Bảo Đại I
Bảo Đại Làm Cố Vấn

Sáng ngày 31- 8- 1945, khoảng 10 giờ, giữa lúc tôi đang thu xếp đồ từ giã đình Ngự Tiền Văn Phòng Tổng Lý về nhà riêng thì anh Tôn Quang Phiệt gọi điện thoại nói:
- Trong năm phút nữa, tôi sẽ ghé xe qua anh để chúng ta cùng đi vào Đại Nội gặp Cựu Hoàng có việc gấp
- Việc chi thế anh?
- Tý nữa anh sẽ biết
Tôi thay quần áo xong, thì anh Phiệt đến. Trên xe bước xuống với nụ cười cởi mở, anh đưa cho tôi một bức công điện và nói:
- Chỉ có nhà Cách Mạng Nguyễn Ái Quốc mới làm một việc độc đáo như thế này: " Chính phủ lâm thời mời ông Vỉnh thụy ra làm Tối Cao Cố Vấn cho Chính Phủ và sắp xếp đưa ông cố vấn ra Hà Nội càng sớm càng tốt ".
Tôi đọc đi đọc lại bức công điện hai ba lần mà vẫn có cảm giác như mình đang nằm mơ, vì liên tưởng đến số phận bi đát của vua Luois XVI trong Cách Mạng Pháp và của vua Nicolas II trong Cách Mạng tháng Mười Nga.
năm phút sau, chúng tôi đã có mặt tại điện Kiến Trung. Tôi mời anh Phiệt ngồi chờ ở Phòng Phê rồi đi vào nhà trong đọc bức công điện cho Vỉnh thụy nghe và mời ông ra tiếp ông Tôn Quang Phiệt. Sửng sốt tái cả mặt, ông Vỉnh Thụy dồn dập hỏi:
- Có nhận không? bao giờ phải đi? Ông có đi với tôi không? Tôi muốn đưa Vỉnh cẩn ( Hoàng Tùng Đệ) đi theo có được không?
- Nhất định phải nhận và đi gấp. Còn N gài muốn đem ai đi thì phải nói với ông Phiệt.
Sau một phút im lặng, ông Vỉnh Thụy nhún vai một cái thật mạnh rồi vừa đưa bàn tay trái ngang cổ vừa noí bằng tiếng Pháp:
- Đã đến cổ rồi, có lên thêm một chút cũng chẳng can chi.
Noí xong ông thủng thẳng đi ra Phòng Phê.
Ở đây, sau khi nghe ông Phiệt thông báo lời mời của Chính Phủ Cách Mạng, ông Vỉnh thụy cảm ơn, nhận lời đi Hà Nội và đề nghị cho bốn người nữa cùng đi với ông ta là: ông Hòe, ông Vỉnh Cẩn và hai người hầu cận.
- Về phần ông Hòe, nếu ông ấy bằng lòng đi với Ngài thì chắc là được. Còn mấy người khác, chúng tôi phải xin ý kiến cấp trên, song dẫu sao.... cũng đề nghị Ngài sắp xếp gấp để trong một vài ngày có thể lên đường đi Hà Nội.
Tối hôm ấy, vào khoảng 8 giờ rưỡi, anh Phiệt lại đến tìm tôi, và cho biết:
- 1) Vấn đề bốn người tùy tùng, Chính Phủ đồng ý với đề nghị của ông Vỉnh thụy.
2) Cùng đi với ông Vỉnh thụy, sẽ còn có ông Lê Văn Hiến, Bộ Trưởng Bộ Lao Động trong Chính Phủ Lâm thời được Chính Phủ giao trách nhiệm đưa ông Cố Vấn ra Hà Nội.
3) Để bảo vệ ông Cố Vấn, ông Bộ Trưởng và những người cùng đi sẽ có tám người và cần hai xe. Anh Phiệt đề nghị tôi chọn hai chiếc xe và hai tay lái tốt nhất trong số xe và người lái của Đại Nội cũ....
Bây giờ sáng hôm sau 1 - 9, tôi vào điện Kiến trung thì thấy ông Vĩnh Thụy đang thu xếp đồ đạc để ngày sáng hôm đó ra khỏi Đại Nội về ở " nhà riêng" là cung An Định trên bờ sông An Cựu.
Nghe tôi kể mấy điều anh Phiệt cho biết như vừa nói trên, ông Vĩnh Thụy tỏ ý vui mừng... và đồng ý là sáu giờ sáng 2-9 năm 1945, đúng 5 giờ rưỡi, tôi với hai anh giải phóng quân tới Trung Bộ Phủ đón pong Bộ Trưởng Lê Văn Hiến cùng đi toới cung An Định.
Xe chúng tôi đã vào đậu ngay trước phòng khách mà trong cung vẫnn tối mò, im phăng phắc. Chúng tôi xúm nhau xem pho tượng Khải Định bắng đồng lớn như người thật, đặt trong một ngôi nhà bát giác nhỏ ngay giữa sân, Khải Định bịt khăn chữ nhất, mặc áo chẽn có đai thắt lưng và chân đi nghệt, tất cả đều có rồng lượn. Ngực đeo đầy mề đay. Hai vai mang ngủ có tua theo kiểu épaulette của bọn tướng Pháp và hông đeo một thanh kiếó vỏ chạm rồng.
Chúng tôi đang cười đùa bàn tán với nhau về pho tượng lố lăng ấy thì Vỉnh Cẩn ra mời vào. Chúng tôi bước vào phòng khách thì Vỉnh Thụy trong nhà bước ra. Vẻ mặt bình thản, ông ta tiến tới bắt tay ông Lê Văn Hiến và hỏi tôi:
- Đã đến giờ đi chưa?
Tôi trả lời còn 15 phút nữa
Sáu giờ kém 5 phút, ông Vỉnh Thụy và ông Lê Văn Hiến đứng dậy sắp ra xe thì bà Vỉnh Thụy ( Nam Phuơng ) mặc áo màu xanh da trời, quần trắng, từ trong nhà đi ra cùng với con trai Bảo Long và ba con gái Phương Mai, Phương Liên và Phương Dung.
Ông le_ Văn Hiến và bà Vỉnh Thụy khẽ gật đầu chào nhau. Ông Vỉng Thụy tới hôn vợ, hôn các con với những lời âu yếm bằng tiếng Pháp. Đây là lần đầu tiên trong doçoời mình, ông Vỉnh Thụy đi xa mà không ai tiễn đưa ngoài vợ con.
Bà Vỉnh Thụy đưa tay trái lên cổ sửa lại sợi dây chuyền vàng đeo đeo thánh giá lấp trong áo, tay phải cầm mùi xoa lau nước mắt. Tiếng gõ mõ tụng kinh của bà Từ Cung từ trên lầu vọng xuống đều đểu buồn bã. Ông Vỉnh Thụy khóe mắt hơi ướt, nhưng miệng vẫn mỉm cười bế Phương Dung lên hôn một lần nữa rồi nói to:"Thôi Đi! "
( Trích Hồi Ký từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc - Phạm Khắc Hòe )