Veronika không biết ngoài trời đang là ngày hay đêm. Bác sĩ Igor ngồi dưới ánh đèn điện, nhưng ngày nào mà ông chả ngồi như thế. Tuy nhiên khi bước ra hành lang, nhìn thấy trăng bên ngoài cửa sổ, nàng mới hiểu là nàng đã ngủ lâu hơn mình tưởng. Trên đường về phòng, nàng nhận thấy một bức ảnh đã ố vàng chụp quảng trường trung tâm của Ljubljana từ thuở còn chưa có bức tượng nhà thơ Preshern. Trên quảng trường có các đôi đang sóng bước dạo chơi. Có lẽ là vào ngày Chủ nhật. Nàng nhìn ngày chụp: mùa hè năm 1910. Mùa hè năm 1910. Con cháu của những người đã ghi lại một khoảnh khắc trong cuộc đời mình trên tấm hình ấy cũng chả còn sống trên đời này nữa. Những người phụ nữ váy áo loè xoè, đàn ông thì ai cũng đội mũ phớt, khoác áo măng tô, thắt cà vạt (hay cái giẻ hoa hoét loè loẹt như cách gọi của những người điên) lại còn đi ghệt, che ô nữa chứ. Còn cái nóng nực thì sao? Nhiệt độ có lẽ cũng như mùa hè thời nay 35oC trong bóng râm, Giá như xuất hiện một anh chàng Ăng lê bận quần sooc tới gối – bộ đồ vừa khéo và hợp hơn với thời tiết nóng nực như thế - thì những người này nghĩ sao nhỉ? “Một gã điên”. Nàng quá hiểu ngụ ý của bác sĩ Igor. Và nàng còn hiểu rằng, trong cuộc đời này lúc nào cũng thừa mứa tình yêu thương, trìu mến, thông cảm, nhưng để biến tất cả những thứ ấy thành hạnh phúc, thì nàng chỉ còn thiếu một thứ nữa: một chút điên rồ. Bởi cha mẹ dù có thế nào đi nữa cũng sẽ rất yêu thương nàng như trước, nhưng vì sợ làm cho họ đau xót, nàng đã không đủ can đảm trả cái giá cần thiết để thực hiện ước mơ của mình. Cái ước mơ đã bị vùi sâu chôn chặt tận cõi thẳm sâu trong tâm hồn nàng nhưng luôn được các buổi hoà nhạc hay các câu thơ tuyệt hay làm sống lại. Thế nhưng lần nào cũng thế, khi ước mơ của nàng thức tỉnh, thì cái cảm giác tuyệt vọng lại trở nên sâu sắc đến nỗi nàng phải vội vã dập tắt ngay nó. Từ nhỏ Veronika đã biết thiên hướng của nàng là gì: trở thành một nghệ sĩ dương cầm. Nàng biết về điều này ngay từ buổi học nhạc đầu tiên, khi ấy nàng mười hai tuổi. Cô giáo đánh giá nàng là một cô bé rất có tài năng và khuyến khích nàng trở thành nhạc công chuyên nghiệp. Ấy thế mà khi nàng vui sướng với thắng lợi trong cuộc thi, nói với mẹ rtg nàng sẽ từ bỏ mọi thứ để dâng hiến đời mình cho nghiệp chơi dương cầm, thì mẹ nàng lại lạ lùng nhìn nàng và trả lời “Con gái bé bỏng của mẹ, chẳng có ai sống được bằng cái nghề chơi dương cầm cả”. “Nhưng chính mẹ muốn con học chơi đàn mà?” “Chỉ là để phát triển năng khiếu âm nhạc của con mà thôi. Đàn ông họ đánh giá cao điều này, và nhờ thế con có thể nổi bật trong các buổi dạ hội. Thế nên con quẳng ngay khỏi đầu cái đàn dương cầm của con đi và hãy đi học lấy cái bằng luật – đó mới là nghề của tương lai”. Veronika đã làm theo lời mẹ, vì nàng tin rằng mẹ đã có đủ kinh nghiệm sống để đưa ra những lời khuyên đúng đắn. học xong phổ thông, nàng thi vào trường luậ,t rồi nhận tấm bằng cử nhân luật với những điểm số cao, nhưng kết cục lại chỉ làm cái chân thủ thư. Mình đã thiếu đi một chút điên rồ. Nhưng nàng hiểu ra điều này quá muộn, khốn thay đó lại là điều xảy ra với phần lớn mọi người. Veronika quay lại để đi tiếp. Nhưng đúng lúc đó có một ai đó dè dặt nắm tay nàng, vẫn còn chịu tác động của thuốc an thần, vì thế nàng không chống cự lại khi Eduard – anh chàng tâm thần phân liệt dẫn nàng theo một hướng khác – tới phòng khách. Trăng vẫn lơ lửng treo ngang lưng trời, và Veronika, chiều theo yêu cầu thầm lặng của Eduard,vừa kịp ngồi xuống bên chiếc dương cầm, thì bất chợt từ phía phòng ăn vọng tới giọng nói của một người đàn ông. Có ai đang ở đó nói với cái giọng nước ngoài lơ lớ, nàng chưa từng nghe thấy một giọng nói nào như thế ở Villete này. Veronika đứng phắt dậy. Eduard, lúc này tôi không có hứng chơi đàn đâu. Tôi muốn biết có chuyện gì xảy ra trên thế giới, ở phòng bên cạnh đây người ta dang nói gì và người lạ ấy là ai vậy. Eduard mỉm cười – có lẽ, anh ta chẳng hiểu nổi đến một lời nàng nói. Nhưng nàng chợt nhớ bác sĩ Igor có nói rằng những người bị tâm thần phân liệt có thể bước vào thế giới hiện thực của riêng mình và cũng có thể ra khỏi đó. Tôi sắp chết rồi – nàng nói tiếp, hy vọng anh ta sẽ hiểu những gì nàng nói. – Hôm nay thần chết bay lướt qua mặt tôi, và ngày mai hay muộn hơn một chút nó sẽ đến gõ cửa phòng tôi thôi. Anh không nên có thói quen đêm nào cũng nghe đàn. Không nên có thói quen với bất cứ cái gì, Eduard ạ. Anh cứ thử nghĩ xem tôi lại sung sướng với vầng dương, với những ngọn núi kia và thậm chí với những vấn đề của cuộc đời này…Tôi bắt đầu hiểu ra rằng, cuộc đời tôi rất có nghĩa – đó là do lỗi của tôi thôi. Tôi lại vừa được nhìn thấy quảng trường Ljubljana này, tôi cảm nhận tình yêu và lòng căm thù, nỗi tuyệt vọng và sự giận dữ, tất tật mọi điều giản dị và ngu ngốc mà thiếu chúng cuộc đời sẽ trở nên vô vị và buồn chán biết bao. Nếu như bằng cách nào đó có thể thoát ra khỏi chỗ này, tôi sẽ tự cho phép mình là một con điên – bởi cả thế giới này đều điên, và tồi tệ hơn cả lại chính là anh ta không biết rằng mình điên, anh ta sẽ chỉ biết lập lại những gì mà người khác nói. Nhưng điều này là không thể, anh có hiểu không? Anh cũng vậy, không thể cứ suốt ngày chờ đợi đến đêm sẽ có một nữ bệnh nhân chơi dương cầm được đâu, bởi điều này chẳng bao lâu nữa sẽ chấm dứt, và thế giới của tôi cùng cái thế giới của anh sẽ chấm dứt. Nàng đứng dậy, dịu dàng vuốt nhẹ khuôn mặt chàng trai và đi đến phòng ăn. Mở cửa ra nàng thấy một cảnh tượng thật khác thường. Bàn ghế bị đẩy hết vào sát tường, con ở chính giữa khoảng trống được tạo thành ấy, các thành viên của hội Huynh Đệ đang ngồi trên sàn nhà nghe một người đàn ông ăn mặc chỉnh tề, đeo cà vạt nói. Và thế là họ mời Nasredin, một vị đại tổ sư của truyền thống Sufi (một dòng tu khổ hạnh của Hồi giáo), đến dự buổi đàm đạo – người đàn ông nói. Khi cửa mở, tất cả mọi người đều quay ra nhìn Veronika. Người đàn ông ăn mặc chỉnh tề cũng quay về phía nàng. Mời cô ngồi xuống. Nàng ngồi xuống sàn bên cạnh Mari, người phụ nữ có mái tóc nâu sáng, người đã từng nổi xung ngay trong lần đầu tiên họ gặp nhau. Điều khiến nàng ngạc nhiên là lần này bà Mari mỉm cười rất thân thiện. Người đàn ông ăn vận chỉnh tề nói tiếp: Nasredin ấn định bài thuyết giảng vào hai giờ chiều, nó thực sự gây nên một cơn sốt trong công chúng: vé cho một nghìn chỗ ngồi trong khán phòng đã bán hết sạch, còn hơn sáu trăm người phải đứng ở bên ngoài để theo dõi buổi đàm đạo qua mạng truyền hình nội bộ. Đúng hai giờ, người giúp việc của Naserdin bước vào và thông báo rằng, do tình huống bất ngờ, thời gian bắt đầu buổi đàm đạo sẽ bị lùi lại. Có một vài người giận dữ đứng lên đòi trả lại tiền và ra về. Tuy thế trong phòng và cả ở bên ngoài vẫn còn rất đông dân chúng. Đến bốn giờ chiều, ông thầy Sufi vẫn chưa thấy đâu, và dân tình bắt đầu lác đác ra khỏi phòng và nhận lại tiền, dầu sao đi nữa thì cũng gần hết ngày làm việc, đã đến lúc trở về nhà rồi. Đến sáu giờ, từ một nghìn bảy trăm thính giả lúc ban đầu, gỡ chỉ còn lại không đến một trăm. Đúng lúc này, cuối cùng cũng thấy Naserdin chân đăm đá chân chiêu bước vào. Có vẻ như ông đã say mềm và ngồi phịch ngay xuống cạnh một cô gái xinh đẹp ngồi ở hàng ghế đầu và buông lời tán tỉnh cô ta. Mọi người lục tục đứng dậy vừa kinh ngạc vừa phẫn nộ. làm sao lại có thể như thế được cơ chứ, họ mất công chờ suốt bốn tiếng đồng hồ, thế mà bây giờ cái con người này lại xử sự thế sao? Loáng thoáng nghe có tiếng bài bác, nhưng ông thầy Sufi vẫn phớt lờ, ông oang oang khen cô gái này thật quyến rũ, rồi lại còn mời cô ta cùng ông đi Pháp nữa. Ông thầy này hay đấy – Veronika nghĩ - ở địa vị của họ, mình cũng hành động như thế. Nhằm vào những người vừa kêu ca mà mắng nhiếc, rồi Naserdin cố gượng đứng dậy – nhưng lại ngã lăn ra sàn. Đám khán giả giận dữ nhất loạt bỏ về, họ nói rằng, toàn bộ sự việc này – thật chẳng khác gì một trò lừa đảo, họ sẽ nhờ báo chí viết về cái buổi diễn trò đáng hổ thẹn này. Trong phòng chỉ còn lại chín người, nhưng khi đám người giận dữ vừa ra khỏi phòng, Nasredin liền đứng ngay dậy. Ông rất tỉnh táo, cặp mắt ông ngời sáng, từ con người ông toát ra một vẻ uy nghi và minh triết. “Các bạn, những người còn ngồi lại đây, cũng chính là những người sẽ được nghe tôi giảng – ông nói – các bạn đã chịu đựng được hai thử thách nặng nề nhất trên con đường tinh thần là: kiên nhẫn chờ đợi đến thời điểm chân lý và dũng cảm đón nhận sự việc xảy ra mà không một lời phán xét và đánh giá. Tôi sẽ dạy các bạn”. Và Nasredin đã chia sẻ cho họ một số nghệ thuật Sufi. Người đàn ông ngừng lời và rút từ trong túi ra một cây sáo có hình dáng rất lạ. Bây giờ chúng ta nghỉ một lát, rồi sau đó sẽ bước vào nhập định. Mọi người đều đứng dậy, Veronika không biết mình nên làm gì đây. Cô cũng đứng dậy đi – bà Mari nói, rồi nắm lấy tay nàng – Chúng ta có năm phút để nghỉ giải lao. Tôi đi đây, tôi không muốn làm phiền các vị đâu. Bà Mari kéo nàng ra một góc. Chẳng lẽ ngay cả khi đã ở ngưỡng cửa của cái chết rồi mà cô vẫn chưa học được gì sao? Thôi ngay đi, đừng có lúc nào cũng nghĩ là dường như cô làm phiền mọi người như thế! Nếu có ai đó không thích, anh ta sẽ tự lên tiếng phàn nàn. Còn nếu anh ta không đủ can đảm để nói ra, thì đấy là việc của anh ta. Hôm ấy, khi tôi lại gần bà, đó là lần đầu tiên tôi làm một việc mà trước dxz không bao giờ tôi dám làm. Nhưng cô lại để cho mình bối rối vì những trò đùa ngớ ngẩn thong thường. Tại sao cô không dấn tới? cô còn gì để mất đâu? Lòng tự trọng. Ở lại một nơi mà người ta không muốn nhìn thấy tôi sao được? Thế cái nhân phẩm ấy là gì? Là cố kiết để tất cả mọi người xung quanh coi cô là một cô gái tốt bụng có giáo dục, đầy tình thương yêu đồng loại ư? Hãy yêu thiên nhiên ấy. hãy xem nhiều phim về các loài vật hơn nữa và để ý xem chúng đấu tranh để giành lấy không gian của mình như thế nào. Tất cả chúng tôi đã vui sướng với cái tát đó của cô đấy. Veronika đã chẳng còn thời gian để tranh đấu lấy một không gian nào đó nữa, nên nàng chuyển đề tài. Nàng hỏi xem người đàn ông này là ai. Đã khá hơn rồi đấy – bà Mari bật cười – Cứ hỏi và đừng sợ rằng người ta sẽ cho cô là khiếm nhã. Người này là một thầy Sufi\ Sufi là gì? Len thô. Veronika không hiểu. Len thô? Sufism – đó là một tập tục tôn giáo khổ hạnh mà ở đó các thầy không cố ra vẻ thông tuệ, còn các trò thì nhảy múa, quay cuồng, xuất thần lên đồng. Nhưng cần gì phải làm thế? Tôi không thể nói chính xác được. Nhưng nhóm của chúng tôi quyết định trải qua những cảm xúc mạnh khác thường. Trong cả cuộc đời tôi, nhà cầm quyền đã dạy chúng tôi rằng, sự kiếm tìm mang tính tôn giáo chỉ để bắt con người ta thoát ly khỏi các vấn đề thực tại của mình. Còn bây giờ hãy thử trả lời cho tôi xem, cô có cho rằng, việc cố gắng hiểu cuộc đời là vấn đề thực tế hay không? Phải, đây là một vấn đề thực tế. Vả lại với mọi việc, bây giờ Veronika không còn dám nói chắc từ hiện thực có nghĩa là gì nữa. Người đàn ông ăn vận chỉnh tề - ông thầy Sufi như cách bà Mari gọi ông ta – đề nghị mọi người ngồi thành vòng tròn. Ông ta lấy một trong số các bình hoa ở phòng ăn, và rút hết hoa ra khỏi bình, trừ một bông hồng đỏ ở giữa. Chỉ thử nghĩ mà xem – Veronika quay sang nói với bà Mari – Có một kẻ điên rồ nào đó một lần quả quyết rằng về mùa đông vẫn có thể trồng hoa, và kết quả là ngày nay ở châu Âu của chúng ta quanh năm có hoa hồng. Bà nghĩ sao, ông thầy Sufi này, với tất cả những kiến thức của ông ấy, có nảy ra trong đầu một ý nghĩ như thế không? Bà Mari dường như đã đoán ra được suy nghĩ của nàng. Việc phê phan hãy để sau. Tôi sẽ cố. Bởi toàn bộ những gì tôi có là cái hiện tại, mà nó thì lại trôi đi nhanh ghê gớm. Đó là toàn bộ những gì có ở bất kể một người nào, và ở tất cả mọi người nó đều trôi nhanh như thế, tuy vẫn có một số người cho rằng, họ có quá khứ, nơi họ gom góp của cải, và tương lai, nơi họ sẽ tích cóp chúng được nhiều hơn nữa. Tiện thể chúng ta đang nói về thời điểm hiện tại, cô có hay thủ dâm không? Tuy còn chịu tác động của thuốc an thần, Veronika vẫn nhớ lại được câu nói đầu tiên nàng nghe thấy ở Villete. Khi tôi được đưa vào Villete và toàn than còn nhằng nhịt những dây ống của máy thở nhân tạo, tôi nghe thấy rõ có ai đó hỏi tôi có muốn được thủ dâm không. Thế có nghĩa gì? Ở đây ý nghĩ này luôn ám ảnh các vị sao? Cả ở đây lẫn ở ngoài kia. Chỉ có điều trong trường hợp của chúng tôi ở đây không cần thiết phải che giấu điều này. Vậy ra khi ấy bà là người đã hỏi tôi? Không. Nhưng tôi cho rằng phải biết cô có thể đi xa đến mức nào trong sự khoái sướng của mình. Lần sau, cố tỏ ra chịu đựng một chút, tự cô có thể dẫn cậu bạn của mình đến đây, thay vì ngoan ngoãn chờ cậu ta dẫn cô đi đâu thì đi. Thậm chí nếu cô chỉ còn sống được hai ngày nữa, tôi vẫn cho rằng, không nên đi khỏi đây khi chưa hiểu ra được điều này. Chẳng phải là với anh chàng tâm thần phân liệt chờ tôi để được nghe tiếng đàn dương cầm đấy chứ? Dù sao đi nữa cậu ta cũng đẹp trai đấy chứ. Người đàn ông ăn vận chỉnh tề cắt ngang câu chuyện của họ, yêu cầu giữ im lặng. Ông ta đề nghị tất cả tập trung vào bông hồng và giái phóng đầu óc của mình. Những suy nghĩ sẽ trở lại với các bạn, nhưng hãy cố gắng gạt bỏ chúng đi. Trước các bạn là một sự lựa chọn: hoặc là các bạn làm chủ được đầu óc của mình, hoặc là nó làm chủ các bạn. Ở trường hợp thứ hai thì các bạn đã trải qua rồi, các bạn đã cho phép những nỗi sợ hãi, những cơn rối loạn tâm thần,sự do dự, thiếu quyết đoán làm chủ bản thân mình, bởi con người ta vốn có cái thiên hướng tự huỷ hoại này. Các bạn đừng lẫn lộn sự điên rồ với việc mất kiểm soát. Hãy nhớ rằng, vị thầy cả trong truyền thống Sufi – Nasredin – bị tất cả mọi người gọi là điên rồ đấy. Nhưng cũng chính vì trong thành phố của ông người ta coi ông là kẻ điên rồ, mà Naserdin mới có thể nói ra mọi suy nghĩ của ông, và làm tất cả những điều ông muốn. Thời Trung cổ đã từng có những anh hề như thế ở trong hoàng cung. Họ có thể cảnh báo nhà vua về tất cả các mối nguy hiểm mà các quan thượng thư không dám bàn luận vì sợ bị mất chức. Với các bạn cũng vậy. hãy là những kẻ điên dại, nhưng hãy xử sự như những người bình thường. hãy mạo hiểm là “những người khác”, nhưng nên học cách làm điều này mà đừng gây nên sự chú ý đến mình. Hãy tập trung vào bông hoa này và hãy cho phép Cái Tôi đích thực của các bạn được bộc lộ ra. Thế Cái Tôi đích thực là gì? – Veronika cắt ngang lời ông ta. có lẽ tất cả những ai có mặt ở đây đều biết điều này, nhưng việc này chẳng quan trọng, nàng muốn hỏi – và đã hỏi, mà không sợ là sẽ làm phiền người khác. Hình như người đàn ông cũng lấy làm ngạc nhiên vì ông ta bị cắt ngang câu nói, nhưng vẫn trả lời. Đó là cái mà cô hiện là, chứ không phải là cái mà người ta làm với cô. Veronika quyết định thực hiện bài tập, tập trung hết sức để phát hiện xem nàng hiện là ai. Trong những ngày ở Villete, nàng hiểu nếm trải những điều mà chưa bao giờ nàng trải nghiệm một cách mãnh liệt đến thế - căm thù, yêu thương, khát khao sống, sợ hãi, hiếu kỳ. Có lẽ bà Mari nói đúng. Phải chăng nàng đã thực sự hiểu cái cảm giác cực khoái ấy? Hay là nàng mới chỉ đạt tới giai đoạn mà những người đàn ông muốn đưa nàng tới? Người đàn ông ăn vận chỉnh tề bắt đầu thổi sáo. Tiếng nhạc đem đến sự thanh tịnh trong tâm hồn Veronika, v vshe cuối cùng cũng tập trung được vào bông hồng. Thật kỳ lạ làm sao, kể từ khi ra khỏi phòng của bác sĩ Igor, nàng cảm thấy mình rất khoẻ. Nàng biết chẳng bao lâu nữa mình sẽ chết, vậy thì còn sợ hãi cái gì nữa chứ? Nó chẳng giúp được gì, đâu có cho mình tránh khỏi cơn đau tim định mệnh. Tốt nhất là hãy tận dụng những ngày hay những giờ còn lại, làm những việc mà nàng chưa bao giờ làm. Tiếng sáo êm ái và ánh đèn dịu mờ tạo ra một bầu không khí tưởng như ở nơi thánh đường tôn giáo. Tôn giáo….Tại sao không thử ngụp xuống cõi tiềm thức của mình để thấy được điều gì còn sót lại từ những quan niệm cũ, những niềm tin cũ nhỉ? Tuy nhiên tiếng nhạc đã đưa Veronika đi theo một con đường khác giải phóng trí não, chấm dứt suy nghĩ về bất cứ điều gì – chỉ Tồn Tại. Veronika thuần phục theo, nàng lặng ngắm bông hồng, nàng thấy nàng là ai, nàng thích thú với điều này và thấy tiếc rằng, nàng đã từng vô tâm đến thế.