Chương 16

Tại sao phải đưa ra 3 bản định ước năm Nhâm Tuất (1862) từ 3 nguồn thư tịch khác nhau?
Thực ra thì phải nói là có 5 bản định ước năm Nhâm Tuất (1862) mới hợp lý bởi vì ở đây còn thiếu 2 bản định ước chính gốc: một do chính quyền nước Pháp lưu giữ và một do chính quyền Đại Nam lưu giữ. Hai bản gốc nầy có thể được viết bằng 2 loại chữ viết Pháp-Hán và bản văn chữ Hán có thể đã được đưa vào ĐNTLCB. Cũng có thể là định ước nầy chỉ được viết bằng Pháp ngữ và 12 khoản kê ra trong ĐNTLCB chỉ là phần dịch thuật từ bản văn chữ Pháp hoặc là đã được viết lại trong ĐNTLCB theo lời báo cáo hay phúc trình của phái đoàn nghị ước Phan Thanh Giản - Lâm Duy Hiệp.
Bản văn của tác giả Lê Thanh Cảnh kê khai 12 điều khoản của định ước năm Nhâm Tuất có thể đã phỏng theo những kê khai trong ĐNTLCB viết bằng chữ Hán để viết lại bằng chữ Pháp đăng lên tập chí Đô Thành Hiếu Cổ Tập San vào năm 1937. NQS dùng chữ Kê Khai bởi vì trong ĐNTLCB không có đánh số rõ ràng từ điều khoản số 1 đến điều khoản số 12 nhưng trong bản văn bằng chữ Pháp của tác giả người Việt Nam Lê Thanh Cảnh lại có đánh số từng điều khoản, từ số 1 đế số 12. Hoặc là tác giả Lê Thanh Cảnh đã dựa vào một bản định ước bằng chữ Hán mà trong đó có đánh số những điều khoản từ số 1 đến số 12?
Vào thời điểm năm 1937 tức là vào lúc Lê Thanh Cảnh viết một loạt bài bằng tiếng Pháp đăng trên Đô Thành Hiếu Cổ Tập San thì những người Pháp chính gốc và những người Việt Nam theo Tây học như Lê Thanh Cảnh nhất định là đã có thể đọc được bản định ước năm Nhâm Tuất với bản văn chữ Pháp đã có từ năm 1862 chứ không phải đợi cho đến khi có những bài viết bằng Pháp văn của tác giả Lê Thanh Cảnh thì họ mới biết được nội dung của 12 điều khoản trong định ước đó.
Câu hỏi đặt ra: chắc gì những người Pháp hoặc những người Việt Nam như Lê Thanh Cảnh có thể tìm ra được bản gốc hay bản sao y chính bản định ước năm Nhâm Tuất?
Xin thưa: bản sao của định ước năm Nhâm Tuất (1862) bằng chữ Pháp đã được tác giả Alfred Schreiner sao y trong sách Abrégée de l'Histoire d'Annam: sách nầy được xuất bản tại Sài Gòn vào năm 1906, nhà xuất bản Chez l' Auteur: 37, rue de Bankok, Saigon. Không lý một người ghi chép các sự kiện lịch sử như Lê Thanh Cảnh lại không biết có một bản sao y định ước đó để rồi lại đi làm một việc dư thừa hay sao!
Câu hỏi lại đặt ra: chắc gì bản sao y định ước năm Nhâm Tuất (1862) trong sách của A.Schreiner là bản nguyên thủy bằng Pháp văn? Điều nầy thì xin nhờ những đọc giả đang ở Pháp hoặc các đọc giả Việt Nam, ở khắp nơi trong và ngoài nước truy cứu thêm.
Nhưng tại sao lại chỉ căn cứ vào bản sao y của A. Schreiner mà không dựa vào các thư tịch của những tác giả người Pháp khác, cùng một thời với Bonard, cũng có ghi chép về định ước năm Nhâm Tuất (1862) hoặc có viết về Phan Thanh Giản chẳng hạn như Paulin Vial, La Grandière, E. Luro., A.Dalvaux, Palanca Gutierrez, Aubaret...? Bởi vì những tác giả người Pháp, Y Pha Nho nầy đều có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp vào chiến cuộc giữa nước Đại Nam và đoàn quân xâm lược Pháp-Y Pha Nho và do đó tính cách khách quan và trung thực trong khi họ viết lách có thể thiên vị hoặc bóp méo theo thói thường "Phủ bênh Phủ, Huyện bênh Huyện". Nhưng chắc gì A. Schreiner không thiên vị và khách quan? Đúng! Tuy nhiên bản sao định ước năm Nhâm Tuất (1862) do A.Schreiner sao chép lại thì có thể tạm tin được bởi vì chính một tác giả người Pháp khác H.Cossérat vào năm 1933 trong một bài viết đăng trên Đô Thành Hiếu Cổ Tập San/Bulletin des Amis du Vieux Hué (viết tắt BAVH: Những Người Bạn Thân của Cố đô Huế) ) có tựa đề là La Citadelle de Huế- Cartographie có dẫn chiếu điều thứ 12 của bản định ước Nhâm Tuất (1862) và điều thứ 12 nầy trong bài viết của Cossérat cũng giống như điều 12 chép ra trong sách của A.Schreiner.
(ĐTHCTS-BAVH-1933; trang 40; chú giải 2: "(2) C’est l’article 12 du traité qui imposait cette condition.
Voici cet article:
Traité de paix conclu entre Sa Majesté l’Empereur des Français et le Roi d’Annam.
Art. 12.— Ce traité étant conclu entre les trois nations, et les ministres plénipotentiaires desdites trois nations l’ayant signé et revêtu de leurs sceaux, ils en rendront compte chacun à leur Souverain, et à partir d’aujourd’hui, jour de la signature, dans l’intervalle d’un an, les trois Souverains ayant examiné et ratifié ledit traité, l’échange des ratifications aura lieu dans la Capitale du Royaume d’Annam. En foi de quoi les Plénipotentiaires respectifs susnommés ont signé le présent traité et y ont apposé leurs cachets.
A Saigon, l’an mil huit cent soixante-deux, le 5 juin, Tu-Ðuc quinzième année, cinquième mois, neuvième jour.
Signé: Bonard, Carlos Palanca Guttierrez, Phan-Tanh-Gian et Lam-
Gien-Thiêp").
°Lưu ý: tên của 2 sứ thần Đại Nam được viết là Phan-Tanh-Gian và Lam-Gien-Thiep).
°
Tất cả những nghi vấn nêu ra ở phần trên để cho thấy rằng:
-Người ta không thể chỉ riêng căn cứ vào một nguồn thư tịch duy nhất nào để đánh giá hoặc suy diễn một sự kiện hay một nhân vật lịch sử thuộc một giai đoạn trong quá khứ nhất là nguồn thư tịch do chính quyền trong giai đoạn đó ấn hành.
-Trong việc ký kết định ước năm Nhâm Tuất (1862), nếu định ước nầy chỉ được viết bằng Pháp ngữ thì liệu rằng đoàn sứ Phan Thanh Giản - Lâm Duy Hiệp có hiểu rõ nội dung của 12 điều khoản trước khi đặt bút ký tên và đóng dấu hay không? Phan Thanh Giản có bị lầm lẫn vì ngôn ngữ bất đồng hay không?
-Nếu có một bản định ước bằng chữ Hán, có cùng một hình thức với bản văn chữ Pháp, nhưng phần nội dung thì những người phụ trách viết bản văn chữ Hán nầy có phản ảnh đúng ý ngg vãi lau xe dính dầu nhớt bụi bặm lâu ngày không được giặt giũ do mấy chú Ba người Hoa chủ tiệm hút á phiện tung ra thị trường bán cho dân ghiền không đủ tiền hút sái nhứt, sái nhì (tức là thuốc phiện nguyên chất hạng nhất, hạng nhì). Vẻ rách cũng không phải rẻ bởi vì miến vẻ đó đã dược dùng để luồn vào óng điếu hút thuốc phiện để lau chùi nhựa khói lâu ngày khắng dính trong đó làm nghẹt ống hút. Nếu nhựa dính dầy quá đã thành nhựa dẻo thì phải nạo nhựa ra rồi viên lại thành viên nhỏ như hạt tiêu sọ để bán sái nhì rồi sau đó mới luồn vải để lau cho sạch ống điếu và miếng vải nầy được dùng để lau tới lau lui cho đến khi nó ra màu nâu đậm thì đem ra bán cho dân nghèo nghiện hút trên các lề đường. Miếng vải lau nhựa khói thuốc á phiện được người bán xếp gói cất rất cẩn thận để khỏi bay hết mùi. Khi có dân ghiền tới hỏi mua thì mới mở gói ra lấy miếng vải rồi cắt một miếng nhỏ hình chữ nhựt khoảng 6mm x 3mm giao cho người mua. Nơi bán có sẵn bình trà nóng miễn phí, người mua rót nước trà nóng vào tách rồi bỏ miếng vải nhỏ vào, đợi chừng một phút cho chất nhựa khói màu nâu từ miếng vải hòa tan vào nước rồi mới bưng lên uống từng ngụm nhỏ thật chậm, mắt lim dim, người đờ đẫn như đang sai thuốc. Khi tách nước ghiền đã cạn, miếng vải nhỏ lại được người ghiền đưa vào miệng nhay ngấu nghiến để chắc mót cho hết chất nhựa còn sót lại trong miếng vải nhỏ. Có những dân ghiền còn nhỏ tuổi táo bạo hơn thì dùng một cái muỗm lớn để nấu miếng vải nhựa trên một cây đèn cầy rồi hút vào ống tiêm thuốc, tự mình mằn mò tìm gân máu trên tay, trên chân mình để chích. Thảm nạn chết chóc vì chích nhựa khói á phiện được báo chí hồi đó đăng tải thường xuyên.
°
Vào tháng 7 và tháng 8 dl năm 1861, chính quyền xâm lược Pháp cho mở các sòng đánh bạc. Tháng 4 và tháng 7 dl 1862 người Pháp cho phép mở hảng nấu cất rượu mùi. Nhưng sau đó cho phép đóng thuế môn bài để tư nhân tự do nấu cất rượu khiến tình trạng rượu lậu thuế lan tràn khắp nơi.
Tháng 3 dl năm 1861, Charner ra lệnh thành lập 4 trung đội lính tập người địa phương. Tháng 2 dl năm 1862, Bonard nâng số lính tập dịa phương lên đến 3 tiểu đoàn, để phối trí cho các tỉnh do quân Pháp chiếm đóng, mỗi tỉnh một tiểu đoàn. Các tiểu đoàn lính tập nầy cũng có nhiệm vụ giống như các đơn vị binh lính chính quy của đoàn quân xâm lược Pháp. Đội kỵ binh Nam Kỳ được thành lập ngày 7 tháng 2 dl năm 1862. Đội binh tình nguyện (partisans) được thành lập ngày 19 tháng 2 dl năm 1862.
°
Nhâm Tuất, Tự Đức thứ 15 tháng 7 âl (1862), một giám mục đạo gia tô của nước Y Pha Nho tên là Lặc Đức cùng với 3 giáo sĩ khác xin triều đình được tự do truyền giáo từ Hà Tĩnh, Nghệ An vào Nam vì họ có giấy phép của Bonard cấp. Triều đình không cho phép vì hòa ước chưa được hai bên triều đình Pháp và triều đình Đại Nam phê chuẩn.
Lợi dụng thời gian hòa ước chưa được phê chuẩn, triều đình bàn định cử thủy sư đô đốc Võ Phẩm làm khâm sai chính sứ, Trần đình Túc làm chức phó sứ, Đỗ Hệ, Hồ Quang làm làm bồi sứ sang gặp vua nước Pháp để biện bạch về việc Bonard bắt ép Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp nhượng đất nhưng việc ấy rồi bỏ lơ. (VSTKCGKL; V; trang 1485)