoại giao là tốn thời gian, buồn tẻ, nhưng lại rất quan trọng. Tại dạ tiệc chia tay tôi từ nhiệm Ngoại trưởng tại toà Đại sứ Vương quốc Anh ở Washington năm 2013, ông nâng cốc và đưa ra những lời vàng ngọc: “Huân tước Salisbury - cựu Ngoại trưởng, Thủ tướng vĩ đại của nước Anh - từng nói, thắng lợi ngoại giao được tạo nên từ hàng loạt những lợi thế nhỏ, thật đúng như những gì xảy ra, thuận lợi từ nền văn minh, sự nhượng bộ khôn ngoan, sự chịu đựng, tầm nhìn xa, không hão huyền, bình tĩnh, biết kiên nhẫn mà không khờ dại, không khiêu khích, sự vững vàng không gì lay chuyển nổi.” Đó là một kết luận hoàn hảo cho sự nghiệp Ngoại trưởng của tôi. Câu này làm tôi tưởng Hague là David Beckham của những lời chúc tụng. Bên kia eo biển Anh quốc, tôi cũng tìm được những đối tác quan trọng khác. Ông Bernard Kouchner, Ngoại trưởng Pháp, bác sĩ y khoa của đảng Xã hội, phục vụ dưới thời Tổng thống Nicolas Sarkozy thuộc phe Bảo thủ. Bernard khởi đầu sự nghiệp trong tổ chức Bác sĩ Không Biên Giới (Médecins Sans Frontières - MSF), một tổ chức phi chính phủ quốc tế, gồm những bác sĩ tình nguyện làm nhiệm vụ cứu trợ y tế trong các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh, nạn đói hay chiến tranh. Ông nắm vai trhủng bố, nếu như chúng ta không đánh bại ý thức hệ hận thù của chúng với những gì mà khả năng chúng ta có trong tay. Vì thế cuộc chiến phải tiến hành. Nhưng đó cũng là tín hiệu cho thấy cuộc chiến của Mỹ chống bọn al Qaeda còn lâu dài và khó khăn. Ngày 11-9-2001, cái ngày hằn sâu trong tâm trí tôi cũng nhự tất cả mọi người dân Mỹ. Thật kinh hoàng những gì tôi chứng kiến hôm ấy, là một Thượng nghị sĩ của New York, tôi cảm thấy phải có trách nhiệm lớn sát cánh cùng người dân thành phố đau thương. Sau một đêm mất ngủ kéo dài ở Washington, tôi cùng Chuck Schumer, đối tác ở Thượng nghị viện, trên chuyến bay đặc biệt của Cơ quan Quản trị Khẩn cấp Liên bang (FEMA). Thành phố đang trong tình trạng khẩn cấp đóng cửa, máy bay của chúng tôi duy nhất trên bầu trời ngày hôm đó, ngoại trừ các máy bay chiến đấu của Không lực tuần tra. Từ sân bay La Guardia chúng tôi lên trực thăng bay thẳng về hướng Lower Manhattan. Khói vẫn nghi ngút bay lên từ đống tro tàn đổ nát của Trung tâm Thương mại Thế giới. Trong lúc máy bay lượn trên vùng Ground Zero, tôi nhìn rõ những chiếc dầm sắt bị xoắn và gẫy nát cùng những bóng người công nhân xây dựng lờ mờ đang cố gắng tìm những người sống sót trong tuyệt vọng. Những hình ảnh đưa tin trên truyền hình hôm qua tôi xem không đầy đủ như những cảnh tượng kinh hoàng hôm nay tận mắt thấy. Nó giống như một cảnh kinh dị trong phim Địa Ngục của Dante. Trực thăng của chúng tôi hạ cánh bên bờ Tây gần sông Hudson. Chuck và tôi gặp Thống đốc George Pataki và thị trưởng New York Rudy Giuliani cùng các quan chức khác, đi về hướng Ground Zero. Không khí ngột ngạt, cay sè, khói vẫn dầy đặc gây khó thở và khó nhìn. Tôi đeo chiếc khẩu trang y tế, nhưng mùi khói vẫn làm cổ họng rát bỏng, khó thở và chẩy nước mắt. Thỉnh thoảng lính cứu hỏa đột ngột xuất hiện trong khói bụi, mờ ảo nặng nhọc, mệt mỏi, kiệt sức lê bước, tay kéo theo chiếc rìu phủ đầy bụi đi về phía chúng tôi. Một trong số họ đã làm việc liên tục từ khi những chiếc máy bay lao vào tòa Tháp Đôi, họ đã mất tất cả bạn bè và đồng nghiệp. Hàng trăm chiến sĩ dũng cảm đã hy sinh đang làm nhiệm vụ cố gắng cứu giúp người khác, những người may mắn sống sót sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe, bệnh tật đau đớn kéo dài trong nhiếu năm tới. Tôi muốn được ôm, cám ơn và nói với họ rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn cả. Nhưng tôi cũng không dám chắc điều đó thành hiện thực hay không. Trong trung tâm chỉ huy tạm thời đặt tại Học viện Cảnh sát ở Twentieth Street, Chuck và tôi nghe báo cáo tóm tắt sự thiệt hại, đổ vỡ hoàn toàn. Người dân New York đang rất cần sự giúp đỡ để khắc phục, đây chính là công việc của chúng tôi mà mọi người đều nhận ra. Đêm ấy tôi bắt chuyến tầu hoả cuối cùng trước khi nhà ga Penn đóng cửa. Sáng hôm sau ở Washington, việc đầu tiên tôi đến gặp Thượng nghị sĩ Robert Byrd bang West Vìrginia, vị chủ tịch nổi danh của Ủy ban Phân bổ Ngân sách, đề nghị cấp kinh phí cứu trợ khẩn cấp. Ông lắng nghe tôi trình bày, nói: “Cứ yên tâm, hãy cứ coi tôi là Thượng nghĩ sĩ thứ ba của New York.” Những ngày tiếp theo, những việc làm hỗ trợ của ông thật tốt như lời ông hứa. Chiều hôm đó tôi và Chuck đến Nhà Trắng, tại Phòng Bầu Dục, chúng tôi đề xuất với Tổng thống Bush, bang New York cần 20 tỷ đô la để khắc phục hậu quả. Tổng thống tán thành ngay. Tổng thống sát cánh với chúng tôi, thông qua mọi cách vận động chính trị để đạt được yêu cầu viện trợ khẩn cấp. Trở về văn phòng làm việc, chuông điện thoại réo thường xuyên, rất nhiều người gọi đến yêu cầu tìm kiếm thân nhân của họ bị mất tích hoặc xin giúp đỡ. Chánh văn phòng đặc nhiệm, Tamera Luzzatto và nhóm Thượng viện ở Washington và New York làm việc ngày đêm, nhiều nghị sĩ cơ sở khác cử trợ lý đến giúp. Ngày hôm sau, Chuck và tôi đi cùng Tổng thống Bush trên chiếc Air Force One trở lại New York, chúng tôi lắng nghe Tổng thống, ông đứng trên đống đổ nát nói với đám đông nhân viên cứu hỏa: “Tôi đang lắng nghe tiếng gọi của các vị. Cả thế giới cũng đang lắng nghe tiếng nói của các vị! Những kẻ gây sụp đổ những toà nhà này chúng sẽ nhận được sự đáp trả thích đáng của tất cả chúng ta.” Những ngày tiếp theo, Bill, Chelsea và tôi đến thăm một trung tâm tìm kiếm người mất tích đặt tạm ở Trung đoàn 69 Armory và một trung tâm giúp đỡ các gia đình nạn nhân ở 94 Pier. Chúng tôi gặp những gia đình đang nâng niu những bức hình của người thân bị mất tích, cầu nguyện và hy vọng họ vẫn còn sống sót. Tôi viếng thăm những người sống sót bị thương nặng tại Bệnh viện St. Vincent và trung tâm phục hồi chức năng ở Westchester County, nơi một số nạn nhân bị bỏng nặng nằm điều trị. Tôi đã gặp người phụ nữ tên Lauren Manning, mặc dù bị bỏng khủng khiếp trên 82% cơ thể, cơ hội sống sót chỉ còn 20%, nhưng chị đang cố gắng với nỗ lực phi thường giành giật lại sự sống để trở về với gia đình. Lauren và người chồng thân yêu của chị, Greg, đang phải chăm sóc hai đứa con trai, đây là tiếng nói đại diện cho biết bao gia đình nạn nhân khác của cuộc khủng bố 11-9-2001. Một người sống sót thật kỳ diệu, đó là Debbie Mardenfeld, được chuyển đến Bệnh viện Đại học New York Downtown, trong khi chưa xác định rõ danh tính, người ta gọi chị là Jane Doe, bị mảnh vỡ của chiếc máy bay thứ hai rơi xuống nghiền nát chân chị, vết thương rất nặng. Tôi viếng thăm chị đôi lần, gặp người chồng sắp cưới, anh Gregory St. John. Debbie nói với tôi, mơ ước của chị làm sao có thể khiêu vũ được trong buổi lễ thành hôn của mình, nhưng bác sĩ điều trị tin rằng cô có thể sống sót, nhưng tự mình đi lại đã thật khó khăn, việc khiêu vũ hầu như không thể. Sau gần 30 cuộc phẫu thuật và sau 15 tháng điều trị, những tiên lượng bệnh về Debbie thật đáng xấu hổ. Chị đã sống, đi lại thậm chí còn khiêu vũ được trong ngày lễ thành hôn, Debbie mong muốn tôi phát biểu đôi lời trong lễ thành hôn, tôi không bao giờ quên được nét mặt vui tươi, rạng rỡ của chị khi bước xuống, đi dọc hai hàng ghế quan viên hai họ và bạn bè. Với mọi biện pháp, lòng quyết tâm và sự nỗ lực, nhiều năm qua tôi đã tranh đấu tại Thượng viện tìm nguồn tài trợ chăm sóc y tế cho những người bị ảnh hưởng sức khoẻ trong thời gian họ sống gần khu Ground Zero. Tôi xây dựng Quỹ Bồi thường Nạn nhân 11 tháng 9 và Ủy ban Ngày 11 tháng 9 để hỗ trợ việc thực hiện các khuyến nghị của họ. Tôi cũng đã làm hết sức mình để tìm kiếm Osama bin Laden và al Qaeda, cải thìện các nỗ lực của chúng ta chống lại chủ nghĩa khủng bố. Trong thời gian chiến dịch tranh cử cả tôi lẫn Thượng nghị sĩ Obama chỉ trích chính quyền Bush đã không lưu ý đúng mức Afghanistan, thiếu tập trung theo dõi săn lùng Osama bin Laden. Sau cuộc tổng bầu cử, chúng tôi đồng ý ra sức truy lùng al Qaeda, coi đó là điều quan trọng cho an ninh quốc gia và phải tăng cường hơn nữa, đồng thời bắt bằng được bin Laden đưa ra trước công lý. Theo tôi, chúng ta cần có chiến lược về Afghanistan, Pakistan với cách tiếp cận mới chống quân khủng bố trên toàn thế giới, trong đó phải sử dụng toàn bộ sức mạnh Mỹ tấn công về tài chính mạng lưới khủng bố, mạng lưới tuyển dụng, kể cả nơi trú ẩn an toàn cũng như các thủ lĩnh của chúng. Điều đó thể hiện phải hành động về quân sự, tin tức tình báo phải được chọn lọc cẩn thận đầy đủ, thực thi mệnh lệnh nghiêm túc, phương cách ngoại giao tinh tế, tất cả phải hoạt động đồng bộ - nói một cách ngắn gọn-, quyền lực thông minh. Tất cả những kỷ niệm của tôi giờ đây là hình ảnh khi nhóm SEAL tiếp cận khu tổng hợp ở Abbottabd. Tôi lại nhớ đến những gia đình mà tôi từng biết và cùng làm việc đã bị mất thân nhân trong cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 gần một thập niên trước. Một thập niên chưa giành lại công lý cho họ. Giờ đây, công lý đang trong tầm tay. Nhóm an ninh quốc gia bắt đầu vật lộn với những tìn huống khẩn cấp, các mối đe dọa khủng bố cấp thiết hơn, khi Tổng thống Obama mới bước chân vào Phòng Bầu Dục lần đầu tiên. Ngày 19-1-2009, một ngày trước lễ nhận chức, tôi cùng các quan chức an ninh quốc gia cấp cao chính quyền mãn nhiệm của Tổng thống Bush gặp chính quyền kế nhiệm của Tổng thống Obama tại Phòng Tình Huống của Nhà Trắng bàn thảo về tình huống bất trắc xảy ra: Nếu có quả bom phát nổ ngay tại National Mall trong khi Tổng thống tuyên thệ nhậm chức thì giải quyết ra sao? Nhân viên mật vụ sẽ hối hả bảo vệ đưa Tổng thống nhanh chóng rời lễ đài trong khi dân chúng toàn thế giới đang chăm chú theo dõi trên màn truyền hình trực tiếp? Tôi thấy nhóm an ninh của Bush không đưa ra được những kế hoạch khả quan, đáng tin cậy để xử lý. Trong hai giờ đồng hồ chúng tôi thảo luận làm thế nào để có phản ứng nhanh, chính xác, kịp thời với mối khủng bố đe dọa ngày lễ nhậm chức. Cộng đồng tình báo quốc tế cho rằng những kẻ cực đoan Somali có liên hệ với Al Shabab, một chi nhánh của al Qaeda, sẽ tìm mọi cách vượt qua biên giới Canada với kế hoạch ám sát tân Tổng thống. Chúng ta có nên chuyển buổi lễ nhậm chức vào trong hội trường? Hay huỷ bỏ lễ nhậm chức? Cả hai cách đều không khả thi. Lễ nhậm chức bắt buộc phải tiến hành theo kế hoạch, lễ chuyển giao quyền lực theo phong cách hoà bình, êm thấm là biểu tượng vô cùng to lớn của nền dân chủ Hoa Kỳ. Như vậy điều đó có nghĩa là mọi người phải ra sức nỗ lực hơn nữa ngăn chặn cuộc tấn công và phải đảm bảo an toàn cho Tổng thống. Lễ nhậm chức kết thúc, mọi chuyện tốt lành, không xảy ra sự cố gì, mối đe dọa của bọn Somali chỉ là báo động giả, không chính xác. Nhưng dù sao sự đề phòng đó cũng là lời nhắc nhở vấn đề khác, ngay trong khi chúng ta cố gắng lật lại những trang sử có nhiều vấn đề của chính quyền Bush, bóng ma của chủ nghĩa khủng bố được xác định trong nhiều năm tới cần phải luôn luôn thận trọng. Bản báo cáo của tình báo đưa ra một bức tranh rất đáng lo ngại. Cuộc xâm lăng Afghanistan do Mỹ dẫn đầu năm 2001 lật đổ chế độ Taliban ở Kabul, giáng một đòn mạnh mẽ vào liên minh al Qaeda của chúng. Nhưng Taliban đã tái tổ chức, các cuộc tấn công của phiến quân nhằm vào vào lực lượng Mỹ và Afghanistan từ nơi trú ẩn an toàn bên kia biên giới Pakistan, khu vực của các bộ tộc vô chính phủ. Khả năng thủ lĩnh al Qaeda cũng trú ẩn ở đó. Vùng đất biên giới đã trở thành trung tâm của tổ chức khủng bố toàn cầu. Những khu ẩn náu an toàn vẫn còn đó, quân đội chúng ta ở Afghanistan còn phải chiến đấu lâu dài, gian khổ và al Qaeda vẫn có những cơ hội lên kế hoạch khủng bố quốc tế mới. Đây là lý luận mang tính lô-gíc mà tôi đã bổ nhiệm Richard Holbrooke làm Đặc sứ cho cả Afghanistan lẫn Pakistan. Những vùng đất trú ẩn an toàn cũng gây gia tăng sự bất ổn chính trong nhà nước Pakistan. Một chi nhánh Taliban ở Pakistan đã tiến hành cuộc tấn công đẫm máu của phiên quân chống lại nên dân chủ yếu ớt ở Islambad. Bọn cực đoan chiếm được nơi đây chính là cơn ác mộng đối với khu vực và thế giới. Tháng 9-2009, FBI đã bắt một thanh niên 24 tuổi người Afghanistan nhập cư, tên gọi Najibullah Zazi, kẻ được al Qaeda ở Pakistan huấn luyện, đã lên kế hoạch một cuộc tấn công khủng bố ở thành phố New York. Đây chính là vấn đề mà chúng ta lo ngại cái gì đã và đang xảy ra ở Pakistan. Tôi nhìn thẳng vào đôi mắt buồn của Asif Ali Zardari, Tổng thống Pakistan, sau đó tôi nhìn một tấm hình cũ mà ông đưa cho tôi. Đó là bức ảnh chụp 14 năm về trước, nhưng ký ức trở lại rõ nét như sự việc vừa xảy ra năm 1995. Đây là người vợ thân thương của ông, Benazir Bhutto, một phụ nữ sắc sảo, tao nhã, cựu Thủ tướng Pakistan, rực rỡ trong bộ đồ màu đỏ tươi, chiếc khăn voan trắng trùm đầu, hai tay cầm tay hai đứa con nhỏ. Đứng kế bên là con gái tôi ở tuổi lên mười, Chelsea, nét mặt phấn khởi, vui sướng vì được gặp một người phụ nữ đáng mến khi đến thăm đất nước của bà. Lần đầu tiên tôi viếng thăm đất nước này một mình với cương vị Đệ nhất phu nhân, không có mặt Bill Clinton. Trong ảnh, tôi thật trẻ trung với kiểu tóc mới và trong vai trò khác nhưng tôi thật tự hào được thay mặt cho đất nước đến viếng thăm một miền đất đầy khó khăn ở bên kia quả đất. Từ những năm 1995, rất nhiều sự kiện đã xảy ra, Pakistan đã phải hứng chịu những cuộc đảo chính, chế độ độc tài quân sự, những cuộc nổi dậy cực kỳ tàn bạo và nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn leo thang hàng ngày. Nhưng bao trùm lên tất cả là sự đau đớn tột cùng khi Benazir Bhutto bị ám sát trong cuộc vận động chiến dịch tranh cử để khôi phục lại nền dân chủ cho Pakistan vào năm 2007. Giờ đây, mùa thu 2009, Zardari là vị Tổng thống dân sự đầu tiên sau một thập niên, ông muốn xem xét tăng cường mối quan hệ bằng hữu giữa hai quốc gia hơn nữa. Tôi cũng mong muốn như thế. Đó là lý do vì sao tôi viếng thăm Pakistan với cương vị Ngoại trưởng ở thời điểm phong trào chống Mỹ đang dâng cao ở Pakistan. Zardari và tôi chuẩn bị bữa dạ tiệc chiêu đãi cấp nhà nước cùng các vị quan khách nổi tiếng Pakistan. Nhớ lại, năm 1995 Bộ Ngoại giao yêu cầu tôi đến Ấn Độ và Pakistan để bày tỏ nơi đây nằm trong phần chiến lược và sự biến động ảnh hưởng quan trọng đối với Hoa Kỳ, đồng thời hỗ trợ các nỗ lực nhằm tăng cường nền dân chủ, mở rộng thị trường tự do, lòng vị tha, quyền con người trong đó có cả quyền của người phụ nữ. Pakistan được tách ra từ Ấn Độ, một vùng đầy hỗn loạn từ năm 1947, năm mà tôi chào đời, cũng là một thời gian dài đồng minh thời kỳ Chiến tranh Lạnh của Hoa Kỳ, nhưng quan hệ giữa hai quốc gia ít khi nồng ấm. Ba tuần trước khi tôi viếng thăm năm 1995, những kẻ cực đoan đã giết hại hai nhân viên lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Karachi. Ramzi Yousel, một trong những tên chủ mưu trong vụ đánh bom Trung tân Thương Mại Thế giới năm 1993, y đã bị bắt tại Islamabad và dẫn độ sang Hoa Kỳ. Vì vậy cơ quan mật vụ rất hiểu và lo lắng về sự bảo đảm an toàn khi tôi rời khu nhà tổng hợp của toà nhà chính phủ đến thăm viếng trường học, nhà thờ Hồi giáo, các cơ sở y tế. Nhưng Bộ Ngoại giao đồng ý với tôi, viếng thăm các cơ sở ấy rất cần thiết và đầy giá trị, thể hiện sự gần gũi, thân thiết và bày tỏ niềm tin với nhân dân Pakistan. Tôi mong được gặp bà Benazir Bhutto, người được bầu làm Thủ tướng năm 1988. Phụ thân bà, ngài Zulfikar Ali Bhutto, từng giữ chức Thủ tướng những năm 1970s, sau đó bị lật đổ và bị treo cổ trong cuộc đảo chính quân sự. Sau nhiều năm bị quản thúc tại gia, bà đứng ra tổ chức và lãnh đạo đảng chính trị vào những năm 1980. Trong cuốn hồi ký “Người Con Gái của Định mệnh” (Daughter of Destiny), một câu chuyện đầy hấp dẫn về sự quyết tâm, tận tụy, một chính khách thông minh có đủ khả năng vươn lên nắm quyền lực trong xã hội mà đa số người phụ nữ sống trong sự cô lập nghiêm khắc qua chiếc mạng che mặt được gọi là “purdah”. Họ không được phép tiếp xúc với người đàn ông lạ mặt, chỉ được rời nhà khi mặc bộ đồ cánh giơi với chiếc mạng che kín mặt dù bất cứ đi đâu. Tôi đã từng gọi điện trực tiếp thăm hỏi và nói chuyện với bà Begum Nasreen Leghari, phu nhân của Tổng thống Farooq Ahmad Khan Leghari, một người phụ nữ vẫn giữ nguyên truyền thống Pakistan. Benazir Bhutto là người danh tiếng nhất tôi từng biết và ủng hộ. Trong kỳ nghỉ hè tại London năm 1987, Chelsea và tôi đã trông thấy đám đông tụ tập trước khách sạn Ritz, hỏi ra được biết, bà Benazir Bhutto, Thủ tướng Pakistan sắp đến khách sạn này. Tò mò, mẹ con tôi đứng cùng đám đông chờ đoàn xe hộ tống bà đến. Bà bước ra từ chiếc xe limousine, sang trọng, thanh lịch, một chiếc khăn voan màu vàng quấn từ đầu buông tới chân, nhẹ bước vào sảnh, thật duyên dáng, thanh lịch, vui vẻ. Tám năm sau, 1995, tôi trở thành Đệ nhất phu nhân của Hoa Kỳ và bà là Thủ tướng chính phủ Pakistan. Hoá ra chúng tôi biết nhau từ khi còn học ở trường Oxford và Harvard. Người ta bảo bà ấy rất sắc sảo: đôi mắt sáng, miệng luôn nở nụ cười, tính tình vui vẻ cùng với một trí tuệ thật sắc bén. Tất cả đều đúng sự thật. Bà nói chuyện cởi mở, thẳng thắn về những thách thức chính trị, nam nữ bình quyền mà bà phải đối mặt, cam kết sẽ giúp các bé gái được học hành, có cơ hội làm việc, tuy nhiên giờ đây vấn đề ấy còn hạn chế chỉ có trong các tầng lớp trên giàu có. Benazie Bhutto mặc bộ quần áo dân tộc truyền thống shalwar kameez áo dài phủ qua quần rộng rất hợp thời trang, hấp dẫn, chiếc khăn choàng che mái tóc trông thật đáng yêu. Chelsea và tôi rất ấn tượng với phong cách thời trang này trong buổi dạ tiệc ở Lahore chúng tôi vinh dự được đón tiếp. Tôi mặc bộ đồ lụa hồng, Chelsea chọn màu ngọc bích. Trong bàn tiệc tôi ngồi giữa Bhutto và Zardari. Người ta đã viết và truyền khẩu về mối tình và cuộc hôn nhân huyền thoại giữa hai người, nhưng giờ đây tôi được tai nghe mắt thấy tình cảm và hạnh phúc như thế nào khi Zardari thể hiện với Bhutto đêm ấy. Các năm tiếp theo đánh dấu sự tổn thất và đụng độ. Năm 1999 Tướng Pervez Musharraf làm cuộc binh biến, đảo chính quân sự nắm quyền lên làm Tổng thống, buộc Bhutto sống lưu vong và Zardari bị tống giam. Tôi và Bhutto vẫn tiếp tục liên lạc, bà yêu cầu tôi trợ giúp, tìm mọi cách giúp chồng bà được tự do. Họ không tìm ra cách để truy tố ông, cuối cùng năm 2004 họ đành phải thả. Sau ngày 11-9, dưới áp lực mạnh mẽ của chính quyền Bush, Musharraf đã liên minh với Hoa Kỳ trong cuộc chiến với Afghanistan. Tuy nhiên, ông nắm được các phần tử chủ chốt tình báo và an ninh của Pakistan vẫn có mối duy trì quan hệ mật thiết với Taliban và bọn cực đoan Afghanistan và Pakistan trong cuộc chiến chống lại Liên Xô từ năm 1980. Nhiều lần tôi đã trao đối với nguời đồng nhiệm Pakistan rằng, đây đúng là “nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà”, không những thế nó còn như con rắn độc cắn hàng xóm. Sự bất ổn xảy ra là chắc chắn, bạo lực tăng lên, kinh tế sẽ suy sụp. Một số người bạn Pakistan tôi gặp năm 1980, nói: “Bà không thể tưởng tượng nổi những gì xảy ra bây giờ đâu. Tất cả đã khác trước ghê gớm lắm. Đến chúng tôi còn không dám trở về thăm viếng những nơi danh lam thắng cảnh của quê hương nữa là.” Tháng 12-2007, sau tám năm sống lưu vong, Benazir Bhutto trở về và bị ám sát trong cuộc vận động bầu cử tại Rawalpindi, cách trụ sở bộ chỉ huy quân sự Pakistan không xa. Sau khi bà bị ám sát, cuộc biểu tình rầm rộ của quần chúng nhân dân buộc Musharraf phải từ chức, Zardari được đưa lên làm Tổng thống trong làn sóng đau thương của quốc gia. Nhưng chính phủ dân sự đối mặt thách thức an ninh và kinh tế yếu kém đang trở lên trầm trọng, đồng thời bọn Taliban của Pakistan bắt đầu mở rộng tầm hoạt động từ các vùng miền núi hẻo lánh xa xôi xâm nhập vào những vùng đông dân cư ở Away Valley, chỉ cách thủ đô Islamabad khoảng 100 dặm. Hàng trăm ngàn người phải rời bỏ nhà cửa khi quân đội Pakisatan đến đây chống lại bọn cực đoan. Một thỏa thuận ngừng bắn được ký kết giữa chính phủ của Tổng thống Zardari với Taliban vào tháng 2-2009, nhưng chỉ sau vài tháng thỏa thuận này mất tác dụng. Sự khủng hoảng Pakistan ngày càng trở nên tồi tệ, rất nhiều người Pakisatan nổi giận đổi lỗi do chính Hoa Kỳ gây nên, không những thế các phương tiện truyền thông tung tin những không chuẩn xác, thất thiệt như đổ thêm dầu vào ngọn lửa nổi giận. Họ đổi lỗi vì chúng ta khuấy động sự rắc rối với Taliban, lợi dụng Pakistan để thực hiện chiến lược, đồng thời thể hiện sự thiên vị với cựu thù của họ, Ấn Độ. Họ cho đó là lý do chính gây ra những khó khăn của Pakistan. Trong một số cuộc thăm dò ý kiến, tỷ lệ ủng hộ Hoa Kỳ giảm xuống chỉ còn dưới 10%, trong khi gói viện trợ hàng tỷ đô la mà chúng ta đóng góp trong mấy năm qua họ vẫn nhận đều đều. Thực tế, một gói viện trợ mới được Quốc hội thông qua không ngờ trở thành một cột thu lôi những lời chỉ trích từ phiá Pakistan, họ cho rằng gói viện trợ này có quá nhiều điều ràng buộc. Thật là điên khùng. Tất cả sự mổi giận của công chúng làm ảnh hưởng, gây khó khăn cho chính phủ Pakistan hợp tác với chúng tôi trong vấn đề chống khủng bố bằng không kích, đồng thời giúp bọn cực đoan dễ dàng tìm nơi trú ẩn và mở rộng thành viên mới. Nhưng Zardari chứng minh ông là một chính khách tài năng vượt quá sự mong đợi của chúng tôi. Zardari đã soạn thảo công ước với quân đội, ông là vị Tổng thống dân sự đầu tiên của chính phủ dân chủ trúng cử đã hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ trong lịch sử Pakistan. Mùa thu năm 2009, tôi quyết định công du Pakistan cùng với những suy nghĩ về việc Pakistan chống Mỹ. Tôi trao đổi với phụ tá của tôi chuẩn bị chuyến công du đầy khó khăn ở hội trường các tỉnh thành, với các phương tiện truyền thông và các cuộc gặp gỡ công chúng. Phía Pakistan cảnh báo tôi: “cẩn thận, không khéo bà sẽ tứ bề thọ địch đấy.” Tôi mỉm cười, nói: “Vâng, tôi biết và đã sẵn sàng.” Tôi từng chịu đựng những dư luận thù địch trong nhiều năm qua, đã rút ra được những bài học bổ ích trong những vấn đề khó tránh, cũng như chuẩn bị cách trả lời vui vẻ, hoà nhã. Những vấn đề bất đồng lớn thường xuyên xảy ra giữa các dân tộc và các quốc gia, chúng ta không nên ngạc nhiên về điều đó. Hãy chuẩn bị tinh thần trực tiếp lắng nghe tiếng nói của người dân, đối thoại quan điểm một cách tôn trọng lẫn nhau. Tuy nhiên cũng không kỳ vọng có những thay đổi cách nhìn lớn lao, nhưng đó là cách duy nhất để tiến tới đối thoại với tinh thần xây dựng. Trong thế giới ngày nay, khả năng siêu liên kết của chúng ta để giao tiếp với công chúng cũng như với nhiều chính phủ là một phần của chiến lược an ninh quốc gia của chúng ta. Những năm tham gia chính trường đã giúp tôi có được những trang bị trong trường hợp như thế này. Tôi thường tự hỏi, làm thế nào để trả lời những câu hỏi mang tính chỉ trích theo cách riêng của chính mình. Tôi có ba cách trả lời: Trước tiên, nếu ta lựa chọn cuộc đời toàn tâm phục vụ công chúng, phải nhớ lời khuyên của Eleanor Roosevelt, phải biết lỳ lợm, mặt phải chai sạn. Điều thứ hai, học cách phê phán chỉ trích nhưng không đả kích cá nhân. Người phê phán, chỉ trích ta có thể giúp ta rút ra những bài học quý giá, nhưng người khác thì không hoặc không thể có được. Tôi thường tìm hiểu mục đích, động lực nào thúc đẩy việc chỉ trích mang tính đảng phái hay ý thức hệ, thương mại, giới tính sau đó phân tích để rút ra những bài học hoặc bỏ qua. Thứ ba, một tiêu chuẩn kép bao giờ cũng được áp dụng đối với chính trị gia là phụ nữ, phải lưu ý đến trang phục, dáng dấp, tất nhiên cả cách trang điểm và kiểu để tóc, đừng để những điều đó làm ta mất điểm trước con mắt của công chúng. Thường xuyên phải niềm nờ, nụ cười sẵn trên môi. Đó là những bài học lớn, lời khuyên quý giá sau nhiều năm hoạt động, từng xảy ra thiếu sót, sai lầm quá lớn, nhưng điều đó đã giúp tôi những chuyến công du vòng quanh thế giới cũng như cách cư xử trong nước. Giúp chúng tôi viết những bài về nước Mỹ, tôi đưa theo một bình luận gia tài năng, sáng giá một trong ban giám đốc điều hành truyền thông nổi tiếng nhất, Judith McHale, chuyến công du còn có Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách Công chúng ngoại giao và Công chúng vụ. Bà là người sáng lập, điều hành MTV và Discovery Channel, con gái của nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Bằng tài năng, bà sẽ giúp chúng tôi giải thích các chính sách của Hoa Kỳ với những người hoài nghi trên thế giới, đẩy lùi những lời tuyên truyền cực đoan, lôi kéo, hợp nhất hoá chiến lược truyền thông toàn cầu cùng các vấn đề sức mạnh thông minh trong chương trình nghị sự. Bà cũng là người đại diện của tôi trong Hội đổng Quản trị Phát thanh Truyền hình của chính phủ, giám sát đài Tiếng nói Hoa Kỳ và các phương tiện truyền thông trên thế giới do Hoa Kỳ tài trợ. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đây là bộ phận quan trọng tiếp cận, đưa những tin tức cho cộng đồng dân chúng sống sau Bức màn sắt, nơi mà chế độ kiểm duyệt khắt khe các tin tức và những thông tin trên thế giới. Tuy thế, chúng tôi chưa bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng và mới mẻ trong kỹ thuật khoa học cũng như sự thay đổi cảnh quan trên thế giới. Judith và tôi thống nhất bổ xung, nâng cấp thế hệ kỹ thuật mới, nhưng xem ra không dễ gì thuyết phục được Quốc hội cũng như Nhà Trắng để thực hiện như một ưu tiên hàng đầu. Công việc của tôi phải thúc đẩy hơn nữa để Pakistan cam kết, hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố, giúp chính phủ nước này tăng cường dân chủ hơn nữa, cải cách kinh tế, xã hội phục vụ dân sinh thay thế chủ nghĩa cực đoan. Tuy phải gây áp lực và phê phán nhưng không được để mất Pakistan về ủng hộ và giúp đỡ trong cuộc đấu tranh, điều này rất quan trọng cho cà hai bên trong tương a đàm do nhân viên toà đại sứ nhận được thật đáng khích lệ. Nhiều năm qua, người dân Thổ Nhĩ Kỳ có ấn tượng không tốt về Mỹ, sau khi xem truyền hình trực tiếp họ thật bất ngờ và thú vị, vì Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng là người bình thường với những quan tâm và lo lắng giống họ. Có thể, từ đây họ sẽ hiểu dần và dễ chấp nhận điều tôi chia sẻ những gì về tương lai mối bang giao giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.Người nắm giữ quyền quyết định tương lai của Thổ Nhĩ Kỳ và mối quan hệ giữa hai nước, đó là Thủ tướng Erdogan. (Theo hệ thống hành pháp của Thổ, Tổng thống chỉ là một chức mang tính lễ nghi, Thủ tướng mới là người điều hành chính phủ). Lần đầu tiên tôi gặp ông vào những năm 1990 khi ông giữ chức Thị trưởng Istanbul. Ông là một chính trị gia đầy tham vọng, mạnh mẽ, mộ đạo và rất ấn tượng. Đảng Công lý và Phát triển (AK) mang nặng tư tưởng Hồi giáo của ông lần đầu tiên chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2002 và tiếp theo 2007, 2011. Thủ tướng Erdogan ủng hộ các thay đổi một cách quyết liệt. Chính phủ ông đem xét xử những người tham gia đảo chính trong quân đội, tìm cách kiểm soát và nắm thêm quyền lực hơn bất cứ chính phủ nào trước đây. (Tư tưởng Hồi giáo, thường được nhắc đến với vai trò dẫn đường các đảng phái chính trị và chính phủ. Nó bao hàm rất nhiều yếu tố, từ những đánh giá chính sách chung đến pháp luật, thậm chí phải xây dựng theo luật đạo Hồi. Không phải mọi người Hồi giáo đều nghĩ như vậy. Một số trường hợp, nhiều lãnh tụ tinh thần và tổ chức Hồi giáo còn thù địch với nền dân chủ, ủng hộ phần tử cực đoan và khủng bố. Thế giới nhiều đảng phái chính trị liên kết với tôn giáo như Hindu, Thiên Chúa Giáo, Do Thái Giáo… nhưng lại tôn trọng quy tắc của nền chính trị dân chủ điều mà Mỹ rất quan tâm, khuyến khích các đảng phái chính trị, các lãnh tụ tôn giáo hoạt động vì nền dân chủ và loại bỏ bạo lực. Ý kiến cho rằng tín đồ trung thành với Đạo Hồi thì không thể sống chung với nền dân chủ là xúc phạm, nguy hiểm và sai lầm.) Dưới sự lãnh đạo của Erdogan, có một số thay đổi rất tích cực. Nhưng muốn gia nhập Liên minh châu Âu (đến nay vẫn chưa được) Thổ phải có những thay đổi mạnh mẽ và lớn hơn nữa về dân chủ. Thổ Nhĩ Kỳ tuy đã hủy bỏ phiên toà an ninh quốc gia, cải cách bộ luật hình sự, mở rộng quyền tư vấn pháp lý, nới lỏng các hạn chế về giảng dạy và phát sóng bằng tiếng Kurd. Ngoài ra Thủ tướng Erdogan cũng đang theo đuổi chính sách đối ngoại “Không xung đột với láng giềng” (Zero Problems with Neighbour). Đưa ra những sáng kiến giải quyết xung đột trong quá khứ, tham gia với vai trò tích cực hơn vào tình hình Trung Đông do Ahmet Davutoglu, cố vấn của ông đề xuất, sau này trở thành Ngoại trưởng. “Không xung đột với láng giềng” một đường lối đúng đắn, trong nhiều trường hợp nó mang tính chất xây dựng. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ lại quá vội vàng chấp nhận một thỏa thuận ngoại giao với nước láng giềng Iran mà không tham khảo ý kiến quan ngại của cộng đồng quốc tế về chương trình hạt nhân của Iran. Mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực dưới thời Erdogan, nhưng cũng có nhiều vấn đề cần quan tâm, thậm chí đáng báo động về cách xử lý thiếu thận trọng với các chính trị gia và ký giả đối lập. Hạn chế hoạt động của những người bất đồng chính kiến đã dấy lên câu hỏi về hướng đi và cam kết của Erdogan tiến trình đi đến nền dân chủ. Nhiều đảng phái đối lập nghi ngờ mục tiêu cuối cùng của Erdogan là biến Thổ Nhĩ Kỳ thành một nhà nước Hồi giáo, cấm các phe đối lập hoạt động, đồng thời đã có những hành động hỗ trợ gây nên nỗi sợ hãi trong dân chúng. Chính phủ của ông đã bỏ tù các ký giả với số lượng đáng lo ngại trong các nhiệm kỳ thứ hai và thứ ba, đồng thời đàn áp mạnh mẽ những người biểu tình, thẩm vấn, tra tấn theo luật định. Tham nhũng vẫn giữ nguyên tình trạng trầm trọng, chính phủ không kỳ vọng được mức tăng trưởng nhanh theo mong ước của đông đảo người dân lao động và tầng lớp trung lưu. Vấn đề tôn giáo và văn hóa rất nhạy cảm trong một quốc gia mà Hồi giáo và chủ nghĩa thế tục song song tồn tại trong thời gian dài nên khó giữ được thế cân bằng trong đời sống và không tránh khỏi sự va chạm. Nhiều năm qua, tôi vinh hạnh được biết ngài Giáo trưởng của Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp, Tổng Đức Thượng Phụ Đại Kết giáo phận Bartholomew và rất ngưỡng mộ nỗ lực của ông về các cuộc đối thoại đa tôn giáo và quyền tự do tôn giáo. Thượng Phu Đại Kết giáo phận Bartholomew cho rằng Thủ tướng Erdogan là một đối tác tốt, mang tính xây dựng, nhưng Giáo Hội vẫn đang chờ chính phủ trả lại phần đất và tài sản của Giáo Hội, đồng thời cho phép Chủng Viện Halki được mở cửa trở lại. Khi Erdogan nói về việc cho phép nữ sinh được dùng chiếc mạng che mặt ở các trường đại học, đây được coi như là những tiến bộ về tự do tôn giáo và quyền tự do lựa chọn của phụ nữ. Nhưng điều này lại là một đòn giáng mạnh vào chủ nghĩa thế tục, vào sự leo thang của chính trị thần quyền nhằm hạn chế quyền lợi của phụ nữ. Nó cũng nói lên những mâu thuẫn sâu sắc của Thổ Nhĩ Kỳ trong thế kỷ XXI, cả hai quan điểm đó đều đúng. Chính Thủ tướng Erdogan cũng rất vui khi con gái của ông dùng mạng che mặt. Ông có ý định gửi con sang Mỹ du học và hỏi cố vấn của tôi về nghiên cứu sinh tại Hoa Kỳ.Tôi đã dành hàng giờ trao đổi với Thủ tướng Erdogan cùng với Ngoại trưởng Davutoglu, còn làm nhiệm vụ phiên dịch viên. Ông Davutolu là một học giả vui tính, chuyển sang làm ngoại giao và chính trị, đã viết cuốn sách về tương lai của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giành lại vị trí quan trọng trong bối cảnh toàn cầu, rất hợp với tư tưởng của Erdogan. Ngoại trưởng Davutoglu là người đam mê với công việc, có kiến thức uyên thâm, chúng tôi đã xây dựng mối quan hệ công tác rất hiệu quả, thân thiện, tuy nhiên nhiều lần xảy ra tranh luận căng thẳng.Trong bốn năm làm Ngoại trưởng, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành đối tác quan trọng, tuy đôi khi cũng làm chúng ta thất vọng. Một số vấn đề đồng thuận (về Afghanistan, chống khủng bố, về Syria và một số vấn đề khác), nhưng chúng ta bất đồng một số vụ việc như chương trình hạt nhân của Iran. Với sự nỗ lực của Tổng thống Obama và của tôi đã góp phần ổn định mối quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên nhiều sự kiện bên ngoài đưa đến những thách thức gần đây, mới nhất là căng thẳng với Israel. Tình hình nội bộ của Thổ cũng xảy ra nhiều biến cố, năm 2013 các cuộc biểu tình lớn chống Thủ tướng Erdolgan ngày càng gia tăng và căng thẳng, cùng với những cuộc điều tra tham nhũng đối với các Bộ trưởng trong chính quyền. Trong cuốn sách này, mặc dù nền độc tài ngày một tăng, nhưng số người ủng hộ Erdogan vẫn còn rất lớn. Tương lai của Thổ Nhĩ Kỳ ra sao thật khó đoán định. Tuy vậy, chắc chắn Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục đóng góp vai trò quan trọng ở Trung Đông, châu Âu và mối quan hệ với Thổ là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Chính sách đối ngoại “Không xung đột” (Zero Problem) là một mục tiêu đầy tham vọng, vì lâu nay Thổ Nhĩ Kỳ vẫn vướng vào những cuộc tranh chấp kéo dài với các nước láng giềng. Tranh chấp trong vài thập niên với Hy Lạp trên quốc đảo Cypus ở Địa Trung Hải đã để lại nhiều hậu quả tệ hại. Ngoài ra, Thổ còn xung đột với Armenia, một nước cộng hoà nhỏ bé, thuộc Liên Xô cũ nằm trong nội địa ở phiá đông Thổ Nhĩ Kỳ. Đây chỉ là hai ví dụ điển hình về xung độ cũ, không rõ sẽ được giải quyết như thế nào với tham vọng trong tiến trình mới của Erdogan. Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia chưa từng thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức kể từ khi Armenia tuyên bố độc lập sau sự tan giã của Liên Xô năm 1991. Căng thẳng tiếp tục căng cao do cuộc chiến giữa Armenia với Azerbaijan, một đồng minh của Thổ, do tranh chấp dải đất Nagorno Karabakh. Cuộc tranh chấp từng xảy ra đụng độ giữa binh sĩ hai bên ở vùng biên giới. Tranh chấp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia hay dải đất Nagorno Karabakh người ta mệnh danh “xung đột đông cứng”, vì xung đột này xảy ra trong nhiều năm nhưng hy vọng giải quyết thật mong manh. Khi xem xét tình hình ở châu Âu và thế giới, tôi muốn bỏ qua những vần đề xung đột, nhưng có thể gây hậu quả nghiêmn trọng về mặt chiến lược. Ví dụ, xung đột ở vùng Caucasus cản trở kế hoạch xây dựng đường ống khí đốt từ Trung Á sang châu Âu để giảm bớt sự phụ thuộc khí đốt của Nga. Những cuộc xung đột nói chung gây trở ngại cho châu Âu, nơi mà chúng ta cố gắng giúp đỡ. Theo tôi, chiến lược “Không xung đột” của Thổ Nhĩ Kỳ, tạo ra lối thoát cho các cuộc đàm phán, thương lượng, thậm chí có thể giải quyết được “xung đột đông cứng”, do đó tôi yêu cầu Phil Gordon, Trợ lý phụ trách Vụ châu Âu và Trung Á của Bộ, nghiên cứu về giải pháp khả thi. Trong năm 2009, chúng ta kết hợp chặt chẽ với đối tác châu Âu, như Thụy Sĩ, Pháp, Nga và Liên minh châu Âu hỗ trợ các cuộc đối thoại giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, hy vọng dẫn đến việc tái thiết lập quan hệ ngoại giao và mở cửa thương mại biên giới. Tôi đã điện đàm với quan chức cả hai nước gần 30 lần, nói chuyện trực tiếp với Davutoglu và Ngoại trưởng Armenia Edward Nalbandian. Phe bảo thủ cả hai nước đều phản đối thỏa hiệp, gây áp lực lớn lên từng chính phủ. Tuy nhiên mùa xuân và mùa hè, nhờ nỗ lực của Thụy Sĩ, thoả thuận mở cửa biên giới có chiều hướng thuận lợi. Theo kế hoạch, thỏa thuận sẽ được ký kết tại Thụy Sĩ vào tháng Mười, sau đó trình Quốc Hội phê chuẩn. Những ngày sắp tới, để khuyến khích, động viên, Tổng thống Obama điện đàm với Tổng thống của Armenia, xem ra mọi việc có vẻ tốt đẹp. Ngày 9-10, tôi đến Zurich dự lễ ký kết với các Ngoại trưởng Pháp, Nga và Thụy Sĩ cùng Đại diện cấp cao của Liên Minh châu Âu. Chiều hôm sau, tôi rời khách sạn đến trường Đại Học Zurich dự lễ ký kết. Nhưng đột ngột xảy ra chuyện, Ngoại trưởng Armenia, Nalbandian thay đổi ý định. Ông lo ngại bài phát biểu của Davutoglu tại lễ ký kết nên từ chối không đến tham dự. Chuyện này xem ra sau nhiều tháng nghiêm túc đàm phán có xu hướng đổ vỡ. Đoàn xe của tôi phải quay lại khách sạn Dolder Grand. Trong khi tôi ngồi đợi trong xe, Phil Gordon lên lầu cùng các nhà đàm phán Thụy Sĩ gặp Nalbandian, năm nỉ hết lời, nhưng ông không chịu. Phi Gordon báo cáo và thảo luận với tôi ngay trong xe đậu phía sau khách sạn. Tôi đành phải dùng điện thoại di động gọi Nalbandian. Trao đổi gần tiếng đồng hồ, cố gắng thu hẹp khoảng cách bất đồng, động viên ông rời khỏi phòng. Tôi nói với ông: “Vấn đề này tối ư quan trọng, phải giải quyết, ván đã đóng thuyền.” Cuối cùng tôi lên lầu, nói chuyện trực tiếp với Nalbandian. Huỷ bỏ lễ ký kết chỉ vì lời phát biểu mang tính cách cá nhân ư? Chỉ cần ký vào văn bản, không tuyên bố gì và ra về, thế thôi. Cả hai bên đều đồng ý. Cuối cùng Nalbandian đứng dậy. Chúng tôi xuống lầu, ông vào xe của tôi đến trường đại học. Phải mất gần một tiếng rưỡi đồng hồ, một tay khoác tay ông, một tay choàng qua người đưa ông lên diễn đàn. Lễ ký kết chậm gần ba giờ đồng hồ, nhưng dù sao chúng tôi cũng đã có mặt đông đủ. Lễ ký kết diễn ra nhanh chóng, mọi người thở phào nhẹ nhõm. Cho đến nay quốc hội hai nước vẫn chưa thông qua thỏa thuận này. Tuy nhiên, tại hội nghị tháng tháng 12-2013, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ và Ngoại trưởng Armenia đã có cuộc gặp gỡ, đàm phán hai giờ đồng hồ để tìm cách tháo gỡ là dấu hiệu tốt, tôi vẫn hy vọng sẽ có bước đột phá.Trên đường ra sân bay sau lễ ký kết, Tổng thống Obama gọi điện chúc mừng tôi. Tuy không hoàn mỹ, nhưng dù sao cũng đã thực hiện được bước tiến đối với khu vực nhạy cảm. Sau này, tờ New York Time, mô tả nỗ lực của tôi vào buổi chiều hôm ấy là “ngoại giao limousine”. Nhưng xe của tôi không phải loại limousine, nhưng trông nó cũng có phần giống như thế. Cuộc chiến vùng bán đảo Balkan những năm 1990s cảnh báo về những xung đột mới có thể nổ ra ở châu Âu do mối hận thù lâu đời. Khi tôi viếng thăm Bosnia tháng 10-2010, trong chuyến công du ba ngày vùng Balkan, tôi rất vui và hài lòng trước sự tiến bộ nhưng nhận thấy còn nhiều việc cần phải làm. Giờ đây trẻ em đã đến trường, cha mẹ chúng an tâm làm việc, nhưng mọi việc còn nhiều bất cập, kinh tế còn khó khăn, bất mãn vẫn còn âm ỉ trong nhân dân. Sự thù hằn dân tộc, tôn giáo từng là nguyên nhân gây ra chiến tranh tuy đã dịu xuống, nhưng các lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc và phe nhóm vẫn hoạt động ngấm ngầm. Quốc gia này từng là liên bang của hai nước cộng hoà, một bên do người Hồi giáo Bosnia và Croatia, bên kia do người Bosnia Serbs. Người Bosnian Serb từ chối mọi nỗ lực để hướng tới tăng trưởng, điều hành tốt hơn, hy vọng nhập vào Serbs hay trở thành một quốc gia độc lập. Triển vọng ổn định và các cơ hội được gia nhập khối Liên minh châu Âu hay NATO khó trở thành hiện thực. Tại Sarajevo, tôi tham gia cuộc thảo luận mở với sinh viên và các nhà lãnh đạo xã hội dân sự ở Nhà hát Quốc gia, nơi đã may mắn không bị tàn phá trong thời kỳ chiến tranh. Một thanh niên đứng lên phát biểu về chuyến thăm Hoa Kỳ trong chương trình trao đổi văn hóa do Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ. Anh ta gọi nó là “một trong những trải nghiệm tốt đẹp nhất” và đề nghị tôi tiếp tục ủng hộ, mở rộng hơn nữa các dự án như vậy. Khi tôi yêu cầu anh giải thích lý do tại sao đẹp nhất và quan trọng, anh ta trả lời: “Tôi học được lòng bao dung, biết tha thứ thay vì trả thù, sự tôn trọng và bình đẳng… Chúng tôi những người từ Kosovo, Serbia, nhưng chẳng ai quan tâm đến căng thẳng giữa hai nước, bời vì chúng tôi đều là bạn, cùng nhau đối thoại, hợp tác mà không bị cản trở.” Tôi rất thích cụm từ “biết tha thứ thay vì trả thù”, nó đơn giản nhưng mang nhiều ý nghĩa, miêu tả hoàn hảo quá trình chuyển tiếp của người dân vùng bán đảo Balkan đang phải trải qua. Đây chính là cách duy nhất để hàn gắn vết thương cũ. Nơi tiếp theo của tôi là Kosovo. Những năm 1990s, Kosovo thuộc Serbia, cộng đồng người Albania chiếm đa số, nhưng đối mặt với các cuộc tấn công tàn bạo và bị trục xuất do quân đội của Tổng thống Milosevic. Năm 1999, một chiến dịch không kích của NATO triển khai do Hoa Kỳ dẫn đầu ném bom quân đội Serbia và các thành phố lớn kể cả Belgrade để ngăn chặn cuộc thanh lọc và phân biệt sắc tộc. Năm 2008, Kosovo tuyên bố độc lập, được cộng đồng quốc tế công nhận là một quốc gia mới. Nhưng Serbia từ chối công nhận Kosovo, tiếp tục gây ảnh hường đáng kể khu vực biên giới phiá bắc, nơi có đông người Serbia định cư. Phần lớn các bệnh viện, trường học, kể cả toà án do Belgrade điều hành và tài trợ. Lực lượng an ninh Serbia kiểm soát lãnh thổ, vi phạm chủ quyền Kosovo, gây chia rẽ nội bộ trầm trọng và gây căng thẳng quan hệ giữa hai nước láng giềng. Tình hình trong khu vực gây bất ổn do căng thẳng giữa Serbia và Kosovo, cả hai nước cần phải cải cách kinh tế, xã hội một cách cấp bách, kể cả theo đuổi việc gia nhập khối Liên minh châu Âu. Tuy vậy, mối hận thù lâu đời cần phải giải quyết. Mục tiêu của tôi làm sao đưa ra được biện pháp hoà giải cho cả hai bên. Khi tôi đến Pristina, thủ đô Kosovo, dân chúng đứng chật hai bên đường vẫy cờ Mỹ, hò reo chào đón khi đoàn xe vào thành phố, nhiều trẻ em ngồi trên vai bố mẹ để được nhìn rõ hơn. Khi đoàn xe vào thành phố, tôi thấy một bức tượng Bill Clinton hoành tráng đặt giữa quảng trường, đám đông dân chúng ùa tới, đoàn xe phải dừng lại. Tôi thật vui và muốn gửi lời chào tới tất cả mọi người. Tôi xuống xe bắt tay, ôm hôn hết người này đến người khác. Tôi không thể đi nhanh được. Một cửa hàng gần đó lấy tên “Hillary” và chủ nhân cửa hàng còn nói, có rất nhiều cửa hàng trong thành phố đã lấy tên Hillary đặt cho bảng hiệu, làm như vậy để “ông Bill Clinton không cảm thấy cô đơn ở giữa quảng trường.” Vài tháng sau, tháng 3-2011, đại diện Kosovo và Serbia gặp nhau ở Brussels dưới sự bảo trợ của Liên minh châu Âu. Đây là lần đầu tiên hai nước đàm phán trực tiếp và kéo dài. Các nhà ngoại giao Mỹ tham dự đàm phán, hối thúc hai bên tìm cách thỏa hiệp, tiến tới bình thường hóa quan hệ ngoại giao, mở cánh cửa nhập khối Liên minh châu Âu bằng cách giải quyết vấn đề biên giới. Cuộc đàm phán kéo dài 18 tháng. Cuối cùng đã đặt được thoả thuận cơ bản về tự do đi lại, hải quan và kiểm soát biên giới. Tuy Serbia vẫn không công nhận Kosovo là quốc gia độc lập, nhưng huỷ bỏ sự phản đối việc Kosovo tham gia các cơ chế trong khu vực. Đồng thời, tôi đề nghị NATO tiếp tục sứ mệnh giữ gìn hoà bình ở Kosovo, nơi có hơn năm ngàn binh sĩ đến từ 31 quốc gia từ tháng 6-1999. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt chưa giải quyết được, một phần do chính phủ mới sau bầu cử tại Serbia vào mùa xuân 2012 theo hướng dân tộc chủ nghĩa. Cathy Ashton, chính khách cao cấp của Liên minh châu Âu và tôi quyết định cùng đến thăm hai nước vào tháng 10-2012, nhằm thúc đẩy tiến trình thực hiện đàm phán. Cathy, một đối tác tuyệt vời về lĩnh vực này cũng như trong nhiều vấn đề khác. Bà từng là Chủ tịch Thượng viện Anh, dưới thời Thủ tướng Gordon Brown. Năm sau, bà giữ chức Ủy viên Thương mại của Liên minh châu Âu và được đề cử làm Đại diện đối Ngoại của EU. Sự bổ nhiệm ấy thật bất ngờ, bà cũng như tôi không phải là nhà ngoại giao chính thống, nhưng thực tế cho thấy bà là một nhà ngoại giao tài năng, một đối tác đầy sáng tạo. Bà rất thân thiện (dù có phẩm hàm là Nam tước Cathy) và thật dễ gần, chúng tôi kết hợp chặt chẽ không chỉ giải quyết vấn đề châu Âu mà cả vấn đề về Iran và Trung Đông. Trong các cuộc họp mọi người chú ý đến chúng tôi, đôi khi bị đối tác lỡ lời về phân biệt giới tính, chúng tôi đưa mắt nhìn nhau đồng cảm. Tháng 10-2012, chúng tôi đi thăm khu vực Balkan, đến đâu đều yêu cầu thúc đẩy bình thường hoá quan hệ. Thủ tướng Kosovo Hashim Thaci nói với chúng tôi: “Kosovo hôm nay vẫn chưa phải Kosovo mà chúng tôi mong đợi. Chúng tôi muốn Kosovo gia nhập cộng đồng châu Âu và ý thức được vẫn còn nhiều việc cần phải làm.” Cathy và tôi gặp đại diện cộng đồng sắc tộc thiểu số Serbia tại một nhà thờ Chính thống Serbia ở Pristina, từng bị đốt phá trong cuộc bạo động chống người Serb năm 2004. Họ rất lo lắng về tương lai khi Kosovo trở thành quốc gia độc lập. Nhưng họ cũng tỏ lòng biết ơn chính phủ với những nỗ lực gần đây, kể cả việc giúp người dân Serb có công ăn việc làm. Đây là bước tiến đáng kể trong quá trình hoà hợp và hoà giải mà chúng tôi muốn thúc đẩy. Thật ấn tượng, khi Tổng thống Kosovo, Atifete Jahjaga lại là một phụ nữ Hồi giáo, từng là đồng minh của chúng tôi trong việc thúc đẩy sự thay đổi và hoà giải hoà hợp. Bà Cathy cho rằng, hoạt động ngoại giao này không chỉ bình thường hoá quan hệ giữa hai quốc gia mà nó còn là “bình thường hoá cuộc sống thường nhật, vì thế người dân phiá bắc hàng ngày được tự do đi lại họ thấy gắn bó và cảm nhận sự gần gũi của cộng đồng người Serb ở phía bắc Kosovo.” Tháng 4-2013, nhờ các nỗ lực của bà Cathy, Thủ tướng Kosovo Thaci và Thủ tướng Serbia Ivica Dacic đã đạt được thoả thuận mang tính bước ngoặt, giải quyết các tranh chấp dọc theo biên giới, tiến tới bình thường hoá quan hệ để gia nhập làm thành viên khối Liên minh châu Âu. Kosovo đồng ý tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn về quyền tự trị của cộng đồng điạ phương người Serb ở phương bắc và chính phủ Serbnia đồng ý rút quân khỏi khu vực. Hai bên cam kết không can thiệp quá trình hội nhập EU của nhau. Nếu thỏa thuận này được tôn trọng, người dân Kosovo và Serbia cuối cùng có cơ hội xây dựng tương lai hoà bình, thịnh vượng mà họ xứng đáng được hưởng.