Dịch giả : Lê Kim
Chương 11
Theo ngả Tây Nguyên tới miền Đông
Dừng chân tỉnh Thủ, nhà giáo Chương

 
Đúng là một cuộc chạy đua nước rút. Thực dân Pháp đã nổ súng tái chiếm Nam Bộ. Sài Gòn là mục tiêu đầu tiên. Đó là ngày hăm ba (23 tháng 9 năm 1945). Tin này bay tới thủ đô Hà Nội như tiếng sét giữa trời quang. Thật bất ngờ những không gây hoang mang. Trước đó tướng De Gaulle đã tuyên bố tại Brazzaville, thủ đô nước Congo, là Pháp sẽ củng cố các lãnh thổ hải ngoại để xây dựng Liên Hiệp Pháp hùng mạnh hơn xưa. Lời rêu rao này được các đài bá âm phát đi từ đầu năm 1944 và mỗi ngày qua cho thấy Pháp nỗ lực tái chiếm các thuộc địa cũ ở Bắc Phi và Đông dương.
Hà Nội sục sôi căm phẫn trước tin Sài Gòn bị xâm chiếm. Phong trào đầu quân vào Nam tiếp viện nổi lên gần như tự phát: máu chảy ruột mềm là truyền thống nhiễu điều phủ lấy giá gương của dân tộc Lạc Long. Chánh phủ Hổ Chí Minh tuy bận rộn với nạn thổ phỉ do quân đội Lư Hán có nhiệm vụ giải giới quân Nhật ở miền Bắc Việt Nam gây ra vẫn cấp tốc gởi các đoàn quân Nam tiến chống xâm lăng. Một trong những đoàn quân này do Nam Long chỉ huy. Vì đường giao thông bị phá hoại, quân Nam Tiến mất khá nhiều thì giờ trên đường hành quân. Vào tới miền Đông, Nam Long đưa thẳng lực lượng tới sát thành phố Sài Gòn. Tại cầu Bình Lợi, bộ đội miền Đông đã lập một tuyến phòng thủ, không cho địch nống ra lấn chiếm các tỉnh Thủ Đầu Một và Biên Hoà. Dân quân ở đây được một phân đội đồng bào thiểu số từ Biên Hoà xuống tăng cường. Đây là một binh chủng đặc biệt mà bọn Tây và quân Anh-Ấn khiếp sợ vì họ đánh địch một cách âm thầm lặng lẽ: đánh bằng cung nỏ. Những mũi tên tẩm thuốc độc không nổ ồn ào như súng mút nhưng lại gieo khủng khiếp hơn: cái chết kéo dài trong nhức nhối chứ không nhanh gọn như những cái chết “bình thường”. Ngày đoàn quân Nam tiến của Nam Long tới Bình Lợi là một ngày trọng đại. Lực lượng tăng viện không đông nhưng mang ý nghĩa rất lớn: tình đồng bào ruột thịt Bắc Nam là một sức mạnh tinh thần vô địch. Đó là một thông điệp gởi tới bọn thực dân: “Chớ động tới Nam Bộ”. Ngày 20 tháng 10, sau ngày giặc Pháp gây hấn gần một tháng, nhờ tinh thần chiến đấu cao của các bộ đội miền Đông mà hai tỉnh Thủ Đầu Một và Biên Hoà vẫn còn trong tay chánh quyền cách mạng.
Trong khi ấy, Nguyễn Bình từ cao nguyên Ban Mê Thuột vượt vùng Ba Biên Giới (Trois Froncières) xuống Thủ Đầu Một.
Do đi một mình nên Nguyễn Bình tới miền Đông trước đoàn quân Nam Tiến của Nam Long. Thị xã Thủ Đầu Một đang trong khí thế sẵn sàng tử chiến trước mọi đợt tấn công của bọn Pháp có quân Anh-Ấn yểm trợ. Rõ ràng là quân Anh đã làm sai chức năng giải giới quân Nhật tại miền Nam Việt Nam như Đồng minh đà uỷ quyền. Nguyên văn chỉ thị của Đồng Minh cho lực lượng tướng Gracey vỏn vẹn có một câu ngắn gọn: “sole mission: disarm the japanese don't get involved in keeping order” (sứ mạng duy nhất: giải giới quân Nhật, chớ can thiệp vào việc giữ trật tự).
Tướng Gracey ngay từ đầu đã làm sai chức trách chìa mình, mở đường cho Pháp trở lại xâm lược Việt Nam.
Tới thị xã Thủ Đầu Một, Nguyễn Bình đến nhà ông giáo Chương là một Mạnh thường quân nổi tiếng trong vùng. Tên ông là Đoàn Hữu Chương. Gia đình ông giáo Chương với lai người con là Đoàn Hữu Hoà và Đoàn Hữu Thanh và người con rể là Võ Bá Nhạc đều theo kháng chiến ngay từ đầu. Vừa tới nơi, Nguyễn Bình bắt tay vào việc phòng thủ thị xã cùng với chánh quyền sở tại. Công việc chuẩn bị rất khẩn trương vì có tin quân Pháp cùng bọn Anh-Ấn đã đánh chiếm Gò Vấp sau khi mặt trận An Phú Đông bị phá vỡ.
Ngày 22-10 quân Anh-Ấn đánh thị xã Thủ Đầu Một. Súng nổ vang trời, nhưng dân quân chỉ làm chậm trễ bước tiến của địch chớ không đủ sức đánh bật chúng. Xe nồi đồng, Tây gọi là auto-mitrailleuse, xả súng liên thanh dọn đường cho bộ binh. Nhà của ông giáo Chương chỉ cách chúng có 300 mét. Lúc đó Nguyễn Bình ẩn trong nhà, thủ khẩu Wicker chờ địch tới. Nhưng xe nồi đồng chỉ bon bon trên đường nhựa. Lính bộ binh thận trọng bám sau xe, không dám xông xáo lục lạo.
Thị xã mất rồi, Nguyễn Bình cùng hai anh Hoà, Thanh và ông Nhạc dời về Bưng Cầu. Cuối tháng 10 Nguyễn Bình họp với Cò Trương và một số nhân vật lãnh đạo tỉnh Thủ Đầu Một để tổ chức lại lực lượng quân sự. Địa điểm cuộc họp này là đồn điền cao su Võ Bình Tây. Cuộc họp này dọn đường cho hội nghị quân sự Nam Bộ vào ngày 15-11-1945.

Truyện NGUYỄN BÌNH, Huyền Thoại và Sự Thật Chương 1 Chương 2 !!!8068_13.htm!!! Đã xem 574362 lần. --!!tach_noi_dung!!--

Dịch giả : Lê Kim
Chương 13
Gặp Nguyễn Bình, Cò Trương hiến kế
Mở hội nghị quân sự miền Đông

--!!tach_noi_dung!!--
 
Tại Bưng Cầu, Nguyễn Bình gặp Cò Trương. Trương là một thanh niên hai mươi lăm tuổi, tên thật là Huỳnh Kim Trương, quê làng Kim Sơn, tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền Giang). Địa danh Kim Sơn nổi tiếng với trận thuỷ chiến Rạch Gầm, nơi Nguyễn Huệ đánh tan năm vạn quân Xiêm đánh thuê cho Gia Long. Ông thân của Trương là Huỳnh Kim Lâu, cơ sở mật của đồng chí Ngô Gia Tự. Do truyền thống cách mạng mà Trương sớm có ý thức chính trị. Đậu đíp-lôm với số điểm cao nhất tại trung tâm Mỹ Tho, Trương được học bổng lên học ban tú tài tại trường Pétrus Ký. Đậu tú tài, định ra Hà Nội học kiến trúc nhưng gia đình không đủ tiền, đành đi làm thư ký kiếm sống. Trương làm việc tại phòng quản thủ điền thổ Thủ Đầu Một mà trưởng phòng là ông Nguyễn Minh Chương, một trí thức có tinh thần quốc gia tiến bộ. Trương rất tích cực trong phong trào truyền bá quốc ngữ dưới sự lãnh đạo của các thầy cũ như Giáo sư Phạm Thiều, Nguyên Văn Chì, Lê Văn Chí, Đặng Minh Trứ, Hồ Văn Lái... Anh đi dạy thêm tại hai trường tư Thanh Trước và Tân Ánh Mai. Do hoạt động tích cực mà anh được cử đại diện sinh viên trong Nam, tuy chưa ra Hà Nội học ngày nào. Trong cương vị này, Trương giao du mật thiết với các trí thức như kỹ sư Trương Công Phòng, trưởng ngành canh nông Bến Cát, Nguyễn Khắc Cần, Phan Văn Phổ, Nguyễn Văn Liệp...
Ngày Nhật đảo chinh Pháp, chúng cướp trụ sở Hội truyền bá quốc ngữ Thủ Đầu Một. Anh em rời vô xóm Mươn, tá túc trong chùa thầy Mười Trận. Ông thày chùa này đặc biệt ở chỗ đã từng hành hương qua xứ Phật là Ấn độ, nhưng có tinh thần chống thực dân triệt để.
Lúc Việt Minh ra công khai ở Thủ Đầu Một vào tháng 5-1945, Trần Quốc Quân làm thủ lãnh Thanh niên tiền phong tỉnh. Ông Trần Văn Giàu giới thiệu Trương nắm lực lượng Thanh niên tiền phong. Lúc đó trong tỉnh còn có hai người hoạt động hăng hái trong giới thanh niên, đó là sinh viên Trịnh Kim Ảnh và Kiều Đắc Thắng. Trịnh Kim Ảnh quê Lái Thiêu, từng tham gia tích cực trong đoàn SÉT (Section d’ Excursion ét de Tourisme) - một tổ chức tập hợp thanh niên học sinh các trường mà nòng cốt là trường Pétrus Ký. Còn Kiều Đắc Thắng là một công nhân gốc miền Trung vào Sài Gòn hoạt động trước 1945. Họ Kiều có nhiều hành động quân phiệt nên Trần Văn Giàu giao Trương “kèm” Thắng. Lúc cướp chánh quyền tỉnh Thủ có ba đại đội dân quân, do bộ đội cảnh sát Cộng hoà vệ binh do Ách Lân ( Lê Văn Lân là adjudant trong quân đội Pháp) chỉ huy, thứ hai là bộ đội Dân quân Cách mạng ( cũng gọi là bộ đội xung phong Đề Thám) và thứ ba là bộ đội công chức đa số là thầy giáo do Quách Văn Trở chỉ huy. Khi cướp chánh quyền, bộ đội Cộng hoà vệ binh đóng gần khám, bộ đội Đề Thám đóng trên dốc Toà Tập tụng, bộ đội Công chức đóng ở Bưng Cải.
Cũng trong lúc này, các anh Trương Văn Giàu chỉ huy trưởng Cộng hoà vệ binh Nam Bộ kiêm tư lệnh Bảo An Đoàn cùng hai phụ tá là hai adjudant Nguyễn Văn Quan và Nguyễn Văn Hoặc được quân Nhật giao trọng trách quản lý sở cao su Lộc Ninh là nơi chúng quản thúc toàn quyền Decoux, thống đốc Nam Kỳ Hoeffel, tướng Delsuc, tổng tư lệnh quân đội Đông Dương và tỉnh trưởng Biên Hoà Larivière.
Nhật hăm chặt đầu ba anh Giàu, Quản và Hoặc nếu để mất bốn tên nguy hiểm này. Một đặc điểm của thời kỳ 1945: các tay quân nhân trong cơ lính Brigade Mobile (Lữ đoàn cơ động) và Garde Civile Locale (Bảo An Đoàn) lên tới cấp cao là công ách (adjudant) đều chạy theo cách mạng. Đứng đầu là Trương Văn Giàu, Nguyễn Văn Quan, Nguyễn Văn Hoặc, ách Theo (sau lấy tên là Nguyễn Sơn Xuyên), ách Lê Văn Lân, ách Năm Râu tức Nguyễn Hữu Nam. Cao cấp hơn có ông Một Thời, Trịnh Văn Thời là thân sinh anh Trịnh Kim Ảnh cũng theo cách mạng. Cũng như ông Một Khôi là thân phụ anh Bùi Khánh Ngươn (sau này lên cấp tướng). Treo chỉ thị của Trần Văn Giàu, các anh Trương, Lân, Quan, Hoặc, Nguyễn Văn Thi, Hồ Văn Nâu, Vạn Công Khai cướp chánh quyền tỉnh Thủ Đầu Một. Trừ Hồ Văn Nâu là dân Tân An lên, tất cả đều là người hoạt động ở tỉnh Thủ. Khí thế tỉnh trái cây trong những ngày tháng tám vô cùng sôi nổi. Trong cuộc biểu tình lớn ở Sài Gòn ngày 25-8 thanh niên Thủ Đầu Một đều kéo xuống tham gia.
Chánh quyền đã về tay ta, Trần Văn Giàu điện phong bác sĩ Trần Công Vị làm chủ tịch tỉnh, phó là Văn Công Khai và Nguyễn Minh Chương. Huỳnh Kim Trương nắm Cảnh sát và Cộng hoà vệ binh, từ đó có cái tên Cò Trương.
Đến khi quân Anh-Ấn của tướng Gracey từ Rangoun bay qua Sài Gòn giải giới quân Nhật, tình hình Nam Bộ bắt đầu gay cấn. Tướng Gracey công khai yểm trợ bọn thực dán Pháp trước đây bị Nhật bắt giam trong thành Ong-dèm (II ème RIC tức Trưởng đoàn 11 Bộ Binh thuộc địa). Chúng mở cửa thành này và Khám Lớn thả một số sĩ quan đầu não ra chuẩn bị thời cơ chiếm lại thuộc địa Nam Kỳ. Tất nhiên chúng cũng nghĩ tới bốn tay đầu sỏ đang bị quản thúc ở Lộc Ninh. Gracey hạ lịnh cho tổng tư lệnh Thái Bình Dương Nhật là thống chế Tra-Chi phải giải thoát toàn quyền Decoux, tướng Delsuc, thống đốc Hoeffel và tên Larivière đang nằm trong tay Việt Minh. Nếu không hoàn thành sứ mạng thì coi chừng đầu rơi xuống đất. Lúc đó ta phong toả kinh tế, bãi thị, cấm tiếp tế quân Nhật đóng trong tỉnh Thủ. Với sáng kiến của Cò Trương, ta tiến hành chủ trương trao đổi hai chiều: một trái dưa leo đổi một trái lựu đạn. Bọn Nhật chịu ngay. Chúng đang đói rau quả còn súng đạn có nghĩa gì một khi Thiên Hoàng đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Một mặt đổi hàng bông lấy lựu đạn, một mặt chặn đường giật súng. Kiện tướng trong nhóm giật súng là anh Tư Ốm. Kỹ thuật của anh là ném bột ớt vô mắt lính Nhật rồi nhảy tới chụp súng. Bị mất vũ khí kiểu đó nhiều lần, Nhật khoá súng vào cườm tay lính. Muốn cướp súng phải chặt tay mới lấy được. Dù địch lo xa vậy, du kích Thủ cũng giật được súng bằng cách không chặt tay mà chặt đứt cườm tay ộc, phải đập nát đầu -Đánh thực dân lòn sâu sào huyệt ---------Nguyễn Bình tại An Phú Xã -Huỳnh Văn Một kể chuyện miền Đông-" href="index.php?tuaid=8068&chuongid=23">Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Tài liệu tham khảo Thay lời bạt