Tuy rằng lúc nầy một màu trắng tinh đã phủ cả lối vào lẫn mái nhà và các tường. cảnh tượng buồn thảm của nhà lao với người lính gác cùng ngọn đèn leo lét dưới vòm cổng, với những ánh sáng lờ mờ ở các cửa sổ mặt trước lại còn buồn thảm hơn cả buổi ban mai.Viên giám ngục bệ vệ ra cửa đọc giấy phép của Nekhliudov và người Anh dưới ánh đèn, và nhún đôi vai lực lưỡng tỏ vẻ ngạc nhiên; nhưng tuân lệnh trên, hắn mời hai người theo vào. Hắn dẫn hai người đi qua sân, rồi qua một cái cửa bên phải, lên thang gác, vào văn phòng. Hắn mời hai người ngồi và hỏi có việc gì cần giúp.Khi nghe Nekhliudov nói muốn gặp Maxlova ngay bây giờ, hắn bèn sai một người gác đi tìm, rồi hắn sửa soạn trả lời những câu hỏi của người Anh bắt đầu hỏi, Nekhliudov phiên dịch giúp.Nhà tù làm để chứa bao nhiêu người? - Người Anh hỏi. Hiện nay số tù bị giam là bao nhiêu? Có bao nhiêu nam? Bao nhiêu nữ?… Trẻ con?… Bao nhiêu tù khổ sai? Bao nhiêu tù đi đày? Bao nhiêu người tự nguyện đi theo? Bao nhiêu người ốm? Nekhliudov dịch những lời của người Anh hỏi và viên giám ngục trả lời, nhưng không chú ý gì đến ý nghĩa của những câu nói đó, chàng thấy bối rối, một điều mà chàng không ngờ, khi nghĩ đến cuộc gặp gỡ sắp đến. Chàng đương dịch dở một câu cho người Anh, thì nghe thấy có tiếng chân đi đến gần; cửa phòng mở và như những lần trước, một người gác đi vào, theo sau có Katiusa; khi trông thấy nàng đầu bịt khăn vuông, mặc chiếc áo choàng tù nhân thì chàng cảm thấy lòng thắt lại."Ta muốn sống, muốn có gia đình, có con cái. Ta muốn sống cuộc đời một con người". Những ý nghĩ đó thoáng qua trong óc chàng khi Katiusa bước nhanh vào phòng, đôi mắt nhìn xuống.Chàng đứng lên, đi vài bước lại gặp nàng; mặt nàng nom nghiêm nghị, không vui, vẫn vẻ mặt như khi nàng trách mắng chàng trước kia, gương mặt đỏ lên rồi tái đi, ngón tay nàng bứt rứt mân mê vạt áo, cặp mắt lúc nhìn chàng, lúc nhìn trở xuống.- Cô đã biết tin cô được ân xá chưa? - Nekhliudov hỏi.- Có người cai ngục đã cho tôi biết.- Vậy khi nào công văn chính thức gửi đến đây thì cô có thể được ra, còn sau nầy sẽ ở đâu thì tuỳ ý cô. Chúng ta sẽ nghĩ…- Tôi còn nghĩ cái gì nữa? - Nàng vội ngắt lời. - Anh Ivanonich Ximonxon đi đâu thì tôi đi đấy.Tuy xúc động nhưng khi nói câu nầy, nàng vẫn ngước mắt lên nhìn chàng và nói nhanh, rành rọt như đã chuẩn bị sẵn tất cả những điều vừa nói.Thực thế ư? – Nekhliudov nói.- Đúng vậy, anh Dmitri Ivanovich ạ, nếu anh ấy muốn tôi chung sống với anh ấy, - nàng ngừng lại như sợ hãi và nói chữa, - nếu anh ấy muốn tôi sống gần anh ấy, thì tôi còn mong ước gì hơn nữa? Tôi phải cho đó là hạnh phúc chứ?… Tôi còn đòi hỏi gì?Nekhliudov nghĩ: "Chỉ một trong hai điều: hoặc là nàng yêu Ximonxon và không thiết gì đến sự hy sinh của ta, hai là nàng vẫn yêu ta mà phải cự tuyệt ta chính là vì lợi ích của ta, nên nàng đã cương quyết cắt đứt đường về, ràng buộc số phận nàng với Ximonxon". Chàng thấy thẹn thùng và cảm thấy mình đương đỏ mặt.- Nếu cô yêu anh ấy…, - chàng nói.- Yêu hay không yêu thì có nghĩa lý gì? Cái đó tôi không còn nghĩ đến nữa. Vả lại Vladimir Ivanovich là một người đặc biệt.- Cố nhiên, - Nekhliudov nói. - Anh ấy là một người rất tốt và tôi nghĩ rằng…Nhưng nàng đã ngắt lời chàng, có vẻ như sợ phải nghe một câu không cần thiết hay mình chưa nói hết lời.- Không, anh Dmitri Ivanovich, anh phải tha lỗi cho tôi nếu tôi không làm theo ý anh - và nàng liếc mắt nhìn chàng với khóe mắt hiêng hiếng huyền bí - Sự thể phải như thế. Còn anh, anh cũng phải sống chứ? - Những lời nàng nói đúng y như lời chàng vừa mới nghĩ một lúc trước đây; nhưng bây giờ chàng không nghĩ thế nữa, điều chàng nghĩ và cảm thấy đã khác hẳn. Chàng không những thẹn thùng mà còn thấy tiếc thương tất cả những cái gì phải cùng mất theo với nàng.- Tôi không ngờ thế nầy, - chàng nói.- Anh sống ở đây và đau khổ làm gì? Anh đã đau khổ nhiều rồi, - nàng nói với một nụ cười kỳ lạ.- Tôi không hề đau khổ, trái lại tôi lấy thế làm sung sướng và muốn tiếp tục giúp cô, nếu được.- Chúng tôi, - khi nói hai tiếng "chúng tôi", nàng ngước mắt nhìn Nekhliudov, - Chúng tôi không thấy thiếu gì hết. Anh đã giúp đỡ tôi nhiều rồi. Nếu không có anh… - nàng muốn nói điều gì nữa nhưng giọng nói bắt đầu run run.- Dù sao, cô cũng đừng nên cảm ơn tôi, - Nekhliudov nói.- Thôi, tính toán với nhau làm gì? Chúa sẽ soi xét cho chúng ta, - Maxlova nói, và nơi khóe mắt đen láy, long lanh mấy giọt lệ.- Cô thật là tốt?- Tôi mà tốt? - Nàng nói, giọng đầy nước mắt, nét mặt tươi lên với một nụ cười thê thảm.Ông xong chưa? - người Anh hỏi.- Tôi xong ngay bây giờ, - Nekhliudov trả lời, và hỏi thăm nàng về Krinxov.Nàng trấn tĩnh lại và ôn tồn kể cho chàng nghe tất cả những điều nàng biết: dọc đường Krinxov yếu lắm, và lập tức đã được đưa ngay đi bệnh xá. Maria Paplovna hết sức lo lắng, chị xin phép đến trông nom săn sóc anh, nhưng không được.- Thôi tôi đi nhé? - Nàng hỏi, vì thấy người Anh đang đợi.- Tôi chưa chào chia tay với cô đâu, tôi sẽ còn gặp cô, Nekhliudov đưa tay ra nói.- Anh tha lỗi cho, - nàng nói khe khẽ
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
vào bàn tiệc, hỏi bằng tiếng Pháp.Người Anh uống một chén, nói là ông ta đã đi xem nhà thờ và xưởng máy và tỏ ý muốn được vào thăm nhà khám lớn.- Ồ thật là vừa gặp dịp, - tướng Thống đốc nói, và quay về phía Nekhliudov - Ông có thể đi cùng ông nầy, lão nói tiếp và bảo viên sĩ quan phụ tá - Anh cấp giấy phép cho hai ông.- Khi nào ông định đi thăm? - Nekhliudov hỏi người Anh.- Tôi muốn đi thăm vào buổi tối, - người Anh trả lời. - lúc đó mọi người đều có mặt ở nhà, và như vậy là không có sự chuẩn bị gì trước, có thế nào bầy ra thế ấy.- À, ông ta muốn nhìn thấy cảnh nhà tù trong toàn bộ cái vẻ huy hoàng của nó? Được! Mình đã báo cáo bao nhiêu lần rồi, họ có thèm để ý nghe đâu. Được, thế thì để cho họ biết sự thể qua báo chí ngoại quốc vậy. – Viên Thống đốc nói và tiến lại bàn tiệc; bà chủ nhà xếp chỗ mời khách ngồi.Nekhliudov ngồi giữa bà chủ nhà và người Anh. Trước mặt chàng là con gái viên Thống đốc và viên nguyên vụ trưởng. Câu chuyện trong bữa ăn toàn là chuyện nọ sọ chuyện kia; lúc thì người Anh nói về Ấn Độ; lúc thì tướng Thống đốc nói về cuộc viễn chinh chiếm Bắc Kỳ mà ông lên án nghiêm khắc; lúc thì nói về nạn hối lộ và đồi trụy phổ biến ở Siberi. Nekhliudov không thích những chuyện đó lắm: Nhưng sau bữa ăn, khi sang phòng khách uống cà phê thì Nekhliudov cùng người Anh và bà chủ nhà nói chuyện rất thú vị về Gladstone(1). Nekhliudov cảm thấy hình như mình đưa ra nhiều nhận xét thông minh được mọi người chú ý. Sau một bữa ăn uống ngon lành, giờ đây ngồi trong chiếc ghế bành có đệm êm, nhấm nháp chút cà phê, quanh mình toàn những người nhã nhặn, lịch thiệp, Nekhliudov mỗi lúc càng thêm thích thú. Đến lúc theo lời đề nghị của người Anh, bà chủ nhà và viên nguyên vụ trưởng ra ngồi trước dương cầm dạo rất hay bản giao hưởng thứ năm của Bethoven thì Nekhliudov thấy mình hoàn toàn hài lòng về bản thân mình, một tâm trạng từ lâu chàng thấy xa lạ, tưởng như thể giờ đây chàng mới chợt nhận ra mình là một con người tốt vô chừng. Chiếc dương cầm rất đẹp, bản giao hưởng đạo rất hay. Ít ra thì cũng là hình như vậy đối với Nekhliudov là người biết và yêu thích bản nhạc đó. Lắng nghe cái âm điệu khoan thai tuyệt diệu, chàng thấy cay cay trong mũi vì cảm thương cho thân thế mình, cho các phẩm chất tốt đẹp của con người mình.Nekhliudov cảm ơn bà chủ nhà đã cho chàng được thưởng thức một niềm vui từ đã lâu chưa được hưởng, chàng xin cáo từ và sắp ra về thì người con gái bà ta tiến lại vẻ mặt ửng hồng, mạnh dạn nói:- Lúc nãy ông hỏi thăm các cháu, bây giờ ông có muốn thấy mặt các cháu không?- Nó cứ tưởng là ai cũng thích xem mặt con nó đấy, - bà mẹ mỉm cười nói, trước sự vụng về dễ thương của cô con gái. - Công tước không thích đâu.- Thưa bà, trái lại, tôi rất thích, - Nekhliudov nói; chàng cảm động trước lòng yêu con của một người mẹ chan hoà sung sướng. - Xin cô cho tôi được vào thăm các cháu.- Đấy nó lại dẫn Công tước vào thăm con nó đấy, - tướng Thống đốc cười và nói to từ phía bàn đánh bài lão đang ngồi với người con rể, nhà kinh doanh mỏ vàng và viên sĩ quan phụ tá. - Xin mời Công tước cứ đi đi cho hết bổn phận.Người thiếu phụ hết sức xúc động vì không biết lát nữa khách sẽ khen chê con mình thế nào, nên bước nhanh trước Nekhliudov, qua mấy phòng bên trong. Đến căn phòng thứ ba một phòng cao, tường căng giấy trắng, trong phòng thắp một ngọn đèn nhỏ có chụp che cho đỡ sáng chói - có hai chiếc giường nhỏ kê gần nhau. Người bảo mẫu mặc áo choàng vải trắng gương mặt hiền hậu, đôi gò má cao kiểu Siberi, ngồi giữa hai giường. Chị ta đứng dậy cúi chào cung kính. Người mẹ cúi xuống cái giường thứ nhất; trong giường, một đứa trẻ lên hai đang ngủ ngon lành, miệng hé mở, tóc xoăn dài loà xoà trên gối.- Đây là cháu Katia, - người mẹ nói, vừa kéo lại cái chăn trắng kẻ vạch xanh phía dưới có một bàn chân nhỏ trắng thò ra. - Ông xem cháu có xinh không? Cháu mới lên hai thôi ạ.- Rất đáng yêu!- Còn đây là cháu vixiue. Ông cháu đặt tên cho đấy ạ Cháu khác hẳn, đúng nòi Siberi, phải không ạ?- Chú bé kháu quá! - Nekhliudov nói và nhìn thằng bé mập mạp, nằm sấp mà ngủ.- Thế ạ? - người mẹ nói, miệng nở một nụ cười đầy ý nghĩa. Nekhliudov bỗng nhớ tới những dây xiềng xích, những chiếc đầu trọc, những cuộc ẩu đả, cảnh dâm bôn, rồi Krinxov hấp hối, Katiusa và cả quá khứ của nàng. Và chàng thấy thèm thuồng mong ước cái hạnh phúc chàng đang chứng kiến và lúc nầy chàng thấy nó thật là tươi đẹp và trong sạch.Sau khi đã khen đi khen lại hai đứa bé do đó phần nào đã làm đẹp lòng người mẹ đang khao khát nghe những lời ca tụng con mình, Nekhliudov đi theo người thiếu phụ quay về phòng khách; người Anh đang đợi chàng để cùng đến thăm nhà lao như hai người đã hẹn nhau trước. Sau khi chào hết mọi người già, trẻ trong gia đình chủ nhân, Nekhliudov đi cùng người Anh ra cổng.Thời tiết thay đổi. Tuyết xuống nhiều: thành những bông lớn, vừa mau vừa dồn dập, che lấp đường xá, phủ kín mái nhà, phủ lên các cây cối trong vườn các bậc cửa, trên mui xe trên lưng ngựa. Người Anh có xe riêng; Nekhliudov bảo người đánh xe đó đưa ông ta đến nhà lao, rồi chàng lên chiếc xe thuê riêng ngồi một mình, theo sau chiếc xe có đệm êm lăn bánh trên tuyết một cách khó khăn. Chàng thấy lòng nặng nề vì phải làm một nhiệm vụ không thú vị gì. Chú thích:(1) Gladstone (1809-1878): một chính khách nổi tiếng, người nước Anh, thủ lĩnh phái Tự do (N.D)