ôm sau tôi báo với thằng Khánh là muốn về nhà mấy ngày, nghe tin bà mẹ đang ốm. Lý do đó là chính nhưng còn một lý do nữa, tôi muốn được yên tĩnh nghĩ ngợi tất cả lại một chút chứ tiếp tục kéo lê cuộc sống thế này quả không ổn. Tất nhiên có cả lý do tôi muốn tránh mặt ả Disgan. Sau chuyện đêm qua, dù chả phải là người tử tế thích giằng xé tâm can gì nhưng rõ ràng là sáng ra tôi không dám nhìn thẳng vào mắt thằng Khánh. Như lúc này đây đôi mắt cá chày của nó cứ nhìn xoáy vào tôi còn tôi lại nhìn tránh đi nơi khác. Có cảm giác như từ cái miệng thâm xì kia sắp phụt ra một câu: “Sao, mày ngủ với con bồ tao có thấy... sần sật không hay lại rỗng roãng như hang cua?” May mà nó lại nói sang ý khác: Ba ngày. Cho mày ba ngày. Tình hình này chính ra mày không nên vắng mặt. Đi đi! Nói xong, nó xây lưng lại ngủ tiếp giấc ngủ gần sáng. Tôi sững lại một giây nhìn trừng trừng vào cái hình nhân ọp ẹp và chắc là rất tanh tưởi kia. Mẹ mày! Mày còn dám mở mồm nói đến tình hình à? Một lời hỏi thăm mày không hỏi, một chút gửi cho mẹ tao để chăm sóc thuốc thang mày cũng im re trong khi mấy tháng qua tao đã đổ sức làm lãi cho mày bao nhiêu? Bao nhiêu để mày có thể vùi đầu vào những cuộc đỏ đen thâu sáng? Tôi ngoắt người đi ra trong một tâm trạng hết sức nặng nề. Càng nặng nề hơn khi cái bóng cong vênh của ả Disgan đã có ý đón đợi tôi ở cửa lán. Mắt cô nàng vời vợi khác lạ: Nghe tin bác ốm, em có cái này anh mang về mài ra cho bác uống, hiệu nghiệm lắm! Ả đưa cho tôi một mẩu sừng tê màu trắng ngà dài chừng đốt ngón tay gói kỹ trong một mảnh nilon mà tôi biết là quý lắm, ít nhất cũng phải tiền triệu. Không muốn mang nợ nhất là lại nợ một người như ả, tôi định gạt đi nhưng nhìn vào mắt ả thấy rõ sự xa xót chân tình quá nên không đành, bèn khiên cưỡng cám ơn, cầm lấy. Đi một đoạn xa rồi mà rõ ràng tôi vẫn cảm thấy cái nhìn của ả bám nhằng sau lưng, sục sạo. Xuống tới chân dốc, bất ngờ có một đám người lố nhố đi cùng chiều vừa thoáng nhìn thấy tôi đã thoát vùng bỏ chạy. Nhanh như một chú ngựa hoang, biệt danh mà dân bãi ở đây đã kinh sợ gán cho tôi, chỉ vài bước nhảy tôi đã tóm gọn một thằng. Thì ra nó là lính tổ 2, cái tổ đang làm ăn kém nhất. Hỏi đi đâu? Nó mếu máo trả lời khổ quá, cực quá, làm ăn thất bát quá nên chuồn về quê thôi. Hỏi tiếp, có vàng ăn cắp giắt trong người không? Càng mếu máo: Có... có... có một tỵ để mang về cho mẹ đi hỏi vợ... xin anh tha cho em lần này. Đã trốn chạy mà lại còn lần nào nữa? Tôi cười hấc nhưng tha. Biết đâu nó chạy trước rồi cũng đến lượt mình chạy sau, chạy sạch, chơi khó nhau làm gì. Cút! Tôi nói. Nó quỳ mọp xuống tế như tế sao rồi lủi nhanh vào đường mòn theo đồng bọn. ° Thay vì ba ngày tôi ở lại nhà cả tuần. Bệnh của mẹ tôi chỉ là thứ bệnh của người già lao lực cộng thêm nỗi nhớ thương con. Tôi về là mẹ đã khoẻ được phân nửa. Buồn cười, dưới mắt mẹ, một gã trai cao lớn dềnh dàng, râu ria lông lá bặm trợn như tôi cũng chỉ là một đứa trẻ sơ sinh như ngày nào. Đi đâu thì thôi chứ đã về đến nhà là mẹ lại bắt tôi ăn đủ thứ, bắt tôi cởi áo ra cho mẹ vá, bắt cắt tóc gội đầu chải bằng lược bí, tối đến, mẹ cứ ngổi quanh quẩn bên giường sờ nắn chân tay tôi, chạm vết sẹo mẹ lại thở dài. Ngày nào tôi cũng đưa mẹ ra mộ con Nết, loay hoay rãy cỏ, trồng tỉa, thắp hương cả buổi, có đêm tôi ở lại với nó đến gần sáng. Thương mẹ, không muốn làm mẹ khổ hai lần nên tôi vẫn giấu nhẹm cái chuyện vì tôi mà con Nết bị rò tuỷ. Vì giấu nên càng nhọc lòng, chỉ thầm hứa với nó sẽ làm mọi cách đổi đời để phụng dưỡng mẹ tốt hơn, tốt nhiều lần hơn. Còn làm cách nào thì cho đến lúc ấy tôị vẫn vô cùng hoang mang. Ở nhà đến ngày thứ sáu thì tôi quyết định ra đi sau khi đễ lại cho mẹ toàn bộ số vàng 5 câỵ đã tích cóp và cả xà xẻo được. Một phần do thái độ bố tôi vẫn nặng nề như không hề biết có tôi trong nhà, đến bữa cơm là lúc có nhiều điều kiện để trò chuyện nhất, bố cũng không nói, vậy là bố vẫn giận tôi, vẫn không quên tôi là một đứa nghịch tử tù đày khiến cho ông phải cắm mặt với xóm làng. Tôi không giận bố mà chỉ thấy thương, cả đời bố tuân theo lời dạy các cụ giấy rách giữ lấy lề, giờ có một thằng con bỗng dưng vò nhàu, xé toạc ra thì làm sao có thể bỏ qua được. Phần nữa, tôi cũng muốn nhân dịp này tìm lại Thôn một lần. Đáng lẽ tôi chưa tìm và cũng có khi chả bao giờ tìm nếu như cái đêm quần thảo với ả Disgan ấy không đánh thức dậy cồn cào trong tôi nỗi khát thèm và cả nhung nhớ hình ảnh huyền hoặc, ma quỷ trong nhà tắm ven đồi kia. Ma quỷ đến nỗi không ít đêm tôi mộng mị y sì lại cái cảnh đó, hơn cả cảnh đó, sáng dậy đũng quần ướt nhoét. Chợt nhớ câu triết lý sặc mùi rượu của lão nhà văn già phố huyện suốt đời không có một mảnh tình vắt vai hôm nào mà thấy quả là đúng: “Mỗi một con đàn bà có một giá trị riêng hoàn toàn độc lập nhưng cái độc lập của con này nhiều khi chỉ gợi nhớ đến cái độc lập của con kia. Vậy mới bí hiểm.” ° Yên Bình đối với tôi không lạ. Hồi còn là lính tôi đã từng đưa quân xuống đây làm lúa giúp dân và tối nào cha con chả ra thị trấn đập phá bia rượu chút đỉnh nên mấy cái hàng quán ở đây tôi thuộc làm lòng. Để cho kín đáo và thực lòng cũng chưa muốn lộ diện trước em với mọi thứ còn đang quá chừng dang dở như thế này, tôi đã có ý khoác bộ quân phục cũ vào người, tất nhiên là không quân hàm quân hiệu, chụp thêm cái nón cối, tạt vào hiệu cắt tóc xiên đi bộ ria mà chỉ cần ba ngày không đụng dao kéo là nó thò ra như thổ phỉ, thế là cái thằng đào vàng là tôi bỗng biến thành một quân nhân chân chất, to cao. To cao đến nỗi khi đi qua chỗ mấy bà bán hoa quả đang mặc cả chao chát, tôi còn nghe được tiếng một bà hay một cô gì đó hít hà: “Bộ đội ỏ đâu mà đẹp, mà oai thế nhỉ? Ngữ này cho ra trận, phí, cứ để ở đội tiêu binh danh dự chuyên đứng đón các nguyên thủ quốc gia là hợp” Tôi tí nữa phì cười. May mà các mẹ không nhìn thấy cái kia của tôi, nếu không thì lại: “Làm tiêu binh, phí, cứ để phục vụ chị em trên giường là hợp lẽ nhất”. Đi qua một vài quán tiệm nhìn vào không thấy có bóng nào quen, chả lẽ cứ lang thang, cứ soi mói nhìn vào nữa người ta lại cho mình là thằng buôn ma tuý giả danh bộ đội thì phiền, tôi quyết định dừng lại hỏi: Thím ơi, cháu muốn hỏi một chị tên là Thôn, chừng gần ba mươi tuổi, người tầm thước, đẹp, nước da trắng làm nghề bán giải khát hay đại lý hoa quả gì đó có ở gần đây không ạ? Cậu là ai mà hỏi cô ấy? Dạ, cháu là... cháu ở trên tỉnh đội có chút việc ạ. Một cái nhìn như một nhát chổi quét suốt từ đầu đến chân. Có vẻ tin nhưng giọng thật chua: Cô Thôn bán đại lý chừng tuổi ba mươi thì có nhưng Thôn trắng, đẹp thì tôi không biết. Dạ không sao ạ, có thể bây giờ cô ấy xấu đi, đen đi, vâng! Cái nhà cậu này lắm chuyện! Xấu là xấu, đẹp là đẹp chứ sao lại vừa xấu vừa đẹp. Kia kìa, nhà cô ây ở gần quán thịt thú rừng có tấm biển màu đỏ kia kìa. Thôn trại giam phải không? Dạ vâng, trước cô ấy làm ở trại giam ạ. Lại trước với sau, rối chuyện. Để mặc cho bà hoa quả đứng đấy với cái lối thích vặn vẹo câu chữ của bà, tôi quay người đi chếch qua phía bên kia đường, nơi có tấm biên kẻ chữ to tướng: “Đại lý bia, rượu, thuốc lá ’’. Nhưng tôi chỉ đi qua chứ không vào vì, như trên đã nói, chủ trương của tôi là không lộ diện kia mà. Tôi sẽ lộ nhưng lộ với một bộ dạng, một phong thái hoàn toàn khác, phong thái của một ông chủ doanh nghiệp vận Comlé, Cravat, đầu xức nước hoa đắt tiền, có xe con đưa đến tận cửa đàng hoàng. Chọn một quán chè chén kín đáo gần đó, tôi ngồi xuống, dõi mắt nhìn vào. Nhà cửa có vẻ khang trang, bia rượu xếp tầng trên tầng dưới, xếp tràn ra cả vỉa hè, nhưng sao tối thế? Chả nhận ra cái gì bên trong cả. Hay là em đi vắng? Hay là đây chỉ là chỗ em cho thuê hoặc là một chân rết của em còn chính em lại ngự tại một nhà hàng sang trọng, tân kỳ nào đó ở trung tâm? Có thể lắm chứ. Bỏ một vị trí làm việc khá danh giá chả lẽ chỉ để đổi lấy một lô xích xông những chai lọ, thùng hộp xộc xệch xếp chồng lên nhau kia thôi sao? Đang tỉ mẩn phân tích nọ kia như thế thì chợt từ trong nhà có một tiếng đàn bà thét the thé như còi tàu vào ga: “Mày có nhanh vào rửa chồng bát cho tao không, không bố mày về lại chết đòn bây giờ!” Liền đó một cô bé chừng bảy, tám tuổi từ trong nhà chạy ào ra, vừa chạy vừa nước mắt nước mũi đến khổ. Chả lẽ đây lại là con của em và cái tiếng còi tàu vỡ ống kia là bà nội hay bà ngoại? Cái phán đoán ấy chưa có lời giải thì một người đàn bà chạy ra tiếp. Phốp pháp, béo tốt, áo hoa, quần xắn đến khoeo, mắt mũi trợn ngược. Như có cả một xe đá đổ loảng xoảng trong đầu, tôi nhắm chặt mắt lại. Em đây. Em đây ư? Sao lại có thể là em? Nhưng đúng là em rồi. Tuy hình hài đã quá chừng thay đổi nhưng khuôn mặt, đôi mắt, cái miệng, mái tóc... vẫn là của em. Trời ạ! Mới có gần hai năm mà cái gì đã khiến em thay đổi hãi hùng thế này? Tôi lại mở mắt và nguyện cầu cho cái hình ảnh kia chỉ là một ảo ảnh. Không! Không ảo iếc gì hết, nó hoàn toàn là thật, vì từ miệng em, cái tiếng the thé kia lại tiếp tục vang lên: “Mày có giỏi thì đi luôn như thằng bố mày đi, nhà này không phí cơm nuôi cái ngữ chảy thây chảy xác như thế!” Tôi lại nhắm mắt và nếu không ngồi giữa đường thì tôi đã lấy cái nón cối úp chặt vào tai rồi. Vang lên tiếng tặc lưỡi của cô hàng chè chén: “Khổ! Con bé nó có tội gì mà cái nhà chị Thôn ấy không ngày nào là không tìm được cách hành hạ nó”. Tiếng tặc lưỡi đó đẩy bắn tôi sang bên kia đường và đẩy tiếp ra khỏi cái phố huyện Yên Bình đó. Cách xa hẳn rồi tôi mới tìm một chỗ khuất hạ người ngồi phệt xuống. Có một cái gì đó đổ vỡ loảng xoảng trong đầu. Vậy là hết Hết đủ chiều. Trước đây cố vươn lên vì bệnh tình con Nết, con Nết mất rồi, lại cắn răng cắn lợi gồng lên để được bình đẳng với em, trên em, giờ sự thể ra thế này rồi, còn gồng còn vươn lên làm cái mẹ gì nữa, vô ích, vô vị và vô nghĩa hết. Giống con thuyền đã bị bong hết bến đậu, tôi quyết định trở lại bãi vàng trước một ngày so với ý định. Không còn bến đỗ thì ở đó, giữa mùi vị kim tiền nồng khí tử thần, tôi chỉ còn những lọn sóng dữ cần phải vượt qua, cưỡi đạp để qua. Lờn sóng đó chính là thằng Khánh. Nhưng, lạ chưa, giống như sự sắp đặt của số phận, trước thằng Khánh lại là một thằng đàn ông khác: Hói đầu, kính trắng, áo quần bảnh choẹ, thịt da đỏ đắn, chẳng ra trẻ chẳng ra già, mặt mũi khó đăm đăm trông rất hãm, điển hình của một viên chức hay quan chức gì đó thời bao cấp. Hắn đang cưỡi một chiếc xe máy màu cánh chả loại đắt tiền vè vè đỗ sát cửa nhà. Linh tính báo cho tôi biết đó chính là hắn, thằng chồng đốn mạt của em, hung thủ của mọi sự đổi thay buồn tẻ trong em. Bụng bỗng sôi lên ùng ục như cả tuần nay bị táo bón. Kể ra cái sự táo bón vô lý này sẽ chỉ quần đảo trong đầu rồi tự tan đi nếu như cái đầu hói kia không bắt nắng sáng bóng lên. Không hiểu sao tôi rất ác cảm với bọn ít tóc, phải chăng vì có một lần đến uỷ ban xin giấy tuyển quân, tôi đã chứng kiến một lão hói huyên thuyên đủ điều về đạo đức, về lý tưởng, về khát vọng cho thanh niên nhưng ngay sau đó, có việc đi ra sau nhà, tôi đã bắt quả tang lão đang gù lưng, ghé mắt nhìn trộm một cô nhân viên trong buồng đái, cái trán cũng đỏ ánh lên như thế này. Thế là, thật vô phúc cho hắn, trong phút chốc cái đầu hói không có tội tình gì kia bỗng trở thành mục tiêu cho tôi dồn đổ hết mọi u uất, khổ sở bấy lâu vào. Chỉ cần ba bước nhảy, tôi đã đến sát trước mặt hắn. Ông là chồng cô Thôn? Một cái nhìn khinh thị, một giọng nói cũng khinh thị: Thì sao? Cậu hỏi có chuyện gì? Chuyện này... Tôi giáng một quả đấm khá nặng vào cái trán hói đó làm cho nó méo lệch đi rất tức cười. Chưa đủ, tôi văng tiếp một cú đá vào giữa lằn bụng đã có chiều phụ phệ. Thằng cha ngã quay cu lơ, mắt trắng dã, miệng định ú ớ kêu lên điều gì nhưnạ không ra tiếng nên chỉ nghe như tiếng lợn ủn. Tôi chỉ thắng tay vào mặt hắn, phun ra một câu mà có lẽ cả đời, dù có vắt óc ra đến mấy, hắn cũng không hiểu và chính tôi, tôi cũng có hiểu đâu: Mày biết mày có tội gì không? Tội nặng hơn mọi tội. Đó là tội mày đã dám huỷ hoại một nhan sắc, huỷ hoại đi một người đàn bà mà cái đầu lợn của mày không bao giờ hiểu hết được giá trị của người ấy, mày không đáng được hưởng. Mẹ mày! Dứt lời, tôi nhảy lên chiếc xe máy đang còn nổ của hắn phóng một mạch xuống dốc trước con mắt sững sờ, kinh ngạc của mọi người. Câu cuối cùng lọt vào tai tôi, trời ạ, lại là tiếng rú như xé vải diềm bâu của em: Cướp! Bớ bà con, cướp cướp! Nó cướp xe của chồng tôi, bớ bà con... Chồng tôi à? Vậy mà vẫn cứ là chồng à? Cướp ư? Ai cướp ai? Nó cướp hay tôi cướp. Thì chồng đây, cướp đấy! Mẹ cô! Bật lên một tiếng chửi, tôi quẳng đánh rầm chiếc xe vào vệ đường rồi phóng lên sườn đổi tút thẳng.