Người dịch: HUỲNH LÝ, VŨ ĐÌNH LIÊN, LÊ TRÍ VIỄN, ĐỖ ĐỨC HIỂU
Chương III & IV
NÓ THẬT DỄ THƯƠNG

Buổi tối, chỉ với vài xu, cũng có thể kiếm được thằng bé ấy (Nguyên văn Latinh: homuncio) đi xem hát. Vừa bước vào cái ngưỡng cửa thần kỳ ấy, nó cải hóa hoàn toàn. Nó không còn là thằng nhóc nữa mà là chú bé titi. Những rạp hát là những con tàu thủy đặt ngược, đáy lộn lên trên. Chính ở cái đáy ấy mà cái đám titi này chồng chất. Thằng titi đối với thằng nhóc, cũng như con bướm đối với con sâu. Cũng một con vật ấy nhưng không bò lê mà bay lượn. Chỉ cần có mặt nó với những tia sáng tươi vui mà nó phát ra, với cái độ nồng nhiệt hào hứng của nó, với những cái vỗ tay giống như vỗ cánh, đủ khiến cho cái đáy thuyền chật hẹp, hôi hám, tối đen, tiều tụy, bẩn thỉu, xấu xa, ghê tởm ấy mang tên là “Thiên đường”.
Hãy cho một đứa trẻ những cái vô ích và tước hết những cái cần thiết, nó sẽ thành thằng “nhóc con”.
Thằng nhóc con thế mà cũng có khiếu văn chương. Xu hướng văn chương của nó – chúng tôi nói điều này mà nó có phần tiếc – không phải là xu hướng cổ điển. Theo bản chất của nó, nó ít mô phạm. Đơn cử một thí dụ: cái lừng lẫy của nữ nghệ sĩ Mácxơ (Mars thường gọi là cô Mars, nữ nghệ sĩ sân khấu nổi tiếng của nước Pháp, đầu thế kỷ 19, đóng rất tài tình những nhân vật của Moliète và Marivaux, 1779-1847) vào trong đám công chúng những trẻ con bão táp ấy liền được điểm thêm một chút gia vị hài hước. Thằng nhóc con gọi cô Mácxơ là cô Muysơ.
Nhân vật ấy nói bô bô, chế nhạo mỉa mai, ẩu đả, quần áo tã như một đứa trẻ con và bệ rạc như một nhà triết học. Câu cá ở cống, săn ở rãnh, biến rác rưởi thành vui tươi, la hét, quát tháo ở góc phố, đầu đường, vừa cười, vừa cắn, huýt sáo chế nhạo và hát ca, hoan hô và đả đảo, dung hòa bài ca ngợi chúa Alêluya với điệu khôi hài Matăngtuyluyretơ, tung tất cả các điệu nhạc thơ từ điệu De profundis đến điệu Siêngli, chẳng tìm mà vẫn thấy, biết cái nó không biết, tự nghiêm khắc với mình mà vẫn ăn cắp vặt, điên rồ mà vẫn khôn ngoan, trữ tình mà vẫn thô tục, ngồi xổm trên đỉnh núi Ôlanhpơ (Olympe: tên một ngọn núi ở Hy Lạp. Theo thần thoại Hy Lạp, núi này là nơi ở của các vị thần) lăn lộn trong đống phân mà đứng dậy người đầy sao sa. Thằng nhóc Paris là Rabơle (Rabelais: nhà văn nổi tiếng thế kỷ 16 nước Pháp, hiện thực và trào phúng) cỡ nhỏ.
Quần nó mà không có túi đựng đồng hồ thì nó không bằng lòng.
Nó ít khi ngạc nhiên, càng không hay sợ, chế giễu mê tín, xì hơi những kẻ bốc đồng, nhạo báng những chuyện thần bí, đứa nhạo cả ma, làm cho kẻ say sưa vỡ mộng, đưa những nét châm biếm vào những phóng đại hùng ca. Không phải vì nó thô lậu, nhưng vì nó muốn thay thế những viễn cảnh trang nghiêm bằng một bức tranh sặc sỡ phường chèo. Nếu Ađamaxto (Adamastor: thần khổng lồ làm bão tố) hiện ra nó sẽ bảo: “Ô kìa? Ngáo ộp!”
IV
NÓ CŨNG CÓ THỂ CÓ ÍCH
Paris bắt đầu bằng anh chàng vô công rồi nghề và kết thúc ở chú nhóc con, hai nhân vật mà không một thành thị nào có được: ở đây là sự thừa nhận thụ động tự thỏa mãn bằng việc nhìn ngó, ở đấy là sáng kiến vô tận: anh chàng Pơruđom và chú Phuiu. Chỉ có Paris mới có những loại ấy trong lịch sử sinh vật của nó. Tất cả trật tự quân chủ là dựa vào anh chàng vô công rồi nghề và thằng nhóc con là tất cả vô chính phủ.
Đứa trẻ xanh xao của vùng ngoại ô Paris sống và phát triển, “thắt nút” và “cởi nút” trong nghèo khổ đau đớn, trước thực tế xã hội và những sự việc của con người, nó là một nhân chứng tư lự. Nó tưởng nó vô tư lự, vô tình thực ra nó không như thế. Nó trông nhìn sẵn sàng để cười đùa; nhưng cũng sẵn sàng để làm việc khác nữa. Dù anh là ai, mang tên là Thành kiến, Nhũng lạm, Ô nhục, Áp bức, Vô lý, Độc đoán, Bất công, Cuồng tín, Bạo ngược thì hãy coi chừng thằng nhóc con há hốc miệng ấy.
Thằng bé ấy sẽ lớn dần.
Thứ đất nào đã nặn thành nó? Đất bùn nào cũng được. Một nắm bùn, một hơi thở thổi vào, thế là thành Ađam. Chỉ cần có một thần thiêng thổi qua. Lúc nào cũng có một thần thiêng đi qua con người thằng nhóc con. May rủi tạo nên con người bé nhỏ ấy. May rủi đây chúng tôi hiểu na ná như phiêu lưu. Con người tí hon ấy nặn bằng cái thứ đất chung của mọi người: dốt nát, mù chữ, ngơ ngẩn, thô tục, là một dân Iôni hay một dân Bêôxi (Ionie: một miền cận đông cổ, có dân Hy Lạp ở, nổi tiếng là thông minh; Beotie: một miền Hy Lạp cổ, dân mang tiếng là ngu dốt)? Hãy chờ đây: Currit rota (Tiếng Latinh nghĩa là bánh xe luân chuyển). Cái tinh thần của Paris, con quái vật đẻ ra những đứa trẻ con từ ngẫu nhiên và những con người từ số phận, trái với người thợ gốm La tinh, từ một cái vại thô đã làm nên một cái bình quý.

Truyện Những Người Khốn Khổ (2) LỜI GIỚI THIỆU PHẦN THỨ NHẤT - QUYỂN I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV QUYỂN II - Sa Ngã - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 QUYỂN III- TRONG NĂM 1817-Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX QUYỂN IV -GỬI TRỨNG CHO ÁC- Chương 1 Chương 2 Chương 3 QUYỂN V -XUỐNG DỐC -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XII Chương XII Chương XIII QUYỂN VI - GIAVE -Chương 1 Chương 2 QUYỂN VII - VỤ ÁN SĂNGMACHIƠ -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VIII- Hậu Quả -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V PHẦN THỨ HAI - CÔDÉT
QUYỂN I - OATECLÔ- Chương I
Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV Chương XV Chương XVI Chương XVII Chương XVIII QUYỂN II -CHIẾC TÀU ÔRIÔNG -Chương I Chương II Chương III QUYỂN III- GIỮ LỜI HỨA VỚI NGƯỜI ĐÃ KHUẤT -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN IV-CĂN NHÀ NÁT GORBÔ - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN V - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X QUYỂN VI - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII QUYỂN VIII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX PHẦN THỨ BA - MARIUYTX
QUYỂN I -Chương I & 2
Chương III & IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX, X Chương XI , XII Chương XIII QUYỂN II - NHÀ ĐẠI TƯ SẢN - Chương I & II Chương III & IV Chương IV & V Chương VI & VII QUYỂN III - ÔNG VÀ CHÁU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & IX QUYỂN IV - NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA NHÓM A.B.C - Chương 1 Chương 3 & 4 Chương 5 & 6 QUYỂN V - NGHÈO KHỔ LẠI HÓA HAY Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI - HAI NGÔI SAO GẶP NHAU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX QUYỂN VII- PATƠRÔNG MINET Chương I & II Chương III & IV QUYỂN VIII-ANH NHÀ NGHÈO BẤT HẢO- Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX , X Chương XI, XII Chương XIII, XIV Chương XV , XVI Chương XVII , XVIII Chương XIX Chương XX Chương XX (tt) Chương XXI & XXII PHẦN THỨ TƯ- TÌNH CA PHỐ PƠLUYMÊ VÀ ANH HÙNG CA PHỐ XANH ĐƠNI
Quyển I MẤY TRANG SỬ - Chương I &II
Chương III Chương IV Chương V Chương VI QUYỂN II - Chương I Chương III & IV QUYỂN III- NGÔI NHÀ PHỐ PƠLUYMÊ Chương I Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII QUYỂN IV -NGƯỜI GIÚP MÀ CÓ THỂ LÀ TRỜI GIÚP-Chương I & II QUYỂN V -ĐOẠN CUỐI VÀ ĐOẠN ĐẦU KHÁC NHAU-Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI -CHÚ BÉ GAVRỐT -Chương I Chương II Chương III QUYỂN VII Chương I Chương II Chương III Chương IV QUYỂN VIII Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN IX -Chương I -HỌ ĐI ĐÂU Chương II Chương III QUYỂN X - Chương I - NGÀY 5 THÁNG 6 NĂM 1832 Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN XI - HẠT BỤI KẾT THÂN VỚI BÁO TÁP
Chương I & IIche en mảche)
Chương III & IV & V Chương VI QUYỂN XII - CÔ RANH
Chương I
Chương II Chương III Chương IV & V Chương VI Chương VII & VIII QUYỂN XVII - MARIUYTX TRONG BÓNG TỐI -
Chương I & II
Chương III QUYỂN XIV - NHỮNG NÉT VĨ ĐẠI CỦA THẤT VỌNG I
Chương I
Chương III & IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN XV PHỐ LÔMÁCMÊ
Chương I
Chương II Chương III &I V PHẦN THỨ NĂM - Jean Valjean- QUYỂN I CHIẾN TRANH GIỮA BỐN BỨC TƯỜNG
Chương I
Chương II & III Chương IV Chương V Chương VI Chương VIII Chương X & XI Chương XII & XIII Chương XIV & XV Chương XVI Chương XVII & XVIII Chương XIX & XX Chương XXI Chương XXII & XXIII Chương XXIV QUYỂN II- RUỘT GAN CON QUÁI KHỔNG LỒ
Chương I & II
Chương III & IV Chương V QUYỂN III - BÙN ĐẤY, NHƯNG LẠI LÀ TÂM HỒN
Chương I
Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII & IX Chương X & XII Chương XIII QUYỂN IV - QUYỂN V - Chương I & II QUYỂN V - Chương III & IV Chương V - VI Chương VII & VIII QUYỂN VI- ĐÊM TRẮNG I
Chương I
Chương II Chương III & IV QUYỂN VII - DỐC CẠN CHÉN TÂN TOAN
Chương I
Chương II QUYỂN VIII- BÓNG NGẢ HOÀNG HÔN I
Chương I
Chương II & III Chương IV QUYỂN IX - ĐÊM TỐI CUỐI CÙNG, BÌNH MINH CUỐI CÙNG
Chương I & II
Chương III & IV Chương V Chương Kết