Dịch giả: Bùi Thị Loan
Lời người dịch

     ôi là con mèo là tác phẩm đầu tay của nhà văn Natsume Soseki (1867-1916). Trong tác phẩm Cậu ấm ngây thơ (NXB. Hội Nhà văn phát hành năm 2006), tôi đã có dịp giới thiệu qua về ông.
Có thể nói, đây là tác phẩm rất quan trọng không chỉ đối với cuộc đời và sự nghiệp của Natsume Soseki mà còn đối với cả đời sống văn học Nhật Bản và quốc tế. Bởi vì nó là tác phẩm đã giúp phát hiện ra một đại văn hào, sau đó ảnh hưởng của nó và nhà văn lớn này đã góp phần gieo mầm, tạo ra nhiều nhà văn, nhà văn hóa, học giả có giá trị cho Nhật Bản. Trong số đó có người rất nổi tiếng, như văn hào Akutagawa Ryunosuke, một đệ tử của Natsume Soseki. Trên thế giới, đặc biệt là Hàn Quốc và Trung Quốc, cũng có nhiều nhà Soseki học khá nổi tiếng.
Bối cảnh và nội dung của Tôi là con mèo là đời sống hiện thực xảy ra xung quanh nhà văn Soseki. Những nhân vật chính trong truyện cũng lấy nguyên mẫu từ bạn bè, học trò, những người xung quanh ông. Một số được đưa nguyên tên thật vào trong tác phẩm như nhà thơ Masaoka Shiki, nhà thơ Takahama Kyoshi. Nhưng tất cả đều được miêu tả qua lăng kính trào lộng, đùa vui, mang đậm tính chất Rakugo (một loại tấu hề), đại diện tiêu biểu của nền văn hóa Edo. Con mèo và thầy giáo Kushami cũng là nhân vật dựa vào nguyên mẫu là tác giả và con mèo nhà ông. Chính con mèo này đã gợi hứng cho ông viết tác phẩm. Lúc đầu chỉ là ý định viết thử cho vui, ông bắt đầu bằng câu “Tôi là con mèo,…” rồi đưa bản thảo cho tạp chí, nhờ góp ý và đặt tên. Ông Takahama Kyoshi, người phụ trách của tạp chí, đã góp ý lấy câu mở đầu này làm tên của tác phẩm. Kiệt tác “Wagahaiwa neko dearu” (Tôi là con mèo) đã được ra đời như vậy và trở thành một cái tên rất thân quen với bất kỳ người Nhật nào cũng như bất kỳ ai hiểu biết về Nhật Bản.
Natsume Soseki lúc nhỏ đã học chữ Hán, sau đó học tiếng Anh và văn học Anh. Ông là người thuộc thế hệ Hán học cuối cùng và thế hệ Tây học đầu tiên của Nhật Bản. Vì vậy trong ông có một khối lượng đồ sộ kiến thức đông tây kim cổ mà ông đã tích lũy được qua nhiều năm bằng trí tuệ của một thiên tài. Trong tác phẩm đầu tay này, những kiến thức ấy được dịp xuất hiện trong mọi cơ hội, khi thì nghiêm túc, khi thì hài hước, đùa bỡn nhưng tất cả đều giúp độc giả khám phá ra những tư tưởng, kiến thức, những trăn trở uyên thâm, cao đẹp, đầy nhân văn của một thiên tài rất nặng lòng với thời thế.
Tác phẩm bắt đầu được viết năm 1905, khi cuộc chiến tranh Nhật-Nga (1904-1905) đang ở đỉnh điểm. Truyện in dần trên tạp chí Hototogisu cho đến cuối năm 1905 thì ông định kết thúc truyện ở chương 5. Nhưng do độc giả tha thiết yêu cầu nên ông lại viết tiếp và hoàn thành vào năm 1907 với 11 chương hầu như độc lập với nhau…
Đây là tác phẩm văn học quá lớn đối với khả năng của một dịch giả văn học không chuyên như tôi nên bản dịch chưa thể gọi là hoàn hảo trong việc chuyển tải đầy đủ tất cả cái hay, cái đẹp, cái quý của tác phẩm, hòng làm xiêu lòng độc giả Việt Nam như nó đã chinh phục độc giả Nhật Bản. Vả lại, cũng cần phải có thêm điều kiện hiểu biết lịch sử, văn hóa, tính cách tâm lý của người Nhật thì mới tiếp nhận được hết những giá trị của tác phẩm. Bởi vì đối với người Nhật, cái hay của văn học Natsume Soseki cũng giống như cái hay của Truyện Kiều đối với người Việt Nam, người ta thích thú không chỉ vì nội dung mà còn do ngôn ngữ và nhạc điệu của tác phẩm.
Người Nhật Bản mỗi tầng lớp mỗi thế hệ, từ các em học sinh tiểu học năm thứ 5 trở đi cho đến các vị cao niên, từ những người lao động bình thường đến bậc học rộng, uyên bác, ai cũng có thể tìm thấy trong tác phẩm này những điều lý thú, cần thiết, bổ ích hay tâm đắc với mình.
Mặc dù việc tiếp thu qua bản dịch gặp phải những hạn chế chủ quan từ dịch giả và khách quan từ độc giả, nhưng tôi mong rằng Tôi là con mèo cũng phần nào làm được như vậy với bạn đọc Việt Nam. Hơn nữa, ngoài chức năng là một tác phẩm văn học để giải trí, tôi hy vọng cuốn sách này còn là một nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho những người có nguyện vọng tìm hiểu về Nhật Bản.
Để có được thành quả nhỏ này là nhờ công lao rất lớn của nhiều người đã giúp đỡ tôi.
Trước hết là chị Lê Thị Bình, bạn tôi, người đã phát hiện bản dịch thảo của tôi và quyết tâm giới thiệu nó với bạn đọc. Chị Bình đã dành nhiều thời gian, công sức và khắc phục nhiều trở ngại để tổ chức thực hiện việc này. Chị là người rất quan tâm đến văn hóa và văn học Nhật Bản, luôn hoạt động tích cực trong Ban văn hóa Hội Hữu nghị Việt – Nhật và trong Câu lạc bộ thơ Haiku Việt Nam.
Nhờ công lao và nhiệt tình của chị Bình, với sự giúp đỡ của NXB. Hội Nhà văn, bản dịch Tôi là con mèo đã nhận được tài trợ của Quỹ giao lưu Quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation) để cho ra mắt kiệt tác này. Nhân đây tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của quý Quỹ và Nhà xuất bản.
Trong quá trình dịch, tôi may mắn được một người bạn đồng nghiệp người Nhật đã tận tình giúp đỡ tôi. Không những chỉ đọc duyệt, anh còn dạy cho tôi biết thêm nhiều về tiếng Nhật và kiến thức về nhiều lĩnh vực của Nhật Bản, khiến bản dịch nhuần nhuyễn hơn.
Cũng nhân dịp này, chúng tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhà thơ Nguyễn Bao và nhà văn, dịch giả nổi tiếng Thúy Toàn. Những lời nhận xét và chỉ dẫn rất quý báu của hai ông về kiến thức dịch văn học, giúp cho người ngoại đạo như tôi khắc phục được nhiều yếu kém trong công việc. Và biên tập viên Nhà xuất bản đã luôn nhiệt tình và trách nhiệm khi làm việc, trao đổi với tôi từ xa.
Xin trân trọng giới thiệu Tôi là con mèo với độc giả.
Xin kính dâng bản dịch này lên hương hồn Đại văn hào Natsume Soseki, nhà văn Nhật Bản tôi rất kính phục, nhân ngày giỗ lần thứ 95 của ông (9-12-1916/ 19-12-2011).
7-12-2011
Bùi Thị Loan

*

Chú thích:
[1] Cỏ sasa, một loại cây thuộc họ lúa, có lá giống lá tre.
[2] Thỉnh thoảng ngẫu nhiên trú dưới cùng một bóng cây cũng là do duyên kiếp tiền định.
[3] Mikeko – Tam Mao Tử, nghĩa là mèo tam thể, trong truyện Tam Mao là tên nhân vật mèo tam thể này.
[4] Taka Diastase: một loại thuốc dạ dày cao cấp thời đó.
[5] Tatami: tấm đệm lát sàn nhà, bề mặt đan bằng cói giống chiếu trải giường của Việt Nam, bề dày khoảng 4 cm, diện tích 180 cm x 90 cm, là đơn vị tính diện tích gian phòng nhà ở của Nhật Bản.
[6] Lời hát của một vở tuồng cổ, Taira no Munemori (Bình Tông Thịnh, 1147-1185, võ tướng cuối thời Hei An, là tên nhân vật lịch sử trong vở tuồng).
[7] A.Sarto, 1486-1531, nhà họa sĩ lớn người Ý.
[8] Tsubo=3.3 m2, đơn vị đo diện tích đất đai của Nhật.
[9] Tuyến khí tự vệ, tự động phun ra khi gặp nguy hiểm.
[10] Akamatu: xích tùng, thông đỏ, một loại thông, thân có vỏ màu nâu đỏ.
[11] Nhật Bản có điệu múa “mèo đây, mèo đây” của trẻ con, vốn là một bài đồng dao thời Edo. Từ năm Minh Trị nguyên niên trở thành bài hát, múa, thịnh hành thời Minh Trị.
[12] Trong 12 con giáp của Nhật không có năm con mèo. Đây là ý hài hước chế giễu sự lẩm cẩm của ông chủ.
[13] Hàn Nguyệt – trăng lạnh.
[14] Vải lụa lót ống tay áo.
[15] Nhật Bản có quy ước chặt chẽ về trang phục xã giao.
[16] Momokawa Joen (1832-1898), một nghệ nhân kể chuyện thời Minh Trị, nhiều năm sưu tầm truyện về mèo, nổi tiếng với tác phẩm “Truyện một trăm con mèo xưa và nay”.
[17] Nhà thơ Anh (1716-1771) có thơ về con mèo ăn trộm cá vàng.
[18] Zoni: tạp chử, canh hổ lốn – một món ăn truyền thống ngày Tết của Nhật Bản. Canh gồm nước súp nấu bằng tương, cái là những mẩu bánh dầy hình tròn hay hình vuông tùy theo văn hóa từng vùng, thêm một vài cọng rau xanh và mềm như loại rau cải cúc, hành lá… Bánh dầy chuyên dụng để được lâu hàng tháng, khô cứng. Tùy theo địa phương, trước khi cho vào canh người ta nướng bánh trên lửa hay không nướng.
[19] Những địa danh ở Tokyo.
[20] Di thư là sách vở của các tiền nhân để lại cho đời.
[21] Masamune – Chính Tông, một thương hiệu rượu nổi tiếng của Nhật Bản.
[22] Nigenkin, nhị huyền cầm, tên gọi chung các loại đàn hai dây của Nhật.
[23] Tenshoin – Thiên Chương Viện, là tên cải danh của bà Chính thất tướng quân Tokugawa Iesada, tướng quân thứ 13 trong 15 đời tướng quân của dòng họ Tokugawa. Đây là một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng trong việc kết thúc chế độ Mạc phủ 1867.
[24] Nguyên văn: 2 sen 3 lin.
[25] Việt Trí Đông Phong.
[26] Nguyên văn tiếng Hán là “thú hướng” còn có nghĩa là “ý đồ, dụng ý”…
[27] Tochimenbo, bút danh một nhà thơ haiku theo trường phái Nhật Bản, nổi tiếng đương thời. Tên thật là Ando Renzaburo.
[28] Buson (1716-1783), nhà thơ haiku và họa sĩ thời Edo.
[29] Chikamatsu Mondaemon (1653-1724), tác giả kịch bản tuồng Tịnh lưu ly và Kabuki.
[30] Một loại sổ tay có kích cỡ khoảng 13×14 cm
[31] Nguyên văn là “không biết thì thành bụt”, không biết thì thanh thản, thánh thiện.
[32] Ý nói là kẻ ngốc nghếch, khác đời.
[33] Đại thần nhạc, một loại nghệ thuật làm xiếc và múa sư tử… Ở đây ám chỉ nghệ thuật xoáy đĩa trong múa sư tử.
[34] Nhà văn Anh, 1864-1928.
[35] William James (1842-1910), nhà tâm lý học Mỹ.
[36] Thung lũng lươn.
[37] Con sông đào.
[38] Ngôi đền 33 gian.
[39] Sinh giả tất diệt: sống rồi nhất định sẽ chết.
[40] Zabuton: tấm đệm để ngồi.
[41] Nhà kiến trúc và điêu khắc đền chùa thời Edo, có tác phẩm điêu khắc”con mèo ngủ” trong đền Nikko Toshogu.
[42] Họa sĩ Pháp (1859-1923).
[43] Lục Thạch, là tảng đá trong sân chùa để mọi người thưởng thức trong các dịp lễ hội.
[44] Maruzen: tên một hãng bách hóa.
[45] Nghĩa là tháng nào cùng thế, đã thành thông lệ, rất thông thường, tầm thường, nhàm chán, vô vị, tẻ nhạt…
[46] Tác giả dùng rất nhiều câu, vế của haiku, với nghệ thuật chơi chữ rất tài tình để nói nội dung là: Chukinami chỉ là ví dụ như một bọn trẻ 16, 17 tuổi gì đó, cũng không đáng ghét lắm, lúc nào cũng nằm khểnh, chẳng cần lo nghĩ gì. Thế rồi hôm nào thấy trời đẹp thì xách một chai rượu lên đê Bô-ku-tei chơi.
[47] Nhân vật trong tiểu thuyết của William Makepeace Thackeray, nhà văn Anh theo chủ nghĩa tả thực, (1811-1863).
[48] Nhà văn Nhật (1767-1848).
[49] âm tiếng Nhật enzetsu có thể biểu thị bằng tiếng Hán “diễn thuyết” và “diễn thiệt”. Thỉnh thoảng tác giả dùng chữ thiệt” (diễn lưỡi) với ý đùa là “khua môi múa mép”.
[50] Một câu haiku nhái thơ của một ca nhân nổi tiếng thời Edo.
[51] Liệt: bờ cõi, giới hạn. Ý nói con người bừa bãi, vô độ, ngoài vòng kiểm soát.
[52] Cây mác mỏ quạ, một dụng cụ chữa cháy.
[53] Trong tiếng Nhật, Hanako có thể ghi âm bằng chữ Hán “Tỵ từ’ nghĩa là bà Mũi, đồng âm với chữ “Hoa tử”, nghĩa là cô Hoa.
[54] Ý nói Lý Hồng Thủy, một tiên nhân đời Tùy, Trung Quốc.
[55] Búi tóc cúa đàn ông.
[56] Một hãng bách hóa lớn.
[57] Trường học của Mạc phủ.
[58] Đề hồ: mỡ sữa, sản phẩm chưng cất từ sữa, ngon và bổ, tượng trưng cho những món ngon, quý hiếm, tuyệt vời…
[59] Lực sĩ Kim Cương, vị thần canh giữ cổng đền, chùa.
[60] Bancha: phiên trà, chè loại kém.
[61] Meitei là âm của chữ Hán “Mính Đính”, có nghĩa là trạng thái uống rượu say khướt, say nhừ, say mềm.
[62] Là loại vé đắt nhất.
[63] Kaneda là họ. Người Nhật có tập quán gọi họ chứ không gọi tên, trừ trường hợp rất thân thiết, hoặc suồng sã, thiếu tôn trọng.
[64] m “kan” còn có thể biểu thị bằng chữ “hạn”, nghĩa là khô cạn. Kangetsu là Hàn nguyệt – trăng lạnh, nhưng cũng có thê hiểu là Hạn Nguyệt – trăng cạn; Suigetu là thủy nguyệt – trăng (dưới) nước. Câu này nếu dịch tất cả thì nghĩa là “trăng khô hay trăng ướt” hoặc “trăng trên cạn hay trăng dưới nước” tao cũng mặc xác, không thèm biết.
[65] Phú Tử, nghĩa là cô Giàu, đây là tên. Người trong nhà gọi nhau bằng tên.
[66] Thời Thiên Bảo (1830-1844), thời kỳ cuối Edo, trước Mia. Gia huy của dòng họ Tokugawa. Tỉnh Yamaguchi hiện nay.
[67] Gia huy của dòng họ Tokugawa.
[68] Tỉnh Yamaguchi hiện nay.
[69] Nguyên văn “hana yori dango”, nghĩa là “hoa không bằng bánh trôi”, câu tục ngữ nhấn mạnh ý nghĩa thực dụng của vật chất, hoa đẹp nhưng không ăn được. Ở đây chơi chữ, vì “hoa” đồng âm với “mũi”.
[70] Núi Yên Mã Sơn, ở tỉnh Kyoto. Theo truyền thuyết, ở đó có quái vật mũi to, lưng có cánh, có thể bay được.
[71] Nguyên văn là “băng cái trán mèo”. Trong tiếng Nhật, khi nhấn mạnh ý “rất nhỏ hẹp” người ta ví “bằng cái trán mèo”.
[72] Một hình tượng phụ nữ có mặt xấu điển hình, giống hình tượng Thị Nở của Việt Nam.
[73] Kẻ trộm khét tiếng cuối thời HeiAn.
[74] Cái đệm ngồi.
[75] Mộc Am (1611-1684), thiền sư người Trung Quốc, đến Nhật thời Edo.
[76] Có thể hiểu là “tam giác” hay “tam khuyết” cũng được.
[77] Kabu, nghĩa là “cổ phiếu” đồng âm với “kabu” là một loại củ cải tròn như củ su hào.
[78] Loại cây cùng họ với cây bằng lăng.
[79] Trường Châu, tức tỉnh Yamaguchi ngày nay. Những sự kiện xung đột giữa Mạc phủ và lãnh địa này, xảy ra vào các năm 1864 và 1866.
[80] Diễn nghệ kiều phong hội, một tổ chức cải cách nghệ thuật sân khấu thành lập năm 1888.
[81] Ý nói sách tiếng nước ngoài, không phải tiếng Nhật viết dọc.
[82] Quảng Pháp đại sư Không Hai (774-835), một cao tăng thời đại Hei An, người đã đưa Phật phái Chân ngôn tông vào Nhật, một trong ba nhà thư pháp xuất sắc nhất thời Hei An.
[83] Một loại áo khoác giống haori nhưng đơn giản và rẻ tiền, dùng cho người nghèo và người lao động.
[84] Tức tỉnh Saga hiện nay.
[85] tức năm 1905.
[86] Ô-tan-chin âm tiếng Nhật có nghĩa là đoảng vị, ngớ ngẩn, nghe hơi giống âm Constantin trong tên C. Palaeologus, vị hoàng đế cuối cùng của đế quốc Đông La mã Constantin 11 (tại vị 1448-1453) nên tác giả ghép vào chơi chữ, có thể hiểu là “Ngài Palaeologus ngớ ngẩn”.
[87] Biện Khánh, là nhân vật tượng trưng cho sức mạnh, Kage Benkei nghĩa đen là “Biên Khánh trong bóng tối”.
[88] Lời của Đạt ma trong “Bích nghiêm lục”, Phật thư đời Tống, có nghãi là “Ý nghãi sâu xa của Thiền rất trong sáng và bao la, ở đó không có khoảng cách giữa thánh nhân với người phàm”.
[89] Việc lớn, điều khó hiểu.
[90] Câu tục ngữ hoàn chỉnh là “đàn bà khôn cũng bán bò hớ” ý nghĩa như “khôn ngoan cũng thể đàn bà”.
[91] Đông Hương Bình Bát Lang (1847-1934), Đại tướng hải quân, tư lệnh trưởng hạm đội liên quân, trong chiến tranh Nhật Nga 1904-1905.
[92] Hikimado, cửa sổ trên mái.
[93] Bức hoành gỗ bên trên cửa kính, thường có điêu khắc, vừa là nơi trang trí vừa để thông khí.
[94] Trong tiếng Nhật, “vịnh” và “cái bát” đều phát âm là “oan”, ở đây có thể hiểu cả hai nghĩa.
[95] Nhà văn, mục sư người Anh (1771-1848).
[96] Nguyên văn là “lúc thổ dụng” tức thời gian 18 ngày trước khi bước vào tiết mùa hạ.
[97] Cơm chan nước chè.
[98] Nhà ảo thuật nổi tiếng thời đầu Minh Trị, đã tích cực đưa ảo thuật Tây phương vào Nhật Bản.
[99] Mì sợi làm từ bột kiều mạch
[100] Mì sợi to (bằng khoảng 2/3 chiếc đũa ăn cơm), làm từ bột tiểu mạch.
[101] Lão Mai, Lang cẩu, cáo già, gian giảo.
[102] Anh Kangetsu gọi cô này bằng họ, chứng tỏ mức độ quan hệ rất xã giao, xa lạ.
[103] Nhà văn, nhà phê bình người Anh (1850-1904), sinh ở Hy Lạp, làm phóng viên báo ở Mỹ. Năm 1890 sang Nhật lấy vợ Nhật và vào quốc tịch Nhật, lấy tên theo họ vợ. Từng dạy tiếng Anh và văn học Anh tại Đại học Tokyo và Waseda. Tác giả của tác phẩm “Mặt sau không biết của nước Nhật”.
[104] Khúc giả, kẻ méo mó, vạn năng, đồ hâm.
[105] Kiểu búi tóc mốt thịnh hành đương thời.
[106] Loại lò sưởi đốt củi, đồng thời là bếp ở giữa nhà.
[107] “Ý kiến” và “dị kiến” trong tiếng Nhật phát âm như nhau. Trong nguyên bản dùng chữ Hán “dị kiến” có thể hiểu là “ý kiến” hay “ý kiến khác người” hay “ý kiến kỳ dị”.
[108] Sách giáo khoa Trung Quốc thời Lục triều.
[109] Alfred Musset nhà thơ lãng mạn Pháp (1810-1857).
[110] (1827-1909), một vị sư phái Chân ngôn tông.
[111] Chuyện kể chuyên nghiệp.
[112] Sakakibara Kenkichi (1803-1894) một kiếm khách nổi tiếng thời cuối Mạc phủ, đầu Minh Trị.
[113] Trụy lạc, suy thoái.
[114] Cao Tân Hư Tử (1874-1959), một nhà thơ haiku có thực lực của trường phái Masaoka Siki, người đứng đầu tạp chí Hototogisu, là bạn của Natsume Soseki. Chính ông là người đã khuyên N.S viết văn và bắt đầu bằng tiểu thuyết “Tôi là con mèo” này đăng trên tạp chí Hototogisu.
[115] Một câu haiku 17 âm tiết.
[116] Yamato (Đại hòa) là một tên khác của Nhật Bản.
[117] Thiên cẩu là một quái vật trong tưởng tượng, sống trong rừng sâu, có hình người, mặt đỏ, mũi cao, có cánh, có sức thần thông… là tượng tưng cho sự kiêu căng, tự phụ.
[118] Pháp sư, tên một loài ve sầu.
[119] Nơi tắm biển gần Tokyo.
[120] Nhỏ hẹp, tấm lòng.
[121] Kích thước, hình dáng.
[122] Một cồn cát ở vịnh Mi-ya-chư, tỉnh Kyoto, một trong ba cảnh quan nổi tiếng của Nhật Bản.
[123] Tên địa phương sản xuất giấy.
[124] Nhân vật lớn, kẻ mạnh.
[125] Phát huy vai trò tác dụng.
[126] Thực ra là “Thất tung thất cầm” – bảy lần thả bảy lần bắt.
[127] Chỉ nghe tiếng mà không nhìn thấy người.
[128] Khoảng 1,8 m.
[129] Trong tiếng Nhật, từ “ô-chi-ru” có nghĩa là “rơi”, “ô-ri-ru” nghĩa là “xuống”.
[130] Khoảng 16, 17 m.
[131] Lính canh, kẻ cướp.
[132] Tây Hành (1118-1190), nhà sư, nhà thơ.
[133] Tây Hương Long Thịnh (1827-1877), một công thần của Minh Trị duy tân.
[134] Giọng nói nhẹ nhàng như vuốt ve mèo. Giọng nói nhằm vuốt ve, nịnh, lấy lòng đối phương. Nghĩa đen là giọng của mèo khi được vuốt ve.
[135] Nguyên văn là ngửa bàn tay ra thì mưa, úp bàn tay xuống thì râm.
[136] Phiên, đơn vị của tấm vải có khổ rộng 2 thước 6 hoặc 2 thước 8.
[137] Khoảng 2,7 m.
[138] Một nhân vật hào kiệt trong truyền thuyết.
[139] Hòa Đường Nội, tên một nhân vật chính trong tuồng Tịnh lưu ly của Chikamatsu, sáng tác dựa theo cuộc đời hình tượng mẫu là ông Teiseiko (Trịnh Thành Công 1624-1662), có cha là người Trung Quốc, mẹ là người Nhật, nhưng trong mẩu hội thoại này lại nói đến Minamoto Yoshitsune (Nguyên Nghĩa Kinh 988-1075).
[140] Một nhân vật tôn vương thời kỳ cuối Edo (1747-1793).
[141] 247-183 TCN, một danh tướng.
[142] Lời vui, mặt tươi.
[143] Thay đổi nhanh nhạy.
[144] Friedrich Wilhelm Nietzsche (1844-1900) triết gia Đức, người đi đầu trong existentialism – CN thực tồn.
[145] Bồi nhà tắm.
[146] “Thái Tính Tự Nhập Đạo Tiền Quan Bạch Thái Chính Đại Thần” là tên gọi kính trọng ông Fujiwara Tadamichi, nhà thơ, Quan bạch và sau trở thành Thái chính đại thần thời Hei An. Tên này đọc theo tiếng Nhật có 23 âm tiết.
[147] Một từ trong một hài kịch Hy Lạp cổ trước công nguyên. Đọc theo cách phát âm tiếng Nhật có 17 âm tiết.
[148] Khoảng gần 20 cm.
[149] Đại Đinh Quế Nguyệt (1869-1925), nhà phê bình thời Minh Trị, Đại chính, thích đi du lịch và để lại nhiều ghi chép về những nơi đã đi.
[150] Gian là đơn vị đo chiều dài trong xây dựng, 1 gian bằng 1,818 m, bằng 6 thước.
[151] Cây Hinoki, một loại thông.
[152] Cây kiri, chữ Hán là cây ngô đồng.
[153] 1 thước bằng khoảng 30,3 cm.
[154] Ý nói thơ Tanka.
[155] Nhà y học La Mã cổ đại, khoảng 130-200.
[156] Nhà y học Đức (1493-1541).
[157] Danh y huyền thoại Trung Quốc thời Chiến quốc, khoảng thế kỷ I TCN.
[158] Khoảng 11 lít.
[159] “Bàn về bệnh thương hàn”, sách y học Trung Quốc thời Hậu Hán.
[160] Từ “ngược thượng” tức “chảy ngược” từ đây trở đi cũng được dịch là “lên cơn” hay “xuất thần” cho hợp với mạch văn.
[161] Bệnh viện tỉnh Tokyo, trung tâm điều dưỡng bệnh tâm thần nổi tiếng.
[162] 1850-1894, nhà văn Anh.
[163] Vị thần bảo vệ chùa Phật, nổi tiếng chạy nhanh.
[164] Giữ lòng thương người, hết lòng thành thật, khoan dung, tha thứ.
[165] Khoảng 5,4 m.
[166] Thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
[167] Đội hình hàng dọc.
[168] Gottfried Wilhelm Leibniz (1646-1716), nhà toán học, thần học, triết học Đức.
[169] Chữ La tinh viết hoa, một loại họa tiết trang trí.
[170] Tên địa phương, một thị trấn nằm trong thung lũng, miền đông tỉnh Hyogo. Ý nói là lũ man di mọi rợ.
[171] Nguyên văn là “cường cung mạt thế” nghĩa là tên bắn ra từ cái cung mạnh nhưng bay yếu và rơi đi vô tích sự.
[172] Tên đầy đủ là Suzuki Junoto, nhưng chỉ gọi ngắn như vậy để tỏ ý rất coi khinh.
[173] Nghị viện, quốc hội.
[174] Chém đầu ta bằng kiếm thì cũng như chém gió mùa xuân thôi, không thể làm dao động lòng ta chút nào cả.
[175] Ý nói vết chủng đậu.
[176] Câu đầy đủ là “… cũng bằng không suy nghĩ gì”.
[177] Một trò lấy tay bành mắt, ra hiệu cho đối phương tỏ ý: “mày bị ăn quả lừa đấy” hoặc “đừng có mà lừa nhé”.
[178] Triết gia người Phrygia (55-135).
[179] Cũng là betkanko.
[180] Của Thiên Hoàng tức vua Nhật.
[181] Tướng soái của nhà vua.
[182] Hoa tộc, một cấp bậc dưới hoàng tộc, trên sĩ tộc, theo quy định từ năm 1869 đến năm 1947 thì bỏ.
[183] Một thể loại chữ Hán.
[184] Viên kẹo may mắn có hình vị thần Thái Phúc.
[185] Hẹn gặp lại.
[186] Vừa có nghĩa bảy lần chào vừa có nghĩa là không chào nữa.
[187] Bệ sàn, là chỗ quan trọng nhất trong gian nhà Nhật Bản. Chỗ này thường là 1,2 chiếu, cao hơn sàn phòng chung khoảng 15,20 cm, hơi ẩn vào trong tường chính diện, là nơi để treo tranh và đặt bình hoa, vật trang trí… hoặc để đồ đạc thay cho hộc tường.
[188] Cái chẻ mủ sắt.
[189] Quạt sắt.
[190] Nhân vật lịch sử thời Nam Bắc triều, mất năm 1336, không rõ năm sinh.
[191] Kiến Vũ (1334-1338).
[192] Trong sự an nhàn tự nó có sự bận rộn.
[193] Cánh đồng sam.
[194] Hạt bo bo.
[195] Nguyên văn là “lươn bò lên trời”.
[196] Đức tiên, Độc tiên.
[197] Thốn tiên, lợn tiên.
[198] Nơi có nhà thương điên.
[199] Nhật Bản có tập quán là mỗi người có con dấu riêng, thường là khắc chữ Hán họ của mình, để thay cho chữ ký mỗi khi làm thủ tục, giấy tờ.
[200] Địa danh nổi tiếng là nơi có làng chơi.
[201] Những kẻ giống nhau tìm đến nhau, cùng loài tụ tập lại.
[202] Kaiser, hoàng đế Đức.
[203] Tên một trò chơi của trẻ con.
[204] Ochanomizu là địa danh có trường nữ sinh nổi tiếng của Nhật Bản; “mi-dư” nghĩa là “nước” nói nhầm thành “mi-sô” nghĩa là “tương”.
[205] (1841-1909) Nhà chính trị thời Minh Trị, thủ tướng đầu tiên của Nhật bản, Thống đốc Hàn Quốc 1905, Hàm nguyên lão, Công tước. Bị An Trung Nguyên, nhà hoạt động của phong trào giành độc lập của Triều Tiên ám sát.
[206] Thiên Thần, tức Sugawara Michizane (845-903), một học giả, quý tộc thời Hei An, hiện nay được thờ như một vị thần học vấn.
[207] Một loại tượng thờ, hình các Phật.
[208] “Thổi tù và” tiếng Nhật cũng hàm ý là “nói khoác”, “bốc phét”.
[209] Hàm ý là vênh váo.
[210] Phiêu nhiên.
[211] Đền thờ những người có công với tổ quốc.
[212] Ý nói là ngược đời.
[213] Tên những đảo nhỏ phái nam Nhật bản, được tìm thấy vào năm 1953 và xác lập là lãnh địa của Nhật vào năm 1875. Sau thế chiến II bị Mỹ chiếm, đến 1968 thì trả lại cho Nhật.
[214] Có nghĩa là cũ, cổ, xưa.
[215] Bakin (1767-1848), nhà văn cuối thời đại Edo. Shino và Kobungo là nhân vật trong tác phẩm “Truyện về 8 kiếm sĩ của dòn họ Nansosatomi”, là hai trong tám kiếm sĩ, mỗi người mang một hòn ngọc thể hiện cái đức của Nho giáo.
[216] Quỷ Si Mỵ (hay Võng Lượng) có mặt người thân thú, là tinh khí của rừng núi, hay trêu dọa người.
[217] “Tiên cốt” chữ Hán có nghĩa là ông tiên.
[218] “Liệt tiên truyện” là tác phẩm viết về 71 vị tiên, do ông Lưu Hướng (79-8 TCN) một vị học giả thời Tiền Hán biên soạn và truyền lại.
[219]Ý nói về chuyện nhà thơ Đào Uyên Minh (365-427), thời Lục triều Trung Quốc, thường gảy đàn không có dây nhưng vẫn mang tâm trạng như chơi đàn thật.
[220] (1558-1623), nhà sư quê ở Tokyo.
[221] Vừa bị chặn.
[222] Miếng ngon.
[223] Kết thúc trận đấu.
[224] Chỗ này tác giả chơi chữ vì trong tiếng Nhật, động từ “đấm” hoặc “đánh” (chuông) và động từ “đánh” hoặc “đặt, để” (con cờ) phát âm giống nhau.
[225] “Trâng tráo thế”, tiếng Nhật phát âm là “zư-zư-si-zê, ôi” nghe hơi giống “do you see the boy”.
[226] “Bấy lâu nay” là tên một vở tuồng (cuồng ngôn) rất được ưa chuộng do nội dung và diễn xuất xuất sắc của Đoàn tuồng Nakamura, bắt đầu biểu diễn từ năm 1697, qua 9 đời diễn viên, cho đến 1895. Khi nhân vật hảo hán xuất hiện từ cánh gà bao giờ cũng nói lời thoại “Bấy lâu nay, bấy lâu nay”.
[227]Đánh lại.
[228] Thiền ngữ: Sống chết là việc lớn, sự thay đổi, sống chết đến rất nhanh.
[229] Haiku của Yoso Buson (1716-1783).
[230] Một nhân vật tuồng cổ.
[231] Thổ Nguyệt Phong, tên địa phương có nhiều tre ở tỉnh Sizuoka.
[232]Ô vô dụng.
[233] Tên nhân vật chính trong tiểu thuyết “Nỗi lo lắng của chàng Werther trẻ tuổi” của Goethe (1749-1832).
[234] Ngày sinh nhật vua Minh Trị.
[235] Một lý là 3,9273 km tức khoảng 4 km.
[236] 1 đinh bằng 109 m.
[237] Tổ tiên của dòng họ tướng quân Tokugawa.
[238]Ý nói về cảnh trong tuồng Kabuki hay dạo khúc tuồng cổ, khi Nguyên Nghĩa Kinh cùng đoàn tùy tùng, sau khi chạy thoát cuộc truy đuổi của Nguyên Lại Triều, phải vượt qua trạm gác Ataka, suýt bị lộ, rất nguy hiểm.
[239] Tức Masaoka Siki (1867-1902), nhà thơ Haiku và Waka nổi tiếng, bạn thân của Natsume Soseki.
[240] Mu-ku-gê, cây mộc hoa, một loại râm bụt.
[241] Một nhân vật nữ trong “truyện kể Heike”, làm việc trong cung, được vua Takakura yêu nhưng bị tướng quân Bình Thanh Thịnh ganh ghét, bức hại, phải sống lẩn lút, đã bị lộ chỗ ở do tiếng đàn.
[242] Tức thời học sinh, sống trong trường học trước Minh Trị.
[243] Tai mắt nghe nhìn thấy đưcọ cách 8 đinh, tức 872 m.
[244]Đi quá giới hạn.
[245]Những tiết mục xiếc trên không, người nằm trong không trung, đầu như gối trên mây và sư tử thoắt ra thoắt vào trong hang.
[246] “Lộ địa bạch ngưu”, lời của Thiền ý nói “đó là nơi thanh bình, trong sạch”.
[247] Sau một lần chết đi, mọi thứ sẽ đổi mới.
[248]Arthur of Connaught, Thái tử Anh (1883-1983). Năm 1905 sang thăm Nhật, trao huân chương Garter cho vua Minh Trị.
[249] Tên nhân vật chính trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Anh, George Meredith (1828-1909).
[250] Nguyên văn là “đồng khúc dị xảo”, ý là nhạc giống nhau nhưng cách chơi khác nhau.
[251] Kẻ trộm khét tiếng, nhân vật trong truyền thuyết Yoshitsune.
[252] Bảo Sinh Lưu, một trong 5 làn điệu của No.
[253] Một loại kẹo bột đường, có hình ngôi sao nhiều cạnh.
[254] Biết được cái bản tính vốn có của mình thì đó là Phật.
[255] Canh ba, dưới ánh trăng tĩnh mịch, mới nhập được vào tâm trạng quên bản thân mình.
[256] Thomas Carlyle (1795-1881), nhà tư tưởng Anh.
[257] Francis Bacon, nhà chính trị, triết học Anh (1561–1626).
[258] Stupa Komachi là tên bản nhạc tuồng No. Nữ nhân vật chính là bà già tên Ono no Komachi, vốn là một ca nhân nổi tiếng nhưng sau trở thành kẻ ăn mày và bị điên.
[259] Sống ở nơi hư vô thì mới bắt đầu này sinh cái tâm.
[260] Mặt con trâu sắt, lòng con trâu sắt.
[261] Mặt sắt của con trâu, lòng sắt của con trâu.
[262] Alchemy, việc cố gắng tìm cách chế tạo loại thuốc trẻ mãi, sống mãi.
[263] Nhà soạn kịch Anh (1851-1929).
[264] Giết người.
[265] Thánh địa – thủ đô vương quốc Islam thời kỳ 456-1031.
[266] Thú Dã Nguyên Tín (1476-1559). Họa sĩ, người đã tạo dựng nên trường phái tranh Kano.
[267] Lời dạy của Thiền “một niệm là vạn niên, vạn niên là một niệm”. Ý nói thời gian dài hay ngắn tùy thuộc vào chủ quan của con người. Trong tiếng Nhật chữ “niệm” và chữ “niên” đều phát âm là “nên”.
[268] Hai người một lòng – khác thân thể nhưng cùng tấm lòng.
[269] Khi chết cùng một mồ.
[270] Henry James (1843-1916), người Anh gốc Mỹ, George Meredith (1828-1909).
[271] Cảm giác trực tiếp, tự nhiên, theo đường thẳng.
[272] Cảm giác gấp khúc – cong queo, theo đường vòng.
[273] Friedrich Wilhelm Nietzsche, triết gia Đức.
[274] Lời của Lão Tử bàn cách cai trị lý tưởng của hiền nhân.
[275]Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Diogenes (400-325 TCN), nêu triết lý sống tự nhiên, không câu nệ vật chất là hạnh phúc nhất. Bản thân ông chỉ sử dụng những gì cần thiết tối thiểu và đã có lúc sống trong một cái chum thay nhà.
[276] “Mặt trời” là tên tạp chí, nhưng ở đây có thể hiểu cả hai nghĩa.
[277] Thơ chữ Hán của Natsume Soseki. Đại ý là sự phong lưu ở trong những phút nhàn rỗi, con người ngồi câu giữa hoa bèo, hoa hồng liễu.

Xem Tiếp: ----