Vua Thiệu Trị, trong những lúc rảnh rỗi công việc y triều chính, thường hợp các hoàng tử nhỏ tuổi để thử thách tài năng đối đáp. Một hôm nhà vua ra câu đối: - Bắc sứ lai triều Hoàng Tử Hồng Bảo nhanh nhẩu đối: Tây Sơn phục quốc Vua Thiệu Trị phì cười, mắng khéo con: - Tây Sơn mà phục quốc thì cả bà con mi không có đất mà chôn. Lần sau có đối thì cũng phải giữ gìn ý tứ nghe con! Hồng Bảo giật mình, biết mình lỡ miệng, từ đó trở nên e dè, thận trọng hơn trong lời nói. Nổi Lo Âu Đối Với Hồng Bảo Biết tính Hồng Bảo ưa ăn chơi, ít ham học, nhà vua thường có lời dụ bảo: - Con học thức còn nông kém, phàm làm việc gì, cần phải hỏi đến sư bảo. Cổ Nhân còn vái lạy khi lời nói chính đáng, huống chi là đối với thầy. Còn bọn Tạ Quang Cự, Hà Duy Phiên, Tôn Thất Bạch đều là những bể tôi kì cựu, thân tín, con phải lấy lễ mà đối đãi không được khinh lấn bậy, phải kính cẩn, gắng theo. Vì có tâm trạng lo âu về đức hạnh và học vấn của con mình như vậy, nên nhà vua rất thận trọng chọn người giữ Kinh Thành khi ngự giá Bắc Thành. Ông bảo Đại học sĩ Trương Đăng Quế: - Kinh Sư là chỗ căn bản trong thiên hạ, trách nhiệm coi việc nước không phải là nhẹ, Hồng Bảo tuổi tuy đã lớn, nhưng không có học, kiến văn hẹp hòi, e khó làm xong công việc, Hoàng Tử thứ hai vốn sẳn thông minh Trẫm muốn giao cho việc lưu kinh, được không?. Đăng Quế tâu rằng: - Biết con thì không ai bằng cha, việc này chỉ tự bề trên quyết định, thần không dám biết!. Nhân vào chầu Tây Cung, Thiệu Trị đem việc ấy tâu bày. Hoàng Thái Hậu dụ bảo trước mặt rằng: - Hoàng Trưởng Tử lưu cung vốn là việc củ. Hồng Bảo tuy ít học, nhưng tuổi đã trưởng thành, để lại một vài đại thần giúp việc có gì là không nên? Hà tất phải thay đổi việc củ? Sợ trái ý Hoàng Thái hậu, Thiệu Trị bèn sai Hồng Bảo lưu kinh mà cho Hoàng Tử thứ hai là Hồng Nhậm ( tức vua Tự Đức sau này ) theo mình ra Bắc. Thơ Ngự Chế của Thiệu Trị. Hầu thư ở vua Thiệu Trị là một kho thơ. Việc gì ông cũng có thể lấy thơ ra để vịnh. Ngoài các bài thơ vịnh với các vị đại thần trong các buổi yến ẩm, vui chơi, nhà vua còn sáng tác thơ trong nhiều trường hợp khác. Một hôm, ngự chơi cảnh Thuận An, ông lên lầu Lưỡng Kiêm xem tập trận thủy, hôm sau ban ra tám bài thơ vịnh cảnh Thuận An cho các quan xem: 1- Viên thành Trấn Hải 2- Kiểu các quan lan. 3- Cao lâu lưỡng đắc 4- Hành điện song thanh 5- Cáp châu biểu tấn 6 - Giải chữ nhờn dân 7- Sa cương bảo chướng 8 - Gia thọ thanh âm. Thơ Ngự chế về võ công của ông có 129 bài vịnh về mưu lược dẹp yên Xiêm La và Chân Lạp; 12 bài vịnh về mưu lược dẹp giặc biển, giặc thổ. Theo thể thức Kinh Thi làm ra 9 bài thơ gọi là Hoàng Huấn ( lời vua ban dạy): Cao minh ( nói về trời ). Bác hậu ( nói về đất ) Sủng tuy ( nói về đạo làm vua ) Trung lương ( nói về đạo làm tôi); Từ ái ( nói về đạo làm cha) Hiếu để ( nói về đạo làm con em ). Tạo đoan ( nói về đạo vợ chồng ). Hữu vu ( nói về đạo anh em ) Chỉ tín ( nói về đạo bầu bạn )