CHƯƠNG 5

Số đặc san xuân của nhà trường do chúng tôi thực hiện thành công ngoài sức tưởng tượng. 10 ngàn số báo hết veo trong năm ngày. Ngoài những số báo bán cho gia đình học sinh, còn một số học sinh mua làm quà chúc tết cho bạn bè ở xa, htay vì thiệp chúc tết. Trường chúng tôi thu vào quỹ học sinh một khoản tiền lớn. Tất cả mọi người ở nhà trường từ thầy hiệu trưởng đến các thầy cô và học sinh đều vui mừng.
Riêng chúng tôi, những học sinh trực tiếp thực hiện đặc san được ban thưởng đặc biệt, trong đó có tôi. Tết năm đó chúng tôi dự một buổi liên hoan tất niên đặc biệt tập thể ngoài sân trường, không rieng rẽ từng lớp như những năm trước.
Lê Đình Điểu đứng trên mặt " kinh doanh " luôn luôn tỏ ra tiếc rẻ:
- Mình mà biết trước như thế này thì in luôn 15 ngàn số cũng hết. Tớ đã bảo mà, mình phải " vỗ phông " đổ chì, khi hết mình cứ việc cho lên máy chạy in thêm khỏi phải xếp lại chữ. Có ai chịu nghe tớ đâu, để tình trạng như bây giờ thì có chán không chứ.
Cuộc bàn cãi về tờ báo xuân om xòm ngay trong buổi liên hoan tất niên: Phê bình báo xuân hết của trường này đến trường khác. Cuối cùng vẫn là tờ báo xuân của trường mình hay nhất, đẹp nhất. Tất cả các lớp học từ đệ thất đến đệ nhất đều có bài và hình ảnh của lớp mình, đủ mặt " anh hào ". không thiếu một trự, kể cả giáo sư. Riêng ban niên tập của nhà trường cùng thầy phụ trách cũng có hình ảnh, chức năng của nhiều người. Một phóng sự ngắn nói lên nỗi " gian lao " của những học sinh thực hiện tờ báo. những đấu tranh quyết liệt của ngưòi cầm bút đòi bằng được quyền tự do báo chí. Oai thế đấy. Không có một bài nào ngoài khuôn khổ của tờ báo xuân thuần tuý của nhà trường bị ép buộc phải đăng. Thầy phụ trách nổi giận mắng anh học sinh quyết định bài vở:
- Vứt mẹ nó đi, còn phải hỏi gì nữa, bất kỳ của ai đưa vào cũng không đưọc. Chúng ta làm báo phải có tự do không là công cụ của bất cứ ai. Nếu muốn đăng quảng cáo mình có mục quảng cáo, trả tính theo phân theo cột, lớn thì nguyên trang, tiền nhiều, sòng phẳng. Điều nào đúng chúng ta sẵn sàng ca tụng.
Có lẽ đó là bài học đầu tiên cho tôi để giữ mãi được nghiệp cầm bút đến cuối đời. Đã nhiều năm rồi lời thầy vẫn còn văng vẳng bên tai tôi.
Trong buổi liên hoan ấy, có anh bạn có hứng khởi:
- Báo của trường mình không phải chỉ có mặt ở SG này đâu mà còn ở khắp nơi, các tỉnh nữa kìa., ở cả ngoài Huế, bên Tây. Chính tớ đã gửi báo theo đường bưu điện tặng mấy người bạn, mỗi người ở một tỉng khác nhau, anh tớ ở bên Tây.
Nhiêu ngưòi bạn cũng nói như thế. Riêng tôi chẳng tặng một ai ở xa hết. Tôi không có bạn bè ở xa, nói đúng ra tôi không chơi trò kết bạn qua thư từ, tôi coi chuyện ấy mất thì giờ vô ích, chuyện tầm phào.
Anh bạn tóc " bềnh bồng mây khói " ngồi riêng rẽ một chỗ, chẳng thiết ăn uống, vui chơi, hồn thả tận đâu đâu. Ở nơi này thì anh không dám " nặng phần trình diễn ", nghĩa là cắp quyển sách cửa Albert Camus vào nách. Trong số báo xuân vừa qua anh cũng gửi một bài thơ cho báo, nhưng không được đăng, thầy phụ trách chọn bài vở, một thầy dạy văn lớp bốn đã thẳng tay gạt bài anh và chê thơ gì mà tối om om như hũ nút. Lời lẽ chẳng ai hiểu gì hết, bí hiểm như một bản mật mã. Nhà thi sĩ kiêm triết nhân chê loài người: "thế nhân mắt trắng như nhân ngã...."
Lê Đình Điểu không mấy ưa nhân vật này, có dịp là anh ta châm chọc liền. Điểu bắt đầu to tiếng, mỗi người phải can một câu, một người bạn khác lên tiếng:
- Thôi mình ra chỗ khác chơi, trả lại sự yên tĩnh cho thi sĩ.
Một người bạn khác đế thêm một câu:
- Thằng Hoan chẳng cần làm thơ, chỉ nhìn con ngưòi nó là thấy thơ rồi.
Buổi liên hoan của trường chấm dứt trong bầu không khí vui vẻ> Tôi và Lê Đình Điểu rủ nhau đi chơi đến chiều mới về nhà.
Về nhà, đã thấy Hoài Nam nằm c hờ tôi trên gác, anh ta làm thơ xuân, viết chữ thảo dán đầy trên vách ván. Nụ cười anh hồn nhiên làm sao:
- Cậu thấy thế nào?
- Hay lắm, căn gác của mình càng thêm ấm cúng.
- Tết này cho tớ ăn tết ở nhà cậu nhé!
Tôi đồng ý liền.
- Tớ cũng tính đi tìm cậu, mẹ tớ có nói đi tìm cậu về nhà ăn tết với gia đình cho vui. Hoài Nam chớp chớp mắt. Buổi tối hôm ấy hai thằng ngồi canh nồi bánh chưng đến gần sáng. Năm nay mẹ tôi và dì nhận nấu bánh chưng cho nhiều nhà quen. Có lẽ tết này gia đình nhỏ bé của tôi ăn một cái tết khá hơn mọi năm. Một cái tết sum họp sau ba năm chúng tôi phải ăn những cái tết chia lìa. Sống với chú dù được thương yêu như con, nhưng tôi vẫn thấy xa lạ, khi nhậ những đồng bạc mừng tuổi trong phong bao đỏ. Có lẽ toôi quá nhậy cảm.
Dưới ánh lửa bập bùng tôi quan sát Hoài Nam., anh ta đang cời bếp để chất thêm củi. Thốt nhiên Hoài Nam lên tiếng:
- Thiếu không khí lạnh của miền Bắc mình.
Tôi nhìn dọc theo con hẻm, cách một vài nhà có một nồi bánh tét. Ánh lửa bập bùng và có bóng người lui cui cạnh nồi bánh. Tôi gật đầu:
- Ờ thiếu không khí lạnh của miền Bắc mình thật, tôi nhớ hồi nhỏ những ngày giáp tết.....
Hoài Nam ôn lại những kỷ niệm xưa, ngày anh còn nhỏ lắm ngồi bên cạnh mẹ, sát bên đống lửa nồi bánh chưng để tránh cái rét cắt da xẻ thịt. Giọng anh buồn bã:
- Tớ là con nhà giàu, con trai độc nhất trong gia đình, nhưng mẹ tớ lại chỉ là nàng hầu hạng bét nên cả cái thân tớ cũng bị các mẹ già, các chị bạc đãi. Còn bố tớ thì già yếu nên chẳng biết gì. Tớ nhớ đến sân gạch rộng thênh thang phơi lúa. Cái ao cá có cây sung cành là trên mặt nước mà tớ thường ngồi vắt vẻo trên đó xem mẹ rửa bát trên cầu ao. Tớ biết mẹ là người đẻ ra tớ, nhưng không được gọi mẹ bằng mẹ mà phải gọi là chị. mẹ sinh ra mình mà không làm mẹ, chế độ phong kiến ở nước mình là vậy đó.
Đôi mắt Hoài Nam nhìn vào bếp lửa lung llinh, giọng xa vời buồn bã:
- Một ngày kia khi ông bố già tớ chết đi, tớ thấy mẹ tớ bị các bà mẹ già và các chị trói vào gốc cau đánh đến nứt thịt, không biết tội gì, hôm đó trời rét thấu xương, có lẽ là một ngày cuối năm mà trong làng đang sửa soạn tết. Trời đã tối mà mẹ mình vẫn bị trói, mặt mẹ xám ngoét, hai mắt bà ráo hoảnh nhìn mình đến lạc thần, mình nhớ hoài đôi mắt đó.
Hoài Nam ngưng lời, câu chuyẹn của anh vừa thương tâm vừa hấp dẫn, tôi mủi lòng. Tôi nhìn Hoài nam chứa chan tình cảm. Giọng anh trở nên bùi ngùi:
- Tối hôm ấy tớ không ngủ được, tớ lén xuống bếp lấy dao cắt dây trói cho mẹ mình, mình nói khẽ với mẹ: " " mẹ. mình đi thôi! " Giọng mẹ vừa sợ vừa run: " Đi đâu hả con? " " không cần biết, mình đi mẹ à, đi ngay bây giờ. "
Đêm lạnh căm căm, bụng đoí, hai mẹ con dắt díu nhau ra khỏi làng. Mình nghe đâu đó có tiếng đại bác từ đồn Tây nào đó vọng lại. Ánh lửa ma trơi lãng đãng trên cánh đồng hoang. Trời sáng bạch, mẹ con tớ đến Hải Phòng.
Hoài Nam có lẽ xúc động nhiều khi nói chuyện, anh lại bắt đầu nói cà lăm. Anh vẫn tiếp tục:
Mẹ con tớ tìm việc ở Hải Phòng, tớ được đi học, nhưng học hơi ít, tớ học lén thì nhiều và tớ biết làm thơ từ hồi đó. Tớ say mê làm thơ, giở một trang báo ra là việc đầu tiên tìm mục thơ trước hết. Rồi qua bao nhiêu bài thơ mà thuở nào mẹ đọc cho tớ nghe, những bài ca dao chỉ cần nghe tớ đã thuộc, cả thổi sáo, ca hát cũng vậy, mình hoàn toàn bắt chước và học lóm.
Trời gần về sáng trời trở lạnh. Hoài Nam có vẻ đã buồn ngủ, tôi đề nghị với anh:
- Cậu vào nhà ngủ đi để tớ canh nồi bánh.
Hoài Nam lắc đầu, anh giải một cái chiếu bên cạnh bếp và ngủ thiếp đi lúc đó. Ánh lửa bập bùng, tôi thấy khuôn mặt Hoài Nam vẫn còn nét trẻ thơ.
Trời sáng, bánh đã chín dì tôi và mẹ ra vớt bánh, khi đó Hoài Nam mới thức giấc, mẹ tôi nói:
- Các con vào nhà ngủ bù đi, để mẹ ép bánh xong, chiều con đi giao bánh cho mẹ. Chỉ còn một ngày nữa là tết, con nói Hoài Nam ở lại ăn tết với gia đình mình.
Tết năm đó không phải chỉ riêng có Hoài Nam ăn tết trong gia đình tôi mà còn vô khối anh em bạn văn nghệ choai choai khác. những người yêu văn nghệ, những nhà văn nhà thơ tương lai đang gặp vận khổ. Tất cả đều thèm một mái ấm gia đình trong ngày tết, thèm tiếng gọi mẹ. Miếng bánh chưng xanh, lòng rộn ràng trong tiếng pháo nổ đón giao thừa.
Những khuôn mặt bạn bè ngày ấy, những người mang mộng " mơ làm văn sĩ ". Số còn lại chỉ còn đếm trên đầu ngón tay mà cũng xảy đàn tan nghé. 40 năm sau tôi vẫn cảm động vì một bài viết của Viên Linh về bữa cơm và căn gác trên căn nhà xưa. Bài viết ấy ở môt nơi xa xôi lắm, cách VN đến nửa vòng trái đất. Bây giờ tôi tiếp tục kể chuyện một thuở mơ làm thi sĩ.
Trong năm đó, những truyện ngắn của tôi đăng liên tiếp trên nhiều tờ tuần báo. Tô ký tên thật đàng hoàng, không còn ký bút hiệu mà tôi đã mất công chọn lựa. nhưng sau này tôi đánh giá lại những " tác phẩm " đó tôi thấy nó tầm thường. Và tôi đã im lặng để nhìn, nghe và cảm.
Tôi tự coi là đã thoát khỏi vòng kềm toả của chú, nhưng tôi vẫn biết rằng chú luôn theo dõi tôi. Một lần tôi đến thăm chú, chú hỏi tôi về chuyện học hành. Chú xem xét kỹ bài vở và số điểm của tôi. Chú nhìn tôi là đứa cháu đã lớn. khônmg phải là đứa cháu nhỏ ngày nào:
- Môn văn cháu khá lắm, toán lý hoá cháu còn kém. Buổi tối nếu có thì giờ cháu nên đi học thêm những môn này, cháu còn phải lên đại học nữa....
Tôi ngồi cúi mặt nghe những lời bảo ban của chú. Chú nhìn thân hình nở nang của tôi:
- Chú hài lòng về sức khoẻ và thể lực của cháu, trông cháu như một lực sĩ, làm văn thi sĩ mà có một thể lực như vây cũng tốt. nhớ đừng có đua đòi bạn bè hút sách rồi khổ cái thân nghe chưa, chú nghe nói anh văn sĩ nào cũng nghiện gập hết, cháu nên tránh điều đó.
Tôi bạo dạn hơn, tôi náo nức thưa với chú:
- Dạ không đâu chú, cháu chơi thể thao mỗi ngày, cháu luôn giữ gìn thân thể khoẻ mạnh.
Chú tôi gật đầu có vẻ hài lòng:
- Được, bây giờ cháu phải lo đến cái thên cháu, khôn nhờ dại chịu. Điều quan trọng là cháu phải học lây căn bản văn hoá rồi muốn theo nghề gì thì theo. Làm văn sĩ cần rất nhiều đến kiến thức, kinh nghiệm sống, còn bây giờ cháu chỉ mới viết đượcnhững truyện tầm thường, kỷ niệm vớ vẩn, chưa khai triển nổi.... cháu đừng tự mãn.
Ghê thật, chú tôi vẫn thường xuyên theo dõi những bài viết của tôi. Điều tôi được biết thêm là chú tôi không phải là một con người khoa học thuần tuý khô khan. Chú còn là một người biết thưởng thức văn chương và ông có một kiên thức phong phú. Ông giảng cho tôi rất nhiều về một số tác phẩm lớn trên thế giới, điều mà tôi chưa biết tới. Chú giảng giải như một giáo sư dậy văn chính hiệu. Chú kết luận:
- Đó cháu thấy chưa, cháu cần học hỏi nhiều hơn nữa. Một dúm năng khiếu tầm thường của cháu không đủ đâu, nói như vậy không phải chú bảo cháu không nên viết văn nữa, mà chú khuyên cháu phải thường xuyên học hỏi và đọc những tác phẩm chọn lọc của những người đi trước của Vn mình và cả thế giới.
Hôm ấy tôi về nhà trong trạng thái hân hoan mà nhiều suy nghĩ. Chú tôi đã coi tôi là một người lớn. Cái chổi lông gà đã xa mông đít của tôi.
Nhưng sau này còn nhiều ngọn roi vô hình khác quất túi bụi lên đời sống tôi. những ngọn roi còn đau hơn những cú đấm nhà nghề vào mặt, mang tai, quai hàm khi phải lên võ đài đánh nhau thuê kiếm sống.
Cái đá móc ổ họng của con thần kê cho con vương kê trong một dịp tôi cá độ chọi gà.