CHƯƠNG 9

Khi tôi không chờ đợi nữa thì chuyện lại xảy ra. Tôi nộp đơn gia nhập Không Quân từ ba tháng trước, nay Không Quân gọi nhập ngũ. Tôi tưởng rằng đơn tôi đã bị bác, như nghành Không Quân từng bác cả ngàn đơn khác. Con số được chọn có trăm mạng. Theo người ta nói lính Không Quân phải có học lực khá. Có thể hôm nay anh chỉ là lính trơn, ngày mai anh trở thành sĩ quan trong mọi nghành nghề. Thời Pháp, một hạ sĩ thôi cũng có thể là phi công. không thuần chỉ sĩ quan. nhưng nay quân đội VNCH nâng lên cho bảnh. Điều đó được tuyên truyền rộng rãi trong giới sinh viên học sinh. Không Quân thu hút người gia nhập rất đông đảo.
Tôi mang chuyện này hỏi ý kiến Hoài Nam. Hoài Nam góp ý liền:
- Vào đi, ít ra cũng đỡ cho một thằng.
- Mày nói sao?
Không nói đến chuyện lý tưởng mà cái thân mày đỡ, biết chắc chắn rằng mày có cơm ăn, không bị đói như những ngày qua nữa.
Thực tế là chúng tôi bị đói thường xuyên, thường gây ra những bữa no dồn đói góp. Nghề văn nghề thơ chưa tên nào sống nổi. Chính Dương Nghiễm mậu nhờ vả bà chị. Anh kiếm được bằng nghề văn nghề báo chỉ là tiền còm.
Hoài Nam đã được làm công tác viên cho báo Cách Mạng Quốc Gia, hắn làm thơ và viết lung tung đủ thứ. Anh tổng thư ký tờ báo là anh Tế Xuyên rất nể Hoài Nam, anh cũng thường xuyên xuống thăm anh em tôi tại Bình Thới. Thỉnh thoảng anh mời chúng tôi ăn những bữa ăn, anh khá hào sảng.....Anh nói tôi cần phải cố gắng hơn nữa trong nghiệp văn, khai thác những đề tài nào đó phải khác những đề tài mà người ta nhai đi nahi lại quá nhiều lần.
Tôi biết anh Tế Xuyên còn là một nhà phê bình văn học, tầm cỡ học giả. Anh là tác giả nhiều cuốn sách " học làm người " do nhà Khai Trí xuất bản. Anh Tế Xuyuên đang bước vào tuổi già, nhưng bắt anh em chúng tôi phải gọi anh là anh, danh từ chú với bác không được dùng với anh.
Hoài Nam nói như trong cơn mê sảng:
- Mày ra đi cũng phải có một bữa tiệc với anh em chứ!
- Mày có điên không, tao lấy gì để mời?
Hoài Nam thủng thẳng trả lời:
- Tao tính cả rồi.
- mày tính thế nào?
- Mạnh thường Quân chúng mình chỉ có anh Tế Xương chứ còn ai nữa.
- Phiền anh ấy quá!
- mày định ra đi không từ giã anh Tế Xuyên hả?
- Có chứ, nhưng mình từ ggiã xuông cũng được rồi.
- Anh Tế Xuyên nhất định sẽ không bằng lòng như thế đâu, anh sẽ bỏ tiền ra, một bữa thường thôi mà. Mày ngồi nhà để tao đi, còn tí tiền còm đây mày có thể ra cà phê Con Nhạn của mày ngồi nhìn trời nhìn đất.
Tôi ra quán cà phê Con Nhạn ngồi một mình. Trời đất sau bão rớt trời thật đẹp, nắng chỉ ửng vàng trên ruộng hoa lài bát ngát. con bé của bà chủ chơi thơ thẩn dưới ruộng hoa, nó sâu những đoá hoa thành vòng tròn, đội lên đầu con búp bê. Cái đầu con búp bê bây giờ bằng trái cam. Ai đó khoét giùm mắt mũi miệng cho cái đầu, cái miệng vểnh lên hình vòng cung thành nụ cười.
Tôi lan man nghĩ tới tương lai của mình, những ngày s8áp tới trong quân đội. Mình sẽ ra sao nhỉ.
Điều này không thể biết được, dù tôi đã có ngày sống đời sống quân ngũ hồi học thiếu sinh quân. Nhưng đó chỉ là nghiệp binh lỡ.
Tôi đi chơi lang thang một mình ở khu Phú Thọ. Mình ra đi rồi đây mình sẽ nhớ mãi nơi này. Nhớ căn gác thuê, bà cụ Chắt và những bát cơm của cụ. Tiếng ru hời của bà con dâu mỗi đêm, ru con bé con, em thằng Phan Tri nghịch như quỷ sứ, suốt ngày ngồi trên cây trứng cá trước nhà, nhìn vào căn gác thuê chúng tôi. Có những lần đói, tôi nhận từ thằng bé nắm trái cây trứng cá, nhưng chỉ là những bữa ăn giả, đánh lứa cái miệng. Ruột tôi càng cồn cào hơn. Còn đâu nữa những bữa cơm canh cua rau đay, cà pháo chấm mắm tôm. Tất cả đều đã xa, thật xa. Dĩ vãng chẳng bao giờ trở lại.
Buổi trưa tôi tới nhà Trần Cang, người bạn học Cao Đẳng Mỹ Thuật với tôi, anh đeo bám hội hoạ, anh đang học năm thứ nhất. Bá bằng cũng học ở đó, nghe đâu Bằng đang xin chuyển ra Huế theo bà chi lấy chồng ngoài đó. Ông anh ruột của Bằng là anh Bảng, đang làm giáo sư, chẳng nhìn nhõ gì đến bầy em mồ côi. Ngày hai bác Hài tử nạn thê thảm, anh Bảng cũng chẳng về nhìn bố mẹ, việc ma chay anh Kỳ và con rể và chị Tuyết đứng lên lo. đám ma đó phải cưới chạy tang. Bằng tỏ ra đau khổ thường tâm sự với tôi. Tôi không rõ Bằng mang bệnh gì mà bị từ chối gia nhập Không Quân cùng với tôi.
Trần Cang phải sống nhờ ông anh ruột là sĩ quan cấp tá, sống ngay trong trại lính ở cạnh trường đua Phú Thọ. Tôi quý Trần Cang bởi tại anh có máu văn nghệ, là cháu ruột của nhà văn Khái Hưng bị dìm sông chết ở bến đò Cựa Gà, Hải Dương, ngày ông bị tù ở trại Lý bá Sơ.
Trần Cang ngừng tay, anh đang làm một bài tập một bức tranh lụa:
- Cậu ăn cơm chưa?
- Chưa, nhưng tớ đến để giã từ cậu, mai tớ đi lính rồi, lính Không Quân.
- Tốt, vậy thì tớ phải mời cậu một bữa, cậu biết tớ không có nhiều tiền, một bữa bánh cuốn đủ chứ hả?
- Thế nào cũng được, mai tớ đi rồi, tiếc là không đi chung với thằng Bằng. tớ với thằng Bằng thân nhau lắm, từ hồi nhỏ xíu ở Hà Nội.
Hàng bánh cuốn ngay ở đầu trường đua, dưới hàng cây cao bóng mát. Suốt buổi trưa hai đứa tôi ngồi ở đó, nói chuyện đến Bằng, người bạn vắng mặt. Cang nói:
- Thằng Bằng không biết bệnh gì, người nó cứ xanh lướt đi thôi. Nó hay chảy máu cam....Nó đeo đuổi nghề vẽ như bố. Thân bệnh hoạn đó rồi đây không biết sẽ ra sao?
- Hình như người nghệ sĩ nào cũng khổ, có người khổ thảm khốc.
- Như ông bác Trần Khánh Gzư của tớ, phải chết dưới bàn tay bạo tàn. Ngày nghe tin ông bác bị dìm chết, tớ còn nhỏ lắm, đang ở quê nhà. Bố tớ quyết định phải ra đi thôi và bây giờ tớ mới ở miền Nam này. Chúc cậu lên đường may mắn bình an...Được, tớ sẽ liên lạc với thằng Bằng. Đi nhớ liên lạc về với anh em.
Tôi nắm chặt bàn tay Cang, từ biệt nhau ngay đầu Bình Thới. Sao lại buồn nhỉ? Sao lại muốn khóc?
Về đến căn gác thuê tôi đã thấy Hoài nam và anh Tề Xyên. Anh Tế Xuyên đùa tôi, anh chào thoe kểu nhà binh:
- Chào chú lính mới tò te.
- Chào anh!
- Anh em mình làm một bữa tiệc chia tay chứ?
- Dạ...em có nghĩ đến...nhưng.
- không nhưng nhị gì hết, anh đã lo cả rồi. Cậu cứ đi với bọn này, cậu là nhân vật chính mà. Tiếc rằng hôm nay không đông anh em của cậu, chỉ có ba anh em mình, mình phải uống rượu say một bữa. Mình uống chén rượu tràng đình, tiễn chân tráng sĩ lên đường.....
- Em không biết uống rượu, vì chưa uống bao giờ....
- vậy thì sẽ biết. đừng lo ngại, vạy mới là người lính....
Quán cà phê Thuỷ ở khoảng giữa đường Phạm Ngũ Lão, một trong những quán cà phê ngon có tiếng ở SG hồi đó. Nhưng tối nay có lẽ anh Tế Xuyên đã đặt trước nên quán làm thêm những món nhạu và bia. Chúng tôi có một bàn tròn riêng. Đã từ lâu rồi tôi mới dự một bữa ăn đàng hoàng.
Mấy chị em nhà Thuỷ thay phiên nhau phục vụ, bà chị lớn đẹp nhất trong mấy chị em ngồi cạnh một cái nôi, trong đó có một bé gái rất xinh, y như mẹ. nghe đâu cô chị lớn bị lỡ làng trong một mối tình nên mang con về nuôi. Bé Kim. Bây giờ Thuỷ thay chị đứng ra quán cùng với bố mẹ.
Bữa nhậu chóng tàn, lần đầu tiên trong đời tôi biết thế nào là rượu bia, tôi say là đà. Anh Tế Xuuyên đưa chúng tôi về tận nhà ở Bình Thới và anh ngủ lại đêm hôm đó, nói chuyện đời, anh như một người anh thực sự đối với những đứa em. Buổi sáng anh nhét vào túi tôi một mớ tiền: mớ tiền khá lớn đối với tôi khi đó, vì lương lính quân dịch chỉ có 120$ một tháng. Tôi hỏi anh:
- Sao nhiều thế anh?
- Cậu còn phải ra quân trường, phải tiêu pha, không phải chia cho ai cả.
Sáng hôm ấy là ngày mùng 1 tháng 7 năm 1957. Tôi từ giã vườn hoa Bình Thới khi bãi tập bắn Bình Thới vang tiếng súng.
Tôi trình diện nhập ngũ tại cổng Phi Long của phi trường TSNhất. Tôi ngạc nhiên vì gặp nhiều bạn bè từng là bạn học với tôi. Buổi trưa ăn cơm lính đầu tiên rồi đi lãnh quân trang quân dụng.
Những bộ quần áo từ thời Tây để lại rộng thùng thình. Chúng tôi nhận số quân và số chỉ tạm, chưa có thằng nào có chỉ số chính thức. nhưng chúng tôi vẫn bàn tán đến nghề nghiệp mà mình sẽ theo đuổi, hầu hết thằng nào cũng mơ ước mình lái phi cơ. Mắt tôi kém, tôi hy vọng sẽ được sang chiến tranh tâm lý để làm báo Lý tưởng. nhưng điều đó tôi không nói ra với ai. Tôi vẫn mơ làm văn sĩ. Không Quân hồi đó có mấy nhà văn nhà thơ nổi tiếng, thứ nhất là toàn Phong, Cung Trầm Tưởng, và Dương Hùng Cường. Dương Hùng Cường mới chỉ là trung sĩ. Sau khi đi học ở bên Tây về....
Tôi thằng lính mới tò te....chưa là cái gì cả.
Một tuần lễ sau chúng tôi được đưa lên quân trường học quân sự. Chúng tôi học chung với bộ binh ở trung tâm 3. Tại đây tôi gặp nhạc sĩ Lam Phương, anh đi quân dịch. Bài hát anh sáng tác hồi đó được hát vang trại tôi nhớ những câu lõm bõm Xuyên lá cành trăng soi lều vải.... Gặp anh, anh nói với tôi:
- Hy vọng tớ sẽ được chciến tranh tâm lý.
Đời lính quân trường gian khổ, với thể hình trâu nước như tôi nhiều khi tưởng không chịu đựng nổi, kỷ luật kinh khủng. Tôi nhớ những câu khẩu hiệu sơn trên tường: Thi hành trước, khiếu nại sau. Quân trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu...v.v......
Cơm ăn no, tuy rằng chẳng ngon lành gì. Tôi viết thư cho Hoài Nam. Tôi nhận được thư hồi âm của bạn: Dù sao thì mày còn được bữa cơm, không như tao mỗi ngày vẫn phải chạy ăn từng bữa. Có lẽ tao sẽ ra Huế với Thu, muốn ra sao thì ra...
Mỗi chủ nhật chúng tôi được ra nhà thăm nuôi để gặp thân nhân lên thăm. nhưng nào tôi có ai. Thơ thẩn chơi một mình. Có tiền thì vào câu lạc bộ uống cà phê, nhìn thân nhân người khác. Lương tân binh của chúng tôi hồi đó chỉ có 516$50, trừ tiền cơm. Số tiền này không thấm tháp gì, nhưng cũng còn hơn lương lính quân dịch.
Sau ba tháng học quân sự, chúng tôi mãn khoá. Cái gì có thể quên được chứ cái số quân không bao giờ quên, đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ. Tôi về SG và được ở lại TSNhất. Việc đầu tiên là đi tìm bạn bè. Hoài Nam đã đi Huế, anh ta ở lì ngoài đó. Bãn bè ở SG giúp đỡ anh tiền bạc để anh sống. Vẫn là cái lãng mạn thơ mộng của tuổi trẻ.....
Tôi đi tìm thằng em ruột, bây giờ nó không ở với chú tôi, mà về với một ông chú khác có bà thím kinh khủng hồi tôi đã sống với bà ở Vũng Tàu. Em tôi ốm, nó mắc bệnh ho lao. Thằng bé mới có 10 tuổi, học những năm đầu bậc trung học. nhưng học rất kém. Vẫn luận điệu xưa, bây giờ tôi là quyền huynh thế phụ. bà thím mách mỗi lần tôi ra thăm em.
- Thằng em mày hư lắm, nó chẳng chịu học hành gì hết, lười chẩy thây ra, lại cứng đầu, tao đến khổ phải nuôi con lại thêm cháu bệnh hoạn. Mày phải dạy bảo nó.....
Tôi nghị ngờ lòng tốt của bà thím. Tôi mang chuyện này nói với Lê Đình Điểu. Điểu nói với tôi:
- Cậu phải giải quyết thôi, không thể để tình trạng này được
- Tớ làm sao đây, nhà cửa thì không có, còn sống ở trong trại.
- Được, rồi cậu phải giải quyết khi tình trạng cấp bách quá.
Lê Đình Điểu đã đậu tú tài I, năm nay học đệ nhất, anh nói:
- Tớ sẽ kèm cho thằng em cậu, nó phải học khá, còn thằng Đỗ Quý Toàn nữa, nó cũng thương em cậu lắm.
Gia đình ông chú bà thím tôi đã về SG ở Tân Định. Bà thím buôn bán ở chợ Tân Định. Tôi không thể nào quên được những chiếc xe " bò ệt " toôi phải đẩy hàng ra chợ mỗi sáng và mỗi chiều, đến ngày chủ nhật cũng không được nghỉ ngơi hồi ở VTàu. Tôi nghi ngờ lời của bà thím cũng đúng thôi. Tôi nghĩ đến những tập truyện của Nguyễn công Hoan, tôi đã đọc về thân phận những đưa cháu mồ côi phải sống nhờ họ hàng. Tội nghiệp lắm, em tôi là ruột thịt của tôi, tôi có thưa kinh nghiệm trong hoàn cảnh này.
Tôi được điều về phi đoàn trực thăng với chỉ số tạm, làm mọi việc linh tinh trong phi đoàn. Buổi tối tôi đóng tiền đi học thêm, như truyền thống của lính không quân chịu khó học hành. nhiều tay khi còn trong quân ngũ đã trở thành luật sư hoặc tốt nghiệp văn khoa. Tôi mua thật nhiều sách về đọc, vẫn mơ ước trở thành văn sĩ...Báo chí cũng đọc nhiều, nắm vững thời thế và biết rằng ông ngô Đình Diệm theo chủ trương gia đình trị.
Lòng dân bất mãn trăm bề. Chiến tranh bắt đầu nổ ra ở Miền Nam. Mặt trận giải phóng miền nam của CS bắc việt dựng nên. Một vài trận đánh, phục kích rai lai của du kích giải phóng quân bằng những vũ khí thô sơ. Chính phủ ông NĐDiệm càng ngày càng trở nên khắc nghiệt. bà Trần Lệ Xuân, vợ của cố vấn ngô Đình Nhu lộng quyền. Tham nhũng ở khắp nơi. Ngay ở trong quân đội. nguời ta hò hét chống cộng và Bắc tiến. Thành phố SG vẫn êm ả, nhưng tôi biết đó chỉ là bề mặt. những chuyến xe lửa bị cắt, rồi cắt hẳn. những chuyến máy bay trực thăng bí mạt đi ban đêm, có chuyến lại trở về và có chuyến không về....Tôi thường thấy có bà mẹ già, người vợ trẻ, có khi là người yêu vào phòng chỉ huy trưởng phi đoàn ngồi khóc cho những đứa con, người chồng hoặc người yêu. Cuối cùng nhận tin mất tích hoặc rõ ràng hơn là " hy sinh vì tổ quốc. Tôi là anh " lính ghẻ " sống lang thang trong phi trường, cố gắng tìm cho mình tương lai trong cái bát nháo của đời sống. Tôi thấy mình chẳng thể tin được điều gì qua những lời tuyên truyền tốt lành. nhưng cứ an phận mà sống torng kho nhiên liệu. Cung cấp " xăng chùa " cho các sỉ quan đàn anh. những thùng sơn máy bay, cả những bao xi măng không một ai chịu ký nhạn phiếu. người ta biến tôi thành một thằng ăn cắp. Bắt buộc toôi phải chấp hành, như câu khẩu hiệu tôi được học trong quân trường" thi hành trước, khiếu nại sau. "
Những buổi chiều tan sở, tôi lấy xe đạp ra khỏi trại, hoặc đi học thêm, hoặc gặp bạn bè. Những người bạn văn nghệ thuở nào, có người đã vào hẳn nghề, có người còn đi học. Hoài Nam từ Huế trở về SG. Có lẽ chuyến xe lửa cuối cùng trước khi đường xe lửa Huế - SG bị cắt đứt. Tiếng súng từ rất xa vọng về SG. và ngày tháng thì buồn hơn. Hoài Nam đổi but hiệu là Trần Dạ Từ, Thu vân có bút hiệu mới là trần Thy Nhã Ca. bài vở, thơ đăng nhiều trên các báo, tôi vẫn còn nao nức về nghiệp viết. Tôi yêu thích những bài thơ của Cung Trầm Tưởng, cuốn phóng sự " buồn vui phi trường " của Dương Hùng Cường và vẫn hy vọng được tiếp xúc với anh, góp phần vào tờ báo Lý Tưởng của đơn vị.
Trong phi đoàn trực thăng có nhiều anh mơ mộng lắm, hy vọng thơ văn mình sẽ được đóng góp vào tập san Lý Tưởng. Anh hạ sĩ làm việc dưới sân bay Lưu Văn Giỏi, làm thơ ca tụng nghiệp bay " nghiêng đôi cánh sắt " đăng trên báo Lý Tưởng, anh trang trọng cắt bài thơ dán vào tập vở, trình bày hoa lá cành thật đẹp, dĩ nhiên có cả hình chiếc máy bay. Anh hy vọng sẽ thu góp thành một tập thơ rồi ấn hành.
Anh ngồi trên thùng đồ nghề sửa chửa máy bay ở ngay phi đạo huýt gió một bài rất hay. Anh có tài huýt gió tuyệt vời mà ai cũng biết. Tôi biết những bài thơ đó không thật, chỉ là điều mơ mộng. Thực tế không phải như vậy. nhưng buổi tối mùa mưa, những con cá cuống từ khu lau sậy của phi trường bay đầy ra đường. Đám lính chúng tôi chụp bắt bỏ vào thùng sắt tây, buổi sáng sớm mang ra Lăng Cha cả bán cho mấy người Bắc di cư để nhổ lấy dầu cà cuống. mặc dầu cà cuống thơm chỉ cần chấm bằng cái tăm nhúng vào chén nước mắm ăn bắt mùi đáo để. Nếu ăn với một đĩa bánh cuốn, hoặc tô bún thang cao cấp thì tuyệt diệu vô cùng. Dầu cà cuống đắt như vàng. những chú lính nghèo, không chỉ số như tôi gia nhập nghề bắt cà cuống mỗi ngày một đông. Mới đầu còn bắt bằng tay rồi bằng vợt. Ban đêm cả đám lính nhảy choi choi vồ bắt cà cuống ở dọc đường có ánh đèn sáng. Việc này bôi bác quân đội quá. An ninh phi trường ra lệnh cấm tuyệt, thằng nào vi phạm bị bắt nhốt liền vào cải hối thất. Một số lính khác thì quay ra cờ bạc, ăn chơi. Để được tiếng là lính không quân hào hoa. Ăn chơi, chắc chắn phải cần đến tiền bạc. Nay vay nợ " xanh xít đít đui " ở ngay trong trại, đồ cầm thế là ngay tấm thẻ lương lính. người trừ nợ chính là ông đại uý, trưởng ban quân lương. Anh phải ký rồi mới được vay tiếp. ít khi có tình trạng được vay quá số lượng ấn định trong sổ lương. Lính trở thành con nợ kinh niên. Chủ nợ thu lời lãi đủ.
Thật tình mà nói, tôi mất cả tin tưởng vào quân đội, lý tưởng cũng chỉ là con số không. Tôi chán ngán khi nhìn những tốp lính mới nhập ngũ. Tôi không còn ham thích gì qua những tác phẩm của nhà văn Toàn Phong. Vì bây giờ tôi nhận ra những chuyẹn ấy không có thật....chuyện có thật phải như " Buồn vui phi trường " của Dương Hùng Cường kia. tôi vẫn mơ ước một ngày nào đó cầm bút tôi viết nên được những sự thật. Dù là sự thật nhiều đụng chạm, tôi sẽ chấp nhận....
Một buổi chiều tôi từ trong doanh trại đạp xe ra ngoài. Tôi nhìn thấy một xe đạp đi trước mắt, porte bagagge sau của chiếc xe đạp ấy chở một thùng guốc cao nghệu.
Không thấy người đạp xe phía trước, vì thùng guốc quá cao che khuất, chỉ thấy đôi chân nhỏ bé khẳng khiu nhấn trên bàn đạp. Nơi đó tôi nhớ con đường từ TSNhất về ngã tư Phú Nhuận. Tôi vượt lên và nhận ra người chở hàng đó đúng là thằng em trai bé nhỏ của tôi. Dáng đạp xe của nó xiêu vẹo giữa giòng xe cộ đông đảo. Anh em tôi trao đổi được với nhau vài câu, nó cho biết nó phải làm việc cho nhà chú thím từ 5 giờ sáng, thì giờ để học hành rất ít, tuy vẫn được đến trường. Ốm đau thuốc thang không có. bà thím áp dụng lại đúng sách bà đã đối xử với tôi 10 năm trước.
Khi đó tuổi tôi còn trẻ, uất ức mà chẳng làm gì được. không một người lớn nào thuộc bậc bề trên tin lời tôi nói và cho tôi là kẻ xảo trá. Không lẽ bây giờ tôi cũng lại dẫm bước chân của họ. Tôi quyết không lầm lẫn như họ. Tôi xin thề là nói sự thât, dù là độc ác hay tàn nhẫn. Tôi không phải mang ơn những bậc bề trên như thế. Dù tôi có phải mang tiếng, nhưng không nhằm nhò gì. Nhưng tôi phải bình tĩnh. Tôi nói nhỏ với thằng em:
- Chủ nhật này anh ra rồi tính
Ngáy thứ bảy là ngày tôi lãnh lương lính, số tiền ít ỏi chẳng đáng bao nhiêu. Tôi đến nhà họ hàng nơi em tôi ăn nhờ ở đậu vào lúc 6 giờ chiều. Cả nhà đang ăn cơm, tôi không thấy mặt thằng em trai tôi. Bà thím chỉ tôi xuống bếp. Tôi thấy thằng em tôi một mình ăn dưới đất, bên cạnh một rãnh nước đang chảy róc rách. Nó ăn cơm bằng cái bát đếch, đồ ăn chẳng có gì, hình như một con cá khô nướng với tí rau chấm nước tương. Còn khổ hơn cơm lính tôi ăn mỗi ngày.
Tôi nghẹn lại ở cổ họng, bao nhiêu năm rồi tôi không quên bữa ăn được bố thí của em tôi. Tôi nói với nó:
- Sao lại ngồi đây ăn?
- Thím bảo em có bệnh truyền nhiễm nên phải ăn riêng.
- Bệnh gì mà truyền nhiễm?
- Ho lao
- Nứt mắt ra mà đã ho lao rồi sao, thời kỳ thứ mấy? Thôi bỏ đi, đi ăn với anh.
- Anh có tiền?
Tôi gật đầu, quay mặt giấu đi nước mắt lăn dài trên má. Buổi chiểu chủ nhật ấy mưa, mưa như mưa xuân ngoài miền Bắc. Anh em tôi đi ăn uống, xem hát ở khu tân Định. Tôi nhớ hôm ấy xem phim " cuộc đời bão táp " của hạo sị van Gogh do Kirk Douglas đóng vai chính, ở rạp Moderne.
Về khuya tan hát và nghe em tôi kể về nỗi khổ của nó. Tôi xúc động, nhưng cũng không đưa tay vuốt được mái tóc em hay ôm em vào lòng. Như là một người chị gái thương em, mà tôi chỉ là người anh, đầu óc thì dễ xúc động, nhưng thái độ làm ra cứng rắn của môt thanh niên đã vào đời. Tôi nói với em:
- Thôi, em thu xếp dời nhà này ngay bây giờ.
- Đi ngay bây giờ? Mình về đâu đêm nay?
- Nơi anh có thể nhờ cạy được, không phải ở trong trại lính nơi anh đang ở.
Dù muốn dù không, tôi cũng phải ngỏ lời cám ơn và xin phép người bà con cho toôi mang em đi. Không qi giữ lại hết, họ bằng lòng ngay vì đã trút được môt gánh nặng. Tôi nghe một tiếng nói: " Để đó đi, nó lăn đùng ra chết ở đây, nhà mình mang tiếng, chiều như chiều vong vậy mà cũng không vừa lòng, nhà này luôn luôn làm ơn mắc oán " Gián tiếp tôi bị chửi là kẻ vong ân bội nghĩa. Cũng chẳng sao, tôi phủ nhận thứ công ơn ấy. Hình như tôi đã bướng bỉnh ngay từ những cú đánh đạp đầu tiên của cuộc đời.
12 giờ đêm, chiếc xe xích lô máy đưa em tôi và chiếc vali nhỏ bé về nhà Lê Đình Điểu. Điểu đón em tôi, hai bác bố mẹ Điểu cũng vui lòng đón đứa em trẻ tội nghiệp vào gia đình. Chẳng phải gia đình ấy neo ngưòi nên mới có lòng thương người. tôi khẳng định một điều rằng gia đình ấy có lòng nhân đạo, có tình người. Điểu kèm em tôi học hành, hai bác chăm sóc cho đứa trẻ bệnh hoạn ốm đau như con cái ruột thịt. Tôi yên tâm phần nào và viết thư cho mẹ ở bên Lào. Đương nhiên mẹ tôi có thư cám ơn lòng tốt của hai bác. Gia đình tôi, gia đình Lê Đình Điểu trở nên thân thiết nhiều năm. Tôi quý mến bạn tưởng chừng như không quý mến ai bằng. Sự nghiệp chúng tôi, niềm mơ ước của chúng tôi, nửa đường đút gánh, tưởng như không tiếp nối lại được vì thời thế có nhiều thay đổi. Mỗi người bận xây dựng sự nghiệp của mình theo cách riêng, mà nói chung đều tốt cả. Thuở đầu đời có nhiều gian nan vất vả, có lẽ tôi là người vất vả nhất trong số anh em cùng theo đuổi sự nghiệp cầm bút. Tôi trở thành người cầm bút muộn màng nhất trong đám anh em.