Thế là đã ba năm rồi mẹ vẫn chưa về. Có lẽ rằng đờisống của bà không khá mấy, chua đủ diều kiện để vê SG gây dựng lại gia đình ly tán. Tôi kiểm điểm lại từng giai đoạn, tôi thấy đúng như thế. Tôi chấp nhạn đã đành, nhưng còn hai đứa em tội nghiệp của tôi, chúng còn coi như nhỏ bé. nhưng làm sao được, tôi chưa là cái gì hết. Vào quân đội, tôi chán ngấy quân đội. Sao hồi ấy tôi không đi quân dịch, nếu đi quân dịch thì tôi đã giải ngũ rồi, bây giờ thì tha hồ bay nhẩy, không như những người bạn tôi cứ phải trốn chui trốn nhủi. Có thằng đã bị tóm cổ đưa vào trại nhập ngũ, thằng thì tự huỷ hoại thân mình để trở thành vô dụng với quân đội, như chặt ngón tay bóp có súng, lấy ống nước chì đập bể xương tay để được giấy tờ miễn dịch vĩnh viễn. Dù quân đoội đang lớn mạnh để đáp ứng với nhu cầu chiến tranh đang lan rộng, như chính nghĩa quốc gia đã mất, không còn bầu nhiệt huyết của thanh niên như thuở nào. Quân đội thoát thai từ lính khố xanh khố đỏ thời phong kiến hoặc tư cách của loại lính " ba ti găng " thời thực dân Pháp được gọi là quân đội liên hiệp Pháp, rồi quân đội quốc gia VN. Vẫn là bình mới mà rượu cũ do một bầy đoàn tham nhũng thối nát pha chế đóng nút vô chai, mang ra kinh doanh. Tôi vẫn là thằng lính tạp dịch làm tất cả việc lăng nhăng trong phi đoàn, gác phi đạo phi đoàn, hoặc leo lên trực thăng H19 bay ra chiến trường làm công việc tải thương hay tiếp tế. Không phải lính chiến đấu mà giống như lính chiến đấu. Lễ Giáng Sinh năm ngoái, phi đoàn mất một chiếc H19 khi bay đi công tác. Tôi mất một thằng bạn, hạ sĩ Bạch Xuân Định, thằng bạn từ hồi nhỏ xíu ở phố hàng Đồng hà Nội. Mẹ hắn vào phi đoàn, ngồi trên phòng chỉ huy trưởng khóc khản cả cổ, nghe tiếng bà gào: - Các ông nói thật đi, có phải con tôi đã chết rồi không, tôi nghe nói nó đi chở biệt kích ra ngoài Bắc, chứ không phải tặng quà Noel cho vùng cao nguyên.....Hôm nó đi nó còn ôm lấy tôi từ giã và các em nó, tôi biết là điềm gỡ rồi.... Có thể bà cụ nói đúng. Tôi từng thấy những toán lính áo đen, mặt mũi lầm lì, võ trang gọn hẹ ban đêm bí mật vào phi đoàn lên trực thăng rồi bay đi. Dáng thằng Định cao lêu ngêu ở phi đạo. leo lên máy bay sau cùng. Rồi máy bay cất cánh không biết đi đâu. bạch Xuân Định cùng một chuẩn uý hoa tiêu ra đi buổi tối hôm ấy rồi đi mãi không về...Chiến tranh là thế đó, tôi đang đối mặt, không quân tuyển quân ào ạt, những phi đoội Skyraider, C130 vận tải được thành lập, phi đoàn trực thăng bỏ luôn tên " đệ nhất phi đoàn trực thăng " mà đổi thành phi đoàn I, trên đất nước này sẽ có thêm bao nhiêu phi đoàn nữa ở 4 vùng chiến thuật. Phi đoàn tôi sẽ nhânthệm loại trực thăng H34. Loại lính tạm như tôi nhận chỉ số và sửa soạn đi học chuyên môn, nhưng riêng tôi vẫn là anh lính ghẻ " thâm niên quân vụ ". Ngàng chiến tranh tâm lý đẩy mạnh. Có một số nhà văn nhà thơ ở bên ngoài gia nhập không quân và được mang cấp bực, mèng mèng cũng từ hạ sĩ quan trở lên. Phi đoàn tôi có chuẩn uý Đặng Trần Dưỡng sang báo Lý Tưởng làm, ông nói với tôi: - Thế nào tôi cũng lấy cậu sang, chỉ số hay không cũng đếch cần, bây giờ cậu cứ gởi bài cho tớ dọn đường đi trước. - nhưng tôi không thể viết nổi những bài quảng cáo tuyên truyền như " Đi quân dịch là thương nói giống ". Hay tác phẩm kiểu của ông Toàn Phong. - Ôi, không cần, thoải mái thôi, như thằng DHCường, hiện giờ nó ngồi bên đó, thoải mái viết báo, xuất bản tiểu thuyết bên ngoài. Thơ của Cung trầm Tưởng Phạm Duy phổ nhạc đấy. Quân đội mình nhiều văn nghệ sĩ lắm, đừng nói chuyện cấp bậc. Lòng tôi lại dấy lên đốm lửa đam mê, hằng đêm tôi lại ngồi dưới ánh đèn điện ở hangar viết lách, những nhận xét của xung quanh phi đoàn, của binh nghiệp. Đứng bên này hàng rào dây théo gai ngăn cách trại nhẩy dù, quan sát những chuyến bay trực thằng dòng dây thả những chiiếc áo quan lính tử trận xuống bãi cỏ trại nhẩy dù. Những tiếng khóc, những vành khăn tang của con cái vợ lính từ trại gia binh túa ra. Nhiều lần tôi phải quay mặt đi không dám nhìn cảnh đó. Nhưng tiếng gào thét thê lương vẫn lọt vào tai tôi. Còn nhiều...nhiều nữa....những trận đánh lớn bắt đầu xảy ra ở miền Đông miền Tây....Đêm ngồi gác ở phi đạo trực thăng tôi đã nghe rõ tiếng đại bác từ xa vọng về.....Xung quanh SG và các tỉng lỵ là chiến tranh. Một vài vụ phá hoại khủng bố cũng đã xày ra ngay trong SG. Lựu đạn nổ trong vũ trường, trong rạp hát, cả trong cuộc trưng bày máy bay ở Toà Đô Chánh để gây tiếng vang. Tôi nghe tin mặt trận GPMNam phát động đồng khởi ở Củ Chi, Bến Tre, Hóc Môn, một chiến khu D nào đó. Ở miền Trung có nhiều thanh niên cùng đường phải " nhảy núi ". Tôi đã thấy những toán ngươòi bị bắt, xâu từng chuỗi giải đi, mà người ta gọi là VC. VC bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Cái máy chém tha đi khắp nơi. Ông đội Phước, đao phủ thủ chuyên nghiệp nổi tiếng khắp nước, từ khi hạ tay đao chém Ba Cụt, của giáo pphái Hoà Hảo ở miền Tây. Những huyền thoại về cái máy chém và ông đội Phước xoay trong báo chí như cơn lốc, như nỗi kinh hoàng răn đe tất cả mọi ngưòi. Buổi tối hôm nay, tôi ngồi gác ở trong hangar nhìn ra phi đạo mà buồn hiu hắt. Tôi nghĩ đến thân phận mình lại càng buồn. Phi trường quạnh quẽ, ngoài kia là lau sậy mọc đầy, đằng sau lưng là hangar với mấy chiếc trực thăng cũ rích. Tôi cám cảnh cho thân phận mình, tôi muốn làm thơ, nhưng tôi biết mình không có tâm hồn thơ, như một số anh em bạn bè chọn nghiệp cầm bút. Một buổi chiều mưa, khi còn ở đường Chi Lăng, tôi gặp Viên Linh, chúng tôi rủ nhau vào cà phê bằng ngồi nhâm nhi ly cà phê đen đậm. Viên Linh cho tôi biết anh mới đăng một bài thơ " được lắm " trên báo văn nghệ tiền phong. Tên bài thơ tôi òcn nhớ là " bài ca của người giang hồ ". Bài thơ sao giống cảnh sống của chúng tôi đến thế. Bây giờ ngồi một mình ở sân bay quạnh hiu, tôi chợt nhớ đến bài thơ ấy, nhưng chỉ nhớ được có mấy câu đầu, giống hoàn cảnh chúng tôi nhất. Tôi đọc trong hangar quạnh vắng Sáng ở đầu sông nhớ núi Đêm về trong núi nhớ sông Có tin về hôm giáp tết Số nó bây giờ long đong Rồi tôi lan man đọc những bài thơ, đúng ra bất cứ câu thơ nào tôi nhớ được. Tâm hồn tôi cũng đỡ trống vắng. Tôi quên cả buồn ngủ. Sao tối nay tôi nhớ mẹ da diết. những cái tết gia đình sum vầy, những nồi bánh chưng bốc khói nếp thơm. Tôi mất thật rồi chăng đến bao giờ mới thấy lại. Cửa tiệm tạp hoá ở sở rác Nguyễn Tấn Nghiêm, căn gác gỗ đứng nhìn thấy cây thập tự giá ở nhà thờ Huyện Sĩ. Vòi máy nước công cộng ồn ào suốt ngày đêm. Tiếng luyện ca cải lương mùi rệu của kép Hùng Cường. Tất cả đã mất rồi chăng? Tất cả đã đi qua như một giấc chiêm bao. Tôi không biết mình nên quên hay nhớ mãi. Phiên gác qua mau, tôi không biết " thiếu tá bình dân " đến thay gác, nó mắt nhắm mắt mở, tay che miệng ngáp: - Biết thế này tao ngủ thêm một tiếng đồng hồ nữa đến còn kịp. Tôi nhìn đồng hồ la lên: - Cũng muộn cả 45 phút rồi. - Thôi đừng cằn nhằn nữa, đưa súng đây rồi lên phòng mà ngủ. Tôi mau mắn đưa súng cho thiếu tá bình dân, trở lên phòng. Chưa chắc tôi đã ngủ, tôi sẽ ngồi vào bàn, bên cạnh cái giường sắt nhà binh. Tôi viết, không biết mình viết gì đây? Bên kia góc phòng là giường của thiếu tá Bình Dân. Hắn ít khi ngủ trong trại, nên chỉ có mình tôi ngủ trong căn phòng trống vắng. Tôi đi loanh quanh trong phòng mãi rồi ra nằm xuống giường, tôi ngủ thiếp đi lúc náo không biết. Nửa đêm tôi thức giấc vì tiếng thằng Phúc gọi thảng thốt: - Dậy mày, dậy Long! Tôi ngồi dậy, ngơ ngác: - Cái gì vậy, phiên gác kế tiếp không phải tao, sau phiên của mày là phiên thằng Hoan. Tại sao mày bỏ gác lên đây? - Tao không bỏ gác, nhưng phi đoàn bị chiếm rồi, có lẽ cả phi trường. mày nghe tiếng súng nổ ngoài SG không. Có lẽ họ đang đánh Dinh Tổng Thống. - Ai, VC hả? - Không, nhảy dù, cách mạng mà! Tao gặp thằng chuẩn uý Dù quen tụi mình, nó nói tao lên gặp mày ra tập họp cùng anh em ngoài sân cờ. Thôi làm theo lời chúng nó đi không toi mạng cả lũ đấy, mày biết tụi Dù chứ, chúng là lính chiến chuyên nghiệp, không xìu xìu ểnh ểnh như lính không quân mình đâu. Tôi rợn tóc gáy, chổm dậy, tôi biết không phải chuyẹn đùa. Tôi vớ bộ quần áo, " thiếu tá Bình Dân " hối: - Đi mày, không cần mặc quần áo, cứ ra tập họp đã. Này đừng mang theo cây bù loong của mày, chúng tưởng là vũ khí mày bị xử bắn đấy. - mẹ mày, lúc này mà vẫn còn giỡ được. Ở sân cột cờ đủ mặt những thằng ở trong đơn vị, không nhiều, đông lắm chỉ khoảng 10 thằng. Một ông sĩ quan Dù đứng lên bậc thềm, giọng giõng dạc: - Tất cả anh em đây, ai là sĩ quan thì giơ tay lên, đứng sang một bên. Trong hàng quân chẳng có ai giơ tay. Ông sĩ quan nhìn chòng chọc vào toán lính lôi thôi hỏi: - À không có thằng nào là sĩ quan hả, nếu phát hiện ra thì chết nghe chưa, tao sẽ bắn ngay ở cột cờ này...... Tự nhiên có tiếng cườì khinh khích. ông sĩ quan nhìn như xoáy vào một thằng ốm o: - Thằng kia, cười cái gì? Thằng hạ sĩ Vân, thằng có tiếng là vui nhộn nhất sư đoàn: - Báo cáo trung uý, trung uý cần sĩ quan cấp uý hay cấp tá! - Cứ sĩ quan là được, để tâp trung sang bên bộ tư lệnh. Cho tụi bay biết cả trung tá tư lệnh của tụi bay cũng bị bắt rồi...... - Dạ ở đây không có sĩ quan cấp uý mà có một sĩ quan cấp tá! Thằng vân liền chỉ vào mặt thiếu tá Bình Dân: - Dạ thằng này, thiếu tá bình dân. Hai anh lính nhẩy dù xô ngay lên, súng chĩa vào ngực thằng Phúc: - Đi, ra khỏi hàng. Phúc thiếu tá bình dân kêu lên: - Ấy không phải, tôi là binh nhì Hoàng Phúc, chúng nó đùa tôi như vậy thôi, thằng Vân đểu giả xỏ lá. Cả đám lính không nhịn cười được, anh chuẩn uý dù mà chúng tôi quen mặt ở bên kia hành rào dây thép gai phải giải thích mãi với ông trung uý. Một sĩ quan dữ dằn, kỷ luật từ đầu đến chân. Hình như một người sinh ra để làm nghề nhà binh. Xách tai thằng Vân ra: - Thụt dầu luôn một trăm cái, kéo hai tai tự cầm tai mình. Còn cả bọn này lên ngồi ở hàng hiên kia. Ông trung uý ra nói chuyện ở máy bộ đàm. Trời sáng rõ dần. Thằng hạ sĩ Vân cũng thi hành xong hình phạt trở vào với anh em. Thiếu tá bình dân chửi nhoi: - Sư mày đồ hèn, tí nữa thì mày làm ông chết oan. Đùa kiểu gì mà lạ vậy? Thằng Vân nhăn nhở: - Tao mong cho mày chết, để mày khỏi giành đào của tao. Tụi bay biết không, tuần trước tao tán được một con bán nước mía, thằng này ra thả lời ong bướm cuỗm tay trên của tao. Nó xưng là htiếu tá, anh bình dân lắm, thượng vàng hạ cám gì cũng vô hết. Mẹ, nợ tình nặng lắm đó mày. Mày coi chừng tao, tao còn thù lắm. Con Cúc đào của tao mày cũng cướp, bây giờ nó muốn trở lại với tao, tao cho nó đái công chuuộc tội bằng cách lấy dao mổ heo thọc tiết mày. Không khí trở nên vui vẻ mặc dầu tất cả chúng tôi đều là tù binh. Trời đã sáng hẳn. Tiếng đại tá dù Nguyễn Chánh Thi nói eo éo trên đài phát thanh, bao nhiêu là nhân sĩ cũng lên tiếng ủng hô, có lẽ Cách mạng đã thành công. Dinh độc Lập đang bị bao vây. Giọng tổng thống Diệm cũng đã dịu xuống. Hôm ấy là ngày 11 tháng 11. Tất cả các sĩ quan không quân ở trong phi trường TSNhất bị bắt tập trung tại câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc, nghe đâu cả trung tá quyền tư lệnh Không Quân cũng bị bắt sau đó. nhưng trong cùng ngày có tin trung tá đã trốn thoát lên phi trường Biên Hoà. Trong nhóm người đảo chánh cũng có thiệt hại, trung tá Dù Dương Văn Đông bị tử trận ở vườn Tao Đàn, ngay cạnh phủ tổng thống. những cánh quân ở các tỉnh trung thành với tổng thống sửa soạn phản công. Phi trường biên Hoà rục rịch cho các máy bay cất cánh. Có thể có một cộc phản công kinh khủng, nhưng chúng tôi vẫn còn ở trong tay phe cách mạng. Không biết cuộc đàm phán giữa phe cách mạng và tổng thống diễn ra như thế nào, nhưng tất cả binh sĩ nhảy dù chiếm sân bay đều đói, không bữa ăn sáng, không bữa trưa và không bữa cơm chiều. Đến tối thì các binh sĩ ấy phá cửa câu lạc bộ đóng cửa để kiếm lương thực. Các nhà trong trại cũng bị lục lạo tìm đồ ăn. Lính phi công trong phi trường cũng đói lây, không đâu bán đồ ăn, mà ai phải ở chỗ nấy. Sang đến ngày thứ hai, tình trạng trở nên tồi tệ, những nút chặn, gác của lính nhảy dù trở nên lỏng lẻo, lính không quân bỏ đi lung tung kiếm ăn, riêng các sĩ quan vẫn phải giam trong câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc. Tôi và thằng thiếu tá bình dân bỏ đi lang thang sang bộ tư lệnh. Hai thằng đoói meo, như những người lính nhảy dù. Ra tới cổng phi đoàn chúng tôi gặp anh chành chuẩn uý quen, anh ta ở bên kia hàng rào dây thép gai ngay đầu phòng của tôi. Thỉnh thoảng anh ta ôm cái máy hát cũ mèm, quay tay hát dĩa, leo hàng rào sang phòng hai đứa tôi học nhảy đầm. Phúc " thiếu tá " hướng dẫn anh ta từng bước nhảy. Đôi khi hẹn nhau ngoài cổng trại đi dancing. nên trở nên thân thiết nhau. Phúc " thiếu tá " hỏi: - Tại sao cậu lại mang quân sang đánh chúng tớ? - Đánh hồi nào, nhảy dù chúng tớ được tin VC xâm nhập thành phố, nên nhảy dù tới thanh lọc đấy chứ. Tôi hỏi: - Đã tìm ra tên VC nào chưa? - Làm gì có, khi hành quân tớ nghe nói khác bây giờ người chỉ huy lại nói khác, bọn tớ trở thành đám loạn quân, đói bỏ mẹ, đói hết một ngày hai đêm rồi. Các cậu đi đâu thì cứ đi, nếu có thể kiếm gì mang về cho tớ ăn với. Mẹ bị lừa hết rồi..... - Không hứa trước, có thì tớ mang về cho. Cả thành phố đóng cửa hai ngày rồi, có ai sản xuất gì đâu. Hai đứa chúng tôi đi lại thoải mái, những người lính nhảy dù không buồn ngăn chặn. Chính họ cũng tự phải đi tìm lấy đồ ăn. Bên bộ tu lệnh cũng không hơn gì bên phi đoàn chúng tôi. Riêng một số lính dù làm việc tại phi trường vận tải còn có vẻ hoạt động. Một chiếc máy bay C130 đậu ngoài phi đạo. Phúc " thiếu tá " chán nản: - Thôi tao ra ngoài đường đây, tao về nhà con Cúc - Ở tận Trương Minh Giảng ấy à? Phúc gật đầu: - Mày có đi cùng ta không? - Không, tao ớn can dao cuamẻ, hôm trước tao đã đánh tháo mày, chắc mẹ còn thù tao lắm..... Tôi chia tay thằng thiếu tá bình dân đi lang thang khắp nơi. các sĩ quan vẫn bị nhốt trong câu lạc bô Huỳnh Hữu Bạc. Các vị ấy không dám ra ngoài vòng rào, vì nếu ai ra sẽ bị bắn ngay tại chỗ. Chỉ khi nào lính dù cần đến mới gọi một hai người ra. Trung uý Phan Phụng Tiên, hoa tiêu vận tải bị gọi ra, đưa ra phi đạo. Ông lên máy bay, rồi xăng được tiếp, một chiếc xe nạp điện chạy đến cạnh máy baymở máy nạp điện. Hình như sửa soạn cho một chuyến bay. Lính dù vòng trong vòng ngoìa bảo vệ chiếc máy bay. Tôi ngồi ở câu lạc bộ trống lỗng ngay cạnh phi đạo. Nghe nhiều người nòi chuyện, những tin tức chính xác và cả những tin vịt. Một người nào đó nói: - Bọn dù làm đảo chánh sắp thành công rồi, chiếc máy bay này sắp cất cánh, tống khứ gia đình tổng thống cho đi chơi chỗ khác. Ngày hôm qua họ đàm phán với nhau để đặt điều kiện. - Điều kiện gì? - Tổng thống đi chơi để lại đại tá Nguyễn Chánh Thi lên làm tổng thống. Mỹ hỗ trợ cho ông ta, ông ta mới chống cộng kỹ. Một người khác chen nói: - Trong vụ này có nhiều đoàn thể đảng phái khác tham gia. Tao nghe nói đại uý Phan Lạc Tuyên bên biệt động quân cũng tham gia đảo chánh, rồi đây ông ta sẽ là bộ trưởng thông tin vì ông ta còn là thi sĩ. Chúng mày nhớ bài thơ nổi tiếng của ông ta khi tiếp thu Bình Định. Đan Thọ phổ nhạc không? - Nhớ chứ, tao thuộc lòng..... Có tiếng ồn ao phía bên ngoài. Tiếng người nói: - Ra xme giải gia đình họ Ngô ra phi trường, lần này thế nào cũng có mụ Trần Lệ Xuân. Máy bay bay ra biển, ném chúng xuống hết thôi. Ở đây mình thấy máy bay về không là xong chuyện rồi đó. Ngày mai mình th hồ ăn tiệc, nhân dân khắp thành phố biểu tình hoan hô tân tổng thống. Tôi chán ngấy chuyện đấu láo. Tôi ra ngoài đường đứng xem. Một dẫy xe hơi citroen chạy vào phi trường, qua bộ tu lệnh sang phi đoàn vạn tải. Tôi cố nhòm qua cửa xe nhưng chẳng thấy ai là người thân thuộc của gia đình tổng thống. Tôi nhìn thấy những người đội mũ be rê đỏ trong xe. Một anh lính dù cho biết có cả đại tá Nguyễn Chánh Thi. Cái mặt gầy guộc và bộ ria mép đen nhánh. Tất cả đều xuống xe cạnh sân bay. Có người mang quân hàm cấp tướng bộ binh, mặt bị đánh sưng vù. Có người nói đó là thiếu tướng Thái Quang Hoàng. Đại tá Nguyễn Chánh Thi lên máy bay đầu tiên, cùng với những sĩ quan tâm phúc của ông. Kế đến là những người khác, lính dù thúc họng súng vào lưng các con tin bắt lên cầu thang. cửa máy bay đóng, thang rút ra, vá máy bay nổ máy. Chỉ một bên cánh quạt quay tít, cánh quạt phía bên kia như bị liệt chỉ quay lờ đờ. Nhung chiếc máy bay cũng lết ra được đường băng, rồi cất cánh phía cuối sân. Máy bay hướng về phía tây. Chờ cho chiếc máy bay khuất dạng ở chân trời, người sĩ quan dù ở sân bay ra lệnh cho lính: - các chiến sĩ nghe lệnh tôi hạ khí giới, giao lại cho các bạn an ninh phi trường. Chúng ta đầu hàng vô điều kiện khi đã làm tròn nhiệm vụ. không một binh sĩ nào được manh động, như truyền thống binh chủng dù, tuyệt đối nghe lệnh cấp trên. Lính an ninh phi trường lúc ấy mới túa ra, an ninh thật cũng có mà an ninh cũng có, toôi bị túm tay lôi ra. Nhưng tôi vùng ra: - Xin lỗi, tôi không là lính an ninh. Thượng sĩ nhất Phạm Phú Ngự ra lệnh như một người thắng trận: - Tước khí giới, mang ngya một khẩu hiệu đại liên bố trí ở con đường dẫn sang trại tù Hoàng Hoa Thám. Người sĩ quan dù cười, nhìn vào mặt trung sĩ nhất Ngự: - Không còn đánh đấm gì nhau đâu trung sĩ à, đưa chúng tôi về cải hối thất rồi nấu một bữa cơm tù cho lính tôi. Chuyện được làm vua thua làm giặc là thường mà..... Tôi chán nản, đi bộ ra ngoài cổng phi long, xóm Lăng Cha Cả. Tôi nghe tiếng tổng thống kêu gọi dân chúng bình tĩnh vì quân đội đã dẹp yên được một số sĩ quan trung cấp cầm đầu cuộc phản loạn. Nhưng tổng thống cũng tuyên bố tình trạng giới nghiêm buổi tối. Sinh hoạt bên ngoài trại lính bình thường, những quán cơm bình dân, quán cà phê. Tôi nghĩ mình cũng nên đi thăm một số bạn bè, thăm thằng em. bây giờ không biết nó ở nhà bà dì bà mợ hay ông chú nào. Đầu tiên tôi đến xóm Lê Văn Duyệt để thăm Hoàng Bình Sơn. HBSơn ở nhà trọ. Chúng tôi ra quán ăn cơm bình dân rồi uống cà phê. HBSơn chán nản: - Chẳng nước non mẹ giù hết, nếu bọn dù kéo dài thêm được vài ngày nữa thì ông Thu anh tớ sẽ ra khỏi tù, ông ấy bị nhốt tù quá lâu rồi. - Chắc thế nào cũng có một đợt ân xá. - Còm lâu, rồi nó sẽ bắt thêm, mày coi. Chúng nó cần củng cố quyền lực, khủng bố dữ dội không riêng gì đối lập mà tất cả mọi người, nhà tù chật cứng người cho coi.... Ừ sao tôi không có một ý niệm gì về chuyện đó. Trời đã muộn, tôi băng qua đường xe lửa Nguyễn Thông sang trương Minh Giảng thăm vợ chồng Trần dạ Từ. HBSơn cho biết Trần Dạ Từ đã có việc lám ở một tờ báo, hai vợ chồng thuê một căn nhà ngay ở dưới dốc cầu. Bữa cơm đón bạn vui vẻ, tuy là bữa cơm đơn sơ nhưng Nhã Ca khéo léo làm những món ăn đặc sản Huế. Tôm cháy và mắm cà.....Trời sụp tối lúc nào không biết. Tôi toan về trại lại nghĩ đến lệnh giới nghiêm của tổng thống mới ban hành nên đành ở lại nhà Tứ- Nhã. Tô chưa đi thăm được thằng em. Sáng ngày mai tôi đi tìm nó cũng không muộn.. Tôi tìm nó mấy ba ngày mới biết nó ở nhà bà dì trên Gò Vấp. Rồi tôi tính ra rằng mình đã bỏ trại đi được gần một tuần lễ. Ngày ngày tôi về nhà Từ Nhã. Nhà Từ-Nhã thường xuyên cho những người bạn tá túc, đôi khi có những người bạn mang cả nhân tình về.... Một buổi tối, Từ đưa tôi ra đầ đường nói chuyện: - Mày không thể ở nhà tao hoài được, chỗ mày nằm ngủ thằng Trung và con nhân tình nó đã xí trước rồi, mày ở đây thì kẹt cho chúng nó, tao đưa mày mấy chục đồng mày có thể tìm một chỗ khác.... Tôi từ chối 35 đồng bạc của Từ và đi ngay, mà không biết sẽ đi đâu. giờ giới nghiêm sắp tới. Tôi lang thang trong thành phố vắng dần bóng người, thay vào đó là những xe hiến binh mũ kê pi chạy đi chạy lại trên khắp ngã đường. Không còn cách nào khác tôi đành tạt vào mái hiên, ở đó nhiều người nằm ngổn ngang. Có lẽ đó là những người không nhà cửa, ăn mày hành khất chi đó. Tôi dựa lưng vào tường, gục đầu trên hai cánh tay khoanh tựa trên đầ gối. Tôi nghĩ ngợi lan man, nghĩ đến những đồng tiền Trần Dạ Từ đưa cho tôi hồi tối mà tôi không nhận. Tôi không hiểu được thái độ TDTừ. mà tôi chẳng cần phải hiểu, cứ cho đó là chuyện đời vẫn xảy ra. mà tôi là người ít may mắn. Nếu tôi kể lể điều gì đó thì tôi tầm thường quá. Tôi nghĩ đến căn gác của mẹ tôi ở sở rác Nguyễn Tất nghiệm, nơi ấy đã tụ tập biết bao bạn bè tôi, lòng mẹ tôi thật bao la. Nay thì tan đàn xảy nghé hết rồi. Thôi thì nhận nơi đây là một mái nhà. Tôi đã dời đơn vị gần một tuần, tôi là kẻ đào ngũ. Mơ thấy mình là đại tướng tự ký giấy giải ngũ cho mình. Tôi lo mơ những kỷ niệm và buồn ngủ, mấy lần tôi ngủ gục ngã xiêu cả người. những người ở quanh tôi hình như chẳng ai thèm để ý đến tôi, hành lang thì rộng và dài. Một ngôi nhà rộng thenh thang chẳng của ai cả. Có tiếng động cơ xe hơi dừng ở ngoài đường, một cái xe jeep của hiến binh. Tiếng léo nhéo ngoài đó: - Thằng điên, mày bắt chúng tao đưa mày đi khắp nơi. Chỗ nào mày cũng nói không phải nhà mày, vậy đây không phải nữa thì vào ngủ ở đồn hiến binh. Một giọng nói miền Quảng Nam. - Vậy thì cho tôi xuống đây, nhà tui đó, rộng không, mát mẻ không. Trời cảnh thơ mộng làm sao, nhà cao cửa rộng..... Tôi đứng hẳn lên, khi gã thanh niên bị lẳng xuống đường. những người nằm trong hành lang khe khẽ: - Thằng ngu, nằm xuống đi, lính bắt bây giờ, cái thân ngủ đường ngủ chợ mà không biết gì hết, mày cũng điên rồi. Thằng thanh niên ngoài đường la lên với tụi lính khi hắn nhìn thấy tôi: - Bọn lính tráng tụi mi, tau nói nhà tau mà, thấy người hầu ra đón cậu không? Ê, ném trả tau cái túi trên xe. Một cái cặp liệng xuống đường. Chiếc xe rồ ga phóng vút đi. Gã thanh niên khùng điên lượm cái cặp, cắp nách đi vội lên dốc hành lang. Tôi vẫn đứng đó nhìn gã, dưới ánh đèn đường tôi thấy gã còm nhom. Cái đầu nham nhở không hẳn là đầu trọc mà cũng không phải để tóc. Hắn ngẩng lên nhìn tôi, cái mặt coi quen quá. À phải rồi, tôi đã nhận ra hắn và hắn cũng nhận ra tôi. Hắn la lên: - Có phải mày là thằng Long không., tao Sơn đây. Nguyễn Đức Sơn, Sao Trên Rừng đây. Đúng hắn rồi, tôi có quen biết hắn, thằng người Quảng điên điên khùng khùng thường hay đăng thơ trên báo Sáng Tạo, Văn Nghệ, Quan Điểm. Hắn cũng hay nói chuyện triết học. Đã lâu lắm rồi tôi không gặp hắn. Hình như hắn không để ý đến cái hành lang: - Ờ chỗ này cũng được đấy, hành lang này rộng, nhìn ra vườn hoa, dưới kia là sông, phong cảnh hữu tình đó. Phía dưới có cột đèn sáng, có vòi nước công cộng, ban đêm tha hồ tắm nữa. Tao hỏi mày sao tìm được chốn thiên đàng này? - Vô tình thôi, hôm nay lần đầu tiên tao tới đây. - vậy sao? Tau nghe nói mày đi lính mà. - Đúng rồi, nhưng tao đã đào ngũ một tuần nay. - Cũng tốt, mày đưa tau vào chỗ nằm, mình sẽ tâm sự với nhau. Tôi kể hoàn cảnh của tôi cho Sơn nghe, hắn lắng nghe chăm chú, sau rồi lại nói: - Chẳng cần quan tâm, nhưng tau ghi chuyện này vào sổ đen của tau. Từ ngày mai mày có thể rong chơi với tau. Hắn nằm ngay xuống thềm, gối cái cặp và ngủ thiếp đi. Chỉ một lát tôi hắn ngáy như cưa gỗ. Có lẽ giấc ngủ của hắn bình thản và không quan tâm đến một chuyện gì. Tôi thao thức mãi mới ngủ được, gió sông thổi lên lồng lộng. Trời cuối năm lành lạnh, lại sắp hết một năm nữa rồi. Gần sáng tôi mới chợp mắt được một lúc. Tôi tỉnh dậy thấy hành lang vắng hoe và NĐSơn ngồi xổm nhìn vào mặt tôi. Sơn hỏi tôi: - Bây giờ mày đi đâu hay đi chơi với tau? - Tao đến chỗ thằng em trọ học, xme nó học hành ra sao? - Học với hành, tau có quan niệm khác. - Sao? - Có học chỉ khổ cái thân thôi, tau sau này có vợ con, tau cho lên rừng hết, không học hành chi cả. - Vậy tại sao mi lại học? - Bởi vậy, ném lao phải theo lao, không ra gì hết, chẳng thà không biết gì như cây cỏ, như con thú ở trên rừng. Sống theo bản năng. Cơn gàn của anh chành lại lên rồi chăng. Tôi từng nghe bệnh gàn dở của hắn, đôi khi trở thành giai thoại. Khi cần chửi là hắn chửi, nếu không chửi được tận mặt là hắn gửi thư đến tận nhà chửi. nhiều anh em từng là " nạn nhân " của anh, của cái tính ngông cuồng dễ thương mà trởi ban cho anh. những cơn điên tiết của anh như trời mưa nắng. Còn chút tiền, tôi rủ NĐSơn đi ăn hủ tíu và cà phê thuốc lá. trước khi chia tay bạn, Sơn nhắc nhở tôi: - mày bây giờ không làn gì nữa rồi, xong công việc đời thường mày lại đến đây tìm tau, mình rong chơi, rong chơi mà no đủ kía, tiền tiêu có thể là không có, nhưng no đấy, ngày hai bữa được không? - Được qúa rồi, nhưng mày " định cư " nơi này chưa? - Chắc phải vậy thôi, chẳng nơi nào hữu tình hơn nơi này. Gầm cầu kia không thể bằng nơi này được. Trước khi chia tay, tôi đứng ngắm nhìn lại chỗ mình ngả lưng đêm qua. Đó là hàng hiên của tổng ngân khố, nhìn ra sông SG. Cái cầu Mống cao và cong cong đổ qua sông, bên kia là Khánh Hội. Nhà Lê Đình Điểu ở bên đó, nhưng thằng em tôi không còn ở đó nữa. Mẹ tôi viết thư về nói nó ở Gò Vấp học trường Hồ Ngọc cẩn gần hơn. Vả lại nó ở nhà dì, cũng là chỗ ruột thịt với mẹ tôi. Có họ hàng mà không nhờ vả, nhờ vả người ngoài mang tiếng. Tôi không rõ điều suy nghĩ của mẹ tôi có đúng không? Tôi tới thăm em trai tôi, nơi này nó ở không tệ, nhưng chưa phải là tốt. Tôi muốn nó ở nơi nào đó tốt hơn, nhiều thì giờ để học hành hơn, vì nó đã thi xong trung học, những năm cuối trung học của nó cần yên tĩnh. Tôi không nói cho em tôi biết rằng tôi đào ngũ. Tôi nghĩ đến cái hẹn của NĐSơn, tôi phải về với hắn. Những bạn bè khác tôi không muốn đến nữa. Biết đâu mình chẳng là gánh nặng với họ, không phải là sự phiền nhiễu. Buổi tối tôi đem bụng đói về với NĐSơn. Hắn ngồi dựa cột đèn đọc sách, bên cạnh có một cuốn vở để ghi ghi chép chép gì đó. Hắn ngẩng lên hỏi: - Mày về đó à? Hắn thu dọn mớ sách vở xếp vào cái cặp vải kaki vàng may lại. Trời cuối năm lành lạnh, quần áo của hai đứa lại phong phanh, gió sông lồng lộng, bụng tôi đói càng lạnh hơn. Sơn hỏi tôi: - Mày ăn uống gì chưa? - Có gì đâu mà ăn, tao đói từ hồi trưa. Tao thì no căng một bụng, uống nước phông ten vào nở ra càng no dữ. Cái thằng này ăn nói quái thật. Tôi nửa tin nửa ngờ. Vào đến chỗ nằm. NĐSơn mở cặp ra, lấy cho tôi một miếng cơm cháy gói giấy cẩn thận. - Ăn đi, tao có rắc sẵn muối tiêu, phần ăn sáng của tau đó. Tau nhường mày, ăn xong ra uống nước phong ten, tức khắc là no thôi. Đói quá không còn khách sáo, tôi ăn ngay. Miếng cơm cháy rắc muối tiêu sao bùi ngậy thơm đến thế. Tôi cũng vừa đủ no bụng. NĐSơn giải tấm nilon ra, hai thằng nằm chung. Hắn có vẻ chuyên nghiệp nằm đường nằm chợ: - Mày nên có một cái túi, đựng quần áo sách vở, đi đâu mình tha theo. - Tao chẳng có gì hết. Hai đứa nằm gác chân lên nhau nói chuyện tào lao một hồi rồi Sơn ngủ thiếp đi, tôi còn thao thức mãi quan sát xung quanh. Một số người còn thức, một số khác đã ngủ say. Trong một góc khuất ánh đèn, có một đôi trai gái nằm đắp chiếu, làm tình với nhau tự do kêu oeng oéc. Cái miệng thằng đàn ông, hay thanh niên ông ổng: - Tao sẽ cho mày một đứa con tha hồ mà bồng đi ăn mày. Khi đó phải nhớ đến công ơn tao. Nói cho bay hay, nhiều đứa vô ơn bội nghĩa với tao rồi. - nầy Bảy Nọc, đừng có lối, trên đời này không phải chỉ mình mày mới có cái con..... Tao cũng bị mòn vậy... Thật kinh khủng, tôi đang sống giữa bầy đoàn nào đây? Ở ngoài khoảng trống, vẫn trong phạm vi mái hiên có hai lão già gầy lên một đám lửa nhỏ, đủ nấu một lon nước, có lẽ hai lão đang uống trà, nói chuyện tào lao: - Này anh thấy không, hai ngày nay thằng Tèo của tôi không về. - Nó trúng mánh rồi, đâu còn nghĩ đến sư phụ của nó. Lão già cười: - Rồi nó phải về, nó đâu đã học hết nghề của tôi được, Lão Mõi này ngu dại gì mà dạy hết, thầy võ cũng từng phải giữ lại ngón nghề tủ phòng thân. Sư phụ dậy hết nghề cho đệ tử nó phản thầy thì sao " sông sâu còn có người dò, lòng người nham hiểm biết dò đến đâu " Nghề móc túi trộm cắp của tôi cũng thất truyền nhiều rồi, sư phụ tôi dậy cho tôi cũng không dậy hết. Vậy mà tôi cũng tung hoành một thời từ Nam chí Bắc. Thằng Tèo, đệ từ ruột của tôi, chưa học hết nghề của tôi được, dù nó thông thạo mánh móc túi, rạch bóp nhưng chưa phải là hay. thập bát ban võ nghệ còn nhiều rắc rối lắm. - Ờ nghề nấu " xì ke " của tôi cũng lắm công phu, không phải ai muốn nấu là nấu được đâu. Tôi chỉ cần tí sái, mấy miếng giẻ lót dọc tẩu, lau bàn đèn thôi, cũng đã nổi danh trong thiên hạ. Chích choát là mấy công việc của mấy tay em, không đứa nào dám thiếu chịu của hít tô phe đại đế này được, cũng chẳng dám tố cáo..... Lại một buổi sáng, NĐSơn đánh thức tôi dậy, hắn cũng có tí tiền uống cà phê, hắn rủ tôi đến tiệm giặt ủi, hắn vào bên trong thay bộ quần áo giặt ủi láng coóng. Hắn lại còn thắt ca vát, ra vẻ lắm: - Tao phải ăn mặc ra vẻ như vậy để còn đi dạy học, học trò của tao toàn học sinh trung học...mày cũng cần có bộ quần áo thay đổi để đi làm ăn. Tao sẽ tìm cho mày một bộ to rộng. - Tao thì không cần những bộ quần áo đẹp, vì tao sẽ làm nghề lao động tay chân. - Tuỳ mày thôi. Tôi hiểu NĐSơn nhiều năm trời sống một mình ở SG ra sao. Anh làm thơ, thơ anh hay, nhưng ít tiếp xúc với bạn bè cùng giới. Tâm hồn anh nhậy cảm, sự nhậy cảm quá độ, nhiều khi tưởng người khác xúc phạm đến mình, anh tự vệ. Sự tự vệ khủng khiếp bằng những bức thư gửi qua bưu điện. Một số bạn bè nói anh có máu điên, thây kệ. Thằng nào xúc phạ đến ta một, ta trả lại cho nó gấp 10 lần sự cay độc. Nhưng bức thư gửi đi ấy đều có bản lưu, lâu lâu giở ra đọc lại....như đọc lại một tác phẩm của mình. Tôi chờ NĐSơn ở đầu đường Bùi Viện, gần trường Thăng Long. 12 giờ trưa, Sơn bảnh choẹ đi tới gặp tôi. - Mi chờ tau lâu hỉ? - Mình có htì giờ mà. - Đi ăn! Chắc chắn hắn có tiền. Chỉ cần một bữa ăn xoàng. Sơn rủ tôi 9dến quán cơm Anh Vũ cũng ở trên ocn đường ấy, quán cơm có tính cách nậng đỡ các sinh viên học sinh. Cơm ăn thả cửa, ba món ăn, giá chỉ có 3 đồng đến 5 đồng cho một người. Tôi từng nghe nói về quán cơm này, nhưng đây mới là lần đầu tiên đến với Sơn. Tôi htú thật với Sơn điều ấy. Sơn ra người sành sỏi ăn cơm Anh Vũ. - Vậy thì mi cứ nghe tau, tao làm gì mày làm cách đó. - Tao đủ thông minh, miễn là không ăn giựt ăn chạy. - Không có đâu. Khi bước chân vào quán Anh Vũ, quán cơm đông khách, hầu hết là những học sinh. Chúng tôi ngồi xuống một bàn trống. Những người khác ra quầy mua phiếu rồi đi ra một bàn khác tự do chọn thức ăn, giỏ cần xé cơm gần đó, ai muốn xúc bao nhiêu thì xúc. Tôi không thấy NĐSơn làm điều đó, anh cắm một cây tăm lên miệng. Tôi ngơ ngác vì chúng tôi chua ăn gì mà đã xỉa răng. NĐSơn hối tôi: - Xỉa răng đi Tôi làm theo lệnh Sơn như cái máy. Hắn lại ra lệnh: - Đứng dậy đi theo tau. Tôi đi theo Sơn vào bếp. Những cái chảo lớn nấu cơm. Cơm thì rỡ ra những giỏ cần xé khiêng ra ngoài nhà ăn. Những người nấu cơm dùng cái xẻng lớn cạy những tảng cháy to hất ra những cái thùng to. Có những người chạy đến bẻ một miếng. Sơn cũng tới bẻ một miếng, hối tôi: - Mi bẻ lấy một miếng đi, mình ăn cơm rồi, bây giờ đét se miếng cơm cháy cho thơm miệng.... Tôi làm theo Sơn, và bây giờ thì tôi hiểu được việc làm của bạn. Tôi bẻ miếng cơm cháy hơi to, theo Sơn lên nhà ăn. Hai thằng ngồi ăn đàng hoàng vào bàn ăn, rắc muối tiêu và xịt nước tương vào miếng cháy. tôi ăn đến loáng hết miếng cháy mà vẫn còn thòm thèm. Sơn nhìn tôi cười: - Lần sau thì rút kinh nghiệm nhé, nhưng không sao, chiều mình lại đến. bây giờ mày ra uống trà đang hoàng cho nó nở ra là vừa bụng. Tôi uống một ca trà, người thấy dễ chịu. Hình như trong quán Anh Vũ không phải chỉ có hai đứa chúng tôi ăn uống theo kiểu này, mà nhiều. Tôi nghe tiếng la ở nhà bếp: - Thôi chứ các cha nội, lấy hết cơm cháy rồi nhà thâucờm dư tới lại la tụi tôi không để cơm cho heo..... Chúng tôi ra khỏi quán cơm Anh Vũ. Sơn nói: - Bần cùng lắm tau mới dùng đến chiêu thức này. Gị là chiêu thức cứu đói. No bụng đàng hoàng. Mình vô tài kiếm không ra miếng ăn, đói, than trời trách đất thì tội cho trời đất. Từ nhiều năm nay tao chưa bao giờ đói, nghe thấy tụi bay than đói hoài tao lấy làm lạ. Miền Nam đầy lúa gạo này quyết không xó một kẻ nào phải chết vì đói. Lý luận của Sơn thật hùng hồn. Tôi có cảm tưởng như anh ta là một nhà hùng biện lỗi lạc. Tôi nói: - Tớ cứ tưởng hôm nay cậu có tiền đãi tớ bữa cơm chứ. - Thì đó, cậu cũng vừa ăn môt bữa cơm, đồ ăn cho mặn miệng là muối và nước tương, ta ăn để mà sống. tớ đangnghiên cứu về lối ăn gạo lức muối mè. Bữa cơm này không phải tớ đãi cậu do tiền bạc mà do rút kinh nghiệm phương pháp chống đói. Con heo mất một miếng cơm cháy cũng chẳng thể đói hơn được, nó đói thì nó la, chủ nó phải lo cám cho nó. người dưng nước lã không bỗng dưng phải lo cho nhau, con heo gầy bán mất giá, chủ nó phải vỗ cho béo để bán được nhiều tiền hơn. Mi, tao béo gầy thì đời cũng mặc mẹ, chết mặc xác....Nhưng tau hôm nay, tao đến lớp đòi tiền, nó không trả cho tau. Nó còn bắt tau chờ đến hết tháng, không có cái vụ dậy học xong đòi tiền, cái nguyên tắc làm chết con người đấy. Tôi không dám để cho Sơn nói nhiều hơn nữa, nhất là lý luận: - Chịu thầy rồi, còn bây giờ đi đâu? - Đi chơi, nơi nào đó để thư giãn đầu óc một chút, tau căng thẳng rồi..... Tôi và Sơn tới vườn Tao Đàn, tôi cứ nghĩ rằng chúng tôi sẽ nằm ngủ dưới một gốc cây mát mẻ nào đó. Nhưng Sơn rủ tôi ra ngồi một đầu cái bập bênh, ngồi đầu bên kia, đồ chơi của con nít. Hai thằng dập dình cả tiếng đồng hồ, chán rồi lăn ra ngủ dưới gốc cây. Chiều đến, Sơn đánh thức tôi: - Dậy, đi ăn cơm chiều mày..... - À, đúng rồi ta quyết không chịu chết đói giữa vực lúa gạo miền Nam. Trời đất bao la đâu cũng là nhà. Tôi nói lên như hát, như vừa sáng tác một bài ca. Chiều rồi đó, thành phố chưa lên đèn, nhưng cũng sắp lên đèn. Tôi vào quán cắm một chiếc tăm lên miệng và đi xuống bếp. Tôi không quên bữa sớm mai. Nhất quyết phải no bụng, nếu để bụng đói mà chết là là làm nhục miền Nam no ấm tự do. Dưới sự lãnh đạo anh minh của chí sĩ NĐDiệm. người ta từng nói thế nhiều rồi. tôi bực bội. Toàn một lũ kinh doanh khẩu hiệu tuyên truyền. Chính nghĩa và tà thuyết là vàng thau lẫn lộn, ở cả miền Nam lẫn miền Bắc. Một số người có quyền lực sống bằng mấy thứ lặt vặt đó.