ù sao mặc lòng, Kinh Dịch vẫn là một cuốn sách lạ trong văn học giới của nhân loại. Thể tài sách này không giống một cuôĩi sách nào. Bởi vì cái gốc của nó chỉ là một nét vạch ngang, do một nét vạch ngang, đảo điên xoay xoả thành một bộ sách, vậy mà hầu hết chi tiết ở trong, đều có thể thống luật lệ nhất định, chứ không lộn xộn. Trước khi đọc, phải viết qua loa những thể thông luật lệ ấy, thì sau mới dễ nhận hiểu. Vậy nay, theo sự kê cứu của Tiên nho, nêu qua ít điều quan hệ trong những thể thống luật lệ đó, như sau:Quẻ. - Quẻ có hai thứ: Một là quẻ đơn, tức là tám quẻ: Kiền, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, mỗi quẻ có ba nét ngang, Chu Hy gọi là “quẻ ba vạch”. Hai là quẻ kép, tức là sáu mươi tư quẻ do tám quẻ đơn đắp đổi chồng nhau mà thành ra, như quẻ Hàm, quẻ Hằng, quẻ Đại tráng, quẻ Gia nhân. các quẻ này mỗi quẻ có sáu nét ngang, Chu Hy gọi là “quẻ sáu vạch”. Cả hai thứ đó, trong sách đều gọi là quẻ (卦 quái), thật ra, tính chất rất không giống nhau, quẻ đơn là những yếu tố làm nên quẻ kép, mà quẻ kép thì là hợp thể của hai quẻ đơn chồng nhau.Hào. - Hào là vạch ngang của quẻ kép, mỗi quẻ sáu vạch, tức là sáu hào. Thứ tự bắt đầu từ dưới kể lên, dưới nhất là hào Đầu, đến hào Hai, đến hào Ba, đến hào Tư, đến hào Năm, cuối cùng là hào Trên. Hào cũng chia làm hai thứ: Những hào thuộc nét ngang liền, là hào Dương; những hào thuộc nét ngang đứt, là hào Âm. Ví như quẻ Chuân, do hai quẻ Chấn, Khảm hợp lại mà thành ra, thì hào Đầu, hào Năm là Dương, hào Hai, hào Ba, hào Tư, hào Trên là Âm. Ở lời Kinh, hào Dương gọi là hào Chín, hào Âm gọi là hào Sáu. Ví như quẻ Chuân: hào Đầu gọi hào Chín Đầu (初九 Sơ Cửu), hào Hai gọi hào Sáu Hai (六 二 Lục Nhị) v.v… Sở dĩ gọi vậy, - theo Tiên nho - là vì khí Dương số bảy là trẻ, số chín là già, khí Âm số tám là trẻ, số sáu là già, già thì biến đổi, chứ trẻ thì chưa biến đổi, Kinh Dịch chú trọng ở sự biến đổi, cho nên mới lấy số Chín làm tên hào Dương và lấy số Sáu làm tên hào Âm.Tính của quẻ và các hào. - Tám quẻ đơn, mỗi quẻ đều có tính riêng, đại khái, tính Kiền thì mạnh, tính Khôn thì thuận, tính Chấn thì động, tính Tôn là nhún, tính cấn hay đậu, tính Đoái hay đẹp lòng, tính Ly có khi thì sáng, có khi là trông rỗng, tính Khảm có khi là hiểm, có khi là đầy đặc. Vậy ở sách này, nói mạnh là chỉ về Kiền, nói thuận là chỉ về Khôn, nói động là chỉ về Chấn, nói nhún là chỉ về Tốn, nói đậu là chỉ về cấn, nói đẹp lòng là chỉ về Đoái, nói sáng hay trông rỗng là chỉ về Ly, nói hiểm hay đầy đặc là chỉ về Khảm. - Còn hào, thì hào Dương tất nhiên cứng mạnh thích động và hay đi lên, hào Âm tất nhiên mềm yếu thích tĩnh và hay đi xuống. Vậy ở sách này, nói cứng là chỉ về hào Dương, nói mềm là chỉ về hào Âm.Tượng của quẻ và hào. - Tám quẻ đơn đều làm biểu hiện cho các vật ở vũ trụ, mỗi quẻ là hình tượng của một hoặc nhiều vật. Ví như Kiền là tượng trời, lại là tượng con rồng; Khôn là tượng đất, lại là tượng con trâu; Chấn là tượng tiếng sấm, lại là tượng cái cây; Khảm là tượng nước, lại là tượng mây, tượng mưa; Tôn là tượng gió; Ly là tượng lửa; cấn là tượng núi; Đoái là tượng chầm… Đó là nói qua, sau đây đọc đến các quẻ sẽ thấy rõ hơn. Còn hào, tự nó không có tượng riêng, vì không chuyên hình dung cho vật gì, nhưng khi đã hợp nhau lại thành quẻ, thì cũng có khi có tượng. Ví như hào giữa quẻ Khảm là tượng “đầy đặc”, bởi vì hào ấy là nét ngang liền, đứng giữa hai nét ngang đứt, giống như một vật đặc giữa; hay như hào giữa quẻ Ly là tượng “trống rỗng bên trong”, bởi vì hào này là nét ngang đứt, đứng giữa hai nét ngang liền, giống như một vật rỗng ruột vậy.Sự áp dụng của hào và quẻ. - Trong Kinh Dịch phần của Văn vương Chu công chú trọng ở sự bói toán, phần của Khổng Tử chú trọng ở cách tu thân xử thế của từng người, đó là điều rất rõ rệt. Dù là việc bói toán, dù là cách tu thân xử thế, cũng đều phải lấy nhân sự làm căn cứ, vì vậy, người ta mới chia mỗi quẻ ra làm ba thứ: thì, ngôi và người.Thì là thời kỳ. Trong sáu mươi tư quẻ kép, mỗi quẻ là một thời kỳ. Ví như quẻ Thái tức là thời kỳ hanh thái, quẻ Bĩ tức là thời kỳ bế tắc v.v… Trong mỗi quẻ, hào Đầu là đầu thời kỳ, hào Trên là cuôl thời kỳ, còn các hào giữa, cố nhiên là giữa thời kỳ. Đó là nói về đại khái, chính ra một quẻ có khi không chỉ về một thời kỳ mà chỉ về một công cuộc, ví như các quẻ Tốn, ích, Tỵ, Tụng v.v… Nhưng về nghĩa này rất ít.Ngôi là thứ tự của các hào. Mỗi quẻ sáu hào, tức là sáu ngôi. Theo lời chú thích của Tiên nho, nhất là lời chú thích của Trình Di và Chu Hy, thì trong một quẻ, hào Đầu là ngôi thứ dân, hào Hai là ngôi tư mục, hào Ba là ngôi quan Khanh, quan Đại phu, hào Tư là ngôi đại thần, hào Năm là ngôi vua, hào Trên là ngôi các vị lão thành. Đấy cũng là nói đại khái mà thôi, không phải các quẻ đều đúng lệ đó.Tất cả các ngôi, đều có nhiều hạng tương phán với nhau, ví như chính và không chính, giữa và không giữa, có ứng và không ứng. Hào Dương mà ở ngôi lẻ, tức là ngôi Đầu, ngôi Ba, ngôi Năm; hào Âm mà ở ngôi chẵn, tức là ngôi Hai, ngôi Tư, ngôi Trên, thế là được chỗ chính; trái lại, nếu hào Dương mà ở ngôi chẵn, hào Âm mà ở ngôi lẻ thì là bất chính. Trong mỗi quẻ, chỉ có hào Hai hào Năm là giữa, vì một quẻ kép do hai quẻ đơn hợp lại, mà hào Hai là giữa quẻ (đơn) dưới, hào Năm thì ở giữa quẻ (đơn) trên. Còn các hào khác đều là không giữa.Ứng là hào nọ ứng với hào kia, như làm ngoại viện cho nhau. Trong một quẻ (kép), hào Đầu ứng với hào Tư, hào Hai ứng với hào Năm, hào Ba ứng với hào Trên, thường lệ như thế. Nhưng phải một hào là Dương, một hào là Âm, mới là có ứng. Nếu hai hào cùng một loại, ví như hào Đầu là hào Dương, hào Tư cũng là hào Dương, hào Hai là hào Âm, hào Năm cũng là hào Âm… thì là không ứng. Vậy nói “chính giữa có ứng” tức là hào Âm ở ngôi Hai mà trên ngôi Năm là hào Dương, hay hào Dương ở ngôi Năm mà dưới ngôi Hai là hào Âm.Trên đây là lệ nhất định.Người là bản thân kẻ xem bói, nói rộng ra thì là bản thân kẻ ở địa vị nào, trong thời kỳ nào, ví như hào Đầu quẻ Bĩ tức là thứ dân trong đời bĩ tắc, hào Năm quẻ Thái thì là ông vua trong đời hanh thái v.v… Người có hai hạng quân tử và tiểu nhân, hay là đàn ông và đàn bà. Tiên nho cho rằng: Hào Dương là quân tử hay đàn ông, hào Âm là tiểu nhân hay đàn bà. Hào Dương ở ngôi Dương, tức là quân tử được ngôi, hào Âm ở ngôi chẵn, tức là tiểu nhân biết điều, trái lại, hào Dương ở ngôi chẵn, thì là quân tử không ngôi, hào Âm ở ngôi lẻ, thì là tiểu nhân càn bậy. Lệ này cũng là thuộc về phần nhiều, không phải hết thảy như thế.Tượng và Chiêm. - Theo ý Chu Hy, một hào thường hàm hai thứ, là Tượng và Chiêm. Tượng là hình tượng, Chiêm là lời đoán. Ví như hào Chín Đầu của quẻ Kiền có câu: “rồng lặn chớ dùng”, thì: “rồng lặn” là tượng, vì Kiền là tượng con rồng, mà ngôi Đầu là chỗ rất thấp, tức là tượng của sự lặn; “chớ dùng” là chiêm, vì nó là lời khuyên của người ta. Tượng thì tuỳ quẻ tuỳ hào mà hình dung ra, không có nhất định. Còn chiêm đại để chia làm hai loại, hay dở. Về mặt hay, hay nhất là nguyền cát (cả tốt) đến cát hanh (tốt và hanh thông), đến cát (tốt), đến hanh (hanh thông), đến lợi (lợi về sự gì), đến vô hối (không ăn năn), đến vô cữu (không lỗi); về mặt dở, dở nhất là hung (dữ), đến lệ (nguy), đến vô du lợi (không lợi về sự gì), đến lận (đáng thẹn tiếc) đến hữu cữu (có lỗi), đến hữu hối (có ăn năn). Đem tính chất của lời Chiêm mà phân tích ra, thì thấy nặng nhẹ khác nhau như vậy. Trong sáu tư quẻ, ba trăm tám mươi tư hào, nhiều hào có Tượng mà không có Chiêm, cũng nhiều hào có Chiêm mà không có Tượng, không phải hào nào cũng đủ cả hai thứ đó.