Dịch giả: Lâm Hoàng Mạnh
PHẦN THỨ NĂM - Sự Đổi Thay -Chương 14
Trung Đông: Con Đường Hoà Bình Đầy Khó Khăn

     uốc kỳ Palestin hình chữ nhật, bên cán cờ có hình tam giác nhỏ màu đỏ, bên phải có ba sọc đen, trắng và xanh lá cây. Trong thời gian Chiến tranh sáu ngày năm 1967 cho đến khi Hiệp định Hòa bình Oslo ký kết năm 1993, chính phủ Israel cấm treo lá cờ này ngay tại vùng đất của chính người Palestin. Lá cờ được coi là biểu tượng của chủ nghĩa khủng bố, đối kháng của phong trào Intifada, gây nên các cuộc bạo động chống lại luật lệ của Israel, làm rung chuyển vùng lãnh thổ Palestin vào những năm cuối của thập niên 1980s. Ngay cả sau 17 năm Hiệp định Oslo được ký kết, lá cờ Palestin vẫn là chủ đề tranh cãi, nóng bỏng đối với một số người bảo thủ Do Thái. Vì vậy, điều thật bất ngờ trung tuần tháng 9-2010, tại trụ sở chính ở Jerusalem của Thủ tướng Benjamin “Bibi” Netanyahu, nhà lãnh đạo cánh tả của Đảng Likud, người ta thấy lá cờ sọc đen, trắng, xanh lá cây và tam giác đỏ treo bên cạnh lá cờ xanh-trắng của Israel quen thuộc.
 Bibi từng chỉ trích người tiền nhiệm Ehud Olmert treo cờ Palestine mấy năm trước là một cử chỉ hoà giải của Thủ tướng với vị khách đến thăm hôm ấy, Tổng thống Chính quyền Palestine Mahmoud Abbas. Đón Abbas, ông Bibi nói: “Tôi rất hân hạnh được đón tiếp ngài đến thăm nhà tôi.” Tổng thống Palestine dừng lại giữa lối vào, ghi vào cuốn sổ khách mời của Thủ tướng: “Hôm nay tôi trở lại khu nhà mà lâu nay xa vắng để tiếp tục đàm phán và thương lượng, với niềm hy vọng sẽ đạt được một nền hòa bình vĩnh cửu trong khu vực, đặc biệt hòa bình giữa nhân dân hai nước Israel và Palestine.”
Sự ăn miếng trả miếng trong ngôn từ hôm ấy không gây áp lực, chúng tôi đàm phán trong phòng làm việc riêng của ông Netanyahu, trong khi đó có một lệnh cấm sắp hết thời hạn. Chưa đầy hai tuần nữa lệnh cấm 10 tháng về việc xây dựng các khu định cư cho người Do Thái bên West Bank (Bờ Tây) sẽ hết hiệu lực, trừ khi chúng tôi có thể đạt được thỏa thuận kéo dài lệnh cấm. Cuộc đàm phán vừa mới bắt đầu, Abbas đòi rút khỏi cuộc đàm phán còn Netanyahu kiên quyết cho rằng 10 tháng là quá đủ. Mất gần hai năm vận động ngoại giao vất vả mới được hai nhà lãnh đạo này đồng ý trực tiếp mặt đối mặt giải quyết cuộc xung đột Trung Đông trong nhiều thập niên qua. Hai bên tranh cãi kịch liệt về những vấn đề cốt lõi, lảng tránh những nỗ lực về hoà bình, bao gồm biên giới của nhà nước Palestine trong tương lai; Thoả thuận an ninh cho Israel; Về người tỵ nạn; Về tình trạng Jerusalem, một thành phố mà cả hai bên đều tuyên bố là thủ đô của mình. Tình hình bấy giờ căng thẳng tưởng như cả hai sẽ bỏ cuộc họp trong thời điểm quan trọng, nhưng tôi rất tự tin sẽ tìm được giải pháp thoát khỏi sự bế tắc.

Tôi viếng thăm Israel lần đầu vào tháng 12-1981 theo tour du lịch của nhà thờ đến Holy Land cùng với Bill Clinton. Còn Chelsea ở nhà với ông bà ngoại ở Little Rock, hai chúng tôi dành hơn 10 ngày thăm quan, khám phá Galilee, Masada Tel Aviv, Haifa và khu phố cổ của Thành phố cổ Jerusalem. Chúng tôi cầu nguyện tại Nhà thờ Mộ Thánh (Church of Holy Sepilchre), nơi mà các con chiên Kitô giáo tin rằng Chúa Jesus được mai táng và phục sinh. Chúng tôi cũng đến viếng một số vùng đất thánh của Kitô hữu, người Do Thái, người Hồi giáo kể cả Bức tường phiá Tây (Western Wall), nhà thờ Hồi giáo Al – Aqa và Đền thờ Đá Khối (Dome of Rock, một nửa núi đá này là nghĩa địa của người Do Thái - ND). Tôi thật sự yêu mến thành phố Jerasalem. Một thành phố có bề dày lịch sử và thuyền thống và là thành phố sinh động, náo nhiệt. Tôi thật ngưỡng mộ tài năng, sự kiên cường của người dân Israel. Họ đã biến sa mạc thành khu vườn đầy hoa, xây dựng nền dân chủ phát triển mạnh mẽ trong khu vực, nơi có đủ các đối thủ và nền độc tài.
Khi chúng tôi rời thành phố, viếng thăm Jericho ở West Bank, đây là lần đầu tiên tôi tận mắt chứng kiến cuộc sống dưới sự kiểm soát của người Palestine, nơi đã từ chối phẩm giá, quyền tự quyết mà người Mỹ muốn dành cho họ. Tôi và Bill sau chuyến đi cảm thấy có sự gần gũi, thân thiết với Holy Land và người dân nơi ấy, hy vọng một ngày nào đó nhân dân Israel và Palestine sẽ giải quyết được sự xung đột, chung sống trong hoà bình.
Hơn ba mươi năm qua, tôi đến nhiều lần để tìm hiểu và sát cánh với một số nhà lãnh đạo vĩ đại của Israel. Với cương vị Đệ Nhất phu nhân, tôi trở thành bạn thân Thủ tướng Yitzhak Rabin và phu nhân, bà Leah, mặc dù có thể ông không quên chuyện tôi yêu cầu ông phải ra ban công Nhà Trắng giá lạnh hút thuốc. (Rabin lên án tôi gây nguy hiểm cho tiến trinh đàm phán hoà bình vì bắt ông phải ra ngoài hiên hút thuốc, tôi đành nhượng bộ, nói “Thôi được, vì nỗ lực của tiến trình hoà bình tôi sẽ huỷ nguyên tắc này, nhưng chỉ với một mình ông thôi đấy!”) Ký kết Hiệp định Oslo giữa Rabin và Arafat, kèm theo cái bắt tay nổi tiếng giữa hai người tại South Lawn của Nhà trắng ngày 13-9-1993, đó là ngày tươi đẹp nhất trong thời kỳ làm Tổng thống của Bill Clinton. Rabin bị ám sát ngày 04-11-1995, đây là ngày tồi tệ nhất. Tôi không thể nào quên khi ngồi bên cạnh quả phụ phu nhân Leah, nghe người cháu nội, cô Noa đọc diễn văn nói lên sự đau đớn khôn nguôi trong buổi tang lễ ở Israel.
Tôi cũng không thể nào quên những người Isreal, nạn nhân của cuộc khủng bố, tôi từng gặp nhiều năm qua. Tôi nắm bàn tay họ trong phòng bệnh, lắng nghe bác sĩ mô tả về những mảnh bom cắm trong chân tay, cơ thể và trên đầu của nạn nhân. Tôi từng đến thăm quán bán bánh Pizza ở Jerusalem bị đánh bom vào tháng 2 năm 2002, một trong những ngày đen tối nhất của phong trào đệ nhị intifada, đã làm hàng ngàn người Palestine và Israel chết từ năm 2000 đến 2005. Tôi đã đi dọc hành lang an ninh gần Gilo, nói chuyện với những gia đình, nơi tên lửa có thể rơi xuống bất cứ lúc nào đã ám ảnh tôi thường xuyên.
Một trong những câu chuyện của một người Israel đã ảnh hưởng đến tôi. Năm 2002, tôi gặp Yochai Porat, lúc ấy anh ta mới 26 tuổi, nhưng đã là bác sĩ giỏi của MDA, -dịch vụ y tế cấp cứu của Israel. Anh giám sát chương trình đào tạo tình nguyện viên người nưóc ngoài trợ giúp Israel. Tôi tham dự lễ tốt nghiệp của chương trình, không thể quên được nét mặt đầy tự hào của anh và những học viên trẻ tuổi học tập làm nhiệm vụ cứu người. Yochai cũng trong danh sách quân dự bị của Lực lượng Quốc phòng Israel. Một tuần sau, không ngờ anh bị sát hại do nhóm bắn tỉa gần khu rào chắn, cùng với một số binh lính và thường dân khác. MDA đổi tên chuơng trình tình nguyện nước ngoài theo tên anh để tưởng nhớ. Năm 2005, tôi trở lại, gặp gia đình và thân nhân của Yochai, họ  nói một cách say sưa, tự hào về tầm quan trọng trong việc tiếp tục ủng hộ sứ mệnh của MDA. Trở về Hoa Kỳ, tôi bắt đầu chiến dịch thuyết phục Hội chữ Thập đỏ Quốc tế thừa nhận MDA là một thành viên chính thức, có đầy đủ quyền biểu quyết sau gần nửa thế kỷ không được công nhận. Đến năm 2006, Hội chữ Thập đỏ Quốc tế đồng ý chấp nhận.
Không phải chỉ có mình tôi có thiện cảm về an ninh và sự thành đạt của Israel. Nhiều người Mỹ cũng ngưỡng mộ Israel coi như một quê hương của những người bị áp bức, của nền dân chủ mà họ nhiều lần phải đứng lên đấu tranh tự vệ. Chuyện của Israel cũng là chuyện của chúng ta, chuyện của tất cả những người đấu tranh cho tự do và quyền tự quyết số phận của chính mình. Đó là lý do vì sao Tổng thống Harry Truman chỉ sau 11 phút đã công nhận Israel là Tân quốc gia năm 1948 ngay sau khi thành lập. Israel một quốc gia mà biết bao thế hệ từng mơ ước, hy vọng giờ đây đã hình thành do những người Israel không phân biệt nam nữ già trẻ chiến đấu không mệt mỏi, bất chấp mọi gian khổ để có ngày hôm nay. Không những thế, Israel còn là nước có nền kinh tế phát triển, một tấm gương cho sự đổi mới, doanh nghiệp và nền dân chủ đưa đến sự thịnh vượng ngay cả trong những hoàn cảnh đầy gian khó nhất.
Tôi cũng là người đầu tiên công khai kêu gọi thành lập nhà nước Palestine. Trong chương trình truyền hình phát qua vệ tinh cuộc họp Thượng đỉnh Hạt giống Hòa binh Thanh niên Trung Đông năm 1998, tôi nói với thanh niên Israel và Palestine, một nhà nước Palestine “sẽ là lợi ích lâu dài của Trung Đông”. Lời bình luận của tôi nhận được sự chú ý đáng kể của giới truyền thông, khi chỉ còn hai năm nữa mãn nhiệm tổng thống, Bill đã đưa ra dự thảo về nhà nước Palestine, Thủ tướng Israel Ehud Barak chấp nhận, nhưng Arafat phản đối và ba năm sau chính quyền Bush công bố về chính sách của Hoa Kỳ về dự thảo này.
Chính quyền Obama lên nắm quyền trong thời kỳ Trung Đông trong tình trạng rối ren. Suốt tháng 12-2008, các chiến binh trong nhóm cực đoan Palestien Harma từ Dải Gaza bắn rocket vào Israel, khu vực do Israel kiểm soát khi phe đối thủ Palestine, Fatah, phải rời bỏ năm 2007. Đầu tháng 1-2009, quân đội Israel đánh chiếm Gaza để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa. Trong tuần lễ cuối cùng của chính quyền Bush, quân đội Israel đánh trả các tay súng Hamas trên các đường phố trong khu vực đông dân cư. “Chiến dịch Cast Lead” được coi là một chiến thắng quân sự của Israel,  Hamas bị thiệt hại nặng nề, các kho dự trữ tên lửa bị mất cùng nhiều vũ khí khác, nhưng nó cũng là thảm hoạ đối với dân chúng. Hơn một ngàn người dân Palestine thiệt mạng, Israel đối mặt với sự lên án của công đồng quốc tế. Ngày 17-2-2009, chỉ vài ngày trước khi Tổng thống Obama nhậm chức, Thủ tướng Ehud Olmert tuyên bố lệnh ngừng bắn có hiệu lực bắt đầu từ nửa đêm, nếu Hamas và các nhóm cực đoan ở Gaza cùng nhóm Hồi giáo Jihad Palestine ngừng bắn rocket. Ngày hôm sau các chiến binh đã đồng ý, các cuộc xung đột tạm dừng, nhưng quân đội Israel vẫn bao vây xung quanh Gaza, đóng cửa biên giới, cấm các phương tiện giao thông đi lại và buôn bán. Nhưng Hamas sử dụng các đường hầm buôn lậu bí mật sát biên giới với Ai Cập mua lậu súng đạn, lập các kho vũ khí mới. Hai ngày sau, Tổng thống Obama tuyên thệ nhậm chức ở Washington.
Cuộc khủng hoảng Gaza gây sự chú ý cả thế giới, với cương vị ngoại trưởng, cuộc điện đàm đầu tiên của tôi với Olmert. Chúng tôi đi thẳng vào vấn đề, làm thế nào bảo vệ được cuộc ngừng bắn đang có khả năng đổ vỡ, ngăn chặn các cuộc tấn công bằng rocket vào Israel, đồng thời giải quyết các nhu cầu cứu trợ nhân đạo khẩn cấp ở Gaza, tái khởi động cuộc đàm phán đưa đến kết thúc các cuộc xung đột mở rộng với Palestine, dẫn đến một nền hoà bình toàn diện cho Israel và khu vực. Tôi thông báo với Thủ tướng Israel, Tổng thống Obama và tôi đề cử cựu Thượng nghị sĩ George Mtichell làm Đặc phái viên mới về Hoà binh Trung Đông ngay hôm ấy. Olmert đánh giá Mitchell “một người tài năng”, bày tỏ hy vọng có thể cùng hành động trên tất cả các lãnh vực như đã thảo luận.
 Ngay đầu tháng Ba, tôi tham gia đoàn đại diện các tổ chức tài trợ quốc tế tại hội nghị Ai Cập để tăng viện trợ nhân đạo cho các gia đình nghèo Plaestine ở Gaza. Đây là một bước tiến giúp đỡ người Palestine bị tổn thương do Israel gây ra. Dù đánh giá về vấn đề chính trị còn nhiều rối rắm ở Trung Đông, nhưng chúng ta không thể bỏ qua sự đau khổ của người dân vô tội, nhất là trẻ em. Trẻ em Palestine và Israel có quyền bình đẳng như trẻ em khắp nơi trên thế giới, chúng phải có tuổi thơ an lành, được học hành tử tế, chăm nom sức khỏe và có cơ hội để xây dựng một tương lai tươi sáng. Bậc cha mẹ ở Gaza, West Bank cùng có nguyện vọng chia sẻ với các bậc cha mẹ ở Tel Avic, Haifa và họ cũng cần có việc làm ổn định, nơi ở an toàn và những cơ hội tốt đẹp hơn cho con cái họ. Hiểu được điều đó, đây chính là điểm khởi đầu quan trọng, là cầu nối lấp khoảng trống của sự phân chia khu vực, cung cấp nền tảng cho hoà bình lâu dài. Khi tôi đưa ra quan điểm này tại hội nghị ở Ai Cập, các thành viên trong giới truyền thống Ả Rập vốn mang nặng sự thù địch, họ đã đột ngột vỗ tay hoan nghênh ý kiến của tôi.
Đến Jerusalem tôi rất vui khi được gặp người bạn cũ, Tổng thống Shimon Peres, một mãnh sư phái hữu Israel, người đã có công xây dựng quốc phòng của tân quốc gia, đã tham gia đàm phán Oslo tiếp tục theo đuổi hoà bình sau khi Rabin bị ám sát. Với cương vị đứng đầu nhà nước, Peres đóng vai trò chủ yếu trong các lễ nghi, nhưng sự phục vụ của ông theo đúng lương tâm đạo đức của người Israel. Ông có niềm tin mãnh liệt sự cần thiết cho một giải pháp về hai nhà nước, nhưng ông cũng nhận ra đây là vấn đề phức tạp khó có thể đạt được. Ông nói với tôi: “Tôi không coi nhẹ vấn đề này, đây chính là gánh nặng đang đặt trên vai bà. Nó cũng là vấn đề quan trọng, bà sẽ tìm thấy trong chúng tôi những đối tác thật sự, chân thành với mục đích kép để ngăn chặn, chấm dứt khủng bố, đạt được hoà bình cho mọi người Trung Đông.”
Tôi cũng tham khảo ý kiến Olmert và một nhân vật thông thái, Ngoại trưởng Tzipi Livni cứng rắn, cựu đặc vụ Mossad, về vấn đề giảm căng thẳng ở Gaza và ngừng bắn. Với những cuộc tấn công lẻ tẻ bằng rocket, đạn pháo thường xuyên xảy ra, điều này cho thấy dường như các cuộc xung đột chính thức có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào. Tôi trấn an Israel, chính quyền Obama cam kết đầy đủ về an ninh của Israel với tương lai của một nhà nước Do Thái. Tôi phát biểu: “Không một quốc gia nào có thể ngồi yên cho phép các cuộc bắn phá bằng tên lửa tấn công vào lãnh địa và giết hại người dân vô tội của nước khác.” Nhiều năm qua, dưới cả hai chính phủ của Đảng Cộng Hoà và Dân chủ, Hoa kỳ cam kết giúp Israel duy trì “lợi thế quân sự tinh nhuệ” với tất cả các đối thủ trong khu vực. Tổng thống Obama và tôi đều muốn nâng cao vấn đề này lên cấp độ mới. Ngay lập tức, chúng tôi đã tiến hành mở rộng hợp tác an ninh, đầu tư các dự án phòng thủ chung quan trọng, bao gồm cả Iron Dome, một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm ngắn để bảo vệ các thành phố của Israel và dân cư trong các cuộc tấn công bằng rocket.
Olmert và Livni quyết tâm tiến tới một nền hoà bình toàn diện trong khu vực và giải pháp hai nhà nước trong cuộc xung đột với người Palestine, bất chấp những thất bại trong nhiều thập niên và các cuộc đàm phán bị đổ vỡ. Olmert buộc phải từ chức vì bị cáo buộc tham nhũng từ thời ông làm Thị trưởng Jerusalem. Livni được tạm giữ quyền lãnh đạo Đảng Kadima, chuẩn bị chiến dịch tranh cử với Netanyahu và Likud. Đảng Kadima thực sự giành được thêm một ghế ở Quốc hội Israel so với Đảng Knesset của Likud (28 ghế của Đảng Kadima và 27 ghế của Likud), nhưng Livni không thể liên minh với đảng có số ghế ít hơn để cân bằng quyền lực. Vì vậy Netanyahu có cơ hội được trao quyền thành lập chính phủ.
 Tôi trao đổi với Livni về ý tưởng thành lập một chính phủ đoàn kết giữa hai đảng Kadima và Likud có tinh thần cởi mở hơn trong vấn đề theo đuổi hòa bình với Palestine. Nhưng bà kiên quyết khước từ và nói với tôi: “Không, tôi không tham gia chính phủ của ông ấy.” Vì vậy, Netanyahu liên minh với một đảng nhỏ hơn, lập chính phủ vào cuối tháng 3-2009, trở thành Thủ tướng, ông đã từng giữ từ năm 1996 đến 1999.
Tôi biết Netanyahu từ nhiều năm qua. Ông là một nhân vật phức tạp, từng sống ở Hoa Kỳ thời gian dài, học ở Harvard và MIT (Massachusetts Institute of Technology- một học viện hàng đầu thế giới - ND), thậm chí làm việc một thời gian ngắn trong Tập đoàn Tư vấn Boston với Mitt Romney năm 1976. Netanyahu là người hoài nghi hiệp định khung Oslo về giải pháp hai quốc gia, trao trả lại đất cho người Palestine mà Israel chiếm đóng từ năm 1967. Ông rất quan tâm đến sự đe dọa của Iran đối với Israel, đặc biệt Tehran đang tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân. Quan điểm diều hâu của Netanyahu được định hình do kinh nghiệm bản thân ông đã từng tham gia trong Lực lượng Quốc phòng Israel, đặc biệt trong cuộc chiến tranh Yom Kippur năm 1973, tưởng nhớ người anh quá cố Yonatan, một biệt động quân khả kính đã thiệt mạng trong cuộc tấn công Entebbe năm 1976, cùng với ảnh hưởng của phụ thân, ngài Benzion, một sử gia dân tộc chủ nghĩa cực hữu, ủng hộ một nhà nước Do Thái bao gồm toàn bộ phần đất của West bank và Gaza ngay từ khi quốc gia Do Thái mới thành lập. Người anh lớn của Netanyahu nắm chức vụ này cho đến khi qua đời năm 2012 ở tuổi 102.
  Tháng 8-2008, sau khi tôi kết thúc chiến dịch tranh cử, Netanyahu đã đến thăm tôi ở văn phòng Thượng viện ở Third Avenue, New York. Sau hơn một thập niên cầm quyền, ông thất cử chiến dịch bầu cử năm 1999, giờ đây Bibi lại leo lên đỉnh cao quyền lực của Likud và trở lại nắm chức vụ Thủ tướng. Dự hội nghị của tôi ở Midtown Manhattan, ông là nhà triết học gặp nhiều thăng trầm. Ông kể với tôi, sau khi bị thất cử, ông nhận được những lời góp ý chân thành của Thủ tướng Margaret Thatcher, Bà Đầm Thép tuyên bố: “Điều bất ngờ luôn luôn xảy ra”. Giờ đây, ông cũng lại đưa ra lời khuyên như thế với tôi. Vài tháng sau, khi Tổng thống Obama đưa ra lời đề nghị giữ chức “Ngoại trưởng”, tôi lại nhớ lời Bibi dự đoán.
Về sau, chúng tôi thường lấy những câu chuyện cũ làm sự khởi đầu trong mối quan hệ. Mặc dù có sự khác biệt về chính sách, nhưng Netanyahu và tôi hoạt động với tinh thần đối tác và bạn bè. Giữa chúng tôi thường bất đồng, tranh luận qua điện thoại có lần kéo dài đến 2 tiếng đồng hồ. Ngay cả khi bất đồng ý kiến, nhưng giữa chúng tôi vẫn duy trì sự cam kết vững chắc về liên minh quốc gia. Tôi học được ở Bibi tinh thần chiến đấu bền bỉ không khoan nhượng dù bị dồn vào chân tường, nhưng nếu cư xử với nhau một cách chân thành như người bạn, cơ hội đạt được thỏa thuận bao giờ cũng có.
Với một khu vực còn chông chênh vì cuộc xung đột Gaza, một người hoài nghi đang nắm quyền ở Israel, chuyện tiềm năng để đạt được một thoả thuận hoà bình toàn diện thật khó khăn, ít ra cũng là như vậy.
Đã gần một thập niên khủng bố do các phong trào Intifada đệ nhị gây ra bắt đầu từ tháng 9-2000. Có khoảng gần một ngàn người thiệt mạng và tám ngàn người Do Thái bị thương trong các cuộc khủng bố từ tháng 9-2000 đến tháng 2-2005. Nhưng số người Palestine thiệt mạng và bị thương còn cao gấp ba lần so với người Do Thái trong cùng thời gian ấy. Israel bắt đầu xây hàng rào an ninh lâu dài để tránh sự đụng độ ở West Bank. Đây coi như một kết quả của biện pháp an ninh, theo báo cáo của chính phủ Israel, từ khi có hàng rào bảo vệ, các cuộc tấn công tự sát đã giảm mạnh, từ con số 50 vụ năm 2002 đã không có vụ đánh bom nào năm 2009. Đó là điều hiển nhiên, một nguồn tin tuyệt vời đối Israel. Nhưng điều này đồng nghĩa việc giảm bớt áp lực sự tìm kiếm an ninh, thậm chí khó thông qua một thỏa thuận hòa bình toàn diện.
Đứng đầu mọi rắc rối là số người Do Thái định cư ở West Bank tiếp tục tăng lên, hầu hết trong số họ cực lực phản đối việc trao trả hoặc ngừng xây dựng khu định cư, cái mà họ gọi là “Judea và Samaria”, -tên trong thánh kinh về vùng đất West Bank sông Jordan-. Một số người định cư chuyển tới vùng tiền tiêu “Green Line” 1967, đường ranh giới tạm thời, tránh cuộc khủng hoảng nhà ờ tại các thành phố Israel vì quá đắt đỏ. Ngoài ra một số người cuồng tín tin vào vùng West Bank đã được Chúa Trời hứa ban cho người Do Thái từ thời xa xưa. Những người định cư này thuộc thành phần cơ bản của tổ chức đối tác liên minh chính trị của Netanyahu, Đảng Yisrael Beiteinu, do Avigdor Lieberman lãnh đạo, một di dân người Nga đã trở thành Ngoại trưởng trong chính phủ mới. Lieberman coi cuộc đàm phán là chuyện nhượng bộ, thể hiện sự yếu kém, từng chống lại hiệp định hòa bình Oslo. Cả Bibi và Lieberman đều tin chương trình hạt nhân của Iran là mối đe dọa lớn và cấp bách nhất, đe dọa an ninh lâu dài của Israel hơn là cuộc xung đột với Palestine. Tất cả các yếu tố này gây nên sự miễn cưỡng trong những lựa chọn khó khăn cần thiết để đạt được nền hoà bình lâu dài của một số lãnh đạo Israel.

Sau những cuộc gặp gỡ với tất cả các nhà lãnh đạo gần mãn nhiệm và sắp nhậm chức ở Jerusalem đầu tháng 3-2009, tôi vượt qua ranh giới West Bank đến Ramallah, trụ sở của chính quyền Palestine (PA). Theo thỏa thuận trước đây, chính quyền Palestine quản lý một số khu vực và duy trì lực lượng an ninh của họ. Tôi thăm lớp học Anh ngữ của học sinh Palestine do Hoa Kỳ tài trợ. Các học sinh đang học Tháng Lịch sử Phụ nữ nói về Sally Ride, nữ phi hành gia đầu tiên của Hoa Kỳ. Các học sinh, nhất là các cô gái đã bị quyến rũ về câu chuyện Sally. Khi tôi đưa ra câu hỏi, hãy mô tả tính cách và thành tích tuyệt vời của Sally với một từ duy nhất, một học sinh đã đứng lên trả lời, “Hopeful” (niềm Hy vọng). Đây là điều thật đáng khích lệ, bởi vì cho chúng ta thấy tinh thần và thái độ thật tích cực trong số những người trẻ lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn như vậy.Tôi tin rằng bất cứ ai khi được nghe câu trả lời ấy cũng không thể nghi ngời về cảm nhận như thế ở miền đất Gaza. Với tôi, đây là ý kiến tóm tắt sự phân kỳ về vận mệnh giữa hai vùng lãnh thổ Palestine. 
Trong gần hai mươi năm giữa hai phe, Fatah và Hamas, tìm mọi cách tranh giành ảnh hưởng của họ với nhân dân Palestine. Khi ông Arafat còn sống, vị thế đảng Fatah được tôn vinh, cùng với tầm ảnh hưởng cá nhân của ông đủ lớn để giữ sự cân bằng hoà bình giữa hai phe. Nhưng sau khi ông qua đời năm 2004, cuộc chia rẽ đã lớn mạnh trở thành cuộc xung đột mới. Tiến trình hoà bình đã vỡ mộng, tan thành mây khói trong việc đẩy mạnh những tiến bộ cụ thể hơn, phe Hamas tin một cách sai lầm, nhà nước Palestine chỉ có thể đạt được thông qua bạo lực, kháng chiến đến cùng. Ngược lại, người kế nhiệm Arafat, đứng đầu Fatah và Tổ chức Giải phóng Palestine, ông Mahmoud Abbas (còn có tên gọi Abu Mazen), duy trì bất bạo động, kêu gọi nhân dân tiếp tục đẩy mạnh giải pháp chính trị thông qua đàm phán trong các cuộc xung đột, trong khi ra sức xây dựng, củng cố kinh tế và thể chế của một nhà nước Palestine trong tương lai.
Đầu năm 2006, Hamas đã thắng cử trong cuộc bầu cử hợp hiến ở  vùng lãnh thổ Palestine, việc này khiến chính quyền Bush cùng với một số thành viên của Fatah và Israel đưa ra phản đối, không chấp nhận. Chiến thắng khó chịu này dẫn đến cuộc khủng hoảng mới với Israel và cuộc đấu đá quyền lực bằng bạo lực với Fatah xảy ra.
Sau khi kết quả bầu cử công bố, từ văn phòng Thượng viện, tôi lên án Hamas và nhấn mạnh: “Chỉ đến khi nào Hamas từ bỏ bạo lực và khủng bố, từ bỏ lời kêu gọi huỷ diệt nhà nước Israel, Hoa Kỳ mới công nhận Hamas và các quốc gia trên thế giới cũng nên như vậy.” Kết quả bầu cử này là lời cảnh báo, nền dân chủ thực sự không phải chỉ có được thông qua thắng lợi trong bầu cử, nếu Hoa Kỳ thúc đẩy trong quá trình bầu cử, chúng ta có trách nhiệm giúp đỡ, giáo dục người dân, các phe phái trong quá trình này thì kết quả sẽ khác. Fatah đã mất một số ghế vì mỗi đơn vị bầu cử Fatah đưa ra hai ứng cử viên trong khi Hamas chỉ có một. Đây là sai lầm phải trả giá đắt. Năm sau, Hamas làm cuộc đảo chính ở Gaza chống lại quyền lực Abbas, người vẫn giữ chức vụ Tổng thống dù đảng của ông thất cử trong cuộc bầu cử hợp hiến. Fatah vẫn kiểm soát West Bank, người dân Palestine bị chia rẽ giữa hai trung tâm quyền lực với hai quan điểm khác biệt về tương lai.
Sự chia cắt này khiến triển vọng nối lại đàm phán hòa bình càng xa vời, tăng sự ghẻ lạnh của Israel. Tuy vậy, hình như kết quả bất thường này theo sự sắp đặt, cả hai phía đều thử nghiệm cách tiếp cận trong qua trình quản lý. Điều này có thể thấy rõ trong cuộc sống hàng ngày trên đường phố Palestine và các vùng phụ cận.Tại Gaza, Hamas cai quản một vùng khủng bố tan hoang, đổ nát, đầy tuyệt vọng. Các kho dự trữ tên lửa đầy ắp trong khi đó đời sống người dân ngày càng lún sâu vào đói nghèo. Tỷ lệ thất nghiệp lên tới gần 40%, thậm chí tỷ lệ này còn cao hơn ở lứa tuổi thanh niên. Hamas cản trở sự hỗ trợ quốc tế, các tổ chức nhân đạo phi chính phủ (NGO), hầu như họ không làm gì để thúc đẩy kinh tế phát triển. Thay vào đó, Hamas tìm cách đánh lạc hướng người dân Palestine về sự thất bại của họ bằng cách gây thêm căng thẳng với Israel và kích động sự nổi giận của quần chúng.
Trong khi đó bên West Bank, Abbas và Thủ tướng Salam Fayyad, một chuyên gia khoa học, đã đạt được những kết quả bất ngờ trong thời gian tương đối ngắn. Họ đã giải quyết tệ nạn tham nhũng kéo dài trong quá trình lịch sử, xây dựng thể chế minh bạch, có trách nhiệm. Hoa Kỳ và các đối tác quốc tế khác, đặc biệt là Jordan, giúp nâng cao hiệu quả và độ tin cậy vào lực lượng an ninh của Tổ chức Giải phóng Palestine, đó là một ưu tiên hàng đầu đối với Israel. Những cuộc cải cách đã bắt đầu tăng niềm tin của công chúng trong tòa án, riêng năm 2009 họ giải quyết được 67% các trường hợp tăng hơn so với năm 2008. Việc thu thuế cũng đã bắt đầu có hiệu quả. Tổ chức Palestine bắt đầu xây dựng bệnh viện, trường học, đào tạo thầy thuốc và giáo viên. Ngoài ra còn thực hiện chương trình bảo hiểm y tế quốc gia. Chính sách tài chính có trách nhiệm hơn, được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, - kể cả mỗi năm lên tới trăm triệu đô la từ Hoa Kỳ, khoản tài trợ lớn nhất cho Tổ chức Palestine -, cải thiện an ninh, các quy tắc luật lệ để đưa đến tăng trưởng kinh tế đáng kể. Bất chấp những thách thức nền kinh tế đang diễn ra, nhiều người Palestien sống ở West Bank đã kiếm được việc làm, khởi nghiệp buôn bán, đảo ngược sự trì trệ sau khi bùng nổ phong trào intifada đệ nhị vào năm 2000. Số lượng giấy phép được cấp cho kinh doanh mới trong quý 4 năm 2009 tăng 50% so với cùng thời kỳ năm 2008, người Palestine kinh doanh đủ các ngành nghề, từ quỹ đầu tư mạo hiểm, các vật dụng gia đình đến những khách sạn sang trọng. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu West Bank giảm xuống một nửa so với khu Gaza.
Mặc dù tiến bộ, nhưng còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Vẫn còn quá nhiều người dân thất vọng và không có việc làm. Sự kích động chống Israel và bạo lực vẫn là vấn đề rất nhức nhối, mọi người hy vọng vào những chương trình cải cách lớn hơn, phá bỏ được nạn tham nhũng, thấm nhuần nền văn hóa hòa bình, dung hòa giữa người Palestine, giảm dần sự phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài. Điều này sẽ trở lên dễ dàng để hình thành một nhà nước Palestine độc lập, có đủ khả năng tự trị, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đảm bảo an ninh cho người dân và các nước láng giềng. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới tháng 9-2010, nếu chính quyền Palestine duy trì đà phát triển trong việc xây dựng tổ chức, cung cấp đầy đủ các dịch vụ công cộng, các điều ấy “sẽ là một cơ hội tốt cho việc thành lập một nhà nước trong tương lai gần.”
Tôi nhận thấy sự tiến bộ khi đến thăm West Bank năm 2009 và 2010. Nhân viên an ninh Palestine được trang bị đầy đủ, nhiều người được huấn luyện tại Hoa Kỳ, được Jordan hỗ trợ. Xe chạy vào Ramallah, tôi nhìn thấy nhiều khu chung cư mới xây, văn phòng các cơ quan trong cao ốc nổi bật lên từ phía những quả đồi. Nhưng nét mặt những người đàn ông và phụ nữ từ các quầy hàng hay từ nhà của họ vẫn hằn lên nỗi buồn, vẫn không quên lịch sử đau đớn vì nhà nước chưa thành lập. Sự phát triển kinh tế, tiến bộ về thể chế là điều rất quan trọng và thực sự cần thiết, nhưng như thế vẫn chưa đủ. Nguyện vọng chính đáng của nhân dân Palestine chưa được giải quyết xứng đáng, chỉ đến khi nào giải pháp hai nhà nước được giải quyết, phẩm giá, công lý và an ninh cho cả người dân hai nước Palesatien và Israel mới thực sự được đảm bảo.
Cho đến nay, tôi vẫn tin cuối năm 2000 và đầu năm 2001, ông Arafat đã phạm một sai lầm nghiêm trọng khi ông từ chối Thủ tướng Barak chấp nhận “Thông số Clinton”, một giải pháp tạo cho người Palestin thành lập nhà nước ở West Bank và Gaza với thủ đô là Đông Jerusalem. Giờ đây chúng ta cũng đang cố gắng lần nữa thuyết phục Tổng thống Abbas. Ông đã từng hoạt động lâu năm, tận tâm thực hiện giấc mơ người dân của ông. Ông hiểu, giấc mơ ấy chỉ đạt được thông qua đàm phán và bất bạo động. Ông tin một nhà nước Palestine độc lập có thể song song tồn tại với nhà nước Do Thái trong hòa bình và an ninh, điều cả hai quốc gia đều có thể làm được và rất cần thiết. Tôi cho rằng ông Arafat đã từng có cơ hội giành được hòa bình nhưng lại thiếu quyết tâm. Ông Abbas có quyết tâm nhưng ở trong hoàn cảnh khó khăn, đôi lúc gây cho chúng ta khó chịu, nhưng tôi cần sự quyết tâm của ông ta.

Động viên Israel và Palestine trở lại đàm phán thật không dễ chút nào. Không có sự huyền diệu tuyệt vời với thỏa thuận cuối cùng về hòa bình trông đợi và thỏa thuận đó là sự đổi chác; sự thách thức đang gây xáo trộn giới chính khách của cả hai bên để tìm ra sự lựa chọn và hy sinh cần thiết để chấp nhận thỏa hiệp tiến tới hòa bình. Những nỗ lực ngoại giao của chúng tôi tập trung vào việc xây dựng lòng tin, sự tín nhiệm đối với cả hai bên, giúp các nhà lãnh đạo tạo ra một không gian chính trị để thương lượng với nhau, đồng thời đủ sức thuyết phục cho mọi người hiểu tình trạng hiện tại chưa thật bền vững.
 Tôi nhận thấy đây là sự thật. Đối với người Palestine, sau nhiều thập niên chống trả, khủng bố và những cuộc nổi dậy đã không đưa đến kết quả thành lập được một nhà nước độc lập, dù họ có cố gắng hơn nữa cũng không thể thực hiện được nguyện vọng chính đáng của mình. Các cuộc đàm phán là con đường duy nhất đáng tin cậy để đạt mục tiêu đó, nếu chần chừ, chờ thời có nghĩa là kéo dài sự chiếm đóng và gây đau khổ cho cả hai bên.
Đối với Israel, vấn đề này còn khó khăn hơn, vì hiện trạng thật sự chưa rõ ràng, khó khăn chưa ảnh hưởng trực tiếp. Nền kinh tế vẫn phát triển, biện pháp an ninh được cải thiện đã làm giảm đáng kể các mối đe doạ của khủng bố, nhiều người Israel cảm thấy đất nước họ đã thể hiện thiện chí trong hòa bình nhưng đổi lại chẳng nhận được gì ngoài đau khổ và bạo lực. Trong mắt họ, Israel đã đưa ra những điều kiện quá hào phóng cho Arafat và Abbas, nhưng nhân dân Palestine đã khước từ. Dưới thời Thủ tướng Ariel Sharon, Israel đã đơn phương rút khỏi Gaza (không có thỏa thuận hòa bình trong cuộc thương lượng), nơi ấy lại trở thành vùng đất khủng bố mở rộng, dội rocket vào miền nam Israel. Khi Israel rút quân khỏi miền nam Lebanon, Hezbollah và các nhóm chiến binh khác với sự hỗ trợ của Iran, Syria dùng lãnh thổ này như một cứ địa tấn công miền bắc Israel. Vậy lý do gì đã khiến Israel phải từ bỏ nhiều vùng đất để hy vọng sẽ có nên hoà bình thực tế?
Tôi thật sự cảm thông với nỗi sợ hãi, mối đe dọa và sự thất vọng mà họ trải qua. Nhưng là một trong những người có mối quan tâm sâu sắc về an ninh và tương lai của Israel, tôi cảm thấy sự phát triển theo nhân khẩu theo tỷ lệ sinh đẻ, nền công nghiệp cùng với xu hướng về tư tưởng đầy tiềm năng sẽ giúp cho những nỗ lực mới trong cuộc thương lượng nghiêm túc về nền hoà bình.
Tỷ lệ sinh đẻ của người Palestine cao hơn người Do Thái nhiều lần, sự tiếp cận cho thấy người Palestine ngày một đông hơn trong cộng đồng Israel và trong vùng lãnh thổ Palestine. Người Palestine bị coi như công dân hạng hai không có quyền bỏ phiếu. Nếu Israel cố tình chiếm đóng các vùng lãnh thổ đã chiếm, các điều kiện khó khăn càng nảy sinh, cuối cùng họ không thể duy trì tình trạng một nhà nước dân chủ và quốc gia Do Thái. Sớm muộn gì, Israel cũng sẽ phải lựa chọn một giải pháp, phải cho người Palestine thành lập nhà nước riêng của chính họ.
Trong khi đó, số lượng rocket tuồn vào phe Hamas ở Gaza và Hezbollah ở Lebanon ngày càng nhiều và tinh vi, có khả năng bắn tới các cộng đồng dân cư Israel ở xa vùng biên giới. Tháng 4-2010, có báo cáo Syria đã chuyển giao tên lửa Scud tầm xa cho Hezbollah ở Lebanon, tầm bắn của nó có thể vươn tới tất cả các thành phố lớn của Israel. Mùa xuân 2014, Israel đã chặn một tầu hàng của Syria chở tên lửa M-320 đất đối đất có thể bắn tới tất cả vùng lãnh thổ Israel, đi Gaza cung cấp cho chiến binh Palestine. Chúng ta phải tiếp tục xây dựng hệ thống phòng thủ đối không cho Israel, vì hệ thống phòng thủ tốt nhất chính là để đảm bảo nền hoà bình lâu dài. Cuộc xung đột càng kéo dài, nó càng củng cố, tiếp tay cho những kẻ cực đoan, làm suy yếu giải pháp ôn hòa ở Trung Đông.
Với tất cả những lý do trên, tôi tin Israel muốn có sự an ninh lâu dài, còn vấn đề ngoại giao phải chờ cơ hội khác. Tôi không ảo tưởng cho rằng một thỏa thuận sẽ đạt được dễ dàng hơn mà chính quyền thời kỳ trước đạt được, nhưng Tổng thống Obama đã sẵn sàng đặt uy tín cá nhân của ông vào việc này. Netanyahu nổi tiếng với chính sách diều hâu, rất có uy tín với dân chúng Israel trong vấn đề thỏa thuận, giống như Nixon đến Trung Quốc, nếu ông bị thuyết phục, đó chính là vì lợi ích an ninh của Israel. Abbas đã lớn tuổi, cũng không thể nào đoán trước ông còn nắm giữ quyền lực được bao lâu; Chúng ta không thể đảm bảo người kế nhiệm ông dù là bất cứ ai chăng nữa, có thể cam kết thỏa thuận hòa bình. Với hành trang chính trị cùng với sự hạn chế cá nhân, Abbas có thể là lần cuối, với niềm hy vọng tốt nhất tìm kiếm đối tác Palestine cam kết tìm ra một giải pháp ngoại giao đáng tin cậy để giao phó trọng trách của người dân giao phó cho họ. Thực ra cũng nguy hiểm khi sa lầy trong cuộc đàm phán hoà bình Trung Đông. Sự cố gắng cũng như thất bại làm nản lòng, mất uy tín với những người ôn hòa, nhưng lại củng cố cho bọn cực đoan, gây thêm sự mất niềm tin của các bên, càng khó khăn và xa lánh hơn trước. Nhưng thành công cũng có thể có nếu chúng ta cố gắng thử sức, vì thế tôi quyết định hành động.
Bước đầu tiên hướng tới để khởi động tiến trình hoà bình váo tháng 1-2009, tôi bổ nhiệm George Mitchell làm Đặc phái viên, ông có thể lập lại những gì ông đã thành công khi đạt được Hiệp định Good Friday ở Bắc Ireland. Với chất giọng nhẹ nhàng của cựu Thượng nghị sĩ từ Maine nhanh chóng chỉ ra sự khác biệt giữa hai cuộc đụng độ, nhưng ông cũng rất hứng thú vì thực tế vấn đề Bắc Ireland cũng đã từng được coi như rất khó giải quyết như tình hình Trung Đông hiện tại, ấy thế mà ông đã giải quyết được thông qua đàm phán. Ông thường nói: “Tôi đã từng trải qua 700 ngày thất bại, nhưng một ngày thành công là tôi đã thắng lợi.” Mặt khác, khi Mitchell nhận xét với khán thính giả ở Jerusalem rằng, cuộc xung đột đã trải qua 800 năm cuối cùng hoà bình đã trở lại Bắc Ireland, một người đàn ông lớn tuổi chế riễu, “Cũng giống như cuộc xung đột gần đây ông giải quyết, có gì lạ đâu!”
Tổng thống Obama đồng ý với tôi, Mitchell rất có uy tín trên trường quốc tế, dày dạn trong đàm phán, biết lựa tính khí từng đối tượng để giải quyết công việc. Tôi cũng yêu cầu Dennis Ross, người đã từng làm Đặc phái viên Trung Đông từ những năm 1990s về làm việc ở Bộ Ngoại giao giúp vấn đề Iran và trong khu vực. Tổng thống Obama có ấn tượng tốt với Ross, cũng muốn đưa Ross về Nhà Trắng làm tư vấn, đồng thời trao đổi phương cách về tiến trình hoà bình. Đôi khi có sự căng thẳng giữa Mitchell và Ross vì công việc được giao chồng chéo, trách nhiệm chính không rõ ràng, nhưng tôi đánh giá cả hai đều có năng lực cao, đồng thời biết ơn cả hai người vì có rất nhiều kinh nghiệm, ý tưởng tốt trong chính sách đối ngoại trong nhóm của chúng tôi.
Chỉ một ngày sau khi được bổ nhiệm, Mitchell đã khởi hành đến khu vực trong chuyến viếng thăm nhiều quốc gia. Người Israel vẫn còn phân vân với tân chính phủ của họ, vì thế Michell thăm thủ đô của các nước trong thế giới Ả-Rập trước. Nhiệm vụ của ông tìm kiếm hoà bình không chỉ giữa Israel với Palestine mà còn với tất cả các nước láng giềng của Israel. Kế hoạch cơ bản cho một khu vực hòa bình toàn diện do nhà vua Abdullah của Saudi Arabia đề xuất năm 2002. Kế hoạch này được các thành viên Liên đoàn Ả Rập nhất trí thông qua, kể cả Syria vào tháng 3-2002. Theo Sáng kiến Hòa bình Ả Rập, -như tên gọi-, tất cả các quốc gia đa số người Hồi giáo ngoài khu vực, đồng ý bình thường hoá quan hệ với Israel nếu như một thỏa thuận hoà bình thành công có được giữa Israel với người Palestine, bao gồm kinh tế, chính trị và hợp tác an ninh. Nếu điều này đạt được, nó có tác động lớn lao đối với các động thái chiến lược ở Trung Đông. Bởi vì vẫn còn có nghi ngờ về sự chia sẻ của họ với Iran và quan hệ đối tác với Hoa Kỳ, Israel và rất nhiều quốc gia Ả Rập khác, đặc biệt với các chế độ quân chủ vùng Vịnh cần phải tạo thành một liên minh bình thường trong quan hệ. Hận thù trong các cuộc xung đột Palestine đã ngăn cản sự hình thành vấn đề đó. Trước chiến tranh 2008 - 2009 ở Dải Gaza, Thổ Nhĩ Kỳ đã cố gắng đứng ra làm trung gian đàm phán hoà bình giữa Israel và Syria. Nếu Syria từ bỏ liên minh độc hại với Iran để đổi lại vùng đất Cao nguyên Golan đã bị Israel chiếm đóng từ năm 1967- điều đó cũng có những kết quả quan trọng về chiến lược.
Đến thủ đô nào Mitchell đều nghe yêu cầu của các nước buộc Israel phải dừng ngay việc xây dựng các khu định cư trên vùng đất mà một ngày nào đó phải trao trả lại cho người Palestine. Mỗi khu định cư mới sau đường phân chia từ năm 1967 sẽ gây rất nhiều khó khăn để đạt được thỏa thuận cuối cùng. Trong nhiều thập niên Hoa Kỳ đã từng phản đối việc mở rộng các khu vực định cư, coi đó là việc làm phản tác dụng cho những nỗ lực tìm kiếm hoà bình. Tổng thống Bush và Ngoại trưởng Jim Baker đã đình chỉ bảo lãnh vốn vay cho Israel chỉ vì vấn đề này. Tổng thống George W. Bush yêu cầu đóng băng toàn diện “Lộ trình hoà bình” của ông. Tuy vậy, mối quan hệ chính trị Netanyahu khi đưa ra hạn chế vấn đề định cư gặp rất nhiều khó khăn.
Sau khi tham khảo ý kiến, Mitchell cho rằng chúng ta nên kêu gọi cả ba bên: Israel, Palestine và các nước Ả Rập - có những bước đi cụ thể mang tính xây dựng, thể hiện niềm tin thật sự, đặt nền tảng cho cuộc đàm phán hoà bình trực tiếp.
Đối với chính quyền Palestine, chúng tôi muốn họ tích cực hơn nữa ngăn chặn khủng bố, giảm sự kích động chống phá Israel. Như việc kích động thay tên quảng trường ở West Bank sau khi quân khủng bố giết hại nhiều thường dân Israel, tung tin Israel đang lên kế hoạch phá huỷ Thánh địa Hồi giáo, kêu gọi thánh chiến và khuyến khích tăng cường bạo lực. Với Hamas, cần tiếp tục cô lập chúng cho đến khi họ từ bỏ bạo lực, công nhận Israel, cam kết tuân thủ các thỏa thuận đã được ký kết từ trước. Những điều cơ bản đó họ không thực hiện, Hamas sẽ không có đại diện trong bàn đàm phán. Đồng thời chúng ta yêu cầu thả ngay Gilad Shalit, quân nhân Israel bị bắt cóc ở Gaza.
Đối với các quốc gia Ả rập, hy vọng có những bước tiến đến bình thường hóa quan hệ với Israel theo Sáng kiến Hòa bình Ả Rập, trong đó vận tải hàng không của Israel được phép qua không phận, mở lại các văn phòng thương mại, thiết lập các tuyến đường bưu chính. Nenayahu đã ra điều kiện với tôi trong buổi dạ tiệc tại Bộ Ngoại giao tháng 5-2009. Đặc biết ông muốn thấy động thái từ Saudi Arabia, quốc gia đóng vai trò “Giám sát của hai nhà thờ Hồi giáo” phải thể hiện hành động thật sự với các nước ngoài khu vực. Tháng 6-2009, Tổng thống Obama viếng thăm Riayadh, với danh nghĩa cá nhân, ông đã nêu vấn đề này với nhà vua Abdullah.
Đối với Israel, chúng tôi yêu cầu dừng ngay việc xây dựng các khu định cư trong vùng lãnh thổ Palestine vô điều kiện. Trong quá khứ ngừng xây dựng khu định cư theo cách cứng rắn như thế không thể thực hiện được.
Israel ban đầu khước từ yêu cầu, sự bất đồng diễn ra một cách công khai, đưa đến sự bế tắc giữa Tổng thống Obama và Netanyahu, giảm độ tin cậy giữa hai nhà lãnh đạo trong mối quan hệ. Điều này gây thêm khó khăn kể cả sự thỏa hiệp. Các quốc gia Ả Rập đều hân hoan làm người ngoài cuộc và lợi dụng sự bất đồng như một cái cớ đề không hành động gì cả. Còn Abbas từng liên tục kêu gọi dừng việc xây dựng các khu định cư trong nhiều năm, giờ đây tuyên bố đó là ý tưởng của chúng tôi, ông không đến bàn đàm phán hòa bình nếu như lệnh cấm xây dựng khu định cư không thực hiện.
Tổng thống và các cố vấn tranh luận tìm giải pháp khôn ngoan nhất về vấn đề đóng băng khu định cư. Người ủng hộ mạnh mẽ nhất vấn đề này là Chánh văn phòng Nhà Trắng Rahm Emanuel. Rahm, một cựu tình nguyện viên dân sự thuộc Lực lượng Quốc phòng Israel, cá nhân ông đã từng ràng buộc với an ninh Israel. Dựa trên kinh nghiệm cá nhân dưới thời chính quyền Clinton, Rahm tin rằng cách tốt nhất đối phó với tân liên minh chính phủ Netanyahu là loại ông ra khỏi chính trường, nếu không ông sẽ gây rất nhiều bất lợi. Tổng thống có chiều hướng ngả theo lập luật đó, nhấn mạnh việc đóng băng khu định cư sẽ giải quyết tốt cả hai về chính sách và chiến lược thông minh, giúp Mỹ như một nhà trung thực trong tiến trình tìm kiếm hòa bình, giảm nghi ngờ Hoa Kỳ luôn luôn đứng phía sau chống lưng cho Israel. Tôi và Mitchell rất lo, vì như thế có thể chúng ta lâm vào tình trạng đối đầu không cần thiết, Israel sẽ tin bị đòi hỏi quá nhiều so với các bên, vì có lần chúng tôi đưa ra công khai, Abbas sẽ không đàm phán nghiêm túc nếu không đình chỉ xây dựng khu định cư. Một quan chức cao cấp Israel giải thích với tôi, điều tồi tệ nhất là “Freier”, theo tiếng lóng của ngôn ngữ Do Thái nghĩa là “con nít”. Người tài xế Israel nói với tôi, thà vào bệnh viện (vì tai nạn) còn hơn không được chạy trên đường cao tốc. Bibi từng trích dẫn câu thành ngữ “Chúng tôi không phải là con nít, vì vậy không chỉ biết nhận mà không cho.” Tôi lo ngại yêu cầu đóng băng không được đón nhận nồng nhiệt. Nhưng tôi tán thành ý kiến của Rahm và Tổng thống, nếu muốn hồi sinh tiến trình hoà bình đang hấp hối, chúng ta phải chấp nhận rủi ro. Vì vậy, mùa xuân tôi gửi thông điệp mạnh mẽ của Tổng thống, với những nỗ lực của chúng tôi, mà hai bên vẫn không có dấu hiệu tiến bộ, họ sẽ chịu những hậu quả nghiêm trọng.
Tháng 6-2009, có hai bài phát biểu quan trọng về vấn đề ngoại giao ở hai nơi. Đầu tiên ở Cairo, Tổng thống Obama đưa ra lời kêu gọi đầy tham vọng, tái khẳng định về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và thế giới Hồi giáo. Thông điệp gửi tới các quốc gia, ông một lần nữa khẳng định với tư cách cá nhân, theo đuổi giải pháp hai quốc như vậy sẽ đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân hai nước Israel và Palestine. Trước khi Tổng thống đưa ra thông điệp, tôi đã tham quan với danh nghĩa cá nhân, nhà thờ Hồi giáo Sultan Hassan của thành phố nhiều hang động, một trong nhà thờ lớn nhất thế giới. Chúng tôi phải tháo giầy, chùm khăn giống như một thợ thủ công thời trung cổ, lắng nghe lời giải thích từ người Mỹ gốc Hy Lạp về lịch sử nghệ thuật. Đây là khoảng lặng yên tĩnh đáng yêu nhất trong chuyến đi đầy sóng gió, triển khai chính sách lớn của Tổng thống. Chuyến tham quan này làm tôi mỉm cười khi Tổng thống phát biểu: “Nền văn minh Hồi giáo đã xây dựng một mái vòm hùng vĩ với ngọn tháp cao vút, cùng với nền thi ca vượt cả thời gian, nền âm nhạc chan chứa tình yêu, dòng thư pháp tao nhã và là nơi chiêm nghiệm của hoà binh.”
Mười ngày sau, Bibi đến trường Đại học Bar-Llan ngoại ô Tel Avis, trong khi ông vẫn từ chối giải pháp đóng băng, nhưng lần đầu tiên ông ủng hộ ý tưởng của giải pháp hai quốc gia. Nó xem ra giống như cách đáp lại mang tính học thuật, điều mà Netanyahu muốn thể hiện là một nhà lãnh đạo sẵn sàng chấp nhận sự rủi ro, chấp nhận thỏa thuận mang tính lịch sử.
Mitchell và tôi đã dành trọn mùa hè và đầu thu làm việc với Israel và Palestine nhằm phá vỡ thế bế tắc về vấn đề khu định cư. Công bằng mà nói, chúng tôi đã chia sẻ trách nhiệm gây ra sự bế tắc vì đã thử nghiệm về lòng quyết tâm và ý chí của hai bên. Tổng thống Obama quyết định, cách tốt nhất cho tiến trình, hai nhà lãnh đạo cùng ngồi lại với nhau khi họ đến họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York vào tháng Chín. Tuy đây không phải là cuộc đàm phán chính thức, nhưng chính là cơ hội đầu tiên cho hai nhà lãnh đạo gặp gỡ trao đổi trực tiếp, xây dựng một số động lực hướng tới quá trình mang tính thiết thực hơn. Cuộc họp ở New York coi như không thánh công, cả hai nhà lãnh đạo không tỏ ra thân thiện, không mấy sẵn sàng thỏa hiệp, nhất là vấn đề khu định cư. Tổng thống Obama nói với họ: “Tất cả chúng ta phải chấp nhận sự rủi ro về hoà bình. Thật khó có thể tách ra khỏi vấn đề lịch sử, nhưng chúng ta hãy cố gắng vượt qua.”
Hầu như mọi chuyện chưa có tác động gì khi chúng tôi rời New York. Nhưng Mitchell và tôi tiếp tục trao đổi với Netanyahu, cuối cùng ông ta đồng ý tạm thời ngừng một phần xây dựng khu định cư tại West Bank trong tương lai. Chúng tôi cần phải rà soát, phân loại việc đình chỉ xây dựng trong thời hạn bao lâu, cũng như ở khu vực nào được xác định, đây là vấn đề rất hệ trọng của sự khởi đầu đối với chính phủ Israel nào từ trước đến nay sẵn sàng thực hiện. Điểm gắn kết chính là Jerusalem. Đông Jerusalem cùng với West Bank đã bị chiếm đóng từ năm 1967, người Palestine vẫn mơ ước một ngày nào đó, nơi đây chính là thủ đô của nhà nước Palestine trong tương lai. Chính vì thế người Palestine ngăn chặn việc xây dựng khu định cư ở Đông Jerusalem. Đối với Bibi chẳng hứng thú gì vấn đề này, ông từ chối bất cứ sự hạn chế nào về vấn đề xây dựng khu định cư ở Đông Jerusalem.
Đầu tháng 10, tôi nói chuyện với Rhud Barak, đối tác liên minh của Netanyahu, đồng thời cũng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, người có tiếng nói rất quan trọng của chính phủ trong vấn đề hòa bình. Barak rất lạc quan, mặc dù sống ở nơi hầu như mọi chuyện xảy ra đều không đúng hướng. Ông cũng là một trong những người được tặng huân chương anh hùng trong một quốc gia mà người dân rất tôn vinh anh hùng quân đội. Theo như người ta kể, trong bộ quân phục lính đặc nhiệm, ông có những cuộc đột kích táo bạo vào Beirut những năm 1980s. Chúng tôi quan tâm nhiều vấn đề. Nhiều lần ông nói: “Này bà Hilary, chúng ta hãy trao đổi về chiến lược”, rồi ông đưa ra hàng loạt ý tưởng, sau đó chúng tôi tranh luận. Ông làm mọi cách giúp tôi tìm ra biện pháp giải quyết vấn đề khu định cư, tiến trình đàm phán được trở lại. Ông nói: “Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe nhưng cũng cần nhanh nhạy để biết cách ứng xử”. Israel cuối cùng chỉ đồng ý đóng băng xây dựng khu định cư mới ở West Bank trong thời gian 10 tháng, kiên quyết chống lại đóng băng kéo dài kể cả khu vực Đông Jerusalem.
Tôi điện đàm với Abbas thảo luận về các đề nghị của Israel. Phía Palestine ngay lập tức bác bỏ với lý do “điều kiện đưa ra quá tệ và vô tác dụng”, nhưng tôi cho rằng đây là giải pháp tốt nhất, cơ hội tiến tới đàm phán trực tiếp. Tôi cam đoan: “Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa với ngài Tổng thống, chính sách về vấn đề khu định cư của chúng tôi vẫn không thay đổi, thông qua lệnh cấm Israel xây dựng khu định cư mà Mittchel đã trao đổi với ngài là vấn đề lớn, đây là một bước tiến chưa từng có của chính phủ Israel, lộ trình không thể thay đổi theo cam kết của Israel.” Nhưng Abbas không chấp nhận lời đề nghị khi tôi dùng từ “chưa từng xảy ra”, không hài lòng về việc loại trừ Đông Jerusalem, giới hạn thời gian vì thế ông không đồng ý đàm phán.
Để tỏ thiện chí, Abbas cũng có những nhượng bộ. Ông đề nghị phía Palestine sẽ trì hoãn cuộc bỏ phiếu ở Liên Hiệp Quốc về Báo cáo Goldstone gây tranh cãi, trong đó cáo buộc tội ác chiến tranh năm 2008 ở Gaza. Abbas bị các nước trong thế giới Ả Rập chỉ trích cay nghiệt về quyết định trên, kể cả đài truyền hình Al Jazeera phủ sóng toàn cầu của Qatar tấn công cá nhân ông. Bản thân Abbas rất lo lắng, tâm sự với tôi, ông rất lo về sự an toàn tính mạng cá nhân cũng như đàn cháu nội ngoại sẽ bị sách nhiễu ở trường học. Tôi cảm ơn ông về “những quyết định dũng cảm và quan trọng”, nhưng cũng cảnh báo ý chí của ông bắt đầu dao động. Khoảng một tuần sau, ông thay đổi quyết định, kêu gọi cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc về Báo cáo Goldstone. Sau đó, năm 2011, chính Richard Goldstone chỉnh sửa một số lời buộc tội trong bản báo cáo, trong đó có việc quân đội Israel đã cố tình tấn công thường dân, gây ra những tổn thất và thiệt hại nặng nề do họ gây ra.
Cuối tháng 10-2009, tôi tập trung cao độ về lệnh cấm phải được thực thi, hy vọng đây là cách dọn đường cho đàm phán trực tiếp giữa các bên. Tôi gặp Abbas ở Abu Dhabi, sau đó gặp Netanyahu ở Jerusalem. Đứng bên Bibi tại cuộc họp báo trong đêm khuya, tôi mô tả vấn đề đóng băng xây dựng khu định cư là “chưa từng có” như tôi đã từng trao đổi với Abbas. Nhưng lần này lại gây ra sự phẫn nộ đối với các nước trong thế giới Ả rập, họ cho rằng tôi đã quá ưu ái với đề nghị khi nó có đủ điều kiện mà lại chỉ nêu ra với thời gian quá ngắn, đồng thời không tính đến Đông Jerusalem. Đây không phải là lần đầu tiên, cũng chưa phải là lần cuối cùng bị phản ứng mỗi khi tôi nói ra sự thật.
Nhiều nước trong khu vực tỏ ra thơ ơ về vấn đề tạm đình chỉ. Nhưng nhu cầu cấp bách là làm sao có thể xoa dịu được tình hình, tái tập trung sự lưu ý các nước trong khu vực về đàm phán trực tiếp. Những ngày tiếp theo tôi phải tìm cách xoa dịu Morocco và Ai Cập. Tại Cairo, tôi giải thích riêng với Tổng thống Hosni Mubarak cũng như với công chúng, chính sách của chúng tôi về vấn đề khu định cư không hề thay đổi. Chúng tôi hoàn toàn phản đối việc xây dựng khu định cư, đóng băng toàn diện việc xây dựng. Tôi bảo vệ đề xuất là “ngăn chặn tất cả các hoạt động xây dựng khu định cư mới, chấm dứt việc thu hồi đất đai có giấy phép và không có giấy phép.” Bởi vì đây là vấn đề thực tế đang xảy ra.
Cuối tháng 11, việc đóng băng xây dựng được thực hiện, đồng hồ cho cuộc đàm phán bắt đầu khởi động. Chúng tôi có khoảng thời gian 10 tháng để tiến hành đưa các bên đến bàn đàm phán, tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình toàn diện.

Ngày tháng cứ thế trôi đi. Theo như hứa hẹn, Israel ngừng xây dựng khu định cư mới ở West Bank, nhưng phía Palestine yêu cầu cũng phải ngừng xây ở Đông Jerusalem nếu không vẫn từ chối tham gia các cuộc đàm phán trực tiếp, mặc dù đã thỏa thuận với cái gọi là “tiến gần đến đàm phán” với việc Mitchell qua lại giữa hai bên như con thoi để thỏa luận tương lai cuộc đàm phán.
Tháng 3-2010, Israel đã khôn khéo tránh những vụ khiêu khích do phía Palestine gây ra. Phó Thổng thống Biden viếng thăm Israel với ý tưởng thiện chí, tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền Obama đối với an ninh quốc gia, cố gắng giải quyết sự bất đồng về khu định cư. Trong khi Biden đang viếng thăm, Bộ Nội vụ Israel thông báo kế hoạch xây dựng 1600 nhà ở Đông Jerusalem, một động thái nhạy cảm khiến người Palestine rất bất bình. Netanyahu tuyên bố ông không liên quan gì đến vấn đề thông báo của Bộ Nội vụ, nhưng điều này coi như là điều sỉ nhục đối với Phó Tổng thống Biden và Hoa Kỳ.
Phó Tổng thống Biden nổi đóa về chuyện ầm ĩ này. Cả Tổng thống Obama và Rahm rất giận dữ, yêu cầu tôi làm sáng tỏ với Bibi. Trong cuộc đàm thoại nóng bỏng kéo dài, tôi thông báo cho Thủ tướng biết, Tổng thống Obama coi việc công bố tin tức về Đông Jerusalem “là sự súc phạm đến danh dự cá nhân Phó Tổng thống cũng như Hoa Kỳ”. Đây là vấn đề nhạy cảm, lớn lao trong cuộc trao đổi ngoại giao. Tôi không muốn trở thành viên cảnh sát xấu xa, nhưng nó lại là một phần công việc của tôi. “Tôi đảm bảo với bà và ngài Tổng thống, sự việc xảy ra trong thời gian qua tôi hoàn toàn không biết, thật là điều không may”, ông trả lời tôi như vậy, nhưng lại khước từ đảo ngược quyết định.
Đúng là sự trùng hợp ngẫu nhiên, sự việc này xảy ra ngay trước khi cuộc hội nghị thường niên của Uỷ ban Công vụ Mỹ - Israel (AIPAC) họp ở Washington, đây là một tổ chức vận động ủng hộ Israel. Netanyahu dự kiến sẽ đến thăm Washington DC, đọc bài tham luận tại hội nghị. Tôi sẽ đại diện cho chính phủ Mỹ tham dự hội nghị. Tôi đến trước. Ban đầu đám đông tụ tập tại Trung tâm Hội nghị Washington còn e dè, thận trọng. Họ muốn được biết lời phát biểu của tôi giải quyết vấn đề đang tranh cãi như thế nào, có đưa ra những lời chỉ trích Netanyahu hay không. Tôi biết, tôi buộc phải nêu vấn đề này, nhưng tôi cũng muốn tạm thời lùi một bước, chờ chiều hướng thuận lợi hơn để giải thích lý do tại sao Mỹ xem thỏa thuận thương lượng là điều rất quan trọng đối với tương lai Israel.
Với danh nghĩa cá nhân, tôi tỏ lòng ái mộ đối với nền an ninh của Israel và các giải pháp về hai nhà nước, đồng thời giải thích mối quan tâm của chúng ta với xu hướng phát triển dân số, khoa học kỹ thuật và hệ tư tưởng. Đây là những vấn đề đang được tranh luận rộng rãi, toàn diện thường ngày của người giữ chức vụ Ngoại trưởng, tại sao tình hình hiện tại lại thiếu bền vững và sự cần thiết không thể phủ nhận về thỏa thuận hoà bình mà không được thực hiện. Sau đó, tôi chuyển sang vấn đề trắc trở ở Đông Jerusalem. Chúng tôi phản đối không phải vì danh dự của Hoa Kỳ bị tổn thương hay vì bất cứ sự phán quyết nào về tình trạng cuối cùng của Đông Jerusalem, tất cả các vấn đề đó phải được đưa lên bàn đàm phán. Việc xây dựng khu định cư mới ở West Bank hay Đông Jerusalem gây nên sự mất lòng tin lẫn nhau, trong khi chúng ta cần xây dựng mối quan hệ và niềm tin giữa các bên, công khai, minh bạch quan hệ giữa Hoa Kỳ với Israel cũng như với các nước khác trong khu vực, điều mà có thể bị một số nước lợi dụng xuyên tạc, đồng thời giảm khả năng độc quyền của Hoa Kỳ trong vai trò người môi giới trung thực. Tôi phát biểu: “Uy tín của chúng tôi về vấn đề này tuỳ thuộc một phần vào sự thiện chí mà chúng tôi kêu gọi, đồng thời tôi xin ca ngợi sự dũng cảm của cả hai bên, mặc dù đôi khi chúng tôi không tán thành.”
Bài phát biểu của tôi đã hạ nhiệt tình trạng căng thẳng, ít ra cũng tại phòng họp, nhưng mối quan hệ giữa Netanyahu và Tổng thống Obama ngày càng xấu đi. Đến gần tối, tôi gặp Bibi trao đổi hơn một giờ đồng hồ tại khách sạn. Ông nói với tôi, ông có kế hoạch thay đổi bài phát biểu trước hội nghị đêm hôm ấy, với những lời tốt đẹp, tuyên bố dứt khoát: “Jerusalem không thể trở thành khu định cư, đó là thủ đô của chúng tôi.” (Chúng tôi chưa bao giờ coi Jerusalem là một khu định cư; những cuộc tranh luận để xác định tính hợp pháp cuối cùng về thành phố này trên bàn đàm phán, cũng như việc xây dựng khu định cư mới của Israel trên vùng đất của Palestine không thể có lợi ích trong việc kết thúc xung đột). Hôm sau, ông tới dự cuộc họp với Tổng thống ở Nhà Trắng. Đây là thời điểm của quá trình thảo luận, Tổng thống cử người thông báo cho Netanyahu đợi ông ở phòng Roosevelt khoảng một giờ đồng hồ vì phải giải quyết một số vấn đề. Đây là sự bất thường của Tổng thống, thể hiện sự không hài lòng của ông. Một kết quả tích cực của cuộc khủng hoảng nhỏ bé này buộc Israel thể hiện tốt hơn những điều chúng tôi cảnh báo trước bất kỳ dự án nhà ở mới nào công bố gây tranh cãi, đồng thời họ hiểu tính nhạy cảm về Đông Jerysalem. Ít ra lệnh cấm 10 tháng vẫn còn tác dụng, nếu có xây thêm cũng chỉ với số lượng không đáng kể.
Tuy căng thẳng về khu định cư chưa đến mức độ tồi tệ thì nhiều vấn đề khác đã đẩy từ xấu sang rất tệ vào cuối tháng Năm. Đội biệt kích Israel đã đột kích một đội tầu của Thổ Nhĩ Kỳ chở các nhà hoạt động ủng hộ Palestine định vượt qua sự phong tỏa của Israel. Chín công dân Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng, trong đó có một công dân Mỹ có song tịch. Tôi nhận được cú điện thoại khẩn cấp của Ehud Barak trong khi tôi đang dự lễ diễu hành ngày Chappaqua Memorial, một trong những truyền thống hàng năm tôi rất yêu thích thuộc thị trấn nhỏ bé của chúng tôi. Ehud phàn nàn: “Chúng tôi rất không hài lòng sự kiện này, buộc chúng tôi phải có lựa chọn cứng rắn hơn và không thể bỏ qua vụ việc.” Tôi cảnh báo ông: “Hãy cẩn thận, giải quyết không khéo sẽ xảy ra hậu quả khó lường.” 
Từ lâu Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác duy nhất của Israel trong khu vực, nhưng trong bối cảnh sụp đổ này, tôi phải thuyết phục sự nổi giận của Thổ Nhĩ Kỳ đừng có những hành động nghiêm trọng phản ứng lại Israel. Ngay sau ngày đột kích, Bộ trưởng Ngoại giao Davutoglu đến gặp tôi, chúng tôi thảo luận suốt hai giờ đồng hồ. Ông rất bức xúc, đe doạ Thổ Nhĩ Kỳ có thể tuyên chiến với Israel. Ông nói: “Đứng về mặt tâm lý mà nói, cuộc tập kích này coi như là cuộc khủng bố ngày 11-9 ở Thổ Nhĩ Kỳ”, yêu cầu Israel phải công khai xin lỗi và bồi thường cho nạn nhân. Ông hỏi tôi: “Vấn đề nghiêm trọng như thế tại sao bà lại thờ ơ, không quan tâm? Trong số nạn nhân có công dân Hoa Kỳ?” Thực ra tôi rất bức xúc, nhưng ưu tiên hàng đầu của tôi lúc ấy là làm ông ta bình tĩnh, đặt tất cả vụ việc này sang một bên, trao đổi về hậu quả khó lường nếu như hai bên phát động chiến tranh. Sau đó, tôi khuyên Tổng thống Obama điện đàm tới Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, Erdogan. Tiếp theo, tôi chuyển mối quan tâm, yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ gặp Netanyahu. Ông đồng ý hàn gắn sự rạn nứt với Thổ Nhĩ Kỳ nhưng khước từ xin lỗi công khai. (Những nỗ lực của tôi thuyết phục Bibi xin lỗi công khai được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong thời gian cuối nhiệm kỳ của tôi. Một lần, ông nói, ông sẽ làm điều đó chỉ khi nào không bị các thành viên trong liên minh trung hữu ngăn cản. Thậm chí tôi còn tranh thủ nhờ Henry Kissinger vạch sách lược giải quyết việc này vào tháng 8-2011. Cuối cùng, tháng 3-2013, Tổng thống Obama tái đắc cử, trong cuộc viếng thăm Jerusalem, Bibi yêu cầu Erdogan đứng ra xin lỗi công khai “về những sai sót đã xảy ra”, bày tỏ lấy làm tiếc về sự mất mát, thiệt mạng do cuộc đột kích gây ra. Giờ đây Thổ Nhĩ Kỳ và Israel vẫn đang tiếp tục hàn gắn sự đổ vỡ, xây dựng lại niềm tin bị mất sau sự kiện này).
Trở lại mùa hè 2010. Với việc đóng băng 10 tháng xây dựng khu tái định cư hết hạn, chúng tôi lại đối mặt với việc cấp bách yêu cầu các bên trở lại đàm phán. Mitchell và tôi tranh thủ Jordan và Ai Cập gây áp lực với Palestine nên ôn hòa, mềm mỏng hơn trong điều kiện tiên quyết của họ. Tháng 6, Tổng thống Obama gặp Tổng thống Abbas, công bố gói viện trợ lớn cho West Bank và Gaza. Cuối cùng, tháng 8 Abbas đồng ý tham dự cuộc đàm phán trực tiếp tại Washington, thảo luận tất cả các vấn đề cốt lõi của cuộc xung đột, miễn là việc đình chỉ việc xây dựng khu định cư vẫn có hiệu lực. Nếu hạn chót đến tháng Chín theo kế hoạch thực hiện, một lần nữa ông sẽ bỏ họp. Mitchell rất bức xúc hỏi Abbas, “Tám tháng trước ngài coi chuyện này là vô tác dụng, tại sao bây giờ lại lấy điều đó làm điều kiện đàm phán?” Chúng tôi hiểu cái thế kẹt của Abbas trong chính sách đối với nhân dân Palestine cũng như thế giới Ả Rập, nhưng ông đã gây ra sự thất vọng.
Xem ra không có cách nào có thể giải quyết tất cả vấn đề cốt lõi trong một vài tháng, Mitchell tin rằng, ít ra cũng phải mất vài năm trong việc đàm phán, nhưng hy vọng tạo mọi điều kiện chín mùi dể thuyết phục Netanyahu kéo dài việc đóng băng xây khu định cư hoặc Abbas ngồi vào đàm phán không đòi hỏi điều kiện này. Nếu chúng tôi đạt được tiến bộ, các khó khăn về vấn đề biên giới của hai nhà nước sẽ giảm đáng kể các vấn đề còn vướng mắc việc mọi người trong khu vực có quyền ở lại với Israel hay đi theo Palestine. Đây không phải chỉ quay trở lại thời điểm đường biên năm 1967. Quá trình xây dựng khu định cư phát triển nhanh chóng dọc khu vực biên giới khó có triển vọng thành công. Đồng thời có thể chuyển hoán vùng đất trong các khu định cư bằng những vùng đất hoang rộng tương đương cho người Palestine. Điều này sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề phức tạp.

Ngay đầu tháng Chín, Tổng thống Obama chào đón Netanyahu và Abbas đến Nhà Trắng cùng nhà vua Jordan Abdullah II và Tổng thống Ai Cập Mubarak. Tổng thống mở tiểu yến tiệc chiêu đãi tại Nhà khách Old Family. Cựu Thủ tướng Anh, Tony Blair và tôi cũng tới dự, Blair từng là Đặc phái viên của Bộ Tứ do Liên Hiệp Quốc thành lập năm 2002, bao gồm Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Nga để phối hợp các nỗ lực ngoại giao đại diện cho vấn đề hoà binh Trung Đông. Bẩy chúng tôi ngồi quanh bàn ăn dưới ánh đèn chúc đài treo bằng pha lê thanh lịch, trang trọng trong căn phòng quét màu vàng tươi quen thuộc từ ngày đầu tiên tôi dự tiệc với cương vị Đệ Nhất phu nhân. Bibi và Abbas ngồi ghế sát nhau, hai bên là tôi và Blair, đối diện với Tổng thống Obama, Mubarak và nhà vua.
Trước khi dự dạ tiệc, Tổng thống Obama có bài phát biểu rất ấn tượng, nhắc nhở các nhà lãnh đạo: “Mỗi quý vị ngồi đây đều là những nhà kế thừa xây dựng nền hoà bình không kể hiểm nguy, ngài Begin và Sadat, Rabin và nhà vua Hussein- những vị chính khách từng chứng kiến những gì xảy ra trên thế giới cũng như hiểu được con đường phát triển thế giới theo hướng đi như thế nào. Đó là trách nhiệm của người tiền nhiệm mà giờ đây sáu người chúng ta phải gánh vác. Những công việc ấy chúng ta phải tiếp tục giải quyết. Ngay bây giờ, mỗi chúng ta cần tự hỏi, bằng cách nào có được sự khôn ngoan và can đảm để bước tới con đường hòa bình hay không?” 
Bầu không khí thật thân thiện, đầm ấm, mặc dù nhiều tháng qua đã giải quyết biết bao sự khó khăn mới dẫn đến thời điểm này, nhưng mọi vấn đề vẫn còn dẻ dặt và thận trọng. Tất cả đều nhận thức được áp lực của thời gian mà mọi người phải đối mặt, nhưng không ai muốn làm mất lòng trong đêm dạ tiệc của Tổng thống Obama chiêu đãi, mặc dù những bất đồng chính kiến các bên khó che giấu.
Những ngày tiếp theo, vấn đề này chuyển sang bên Bộ Ngoại giao giải quyết tiếp. Tôi mời các nhà lãnh đạo và đoàn đám phán các bên đến phòng Benjamin Franklin ở tầng tám trang trí đẹp đẽ, công phu. Đây là thời điểm chúng tôi bắt tay vào công việc, xem điều gì có thể hoàn thành. “Qúy vị có mặt tại đây, quý vị đã có những bước tiến quan trọng hướng tới vấn đề giải phóng cho dân tộc mình khỏi xiềng xích của lịch sử mà lâu nay khó thay đổi, hướng tới một tương lai hoà bình và phẩm giá mà chỉ có được do chính quý vị tạo ra.” Tôi quay sang nói với Netanyahu và Abbas: “Những vấn đề cốt lõi trong các cuộc đàm phán là lãnh thổ, an ninh, về Jerysalem, người tỵ nạn, khu định cư và nhiều vấn đề khác… sẽ không dễ gì giải quyết nếu như quý vị vẫn chờ đợi. Mọi vấn đề không tự nó giải quyết được… Giờ đây chính là thời điểm dưới những quyết định táo bạo, đột phá của các chính khách can đảm đưa ra những quyết định trong các lựa chọn khó khăn.” Ngồi cạnh tôi, Netanyahu và Abbas có vẻ sẵn sàng chấp nhận những thách thức.
Bibi viện dẫn câu chuyện về Issac (cha cố Do Thái) trong kinh thánh và Ishmael (cha cố Ả Rập), hai người là con của Abraham, mặc dù khác biệt tôn giáo, nhưng đều đến dự buổi tang lễ cha mình. “Tôi chỉ có thể cầu nguyện và biết rằng hàng triệu người trên thế giới, cũng như hàng triệu người Do Thái và Palestine sống khắp thế gian, cầu nguyện về những nỗi khổ đau mà chúng tôi đã trải nghiệm giữa họ và chúng tôi trong cuộc xung đột hàng trăm năm qua, nay chúng tôi thống nhất không chỉ trong giây phút an lành quanh bàn đàm phán hòa bình tại Washington mà còn giúp chúng tôi thoát khỏi sự bế tắc, tiến lên mức độ bền vững lớn hơn, hoà bình được đảm bảo và bền vững cho nhiều thế hệ.”
Abbas gợi lại cái bắt tay lịch sử năm 1993 giữa Arafat và Rabin trong một câu nói mang tính lịch sử “nền hòa bình sẽ kết thúc sự xung đột, đáp ứng được mọi mong muốn và mở ra một kỷ nguyên mới về quan hệ giữa nhân dân Do Thái và nhân dân Palestine.” Những khoảng cách mà chúng tôi đã vượt qua được quả là lớn lao trong một thời gian ngắn, ít ra mọi người đều đồng ý đây là những bước tiến đúng.
Sau buổi chiều đàm phán chính thức kéo dài, tôi mời hai nhà lãnh đạo đến văn phòng của tôi ở tầng 7. Thượng nghị sĩ Mitchell và tôi trao đổi với họ một lát, sau đó chúng tôi ra ngoài để hai người ở lại. Hai người ngồi trên chiếc ghế tựa đặt trước lò sưởi, trao đổi, cả hai đồng ý lại mặt đối mặt vào hai tuần sau. Tuy chúng tôi không tạo được những bước tiến đáng kể, nhưng cũng đã khuyến khích họ bằng cử chỉ và lời nói. Đó là những khoảng khắc đầy lạc quan và tham vọng, nếu như họ không hài lòng chắc không thể có những biểu hiện tốt như thế.
Hai tuần sau, chúng tôi đến Sharm el-Sheikh, một khu nghỉ mát Ai Cập đầy nắng ở bờ biển Hồng Hải. (Thật trớ trêu hầu như các nhà ngoại giao quốc tế chúng ta khi đến nhưng khu vực như Sharm hay Bali hoặc Hawaii lại không có thời gian để thưởng thức, thậm chí tìm hiểu phong cảnh ngay bên ngoài của những phòng hội họp chính thức. Đôi khi tôi tưởng tôi giống như Tantalus, một kẻ khốn khó trong thần thoại Hy Lạp, suốt đời ngắm nhìn hoa thơm trái ngọt và những dòng nước mát mà không bao giờ được nếm thử.) Chủ trì cuộc họp lần này là Tổng thống Mubarak, nhà độc tài, nhưng lại là người ủng hộ kiên định giải pháp hai quốc gia và hòa bình ở Trung Đông. Bởi vì Ai Cập có đường biên giới với Gaza và Israel, trong năm 1979 vai trò ấy rất quan trọng. Mubarak có mối quan hệ chặt chẽ với Abbas, giúp cho người Palestine có tiếng nói trên bàn đàm phán. Giờ đây tôi cũng hy vọng ông giúp hai bên xích lại gần nhau hơn.
Mubarak và tôi đầu tiên gặp riêng Israel và Palestine, sau đó đưa Netanyahu gặp Abbas, hai người trao đổi một giờ 40 phút. Hai bên tái khẳng định tham gia đàm phán trong niềm tin tưởng lẫn nhau thực sự. Sau đó chúng tôi đi sâu vào những vấn đề cốt lõi của cuộc xung đột. Vấn đề đàm phán tiến triển chậm vì có nhiều vấn đề như địa điểm, tình hình cụ thể, cách áp dụng của từng bên, nhưng nói chung rất khả quan vì cả hai đều tập trung vào các vấn đề chính. Sau hơn hai mươi tháng khởi đầu sai lầm, chúng tôi đã tham gia giải quyết những câu hỏi quan trọng về những lời hứa chấm dứt cuộc xung đột. Sau bữa trưa, chúng tôi quyết định họp tiếp, Netanyahu trì hoãn chuyến đi, vì thế chúng tôi tiếp tục thảo luận.
Hôm sau, cuộc trao đổi tại tư dinh Netanyahu ở Jerusalem, nơi ông treo cờ Palestine thể hiện dấu hiệu tôn trọng Abbas. Beit Aghion, dinh thự chính thức của Thủ tướng, do một thương gia giàu có xây từ năm 1930, sau đó được dùng làm bệnh viện điều trị cho chiến binh trong cuộc chiến tranh Israel và Ả Rập năm 1948. Dinh thự này ở khu vực yên tĩnh, đặc biệt không xa khu nổi tiếng Rehavia. Bên ngoài, mặt tiền xây bằng đá vôi Jerusalem, giống Bức tường phiá Tây (Western Wall) như phần đông của các thành phố cổ kính. Bên trong ấm cúng kỳ lạ. Bốn chúng tôi vào trong phòng đọc cá nhân của Thủ tướng thảo luận căng thẳng. Trong tâm trí mỗi người đều trăn trở về hạn chót đang đến gần: thời kỳ đóng băng khu xây dựng sắp hết hạn, trong vòng hai tuần nếu không tìm được giải pháp tiến bộ cuộc đàm phán sẽ sụp đổ. Tiếng tích tắc của đồng hồ thời gian đang điểm từng giờ trong tâm trí chúng tôi.
Một trong những câu hỏi hóc búa nhất tập trung thảo luận về sự hiện diện của quân đội Israel tại thung lũng Jordan là bao lâu, nơi sẽ trở thành biên giới giữa Jordan và nhà nước Palestine trong tương lai. Mitchell và tôi gợi ý làm thế nào dung hòa được lợi ích giữa an ninh của Israel với lãnh thổ của Palestine. Netanyahu nhấn mạnh, lực lượng an ninh Israel sẽ đóng dọc biên giới trong nhiều thập niên nữa và không đưa ra hạn chót rút quân trong tương lai dựa trên điều kiện cơ bản của vùng đất. Abbas đồng ý sự hiện diện của lực lượng an ninh của Israel ở Thung lũng Jordan trong vài năm cho đến khi nhà nước Palestine thành lập, lực lượng ấy phải triệt thoái và định ngày kết thúc chứ không thể nhập nhằng về thời gian. Mặc dù còn bất đồng, nhưng đã có dấu hiệu tìm ra lối thoát, vấn đề sẽ được giải quyết trong đàm phán khoảng một năm, chứ không thể kéo dài hàng thập niên, cũng như không thể nhanh trong vài tháng. Tất nhiên, vấn đề này cần được sự ủng hộ của lực lượng an ninh quốc tế, chiến thuật và công nghệ tiên tiến bảo vệ vùng biên giới, làm cầu nối thu hẹp khoảng cách nếu iếp tục đàm phán.
Đôi bên tranh luận trong nhiều giờ. Bên ngoài đoàn nhà báo Hoa Kỳ hồi hộp chờ đợi, nhiều ký giả ngồi ở quán bar, khách sạn gần đó. Bên trong tôi rất thất vọng vì cuộc đàm phán vẫn giậm chân tại chỗ. Tôi hiểu sự cần thiết phải kéo dài thời gian đóng băng xây khu định cư. Nhưng Mitchell, người cựu chiến binh của cuộc đàm phán Bắc Ireland đưa ra một số ý kiến rất hữu ích: “Cuộc đàm phán này đã kéo dài ít ra cũng 22 tháng bây giờ mới có cuôc đàm phán nghiêm túc, thảo luận nội dung chính mà trước đây hai bên thường bất đồng.” Giờ đây chúng tôi thảo luận những vấn đề khó khăn và nhạy cảm nhất nguyên nhân cuộc xung đột.
Khi cuộc họp cuối cùng đổ vỡ, gần ba tiếng đồng hồ sau, tôi thảo luận riêng với Netanyahu. Rõ ràng là ông ta không muốn chịu trách nhiệm ngừng cuộc đàm phán mà hai bên đã đi sâu vào chi tiết những vấn đề cốt lõi. Tôi hỏi ông có đồng ý tóm tắt những vấn đề ngắn gọn thông báo với báo chí của chúng ta những gì đã đạt được trong đàm phán hay không? Vị Thủ tướng lắc đầu, ông đưa ra 10 tháng, nhưng phía Palestine không đồng ý. Ông đồng ý tiếp tục đàm phán, nhưng vấn đề đóng băng xây dựng khu định cư phải chấm dứt theo nghị trình.
Đêm ấy ở Jerusalem chính là đêm cuối cùng Netanyahu và Abbas ngồi với nhau mặt đối mặt trong cuộc đàm phán. Trong khi tôi viết những dòng hồi ký này, bất chấp những nỗ lực cố gắng cả hai bên năm 2013 và 2014, vẫn chưa có cuộc họp mặt nào giữa hai nhà lãnh đạo.

Nhiều tuần tiếp theo, tôi đưa ra thông tin đầy đủ cho bên báo chí để họ tìm cách gây áp lực, thuyết phục Bibi xem xét việc kéo dài lệnh đóng băng xây dựng khu định cư. Phần lớn những họat động diễn ra ở New York, nơi mọi người lại tụ tập tại Đại hội đồng Liên Hiêp Quốc. Năm trước, Tổng thống Obama chủ trì cuộc họp trực tiếp đầu tiên giữa Netanyahu và Abbas. Giờ đây chúng lại lại phải đấu tranh ngăn chặn sự sụp đổ của các cuộc đàm phán. Có nhiều đêm thức trắng ở Hotel Waldorf Astoria, vạch ra kế hoạch chiến lược với Tổng thống Obama cùng với các thành viên trong nhóm của tôi, sau đó làm việc với bên Israel và Palestine cùng các nước Ả rập cố gắng tìm giải pháp. Tôi gặp Abbas hai lần, trao đổi riêng với Ehud Barak, dự bữa điểm tâm với các Ngoại trưởng Ả Rập, trao đổi với Abbas qua điện thoại, sau mỗi lần cuộc hội đàm dang dở, giải quyết việc đóng băng hay không đóng băng xây dựng khu định cư, tìm mọi cách đảm bảo nguyện vọng của nhân dân Palestine.
Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng, Tổng thống Obama kêu gọi lệnh cấm được gia thêm hạn, yêu cầu cả hai bên tiếp tục đàm phán: “Lúc này chính là thời điểm để hai bên giúp đỡ lẫn nhau vượt qua những trở ngại khác biệt. Và giờ đây cũng là thời điểm xây dựng lòng tin, - cũng là lúc những tiến bộ đáng kể trong quá trình đàm phán được thực hiện. Bây giờ cũng là thời điểm giúp cho những cơ hội có thể đạt được, vì thế đừng để bỏ lỡ cơ hội.”
Ban đầu tình trạng vẫn bế tắc, nhưng sau đó Netanyahu thể hiện ý định sẵn sàng ý tưởng về gia hạn thời gian đóng băng, nhưng với điều kiện, chỉ khi nào chúng tôi đồng ý giải quyết theo yêu cầu bản liệt kê hỗ trợ, bao gồm cả những chiến đấu cơ hiện đại nhất. Đối với Palestine, Tổng thống Abbas khẳng định, Israel phải lực chọn “giữa hòa binh và việc tiếp tục xây khu định cư”.
Vào cái đêm trước khi thời hạn đóng băng hết hiệu lực, tôi nhắc Ehad Barak: “Sự sụp đổ của lệnh cấm xây dựng sẽ là một thảm họa đối với Israel và Hoa Kỳ.” Barak trả lời, không những thế cũng là thảm hoạ đối với Palestine nữa. Barak làm mọi thứ có thể giúp tôi tìm cách thỏa hiệp, nhưng ông không đủ khả năng thuyết phục Netanyahu cũng như trong nội các của chính phủ Israel.
Thời hạn cuối cùng cũng đã đến và qua đi. Giờ đây đàm phán trực tiếp đã chấm dứt. Nhưng tôi vẫn không từ bỏ mục tiêu, hành động. Tôi cho rằng vấn đề này rất hệ trọng, không thể để các cuộc đàm phán sụp đổ niềm tin, bạo lực lại lên ngôi như đã từng xảy ra trong quá khứ. Trong những tháng cuối cùng của năm 2010, tôi dấn thân vào những nỗ lực mới để giữa hai bên đừng xảy ra những chuyện quá khích, đồng thời tìm mọi cách giảm bớt những khoảng trống khác biệt đã lộ ra trong quá trình đàm phán gần đây, tìm ra những giải pháp sáng tạo mới. Tôi điện đàm với Netanyahu vào đầu tháng Mười: “Tôi thật sự lo lắng về những gì sẽ xảy ra trong thời gian tới. Chúng tôi đã và đang rất cố gắng tìm mọi cách trở lại bàn đàm phán, tránh sự sụp đổ. Như ngài đã rõ, chúng tôi thật sự thất vọng vì đã không giải quyết được việc gia hạn lệnh ngừng xây dựng khu định cư.” Tôi kêu gọi ông hãy tìm cách trì hoãn ký lệnh xây dựng mới hoặc kế hoạch ấy trong tương lai. Nếu trao đổi thiếu cẩn trọng sẽ dẫn đến tình hình thêm tồi tệ. Bibi hứa sẽ cố gắng thực hiện nghiêm túc, nhưng cũng cảnh báo tôi đừng cho phép Palestine giở trò “xảo thuật”. 
Abbas thường lo lắng vị thế bấp bênh của ông vì sự chia rẽ trong dân chúng Palestine cũng như sự ủng hộ của các nước Ả Rập, ông thường phải tìm mọi cách giữ uy tín, nhưng ông bị cú giáng mạnh khi lệnh đóng băng đã hết hiệu lực. Ông chỉ còn chỗ dựa duy nhất, đến Liên Hiệp Quốc yêu cầu thành lập nhà nước. Nhưng kết quả sụp đổ của cuộc đàm phán sau một thời gian dài chuẩn bị đã đưa Hoa Kỳ lâm vào thế bí. Chúng tôi cảm thấy buộc phải phủ quyết ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đưa ra, nhưng nếu bỏ phiếu thông qua có thể gây Israel bị cô lập. Tôi nói với Abbas: “Tôi biết ngài rất thất vọng, thưa ngài Tổng thống, nhưng tôi tin ngài hiểu cho tôi, nếu tôi làm như vậy thì các vấn đề khác chúng tôi cũng phải thực hiện như thế. Tôi sẽ không trao đổi với ngài nếu như tôi không cho rằng những gì chúng tôi đã cố gắng là để tìm ra cơ hội thành công với các đối tác. Chúng ta đã cùng nhau làm việc không mệt mỏi, cũng như ngài đã từng tự nhủ, không có con đường nào khác đưa đến hòa bình ngoài thông qua đàm phán.” Ông bị dồn vào chân tường, tôi cũng không biết ông sẽ làm cách nào để thoát ra, nhưng đây là tình huống rất khó khăn cho ông và cả chúng tôi.
Trong các cuộc điện đàm và gặp gỡ các nhà lãnh đạo, tôi thăm dò, liệu có giải pháp nào thu hẹp được khoảng cách bất đồng về lãnh thổ, biên giới đủ sức vượt qua để giải quyết. Trung tuần tháng Mười, tôi trao đổi với Netanyahu: “Vấn đề đặt ra, nếu như yêu cầu của ngài về an ninh được đáp ứng, vậy ngài có giải quyết vấn đề biên giới với Abu Mazen hay không? Tôi cần biết điều này một cách rõ ràng vì phía Palestine họ cũng hiểu luật chơi.” Netanyahu trả lời: “Điều tôi quan tâm không phải là vùng lãnh thổ mà Abu Mazen đòi hỏi, tôi muốn ông ta hiểu đó là vấn đề an ninh cần được đảm bảo. Tôi là người rất thực tế. Tôi biết những gì cần để giải quyết thỏa đáng.” Cuộc điện đàm một tiếng hai mươi phút cứ quanh đi quẩn lại về vấn đề này.
Tháng Mười, tôi hội đàm với Netanyahu tám tiếng đồng hồ ở Hotel Regency, New York. Đây là cuộc hội đàm song phương duy nhất của tôi với cương vị Ngoại trưởng. Chúng tôi trao đổi mọi vấn đề, nhắc đi nhắc lại nhiều lần sự kiện kể cả những ý tưởng cũ tái khởi động lệnh cấm xây khu định cư, để đổi lấy các trang thiết bị quân sự và các hỗ trợ an ninh khác. Cuối cùng, ông đồng ý đề xuất vấn đề này với nội các trong chính phủ việc dừng xây dựng khu định cư ở West Bank (nhưng không ở Đông Jerusalem) trong 90 ngày. Đổi lại, chúng tôi phải cam kết gói 3 tỷ đô la về an ninh, đồng thời hứa sẽ phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào ở Liên Hiệp Quốc với những điều kiện dễ dãi về cuộc đàm phán trực tiếp giữa các bên.
Khi tin tức về thỏa thuận được đưa ra công khai, đã gây sửng sốt với tất cả các bên. Đối tác liên minh cánh hữu của Netanyahu nổi giận, để xoa dịu, ông nhấn mạnh việc xây dựng vẫn tiến hành ở Đông Jerusalem. Vấn đề này lại gây căng thẳng cho Palestine. Một số người ở Hoa Kỳ nêu ra câu hỏi, liệu có thật khôn ngoan khi bỏ ra từng ấy tiền để chỉ mua có 90 ngày đóng băng xây dựng, trong khi cuộc đàm phán chẳng đi đến đâu cả. Bản thân tôi cũng không hài lòng, tôi tâm sự với Tony Blair, “đây đúng là cuộc đổi trác quá đắt và tệ hại”, nhưng lại là sự hy sinh xứng đáng. 
Tuy nhiên dưới áp lực này, thỏa thuận được triển khai ngay, đến cuối tháng Mười Một, vấn đề này coi như chấm hết. Tháng 12-2010, tôi phát biểu tại Diễn đàn Saban, hội nghị quy tụ các nhà lãnh đạo, các chuyên viên từ khắp khu vực Trung Đông và Hoa Kỳ. Tôi cam kết, Hoa Kỳ tiếp tục tham gia, sử dụng áp lực với hai bên về những vấn đề cốt lõi, thậm chí nếu nó được trở lại dù chỉ là “tiến gần đến đàm phán”. Chúng tôi sẽ thúc đẩy cả Israel lẫn Palestine phải trả lời những câu hỏi khó khăn mang tính đặc thù, sau đó tìm mọi cách thu hẹp khoảng cách, kể cả những ý tưởng của chúng tôi tạo thành chiếc cầu nối nếu điều kiện cho phép. Từ khi phu quân đưa ra “Tham số Clinton” từ thập niên trước, Hoa Kỳ bắt buộc phải thúc đẩy bất kỳ kế hoạch hoặc một khuôn khổ vấn đề nào đó. Một câu nói thường được đề cập “Hòa bình không thể từ trên trời rơi xuống”, thật đúng như vậy. Nhưng giờ đây chúng tôi buộc phải tích cực hơn nữa đưa ra những điều khoản của các cuộc thảo luận.
Tổng thống Obama thông qua các cam kết vào mùa xuân 2011 bằng cách tuyên bố trong một bài phát biểu tại Bộ Ngoại giao. “Chúng ta tin, biên giới giữa Israel và Palestine dựa trên cơ sở đường ranh giới 1967 với sự hoán đổi vùng đất do hai bên thỏa thuận, vì thế an ninh biên giớ được đảm bảo, nó được công nhận làm biên giới giữa hai quốc gia.” 
Netanyahu không hề giúp việc tập trung đường “ranh giới 1967”, lờ luôn vấn đề “hoán đổi vùng đất” và sự bế tắc toan tính cá nhân của hai người đứng đầu hai nhà nước. Trong khi đó Palestine tăng cường thỉnh nguyện lên Liên Hiệp Quốc về việc công nhận nhà nước. Mùa hè năm ấy George Mitchell từ nhiệm, tôi đành phải dành nhiều thời gian còn lại của năm 2011 cố gắng giữ cho tình hình đừng thêm tồi tệ hơn, từ bế tắc đi đến thảm họa.
Thật chẳng có gì dễ dàng. Sau khi Hosni Mubarak, một trong những người năng nổ nhất cho nền hoà bình của các nước Ả rập, bị mất quyền lực ở Ai Cập, tình trạng bất ổn đã lan rộng trong khu vực. Israel phải đối mặt với bối cảnh chiến lược mới mà không thể đoán được. Một số người Palestine muốn xuống đường tuần hành phản đối như ở Tunisia, Ai Cập và Libya. Triển vọng trở lại đàm phán hầu như đã xa vời hơn bao giờ hết. Cánh cửa cơ hội mở ra sau lễ nhậm chức của Tổng thống Obama vào đầu năm 2009 dường như đã sập lại.
Trong suốt những ngày đầy khó khăn, tôi thường nghĩ lại những buổi thảo luận kéo dài ở Washington, Sharm el-Sheikh và ở Jerusalem. Tôi hy vọng một ngày nào đó sẽ có cuộc bầu cử về hoà bình giữa nhân dân hai nước, phát triển mạnh mẽ buộc các nhà lãnh đạo của họ phải thỏa hiệp. Trong nếp nghĩ, lúc nào tôi cũng còn văng vẳng giọng trầm trầm, đều đều của người bạn Yitzhak Rabin bị ám sát “Nền hoà bình trong giá lạnh vẫn tốt hơn cuộc chiến nóng bỏng.”