8 (tt)
Hối Lộ

2. CHUYỆN THỨ NHÌ - MỘT VỤ HỐI LỘ HỐI CẢI KỊP THỜI.
Năm 1929, tôi nghèo cúng lắm. Trong nhà thiếu trước hụt sau, mắc nợ ba trăm đồng bạc thôi, mà quanh đi quẩn lại tháng nầy qua tháng kia, vẫn vá víu mãi không trả nổi. Hỏi mượn một trăm của nầy, của Khôn, Khanh, anh em bạn tốt trong sở, đem đắp chỗ kia, cứ quây quần như vậy không khác đắp bờ đê, chung qui nước vỡ bờ vẫn tiếp tục.
Ác nghiệt nhứt là trong tay có sẵn tiền mới là nguy hiểm, vì tiền ấy là của công, tiền trong kết bạc toà bố, chánh phủ giao tôi giữ với chức vụ ký lục phát bạc (comptable, agent de paiement).
Chức nầy trước kia giao phó cho quan lại lang-sa đứng hàng thứ ba trong tỉnh sau vị tỉnh trưởng Pháp gọi Chánh Tham biện (ông Chánh) và sau vị Phó Tham biện (ông Phó). Qua đến thời bình, nhiệm vụ bớt gay cấn, chức nầy mới phó thác cho người Nam coi, vì vậy còn lại danh từ nôm na gọi ký lục phát bạc là ông công táp.
Thỉnh thoảng trong cơn gấp rút, tôi có ký bông khi mượn mười đồng làm vốn đi đánh bài, khi khác mượn hai chục để mua đồ xưa, nhưng tôi cân làm sao số tiền mượn không quá lương tôi lãnh, có bề gì, rủi thanh tra xét tủ, mất mát đôi ba chục, đổ thừa làm mất, bất quá thường tiền chớ không đến nỗi bắt tội hà lạm thụt két.
Cái năm 1929 ấy tuy vậy mà tôi hạnh phúc nhứt đời duy không biết để mà tận hưởng: ngoài sở chúng bạn yêu vì, quan trên trọng dụng, trong nhà có vợ đẹp, gia đình tuy thiếu hụt nhưng đầm ấm, cái hoạ ngoại tâm vẫn chưa nẩy mầm.
Nhưng cũng bởi nghèo túng, cho nên tinh thần thường dao động. Mặt khác bản tánh vốn ngay thẳng nhờ cha mẹ khéo dạy từ nhỏ, rốt lại không được sự dao động xưa. Tôi xin thuật lại như sau một vụ toan ăn hối lộ may thời đến phút chót ngưng lại kịp.
Nguyên từ lâu, ông cai tổng cao niên trên Cái Tàu thượng, L.H.H., làm mất lòng tín nhiệm của ông chánh phủ tỉnh tên là F.Barloli. Trước khi về nghỉ bên Pháp, ông nầy để mật thư lại cho ông chánh kế nhiệm là ông L. Pech đề nghị nên giải nhiệm ông cai tổng, viện cớ là tuổi già, khả năng chống cộng kém. Tôi quên nói lúc ấy là lúc bắt đầu có nạn cộng sản tại Sa Đéc, nhứt là ở Cao Lãnh và Cái Tàu thượng, nhưng nhẹ thôi, như bày cho dân không đóng thuế, xin bớt thuế, vân vân. Tụ tập la ó ban đêm bởi ban ngày lặn mất, để chờ tối hôm sau tuyên truyền thuyết mới nơi một làng khác. Họ dùng ớt chín kết làm tràng hoa cờ đỏ búa liềm thả trôi sông trên bè chuối hoặc treo băng-đơ-rôn phản đối nơi chỗ hẻo lánh chớ chưa hề có bạo động lớn đến xảy ra án mạng. Sở dĩ có mật thư cũng vì chút tư thù, ông cai không dâng lễ mễ nào trong khi ông chánh F. Barloli, có tiếng là người ham ăn của đút. Thậm chí mấy thầy ở toà bố, trừ những người có khả năng không sợ bị hớp hồn, chớ thầy nào yếu bóng vía đều phái cúng kiễng lễ vật mới được bình an. Ông chánh cũ có mượn của một thầy cai tổng một con bò sữa để mỗi sáng có sữa tươi cho ông pha cà phê; khi ông về xứ mời thầy cai đến lãnh bò về, ông cũng tìm cách khen thầy cai hào hiệp bằng cách ép thầy cai mua giùm hai cái xe đạp của con ông thôi dùng; bao nhiêu ấy đủ thấy thủ đoạn cao cường của một ông chăn dân có nhiều mánh khóe. Cũng vì thầy cãi L.H.H. không chịu dùng kế “cho mượn bò lấy sữa” mà biến ra cai hoạ tâm thư đề nghị sa thải ông.
Trong hồ sơ để lại, ông Cai H. đã 54 tuổi, cũng đáng tuổi về hưu, nhưng tôi không tin nơi hồ sơ và có ý muốn biết mặt ông cũng như muốn biết thêm về ông để dễ bề định đoạt; nghiệt nỗi ông ít đến toà bố, mỗi tháng lãnh lương do tay tôi phát, ông cũng ít năng đến lãnh hoặc nhờ người khác lãnh thế thành thử giữa ông và tôi cuộc tiếp xúc dường như không có.
Cái hoạ sau lưng ông cai và càng cấp bách nguy hiểm hơn là ông có một phụ tá cộng sự viên là bang biện phó tổng H.T.S. rấp ranh giành chỗ ông mà ông chẳng hay biết.
Nay nói về nguyên tắc, muốn cho về hưu một vị cai tổng thì ít nữa phải viện khá nhiều lý lẽ vững vàng, tỉ như tuổi già, sức yếu, khả năng làm việc thiếu kém v.v... Trong hồ sơ tôi cầm trên tay, các lý lẽ ấy đã hội gần đủ: tuổi về hưu theo nguyên tắc là 55 mà ông đã tuổi 54; ông thường xin nghỉ việc để đi chơi khi Đà Lạt, khi Vũng Tàu, sau mấy giấy phép sao lục ngờ ngờ còn trong hồ sơ lại là những chứng cớ hùng hồn rằng ông thường bịnh hoạn, tuy mấy lần làm quan chánh đến tổng giản dân ông đều có mặt ứng hầu, nhưng những lần có tụ tập hay bạo động chỗ nào, thường thầy bang H.T.S. lãnh đi thế, ngờ đâu mấy việc vặt ấy nay trở thành cáo trạng tố cáo ông cai ít hoạt động, không bằng thấy phó xốc vác hơn. Ông phố không lánh nặng, ông cai ưa tìm nhẹ. Còn một phần thừng điểm của ông cai già là ông có uy thế dân trong tổng kính vì.
Trong khi ấy, ông bang biện phó tổng tuy trẻ hơn một chút nhưng gia thế sự nghiệp cũng tương đương chẳng kém sút gì ông cai. Cái thua điểm của ông nhỏ nầy là uy tín không bằng ông lớn, kể về hành chánh và kỉnh nghiệm thì ông trẻ vẫn thua ông già.
Trong những buổi tôi tiếp xúc với anh em trong sở, tôi hỏi thăm kín thì phần đông cho là ông cai có tánh kiêu, hơi khó chịu, thua ông bang biện biết đãi bôi chiều chuộng dễ chịu hơn; dễ chịu với khó chịu đây tượng trưng, sau tôi rõ lại, là một ông ưa cho trái cây trong vườn làm quà (thầy bang S.) còn một ông tánh sẵn rít lại có nho phong, không muốn nhờ lễ mễ bấc cầu giao thiệp gây cảm tình. (ông cai H.); Cái sẩy nẩy cái ung là vậy.
Một chi tiết nhỏ làm tôi giựt mình là cả hai đều: một ông S. là cha vợ của giáo sư cử nhân khoa học, anh Cang vốn cùng tôi người đồng xứ, và cũng đồng song, còn ông H., vốn thân phụ của anh Lê Hồng Đô, một bạn đồng trường Đô học ban lang-sa (quartier européen), tôi học ban bản xử (quartier indigène) nhưng cả hai cùng học đờn vĩ cầm cùng một thầyu thử thách nầy, người nào bỏ cuộc sẽ được tặng là đàn bà mặc yếm, còn thua các cô đứng gác đầu cầu, và mặc ý đã thua cuộc thì hãy làm Tư Mã Ý, nhục nhã lại ngồi chờ nơi chòi bố. Nhưng đại phàm đã có rượu làm nữ, thì có ai mà chẳng lên mặt anh hùng? Ông Lai Vung mở đường dẫn đạo, theo sát chân viên ngoại là hướng lộ viên. Viên ngoại tửu lượng có thừa, lại nữa biểu diễn tại sân nhà, nên mấy đời lầm kế của ông đã sắp đặt.
Ông Lai Vung khoan thai bước đến cây cầu thứ nhất thấy có bản nhỏ đề một chữ “Đông”. Kế bên cầu một cô trẻ nhứt trong hàng bái tiên, đầu để tóc ngắn như sinh viên mới ra trường, nhoẻn miệng cười duyên và lấy kẹp sắt gắp khăn nóng hấp trong nước hoa thơm cung kính dâng lên trước mặt. Ô! Hay quá! Mặt đang hừng vì rượu, có sẵn khăn nóng rút hơi men ra bớt thì có gì sướng bằng! Ông Lai Vung miệng nở nụ cười tươi lại như buổi thanh xuân, chỉ tiếc bị mấy cái răng bịt vàng làm giảm bớt cái nho phong đạo cột. Ông với lấy khăn lau mặt lau tay rồi bệ vệ trả khăn lại cho gái, chậm rãi bước qua cầu trót lọt. Qua tới đầu câu bên kia hiện ra một nàng tiên đẹp không thua nàng trước, tay cầm trống nhỏ gióng lên ba tiếng thanh thanh, báo tin cho hai vị tiên nơi cầu kế đó dự bị đón tiếp những chàng Lưu Nguyễn. Cầu nầy thấy đề chữ “Bắc”, tức đi vòng tròn từ đông sang bắc. Một nàng hoa khôi duyên dáng chực sẵn trao cho khách một ly nhỏ Cognac séc thưởng công đi ngay ngắn, hé miệng cười duyên mời quân tử cạn bôi. Không uống sợ mất lòng, rán uống mà thuyền tình đã chở đầy rượu mạnh. Khách uống rồi tiên bên kia thâu ly lại trả về bên nầy như cũ: miệng chúc câu “Quý nhơn thượng lộ bình an”. Thấy cách tiếp đãi thanh nhã như thế chúng tôi đi đàng sau càng nôn trong bụng, trông mau đến phiên mình khều một cái, thưởng thức chung rượu cô gái đẹp dâng đến tận môi. Ông Lai Vung bước đến đầu cầu thứ ba chữ “tây” để trước mặt. Nơi đây có một cô tuổi độ đôi mươi, cổ tay tròn nhượng chỉ, với lựa trên bàn một miếng bánh tráng, một mớ rau thơm, lễ phép dâng trước mặt, liếc mắt đưa tình như mời mọc: “Xin quan hãy đi lại gần con bê! Xin quan tự lựa lấy miếng nào quan thích, cắt lấy và tự mình thưởng thức, chúc quan ngon miệng!”. Nhưng ăn thưởng sao được vì chưa có nước mắm chầm kia mà! Ông Lai Vung sấn bước đến ải chót là cầu hướng “Nam” nơi trấn thủ của cô Mười Cự, nữ tiên chúa đông. Cự tiên cô vì cầm đầu nên giữ phần chủ chốt, quốc tuý là nước mắm, không có để chấm thì miếng thịt lạt lẽo nuốt sao vô? Nhưng khỏi lo, ở đây như đã nói, có đủ thứ nước chấm từ mắm nêm thơm ngọt đến nước mắm hòn đặc biệt. Rồi trở lại Đông kiều số một, có nước hoa rửa tay, có khăn thơm lau miệng, rồi qua Bắc kiều lấy rượu, qua tây kiều nhận thịt, qua Nam kiều chấm vào nước mắm, thưởng diệc món thịt bò giá tréo! Như con rắn cấn đuôi, khách và chủ đánh trận đàng xà được ba vòng vô sự, người nào người nấy đều hân hoan, cao hứng đến tột độ, cười nói như bấp rang, cả thảy đều khen ông viên ngoại có một sáng kiến mới mẻ, và đãi ăn cách nầy, dẫu có té xuống nước dẫu bị tiên cô lấy nhánh huệ thưởng đòn cũng sướng! Vừa nghĩ thầm đến đó, bỗng nghe một tiếng bõm, day lại xem, té ra đội hầu cận ông Chánh tên gọi Quản Tiên, đã thạo xái (khởi đầu), trượt chân xuống ao sen. Cả đoàn đều dừng lại cười rộ, chờ bác quản leo lên, thối bộ lại đầu cầu, cô gái, quên tiên cô nhỏ, quỳ xuống lấy khăn sạch lau giày, vuốt y phục lại ngay ngắn, ông quản không lộ vẻ giận, bước lên cầu đi thẳng qua bên kia, một cô khác giả bộ trách yêu, lấy nhánh huệ tươi gạt nhục bàn toạ ông như tuồng tiên quở sơ người vụng về. Cả bọn đều cười lăn chiêng, ông cũng cười theo, vui vẻ cả đám. Nhưng qua khỏi cầu rồi, ông quản không được thưởng ba tiếng trống chúc “thượng lộ bình an”, lại nghe ba tiếng gõ tang (gõ vào thành trống) quả nhiên báo tin có người bị phạt y như tửu lịnh sẵn có. Trong lúc ấy chủ và khách đều hừng chí hăng say vì rượu không khác con gà đá độ, mê trận đá quên thôi. Nhưng đến đấy ông viên ngoại là người giàu kinh nghiệm, không kéo nhây cuộc vui và để tránh tiếng lần khân sàm sỡ. Ông mời quan khách bước vào nhập tiệc nơi nhà mát. Con bê thui được triệt xuống, xẻo thái ra nhiều đĩa lớn và dọn chung lên bàn với món cháo lòng bò đặc biệt ăn với gừng cay, lòng non lá lách, khăn bàn xương sụn gân giòn. Tiệc kéo dài với những sòng thín cẩu và xì phè đến gà gáy sáng chưa thôi.
Khách ra về còn tiếc, quên hết chuyện ông quản bị đòn, nhưng về nhà rồi ai nấy đều giấu nhẹm việc cùng tiên sống phó hội, duy vẫn, khi gặp nhau khen mãi buổi cháo giải lao và con bò giá tréo Thái Viêm Lợi có tiên chuốc rượu.
Tái bút - Mãi về sau, gặp lại Thái cố nhân, ông nói hôm ấy, chúng tôi là cá chốt lòng tong, nếu có té xuống nước không xấu, vì là ngư thuỷ tương phùng! Ông chỉ mong bực dân chi phụ mẫu, hạng cầm cân nẩy mực rơi xuống mới là khoái. Tuy vậy dằn mặt chơi một chút cũng đủ, không nên chọc họ giận mích lòng. Ông nói trong Nam, không thiếu gì thú ăn chơi kỳ thú, như miệt Sốc Trăng, Hoà Tú, cá lóc nướng trụi, bó đất sét nguyên con luôn và vảy, chim se sẻ, chàng nghịch, ốc cau, để nguyên và lông, lấy đất sét bó lại, thảy vô đống rơm đang cháy để canh lúa ban đêm, khi rơm lụn tàn, lấy ra đập vỏ đất, lấy thịt kẹp bánh tráng chấm nước mắm ăn ngọt xớt không gì thú và ngon bằng.
Cũng như thịt bò, thịt trâu, khi ngã ăn không hết, để nguyên đùi vùi vào đất bùn sạch, chỗ có nước chảy mạnh, tỉ như mé sông Cái, dẫu để mấy ngày thịt vẫn tươi, khi lấy ra ăn vẫn mềm và ngon không thua khịt ướp trong tủ lạnh.
Ở miệt Bình Dương (Thủ Dầu Một cũ), nơi vườn măng cụt, sầu riêng, còn một thú lạ là treo thịt bò nguyên đùi hay nguyên xúc thịt phi lê lớn lên cây có kiến vàng nhiều, kiến nầy đánh hơi thịt ráp lại bu đeo, trong chốc lát kiến vàng chích nọc có chất acidc formique vào thịt, đừng thấy vậy mà gớm, độ nửa tiếng đồng hồ cục thịt trở nên mềm và đã chín tái, cứ để vậy, thẻo từ miếng nhỏ ăn với rau sống bánh tráng mắm nêm, đã thơm ngọt thiên nhiên lại không có mùi mỡ dầu lâu tiêu như cục bít tết xe nhăn (bifteck saignanl) hay thịt chiên Chateaubriand, vừa cầu kỳ, vừa khó chiên cho đúng, khéo và ngon.
Nhơn vật Sa Đéc phần đông đều nhã và thảo ăn. Thái cố nhân là một. Khi tôi xin về làm việc tại tỉnh nhà, ở Sốc Trăng, tuy được gần cha mẹ, vui bề thân tỉnh mộ khan, nhưng lòng hằng gởi về tỉnh nhỏ thân yêu Sa Đéc.
Khi tôi đổi về Sài Gòn lối năm 1938-1943, tôi có gặp lại Thái cố nhân lên trị bịnh nước tiểu có đường. Chứng nầy lúc đó vô phương trị. Tôi khóc ngày nay vẫn khóc, tiếc người anh cả phong lưu hiếm có.