Chương 11


Chương 11

Mai thò đầu vô phòng Lam, giọng dài ra:
- Chị vào đượckhông?
Lam gấp quyển vở lại, mỉm cười:
- Cứ tự nhiên. Em đang buồn đây.
Ngồi xuống ghế, Mai hỏi:
- Buồn sao không ra ngoài cho khuây khỏa mà cứ ru rú trong phòng thế này?
Tựa người vào lưng ghế, Lam nói:
- Ngoài vườn cũng có khác gì trong đây. Cỏ bắt đầu um tùm, hoa lá bắt đầu còi cọc và em không đủ kiên nhẫn để sửa sang cho khu vườn quang đãng như trước nữa. Nhà này chỗ nào cũng ảm đạm, cũ kỹ và lạnh lẽo, sao không ai nghĩ tới chuyện tân trang nó lại nhi?
Mai ra vẻ nghiêm trọng:
- Tại em không biết chớ ngôi nhà này là nguyên nhân khiến cha con, anh em xích mích với nhau đó. Cậu Lộc đòi đập nó để xây lại rất nhiều lần nhưng ông cụ không chịu. Cụ chủ bảo đây là nhà thờ, phải để nó cũ kỷ, rêu phong ông bà tổ tiên mới biết đây là nhà mình mà trở về với con cháu vào dịp tết nhất, giỗ quảy. Còn nếu đập tất cả những gì xưa cũ để xây lại cái mới thì khác nào xua đuổi tổ tiên.
Lam ngạc nhiên:
- Ông Trường nói thế à?
Mai nhướng mày:
- Chớ sao. Cậu Lộc tức lắm nhưng làm gì được, khi đây không phải nhà mình.
Cô ngập ngừng:
- Chú Kiên có ý kiến gì về chuyện này không?
Mai lắc đầu:
- Cậu ấy chả đời nào xen vào chuyện nhà cửa. Nhưng dĩ nhiên là cùng phe với ông cụ chủ là cái chắc rồi. Bởi vậy anh chàng Phi mới bảo: “Nhà này luôn có những đợt sóng ngầm xô đẩy nhau. Thế nào cũng có người bị chìm xuống tận đáy biển”. Thực tế đã có rồi đấy.
Lam tò mò:
- Chị muốn nói ai vậy?
Mai cười cười làm Lam nôn nóng hơn. Cô gắt:
- Em ghét ai úp mở lắm.
- Không phải chị úp mở, nói ra sợ bị ghét thôi.
- Chỉ có em chớ đâu có ai.
Mai lơ lửng:
- Em ghét, cũng đủ chết chị rồi.
Lam bật cười:
- Sao em lại ghét chị được?
Mai tiếp tục vòng vo:
- Những người bị gọi là nhiều chuyện, đâu có ai ưa.
Lam giận dỗi:
- Nếu vậy em không hỏi nữa.
Mai nhịp nhịp tay lên bàn. Cô ta nhìn hai quả thông khô để bên khung hình của Lam và gật gù:
- Dễ thương quá hén. Của cậu Kiên cho phải không? Cậu ấy quí nó lắm đó.
Lam buột miệng:
- Sao chị biết?
Mai nói tiếp:
- Cậu ấy cầm trong tay suốt từ Đà Lạt về đây vì sợ nó bị hư đấy.
- Chú Kiên nói với chị à?
- Ừ! Cậu ấy còn bảo để tặng người yêu, nhưng khi đến chỗ cô ta, cậu ấy lại đi mình không. Thì ra người yêu của cậu Kiên là đây.
Lam vội vàng phân trần:
- Chú ấy là vui nói chơi. Vậy mà chị cũng tin.
Mai chợt hạ giọng thấp:
- Thế còn cái chuyện giữa đêm giữa hôm om xòm của em và cậu ấy thì sao? Hôm đó chị có nghe, nhưng đâu dám chạy lên.
Mặt Lam đỏ bừng, cô nhớ tới cái tát của dì Thư, những lời dì ấy đã nói, mà muốn độn thổ vì nhục với Mai.
Cắn môi lại, Lam ấp úng:
- Giữa em và chú Kiên không có gì hết.
Mai nhỏ nhẹ:
- Chị biết. Em chỉ là nạn nhân của những đợt sóng ngầm mà thôi.
- Em không hiểu ý chi.
Mai ngập ngừng:
- Cách đây không lâu, chị tình cờ nghe cô Thư nói chuyện với cậu Lộc ngoài vườn.
Lam nhíu mày trước vẻ trầm ngâm của Mai:
- Dì dượng em nói về chuyện gì?
- Họ nói về em, về cậu Kiên. Qua đó chị mới hiểu đêm đó cậu Lộc đã xúi cô Thư làm ầm lên. Cậu ấy đã biết hai người thường xem đá banh vào giấc gần 12 giờ khuya từ lâu, nhưng không rầy mà cố tình giăng một cái bẫy. Cô Thư nghe lời chồng dìm cháu gái mình xuống tận đáy nhằm tống cổ cậu Kiên đi.
Lam điếng người vì những gì Mai nói. Dù đêm đó, Lam đã lờ mờ nhận thức được như vậy, nhưng bữa nay nghe người khác nói, cô không khỏi đau lòng. Thì ra cô là nạn nhân, là kẻ bị nhận chìm xuống tận đáy. Sao dì Thư lại nỡ làm thế chứ!
Khi cô còn uất ức thì Mai đã nói tiếp:
- Chưa hết đâu. Cậu Lộc còn muốn tống luôn em nữa kìa.
Lam nuốt nghẹn xuống:
- Thật hả?
- Chính tai chị nghe. Hôm đó ngoài vườn, cậu Lộc cằn nhằn cô Thư sao còn chứa em trong nhà.
- Thế dì Thư bảo sao?
- Cô ấy bảo đã nhận lời của ba mẹ em, không thể để em ở nhà trọ được, với lại sống ở đây, em chả làm lỗi gì. Nghe vậy cậu Lộc có vẻ bực lắm. Em liệu chừng đi. Thế nào cậu ấy cũng tìm ra cớ để em phải rời nơi này.
Lam bị chấn động mạnh khi nhớ tới những lời chú Kiên từng nói trước đây. Xem ra chú ấy nói rất đúng. Dì dượng đã tống khứ được Kiên rồi thì sớm muộn gì cũng tới cô. Dượng Lộc rất gia trưởng, dì Thư đâu dám cãi lại. Thế nào dượng Lộc cũng tìm một cái cớ nào đó để ép Lam mà dì Thư không phản đối được. Tự nhiên thấy sợ người đàn ông đó. Vì lòng tham, ông ta sẵn sàng dứt tình anh em. Vậy thì vì bản thân ông ta sẽ có lý do để loại cô khỏi tình thương của dì Thư. Ông ta muốn có một mái gia đình, nhưng cũng muốn có tình nhân mà không ai biết. Ông ta vừa tham lam vừa bần tiện. Hạng người như thế nên tránh xa thì tốt hơn.
Mai dịu dàng:
- Chị nói để em đề phòng cậu Lộc. Cậu ấy độc lắm đó. Tuy chị và bên mẹ cậu ấy có bà con, nhưng chị không ưa. Chị thấy cậu Kiên được hơn ông anh mình nhiều. Tội nghiệp. Thỉnh thoảng ghé về nhà cậu ấy vẫn gởi quà cho chị, rồi hỏi thăm mọi người. Cậu Kiên rất quan tâm tới em.
Ngập ngừng một chút, Mai nói tiếp:
- Cậu Kiên là người tốt đó!
- Em biết.
- Biết thôi vẫn chưa đủ. Nếu chịu khó tìm hiểu, em sẽ thấy cậu Kiên rất hay.
Lam ấp úng:
- Em tìm hiểu chú ấy làm gì chứ. Chị lạc đề rồi.
Cầm nhánh thông khô lên, Mai ngắm nghía:
- Cậu Kiên khéo chọn thật. Hai quả thông, một to một nhỏ nằm gần nhau như một đôi suốt đời không lìa xa.
- Chị lại suy diễn. Chú ấy nhặt được trên đồi mà. Quả nhặt thì đâu lựa chọn gì.
- Ấy! Nói thế người ta nghe sẽ buồn lắm đấy!
Giọng Lam nghiêm lại:
- Ai nghe, ai buồn em hổng biết, nhưng lỡ dì Thư nghe chắc em chết.
- Ăn Thưa gì. Quan trọng là em có nghĩ tới không ấy chứ.
Thấy Lam làm thinh, Mai cao giọng:
- Chị và cậu Kiên không tin em dễ bị cô Thư áp đảo như Trâm Anh. Vả lại cái thằng 4 mắt ấy coi gà mái lắm, nó không xứng với em chút nào.
Lam đứng dậy:
- Đừng nói với em như vậy nữa, không thể nào khác được đâu! Em không muốn mạo hiểm lao vào điều cấm kỵ mà mẹ đã dặn đi dặn lại trước khi vô đây.
Mai nhìn thẳng vào mắt Lam:
- Nhưng trong lòng em có nghĩ đến cậu Kiên phải không?
- Chị hỏi điều này làm chi?
Không trả lời cô, Mai đứng dậy:
- Quên nữa! Chị phải đi coi nồi xúp đây.
Lam ngồi phịch xuống giường. Từ hôm trò chuyện với Kiên đến nay, đã hơn một tháng. Hầu như không ngày nào cô không nghĩ tới Kiên. Tan trường cô lóng ngóng trông anh. Về nhà thay vì đợi Long, Lam lại đợi anh rồi thất vọng vì anh không ghé, dù là để thăm ông bác Trường. Thì ra Kiên ghé nhà ban ngày, lúc không có Lam.
Lẽ nào anh muốn tránh mặt cô y như câu anh đã hứa: “Sẽ không làm phiền Lam nữa”. Nếu đúng vậy cô đã thành công, sao lại ray rứt khổ sở cơ chứ?
Ngậm ngùi nhớ tới đôi mắt nồng nàn của Kiên. Lam úp mặt vào gối. Bài hát nào đó lại vang vang trong hồn cô... ”Thôi em đừng dối lòng... ”
Nghe tiếng Mai nheo nhéo gọi dưới bếp, Lam uể oải bước xuống giường.
Lại tới giờ cơm rồi. Trưa nay ông bác Trường vắng nhà, trái lại gia đình dì Thư lại đông đủ. Vừa ngồi vào bàn, ông Lộc lừ lừ mắt nhìn Phi:
- Mấy tháng rồi mày mới về nhà ăn cơm. Hừ! Tao tưởng mày có gia đình riêng rồi chứ!
Khác với thái độ im lặng mỗi khi bị nói tới trong bữa cơm trước đây. Hôm nay anh đáp lại:
- Con nghĩ cũng tới lúc đó rồi đó!
Ông Lộc cười nhạt:
- Mày đủ sức sao? Tao và mẹ mày đã vừa ý con gái của bà Thuần. Nếu mày ưng đứa khác thì tự lo liệu chuyện cưới hỏi. Rồi nhà cửa, cuộc sống sau này nữa.
Phi thản nhiên:
- Tùy ba mẹ nhưng conkhông muốn bị ép duyên. Đời này cưới xin cũng dễ. Chỉ cần đăng ký kết hôn xong là sống chung được rồi. Cha mẹ không lo, bày vẽ làm gì cơ chứ!
Mặt ông Lộc tái mét:
- Đồ mất dạy! Mày dám nói thế với cha mình à?
Bà Thư vội chen vào:
- Ông đừng có nóng. Chuyện đâu còn có đó mà. Sao cứ đợi bữa ăn là quát mắng con cái như vậy? Nó chỉ đùa thế, chớ đã thật đâu nào.
Quay sang Phi, bà dịu giọng:
- Lập gia đình là chuyện quan trọng. Đâu thể nào dễ dàng như con nói được. Nhưng con đã quen ai chưa? Nếu có, dẫn con bé về cho ba mẹ biết mặt.
Phi nói:
- Dù ba mẹ đồng ý hay không, con cũng sẽ đưa Tuyết Sương về chào hỏi ông nội.
Lam thấy ông Lộc nhíu mày:
- Con bé tên Tuyết Sương à?
- Vâng!
- Nó làm nghề gì? Con cái nhà ai?
Phi nhíu mày, anh khó chịu với cách hỏi của ông Lộc nhưng cũng trả lời:
- Suong đang học năm cuối đại học Du Lịch, gia đình chỉ là công nhân viên chức nhưng gia giáo, đàng hoàng.
Bà Thư chép miệng:
- Vậy cũng tốt! Nhưng mắc cái tội nghèo! Thời buổi này không tiền khó sống hạnh phúc lắm con ạ!
Phi cười nhạt:
- Đấy là quan niệm của mẹ, chưa chắc là đúng với tụi con.
Bà Thư vụt hỏi:
- Chừng nào con đưa Sương về chơi?
- Tùy ba mẹ
Bà Thư gật gù:
- Vậy chúa nhật này đi. Trâm Anh cũng định mời Sơn tới ăn cơm đó!
Quay sang Lam, bà bảo:
- Con nhớ mời thằng Long nhé!
Lam nói ngay:
- Con thấy không cần vội như vậy đâu dì.
Bà Thư khoát tay:
- Sao lại không cần! Cứ nghe lời dì đi.
Lam im lặng, cô liếc Trâm Anh và thấy chị ấy như đang chìm vào cõi riêng của mình. Lam không thể dễ bị dì Thư áp đặt như chị Anh được. Dù cô yêu Long chăng nữa, cô cũng không muốn bàn tay dì Thư thò vào sắp xếp chuyện tình của cô.
Mím môi lại, Lam Thư hết can đảm nói:
- Xin lỗi! Con không thích mời anh ấy vào lúc này.
Trợn mắt đầy kinh ngạc vì Lam dám cãi lời mình, bà Thư hỏi như nạt:
- Tại sao?
Lam đáp bừa:
- Tại con không thích.
Ông Lộc mỉa mai:
- Bà đừng ép. Con bé này chỉ thích những cái khác người ta.
Lam cố nuốt miếng cơm còn ngậm trong miệng, rồi tưởng tượng ra cảnh dượng Lộc và anh Phi đau khổ, ê chề vì cô gái tên Sương. Dượng ấy mới đúng là người thích những cái khác lạ chớ đâu phải Lam. Hãy đợi đấy! Rồi sẽ biết ngay mà! Cả dì Thư cũng xứng đáng nếm cay đắng này. Chỉ tội anh Phị Cú sốc đối với anh sẽ rất nặng nề, nhưng Lam biết làm sao để giúp anh đây.
Giọng bà Thư lạnh lùng vang lên cắt ngang suy nghĩ của Lam:
- Ở đây không ai ép hết. Là con cháu phải biết vâng lời, bằng không cứ về Nha Trang. Hừ! Dì vẫn còn treo cái tội của con đấy!
Lam buông đũa xuống:
- Con không có tội gì hết.
Dứt lời cô bỏ lên lầu nằm úp mặt vào gối. Đây là lần đầu tiên cô dám chống lại ý dì Thư trước mặt nhiều người. Lam biết dì rất giận. Nhưng nếu không làm thế cô sẽ sa lầy mất.
Chống đối dì Thư, đồng nghĩa với tự cô lập mình. Lam sẽ ngạt thở hơn nữa nếu tiếp tục ở đây. Chưa bao giờ Lam muốn có chú Kiên bên cạnh như lúc này. Bên chú ấy, Lam luôn thấy an toàn, yên ổn. Cô không phải đối phó trong cách nghĩ, trong lời nói như với dì Thư. Cô đã sợ quá cái trò giả dối mà dì Thư, dượng Lộc, chị Trâm Anh và cả anh Phi đang diễn. Sống với họ, cô mệt mỏi quá, bây giờ cô muốn sống theo ý mình, cho mình kìa.
Nhưng điều cô mong ước chả lẽ thực hiện chút nào. Nằm chèo queo trên giường, Lam buồn tình mở nhạc ra nghe và dần dà chìm vào giấc ngủ.

Truyện Chương 11 Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 c này khu vườn không có ai. Nếu có mẹ hay dì Thư, chắc cô đã bị dũa vì đã làm một người yếu tim ấy giật mình rồi.
Tự dưng Lam tủm tỉm cười. Cô thanh thản đi trên lối cỏ mọc đầy, lòng thầm mong mau tới ngày khai giảng để được tự do, bay nhảy. Bị nhốt trong cái lồng rong rêu này suốt tuần qua, Lam đã oải lắm rồi. Cô đang mong được vỗ cánh bay tìm bạn mới, hoặc gặp lại những đứa bạn Nha Trang của mình ghê gớm. Chỉ với bạn, Lam mới chuyện trò thoải mái. Còn với ông anh, bà chị, ông dượng, bà dì, rồi ông bác bố chồng của dì Thư, Lam toàn phải vâng, dạ, chán muốn chết. Cô đang thèm nhảy loi choi trên biển, nằm dài trên cát hát vu vơ với trời nước mênh mông ghê đi.
Tiếng chị Mai giúp việc ơi ới vang ra tận vườn làm Lam phải quay lại. Cô bước vào bàn ăn khi mọi người đã đầy đủ.
Ông Trường, ba chồng dì Thư mỉm cười hỏi cô:
- Cháu đã đi hết thành phố chưa?
Lam lắc đầu:
- Dạ chưa ạ! Sài Gòn rộng quá, cháu sợ lạc.
Ông Trường lại cười:
- Đường nào chả về La Mã. Phải mạnh dạn lên, đi cho biết đó biết đây chớ, sợ gì mà sợ.
Lam chưa kịp lên tiếng, dì Thư đã nói:
- Con không cho nó đi lung tung, con gái tỉnh ra dễ bị gạt lắm.
Ông Trường nói:
- Thật ra ba không đồng ý cách dạy con theo kiểu cấm cung của vợ chồng bây. Tối ngày cứ ấp con trong lòng chưa phải là hay đâu.
Đang cắm cúi ăn, ông Lộc chợt góp vào:
- Thời buổi bây giờ người tốt thì ít, kẻ xấu lại... lềnh khềnh ngoài đường. Con làm sao an tâm khi để các cháu tự do trong quan hệ giao tiếp chứ.
Ông Trường nhấn mạnh:
- Nhưng con phải nhớ mình không sống đời để theo canh giữ chúng nó mãi.
Ông Lộc thản nhiên đáp:
- Nhưng ít ra khi còn sống, mình cũng an tâm nhìn con cháu thành công đi theo con đường mình đã vạch sẵn, chớ không phải khổ sở nhìn hậu quả của việc đã thả lỏng chúng.
Ông Trường chưa kịp nói gì, ông Lộc đã nhếch môi cười đầy mỉa mai:
- Ba thấy đấy, thằng quý tử của ba đã đi cả tháng trời, nhưng không hề một lời cho biết đã đi đâu, làm gì. Nó mặc cho ba đứng ngồi không yên, ăn ngủ không được vì phương pháp thả nổi con của ba.
Ông Trường xụ mặt xuống rồi sau đó nói ngay:
- Nó lớn rồi, muốn đi đâu thì đi, làm gì tao phải đứng ngồi không yên chứ!
Lam tròn mắt nhìn hai người. Dầu mới ở đây chưa lâu, nhưng cô vẫn dễ dàng nhận ra dượng Lộc và ông nội của Trâm Anh không hợp nhau. Từ chuyện lớn đến chuyện bé, hai người luôn có tư tưởng đối chọi. Thường anh Phi sẽ đứng ra giải hoà, nhưng chiều nay anh ấy vẫn thản nhiên ăn cơm, như không nghe không thấy gì hết. Lam sợ hai người đàn ông có tuổi này sẽ găng hơn nữa, may thay họ đã kềm chế được mình bằng cách cắm cúi với chén cơm.
Không khí trong phòng bỗng nặng nề vô cùng. Người đầu tiên đứng dậy là anh Phi, kế tiếp là chị Anh. Lam đang ngần ngừ với cái chén đã vơi hơn phân nửa, thì bà Thư đã dằng lấy và bới thêm cơm vào. Vừa bới bà vừa nói:
- Ăn nhiều để có sức mà học.
Lam lí nhí:
- Vâng.
Cuối cùng trong bàn ăn chỉ còn Lam và bà Thư. Thấy cô uể oải nhai cơm, bà nói:
- Rồi con sẽ quen, cha con họ đã như vậy từ mấy chục năm nay.
Lam nhỏ nhẹ:
- Như vậy chắc dì khổ tâm lắm?
Bà Thư nhún vai:
- Quen rồi, dì coi như không.
Lam thắc mắc:
- Sao dì về đây chi vậy? Ở nhà riêng, không phải làm dâu vẫn sướng hơn mà.
Bà Thư chép miệng:
- Có nhiều chuyện dì nói chưa chắc con đã hiểu. Là đàn bà trách nhiệm với chồng con rất nặng. Dì cũng như mẹ con, luôn luôn sống vì gia đình mình.
Lam gật đầu như đồng ý với của bà Thư, trong khi đầu óc cô lại lan man nghĩ tới những chuyện khác. Lam rất tò mò về ông chú cùng cha khác mẹ của chị Trâm Anh và anh Phi, nhưng tiếc là cô chưa được diện kiến dung nhan xem chú ấy thế nào, mà luôn là đề tài tranh cãi của những người trong nhà.
Hôm trước khi về, mẹ có dặn cô (Ôi chao là những lời dặn dò của mẹ ). Bà nói:
- Không nên trò chuyện nhiều với chú Kiên, chú ấy là người xấu, phải tránh xa ra.
Lam đã buột miệng hỏi:
- Sao mẹ biết?
Mẹ đã cau mặt phán một câu sấm sét:
- Hừm! Con của người làm bé thiên hạ thì làm sao tốt được. Mày là em của thằng Phi, con Anh, chả lẽ lại nghĩ kẻ từng phá hạnh phúc của ba mẹ dượng Lộc là tốt?
Lam chả hiểu sao mẹ lại nghĩ kỳ vậy. Suy cho cùng chuyện gia đình của ông bà nội anh Phi đâu liên quan đến mẹ và cô. Sao bà lại lo xa thế nhỉ?
Buông đũa xuống. Lam định dọn chén bát phụ chị Mai, nhưng bà Thư đã ra lệnh:
- Đây không phải việc của con. Ra ngoài trước ngồi chơi với Trâm Anh thì hay hơn.
Lam lại dạ một cách máy móc. Cô rề rề rửa mặt, đánh răng rồi định rút về phòng thì bà Thư đã gọi. Rầu rĩ trong lòng, Lam chậm chạp bước ra phòng khách.
Trên bộ salon màu đen sang trọng, Lam thấy chị Trâm Anh ngồi đối diện với Thắng, kế bên Trâm Anh, dì Thư đang huyên Thuyên nói. Dù chưa biết dì ấy nói gì, Lam cũng thừa hiểu Trâm Anh và Thắng đang rầu thúi ruột vì bị lệnh mẫu cản địa. Tự nhiên cô buồn cười và thấy tội nghiệp đôi trẻ. Rõ ràng dì Thư và dượng Lộc quá mức quan tâm đến con, nhất là chị Trâm Anh. Lam có cảm giác chị Anh luôn tuân thủ mọi mệnh lệnh của dì Thư. Rất nhiều lúc, Lam thấy Trâm Anh ríu rít nghe lời mẹ mà đôi mắt buồn thiu muốn khóc vì một chuyện nhỏ nhặt như không được ra phố khi trời sắp mưa, hay sắp tới giờ cơm rồi không được ăn chè.
Năm nay Trâm Anh đã hai hai tuổi, chị ấy đâu còn bé bỏng gì nhưng dường như chị Anh không có chút độc lập với bản thân. Chị luôn làm theo lệnh của ba mẹ. Đúng là khốn khổ. Lam chợt giật mình khi nhận ra mình, sắp rơi vào cái vòng bánh xe đang đưa Trâm Anh đi. Nếu cô tiếp tục nói, dạ với dì Thư thì chẳng bao lâu cô sẽ thành một người thụ động, mất hết mọi tự do cá nhân. Mà với cô không được hành động theo ý mình, thì chết sướng hơn.
Thấy Lam cứ đứng tần ngần, bà Thư bảo:
- Ngồi xuống đi con.
Lam cười rất vô tư:
- Xin phép dì cho con về phòng viết thơ cho mẹ.
Cau đôi mày đã nhổ sạch, chỉ còn lại một đười vẽ bằng chì nâu, bà Thư có vẻ không hài lòng:
- Mẹ con mới điện thoại hồi sáng mà. Thơ từ làm chi cho mất công.
Lam vẫn cười:
- Dạ, nhưng có những chuyện con chỉ viết chớ không nói được. Rồi con còn viết cho bạn bè nữa.
Bà Thư giận dỗi phẩy tay:
- Làm gì thì làm đi.
Lam khoái chí vì biết mình đã thắng một bước. Cô nhe răng với Trâm Anh và Thắng rồi nhảy tót lên lầu. Ngang căn phòng đóng im ỉm của chú Kiên, người Lam chưa biết mập lùn, cao thấp ra sao, cô vui tay động vào cửa cái rầm, rồi chui vào phòng mình khoá trái lại. Cẩn tắc vô áy náy. Mẹ đã dặn thế. Trường hợp đề phòng dì Thư bất ngờ đột nhập, Lam khóa cửa là đúng.
Cô hí hửng mở cái Cassette cũ kỹ đem từ Nha Trang vào ra nghe nhạc. Thật ra Lam đâu phải ghét nhạc, nhưng sao cô nghe không được những bài nhạc chị Trâm Anh đánh dương cầm. Chả biết tại chị ấy chơi dở, hay tại lỗ tai Lam có vấn đề. Nhưng hạnh phúc nhất vẫn là được nghe loại nhạc mình ưa, dầu có phải nghe bằng cái máy đã mòn đầu từ, giãn dây cô-roa như thế này.
Đang lắc lư nhịp theo. Oh. Carol! I am but a phool, Lam bỗng nghe ngoài hành lang có nhiều tiếng ồn ào như đang gây lộn. Cô vội tắt máy và mở cửa ló đầu ra nhìn. Lam hết sức ngạc nhiên khi thấy, ông Lộc, bà Thư, ông Trường đều có mặt. Riêng anh Phi thì đang ì ạch kè một người vào phòng chú Kiên. Mùi rượu nồng nặc bốc lên làm Lam muốn ọe, cô muốn nghía xem chú Kiên mặt vuông, mày rậm, miệng rộng ra sao, nhưng không được vì đầu ông ta nghẻo hẳn vào vai anh Phi làm ảnh nhăn nhó trông phát tội.
Ông Lộc chì chiết như đàn bà:
- Nhà này có thêm một bợm nhậu. Thật chả ra thể thống gì hết.
Giọng ông Trường tỉnh bơ:
- Nam vô tửu như kỳ vô phong. Là đàn ông phải biết một chút phong lưu.
Ông Lộc nghiến răng:
- Phải! Nhờ phong lưu nên ba mới có nó, để hưởng phước lúc về già.
Từ phòng Kiên bước ra, Phi nhìn mọi người rồi càu nhàu:
- Thế nào ổng cũng cho chó ăn chè.
Ông Trường nói:
- Tụi con cứ đi nghĩ đi, để Kiên cho ba.
Ông Lộc có vẻ bực bội:
- Con không muốn ba phải cực khổ vì nó.
- Cha mẹ nào không cực khổ vì con cái.
- Nhưng mà...
Ông Trường khoát tay:
- Khỏi phải nói gì hết. Ai về phòng nấy.
Dứt lời ông bước vào phòng Kiên. Bà Thư hơi bĩu môi và hất hàm hỏi Phi:
- Đưa thằng giời đánh ấy vào nhà làm chi? Cứ để nó chết bờ chết bụi cho rồi.
Phi hất mái tóc bảy ba lên:
- Mẹ nói thế chứ, dầu sao ổng cũng là chú con mà.
Bà Thư đay nghiến:
- Chú gì cái ngữ ấy!
Quay lại nhìn Lam, bà dặn:
- Tối ngủ nhớ khóa trái cửa đấy!
Lam rụt rè:
- Vâng ạ!
Mọi người đã rút về cõi riêng của mình rồi nhưng Lam vẫn còn tần ngần ở cửa. Cô bỗng thấy tội nghiệp ông Trường khi ngần ấy tuổi đời còn phải nhọc lòng vì thằng con hẳn cũng đã già của mình.
Bước tới phòng Kiên, Lam gõ cửa nhè nhẹ. Ông Trường thò đầu ra, giọng đầy ngạc nhiên:
- Chuyện gì hả Lam?
Lam ấp úng:
- Cháu giúp ông chăm sóc chú Kiên...
Ông Trường bật cười:
- Không cần đâu cháu, chú ấy ngủ rồi và chẳng làm phiền ai đâu.
- Vậy sao ông chưa về phòng nghỉ?
- Ông về ngay đây. Cám ơn lòng tốt của cháu.
Lam chớp mắt:
- Có chuyện gì ông cứ gọi, ba cháu cũng hay uống rượu, nên cháu không ngại đâu.
Cô trở về phòng mình, lòng nhẹ nhõm khi nhớ lại những lời đã nói với ông Trường.
Ở nhà người khác phải cùng ăn, cùng ở cùng làm. Mẹ đã dặn thế. Mình sẽ tránh xa chú Kiên cho vừa lòng mẹ, nhưng nếu không giúp ông bác, mình thấy áy náy thế nào ấy. Với tay mở cassette, Lam lim dim mắt. Lại một đêm nữa sắp trôi qua trên thành phố lạ này. Ước gì sáng mai dì Thư cho mình được đi dạo khắp nơi suốt một ngày nhỉ? 
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Phong Anh
Nguồn: Phong Anh
VNthuquan - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 4 tháng 5 năm 2007

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--