Ngoài những nhóm lẻ tẻ bị phát giác tại Sài Gòn – Chợ Lớn, thực dân Pháp rất quan tâm về tình hình ở phía mũi Cà Mau. Bấy giờ, tỉnh Bạc Liêu chưa thành lập; phần đất cao ráo thuộc Bạc Liêu chưa thành lập; phần đất cao ráo thuộc Bạc Liêu ngày nay giáp ranh với Sóc Trăng là nơi mà người Triều Châu đến mua bán, làm rẫy, làm ruộng (tỉnh Sóc Trăng ngày xưa ăn qua vùng Vĩnh Châu). Lúa đã tốt (gạo Ba Thắc), dân địa phương gồm đa số người Miên thì hầu như không biết việc thương mãi. Người Triều Châu đến làm ăn dễ dàng, nắm độc quyền mua bán lúa gạo để cung cấp cho mấy chành ở Chợ Lớn, nắm luôn các phương tiện chuyên chở cùng việc mua bán lúa tạp hóa sỉ và lẻ. Đồng thời, họ cũng khai thác ruộng muối, xây lò hầm than. Nếu hồi cuối thế kỷ thứ XVII, đời HIền Vương, nhóm bài Mãn phục Minh của Trần Thắng Tài, Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu một mình một chợ làm ăn ở Biên Hòa, Mỹ Tho, Hà Tiên thì vào cuối thế kỷ htứ XIX, người Huê Kiều cũng tung hoành, đến làm vua một cõi phía Sóc Trăng, Bạc Liêu. Trong số 12.484 dân Triều Châu và bộ toàn cõi Nam Kỳ (trừ Sài Gòn – Chợ Lớn), riêng tỉnh Sóc Trăng (và một phần của Bạc Liêu ngày nay) chiếm đến 5.300 người, tức là non một nửa. Thực dân phỏng đoán ở Sóc Trăng còn đến 6.000 người Triều Châu khác trốn thuế, chưa ghi vào bộ. Từ năm 1877, nhà cầm quyền ở Sóc Trăng nhận ra sự hoạt động của Thiên Địa HỘi. Nhưng đến 1880, tình hình trở nênrối rắm lạ thường, các nhóm Thiên Địa HỘi dậy giặc chòm, họ không xúc phạm đến công sở, không đụng tới lính mã tà nhưng đánh nhau giữa các phe phái: Thiên Địa Hội thuộc Nghĩa Hưng (Kèo Xanh) đánh với Thiên Địa Hội Nghĩa Hòa (Kèo vàng). Cuộc tranh giành ảnh hưởng này có lẽ xảy ra từ khi họ chưa qua Nam Kỳ, là mối thù truyền kiếp giữacác lãnh tụ lớn, các lãnh tụ nhỏ cứ tiếp tục thanh toán (mãi đến nay, chưa thấy tài liệu nào giải thích rõ). Thiên Địa Hội ở vùng Sóc Trăng lúc đầu chỉ gồm người Huê Kiều và người Minh hương (Hoa liều lai việt hoặc Miên). Tháng 9-1880, họ đánh nhau có chừng 50 đến 60 người cầm gậy gộc; riêng về Bạc Liêu, có 3 người bị thương nặng phải gởi đi Chợ Lớn điều trị. Ngoài bọn cầm gậy gộc, còn nhiều người đi theo yển trợ về tinh thần, hò hét. Nên nhớ là người Hoa Kiều am hiểu nhiều môn phái võ thuậ,t số người cầm gậy toàn là võ sĩ được tuyển chọn. Lúc họ đánh nhau, hương chức làng và lính mã tà giữ thái độ không can thiệp và không đến giải tán. Hai nhóm rút luui sau khi mỏi mệt, không tố cáo với nhà cầm quyền. Tháng 11 cũng năm ấy, lại đánh nhau giữa hai phe Nghĩa Hưng và Nghĩa Hòa tại đường phố chợ Sóc Trăng, lần này có xung đột nhỏ với hương chức hội tề. Ngày 2 tháng 12 năm ấy tại Bãi Xàu, chừng 100 người dậy giặc ngoài đường, rồi đến 17 tháng 12, chừng 400 người lại đánh nhau giữa đường phố tỉnh lỵ. Thống đốc Nam Kỳ chấp thuận phạt bằng tiền tám bang Hoa Kiều ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bãi Xàu, Trà nho, Bố Thảo, Lai Tâm, Rạch Gòi, Láng Dài. Mặc dầu thỉnh thoảng có lục soát, bắt bớ, tịch thu tài lệiu, tống xuất về Trung Hoa hoặc đày ra Côn Đảo, Thiên Địa HỘi cứ phát triển về tổ chức. Ở nơi đất rộng người thừa từ Đại Ngãi tới mũi Cà Mau, bọn “anh hùng” xuất hiện từng toán chừng ba bốn chục người để đốt nhà, cướp giựt, ăn cắp lúa bó (vừa gặt xong). Nên hiểu đây là việc làm nhứt cử lưỡng tiện của họ: vừa có tiền xài, vừa hăm dọa được những người chưa chịu theo hội. Đầu tháng 1-1882, chánh quyền ở Nam Kỳ gởi một pháo hạm cỡ nhỏ đến đại Ngãi để thị oai, vì vậy mà bọn báo động tạm trốn tránh, tình hình trở nên khả quan. Năm 1882, khi tình hình ở Bắc Kỳ sôi động thì thực dân ở Nam Kỳ phát giác nhiều người Việt gia nhập thiên Địa HỘi. Một nghĩa quân từng lãnh bằng cấp tên là Phạm Văn Ngoạn (còn tên riêng là Chí, ở An Hòa Đông, tổng An Mỹ, tỉnh Sa Đéc) bị bắt về tội hoạt động cho hội kín. Ông thầy thuốc Tòng ở rạch Cái Đôi (Vĩnh Long) mộ người theo Thiên Địa Hội dưới uqyền chỉ huy của một Hoa kiều là Trần Ngãi. Từ Mỹ Tho, Nguyễn Văn nở đến xin gia nhập, được ông thầy Tòng phong chức đốc binh. Tháng 4 năm ấy, 22 người bị bắt về tội tham gia hội kín bị đày ra Công Đảo, chỉ có 2 người Minh Hương kỳ dư là người Việt – trong đó có 2 người thuộc họ Phạm đang lãnh phận sự oci xóc phần hộ hoàng tộc họ Phạm, tại Sơn qui (Gò công). Và người ở Sa Đéc, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Gò Công. Trong phúc trình về an ninh, viên Giám Đốc nội vụ báo động với Thống đốc Nam Kỳ rằng người Hoa kiều đang tuyển mộ, ép buộc người Việt vào Thiên Địa HỘi. Viên Giám đốc cũng thắc mắc không hiểu tại sao Nghĩa Hưng và Nghĩa Hòa lại chống nhau như rồi tại Sóc Trăng, họ ăn thua ở năm sáu địa điểm khác nhau. Tháng 5 cũng năm 1882, viên cai tổng Định Chí (Sóc Trăng) báo cáo rằng tất cả 18 làng trong tổng gồm người Hoa Kiều, Minh Hương và người Việt đều theo thiên Địa Hội không sót một làng nào cả. Từ Cần Thơ, chủ tỉnh Nicolai nổi tiếng là giỏi giắn và trầm tĩnh báo cáo là tất cả làng trong tỉnh, kg chừa một làng đều có Thiên Địa HỘi. “Ngay trong lễ gia nhập, hội viên thề nguyền sẽ khởi loạn. Đầu mối của phong trào là từ trên Chợ Lớn phát triển xuống... Tuy nhiên, thực dân tạm yên tâm vì chưa thấy hành động chánh trị nào rõ rệt chứng tỏ họ chống Pháp. Phía Sóc Trăng, sát mé biển hoang vu thuộc tổng Thạnh Hòa (sau là Bạc Liêu), thực dân thoe dõi một cuộc tập họp qui mô của Hoa kiều đang cất chòi rải rác, canh phòng cẩn mật, số người lui tới thường trực đến 3 hoặc 400. Đầu tháng 7-1882, mẻ lưới tung ra với viên cai tổng dẫn đường, một viên đội mật thám cùng 12 nhân viên tháp tùng, ngoài ra còn hơn 50 dân tuần đi theo yểm trợ. Bị bao vây thình lình, mấy người Hoa kiều ấy chống cự mãnh liệt bằng gậy gộc. Nhơn viên mật thám bắt 17 người đang tẩu thoát và khi xét trong căn chòi có vẽ bí mật lại gặp trọn ổ 19 người đang nấu á phiện lậu và một số tài liệu liên quan đến hội kín. Số người bị bắt là 76, toàn là dân Triều Châu. Tại Sài gòn – chợ Lớn, từ lâu thực dân theo dõi, bắt những nhóm lẻ tẻ, tịch thâu tài liệu. Quan trọng nhất là việc khám xét và tịch biên hai căn nhà số 127-129 đường Lareynìere (Sài Gòn) được xem là sào huyệt quan trọng của nhóm Nghĩa Hòa, 7 người bị đề nghị trục xuất về tàu. Nhóm Nghĩa Hưng ở Sài Gòn và Chợ Lớn với đầu não là người Phước Kiến hoạt động tích cực, với xu hướng chánh trị rõ rệt, torng khi nhóm Nghĩa Hòa chiếm nhiều uy thế ở Sóc Trăng, Bạc Liêu chỉ nặng về hoạt động kinh tài. Từ hai năm trước, một nhóm Nghĩa Hưng bị phát giác (15-3-1880), 23 người bị bắt nhưng được thả ra hai tháng sau. Người trong hội lợi dụng tật tham những của viên chức Việt và Pháp, cứ lo hối lộ, nhờ vài người có uy tính bảo lãnh là xong vì thiếu yếu tố về mặt pháp lý; họ bảo vô hội là để tương trợ làm ăn, biên lai thâu tiền chỉ là biên lai chơi hụi hoặc góp tiền cúng chùa Ông, chùa Bà. Người Phước Kiến thường tới Chợ Lớn, về Tàu rồi trở ra giả danh mua bán, mang theo nào là sản phẩm ; mỹ nghệ bằng đá, bằng sứ, sơn mài, tơ lụa, đến những nhà khá giả mà bán rồi lợi dụng cơ hội tuyên truyền vận động ; “Họ sẽ gởi đại diện ra Bắc Kỳ để gặp bọn Cờ Đen”. Cảnh sát Chợ Lớn lại báo cáo rằng giới Hoa kiều đang bàn tán về nguồn tin của báo ở Hồng Kông loan tin ở Bắc Kỳ hiện đang xảy ra ác chiến giữa liên quân Cờ Đen, Cờ Vàng, Cờ xanh chống quân Pháp: quân Pháp chết 75, bị thương 12 và một số bị chết đuối. Nguồn tin khác của cảnh sát Chợ Lớn cho biết một nhơn vật của nhóm Cờ Đen tên là Xuân Hu hoặc Chu Tcheng Seng từ Tân Gia Ba đến, đi Sa Đéc rồi lên Sài Gòn. Thiên Địa Hội thuộc Nghĩa Hưng cùng phe đảng với nhóm Cờ Đen đang hoạt động chống Pháp ngoài Bắc. Vì vậy mà người theo Nghĩa Hưng phấn khởi, cho là thời ơc đã đến “triều đình quyết định ngày rằm tháng chạp âm lịch năm nay sẽ khởi nghĩa” Nhóm Nghĩa Hưng ở Chợ Lớn tuyển mộ thêm người, lãnh tụ của họ có thể là Kỳ Ao, trong căn cước ghi là Diệp Kỳ Thủy. thực dân bắt Kỳ Ao nhưng người trong Nghĩa Hưng lại tin chắc lãnh tụ này sẽ được luật sư Vinson danh tiến lúc bấy giờ lãnh ngoại hầu tra. Lại còn tin khác đồn đãi rằng người cầm đầu lớn nhất của nhóm Nghĩa Hưng là Huỳnh Coi đang ẩn lánh tại Hà Tiên vừa nhận lá thư mật từ bên Tàu gởi qua cho biết Lý HỒng Chương đã rời Quảng Tây, với cánh quân ước 15.000 người từ tháng 9 âm lịch, để tăng cường hoc đạo quân nàh Thanh đang có mặt tại Bắc Kỳ, đương đầu với pháp. Vì sợ giặc giã xảy ra đến nơi nên bấy giờ dân chúng không thích trữ tiền mà tích trữ vàng; một lượng vàng trị giá 32 đồng. Tuy nhiên, vài tháng sau chẳng có gì quan trọng xảy ra ở Nam Kỳ. Giới bình dân Hoa kiều ở Chợ Lớn lại loan tin: quân Pháp không bao giờ chiếm Bắc Kỳ được vì đạo quân do Lý Hồng Chương cầm đầu sẽ tái chiếm với lực lượng 120.000 người! Và khi người Tàu chiếm Bắc Kỳ rồi thì bọn Pháp phải nhượng bộ, người theo Thiên Địa Hội bị trục xuất sẽ trở về Chợ Lớn làm ăn như trước. Rõ ràng là lúc quân Pháp đánh Bắc Kỳ, người theo Thiên Địa Hội ở Chợ Lớn quá lạc quan, toan lợi dụng cơ hội làm áp lực với chánh phủ thuộc địa để rồi họ nổi lên tại Chợ lớn, giành quyền tự trị. Những lời đồn đãi của nhóm Nghĩa Hưng không phải là hoàn toàn vô căn cứ. Tướng Cờ Đen là Lưu Vĩnh phúc (thuộc hạ của Ngô Côn, tướng của Thái Bình Thiên quốc) chạy sang Bắc Kỳ, lập được thành tích vẻ vang là lần lượt giết Francis Garnier và Henri Tivìere. Nhà Thanh vẫn xem Việt Nam là phiên thuộc nên cho quân sĩ tràn biên giới và tiến sâu chiếm vài vị trí trong nội địa. Trung Hoa và Pháp tranh chấp nhau, Lý Hồng Chương với danh nghĩa là Thự Lý thông thương đại thần cùng với Công sứ Pháp điều đình giằng co, trong khi chiến tranh cứ xảy ra ở chiến trường Trung Hoa. Thoạt tiên Pháp bày trận ở Phúc Châu trong khi quân Tàu giành được chiến thắng đáng kể ở Lạng Sơn. Sau cùng, vì Hạ nghị viện ở Pháp bỏ phiếu tăng thêm ngân sách dùng vào việc chinh phục Bắc Kỳ và cũng vì Trung Hoa đang gặp nhiều rắc rối ở Tây Tạng nên Lý Hồng Chương và đại diện Pháp là Patenôtre dứt khoát ký hòa ước Thiên Tân (tháng 6-1885) theo đó quân Tàu chịu rút lui về bên kia biên giới. Nhờ hiệp ước này, một số người theo thiên Địa Hội được Pháp ân xá cho trở về làm ăn. Họ không còn tham vọng chánh trị. Những anh em kết nghĩa Hoa kiều trước kia chỉ còn hoạt động trong phạm vi hùn hạp làm ăn, chơi hụi, giành ảnh hưởng kinh tế hoặc buôn lậu. thỉnh thoảng, xảy ra vài cuộc thanh toán mà người ngoại cuộc thấy là vô lý nhưng chẳng qua là vì tự ái thời trước giữa nhóm Nghĩa Hưng và Nghĩa Hòa.