Nàng nằm trong phòng của bác sĩ Igor trên chiếc đi văng có gối đầu, trên người phủ tấm drap sạch bong. Ông bác sĩ đang khám tim cho nàng. Nàng giả vờ như vẫn ngủ nhưng có một sự thay đổi gì đó trong lồng ngực nàng, và ông bác sĩ lẩm bẩm với một giọng quả quyết để bệnh nhân nghe được lời ông. Cô cứ yên tâm, với sức khoẻ như của cô thì còn sống được đến trăm tuổi. Veronika mở mắt ra. Có ai đó đã thay quần áo cho nàng. Không lẽ là bác sĩ Igor đã làm việc này? Ông ta đã thấy nàng trần truồng sao? Đầu óc nàng có gì đó không ổn rồi. Ông vừa nói gì cơ? Tôi nói là cô cứ yên tâm. Không. Ông nói là tôi còn sống đến trăm tuổi. Ông bác sĩ đi lại phía bàn làm việc. Ông có nói là tôi còn sống đến cả trăm tuổi – Veronika nhắc lại. Trong y học chẳng có gì là khẳng định cả - ông bác sĩ lảng tránh câu trả lời – Mọi chuyện đều có thể. Thế tim tôi thì sao? Cũng thế. Nàng cũng chả thiết gì hơn nữa. khi bệnh nhân đang ở trong tình trạng trầm trọng, bao giờ các bác sĩ chả nói “Bà còn sống đến cả trăm tuổi” hay “không có gì nghiêm trọng đâu” hay “tim và huyết áp của ông như của thanh niên ấy” hoặc chí ít thì “trường hợp của ông còn cần phải theo dõi thêm”. Hình như họ sợ bệnh nhân sẽ phá tan tành phòng khám ra. Nàng cố thử nhỏm dậy, nhưng không thể. Cả căn phòng quay cuồng trước mắt nàng. Cô cứ nằm thêm một lúc nữa, cho đến khi nào cảm thấy khoẻ hơn đã. Cô không làm phiền tôi đâu. Rõ là tốt bụng chưa! – Veronika nghĩ – Thế nếu như tôi làm phiền thì sao? Đúng như một thầy thuốc đầy kinh nghiệm, bác sĩ Igor ngừng lời ở đó, làm bộ như đang bận xem các giấy tờ bày trên bàn. Khi trước mặt chúng ta có một người cứ im lặng chẳng nói năng gì, thì điều này khiến chúng ta giận dữ và tạo ra sự căng thẳng không thể chịu đựng nổi. Bác sĩ Igor hy vọng rằng, cô gái sẽ là người đầu tiên phá vỡ sự im lặng và chính nhờ thếsẽ cho ông những cứ liệu mới để đưa vào bản luận án vê` chứng bệnh điên và phương pháp điều trị mà hiện giờ ông đang nghiên cứu. Nhưng Veronika chẳng hé răng nói một lời. Có lẽ cô ta hiện giờ đang bị trúng độc Vitriol ở mức độ quá cao. Bác sĩ Igor nghĩ và quyết định phá vỡ sự im lặng đã bao giờ trêu ngươi, gây không khí căng thẳng và trở nên không thể chịu đựng nổi nữa rồi. Cô có vẻ thích chơi piano – ông nói, cố giữ vẻ hoàn toàn điềm tĩnh. Những người điên rất thích nghe đấy. hôm qua có một người cứ mải mê nghe mãi không thôi cơ. Đó là Eduard. Anh ta có nói với một ai đó là anh ta sướng mê ly. Ai mà biết được, biết đâu anh ta sẽ bắt đầu ăn uống trở lại như những người bình thường. Người bị tâm thần phân liệt ấy rất thích nghe nhạc, đúng không? và anh ta đã nói chuyện này với những người khác à? Đúng thế. Nhưng tôi dám đánh cược là chính cô cũng không hiểu mình đang nói gì đâu. Cái ông bác sĩ có mái tóc nhuộm đen này, thực tình mà nói trông giống như một bệnh nhân, đã nói đúng. Veronika đã nhiều lần nghe nói đến bệnh tâm thần phân liệt, nhưng quả thực là nàng vẫn chẳng hiểu gì về căn bệnh này. Có thể chữa khỏi cho anh ấy được không? – nàng tò mò hỏi để mong biết được điều gì đó mới mẻ về căn bệnh tâm thần phân liệt. Có thể kiẻm soát được anh ta. Hiện nay người ta vẫn còn chưa biết chính xác những gì diễn ra trong thế giới của các bệnh nhân tâm thần: trong lĩnh vực này mọi thứ đều mới lạ, cứ chục năm một, các phương pháp điều trị lại thay đổi. Một người bị gọi là mắc bệnh tâm thần phân liệt – đó là khi anh ta có khuynh hướng tự nhiên lẩn tránh thế giới này, do hậu quả của một sự kiện nào đó – trầm trọng hoặc không đến mức trầm trọng lắm – tự tạo ra một hiện thực chỉ tồn tại cho riêng mình anh ta. Bệnh có thể biểu hiện ở dạng lẩn tránh hoàn toàn mà chúng ta gọi là rối loạn tâm thần, nhưng cũng có để trường hợp bệnh tình được cải thiện cho phép bệnh có thể làm việc, sống một cuộc sống thực sự bình thường. Tất cả chỉ phụ thuộc vào một điều: môi trường xung quanh. Tạo ra một hiện thực chỉ tồn tại đối với một mình anh ta – Veronika nhắc lại – Thế nhưng hiện thực có nghĩa là gì? Theo ý kiến của số đông mọi người, thì đó là cái cần phải. không nhất thiết là tốt hơn hay có tính logic hơn, nhưng là cái tương thích với mong muốn của tập thể. Cô có thấy cái gì trên cổ tôi đây không? Ý ông muốn nói đến là cái cà vạt phải không? Rất tuyệt. Câu trả lời của cô là một câu trả lời có logic, điển hình cho một người hoàn toàn bình thường. Cà vạt! còn nếu là một người điên, chắc hẳn sẽ nói rằng, trên cổ tôi là một mảnh giẻ hoa hoét loè loẹt, trông tức cười và vô dụng, được thắt buộc rõ rắc rối, chỉ tổ khiến đầu khó cử động và phải tốn thêm sức thì không khí mới có thể lọt được vào hai lá phổi. Nếu tôi nhãng đi, ngồi gần quạt quá, thì tôi có thể chầu trời như bỡn, vì cái giẻ này sẽ khiến tôi chết ngạt. Nếu như một người điên hỏi tôi cần chiếc cà vạt để làm gì, tôi sẽ phải trả lời là, tuyệt nhiên chẳng để làm gì cả. Thậm chí là chẳng phải để làm đẹp vì ngày nay nó đã bị biến thành biểu tượng của một thân phận tôi tớ, quyền lực, sự ghẻ lạnh. Ích lợi duy nhất của chiếc cà vạt là ở chỗ, khi về đến nhà, ta có thể tháo nó ra và có cảm giác như thể chúng ta được giải thoát khỏi một cái gì đó mà bản thân chúng ta cũng không biết là cái gì. Nhưng chẳng lẽ cảm giác nhẹ nhõm là cái cớ biện hộ cho sự tồn tại của cái cà vạt? không.nhưng đồng thời, nếu hỏi một người điên và một người bình thường rằng, đây là cái gì, thì người được coi là khoẻ mạnh, là người đưa ra câu trả lời: cái cà vạt. Và không quan trọng việc ai trong số họ trả lời chính xác bản chất của sự vật. Mà quan trọng ở chỗ trong số họ trả lời hợp lẽ phải. Vậy có nghĩa là, ông kết luận rằng, tôi không điên vì tôi đã đưa ra được tên gọi đúng cho cái mảnh giẻ hoa hoét loè loẹt? Không, cô không điên – bác sĩ Igor, một chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực này, một người mà trong phòng làm việc có treo đến mấy mảnh bằng trên tường, nghĩ thầm. Tự làm hại chính cuộc đời mình là bản tính vốn có của con người rồi. Ông biết nhiều người có hành động tương tự như thế nhưng không bị đưa vào đây. Họ có vẻ là những người đơn giản và bình thường chỉ vì họ đã không chọn cái cách ấy để gây tai tiếng ầm ĩ. Họ âm thầm giết chính bản thân mình, bằng cách tự đầu độc mình bằng cái mà bác sĩ Igor gọi là Vitriol. Vitriol là một loại độc tố mà biểu hiện cho sự tồn tại của nó đã được ông nhiều lần nhận thấy trong các cuộc trò chuyện với những người đàn ông và phụ nữ quen biết ông. Hiện giờ, ông đang viết một luận án về đề tài này, để trình viện Hàn Lâm khoa học ở Slovenia xem xét. Đây sẽ là một bước tiến quan trọng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu các chứng bệnh tâm thân kể từ khi bác sĩ Pinel ra lệnh tháo cùmg cho các bệnh nhân tâm thần, khiến cả thế giới y học kinh ngạc, với phát minh rằng, có khả năng một vài người trong số họ có thể được chữa khỏi. Tương tự như libido – một phản ứng hoá học là nguyên do cho ham muốn tình dục được Freud phát hiện, tuy nhiên cho đến giờ vẫn chưa có một phòng thí nghiệm nào tìm thấy- Vitriol là một chất do cơ thể của một người đang trải qua nỗi sợ hãi tiết ra. Quả thật, ngay đến cả các nghiên cứu về quang phổ ký hiện đại cho đến giờ vẫn chưa phát hiện ra một chất gì như thế. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận biết được nó theo mùi vị: không ngọt, không mặn, nhưng đắng cay. Bác sĩ Igor – nhà nghiên cứu còn chưa được công nhận cái chất cực độc này – đã gọi nó theo tên gọi của một loại chất độc mà trong quá khứ đã được bất kỳ những ai, từ các vị hoàng đế, lãnh chúa, cho đến các đám tình nhân tình chia đủ loại, thấy cần thiết phải dứt khoát khỏi một nhân vật khó chịu nào đó sử dụng. Đấy đúng thật là thời kỳ hoàng kim, thời kỳ của các vị hoàng đế và các đấng quân vương! Thời đó người ta sống và chết thật lãng mạn. kẻ giết người mời nạn nhân đến dự một buổi dạ tiệc sang trọng, người hầu bưng hai chiếc ly tuyệt đẹp và một trong hai chiếc ly ấy có pha Vitriol. Hành động của nạn nhân mới thật cảm động làm sao: tay nàng nâng ly lên, miệng nói ra những lời lịch thiệp hay thù địch, rồi ném cái nhìn đầy kinh ngạc về phía chủ nhân, và vụt một cái ngã vật xuống sàn! Tuy nhiên, thay cho cái chất độc mà ngày nay quá đắt và khó kiếm ngoài thị trường này là những phương tiện giết người công hiệu hơn như: súng ống, vi trùng, vân vân. Với bản chất lãng mạn vốn có của mình, bác sĩ Igor đã làm sống lại cái tên gọi hầu như đã bị quên lãng để đặt tên cho chứng bệnh tâm thần mà ông chẩn đoán và việc phát hiện ra nó không bao lâu nữa sẽ làm cả thế giới này phải chấn động. Có điều rất lạ là cho đến nay, không có một ai gọi Vitriol là một chất độc chết người cả, tuy phần lớn những người từng bị trúng phải chất độc đều xác định vị của nó là đắng cay. Trong cơ thể của mỗi người, dù ít hay nhiều, cũng đều có cái chất Đắng Cay này, tương tự như hầu hết mọi nó nal mang trực trùng lao trong mình. Trong trường hợp của chất Đắng Cay thì cơ sở cho căn bệnh nảy sinh là khi xuất hiện nỗi sợ hãi trước cái gọi là “hiện thực”. Có một số người cố tạo ra một hiện thực, mà không mối đe doạ nào từ bên ngoài có thể thâm nhập vào được, các biện pháp phòng vệ với thế giới bên ngoài – những người xa lạ, những nơi chốn mới, những trải nghỉệm mới lạ - được khai triển phóng đại quá mức, và thế giới nội tâm của họ trở nên bất lực. Và chính tại điểm này, cái chất Đắng Cay bắt đầu gây tổn thương vô phương cứu chữa. Mục tiêu chủ yếu cho chất Đắng cay (hay Vitriol – theo như bác sĩ Igor thích gọi nó) là ý chí. Những người mắc phải căn bệnh này không còn mong muốn bất cứ điều gì, và một vài năm sau, họ không thể thoát ra khỏi cái thế giới của mình nữa. họ phung phí bao nguồn sức lực dự trữ cho việc dựng lên những bức tường bảo vệ cao ngất nghểu để cái hiện thực của họ được bảo tồn nguyên vẹn như chính bản thân họ mong muốn. Để né tránh các tác động bên ngoài, họ cũng giới thiệu luôn cả sự phát triển nội tại của mình. Họ vẫn tiếp tục đi làm, xem tivi, kêu ca về cảnh tàu xe chen chúc, sinh con đẻ cái, nhưng các hoạt động ấy diễn ra một cách máy móc, thiếu đi những xúc cảm nội tâm nào đó, vì rốt cuộc, mọi thứ đều nằm dưới sự đã qua rồi. Vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sự ngộ độc chất Đắng cay là cảm xúc yêu, ghét, tuyệt vọng, hân hoan, hiếu kỳ.. Cũng ngừng bộc lộ. Sau một thời gian nào đó, những người mắc bệnh Đắng Cay chẳng còn bất cứ mong muốn nào. Trong con người họ chẳng còn ý chí để sống cũng như để chết nữa, và toàn bộ tính chất phức tạp của tình huống là nằm ở đó. Bởi thế những người mắc bệnh Đắng cay rất mê những anh hùng cũng như những kẻ điên rồ, họ không sợ sống cũng chẳng sợ chết. Và những người anh hùng cùng những kẻ điên rồ đều coi khinh các mối hiểm nguy, họ cứ tiến lên, dù tất cả mọi người xung quanh cố ngăn họ lại. kẻ điên rồ thì tự tử, người an hiểu hùng thì bất chấp những nối khốn khó và khổ đau vì một lý tưởng, nhưng cả hai đều chầu trời, còn những người trúng độc Đắng Cay hết ngày dài lại đến đêm thâu bàn luận miệt mài về sự ngu ngốc của kẻ thứ nhất và niềm vinh quang của người thứ hai. Đây là thời điểm duy nhất họ có đủ sức lực để leo bám lên bức tường thành của riêng mình và ngó nhìn ra bên ngoài. Nhưng họ liền cảm thấy tay chân rã rời và lại quay về với cái thường ngày. Người mắc bệnh Đắng cay kinh niên nhận thấy chứng bệnh của mình chỉ một ngày trong tuần, vào ngày chủ nhật sau bữa ăn trưa. Vì vào thời điểm này, họ không phải làm việc hay không có những công việc thường lệ để làm giảm nhẹ các triệu chứng, xuất hiện một cái cảm giác rằng, có gì đó không bình thường, bởi lúc nay đây, sự yên tĩnh đến kinh hồn đang ngự trị, thời gian như ngưng đọng và cơn tức giận dễ dàng bộc phát hơn bất cứ thời điểm nào. Nhưng khi ngày thứ Hai đến, người trúng độc Đắng Cay lại quên ngay các triệu chứng của mình, tuy vẫn tức giận rằng anh ta không tìm đâu ra được thời gian để nghỉ ngơi, và than thở rằng, mấy ngày nghỉ sao trôi đi quá nhanh. Ưu điểm duy nhất của căn bệnh này là, xét theo quan điểm xã hội, nó đã trở thành cái thường lệ. Bởi vậy chẳng cần phải đưa người ta vào nhà thương, trừ những trường hợp bị trúng độc mạnh đến mức hành vi của người bệnh trở nên nguy hiểm cho những người xung quanh. Dù sao thì phần lớn những người mắc chứng bệnh Đắng Cay vẫn có thể ở lại nhà nếu không là những mối nguy cơ cho xã hội hay những người khác, bởi chính nhờ các bức tường được họ dựng lên quanh mình mà họ hoàn toàn cách ly với thế giới, tuy họ vẫn cảm thấy mình là một phần của thế giới ấy. Bác sĩ Freud đã phát hiện ra libido và phương pháp điều trị các chứng bệnh liên quan đến nó nhờ việc phát minh ra phân tâm học. Bác sĩ Igor không những cần phải phát hiện ra sự tồn tại của Vitriol, mà còn phải chứng minh được rằng, trong trường hợp này, chữa trị cũng là một việc có thể. Ông không muốn tên tuổi mình sẽ được đi vào lịch sử y học, bởi ông vẫn nhận thức được rằng, không dễ dàng gì có thể đưa những ý tưởng của mình đến với mọi người bởi những người “bình thường” hài lòng với cuộc sống của họ và không đời nào lại đi thú nhận căn bệnh của mình, còn các bệnh nhân thì lại là động lực cho các hoạt động của một ngành công nghiệp kếch sù: các bệnh viện tâm thần, các phòng thí nghiệm, các hội thảo, v…v… Ta biết rằng, hiện thời thế giới còn chưa công nhận những nỗ lực của ta – bác sĩ Igor tự nhủ, lòng tràn ngập một niềm kiêu hãnh bởi cái sự không hiểu ông của người đời. xét cho cùng thì đó âu cũng là cái giá mà các bậc thiên tài phải trả thôi. Ông làm sao thế? – cô gái ngồi trước mặt ông lên tiếng hỏi – Cứ như thể ông đang nhập vào thế giới của các bệnh nhân của mình vậy. Bác sĩ Igor phớt lờ nhận xét xấc xược ấy. Cô có thể đi được rồi – ông nói.