TÍN ĐỒ Ở AN ĐỊNH
TÍN ĐỒ Ở AN ĐỊNH LIÊN KẾT VỚI PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP BÊN CAO MIÊN

Vương quốc Cao Miên lọt vào vòng thống trị của thực dân Pháp bắt đầu với hiệp ước 11-8-1863, rồi đến thỏa ước bổ túc ngày 17-6-1884, vì nhà vua tỏ ra quá nhu nhược. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên do ông hoàng Achar Soa cầm đầu kéo dài suốt ba năm, quấy nhiễu vùng Téang, chiếm vùng Cần Vọt (Kampot). Nhiêu trận giao phong với qui mô nhỏ diễn ra thường xuyên ở khu vực giữa Nam Vang và vinh Xiêm La. Rồi về sau lại tan rã khi ông hoàng này thử kéo quân về chiếm kinh đô Nam Vang (tháng 8-1866). Cũng năm ấy, để tiếp sức với phong trào đánh đổ thực dân Pháp, ông hoàng Pucombo nổi lên, vì ông đã từng xuất gia ở chùa nên nhiều vị sư sãi và nông dân hưởng ứng theo, suốt hai năm liên tiếp gây khó khăn cho thực dân, nhiều phen quân khởi nghĩa tiến sát thành Oudong và kinh đô Nam Vang. Một điểm đáng lưu ý là ông hoàng và cũng là tu sĩ Pucombo này đã liên kết với Trương Huệ (cậu hai quyền, con trai của Trương Định) để cùng chống Pháp ở phía biên giới Tây Ninh.
Một cuộc khởi nghĩa quan trọng khác dấy lên do ông hoàng Si-Vatha (có nơi âm là Si-Vothia) gây rối ở tỉnh Thbeng, bị đàn áp như ông hoàng này lại tiếp tục, non một năm sau khi có thỏa ước 1884.
Thoạt tiên, vào đầu 1885 phong trào kháng Pháp dấy lên ở tỉnh Kratíe và tỉnh Kompong Cham, vì Si-Vatha có uy tín và có linh nghiệm nên cuộc kháng chiến bùng nổ với qui mô rộng rãi, quy tụ đến 5.000 người với khi giới thô sơ, dùng chiến thuật du kích khi tụ khi tán, tập hợp và bổ sung lại kịp thời. Hai năm sau, thực dân Pháp dẹp không tận gốc được, binh sĩ Pháp bị hao mòn sức khỏe khi xông pha vào nơi rừng rậm (bịnh rét rừng, bịnh kiết). cuộc khởi nghĩa kéo dài mãi tới năm 1887, đến sau nhờ sự trung gian của nhà vua mới dẹp xong.
Thực dân ở Châu Đốc đoán trước là ông hoàng si-Vatha sẽ gây được ảnh hưởng mạnh và lôi cuốn mấy tổng gồm đa số người Miên ở biên giới; nếu quân sĩ của ông hoàng tràn qua Nam Kỳ thì khó ngăn chống; theo kinh Vĩnh Tế, đồn bót của Pháp quá yếu kèm, người Miên ở Thất Sơn là lực lượng đáng kể, có đến 4.000 dân đinh. Bấy giờ thành kiến giữa người Việt và người Miên hãy còn, đó là dư âm của những cuộc giao tranh Việt – Miên. Đặc biệt là vào đời minh Mạng và Thiệu Trị, ở Thất Sơn người Miên đã nổi loạn chống triều đình Huế, tướng Nguyễn Tri phương từng đến dẹp loạn mang theo lực lượng hùng hậu là 5.000 người.
Người Việt và người Miên bên này bên kia biên giới đã xóa bỏ tị hiềm nhỏ nhen. Và đồng bào đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa với sự lãnh đạo của ông Năm Thiếp lại cương quyết nổi lên kháng Pháp, liên kết với phong trào của ông hoàng Si-Vatha. Tình hình ở ngoài Huế lại là yếu tố quan trọng khiến cho đồng bào ở An Định xúc động. Thực dân đang làm áp lực mạnh tại kinh đô, để rồi vua Ham Nghi phải xuất bôn.
Tháng 4-1885, quân của ông hoàng Si-Vatha khuấy động tỉnh Tréang, tập trung tại Tà Keo.
Khoảng cuối tháng 5 -1885, người Miên ở Thất Sơn, đồng bào ở làng An Định và người Miên từ bên kia đất Cao Miên nổi lên. Họ chiếm nhanh chóng một đồng Pháp ở biên giới: đồn Phú Thạnh. Bọn Pháp ở Châu Đốc cho toán quân của đại úy Ferussec đi thám sát nhưng không dám tới nơi, rồi đàn hrút lui. Chủ tỉnh Châu Đốc hối tiếc và lo ngại: trước kia vì đánh giá loạn quân quá thấp nên cho cánh quân quá yếu đi thám sát. Phải chi đem chừng 200 quân với thiếu tá Goulias cầm đầu thì tái chiếm đồn Phú thạnh quá dễ dàng, trấn an được dân chúng. Ngoài vùng núi Tượng và đồng bào Tứ Ân Hiếu Nghĩa còn vài làng khác với người Việt cũng tham gia, đặc biệt là vùng sát biên giới (Tịnh Biên) bờ kinh Vĩnh Tế. tuy không tái chiếm được đồn Phú Thanh nhưng toán quân thám sát của đại úy Ferusccec bắn giết và đốt nhà của người Việt lẫn người Miên, đặc biệt là làng An Định.
Vài ngày sau, qua tháng 6-1885, chủ tỉnh Châu Đốc đi thanh sát vùng Thất Sơn, xác nậhn rằng đồng bào đang hoang mang lo sợ. Đây là vùng gồm tất cả bốn tổng đa số người Miên và tất cả bốn viên cai tổng người Miên đều ủng hộ trực tiếp quân khởi nghĩa từ bên kia biên giới (của ông hoàng Si-Vatha). Về phía dân chúng, phỏng định chừng 2 hoặc 300 người Miên làm loạn, trong số ấy có đứa con trai của viên cai tổng Miên ở Thành Ý bị thương, rể của viên cai tổng này cũng tử trận, ngoài ra còn 2 người Miên bị giết trong cuộc tảo thanh vừa qua ở làng Thuyết Nạp, 1 ở Xuân Tề, 2 ở Tú Tế, 1 ở Vĩnh Trung, 1 ở Yên Cư, 2 ở Bích Tri, 1 ở làng Trác Quan.
Phía Hà Tiên, dọc theo biên giới ảnh hưởng cuộc khởi nghĩa Si-Vatha cũng làm cho nhà cầm quyền lo ngại. Từ tháng 4-1885, ở biên giới có ba làng (mỗi làng tỷ lệ đồng bào Miên đến 9/20) đã theo lãnh tụ của họ là Phủ Nghét và phần đông người Việt ở tại chợ Hà Tiên cũng có cảm tình với vị lãnh tụ người Miên này. Một cựu phó tổng ở Hà tiên ó uy tín tên là Nguyễn Văn Thừa cùng 80 người thân tín đã mưu toan chở chừng 300 người Miên qua bên kia biên giới tiếp tay khởi nghĩa nhưng bị phát giác kịp thời: theo kế hoạch thì cuộc tấn công Hà tiên sẽ xảy ra từ ngày 2-6 đến 12-6-1885 với cao điểm là đốt chợ tỉnh lỵ. Phong trào ở Hà Tiên gặp thuận lợi là một khi vượt biên giới gia nhập vào quân khởi nghĩa Miên thì nhà cầm quyền ở tỉnh không đủ lực lượng truy nã. Năm sáu vị hương chức hội tề ở nhiều làng khác nhau đã vượt biên giới, sau này bị bắt. Lãnh tụ Nghét ở Cao Miên tuy làm tri phủ của nhà nước Pháp nhưng lại làm loạn, ngoài ra trong vụ này có sự tham gia đắc lực của lãnh tụ Thiên Địa Hội người Trung Hoa là quản Khiếm bấy lâu hùng cứ vùng Cần Vọt (Kampot).
Phía Thất Sơn, quân của thiếu tá Goulias cứ tảo thanh, một số đồng bào Việt theo quân khởi nghĩa bên Cao Miên chịu hồi cư và trình diện, trước tiên là đồng bào ở hai bờ kinh Vĩnh Tế. Riêng về làng an Định do tín đồ Tứ Ân dày công khai khẩn thì có 120 dân đinh hồi cư. Chủ tỉnh Châu Đốc thử điều tra lý lịch của 22 người thì thấy mỗi người đều có quê quán khác nhau ở các tỉnh Nam Kỳ, chẳng một ai là người của tỉnh Châu Đốc. Ý kiến của chủ tỉnh là không nên cho họ trở về sào huyệt cũ là làng An Định; lần sau nếu họ còn làm loạn, nhà nước nên tỏ thái độ cứng rắn hơn vì sự khoan hồng sẽ đem lại nhiều hậu quả tai hại.
Tháng sau (8-1885), dân hai bờ vĩnh Tế trở về khá đông, tu bổ nhà cửa lại (đã bị quân Pháp đột cháy), dân làng Vĩnh Lạc thì gom về gần chợ Châu Đốc. Riêng làng An Định, tổng cộng dân đinh trình diện trước sau lên đến con số 204 người, tính luôn viên xã trưởng. Nhưng một thảm trạng lại xảy ra. Vì giặc Pháp, dân làng không canh tác được, lúa thóc dự trữ lại bị đốt sạch, bốn tổng người Miên ở Thất Sơn và mấy làng ở bờ kinh Vĩnh Tế bị nạn đói, gạo bán với giá cao, nhiều người phải vô rừng lên núi đào củ nừng mà ăn lấy lất qua ngày (lúc bấy giờ 1 đồng bạc mua được 2 giạ lúa). Chủ tỉnh Châu Đốc tháng sau lại thắc mắc về làng An Định: hồi cư thêm tất cả 258 dân đinh, “toàn là dân bất hảo, chống đối sự khai hóa của người Pháp, họ ở tứ xứ gom về và tất cả đều theo đạo Phật, nhưng là Phật tử có nhiệt tâm đến múc cuồng tín (ám chỉ đạo Tứ Ân của ông Năm Thiếp) Họ ra vẻ chí thú làm ăn về hình thức mà thôi, gặp cơ hội là họ khởi loạn nữa”
Bọn Pháp cho đóng một đồn lính ở Vĩnh Lạc để sẵn sàng ngăn chận những cộc đột nhập từ bên Cao Miên. Tháng sau, khi đồn vừa cất xong là bọn Pháp hay tin xã đông (xã trưởng làng An Định) và một người nữa cũng ở An Định (tên là Năm Trước) nhận được lịnh của Hai Phép (một nhân viên do thám của Phủ Lộc, đã quy thuận theo ông Năm thiếp) toan tấn công. Năm 1996, vào đầu năm, phong trào bên Cao Miên như phát khởi, dân chúng từ bên này qua Cao Miên mua gạo lại gặp nhiều toán “loạn quân” bắt họ làm xâu.
Theo sự điều tra, đó là cánh quân thuộc ông hoàng Si-Vatha, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Pus-nou-Luc-Chluc gồm chừng vài trăm người đi lưu động. Rồi thỉnh thoảng bọn Pháp ở Châu đốc lại phát giác vài toán quân khởi loạn người Miên đột nhập thình lình qua lãnh thổ Nam kỳ với súng ống, gươm dáo, có khi họ cưỡi ngựa.
Tháng 4-1885, một toán người Miên và vài người dân làng An Định (theo loạn quân hồi năm ngoài) có võ trang đến trú đóng tại xóm Chroui Sleng sát bờ kinh Vĩnh Tế, đối diện với làng An Nông (Tịnh Biên, thuộc lãnh thổ Nam Kỳ). Cầm đầu là phó nguyên soái Bùi Văn thuận, xuất thân thợ rèn. Họ tiến sát bờ kinh, gọi hương chức làng An Nông để báo rằng sẽ chiếm làng này. Dân ở An Nông và mấy làng kế cận hoảng sợ, kéo nhau về gần núi Sam mà lánh nạn, cạnh chợ Châu Đốc.
Tháng 4-1885, một toán người Miên và vài người dân làng An Định (theo loạn quân hồi năm ngoài) có võ trang đến trú đóng tại xóm Chroui Sleng sát bờ kinh Vĩnh Tế, đối diện với làng An Nông (Tịnh Biên, thuộc lãnh thổ Nam Kỳ). Cầm đầu là phó nguyên soái Bùi Văn thuận, xuất thân thợ rèn. Họ tiến sát bờ kinh, gọi hương chức làng An Nông để báo rằng sẽ chiếm làng này. Dân ở An Nông và mấy làng kế cận hoảng sợ, kéo nhau về gần núi Sam mà lánh nạn, cạnh chợ Châu Đốc.
Cuối tháng 5-1886, phó nguyên soái Thuận chỉ huy một toán quân gồm 30 người người Việt mặc sắc phục như lính mã tà, với súng ổng đầy đủ và 20 nghĩa quân người Miên cũng có súng đầy đủ, đột nhập làng An Nông, đúng theo lời cảnh cáo trước. Họ bắt ba người hương chức ội tề ở An Nông; giết một, một trốn thoát, còn người thứ ba đem về lãnh thổ Cao Miên, giao cho một ông hoàng nổi loạn Cao Miên (không rõ tên), sau nhờ lo hối lộ mà được tha thội trở về. Bọn Pháp tin chắc đây là cuộc thanh trừng chính trị vì bọn người làm loạn không cướp phá tài sản của dân. Những người hương chức này năm ngoái đã bắt thân nhân của Bùi Văn Thuận rồi áp giải cho viên Công sứ Pháp ở Nam Vang, nhằm mục đích áp đảo tinh thần của người khởi nghĩa, theo sách lược của phủ Lộc.
Sau biến cố trên, bọn Pháp cho xây cất thêm một đồn ở An Nông (Tịnh Biên) sát bờ Vĩnh Tế. Ngày 2-6-1886, viên chỉ huy tiểu khu Châu Đốc với lực lượng chừng 40 lính hiệp với toán quân trú đóng tại Vĩnh Lạc (do thiếu uý Grimaud chỉ huy) tiến qua lãnh thổ Cao Miên để truy nã. Lực lượng Việt – Miên do phó nguyên soái Thuận chỉ huy rút về phía Bantay Méas. Ngoài cuộc đánh phá từ bên kia biên giới, lãnh tụ Miên là Pos Luc Nop tái xuất đánh phá vùng sóc Som, bọn Pháp ở Châu Đốc phải gởi cánh quân 60 lính đến giải tán.
Hơn hai tháng sau, phó nguyên soái Thuận lại xuất hiện từ vùng Tra Lop, chừng 6 cây số bên kia biên giới. bọn Pháp truy nã đốt phá sào huyệt và giết tại trận được hai thuộc hạ, một người nữa là đề đốc Danh bị bắn gãy chân, giải về Chợ Quán (Sài Gòn) để điều trị rồi lấy khẩu cung.
Thống đốc Nam Kỳ yêu cầu chủ tỉnh Châu Đốc dán yết thị, khuyên bọn người làm loạn ra đầu hàng nhưng chỉ có 5,6 người Việt chịu trở về. bọn Pháp hơi lạc quan khi hay tin đồn đãi là phó nguyên soái Thuận đã bị ông hoàng người Miên là Keo Menobo bắt, ông hoàng này là thuộc hạ của ông hoàng khởi nghĩa Si-vatha. Phải chăng lúc bấy giờ ông hoàng Si-Vatha đã sắp sửa giải binh, sau khi thương nghị xong xuôi với vua Cao Miên đương thời (Vua theo Pháp, ông hoàng Norodom).
Nhưng đó là nguồn tin thất thiệt vì phó nguyên soái Thuận hãy còn hoạt động.
Làng An Định bị giải tán.
Tín đồ Tứ Ân cứ tập hợp rộn rịp bất thường, thực dân được báo cáo là cuộc dấy loạn lại sắp diễn ra ngay trên địa phận tỉnh Châu Đốc, Chủ tỉnh Châu Đốc muốn tỏ thái độ dứt khóat nên đánh điện tín về Sài Gòn yêu cầu được gặp viên giám đốc Nội vụ để bàn về một kế hoạch hết sức quan trọng; đối phó với tín đồ Tứ Ân ở núi Tượng, nơi có ngôi chùa nổi danh toàn cõi Nam Kỳ mà ông Năm Thiếp đang cư ngụ “uy tín tinh thần của ông hãy còn mạnh, ông là giáo chủ của tôi giáo mới” và “theo lời đồn đãi của một số nho sĩ già chống đối sự khai hóa của Pháp thì chùa nói trên là trung tâm điểm để phát khởi một phong trào phục hưng cho dân An Nam.
Thực dân còn nghe tin có toán quân gồm người Miên và người Việt do một ông hoàng Cao Miên cầm đầu đang xuất hiện trên lãnh thổ tỉnh Châu Đốc, giữa núi Trà Sư và núi Dài. Thiếu tá Peignaux cầm đầu toán quân gồm linh Pháp (thuộc thủy quân lục chiến) và lính tập bổn xứ đến tảo thanh, giết vài người và bắt một số cầm tù. Sau khi hạch hỏi, bọn Pháp thấy rõ là không thấy ông hoàng Cao Miên nào cả, loạn quân gồm đại đa số là người Việt cư ngụ ở làng An Định.
Cuộc hành binh qui mô nói trên diễn ra từ ngày 13 đến ngày 29 tháng 5-1887, cứ tiến vào An Định. Tên Việt gian lợi hại là cai tổng Trương Văn Keo thừa dịp này trổ tài điểm chỉ và trả thù cá nhân. Bọn Pháp muốn một số người điềm chỉ và dẫn đường, chọn đem theo vài người biết chữ Nho, biết tiếng Miên: viên chỉ huy Pháp thừa dịp thử cỡi voi.
Chùa chiền ở An Địn h bị đốt sạch một lần chót, đồng bào Tứ Ân bị tập trung để kiểm soát từng người về tên họ và lý lịch để rồi bị tống xuất trở về quê quán.
Bảng ke khái chính thức nêu ra 407 gia đình ở An Định gồm tất cả nam, phụ, lão,ấu là 1.990 người của 13 tỉnh khác nhau ở toàn cõi Nam Kỳ; Sa đéc 16 gia trưởng, Bến Tre 26, Sài Gòn (nên hiểu là tỉnh Gia Định ngày nay) 16, Tân An 24, Vĩnh Long 30, Mỹ Tho 55, Chợ Lớn (tỉnh Chợ Lớn ngày xưa) 76, Gò Công 14, Long xuyên 35, Cần Thơ 14, Sóc Trăng 1, Hà Tiên 2, Châu Đốc 98.
Làng An Định là thành quả tinh thần của những người yêu nước toàn cõi Nam Kỳ, tuy là xa xôi hẻo lánh nhưng người ở Chợ Lớn, Gia Định vẫn đến, với tỷ lệ khá cao.
Thống đốc Nam kỳ chỉ thị cho các chủ tỉnh theo dõi những người vừa được đưa về quê cũ, nhưng đồng bào Tứ Ân lúc bấy giờ tìm cách trốn ở lại để cùng tranh đấu bên cạnh đức Bổn Sư. Thí dụ như trường hợp tỉnh Bến Tre, trong danh sách ghi là 24 gia đình, nhưng chỉ 11 gia trưởng về trình diện tại nhà mà thôi.
Về mặt hành chánh, làng An Định bị chánh thức giải tán, lãnh thổ của làng nhập qua làng kế cận là Ba Chúc.
Từ đó, đức Bổn Sư (ông Năm Thiếp) và các tín đồ phải ẩn lánh. Bọn Việt gian như cai tổng Keo tha hồ bắt bớ, đắc lực nhứt là viên huyện Cuey Kiên (người Miên). Bọn này cứ dẫn lính mã tà đi lục soát trên núi, bắt trâu bò của dân mà làm tiệc. Bọn Pháp không thấy gì lạ bên này biên giới, nhưng hai nhân vật ở trong đất Miên xa chừng 20 cây số ngàn tại vùng núi Phnom Ba Giông vẫn htường liên lạc về núi tượng. Nhân vật thứ nhứt là Hai Phép, tay dọ thám mà phủ Lộc đưa vào hàng ngũ đạo tứ Ân từ năm 1880 nhưng về sau lại hối cải, theo phe đức Bổn Sư. Nhân vật thứ nhì là ông Từ Phong,già trên 60 tuổi, học hành giỏi, từ năm 1866-1867 tham gia những cuộc khởi nghĩa ở Vĩnh Long, Sa Đéc, Gò Công. Năm 1868, ông bị bắt tại Vũng Liêm, lãnh án lưu đày chung thân qua Nam Mỹ Châu (Cayenne), được ân xá, sau đó về cư ngụ tại tỉnh Chợ Lớn rồi đến núi Tượng liên lạc với đức Bổn Sư.
Năm 1889, đề đốc Bùi Văn Thuận bị bắt tại giồng Ba Tha, thực dân kết án 30 năm lưu đày ra Công Đảo. Nhờ lời khai mà ta biết thêm là Bùi Văn Thuận được phong chức bởi viên chỉ huy khởi nghĩa tên là Pus nou-Luc Chluc (dưới quyền ông hoàng Si-Vatha) lãnh trách nhiệm hoạt động ở tỉnh Tréang. Bấy giờ, người Việt Nam lãnh “bằng cấp” của người Miên để khởi nghĩa với danh chánh ngôn thuận, Bùi Văn Thuận lãnh chức Phó nguyên soái có lẽ vì chức Chánh nguyên soái trên nguyên tắc thuộc về người chỉ hư Miên, vì ở lãnh thổ Miên. Lãnh tụ thứ nhì là Lê Văn Quý bị bắt rồi chết tại khám đường Châu Đốc. Thực dân ra lịnh tập nã những người quan trọng còn sót lại. riêng về ông Năm thiếp thì ẩn lánh khéo léo, cai tổng Keo nhiều lần theo dõi tận núi Két nhưng không gặp.
Ngài viên tịch năm 1890, từ thuở thiếu niên đến ngày sau cùng luôn luôn tích cực chống Pháp. Tương truyền rằng sau khi phong trào Cần Vương ở miền Trung thất bại, một chiến sĩ từ miền Trung len lỏi vào để mưu đồ tiếp tục nghiệp lớn. Ngài cố ý lánh mặt vì thấy tình hình không còn thuận lợi. Chiến sĩ vô danh ấy vốn là cần thần của vua Hàm Nghi, vì không gặp nên đành ngậm ngùi ra đi, để lại bài thơ như sau:
Cửa thiền rày đã bặt hơi bon,
Quê hạc hương bay kiểng vẫn còn
Tiếng trống quân canh đâu lặng lẽ?
Kèn chiêu muôn dặm hãy còn non.
Dưới hố mưa lấp sen tơi tả,
Trên đỉnh sương sa đá mỏi mòn.
Ngàn thuở điểm đã ghi dạ ngọc,
Chín trùng non nước biệt tôi con.
Giáo thuyết Bửu Sơn Kỳ Hương được Bổn Sư áp dụng sát với hoàn cảnh miền Nam với phong trào Cần Vương, liên kết với người Cao Miên. Đây là thái độ sáng tạo nhập thế, gần như vô điều kiện; đừng nghĩ tới chuyện xa xôi, hãy cố gắng tu tập. Hội long Hoa tức là ngày đất nứơc độc lập, không còn bóng quân ngoại xâm. Hình bóng đức Phật Di Lặc và hình bóng của Tổ quốc đã hòa hợp như là một. Cõi tiên, cõi cực lạc không phải là ở bên Tây Tạng, ở Ấn Độ nhưng là ở ngay làng mạc mà ta đang sinh sống, một cõi thiên đường tại thế.
Làng An Định ngày nay là một viện Bảo tàng sống. Những nét mà thực dân ghi chép trên công văn, trong báo cáo chỉ là thiếu sót nghèo nàn so với nền chùa, những hốc đá, những con đường mòn và nụ cười hồn nhiên của đồng bào địa phương. Đồng bào ở đây ít chịu khoe khoang, ghi chép. Còn nhiều pho kinh, đặc biệt là những bài văn có giá trị về văn chương,về sử liệu, điển hình nhứt là Văn Vườn Dâu ghi lại những ngày tị nạn lận đận của đồng bào đã vượt biên giới, qua Cao Miên với đức Bổn Sư. So sánh sự kệin trong bài văn với tài liệu, công văn thời Pháp thuộc, rồi phối hợp với trí nhớ của ông già bà cả địa phương, lần hồi chúng ta thấy rõ rệt hơn những nét đẹp, yêu đời, yêu Tổ quốc của đồng bào hồi cuối thế kỷ qua.
Cụ Phan Bội châu đã am hiểu tình thế và đánh giá đúng mức phong trào Cần Vương của miền Nam nên vào năm 1903 đã vào tận Thất Sơn để gặp tại ngôi chùa nọ một người nặng lòng non nước, họ Trần.
Thực dân Pháp cố ý đánh giá thấp những việc vừa kể trên. Đại khái, chúng nhìn nhận đã đốt một ngôi chùa ở làng An Định.
Các vị thức giả đa số ở miền Bắc, miền Trung hoặc ở Sài Gòn thì đòi hỏi những tài liệu đáng tin cậy khi nghe những giai thoại về Thất Sơn huyền bí.
Chúng tôi đã cố gắng giải đáp. Phong trào nói trên tuy không có chiều rộng những quả thật có chiều cao và chiều sâu. Và dư âm hãy còn mạnh ở Hậu giang.
(sách thiếu..?) không phải từ dưới Sóc Trăng. Và nếu không đề phòng thì trong hai năm tới ở Nam Kỳ sẽ có một chánh phủ bí mật, có thể gây nhiều rắc rối nghiêm trọng cho nhà nước.
Một ông hội đồng quản hạt quả quyết rằng mục đích của Thiên Địa Hội không phải là để tương tế, vì nếu tương tế thì tại sao người Hoa Kiều không rũ người Hoa Kiều mà lại rủ người Việt gia nhập theo? Luật lệ hiện hành quá nhẹ nên hội viên không sợ. đến mức chót, Thống đốc Nam kỳ báo cáo tình hình cho Tổng Trưởng Hải quân và Thuộc địa bên Pháp: “Trước kia đã có Thiên Địa Hội, nhưng giờ đây lan tràn, kết nạp người Việt lẫn người Cao Miên. Họ dùng thủ đoạn mua chuộc bằng tiền bạc, tương trợ người nghèo, ai không gia nhập thì bị hăm doạ. Luật lệ quá dễ dãi với họ, trước kia thời đàng cựu, mỗi năm ở Nam Kỳ nhà vua xử trảm trung bình từ 200 đến 300 người, từ năm rồi,chánh phủ thuộc địa không xử tử người nào hết!” Thống đốc nam Kỳ tỏ ra bi quan: “không nên nghĩ đến chuyện tận diệt Thiên địa Hội vì ở bên Trung Hoa mặc dầu áp dụng những hình phạt cực kỳ ác độc, hội ấy vẫn còn hoạt động. tốt hơn hết là chú trọng tới khu vực xa xôi khó kiểm soát mà Thiên địa Hội dựa vào để hoạt động, đó là vùng Sóc Trăng, Cà Mau rộng cỡ 12.000 cây số vuông.