THÁNG MƯỜI HAI
ANH CHÀNG KINH DOANH

     ố muốn rằng, mỗi ngày nghỉ tôi mời một bạn cùng lớp đến nhà chơi, hay là tôi đến chơi nhà bạn, để dần dần kết được nhiều bạn thân.
Chúa nhật, tôi sẽ đi dạo chơi với Vôtini, cái cậu lúc nào cũng ăn mặc chải chuốt. Hôm nay tôi gặp Garôpphi, cậu cao, gầy, mũi khoằm như cái gọng kìm, đôi mắt ti hí, sục sạo khắp nơi. Cậu ta con một ông bán dược phẩm. Thật là một anh chàng kỳ quặc đến buồn cười, cái cậu Garôpphi ấy? Cậu ta lúc nào cũng đếm số tiền trong túi áo mình; tính trên các đốt ngón tay hết sức nhanh và làm bất cứ con tính nhân nào cũng không cần phải tra bảng cửu chương. Cậu để dành tất cả những đồng xu có được, và đã có một quyển sổở quỹ tiết kiệm. Nhỡ một đồng xu từ túi cậu rơi xuống gầm ghế, thì cậu ta có thể tìm suất mấy giờ liền cho kỳ được. Cậu ta làm như con chim chìa vôi, Đôrôtxi nói như vậy; cậu nhặt nhanh bất cứ cái gì: ngồi bút cùn, tem đã đóng dấu, kim găm, vỏ hộp không v.v.. Đã hơn hai năm nay, cậu sưu tầm tem gửi thư; cậu có hàng trăm cái tem của tất cả các nước, dán vào một quyển album to mà chắc chắn là cậu sẽ đem bán cho một hiệu sách, khi bộ sưu tập đã đầy đủ. Trong khi chờ đợi, người chủ hiệu sách vẫn cho không Garôpphi nhiều quyển vở, vì Garôpphi đã đưa nhiều trẻ con đến mua ở hiệu ấy. Ở trường, cậu luôn luôn làm cái việc mà cậu gọi là kinh doanh: đổi chác, mua bán, xổ số. Có khi cậu tiếc là đã đổi hớ cái gì đó và đòi lại mua hai xu cậu bán lại bốn xu, và cậu bán báo cũ cho bà hàng thuốc lá. Tất cả những vụ kinh doanh, cậu đều ghi vào một cuốn sổ tay nhỏ; nhìn vào chỉ thấy toàn những con số những con tính cộng hay trừ. Ở trường cậu chỉ học tính; và cậu muốn được huy chương học giỏi là cũng chỉ vì có huy chương ấy thì được đi xem múa rối không mất tiền ở cái rạp nhỏ. Cái cậu Garôpphi này làm cho tôi vừa thích thú vừa vui. Chúng tôi cùng chơi trò mua bán, có cả bàn cân và quả cân. Cậu ta biết giá cả của tất cả mọi thứ, biết các quả cân, và gấp giấy gói hàng nhanh bằng một người bán đường, bán cà phê. Học xong, ra đời là cậu sẽ mở ngay cửa hiệu, buôn bán theo một cách mới do cậu ta nghĩ ra cho mà xem. Garôpphi rất thích vì tôi cho cậu những con tem nước ngoài để làm bộ sưu tập, và nói cho tôi biết giá của từng con tem, nói chỉ sai độ một xu thôi. Bố tôi cứ vờ dọc báo để nghe cậu nói và lấy làm thích lắm. Các tủi của Garôpphi lúc nào cũng đầy những món hàng nho nhỏ mà cậu ta bọc trong một phong giấy đen to. Cậu có vẻ suy nghĩ và bận rộn như những tay lái buôn. Nhưng cái mà cậu lưu tâm hơn cả là bộ sưu tập tem.Đó là kho bảo vật của cậu, lúc nào cũng nói đến như là nó sẽ đem lại cho cậu một gia sản lớn. Các bạn học cho cậu làđồ bủn xỉn, đồ trục lợi. Tôi thì tôi không đồng ý với họ; tôi rất mến cậu vì cậu dạy cho tôi biết nhiều điều lắm;đối với tôi, cậu như thể một người lớn; Côretti, con bác bán củi, thì lại quả quyết rằng dù bỏ những con tem của mình ra để cứu lấy tính mạng của mẹ cậu ta, Garôpphi cũng không làm; còn bố thì bảo tôi: “Đừng nên vội đánh giá bạn, hãy chờ xem”. Thật ra, tính ham mua bán có thể không ngăn trở cậu ấy có lòng tốt.
TÍNH KHOE KHOANG
Thứ hai 5
Hôm qua tôi đi dạo chơi với Vôtini và bố cậu ấy. Đi qua phốĐôra Grôtxa, chúng tôi trông thấy Xtacđi đang lấy chân đá những bạn không may làm vướng nó. Nó đứng lại trước một hiệu bán sách, nhìn không rời mắt vào một bản đồđịa lý - vì ngay ở ngoài phố nó cũng học - và chỉ khẽ đáp lại lời chào của chúng tôi, thằng bé thật cục mịch! Vôtini ăn mặc hết sức sang trọng, có thể nói là quá sang trọng đối với một cậu con trai. Cậu ta đi một đôi giày cao cổ bằng da dê non viền đỏ, mặc cái áo thêu, khuyết viền bằng lụa, đội cái mũ dạ trắng và mang cái đồng hồ quả quít bằng vàng. Cậu đi có vẻ hãnh diện?... Nhưng việc khoe khoang của cậu lần này lại không thành công.- Sau khi chạy một hồi trên đường cái bỏ rất xa ông Vôtini đang đi thông thả ở đằng sau, Chúng tôi dừng lại trước một cái ghếđá, cạnh một cậu bé ăn mặc giản dị, có vẻ mệt, và đang ngồi nghỉ, đầu cúi xuống. Một người lớn, cô lẽ là bố cậu bé, vừa đi đi lại lại vừa đọc báo dưới bóng cây. Chúng tôi ngồi xuống. Vôtini ngồi vào giữa cậu bé với tôi, và tìm cách làm cho cậu bé phải phục mình.
Giơ một chân lên, nó bảo tôi: “Cậu có thấy đôi giày sĩ quan của mình không”.
Tất nhiên Vôtini nói vậy là cốt để cho cậu bé kia nhìn đôi giày của nó; nhưng cậu này không hề để ý gì cả. Thế là nó bỏ chân xuống, chỉ cho tôi xem những nếp viền bằng lụa của nó và vừa liếc sang cậu bé bên cạnh, vừa bảo tôi rằng các thứ trang sức này không làm cho nó vừa lòng, và nó sẽ bảo thây bằng những cái khuy bằng bạc. Mất thì giờ vô ích! Cậu bé chẳng buồn ngước mắt lên nhìn Vôtini.
Anh chàng bên quay quay cái mũ dạ trắng đẹp của mình trên đầu ngón tay.
Nhưng cậu bé hình như cố ý không thèm ngắm cái mũ làm gì.
Vôtini tức mình, rút đồng hồ ra, mở nắp và giơ cho tôi xem bộ máy. Cậu bé ngồi cạnh vẫn không hề để ý.
- Đồng hồ bạc mạ vàng à? - tôi hỏi.
- Không, vàng thật đấy, - Vôtini trả lời.
- Nhưng không phải toàn vàng cảđâu, - tôi nói, thế nào chẳng có bạc trong ấy...
- Không phải, mình đảm bảo với cậu như thế! Rồi, để buộc cậu bé kia phải nhìn, Vôtini giơ cái đồng hồ ra ngay dưới mũi cậu và nói:
- Này, nhìn xem, có phải toàn vàng không nào?
- Tôi không biết, - cậu bé trả lời lạnh lùng.
- À! À? Vôtini tức giận kêu lên, - rõ hợm mình chửa! Vừa lúc ấy thì ông Vôtini đến và nghe câu nói của nó. Bác nhìn kỹ cậu bé ngồi cạnh chúng tôi và bỗng nhiên bảo con:
- Im đi! - Rồi ghé vào tai con, ông nói tiếp - Cậu bé đáng thương kia mù đấy! Vôtini liền nhìn mặt cậu bé, thấy đôi tròng mắt đục lờ không thần sắc. Nó kinh ngạc, lặng cả người, mắt nhìn xuống đất và lắp bắp:
- Tôi rất tiếc... tôi không ngờ. Cậu bé mù hiểu rõ tất cả, trả lời với một nụ cười hiền hậu và buồn buồn:
- Ồ! Chẳng sao đâu... Thế đấy! Vôtini có thể làm hợm mình, nhưng cậu ấy không xấu bụng, vì suất cả buổi đi chơi, cậu có vẻ suy nghĩ.
TUYẾT ĐẦU MÙA
Thứ bảy 10
Thôi tạm biệt những cuộc dạo chơi? Đây rồi người bạn xinh đẹp của trẻ trẻ em đây rồi: Tuyết đã đến!...Từ chiều hôm qua, tuyết rơi dày, thành những mớ bông to, như những đóa hoa nhài. Sáng nay ở trường, nhìn tuyết đập vào cửa kính và chồng chất lên trên mái hiên, thích quá. Chíh thầy giáo cũng nhìn và xoa xoa hai tay; và tất cả chúng tôi đều vui khi nghĩ đến những quả cầu tuyết, nghĩ đến nước sẽđóng thành băng và đến ngọn lửa sưởi sẽ được đun lên trong nhà. Chỉ có Xtacđi mải học bài, hai nắm tay áo vào thái dương, là không để ý gì đến tuyết cả!
Tan học ra, vui chẳng khác gì ngày hội?
Tất cả mọi người đều vừa hét, vừa đổ ra phố lấy tay nhào tuyết, vẫy vùng trong tuyết như những con cún bị người ta vứt xuống nước. Những chiếc ô của các bố mẹ chờ con ngoài trời nhưđược rắc đầy bột, chiếc mũ của bác cảnh vệ cũng trắng xóa, và những túi sách của chúng tôi chỉ loáng cái cũng trắng toát. Tất cả học trò đều vui mừng, cảđến Prêcôtxi, con bác thợ khóa, có nước da tai tái và không cười bao giờ, và Rôbetti, cậu đã cứu sống em bé dưới bánh xe ngựa, đang đi như nhảy lò cò trên đôi nạng. Cậu bé người Calabria chưa bao giờ thấy tuyết phủ mặt đất dày đến thế, đem nắm lại thành một nắm rồi ăn, chẳng khác nào ăn một quảđào, không hơn không kém. Crôtxi, con bác hàng rau quả, bốc tuyết nhét đầy túi sách; và cậu bé thợ nề cười to lên khi nghe bố tôi mời ngày mai đến nhà tôi chơi. Lúc ấy mồm cậu ta đầy những tuyết và không dám nhổ ra, cũng chẳng dám nuốt vào, cứđứng đực ra, nhìn chúng tôi mà không làm sao trả lời được. Các cô giáo cũng vui cười khi ra khỏi trường; cô giáo lớp một cũ của tôi, chính cô giáo bé nhỏđáng thương, chạy qua những đám tuyết, và ho tay cầm chiếc khăn voan màu lục che mặt. Vừa lúc ấy, gần trăm trẻ em ở khu bên cạnh đi qua, vừa gào vừa phóng trên thảm tuyết trắng tinh. Các thầy giáo, các bác gác cổng và các bác cảnh vệ đều thét: “Về nhà đi, về nhà đi!”. Tuy vậy, chính họ cũng không nhìn nổi cười trước cảnh học trò sổ lồng, đang vào hội mùa đông. “Các con mừng hội mùa đông... - bố nói với tôi. Nhưng còn những trẻ em không có áo quần, cũng không có giày, cũng không có lửa sưởi! Có hàng nghìn trẻ em từ các làng xuống, đi rất xa, đôi bàn tay nứt nẻđau điếng, mạng khúc củi để sưởi cho nhà trường.
Có đến hàng trăm trường học gần như bị vùi dưới tuyết, trống trải và tối om như những cái hang; ở đấy các trẻ em đều ngột ngạt vì khói và run cầm cập vì rét; các em đó nhìn mà khủng khiếp, những bong tuyết rơi không ngớt, cứ chồng chất không ngừng lên những túp lều xa vắng của các em và đe dọa đổ xuống cuốn phăng đi. Cứ mừng mùa đông đến cũng tốt, các con ạ, nhưng hãy nghĩ đến hàng nghìn trẻ em mà mùa đông đem lại cho nhiều nỗi đau khổ”.
CẬU BÉ THỢ NỀ
Chúa nhật 11.
Cậu bé thợ nề hôm nay đến chơi nhà chúng tôi, mặc chiếc áo vét cắt lại từ cái áo cũ của bố và còn dính lại những vết vôi và thạch cao.
Bố muốn cậu ấy đến chơi còn hơn cả tôi nữa, và cậu đến làm cho chúng tôi rất thích. Vừa bước vào nhà cậu đã bỏ cái mũ lưỡi trai bị tuyết làm ướt sũng, và đút vào túi, rồi bước tới với cái dáng điệu chậm chạp của người thợ mệt nhọc, quay sang bên này lại sang bên kia cái mặt tròn như quả táo, với cái mũi tẹt. Khi vào trong phòng ăn, cậu ta liếc xem các đồ đạc, và chú ý nhìn bức chân dung của Rigôléttơ, người hề gì lưng, rồi làm ngay cái trò sứt môi với người trong tranh. Thật không thể nào nhịn cười được khi thấy cậu ta làm cái trò sứt môi. Chúng tôi cùng nhau chơi trò xây dựng. Cậu bé thợ nề thân yêu ấy khéo léo lạ lùng khi dựng lên những ngọn tháp và những chiếc cầu đứng vững tựa hồ do một phép mầu nhiệm nào; cậu xây dựng các công trình ấy với vẻ nghiêm chỉnh và nhẫn nại của một người lớn bé nhỏ. Xây tháp này xong xây tháp khác, cậu nói chuyện với tôi về gia đình mình. Bố mẹ và cậu ở trên một cái gác xép: bố cậu theo học lớp ban đêm để biết đọc. Chắc bố mẹ cậu thương cậu lắm, điều đó thấy rõ ở chỗ quần áo của cậu tuy xấu, nhưng mặc rất ấm; người ta đã cẩn thận may lót rất dày, và cái cà vạt cậu đeo là do mẹ cậu tự tay thắt cho rất ngay ngắn. Cậu nói với tôi là bố cậu người rất cao lớn, gần như một ông khổng lồ, ra vào cửa rất khó khăn; nhưng rất hiền và lúc nào cũng gọi con là “thằng sứt môi'; còn cậu thì trái hẳn với bố, vóc người nhỏ nhắn. Đến bốn giờ, chúng tôi được ăn chiều, ngồi trên ghế da dài; và khi chúng tôi ăn xong đứng dậy, không hiểu tại sao bố lại không muốn tôi phủi sạch vết vôi trắng mà cái áo của cậu bé thợ nề đã để đầy trên lưng ghế, bố giữ tay tôi lại, và mãi về sau mới tự mình phủi lấy một cách kín đáo. Trong khi chơi, cậu bé thợ nềđánh mất một chiếc khuy áo, mẹ trả lại cho cậu. Mặt đỏ như gấc, cậu chẳng nói chẳng rằng khi thấy mẹ khâu; cậu không dám thở vì quá lúng túng trước sự chăm sóc của mẹđối với cậu. Tôi đưa cho cậu xem những quyển album sưu tầm những bức ký họa; thế là tự nhiên chẳng nghĩđến, cậu liền bắt chước những nét nhăn nhó mặt mày vẽ trong tranh, tài đến nỗi bố phải bật cười. Ngày hôm nay làm cho cậu bé thợ nề rất vui thích, đến nỗi ra về cậu quên đội cái mũ lưỡi trai lên đầu. Đến giữa chừng cầu thang, và có lẽ để tỏ lòng cám ơn tôi, cậu lại làm cái môi sứt với tôi một lần nữa. Người ta gọi cậu là Antônlô Rabuccô, cậu lên tám tuổi và tám tháng...
“Con có biết tại sao bố không muốn con phủi cái ghế khi bạn con còn đấy không? Bố hỏi tôi, - Bởi vì như vậy thì khác nào trách cậu ấy đã làm bẩn ghế. Và như thế là không tốt, vì không những bạn con không cố ý làm bẩn, mà lại còn do áo quần của bố cậu ấy đã bị dây vôi vào khi làm lụng. Những dấu vết của lao động bao giờ cũng đáng tôn trọng. Có thểđó là bụi bặm, là vôi vữa, là sơn dầu, hoặc là gì đi nữa, nhưng đó không phải là cái gì bẩn. Lao động không làm bẩn đâu. Đừng nên nói về một người thợđi làm việc về rằng: “Bác ấy bẩn. Con phải nói rằng: “Bác ấy mang trên áo những dấu vết lao động của bác”. Con hãy nhớ lấy điều ấy, và phải hết lòng yêu mến cậu bé thợ nề, vì trước hết cậu ấy là bạn con, rồi sau nữa vì cậu ấy là một người lao động.