ĂN THỊT BÒ GIÁ TRÉO Ở ĐẤT SÉT - NHỚ THÁI VIÊM LỢI (HỘI ĐỒNG LÝ).Tôi nhớ cố nhân thì nay ông đã không còn. Tôi không muôn viết tên các cố nhân từng quen biết và thích nhau, vì có người nói e đụng chạm tới người sống. Duy tôi muốn nhắc nhưng ân nhân của tôi, và con người như sau bây giờ dẫu đốt đuối vẫn kiếm không ra.Năm 1928, tôi đổi về làm phát ngân viên tỉnh Sa Đức. Cố nhân lúc ấy làm nghị viên địa hạt, Pháp gọi conseiller provincial hoặc conseiller de province, không có lương, duy mỗi năm có hoi hai kỳ bàn cãi sổ công nho hay việc gì trọng hệ, thì có cấp tiền hiện hữu, mỗi ngày có mặt là mấy chục đồng bạc, có ông chờ để lãnh, ông khác “túa kha” (đại ca) cho lại nhân viên toà bố. Nhà ông ở làng Mỹ An Hưng, nôm na gọi Đất Sét ông là người Minh Hương nhưng nói tiếng Việt rất sành, họ Thái, cao lớn dềnh dàng, đầu hớt tóc ngắn chải dựng đứng kiểu bàn chải tắm ngựa, làm cho vóc người thấy thêm cao. Luôn luôn có một nụ cười trên môi. Khi nào xuống chợ Sa Đéc, ông ngồi xe Hotchkiss mui trần, xe lên cầu sắt ván dội rầm rầm tiếng kèn xe quen làm cho anh em cửu cá trong toà bố mừng như trúng số nhỏ.Tánh ông khí khái càng cường ưa tế khốn phò nguy, điều tôi phục nhứt là ông giúp ai ít cho người ấy biết. Tánh ông lại rất ngọt, em út ăn sương mến ông và hằng đeo theo ông, đứa nào cũng giành gọi “Ba, ba” ngọt xớt. Ông vuốt đầu mỗi đứa, miễn cười với ông là có tiền lì xì, nếu ông vuốt má thì lì xì càng hậu, nếu ông vỗ, khều hay đập tay nhẹ nhẹ vào chỗ bàn toạ tròn tròn của đứa nào thì miệng ông vừa cười vừa xin lỗi vừa móc bóp lấy ra một tờ giấy con công (năm đồng bạc thuở đó) dán vào mỗi và cấm không cho cám ơn một tiếng nào.Tỉnh Sa Đéc tuy chu vỉ nhỏ bé hơn các tỉnh khác của miền Nam nhưng đặc sắc xinh tươi rất xứng với mỹ danh người Pháp buổi trước đã tặng “le jardin de la Cochinchine” (vườn cây ăn trái của đất Nam kỳ). Ngày nay vị trí quân sự và hành chánh đã biến Sa Đéc trở nên một quận lỵ phụ thuộc hay sáp nhập với tỉnh Vĩnh Long, hay là đã phục hồi nguyên vị như trước, việc nầy cũng như việc tỉnh Bạc Liêu ra sao tôi xin miễn nghị nơi đây vì tôi đã về hưu và không theo dõi được. Bài nầy tôi chỉ muốn xoay về nếp sống dân ta và nếp phong lưu lối xưa của miền Nam mấy chục năm về trước.Với một xứ vén khéo bao bọc bởi con sông Tiền Giang nơi hướng đông và sông Hậu Giang nơi hướng tây, bây giờ bị xén bất quận Cao Lãnh cũ để biến thành tỉnh mới Mộc Hoá, thì chu vi Sa Đéc càng được thu gọn làm một vùng ròng rặc máu Việt và dân cư càng ít lai máu Tàu máu Miên hơn các tỉnh Hậu Giang khác.Lối năm 1927-1935, Sa Đéc nức tiếng là một tỉnh cứng cỏi dám ăn dám nói dạn dĩ nhứt ở Nam kỳ. Nhơn vật đời đó trong tỉnh gồm những người độc đáo, sức học Pháp văn rất cao, tỉ dụ ông Đốc Tràng, ông Đốc phủ Lê Quang Hiền, nho học có ông Cử Võ Hoành, ông Đặng Thúc Liêng, khí khái xã giao rộng có bác sĩ Phạm Văn Ngời, ăn chơi tài tử thì có hội đồng Hồ Quang Cảnh, và ông nghị viên Thái cố nhân mà tôi mến tiếc nhắc lại bằng bài nầy. Tôi miễn kể những nhân vật khác như ông Huỳnh Thuận sanh ra cậu Huỳnh Thuỷ Lê, như Nguyễn Văn Thắng làm xã trưởng được phong huyện hàm, dám ăn chơi và vì có một bốp phơi lớn hơn của bất cứ ai nên chúng tôi tặng riêng là ông huyện “Nóp”, cũng người xứ Đất Sét. Đặc biệt là các nhà nầy đều nấu ăn khéo léo; mỗi nhà ngon hay mỗi cách. Như muốn thưởng thức món heo con đút lò thì chỉ cụ bị nước đá rồi ghé lò gạch hội đồng Cảnh ở mé sông cái, đường lộ Sa Đéc xuống bến đò Mỹ Thuận. Tính coi heo cúi thuở ấy giá con rẻ hơn con gà con vịt đời nay. Một con heo sữa (cochon de lait), nhắc đến bất thèm chảy nước miếng, một con vừa sức ăn của ba bốn người mạnh ăn mà giá chưa đến ba đồng bạc (3$00) đời ấy, con nào ngon lành và đã trông giá bốn đồng ngoài là cùng. Cũng thời ấy, một đĩa lớn tại nhà hàng danh tiếng Sài Gòn là nhà Yeng Yeng, một miếng thịt heo con bằng ba ngón tay dọn với rau cách xon (cresson) và quay theo điệu ma ni, Phi Luật Tân gọi là “la Manille”, ngon hết cỡ mà giá chỉ có bốn cắc bạc (0$40)! Nhưng ông hội đồng Cảnh Sa Đéc còn có cách cho mình ăn một món heo quay còn ngon hơn nữa. Số là mỗi lần hầm ruột lò gạch, khi đến kỳ dứt chụm lửa vì gạch đã chín gần lấy ra khỏi lò được, khi ấy ông ngồi xe nhà Hotchkiss chạy lại toà bố rủ anh em cửu cá bọn tôi đến tận lò gạch thưởng thức món heo quay đặc biệt nầy. Môi lần như vậy tôi biết chắc sẽ cúng lót đường, sẽ thua thín cẩu ít nữa là đôi ba chục bạc nhưng tôi không bao giờ tiếc tiền để phải nhịn một thú ăn chơi không còn nữa. Tuỳ theo số quan khách, ông sẽ sai gia đinh làm heo sữa đúc lò (xin nhớ đây là lò gạch). Trước tiên ông bày tiệc rượu khai vị, luôn luôn sang trọng và đúng mốt thuở ấy là rượu cognac Martell pha với nước có hơi bọt hiệu Perrier, ly thật đúng độ một công-xio-ma-xiông (consommation), cục nước đá cho thật trong và thật lớn lâu tan, nên nhớ lúc ấy máy lạnh frigidaire chưa có nhiều và cũng chưa có điện để mà xài cho đủ. Mỗi bàn có bốn thực khách thì ông phòng hờ nguyên một con heo sữa, heo cạo gọt sạch lông rồi, mổ bụng lấy đồ lòng để riêng khuya nấu cháo, sắp heo lên đĩa bàn hột xoài (hình bầu dục) đặt lên mâm cây kiểu Tàu hình chữ Nhựt, xong rồi sai trẻ lập thế thần dùng ván để mâm heo lên, cho mâm chun tót vào giữa lò gạch còn nóng rồi để ván và mâm lại đó, xong xuôi rồi bít cửa lò lại thật kín, để như vậy day qua trò tiêu khiển khác. Trong khi hơi nóng còn lại của lò chờ lấy gạch ra, “luyện” mấy con heo sữa, biến lớp da non thành món ăn giòn khứu, và biến các giò cẳng móng thành những món nhăm nhi giòn rum và biến thịt heo tơ thành thức ăn ngọt lịm thơm phưng phức thơm mùi ngũ vị hương pha với mùi tàu hủ đỏ và chao đỏ của các chú Ba Tàu sành đời. Tôm đã tươi đang nhảy soi sói, con nào con nấy xách nặng tay, gạch đầy đầu, cắn vào miệng b!!!8305_10.htm!!!
Đã xem 115294 lần.
http://eTruyen.com