Tôi quen Anh Tử, đó là chuyện cách đây mười tám năm. Bấy giờ chiến tranh Trung Nhật đã bùng nổ. Chiến tranh càng lúc càng lan rộng. Chẳng mấy chốc đến huyện Tân An, quê của chúng tôi. Do trang bị kém hơn địch, nên quân ta thất thủ. Huyện chúng tôi nằm dưới gót bọn ngoại xâm.Để dễ bề cai trị. Quân Nhật thiết lập cả ngụy quyền cai trị, đồng thời để giả tạo một khung cảnh thái bình, họ cho mở cửa lại trường học. Lúc bấy giờ tôi đã mười bảy tuổi, vì chiến cuộc nên tôi chỉ mới học đến lớp mười một. Trong thời buổi chiến tranh. Con người thường sớm trưởng thaàh nên hiểu thế nào là nỗi nhục mất nước. Lòng yêu nước rừng rực trong tim. Sự căm thù kẻ địch càng to lớn. Chúng tôi biết chung quanh mình lúc nào cũng có nhiều lực lượng du kích. Người dân thành phố đồng tình với cuộc chiến chống ngoại xâm nên loan truyền rất nhiều tấm gương anh hung của chiến sĩ ta. Có điều trước mát các bậc cha mẹ. Chúng tôi vẫn là những đứa bé vị thành niên chưa đủ tư cách vác sung lên vai xông vào tuyến lửa. Nên phải tiếp tục mài đít dưới mái trường.Chúng tôi trở lại ngôi trường còn in đầy vết tích đạn bom mà long không vui. Mọi thứ tuy cảnh cũ mà đã khác xưa. Một khung cảnh hỗn độn chớ không còn nề nếp cũ. Thầy giảng mà trò nhiều lúc đâu có chịu nghe. Căm phẫn nhất là trong thời khóa biểu lại có them môn Nhật ngữ. Thầy phụ trách dạy môn Nhật ngữ cho chúng tôi là Uông Đông Nguyên, người mà tôi và Dương Sơn đã nhắc đến ban nãy. Đó là một thanh niên cao gầy khoảng 27, 18 tuổi, người Đông Bắc. Đẹp trai, trán rộng, mắt sâu, tóc quăn. Ông ta có vẻ là một tài tử đóng phim nước ngoài hơn là một thầy giáo. Sau đó chúng tôi mới biết là ông ta mang trong người đến hai dòng máu Nga – Hoa. Lúc bấy giờ chúng tôi đang căm thù người Nhật thì làm sao còn hứng thú để mà tiếp thu văn hóa của kẻ thù? Vì vậy, trong giờ lên lớp mặc ông Nguyên muốn dạy gì thì dạy. Chúng tôi dưới lớp cứ tiếp tục công việc của mình. Vì tất cả ccã thề là ai học một chữ Nhật, kẻ đó sẽ là con cháu lủ Hán gian. Thái độ chống đối của chúng tôi lúc đầu thầy Nguyen còn phản ứng bằng biện pháp mạnh. Chẳng hạn ai dưới điểm trung bình môn Nhật ngữ sẽ không được lên lớp. Nhưng sau đó chẳng ai đếm xỉa gì cứ tiếp tục tẩy chay, ông ta đành bó tay, chỉ báo cáo sự việc lên hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm lớp chúng tôi. Sự việc đó chẳng làm chúng tôi sợ hãi. Vì chúng tôi biết hiệu trưởng năm nay đã ngoài sáu mươi. Ông lại là người yêu nước, quý học trò như con, nên bất cứ một chuyện gì có hại đến chúng tôi, ông đều giả ngơ chẳng xử lý đến nơi đến chốn. Chính vì thái độ hiền lành đó mà ông được chúng tôi đặt tên cho là “ông Phật đất”. Một biệt danh có hai ý nghĩa. Thứ nhất tính an phận của một người già, thứ hai là vì cái thế của ông trong tình trạng này giống như trong câu tục ngữ “Mê bồ tát quá giang, tự than nan bảo” (Tượng Phật bằng đất qua song, tự than khó bảo vệ). Đương nhiên bọn tôi cũng hiểu trong cái hoàn cảnh tai họa dồn dập này, chuyện cầu an của ông cũng có nguyên nhân của nó, đó là để bảo vệ ngôi trường, bảo vệ con dân trong huyện khỏi cảnh thất học. Đó là tâm nguyện tốt của nhaàgiáo mà ta cần phải trân trọng. Riêng với các vị thầy cô khác chúng tôi không phải bận tâm vì có tiền kiến thế nào họ cũng biết. chúng tôi laànhững học sinh lớn tuổi nhất sắp bước ra khỏi ngưỡng cửa học đường. Có phá phách một chúnt cũng chỉ là phản ứng tất nhiên. Trong trường, người mà bọn chúng tôi nể nhất đó là giáo viên chủ nhiệm Dương Thường Thứ. Vừa là giáo viên lại khiêm chức giám thị. Ông có vẻ là ngưòi kín đáo, ít để lộ tâm sự thầm kín của mình. Những lúc chúng tôi bất bình lớn tiếng phê phán bọn Nhật ông cũng tảng lờ như không nghe thấy. Nhưng rồi qua các bài giảng dần dần hungg tôi cũng nhận thức được con ngưòi ông. kẻ sĩ nào không căm thù giặc cướp? Tính thầy Dương thầm trầm ít nói. Ông là tượng trưng cho sự mâu thuẫn phức tạp của cuộc đời. Lúc ôn hòa nhưng nhiều khi lại nóng nảy. Ông thích đi săn các loại chồn cáo nhưng trong nhà lại có cả một lồng bồ câu. Ông không tham gia tiệc tùng với giới quan lại nhưng rất sốt sắng dự buổi tiệc đơn sơ của một nông dân nghèo. Năm nay khoảng ba mươi sáu tuổi, nhưng lại để râu như một lão già, càng khiến ông có vẻ cương nghị hơn. Chính vì chòm râu của ông mà một số bạn tôi đã tặng cho ông biệt danh là “Cáo sơn dương” (Dê núi già). Ông là cả một câu hỏi lớn. Vì vậy có lần trong một giờ quốc văn, chúng tôi đã dọ dẫm chính kiến của ông bằng cách phê phán chuyện học tiếng Nhật trong trường. Nhưng thầy Dương là người rất nhanh nhạy. Ông tránh né chuyẹn phê phán trên bằng cách chuyển qua nói về các gương trung trinh yêu nước trong lịch sử của dân tộc Nhật. Sau đó nói xa nói gần đến những hoạt động kháng chiến chống xâm lăng của dân tộc ta. Trong một phút cao hứng ông không chỉ nói dến chuyện xưa mà còn đề cập đến chuyện nay. Thật kỳ lạ. Thầy Dương gần như không hề bước chân ra cửa, vậy mà những hoạt động du kích xa gần, ông lại tường thuật một cách rành mạch sôi nổi. bấy giờ hoạt động du kích ở huyện tôi rất nổi tiếng. Dưới sự chỉ huy mưu lược của chính ủy Ngô Nhân Kiệt, chỉ huy Giang Chí Quân và đại đội trưởng Hồ Tam, một tướng cướp cải tà quy chính. Rồi còn nữ du kích Chi bát … Đội du kích địa phương đã từng làm bọn lính Nhật phải nhiều phen thất điên bát đảo. thầy Dương nói về những con người này lại rành rẽ như bạn than, nhất là khi đề cập đến Trương Quốc Uy, người ta được bọn Nhật treo giáo hai mươi ngàn tiền vàng cho ai bắt được hoặc giết. Dĩ nhiên là bọn tôi biết rõ mục đích của thầy Dương khi ông cố tình kể những sự việc trên. Rõ ràng thầy là người yêu nước muốn trui rèn tình ái quốc trong long chúng tôi, cũng như muốn gián tiếp nhục mạ kẻ họp tác với địch như Uông Đông Nguyên. Biết rõ được ý của thầy Dương, chúng tôi chẳng còn gì phải sợ nữa, nên đưa vào những giờ Nhật ngữ, mặc cho Uông Đông Nguyên giảng dạy thế nào, chúng tôi bên dưới, người thì đọc sách, người thì chép bài cũ, có người còn ngủ gật. Trong trường, lớp mười một chúng tôi là lớp phản kháng đầu tiên, những lớp khác thấy lớp chúng tôi không bị phạty, lần lượt bắt chước theo. kết quả là gần như cả trường đều phản ứng thụ động trước chuyện học Nhật ngữ. Lúc bấy giờ Uông Đông Nguyên thấy biện pháp cứng rắn chẳng hiệu quả nên quay qua mềm dẻo. những giờ học tiếng Nhật sau đó, ông ta bớt gắt gỏng hơn. Đôi lúc còn nói gần nói xa, nào là … Thù hận dân tộc là một chuyện, còn nghiên cứu học thuật lại là một sự việc khác. Mặc cho ông ta nói thế nào thì nói, bọn học sinh chúng tôivẫn giữ vững lập trường. Trong đám bạn phải nói Ngô hán Thanh và Cao Triết Hoa là to gan nhất, hai người này sang tác một bản nhạc rồi cùng hát;“Chỉ học tiếng Nhật để Trương Quốc Uy báo cho quân Nhật biết chúng là thứ bạo tàn.Chỉ học tiếng Nhật để viết truyền đơn nói rõ họ là kẻ xâm lăng”. Còn Dương Sơn thì trắng trợn hơn, hắn viết thêm một câu:“Chỉ học tiếng Nhật để quyến rũ gái Nhật”. Khi được kích động, thì quần chúng nhiều lúc hùn theo không đắn đo. thế là cả lớp như bầy ong vỡ tổ.Có người biết cha của Anh Ngọc nHư là trưởng ban an ninh ngụy nên thừa cơ bôi nhọ.- Anh Ngọc Như hắn tiếp thu tiếng Nhật nhanh lắM. Có thể để làm thông ngôn cho cha!- Còn Điền Mộc Thanh có vẻ chăm chỉ học tiếng Nhật không kém! Có lẽ để làm thơ ca tụng Nhật hầu sớm có học bổng sang Nhật học bác sĩ đấy.Đó chẳng qua vì Điền Mục Thanh thích văn học, tính tình gàn dở, không để tâm chuyện chính sự, mê tiếng Nhật nên có người thừa cơ hội đã bôi nhọ hắn. Dương Sơn là tay quá khách, nên thừa dịp chua cay.- Phải đấy, hắn mà đỗ tiến sĩ thì rồi sẽ bắt chước thầy Nguyên mở miệng ra là:”Ajiyato, Anata wa..” để hù dõa dân đen.Đến lúc này thì thầy Nguyên cũng bị đem ra làm đề tài châm biếm. Dĩ nhiên là thầy Nguyên đã giả vờ như không nghe, nhưng ông cũng tức giận. Thái độ của ông càng khiến chúng tôi thỏa mãn vô cùng.