Rất ít người chú ý việc Phạm Lãi đưa Tây Thi thả thuyền trên Ngũ Hồ sống trong cuộc sống thế nào? Ân cừu Ngô - Việt chấm dứt, người ta không còn quan tâm đến hai nhân vật ấy nữa. Nhưng lịch sử ghi về họ rất phong phú. Trong lịch sử Trung Quốc, nửa đời sau của một người đẹp lừng danh kim cổ được nói tới rất nhiều, được thế giới coi trọng. Chuyện về họ như sau: Ở bên biển nước Tề có một cửa khẩu, núi non vây quanh, là nơi hoang vu, chưa từng có khói nhân gian, sau đó trở thành thôn ấp, có đất cày, có chợ cá, có ruộng muối. Khu vực đó có trên năm trăm nóc nhà mà chủ nhân là Si Di Tử Bì đã đến đây dày công khai phá từ sáu năm trước. Si Di Tử Bì là một nhân vật truyền kỳ. Người ngoài nhìn thấy người nhà Tử Bì nói tiếng “ngoại quốc” (1) đồng thời nhận ra mối quan hệ trong gia đình họ hết sức kỳ lạ. Họ làm việc quần quật hơn bất cứ tên nô lệ nào. Tinh lực của họ hơn người và hình như trí tuệ cũng siêu phàm nữa. Không ai bắt gặp họ chán nản hay mệt mỏi. Họ thường cười, nụ cười trong sáng, vô tư lự. Nụ cười của họ có tác dụng lây vui và khuyến khích người khác. Si Di Tử Bì lại có một bà vợ tuyệt đẹp, cao nhã. Cả hai vợ chồng có chỗ khác nhau này: Bà vợ thường điểm trang tuyệt vời như sắp đi dự hội và tuyệt nhiên không tham gia một công tác lao động nào. Nhưng người nhà của Si Di Tử Bì lại hết sức kính trọng vị trung niên mỹ phụ ấy. Vào những buổi sáng bình thản, người ta bắt gặp vị trung niên mỹ phụ ấy cưỡi ngựa sánh vai với chồng chạy trên đường cái. Người ta nhận thấy kỹ thuật cưỡi ngựa của đôi vợ chồng ấy rất cao. Người ta còn bắt gặp những hiện tượng không tương xứng: Ví như Si Di Tử Bì trông rất mạnh khỏe song đầu tóc bạc phơ. Người ta cũng không biết Si Di Tử Bì từ đâu tới, tới được bao lâu. Họ chỉ biết là vào mấy năm gần đây, tên tuổi của Si Di Tử Bì rất lớn. ở hải cảng này thường có khách quý từ Lâm Truy đến thăm viếng Si Di Tử Bì. Người ta nghe không hiểu được những gì Si Di Tử Bì bàn chuyện cùng khách. Nào là ba nhà cường thịnh tại Tấn, nào là Lỗ công khai thần phục Việt, Việt không thể vào Trung Nguyên lần nữa... Hàng năm Si Di Tử Bì ra đi mấy lần. Nhất là ba năm gần đây Si Di Tử Bì ra đi rất đều với vợ và một gia đồng. Họ cưỡi ngựa, đa phần là đi Lâm Truy. Lúc đi, Si Di Tử Bì lại đeo trường kiếm. Si Di Tử Bì là ai, không một ai biết được. Hàng quý tộc Lâm Truy ngỡ Tử Bì là một công hầu vong quốc nào đó, hay một công tử giàu sang chạy trốn gia cừu đổi họ thay tên. Nhưng rồi cũng không ai dám xác định điều gì, bởi Si Di Tử Bì quá rành nước Tề, chứng tỏ không phi người nước lạ. Si Di Tử Bì tận lực làm việc song xem tiền bạc rất nhẹ. Người thường đem của ci giúp kẻ bần hàn. Nghe nói quan viên cao cấp thành Lâm Truy cũng thường tiếp được một cách bí mật quà tặng của Tử Bì. Vì vậy, gần như mọi người trong triều đều hết lời ca tụng. Thật ra sự hiểu biết của Si Di Tử Bì thật hiếm có ở Lâm Truy. Bấy giờ là mùa thu, khí hậu ở Tề khác hẳn Ngô, Việt. Trung thu ở Tề, cỏ cây vàng úa, nhưng vòm trời rất cao, tạo nên mỹ cảnh yên lành, trong vắt. Vào hoàng hôn, vợ chồng Si Di Tử Bì đến Lâm Truy, được đón tiếp ở tân quán hoa lệ. Đó là nơi Tề dùng tiếp đãi sứ thần các nước hoặc khách thật quý. Cả hai vừa đến thì có tướng quốc nước Tề là Trần Hằng viếng liền... Trần Hằng là nhân vật quyền thế ở Tề, đã phế Tề vương lập tân quân, một mình độc chiếm quyền bính. Sáng ngày hôm sau có hai vị đại phu đến đưa Si Di Tử Bì sang Tướng phủ thăm tr lễ Trần Hằng quá trưa mới về, khiến bà vợ ở nhà mỏi lòng trông đợi. Si Di Tử Bì đã uống rượu, mặt bừng đỏ, lúc nhìn thấy vợ liền vòng tay có ý xin lỗi, nói: - Chắc nàng lo lắm! - Không. Xa phu trở về có nói chàng được Trần tướng quốc giữ lại ăn trưa. (Bà vợ cười yêu kiều). Nên thiếp ăn trưa một mình. - Ô, nụ cười của nàng rất đẹp. - Nữa... (Bà vợ rút người bên ông chồng vừa sấn tới). Từ xưa đến nay không có ai cứ mỗi ngày mỗi khen vợ mình. - Tình ta khác hẳn người đời. Tây Thi, chúng ta vào trong, ta có nhiều điều muốn nói với nàng. Cả hai là vong thần Phạm Lãi và Tây Thi của Cô Tô đài. Sau khi Cô Tô đài thành bị phá, cả hai thả thuyền trên mặt Thái Hồ, sống vô gia cư gần một năm. Kế bị Việt vương phái người đi khắp ni tìm kiếm, cả hai mới cưỡi thuyền lớn ba buồm từ Thái Hồ du nhập Trường Giang, từ Trường Giang lướt ra biển cả, đi dọc theo biển đến nước Tề. Từ đó Phạm Lãi đổi tên là Si Di Tử Bì. Phạm Lãi không cần nổi danh nhưng tên mới Si Di Tử Bì vẫn vang dội nước Tề. Mọi người không biết Phạm Lãi là ai, song mọi người đều biết tài năng của Si Di. Người nước Tề đem Si Di Tử Bì so sánh với Khổng Khâu (tức Khổng Tử), song Khổng Khâu đã chết mà Si Di Tử Bì còn sống. Si Di Tử Bì kéo vợ vào phòng trong, nửa như đắc ý, nửa cười khổ nói: - Tây Thi! Tướng quốc nước Tề rất phục ta, muốn lưu ta lại làm quan. - ờ... - Thay tên đổi họ, rốt cuộc rồi vẫn chạy không thoát được. - Tự nhiên là tại chàng có tài nổi bật. (Tây Thi mỉm cười). Và có lẽ cũng tại chàng thích làm cho nổi bật, phải không? - Nàng lại nói móc ta rồi. Si Di Tử Bì cười khổ, nói thêm: - Xuất thân của ta bắt ta không thể nào lãng quên chuyện theo dõi tình hình các nước. Ta bắt buộc phải tiếp xúc với vài người, không ngờ việc đến thế này! Tây Thi cố ý nói đùa: - Thiếp cho là tại chàng không thể sống đời đạm bạc. - Ta phản đối nàng nói thế. Trên mặt Thái Hồ, chính nàng mới không thích sống yên phận. - Nhưng thiếp cũng đâu có mong cho chàng đến Tề giao tiếp với các bậc công hầu để lòi chân tướng ẩn sĩ ra. Tây Thi cười đùa: - Có lần thiếp thấy chàng bàn chính trị với một vị đại phu nước Tề đầy hứng thú, chứng tỏ chàng rất hứng thú trong việc làm chính trị. - Thôi thôi... May mà họ không biết rõ thân phận của ta nên chẳng sao. Vả lại ta cũng không dứt khoát nhận lời mời của Trần Hằng. Nếu nàng không đồng ý thì ta sẽ không nhận lãnh gì cả. - Thiếp đâu có phản đối. (Tây Thi nhếch môi cười). Thiếp biết tinh lực của chàng hơn người nên nào có ngăn cấm chàng làm việc gì đâu! Si Si Tử Bì nâng siết tay vợ: - Tinh lực hơn người... Bấy giờ lại có một vị đại phu đến viếng. Si Di Tử Bì bước ra tiếp rước, khoảng nửa giờ sau mới quay vào với vẻ mặt dàu dàu. Tây Thi lo ngại thầm, rước hỏi: - Thiếu Bá! Có chuyện gì rồi? - Văn Chủng đã chết! Si Di Tử Bì đóng chặt cửa phòng, nặng nề ngồi xuống nói tiếp: - Ta dự đoán Việt vương không thể dung tha Tử Hội. Nhưng Tử Hội lại không thể ra đi. - Việt vương giết Văn đại phu à? - Phải. Việt vương lại dùng Thuộc Lâu bửu kiếm trao cho Văn Chủng. - Thuộc Lâu bửu kiếm? Tây Thi nghe tim đập mạnh. Vĩnh viễn nàng không thể quên thanh kiếm ấy, thanh kiếm mà năm xưa Ngô vương đã gửi cho Ngũ Tử Tư. Thuộc Lâu bửu kiếm đã tắm máu Ngũ Tử Tư để sau đó nước Ngô dần dần suy yếu, đi đến diệt vong. Riêng với nàng, sau khi Ngô vương chết, nàng cũng muốn dùng thanh kiếm ấy để tự sát. Tây Thi còn nhớ, sau cùng Phạm Lãi để kiếm lại Cô Tô đài, lẽ đương nhiên Việt vương chiếm giữ. Ngũ Tử Tư là trụ cột nước Ngô, mất Ngũ Tử Tư, nước Ngô bị diệt. Ngày nay Văn Chủng lại là trụ cột của nước Việt, mất Văn Chủng, nước Việt rồi cũng sẽ như Ngô. Vì thế, Tây Thi đau khổ kêu lên: - Tại sao? - Không tại sao cả, Văn Chủng bị giết như Ngũ Tử Tư vậy. - Việt vương phải biết, mất Ngũ Tử Tư nước Ngô sụp đổ... - Nhưng Việt vương lại cho rằng vương nghiệp của mình vĩnh viễn không thay. Si Di Tử Bì hạ giọng nói thêm: - Hơn nữa, Việt vương còn có quan niệm phân biệt quốc gia. Văn Chủng và ta đều là người Sở, dưới mắt Việt vương thì Văn Chủng không thể mãi mãi trung thành với Việt. Lúc Việt nguy, vua Việt cần người Sở, nhưng khi bình yên rồi thì trở lại hoài nghi. Ôi, Việt vương không biết Văn Chủng và ta đã trở thành người Việt! Đối với chính sự phức tạp, Tây Thi không làm sao hiểu được rõ ràng. Đứng về phương diện cảm tình, nàng xem Văn Chủng và Phạm Lãi đều là người Việt, trung thành với Việt như Ngũ Tử Tư đã trung thành với Ngô vậy. Tây Thi bỗng nghĩ đến nguyên nhân đưa họ từ Sở sang Việt mà nàng chưa biết, cũng chưa từng nghe ai nói nên hỏi: - Thiếu Bá! Tại sao chàng và Văn Chủng không ở Sở phục vụ? Năm xưa, Ngũ Tử Tư bị bắt buộc mới phải đầu Ngô chứ như các người... - Chư huynh đều vì nước Sở đó. - Thiếp chưa hiểu... nước Việt đâu phải là bản quốc của chàng. - Nhưng là quốc gia của nàng. Si Di Tử Bì đầu bạc chợt hôn nhẹ má vợ khiến Tây Thi giãy nẩy: - Thiếu Bá, thiếp nói chuyện đàng hoàng mà! - Nhưng trước nàng, ta không có cách nào đàng hoàng cho được. Si Di Tử Bì rút lui, giải thích: - Thật ra thì thế này: Sở thường bị Ngô quấy nhiễu, Ngũ Tử Tư lại mượn quân Ngô kéo sang Sở trả tư thù khiến quốc gia ta không đối phó nổi. Vì thế, Sở vương mới phái chư huynh vào Việt, giúp đỡ Việt vương thành lập một quốc gia minh hữu với Sở để phụ kiềm chế Ngô. Chư huynh vào Việt ban đầu chỉ là để thi hành một chiến lược! - Thế thì sau khi thành công dẹp Ngô, tại sao chàng và Văn Chủng không trở về cố quốc? - Chư huynh đã biến thành người Việt hết rồi, thời gian đã làm biến đổi tất cả.. Chư huynh có về Sở thì cũng bị người Sở xem là người Việt thôi. - à, thiếp hiểu... Vì thế nên Văn đại phu mới không rời Việt. Si Di Tử Bì nói giọng trầm trầm: - Nếu không vì nàng, ta cũng không rời Việt. Nếu còn ở Việt, giờ này e ta cũng như Văn Chủng! - Đối với chàng, Việt vương không xử thế đâu! - Mà thôi, Tây Thi! Chúng ta đã chạy thoát vòng hệ lụy ấy thì cần gì nói nữa. Nào, để ta trông nàng... coi giống... (Phạm Lãi đưa cao hai tay nâng mặt người yêu) Tây Thi, trông nàng dường đẹp hơn hôm qua. - Quỉ nà! Chàng cho thiếp hãy còn mười tám chắc? Tuy nói thế, Tây Thi vẫn tựa sát người vào Phạm Lãi. Gái nào cũng thích được trai khen, Tây Thi không ngoại lệ. Nàng vui mừng tuy nàng vẫn biết không thể như thế được. Cả hai ôm nhau như tình nhân lén lút thì thầm. Phạm Lãi bỗng kề sát tai Tây Thi bảo nhỏ: - Ta quên nói với nàng một việc: Đêm nay, cả ta và nàng sẽ cùng đi đến tướng phủ dự yến. - Ô, nói như thế là chàng đã nhận chức rồi? Vậy mà vừa rồi chàng bảo là không nhận. - Trần Hằng ngỏ ý mời ta làm Thượng khanh. Ta chưa suy nghĩ, chưa tuân mạng thì kể là chưa nhận. Si Di Tử Bì cà râu trên mặt vợ, cười khúc khích: - Nhưng ta nhận đưa nàng đến dự yến để cho Trần Hằng thấy ta có một bà vợ xuất sắc vốn là bảo vật của ta. - Đó là Tây Thi của hai mươi năm trước kìa... - Ta cảm thấy nàng bây giờ đẹp hơn hai mươi năm trước. Bây giờ, nàng là của ta chứ hai mươi năm trước thì không phải. (Si Di Tử Bì bỗng nâng cằm vợ) Tây Thi! Nàng ở với Phù Sai bao lâu không con, nhưng ở với ta được một đứa. Tây Thi đẩy gạt tay chồng: - Thiếp không muốn nghe nhắc chuyện cũ. - Được rồi... Nàng cũng không cần tỏ vẻ giận dữ. - Với người như chàng thì nên dữ hơn một chút. Si Di Tử Bì chu miệng đùa: - Đừng có khinh ta... Khinh khi một ông chồng già là đáng tội! - Thiếp ghét nghe chàng tự xưng già. (Tây Thi bỗng đưa mười ngón tay thon đan tóc chồng) Có lúc thiếp sẽ cạo sạch ba cái tóc bạc. Cả hai bật cười. Cùng sống bên nhau, cuộc sống của cả hai rất thoải mái, nhẹ nhàng. Có phải buồn phiền thì cũng chỉ buồn phiền đến mức đó. Làm Thượng khanh Tề quốc, Si Di Tử Bì trở thành nhân vật đặc biệt ở thành Lâm Truy. Người giúp cho Trần Hằng cải tiến ngành đánh cá, nghề làm muối, thâu hoạch hai lần nhiều hơn trước. Người cũng hướng dẫn cho nông dân cày sâu, làm cho đất phì nhiêu, đồng thời cải tiến quân đội dường như mới lại hoàn toàn. Người còn đem cả “Ngư lê trận”, một trận pháp trứ danh dạy cho quân Tề nữa. Mọi người đều lấy làm lạ về tài năng đa diện của Si Di Tử Bì. Họ nghĩ, bằng vào tài hoa ấy thì đi đến nước nào, Si Di Tử Bì cũng được trọng dụng và ủy thác triều chính. Vì vậy, người ta lại hoài nghi thân thế của Si Di. Người ta biết Si Di Tử Bì nói được làu làu phương ngôn của ít nhất là ba quốc gia: Tề, Sở, Ngô. Ngoài ra, Tử Bì lại còn nói được một số thổ ngữ nước Lỗ - ngôn ngữ của Tề - Lỗ có phần giống nhau - Lại nữa, Tử Bì còn am hiểu âm nhạc nước Tần. Lẽ tự nhiên, Tử Bì phải nói được tuyệt vời tiếng Việt song Người chưa nói ra trong mưu định che giấu thân thế. Si Di Tử Bì đưa mọi người đoán mình là người Sở, người Ngô, người Tề... Người ta bắt đầu điều tra Si Di Tử Bì, bắt đầu kiểm điểm hàng ngũ công hầu nước Tề, nước Ngô, nước Sở. Thậm chí người ta còn kiểm điểm lại tên các đại phu nước Sở, song cũng không tìm ra ai lỗi lạc như Si Di. Có lúc, người ta đem tên Phạm Lãi của nước Việt ra so với Si Di. Nhưng khi nói ra với Trần Hằng thì Trần Hằng cả cười: - Chư vị suy đoán quá nhiều rồi! Phạm Lãi của Việt sao lại đi nhận chức Thượng khanh của Tề được? Sau khi phá Ngô, Việt vương Câu Tiễn từng ngỏ ý muốn cắt đất Ngô giao cho Phạm Lãi làm vua cai trị. Thế mà Phạm Lãi còn từ chối, lén bỏ trốn đi. Câu Tiễn phái người tìm kiếm khắp các nơi cũng không ra. Làm vua nước Ngô, Phạm Lãi còn không màng thì tội gì lại đi nhận chức Thượng khanh nước Tề? Giả thiết Si Di Tử Bì là Phạm Lãi bị gạt bỏ. Nhưng giả thiết ấy lại lọt vào tai Si Di Tử Bì khiến người bất an. Một buổi chiều cùng vợ đối ẩm, Si Di Tử Bì ý nhị và cảm khái thuật lại chuyện người Lâm Truy đoán mò thân thế mình. Đoạn cả cười: - Hôm kia, tướng quốc Trần Hằng bàn về Phạm Lãi, thấy buồn cười! Tây Thi trề môi hỏi: - Trần Hằng không mắng Phạm Lãi chứ? - Tự nhiên là không, Phạm Lãi đã được mọi người sùng kính! - Chà, mèo khen mèo dài đuôi! Si Di Tử Bì rùn vai, nắm lấy tay vợ: - Nàng xem thường ta? Nàng cho rằng chồng nàng không đáng cho người khác tôn kính? - Thiếp cảm thấy... Phạm Lãi phải chờ Tây Thi mới được người ta sùng kính. Nếu mãi đến giờ Phạm Lãi vẫn ở bên Việt, biết có được sùng kính chăng? - Tự nhiên! Nhưng tài học và sự uyên bác bản thân cũng có quan hệ. Si Di Tử Bì thẳng thắn nói thêm: - Ví dụ, sau khi thay tên đổi họ, ta vẫn vang danh trùm nước Tề, không một nhọc công nào vẫn được cử giữ chức thượng khanh. - Cũng là nhờ thiếp... có thiếp bên cạnh... (Tây Thi cười yêu kiều) Thiếu Bá, chàng quả là một thiên tài đó. - Ơ... ờ... ờ... Si Di Tử Bì xoa má vợ đã ngã tựa vào mình: - Người Việt thích nói tiếng đệm ở cuối câu! - Người Sở cũng thế thôi. (Tây Thi vuốt lại tóc bạc của chồng) Chàng không nên cười thiếp mới phải chứ? - Tây Thi! Si Di Tử Bì hớp một ngụm rượu, “mớm” lại từng chút cho Tây Thi, dùng động tác ấy thay lời đáp phải hay không. Tuy đã trọng tuổi, vợ chồng Si Di Tử Bì vẫn say sưa và đầy nhiệt tình lúc ở bên nhau. Uống rượu qua miệng chồng, Tây Thi hỏi giọng nhẹ nhàng: - Chàng vừa nói người Lâm Truy bàn luận về chàng, sao không nghĩ cách đối phó? - Ta nghĩ, mình không thể ở Tề được nữa! Nói về một vấn đề hết sức nghiêm trọng, thần sắc của Si Di Tử Bì vẫn nhẹ nhàng như rất thản nhiên. Cứ có Tây Thi bên mình, nằm trong lòng thì không có việc gì làm cho Si Di Tử Bì nôn nóng cả. Nhưng Tây Thi sốt ruột: - Không thể ở Tề à? Tại sao? Chúng ta phải làm cách nào? - Tại vì Si Di Tử Bì quá nổi danh. Một người muốn an cư thì không nên để cho nổi danh. Thế nên, để được sống mãi với nàng như thế này, chúng ta chỉ còn cách phải rời Tổ quốc. Chuyện giản dị quá, chúng ta không có liên hệ gì với Tề thì lúc nào cũng có thể bỏ đi được. - Đi? Chúng ta đã tạo được gia nghiệp lớn lao thế này lại bỏ đi sao? Si Di Tử Bì đáp không một chút ái ngại: - Có đáng gì đâu! Gia nghiệp thì lúc nào ta cũng tạo dựng được. Đầu tuy bạc trắng, Si Di Tử Bì vẫn còn hào tình vạn trượng. Tây Thi cúi gầm. Nàng quen hưởng lạc, thiếu hẳn niềm tin trong việc bỏ rơi cơ nghiệp cũ để kiến tạo cái mới nên dàu dàu: - Thiếu Bá! Thiếp không có hùng tâm như chàng, thiếp cho rằng việc này không giản dị. - Phải, song cũng chẳng có gì khó khăn. - Thiếu Bá! Đến địa phương khác chàng cũng lại nổi danh nữa. Tên Phạm Lãi sáng chói quá, chàng thay đổi thành Si Di Tử Bì rồi vẫn nổi như thường. Thế là cứ phải bỏ đi, phải kiến tạo lại, ở đâu vài ba năm rồi cũng nổi danh. Chàng vẫn là chàng, không vì việc thay tên đổi họ mà che giấu được khả năng. Tây Thi nhỏ nhẹ khuyên: - Thiếp cho rằng chàng từ chức Thượng khanh quay về hải cảng thì có thể an cư lạc nghiệp được. - Nếu ta từ quan mà vẫn sống ở Tề thì sẽ bị Trần Hằng giết chết. Trần Hằng sợ người nước khác dùng ta. Tây Thi! (Si Di Tử Bì vẫn cười ngọt ngào) Chính trị là vô tình vô nghĩa như vậy. - Phải. Nhưng chàng là người có tình có nghĩa nhất, không thể làm chuyện vô tình vô nghĩa như vậy. Tây Thi đưa tay xoa nhẹ má chồng lúc lâu mới tiếp: - Nói thế nghĩa là không đi không được rồi! - Nếu nàng không phản đối thì theo ta, không đi không được. - Chàng biết thiếp không phản đối bất cứ quyết định nào của chàng. Tây Thi mang tình lai láng trong ánh mắt liếc chồng đang cười. Bỗng nhiên, nàng ra sức đẩy chồng, ngồi bật dậy: - Thiếu Bá! Thôi thiếp biết cả rồi, chàng chuẩn bị xong đâu đó rồi, phải không? Nói thật đi! Si Di Tử Bì rút vai, nhăn mặt làm xấu. Tây Thi bị trêu đến tức cười, giá tay: - Nói đi! Thiếp không đồng ý để chàng xem thiếp như con nít vậy! - Phải đó, bẩm phu nhân... Ta đã chuẩn bị hơn hai tháng rồi. - Tại sao không nói cho thiếp biết trước? - Nàng biết chồng nàng là nhà chính trị mà! Một chính trị gia phải bảo mật với cả vợ con. Tây Thi bỗng cảm khái, thở dài: - Ôi, chàng đã kinh lịch quá nhiều mà mãi đến hôm nay vẫn còn không sao quên được chính trị. Si Di Tử Bì ngưng cười, nâng tay vợ, trở nghiêm nói: - Tây Thi, lần này là lần sau cùng. Hôm nào rời Tề, ta sẽ không màng đến chuyện chính trị nữa. Ta là người sinh nhai bằng nghề làm chính trị, nhưng kể từ hôm nay, ta tuyên bố kết thúc. - Năm xưa, lúc đưa thiếp vào Thái Hồ, chàng cũng nói như vậy. - Đúng. Nếu được ở mãi trên hồ, tự nhiên ta không chen vào chính trị. Hồi ấy, ta không làm trái lời. Bây giờ, ta nói lại lần nữa, từ rày về sau, dầu có ở trên lục địa ta cũng không màng đến chính trị. Tây Thi lắc đầu cười đùa: - Thiếp không hứng thú nghe chàng thề thốt mãi. - Thế thì chuyện gì mới làm cho nàng hứng thú? Kế hoạch tương lai của ta chăng? Tây Thi gật đầu, Si Di Tử Bì hưỡn đãi nói thêm: - Ta nghiên cứu đại thế trong thiên hạ (1) biết rằng chẳng bao lâu nữa sẽ có cuộc biến động mới. Nhưng chúng ta cũng không cần phải sợ biến động, vì biến động là một cách nâng chức tiến bộ của xã hội. Sau này, người làm chính trị sẽ nhiều, họ chọn con đường chính trị để vinh thân phì da. Nhưng ngoài chính trị, ta đã phát hiện được con đường khác mà nhiều người trước đây không biết. Ngừng lại một chút, Si Di Tử Bì trịnh trọng tiếp: - Đó là con đường thuơng mãi. Thế giới chúng ta mỗi ngày mỗi thêm đông đúc, cuộc sống sẽ càng lúc càng phức tạp hơn. Dân chúng rồi sẽ cần nhà thuơng mãi hơn nhà làm chính trị. Ta sẽ dốc hết tinh lực lo công việc này, đem cá, muối nước Tề sang Tần bán, rồi chở bông vải từ Tần, Tấn đến Trung Nguyên. Thực phẩm của Ngô, Sở dư dả khá nhiều trong khi ở ba nước Tống, Trần, Trịnh lại thiếu hụt. Hơn nữa, tơ lụa của Sở, Hán có thể chở đến Tề, Lỗ và Lạc Dương đổi lấy đồ đồng, đồ thau. Ô, tính ra thì có biết bao việc phải làm, ta nói cả đêm cũng không hết việc. (Si Di Tử Bì hít một hi dài) Tây Thi! Ta đã chọn được một nơi thích hợp. - Thiếp biết rồi, mấy hôm trước chàng cho An ra cửa thành, chắc chắn là để thay chàng bố trí công việc. - Đúng vậy. (Si Di Tử Bì nhếch mép cười) Ta chọn Đào ấp vốn là đất lành phát tích vua Nghiêu, giờ trở thành một nước nhỏ không có xung đột, ở về phía Nam nước Tề. ở địa phương ấy rất tiện lợi trong việc giao thông, An đến đó để thay ta mua trước một ngàn mẫu đất. Lúc chúng ta đến, có lẽ vùng ấy sẽ tốt hơn nơi này. Nhận thấy chồng đã chuẩn bị đầy đủ hết, Tây Thi hỏi: - Thế bao giờ chúng ta đi? - Có thể đi liền trong đêm nay, nhưng tốt nhất là để đêm mai. Vì ta đã hứa cho Tử Hòa một cái đỉnh, ta đặt làm trưa mai mới có. Tử Hòa là đứa con chính thức giữa Tây Thi và Phạm Lãi. Tây Thi đâm ra bàng hoàng: - Thế thì nhanh quá, gấp quá! Đồ đạc chúng ta ở hải cảng hoàn toàn bỏ hết sao? - Nửa tháng trước, ta đã cho Bình đến giải quyết công việc đó, lúc nào mình cũng có thể ra đi. Tây Thi bối rối ngay khi Si Di Tử Bì bình thản nói luôn: - Tây Thi, đêm mai chúng ta lên đường nhé! Tây Thi sững sờ, khá lâu sau mới dàu dàu nói: - Thế thì đêm nay là đêm cuối cùng của chúng ta ở tại Lâm Truy. Sáng ngày hôm sau, Si Di Tử Bì vẫn vào triều như thường. Không một ai nhận ra có điều khác lạ. Nếu có thì là việc Si Di Tử Bì đem đồ vật tặng vài bằng hữu, ít lắm có đến ba vị đại phu và hai vị thượng khanh nhận được quà biếu. Đêm ấy, sau mười hai giờ, Si Di Tử Bì đánh xe nhẹ cùng vợ ra cửa phía Đông thành Lâm Truy. Cửa thành đã đóng nhưng Si Di Tử Bì có đủ giấy tờ chứng minh, bảo quân canh mở cửa cho mình đến xem qua binh tình ở bờ biển dưới trăng. Xe ra khỏi thành, có hai gia nô cưỡi ngựa mở đường chạy thẳng trên đường cái. Đi được ngoài mười dặm thì có sáu xe lớn chờ sẵn vợ chồng Tây Thi. Xe nào cũng chở đồ ăm ắp, xe nào cũng dùng bốn ngựa khỏe mạnh kéo xe. Tại hải cảng, mọi việc đã chuẩn bị sẵn sàng. A Mang tự động đốc thúc mọi người đem hết đồ đạc lên thuyền. Sáu xe từ Lâm Truy tới cũng cho xuống thuyền chở luôn. Tây Thi thắc mắc hỏi: - Thiếu Bá! Chàng bỏ rất nhiều đồ quý trọng, tại sao lại đem theo mấy chiếc xe ngựa này? - Trong tương lai, khoảng năm năm nữa, ta có thể có ba trăm xe kéo đi thành dọc dài. Vì vậy, xe và ngựa này là vật cần thiết nhất. Nói xong, Si Di Tử Bì kéo Tây Thi lên thuyền, kiểm điểm lại đồ đạc. Dưới trăng mờ, bên ven biển, có ba chiếc thuyền lớn. Trong khoang lớn chiếc thuyền thứ nhất chở khoảng trên năm mươi ngựa. ở lòng thuyền chất đầy ắp sắt miếng, sắt khúc, gỗ cứng, những nguyên liệu cần thiết cho việc đóng thuyền. Trên mui thuyền ngổn ngang dụng cụ làm mộc. Thuyền thứ hai chở mười chiếc xe ngựa, vài con bò sữa, bò giống và những dụng cụ làm ruộng. Thuyền thứ ba là thuyền đã chở vợ chồng Si Di Tử Bì bềnh bồng trên mặt Thái Hồ, chất đầy vi sồ, đồ dệt, của riêng tây. Si Di Tử Bì nói: - Tại hải cảng này, ta để lại gần năm mươi bò, nhiều đồ vật. Tại Lâm Truy, ta cũng lưu lại chẳng ít đồ đạc, có lẽ Trần Hằng thỏa mãn rồi. Tây Thi buột miệng khen: - Thiếu Bá! Chàng thật là thần xuất quỷ một! - Bây giờ chúng ta khai thuyền. (Hạ lệnh xong, Si Di Tử Bì tuyên bố chung) Các người nên nhớ, từ rày về sau, danh hiệu của ta là Đào Châu công. Tây Thi mỉm cười: - Lại đổi tên mới nữa... Tương lai rồi cũng sẽ như Si Di Tử Bì! - Không đâu, Si Di Tử Bì đã chết, cũng như Phạm Lãi đã chết. (Đào Châu công thản nhiên nói luôn) Kể từ nay, Đào Châu công sẽ sống an phận thủ thường với Tây Thi! Ba thuyền trương buồm một lượt, dàn thành hình chữ phẩm lướt ra biển cả (Hình chữ phẩm là một chiếc đi trước, hai chiếc còn lại đi song song theo sát phía sau - chú thích của dịch giả). Đào Châu công hỏi: - Tây Thi, lần này khác hẳn lần rời Cô Tô chứ? - Khác à? (Tây Thi nhìn về hải cảng dưới trăng). Không khác nhau là mấy, vì cùng có dự mưu chạy chết! - Nhưng khác ở chỗ lúc rời Cô Tô, trong lòng nàng còn có Phù Sai, chứ lần này thì chỉ có một mình ta! Tây Thi nghiêm mặt: - Không cho phép nhắc đến tên người ấy. Vĩnh viễn không được phép nhắc. - Được rồi, ta không nói nữa đâu. Tây Thi cười yêu kiều. Đào Châu công tức Phạm Lãi đã đoán đúng... Trong lòng Tây Thi không còn có tên Ngô vương... Phù Sai... Trong thành Lâm Truy, Trần Hằng vào triều không gặp Si Di Tử Bì. Nhưng khi về nhà thì được quản gia trao cho một hộp làm bằng gỗ cứng. Mở hộp ra xem, Trần Hằng thấy mô hình nhà cửa, điền viên làm bằng kim khí. Dưới đáy hộp có một tờ giấy viết bốn chữ: “Phạm Lãi kính tặng”. - Ô! (Trần Hằng nhảy dựng, hạ lệnh) Các ngươi mau đến nhà Si Di Tử Bì xem thử rồi lập tức trở về báo cho ta biết. Vợ chồng Si Di Tử Bì không còn ở đó nữa... - Thì ra là Phạm Lãi!... - Sau khi nhận được báo cáo, Trần Hằng thở dài thườn thượt, không phái người đuổi theo. Trần Hằng biết rõ, đối với Phạm Lãi có đuổi theo cũng không kịp. Việt vương đã dùng toàn lực khuynh đảo cả nước để đuổi theo Phạm Lãi biết bao năm vẫn không đuổi được nữa là... Chỉ có mỗi một việc làm được, đó là thái sử nước Tề phụng mạng ghi chuyện Si Di Tử Bì vào lịch sử. ------------------(1 ) Không như Trung Quốc bây giờ có ngôn ngữ thống nhất, nước Tàu xưa có đến hàng trăm cách nói khác nhau. Người trong một nước nhỏ vẫn chưa chắc nói cho nhau hiểu, huống chi là khi đi sang nước khác. Vì thế, Phạm Lãi là người nước Sở, sang ở Việt, đến khi sang Tề mới bị coi là người ngoại quốc, nói tiếng ngoại quốc. - Chú thích của dịch gi. (2) Vào thời Đông Châu, phương tiện giao thông hạn hẹp, chữ “thiên hạ” dùng đây chỉ có nghĩa là toàn thể nước Tàu bị phân chia chứ không phi thế giới gồm năm châu như ngày nay. - Chú thích của dịch giả