hạc để làm cho người ta vui chứ. Giải trí bằng âm nhạc đề đầu óc vui tươi, thảnh thơi. Cậu thấy đúng không? Nhạc Việt Nam bài nào bài nấy buồn cách gì đâu! Sao vậy cậu?
- Có lẽ người nhạc sĩ làm nhạc, tìm cảm hứng trong lúc buồn chăng? Với lại cậu nghĩ bản tính người mình như vậy chứ không sôi nổi ồ ạt như người ngoại quốc. Cháu nói vậy chứ đâu phải bài nào cũng buồn.
- Trời hỡi ơi! Cậu mà nghe cái băng ngâm thơ của mẹ cháu còn ngán nữa. Nghe chả ra làm sao. Khi nào khó ngủ cứ nghe mấy đồ đó là ngủ ngay cho coi, mẹ cháu lại cứ bảo con nít không biết thưởng thức!
- Mỗi một tuổi một khác cháu ơi! Ở những người lớn tuổi, bản nhạc xưa gợi nhớ đến thời còn trẻ, thích thú lắm.
- Cậu đâu đã già mà cháu cứ nghe cậu than, kỳ thiệt! Bên này Mỹ họ trẻ trung lắm cậu ơi.
- Thật à? Thế Diễm có biết ai làm mối cho cậu đi.
- Làm mối là sao cậu?
Vĩnh phì cười:
- Ơ! Con nhỏ này tiếng Việt gì mà xoàng thế! Làm mối là giới thiệu cho cậu một cô nào đó để cậu quen và nếu hợp thì sẽ đi xa hơn, hiểu chưa?
- Trời hỡi! Cậu lớn rồi cậu tìm lấy chứ. Cháu tìm sao được. Bạn Diễm nhỏ xíu đâu có được.
Vĩnh cười ngất:
- Thôi! Cậu cháu mình bắt đầu nói nhăng rồi.
Cả hai cậu cháu cùng cười vui vẻ. Nói lăng quăng một chút vậy mà làm Diễm tỉnh ngủ. Xe sắp rẽ vào trường, Diễm trông thấy Lài và April ở xa xa bèn chỉ trỏ.
- Cậu ngừng cho cháu xuống chỗ kia nhe. Cháu đi vào lớp cùng bạn cháu... Ngay đây được rồi cậu... Chào cậu cháu đi học.
Dứt lời Diễm hối hả xuống xe, đóng cửa vội và chạy theo gọi:
* * *
- Sao hôm nay April buồn vậy?
- Bắt đầu từ hôm nay nhà có thêm người.
Lài hỏi lại bằng một giọng ngạc nhiên:
- Ủa, ai vậy?
- Larry.
- Larry là ai?
- Chồng mới của mẹ.
Lài im sững không dám hỏi tiếp. April quay sang Lài:
- Lài thấy sao?
Lài lúng túng hỏi lại:
- Sao là sao?
- Nếu là Lài thì Lài nghĩ sao?
- Lài... không biết nữa... Ông đó ra sao?
- Chưa bao giờ thấy mặt.
- Sao kỳ vậy? Đột ngột quá!
April đưa chân đá những quả thông khô trên lề đường và nói:
- April không muốn về nhà.
- Làm vậy bác giận chết. – Lài nhỏ nhẹ nói.
- Bây giờ chắc mẹ chẳng để ý. Mẹ còn lo nhiều chuyện khác.
- Có nhiều loại tình cảm chứ. Tình cảm dành cho con cái khác, còn tình cảm dành cho vợ chồng khác. Lài vẫn hỏi ba Lài sao ba không lấy vợ? Chị biết ba em nói sao không? Ba bảo điều đó không cần thiết. Còn tụi mình, một hồi mình lớn nữa, mình có đời sống riêng thì cha mẹ mình cũng thế chứ?
April mất hẳn vẻ bướng bỉnh:
- Cũng muốn nghĩ như vậy, nhưng khó quá!
Rồi April nhìn Lài có vẻ ngần ngừ:
- Lài... về nhà với April bữa nay không?
Lài chần chừ định bảo không nhưng nhìn thấy vẻ khẩn khoản của April nàng đành gật đầu. Tuy trong bụng rất lo ngại sợ bác Wayne hiểu lầm con nít tò mò.
Cũng cây, cũng cỏ, cũng cùng một khoảng cách, cũng hít, cũng thở, cũng một ngày trôi qua. Nhưng ngày hôm nay sẽ không còn như mọi ngày với sự có mặt của một người thứ ba trong nhà. Sự tò mò về người lạ đó không át nổi nỗi lo lắng của những thay đổi sắp đến. Có thể một không khí vui tươi hơn sẽ đến với gia đình nàng nhưng cũng có thể ngược lại. Một điều chắc chắn mà April biết là cái chỗ của nàng ở trong ngôi nhà sẽ bị thu hẹp lại, thế giới riêng tư của mình sẽ bị dồn vào một góc nhỏ hơn nữa cho đến một ngày nào mà con chim đủ lông cánh sẽ bay đi về những chân trời xa lạ. April chưa bao giờ biết mặt Larry, người bồ hờ tương lai, người đem lại tuổi xuân cho mẹ nàng. Và khuông mặt xa lạ đó hiện h, một chiếm đoạt trọn vẹn và một kích thích trước cái đẹp rất nhiều nữ tính, nhiều lôi cuốn đó. Bên cạnh đó Lài lại có những đường nét nẩy nở, tươi thắm, bắt mắt của Tây Phương. Một sự hoà hợp giữa hai nền văn hóa chắc hẳn phải có một cái gì đặc biệt lắm. Lài thông minh, tế nhị, nhậy cảm. Chừng đó thứ quá đủ để một người đàn ông chết chìm trong đáy mắt nàng. Lài không còn là một đứa trẻ nữa. Tâm hồn, thể xác Lài đang trên đà phát triển toàn vẹn. Làm sao Vĩnh không điêu đứng cho được? Chàng vừa thích thú, cái thích thú của một người cha có con gái đẹp, khi thấy Lài được kẻ ngưỡng mộ nhưng đồng thời tự dưng cũng thấy hơi khó chịu, một khó chịu rất bình thường của những ông bố có con gái đẹp mà chung quanh có bao nhiêu kẻ trộm rình mò.
- Bà Ngoc Anh ở đây hả Ba?
Đang miên man với những nhận xét về Lài, James giật mình trả lời:
- Ngọc Anh? ... Không, cô ấy ở Denver về đây chơi... Không, hình như đi việc của sở thì phải. Cô ta vừa là bạn vừa là học trò cũ của Ba.
James ngừng một chút để nhớ về Ngọc Anh rồi kể tiếp:
- Sau này Ngọc Anh chuyển sang học Luật và nay cô ấy là luật sư.
James lắc đầu nói tiếp:
- Ba không tưởng tượng cô ta là một luật sư được... Ba vẫn nhớ về Ngọc Anh như một cô học trò nhỏ.
Lài hỏi một cách gay gắt – Nàng cũng hơi ngạc nhiên trước thái độ của chính mình:
- Sao Ba không lấy cô ta?
James nhìn Lài ngạc nhiên rồi chợt hiểu và phì cười. Chàng nhìn nét mặt cau có của Lài rồi nghiêm trang đáp:
- Tên Anh không giống tên An. Người cũng không giống. Mẹ con bỏ lại cho Ba một khoảng trống quá sâu, chẳng ai lấp cho đầy được. Ngọc Anh chỉ là bạn, hơn tình bạn một chút, có thể phiêu lưu với Ngọc Anh nhưng không thể đi xa hơn. Con gặp Ngọc Anh con sẽ thích, cô ta rất khéo nói, duyên dáng và bặt thiệp. Đó là loại người mang niềm vui tới cho người khác mà không đòi hỏi một sự đáp lễ nào cả. Con người rất phóng khoáng... không được Việt Nam mấy. Tối nay Lài gặp sẽ biết.
- Con đi vào đó lại đâm thừa.
- Ba với cô ta có gì riêng tư đâu. Cô ta cũng thích gặp con mà ba cũng muốn con đi cho vui.
- Ý ba muốn vậy?
- Đi chơi một lúc, khi nào Lài chán, cha con mình về. Bằng lòng nhé?
- Vâng.
- Con không hẹn với ai cả chứ?
Lài hiểu ngay ba nàng muốn dọ hỏi về Vĩnh. Tại sao ba lại quan tâm đến Vĩnh như vậy?
- Không ạ. Con không đi đâu hết. Nhiều lúc ở nhà thích hơn. Ba đừng lo cho con.
- Ba vào trường lại. Nhiều việc phải làm. Ở nhà không làm được việc gì. Một mình ở nhà không buồn chứ Lài?
Lài nhoẻn miệng cười:
- Ba bảo con thành người lớn rồi mà?
James cười, định nói gì rồi lại thôi.
*
Ngoài trời mưa mỗi lúc một nặng hạt. Không gian ướt đẫm và ẩm. Mây đen giăng kín trời. Lài đọc sách, xem ti vi chán rồi lại chui vào phòng làm việc của James tìm sách báo. Thỉnh thoảng Lài chỉ phủi bụi và thay hoa tươi cho Ba trong phòng còn nàng biết ý không dám dọn dẹp gì. James là con mọt sách, ngồi đâu cũng vớ được sách, chỗ này vài cuốn, chỗ kia 1, 2 quyển. Rất nhiều cuốn đang đọc dở dang. Trên tường treo đầy những ảnh chụp kỷ niệm. Phần lớn là ảnh cũ, hình ảnh cũ của một thời son trẻ. Những huy chương, bằng cấp treo lẫn lộn. Chiếc thẻ bài sáng bạc dưới ánh đèn. Chắc Ba phải lau chùi thường xuyên nên chiếc thẻ sáng choang, không có màu xỉn cũ. Trong những tấm ảnh treo, có hình ông bạn Justin của Ba, người mà thỉnh thoảng Ba nàng rủ Lài đi thăm mộ, là đẹp nhất. Ảnh người thanh niên thật trẻ, đẹp trai, mắt xanh biếc và tóc vàng như tơ. Nụ cười tươi và nghịch ngợm. Tuyệt nhiên trong phòng không có hình một người đàn bà nào. Ảnh của mẹ nàng cũng không có. Có lẽ đó là một nhắc nhở không cần thiết. Bức ảnh duy nhất chụp cả gia đình lại đặt trong phòng Lài. Tự dưng Lài có ý tò mò đi xem xét từng thư trong phòng. Không lẽ vì bà Ngoc Anh nào đó gọi lại sáng nay? Nàng cũng không biết chắc nhưng tự nhiên sự tò mò thoi thúc một cách mãnh liệt. Để làm gì? Lài không biết. Nhưng nàng tò mò. Lài vừa tìm tòi vừa hồi hộp, phần vì sợ Ba về bất ngờ, phần vì biết hành động này xấu. Nhưng cái xấu bao giờ cũng lấn át cái tốt và Lài đang đi theo chiều hướng xấu! Lài chưa thấy một dấu vết riêng tư nào của Ba. Không lẽ James lại trung thành với mẹ nàng một cách tuyệt đối như vậy.
Những quyển sách, báo, xếp chồng lên nhau nằm xô lệch một cách vô trật tự. Có nhiều tờ báo mà ngày phát hành cách đây hàng 5, 7 năm. Lài vừa lục lọi vừa thỉnh thoảng nhăn mặt vì bụi bặm. Lài không biết tại sao mình lại muốn tìm kiếm những chuyện riêng tư của ba nàng? Bình thường Lài không phải là người tò mò, tọc mạch. Lý do có lẽ ít nhiều liên quan đến bà Ngọc Anh, một nhân vật mà chưa bao giờ nghe James nhắc đến cho tới ngày hôm nay... Đây là một sự tò mò hay ghen tuông?
Lài đã không tìm được điều nàng muốn tìm. Có lẽ bà Ngoc Anh nào đó không nằm trong những kỷ niệm mà James nâng niu. Nhưng cũng rất tình cờ Lài khám phá ra một điều khác về ba nàng làm Lài đỏ mặt. Một cuốn báo với nhiều hình ảnh phụ nữ khỏa thân được nhét tận dưới đáy chồng sách báo. Từ trước đến giờ Lài vẫn nhìn ba nàng dưới một cặp mắt đặc biệt: James là sự tổng hợp của vai trò một người bố đồng thời là người mẹ vì mẹ Lài không còn. Sự phân biệt giữa nam nữ hầu như bị bỏ quên. Đây chính là một nhắc nhở về vị trí của ba nàng, hơn thế nữa về... đàn ông. Nghĩ đến điều này, Lài thấy nóng bừng cả mặt và tâm hồn xáo động một cách khác thường. Lài nhớ đến những cái nhìn nóng bỏng và hỗn xược của đám con trai cùng trường. Hẳn nhiên nó khác hẳn với cái nhìn si mê của Vĩnh. Nhưng trong ánh mắt si dại của Vĩnh vẫn mang một sức mạnh muốn chiếm đoạt làm Lài hoảng sợ. Những xao xuyến làm nàng thích thú nhưng đồng thời cũng làm Lài luống cuống và tránh né.
Lúc còn ở quê nhà Lài vẫn nghe bà ngoại răn dạy những hành vi luyến ái ở ngoài hôn nhân là một điều xấu xa và không thể chấp nhận được. Ở đây những điều đó nhan nhản khắp nơi. Những cặp uyên ương ở lứa tuổi Lài tỏ lộ sự âu yếm một cách tự nhiên và công khai, không ngượng ngập, che dấu. Bạn bè Lài bàn luận về tình dục một cách bình thường. Chúng nó phê bình, cười đùa và kể cho nhau nghe một cách tự nhiên, như chuyện trời nắng, trời mưa. Đôi lúc nàng thấy như mình không trưởng thành nổi với những xung đột đó. Tất cả những điều đó Lài không bao giờ tỏ lộ ra. Nàng sợ bạn chê cười, chế nhạo. Điều gì chúng bạn nói ra Lài cũng đưa đẩy để khỏi bị loại ra khỏi thế giới của bạn bè, thế giới của những người trẻ đang muốn đốt giai đoạn để trưởng thành.
Lài không quên những hình ảnh nàng vừa thấy. Nàng vội vàng đi ra khỏi phòng James. Nàng chỉ muốn biết đến những cái hay, cái đẹp, những điều lý tưởng ở ba nàng. Nghĩ đến đó Lài tự trách mình. Ở xã hội này, như Lài đang được dạy dỗ, vấn đề dục tính là một điều tự nhiên của con người. Người ta không né tránh khi nói đến vấn đề đó hay những gì liên hệ đến nó. Nhưng Lài vẫn không quen. Nằm sâu trong tiềm thức, ở một xã hội khác mà Lài đã lớn lên, người ta nhìn dục tính dưới một khía cạnh khác với cặp mắt nghiêm khắc và bảo thủ hơn nhiều. Sao xã hội này nhắc đến nó như những điều thông thường như ăn, như ngủ, như thở. Thực ra thế nào mới đúng? Nàng không còn mẹ để có thể hỏi và dĩ nhiên Lài không thể hỏi ba nàng câu hỏi đó. Lài chỉ có thể đứng ngập ngừng ở ngoài cả hai xã hội đó và hoang mang tự tìm cho mình một câu trả lời.
Những hình ảnh Lài vừa nhìn thấy, những cảnh tượng nàng thấy hàng ngày trong sân trường, mặc dù Lài tránh né nhưng nó vẫn cấy lên một mầm mống khác thường: những xao động, những cảm giác tội lỗi, những xao xuyến lạ lùng và có lẽ một chút háo hức kèm lẫn sợ sệt nào đó. Khó diễn tả nhưng dĩ nhiên Lài giữ tất cả những điều đó cho mình, không ai có thể biết được. Những điều đó chỉ thoáng qua, quậy lên một vài khắc khoải, xao động rồi lùi bước nhường cho một Lài ngây thơ, suốt ngày vùi đầu vào những chồng sách đủ loại. Lài đọc rất nhiều nhưng sao chẳng nhớ gì cả. Và Lài vẫn còn nhớ câu trả lời của James: «Cứ đọc, càng nhiều càng tốt, sẽ có lúc nó thấm vào lúc nào mà con chẳng biết. Tập thói quen đọc sách để thấy thích thú chứ không phải đọc để nhồi chữ vào đầu». Những điều lợi đâu Lài chưa thấy nhưng chắc chắn Lài thấy mình ham đọc sách, tiếng Anh tiến bộ rõ rệt.
*
Người đàn bà đối diện với mái tóc cắt ngắn, đen và bóng mượt ôm lấy khuôn mặt hơi bầu bĩnh. Cặp mắt đen, ướt át và sáng long lanh linh hoạt theo vành môi đỏ nhếch cười lộ cả hàm răng trắng muốt và đều đặn. Bên cạnh làn da trắng hồng, mái tóc đen đầy vẻ Á Đông lại càng nổi. Lài có cảm tình với Ngọc Anh ngay. Nàng chỉ ngồi yên lặng quan sát và nghe ba nàng cùng cô ta nói chuyện. Thỉnh thoảng cô ta giơ tay vuốt mái tóc và nhìn Lài với anh mắt lạ lùng, nửa như dọ hỏi nửa như mời mọc, rất quyến rũ. Lời nói chuyện của cô ta cũng thế. Rất tự tin – dĩ nhiên rồi. Trước quan toà và hàng trăm con mắt mà cô ta vẫn ung dung, thao thao bất tuyệt biện hộ cho thân chủ, sá gì có mình Lài – lôi cuốn người đối diện vào câu chuyện. Sức thu hút tự nhiên đó làm Lài cũng thấy mình không thoát ra được. Vậy sao ba thoát được? Người chết, người vắng mặt, lại có sức mạnh níu giữ đến thế sao? Khó hiểu! Và bây giờ Lài lắng nghe chăm chú hơn là ngồi quan sát cô ta.
Tiếng cô ta trong vắt và rõ ràng:
- Công việc mang lại cho em niềm vui. Dĩ nhiên niềm vui đó to lớn hơn những khó khăn mà em phải trải qua.
- Làm việc chết thôi hả Ngọc Anh?
Cô ta cười và bẻ lại:
- Làm việc để sống chứ. Càng làm việc hăng hái chừng nào chứng tỏ mình đang alive hơn bao giờ cả. Anh đồng ý không?
- Nói chuyện với em anh chỉ có thua và phải đồng ý theo em chứ cần gì Ngọc Anh phải hỏi câu đó.
Cả hai cùng phá lên cười sau câu nói của James. Lài cũng mỉm cười theo và càng thấy sức hấp dẫn lạ kỳ của cô ta. Theo với cô ta mọi thứ chung quanh như sinh động hẳn lên. Cũng quán ăn Việt Nam quen thuộc này, những món ăn cũng không đặc biệt hơn mọi khi thế mà dường như Lài ăn thấy ngon miệng hơn, cảnh vật chung quanh có hồn hơn, náo nức hơn. Lài không hiểu những điều mà cô Ngọc Anh đang có là bẩm sinh hay người ta phải tự tạo ra?
- Giờ giấc em thất thường lắm ư?
- Tùy theo công việc nhưng tựu trung em chọn ban đêm để làm việc, nhất là vào lúc 4, 5 giờ sáng. Giờ đó đầu óc minh mẫn lạ thường và mang lại hiệu quả nhiều cho công việc hơn, nhất là đối với công việc của em.
- Tại sao em chọn nghề đó?
- Tại vì em thích. Con người là một thế giới phức tạp và lạ lùng. Công việc em đòi hỏi những giao tiếp, tìm hiểu con người trong những hoàn cảnh đặc biệt. Em thích một đời sống phấn đấu và với công việc này cứ mỗi trường hợp là một phương cách phấn đấu mãnh liệt.
- Ngọc Anh khác xa những ngày còn học ở đây.
- Em vẫn vậy. Con người em có thay đổi đâu? Chỉ đến lúc này em mới đi đúng vào con đường em chọn thôi. Có thể công việc của em làm anh có cảm tưởng em thay đổi nhưng thực ra em vẫn thế.
Nói đến đây cô ta nheo mắt tinh nghịch nhìn James như trêu chọc và nói tiếp:
- Thật mà. Thử không?
James cười nhưng không quên liếc mắt nhìn Lài:
- Em không đổi thật! Nãy giờ anh mới gặp lại cô Ngọc Anh ngày nào.
Giọng cô ta chợt nhỏ hẳn đi:
- Chẳng bao giờ trở lại được ngày xưa nữa anh nhỉ?
James không trả lời nhưng có lẽ sự yên lặng của chàng cũng là một sự đồng ý gián tiếp. Chàng ngập ngừng hỏi:
- Có ai chưa Ngọc Anh?
- Nếu hiểu nghĩa «ai» như anh hỏi thì em chưa có những em đã lập gia đình để có một đời sống quân bình và đỡ lẻ loi.
- Sao không nghĩ một cách giản dị để sống giản dị?
- Câu hỏi của anh có giản dị đâu? Anh luôn luôn nói sống giản dị mà từ xưa đến giờ em thấy anh không như vậy. Chuyện quá khứ của anh đi vào dĩ vãng từ lâu mà anh có để yên đâu? Anh đâu muốn sống giản dị!
Lài hơi khó chịu khi nghe cô ta nói câu đó. Không biết cô ấy có ám chỉ dĩ vãng James với hình ảnh mẹ nàng chăng?
- Thôi, đừng nhắc đến nữa, Ngọc Anh. Mình đang vui trong một buổi tối hiếm có như hôm nay. Em có biết nãy giờ anh và em đều bất lịch sự khi không để Lài góp vào câu chuyện không?
Ngọc Anh trả lời ngay, nhanh và ngọt:
- Mình đang hâm nóng câu chuyện để mời cô con gái anh tham dự đấy chứ. Thời gian cũng làm thân thuộc hơn một chút, phải vậy không Lài?
Cô ta khéo thật, Lài thầm nghĩ và nhỏ nhẹ trả lời:
- Dạ.
Có lẽ chưa hài lòng với câu trả lời ngắn gọn của Lài nên Ngọc Anh gợi chuyện thêm:
- Ba Lài nổi tiếng là giáo sư dạy giỏi và hay, bây giờ lại thêm một cái hay nữa Lài biết là gì không?
Lài ngơ ngác lắc đầu. Ngọc Anh cười rất tươi và nói:
- Chắc chắn bây giờ trong trường, James là người có cô con gái đẹp nhất.
Hai má Lài đỏ au vì ngượng. Tuy đó là một lời khen nịnh nhưng Lài cũng tự biết mình trông cũng được lắm. Thế mới biết thu phục được cảm tình chưa thấy ai khéo bằng cô này. Tự dưng Lài cũng thấy cởi mở hơn. Ba nàng có vẻ thích thú ra mặt. Và từ đó câu chuyện nói tiếp một cách dễ dàng với sự khéo léo và chủ động của người đàn bà mang tên Ngọc Anh.
James hỏi:
- Còn ở lại đây lâu không Ngọc Anh?
Cô ta nghiêng đầu làm dáng và hỏi lại:
- Đây là một lời giữ chân hay chỉ là một câu hỏi xã giao?
- Bắt cóc em vài hôm.
Quay sang Lài, Ngọc Anh hỏi:
- Có chỗ cho cô ở lại vài hôm không?
- Có chứ.
- Vậy thì hai cha con anh nuôi Ngọc Anh vài bữa nhé? Không cần gì cả, cứ nói chuyện thoải mái như hôm nay là vui rồi.
Lài nhìn Ngọc Anh và thử tưởng tượng sự có mặt của cô ta trong nhà. Không đến nổi nào đâu, Lài đang có cảm tình với cô ấy và có lẽ mấy ngày sắp đến sẽ vui hơn mình nghĩ.
Đã lâu lắm Lài mới bị ngồi ở băng ghế sau như ngày hôm nay. Gió đêm lạnh thổi thốc ngược về phía sau, luồn vào mái tóc Lài xô đẩy. Nàng không buồn đưa tay giữ tóc, để mặc tóc phủ gần kín mặt. Trong tiếng gió lùa vào xe, tiếng máy xe, những lời đối thoại của James và Ngọc Anh nghe không rõ. Lài nhìn đăm đăm về phía trước, những ngọn đèn hai bên đường đang chạy lùi về phía sau, ánh sáng loang loáng nhảy múa trên người Lài, thoắt sáng một góc rồi bóng tối lại phủ tràn lên như một trò chơi úp mở. Tiếng nhạc bập bùng trong xe nghe không trọn vì bị át trong tiếng gió ào ào thổi. Dường như tất cả những tiếng động đó chỉ để trám vào nổi trống vắng mà Lài đang cảm thấy, đang bị bỏ quên ở băng ghế sau.
Sự hiện diện của Ngọc Anh như một cơn bão đến bất ngờ trong một ngày hè rực nắng, càn quét và thay đổi hẳn tất cả. Nàng không vui trong cái vui của ba như Lài vẫn tưởng. Những ngày sắp tới có vui như mình nghĩ không đây?
Xe ngừng trước nhà như thường lệ nhưng mọi sự không còn được như thường lệ. Ba đang mở cửa xe cho Ngọc Anh xuống trước rồi mới đến Lài. Sự có mặt của người đàn bà này làm Lài tuột xuống hàng thứ yếu. Đây là «không có gì cả» như lời Ba nói. Còn «nếu có gì» chắc Ba sẽ quên hẳn sự có mặt của mình. Đêm nay Lài thấy Ba trẻ hơn, vui hơn và khéo nói không thua gì Ngọc Anh. Mình ngược lại chỉ mang lại cho Ba thêm nhiều mối lo âu và băn khoăn.
Giọng Ngọc Anh trong vắt và như một lời thầm thì:
- Mọi sự vẫn vậy. Chẳng có gì thay đổi cả anh nhỉ?
- Khác chứ, Lài rất khéo tay và thu dọn gọn ghẽ. Em sẽ thấy khác nếu em còn nhớ căn nhà bừa bộn của anh ngày xưa.
- Cô bé này giỏi thật. Bắt anh vào khuôn phép, ngăn nắp. Vậy mà em cứ nghĩ anh muôn đời không đổi.
James cười. Nụ cười thay cho câu trả lời:
- Cho anh mươi phút để thu dọn phòng cho em nghỉ.
Ngọc Anh xua tay chỉ chiếc sofa ở phòng khách:
- Đừng thắc mắc. Cho em mượn một cái gối và chăn. Thế là đủ rồi. Để em tự nhiên. Em không muốn làm xáo trộn hay thay đổi nhà anh. Em thường ngủ trên chiếc sofa tương tự như thế này trong văn phòng em. Rất thoải mái, không phiền hà gì hết, Lài thấy không?
Lài giật mình cười gượng. Nàng không ngờ Ngọc Anh lại quàng mình vào trong câu chuyện. Thế là biên giới giữa cả ba người được phân định rõ ràng. Lài lí nhí nói và không tin lắm về câu nói mà nàng sắp nói ra đây:
- Cô ngủ trong phòng cháu?
Ngọc Anh lắc đầu và cười tươi như hoa:
- Cô quen nằm ngủ trên sofa. Cho cô ngủ ngay đây nếu điều đó không phiền quý vị chủ nhân.
Lài thấy dễ chịu hẳn. Căn phòng của nàng, thế giới riêng tư của mình không muốn chia sẻ với ai. Người đàn bà trước mặt cô thừa kinh nghiệm để thu phục cảm tình của người khác. Lài nói nhỏ nhẹ:
- Tùy cô. Cháu sợ cô nằm đây không thoải mái, khó ngủ.
- Không sao đâu, đừng lo cho cô.
James lên tiếng nhắc Lài:
- Ngủ sớm mai còn đi học chứ Lài.
Lài quay lưng đi vào phòng riêng, lòng tự hỏi: Liệu ba có yêu Ngọc Anh không?
*
Mùi chăn gối lạ, những tiếng động dị kỳ trong đêm cùng với dư hương của cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng là một trở về của những ngày tháng cũ mà bao giờ cũng thế khi đứng ở đầu đời này ngoái nhìn lại quãng đường bỏ lại sau lưng đều thấy tiếc nuối. Tiếc nuối vì đã không giữ lại cho mình một mảnh đời riêng tư, hay ngẩn ngơ về những quyết định đã qua không thay đổi được nữa. Những xôn xao hiện tại dường như có thật mà dường như không làm Ngọc Anh khó ngủ. Trong cùng một bóng tối này, không xa lắm, nếu lắng nghe không chừng có thể nghe thấy tiếng trằn trọc của người khác. James đã ngủ chưa? Có nhớ gì về một ngày đã qua? Riêng còn là những đứa con nít không biết gì.
Lài gượng gạo ăn và không nói năng gì cả. James chợt lên tiếng:
- Hồi chiều Vĩnh lại đây, mang sách cho con. Ba để ngoài phòng khách.
Lài nghe một cách lơ đễnh. James nhìn Lài và hơi lộ vẻ ngạc nhiên khi thấy Lài dửng dưng không hỏi lại. Chàng hỏi:
- Lài không thích đọc sách nữa à?
- Con cũng thích nhưng tuỳ loại. Cậu Vĩnh cho con mượn sách gì vậy ba?
- Chẳng biết nữa con ra mà xem.
Trên chiếc bàn nhỏ kê ở góc phòng, một chồng sách cũng đến 4, 5 cuốn nằm xếp lên nhau. Lài cầm lên ngắm: cuốn sách mới toanh như chưa có ai đọc và còn thơm mùi giấy. Ở ngay trang đầu có lời đề tặng:
«Tặng Lài với tất cả – Vĩnh». Lài ngỡ ngàng nhìn vào hàng chữ viết tay thật đẹp. Hàng chữ như nhảy múa trước mặt Lài nhưng tuyệt nhiên không đem lại một chút xúc động hay vui sướng nào. Nàng hờ hững đặt quyển sách xuống làm như đây là lời đề tặng cho người khác. Diễm và April mà biết chắc chúng tha hồ chế diễu. Lài hơi thất vọng khi thấy mình là đối tượng của một người lớn tuổi. Dưới mắt Lài, Vĩnh ở một vị thế của một người cha, chú. Nay lại biến dạng thành một hình ảnh khác mà Lài chưa chấp nhận được.
- Sao Lài?
James hỏi một câu ngắn ngủi nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa và Lài cũng thừa thông minh để hiểu.
- Cậu Vĩnh tặng con chứ không phải cho mượn.
- Ba nói đúng chưa?
- Không lẽ con đem trả lại?
James ngạc nhiên hỏi Lài:
- Tại sao vậy?
Lài lúng túng không biết phải giải thích thế nào:
- Con có thích gì đâu, mà nhận rồi nghĩ sao?
- Việc gì mà phải nghĩ. Quà tặng là chuyện thông thường. Thái độ của con mới là câu trả lời.
- Con không thích nghĩ mấy cái chuyện này.
James nhìn Lài bằng cặp mắt tò mò. Con bé này quả hơi khác thường. Chàng nhìn lại Lài. Nó đã trưởng thành và nẩy nở thành một thiếu nữ. Mỗi lần nhận thấy điều đó, James lại cố tình tự bảo mình là Lài hãy còn nhỏ và chỉ là một đứa trẻ con. Nghĩ đến Lài như một đứa trẻ dễ dàng cho chàng hơn ở vị thế một người cha hờ. Nhìn Lài như một thiếu nữ, vị thế của chàng bị lung lay và mọi sự có vẻ giả tạo. Những lúc đó James mới chịu nhận giữa mình và Lài không có một chút liên hệ nào cả. Và chính vì cái dây thiêng liêng đó không có, nên điều gì cũng dễ trở thành... James không dám nghĩ tiếp. Đôi khi những ý tưởng ký dị ở ngay trong chính mình phản bội lại mình. Nhưng James tự nhủ: «Không bao giờ mình thay đổi».
Nhưng Vĩnh? Vĩnh và những tình cảm săn đón dành cho Lài lại là một nhắc nhở: Lài không còn là đứa trẻ nữa. James không muốn sự nhắc nhở đó, nhưng có lẽ chàng không cần đến sự nhắc nhở đó thì đúng hơn.
James lặng lẽ nhìn Lài thu dọn. Chàng nghĩ đến Vĩnh, anh chàng Việt Nam dễ thương và cởi mở, nói một thứ tiếng Anh bừa bãi và chắp nối, và gần bằng tuổi mình. Thế mà Vĩnh lại để ý Lài. Những săn đón ấy xem có vẻ lôi thôi. James tủm tỉm cười khi nghĩ đến điều đó. Thời buổi này cái gì cũng chớp nhoáng, cơ hội qua vùn vụt, nhanh tay thì được mà chậm thì vuột.
- Ba ơi!
Tiếng Lài nhỏ nhẹ như một tiếng chuông vang khe khẽ. James hỏi lại:
- Sao Lài?
- Ba nghĩ April không sao chứ?
James không bao giờ ngờ câu hỏi của Lài. Chàng đinh ninh Lài sẽ nói về Vĩnh. Chàng không hiểu tại sao Lài lại thắc mắc và lo âu cho April nhiều như vậy?
- Tại sao con hỏi lạ vậy? Cái cảnh dì ghẻ cha hờ xảy ra nhan nhản. Có ai chết đâu? Hợp thì ở mà không hợp thì thôi. Chắc Larry không đến nỗi nào thì bác Wayne mới chịu chứ. Con cái nhiều khi hẹp hòi và ích kỷ.
Lài nóng bừng mặt cãi:
- Con thấy chuyện chọn lựa và kết hợp đâu có giản dị như ba nói: hợp thì ở mà không thì thôi.
James ngạc nhiên nhìn Lài:
- Ba thấy giản dị như vậy thật. Ba thấy không có lý do gì để con phải lo âu cho April một cách thái quá như vậy.
- Con nghĩ ông Larry vẫn là một người lạ tự dưng đến ở trong nhà. Sống chung với một người lạ dưới cùng một mái nhà là một điều...
- Con muốn nói gì hả Lài?
Lài băn khoăn tìm câu trả lời:
- Con... thấy không an toàn.
James không ngờ Lài trưởng thành đến mức đó. Sự ngỡ ngàng làm chàng ngẩn người ra. Những cạm bẫy, nguy hiểm, bất trắc của cuộc đời té ra Lài thấy cả. Nó thực sự không còn là một đứa trẻ nữa. Thế giới này ô nhiễm đến độ làm đứa trẻ mới lớn nghi ngờ và e ngại. Chàng gật gù:
- Con có lý... Cứ giữ cái tinh thần đó vào đời con sẽ đỡ bị vấp ngã.
Thấy ba không phản đối nữa, Lài hăng say nói tiếp:
- Ba không biết April đâu. Nó đã nhiều lần...
Nói đến đây Lài chợt im bặt vì nhớ đến sự kín đáo và tin tưởng April đặt ở mình.
James không nói gì nhưng trong đầu chàng đặt nhiều câu hỏi. Điều mà Lài muốn nhắc về April có thể là một trong những khủng hoảng mà trẻ mới lớn gặp phải: bỏ nhà đi hoang, hút xách, nghiện rượu, tự tử... Chàng hy vọng April không thuộc trong những trường hợp đó... Tự dưng James nhớ đến Andy... ba của April. Thảm kịch từ đó ư? James không muốn nhớ đến nữa và có lẽ cũng chẳng ai muốn nhớ đến Andy. Chàng hy vọng Lài sẽ lớn và sống một cách bình thường, đừng gặp nhiều khó khăn và trắc trở.
Chàng không mong cho Lài trưởng thành nhanh, James không muốn thêm mối lo âu. Trách nhiệm là điều mình tự nguyện nhưng tránh phiền hà, lo âu được chừng nào hay chừng nấy. Nghĩ như thế nên James chỉ bảo với Lài:
- Con có tin vào định mệnh không Lài? Ba tin và ba phó mặc cho định mệnh.
Lài ngơ ngác một lúc, suy nghĩ và đáp:
- Con không biết nữa, chắc con cũng tin nhưng con không thụ động để mặc định mệnh định đoạt đời con được. Con không nghĩ người ta lại vô dụng và yếu đuối như vậy.
- Không ngờ thật...
Lài ngạc nhiên hỏi lại:
- Ba không ngờ sao ba?
- Ba không ngờ Lài lớn nhanh như vậy!
Lài phì cười:
- Con đang học làm người lớn mà.
- Con chẳng cần học nữa. Con đã thành người lớn rồi đấy.
Lài quay trở lại câu chuyện về April:
- Ba nghĩ ông Larry đàng hoàng không?
Đến lượt James cười phá lên:
- Sao ba biết được? Ba đã biết mặt anh ta đâu. Ba chỉ nghe bác Wayne nơi sơ sơ vậy thôi. Chắc anh ta phải được thì bác ấy mới chịu chứ. Con trông thấy anh ta rồi. Con thấy sao?
Lài phân vân:
- Khó nói lắm ba... tại con có ấn tượng không tốt về những người như vậy nên...
- Những người như vậy là những người ra sao?
- Con chẳng biết phải nói như thế nào...
- Thấy chưa? Lài đâu có biết đâu. Nhiều khi những nhận xét đầu tiên chưa chắc đã đúng. Lài không nên xét đoán người khác một cách hồ đồ. Cứ chờ rồi sẽ thấy. Thôi! Khuya rồi, đi ngủ đi, hay có bài vở lo làm đi! Câu chuyện này nói đến nửa đêm chưa chắc đã xong. Ba nghĩ con nên lo cho chính con trước đã.
- Lài! Chờ Diễm với!
Lài ngừng bước, quay đầu lại tìm. Mầu áo đỏ tươi và mái tóc dài vàng bóng của nàng nổi bật trên nền trời xám đục của một sáng mùa Đông ủ dột. Hình ảnh Lài xinh đẹp, tươi mát, rực rỡ trong không gian mầu khói như một vết chấm phá mạnh bạo, sáng chói và buông thả của người họa sĩ trên khung vải làm lu mờ hết mọi vật chung quanh. Vĩnh nhìn thiếu nữ Tây phương trước mặt và ngỡ ngàng khi nghe Diễm gọi cô ta bằng một cái tên Việt Nam hiền lành, mộc mạc. Cái tên Lài vang nhẹ trong không gian theo gót chân của cô ta khuất dần trong đám học sinh và để lại mình Vĩnh với một rung động khác thường mà có lẽ lâu lắm chàng không biết tới. Vĩnh nhẹ lắc đầu và cười cho mình. Một ngày đầu tuần bắt đầu như thế mặc dù chỉ vu vơ nhưng cũng đỡ buồn tẻ hơn. Như một giọt rượu nhỏ vào ly cà phê thường ngày làm cho mùi vị thay đổi. Mình có cần sự thay đổi không nhỉ? Vĩnh vừa lái xe vừa nghĩ lan man đến các thứ chuyện lẩm cẩm nhưng kỳ lạ thay, thế nào rồi chàng cũng trở về với hình ảnh lúc nãy: Lài! Vĩnh ngạc nhiên với chính mình. Những xao xuyến, rung động chàng đã cho đi một lần, cho và mất luôn, không lấy lại được và cũng chẳng tiếc nuối, trách móc gì cả. Hay là nó còn rơi rớt lại chút ít chờ ngày nẩy mầm, đâm chồi trở lại! Vĩnh không muốn nhớ lại, chàng để nhạc thật to và hát theo người ca sĩ: «... rồi gặp nhau giữa giòng đời. Tìm nhau cuối trời...»
Một ngày lại bắt đầu như mọi ngày đã qua.
* * *
April hỏi Diễm:
- Sao bữa nay không đi bus vậy?
- Tại Diễm ngủ quên, phải nhờ ông cậu đưa đi.
Lài nói góp:
- Đi bus chán ghê hả? Đi lâu lắc, ngừng hàng bao nhiêu chỗ.
Diễm say sưa nói:
- Đến sang năm ba má Diễm cho Diễm lái xe đi học. Lúc đó muốn đi lúc nào là đi.
April chép miệng:
- Diễm sướng thiệt!
- Làm vậy đỡ phải ai đưa đón mà nhiều khi còn lo thêm việc nhà được nữa.
Lài và April không nói gì. Mọi người theo đuổi một ý nghĩ riêng. Diễm vô tư liếng thoắng nói tiếp:
- Cuối tuần này ở đây người Việt Nam tổ chức party vui lắm, Lài và April đi không? April đi xem thử sinh hoạt người Việt ở đây coi sao.
April trả lời:
- Lài đi thì April mới đi.
Ba Lài đi nữa không?
- Dĩ nhiên là được.
Lài tò mò hỏi:
- Họ tổ chức nhân dịp gì vậy Diễm?
- Nẫy Diễm nói là party thật ra không phải vậy. Ở đây số người Việt Nam cũng không đông lắm nếu so với mấy chỗ khác, nhưng họ tổ chức một buổi để gây quỹ giúp đỡ những trẻ em mồ coi bên các trại tỵ nạn. Diễm nghe đâu buổi đó văn nghệ hay lắm. Lài và April đi chơi cho biết vừa để giúp họ gây quỹ vừa để giải trí.
April nghe những điều Diễm nói với một vẻ lạ lùng. Trong thâm tâm rất háo hức muốn dự. Nàng rất thích tìm hiểu về xứ sở của Diễm. Đó là một thế giới xa lạ như những con người của nó thật dễ thương như Lài, như Diễm... April buột miệng nói:
- Đi nhe Lài?
Lài hơi tỏ vẻ ngạc nhiên khi trả lời:
- Ừ! Đi chứ. Để em nói ba đứa tụi mình đi.
Câu chuyện còn lào xào theo với những bước chân nhỏ bé, non dại đi vào khuôn viên trường học. Ở đó trí óc được mở ra với những quả tim ngây dại, thanh khiết và rạt rào niềm tin vào một cuộc đời trong sáng và đẹp đẽ. Bên ngoài nắng đã lên, châm sáng mọi ngõ ngách và hong khô ngọn cỏ vàng úa dưới cái lạnh của một ngày đầu đông.
* * *
Đã lâu lắm từ ngày sang đây Lài mới gặp nhiều người Việt Nam tụ tập đông đảo như hôm nay. Thấp thoáng vài tà áo dài thướt tha, vài vành khăn nhung cổ truyền lẫn lộn trong những kiểu quần áo hợp thời trang nhất hiện nay ở Mỹ. Trẻ con rất đông, chạy chơi đùa nghịch và la hét bằng... tiếng Anh. Chúng mặt những bộ quần áo đẹp và đùa dỡn một cách vô tư, nàng chợt nhớ đến những ngày Tết xa xưa...
Tiếng James nói trong bầu không khí này làm Lài giật mình:
- Lại kia xem đi!
April và Lài đi theo James về phía trái, bên ngoài hội trường. Ở một góc người ta treo những tấm hình đen trắng về trẻ mồ coi bên các trại tỵ nạn. Những tấm hình được phóng lớn với hai mầu đối chọi: đen, trắng, đập vào mắt người qua lại. Lài yên lặng đứng nhìn. Những hình ảnh này chẳng xa lạ gì với nàng. Với hình ảnh gắn lên tường nó chỉ là một thảm cảnh làm người nhìn thấy xúc động sâu xa. Cái tác dụng âm thầm trong yên lặng của một vật vô tri chuyển đạt đến người nhìn làm dấy lên những cảm xúc khó tả.
April nhìn chăm chú vào một bức hình nhỏ gắn ở phía dưới cùng, hơi nằm khuất vào một góc. Hình chụp hai đứa bé: một trai, một gái. Có lẽ đứa con gái vào khoảng 7-8 tuổi, thằng con trai bé hơn cỡ 4 đến 5 tuổi là cùng. Trong tấm ảnh đen trắng, thằng bé trông ngộ nghĩnh với khuôn mặt bụ bẫm, áo cài khuy không đúng nên một bên vạt áo hớt lên để lộ một khoảng bụng. Một ngón tay đút vào miệng. Chiếc mũi hơi hếch và thấp trên khuôn mặt tròn nên trông nó có vẻ nghịch ngợm. Ánh mắt April dừng lại ở những vệt nước mắt từ cặp mắt tròn ngơ ngác của nó kéo dài xuống đến gò má. Bên cạnh đứa con gái mà April đoán là chị nó đang choàng vai em trong một cử chỉ che chở, đùm bọc, mặc dù vòng tay nó hãy còn quá ngắn chưa đủ một vòng ôm. Một đứa con gái buồn rầu, xấu xí nhưng có vẻ cứng cỏi. April nghĩ thầm: Mình may mắn hơn những đứa trẻ này. Cuộc đời có biết bao cảnh ngộ như thế này nhỉ? Cái đẹp, cái xấu, sự sướng, khổ đan vào nhau, bịt kín hết những chỗ dư thừa, không để thừa một khoảng trống nào. April nhìn theo cậu James đang moi túi lấy tiền bỏ vào hộp người ta quyên cho cô nhi.
Lài lững thững đi về phía khung cửa kính ở gần đó. Nàng nhìn mông lung ra ngoài qua lần cửa kính có dán kính mầu. Ánh nắng bên ngoài dịu hơn qua lần cửa kính. Những trời, mây, cây cỏ, vật thể, bên ngoài đều bị đổi mầu. Một buổi chiều như hôm nay, trong một khung cảnh như hiện tại, Lài thấy cái phần thuộc về mẹ nàng, cái phần là Việt Nam sao nhiều hơn, nặng hơn. Nhìn những hình ảnh ở đằng kia, ba nàng và chị April có thể thấy thương xót và tội nghiệp cho những đứa trẻ mồ côi, còn mình? Lài thấy thương hơn nhiều, thương trong cái xót xa của người đồng chủng. Những cảnh tượng đó quá thương trong xóm nghèo của mình ở quê nhà. Có quá nhiều hình ảnh, kỷ niệm và bóng dáng thân thương để làm nên một quê nhà không sao phai nhạt được. Đây không phải là một quê nhà như đúng nghĩa của nó hay sao? Sự gắn liền Lài với nơi đây chính là ba nàng, James. Gần một năm đã qua, tình thương giữa hai cha con có đó: thương yêu, quý mến, nhưng thiếu một cái gì. Có lẽ thiếu giai đoạn khởi đầu nên sự tiếp nối có phần rời rạc. Bước khởi đầu của mình chỉ có bàn tay của Ngoại, không có cha mà cũng thiếu cả mẹ. Có khác gì mấy đứa trẻ trong tấm hình kia đâu nhỉ?
April đụng khẽ vào bờ vai Lài và nhắc:
- Vào đi chứ?
- Vé ba cầm mà. Chị hỏi lại ba xem.
James giơ vé lên thay cho câu trả lời. Trông James có vẻ tư lự, không được vui vẻ như lúc ở nhà đi. Cả 3 người theo người soát vé vào chỗ ngồi. Hội trường chưa đến giờ mà đã đông nghẹt người. Có lẽ ai cũng đến đây để tìm một chút hơi ấm của quê nhà. Lài đảo mắt nhìn quanh tìm Diễm. Nhiều người nhìn Lài bằng cặp mắt tò mò. Cái cảm giác khó chịu và mặc cảm về mình làm Lài không vui. Lâu nay nàng thấy thoải mái khi đứng trong một đám đông người Mỹ, nàng quên hết những cảm giác khổ sở cũ, nay lại bị khơi lại.
Diễm vừa đến, trông thấy 3 người vội tiến lại gần. Diễm đưa tay làm hiệu cho Lài và April thấy. April cũng giơ tay vẫy.
Diễm cười tươi trong bộ áo màu hồng đào.
- Tới lâu chưa Lài?
Diễm hỏi bằng tiếng Việt và ngạc nhiên khi thấy Lài đáp lại bằng tiếng Anh.
- Khá lâu.
Sự ngạc nhiên chỉ thoáng qua. Diễm quay sang giới thiệu người đàn ông đứng bên cạnh với mọi người.
- Đây là cậu Vĩnh. Đây ông James, ba Lài... đây Lài, April, bạn cháu...
Mọi người chào hỏi qua loa theo đúng phép xã giao rồi thôi. Qua cặp kính cận, cọng nâu nhạt, Vĩnh yên lặng ngắm Lài. Nàng rất hồn nhiên nhìn lại làm Vĩnh lao đao. Những giây phút ngắn ngủi đó qua rất nhanh giữa những tiếng ồn ào, xôn xao chung quanh nhưng để lại một dư vị say sưa khiến Vĩnh chợt mỉm cười bâng quơ không nghe Diễm đang nói và kéo tay mình đi.
- Thôi chút gặp lại nhe?
* * *
Chiếc màn nhung đỏ sậm đang từ từ được kéo ra để lộ sân khấu với lá cờ Việt Nam gắn trên tấm phông. Mọi tiếng ồn ào chợt im bặt, người giới thiệu chương trình yêu cầu khán giả đứng lên hết để chào quốc kỳ trước khi vào chương trình. Lúc còn ở bậc tiểu học, bài hát này được trẻ con hát một cách lộn xộn va uể oải. Chúng hát như máy, thuộc như cháo và hoàn toàn chẳng hiểu gì hay cũng chẳng chú ý gì đến lời bài hát. Còn ở đây, trong không khí này (và có lẽ ở tuổi này mới bắt đầu thấy điều đó) nó thấm một cách lạ thường. Thấm đẫm làm Lài rùng mình và thấy lòng nao nao. Nàng nghe quốc ca Mỹ hoài mà chẳng thấy xúc động vì trong thâm tâm vẫn cứ nhận hoàn toàn cái gốc Việt kia. Khi còn ở quê nhà thì cứ khắc khoải đi tìm cái gốc gác kia. Khi đã tìm thấy lại ơ hờ nhận nó. Sao vậy? Chắc tại mình nhận khi cây đang trổ lá chứ không phải từ lúc con nẩy mầm. Đây là một sự chấp vá chưa được hoàn hảo. Thời gian! Mình cần thêm thời gian nữa, chắc thế!
James quay sang Lài hỏi nhỏ:
- Con thích chứ phải không?
Lài gật đầu không nói gì. Riêng April có vẻ thích thú ra mặt. Cái gì cũng lạ, cũng hay. Thỉnh thoảng nàng lại nghiêng đầu hỏi Lài:
- Được qua hả Lài? Uổng quá phải chi mang máy hình.
James vỗ tay to nhất làm thỉnh thoảng nhiều người quay lại nhìn. Những hình ảnh buồn thảm ngoài kia tan biến mất. Lài ngồi xem nhưng không hoàn toàn chú ý. Trong lúc này nàng nhớ nhà quá!
- Ơ! Ông cậu của Diễm kìa!
Lài ngơ ngác hỏi lại:
- Chị nói gì vậy?
April chỉ lên sân khấu:
- Lài không thấy hả?
Lài nhìn theo và quả thực nhìn xa trông ai cũng giống nhau nếu không có gì đặc biệt lắm, nhưng Lài phải khen thầm April có trí nhớ tốt. Giọng ông ta ấm, nhẹ nhàng và tự nhiên. Giọng hát không chải chuốt mà dễ dàng. Giọng hát như hơi thở bay lượn trong hội trường đông kín người, len vào chỗ này một chút, ngừng kia một chút, thật quyến rũ và lời ca thật tha thiết về một quê hương xa lìa. Giọng ca hay quá!
April xuýt xoa:
- Hay quá! Chỉ tiếc một cái là April không hiểu lời của bài hát. Hồi nãy lúc gặp ông ta chỉ lí nhí, chả nghe ra làm sao, vậy mà bây giờ hát thật hay.
Lài ậm ừ đồng ý nhưng vẫn còn mãi nghĩ đâu đâu. April liến thoắng nói về giọng ca đó say sưa một cách kỳ lạ. Lài quan sát April với một vẻ ngạc nhiên không che dấu. Bình thường April rất ít nói, không bộc lộ mấy. Hôm nay thật khác thường.
Buổi văn nghệ cũng qua nhanh. Những tràng pháo tay kéo dài khi bài hát cuối cùng chấm dứt. Người ta lục tục đứng dậy, không khí trong hội trường đột nhiên náo động hẳn lên, những tiếng ghế sắt bị xô đẩy, tiếng người nói cười buông thả tự nhiên, không gian bị xáo lên với những hình ảnh di động hỗn độn. Biển người đó đang chen nhau tràn ra ngoài đường, khua khoắng cả cái tịch mịch bên ngoài của chiều Chủ Nhật đang ươn ái tan dần với bóng chiều trải dài trên khắp hè phố.
James dục hai đứa con gái:
- Đi về chưa?
April trả lời ngay không kịp xem Lài có phản ứng gì:
- Tụi cháu muốn chờ Diễm một chút. Hồi nãy có hẹn nó. Không lâu đâu ạ.
James nhún vai:
- Ờ! Không sao. Chờ thì chờ.
Lài định nói gì rồi lại thôi nhưng trong bụng chẳng hào hứng gì chuyện đứng đây chờ và tìm Diễm. Mai đi học gặp lại nó, có gì đâu. Hay là... Lài nhìn April rồi tủm tỉm cười, quay sang hỏi James:
- Ba thấy chương trình vừa rồi sao ba?
James gật gù:
- Được lắm. Ba không ngờ ở đây đông người Việt như vậy. Con có trông thấy ai quen không?
Lài buồn buồn trả lời:
- Không, Ba!
- Họ có thường tổ chức như vậy không?
- Con đâu có biết. Diễm nó chẳng kể gì mấy.
Quay sang April, Lài dục:
- Chờ Diễm biết đến bao giờ. Đông thế này tìm được nó cũng mệt. Đâu có cần gì đâu?
Trông April có vẻ thất vọng ra mặt, nàng trả lời lửng lơ:
- Ừ! Tại nãy hẹn nó.
- Mai đi học cũng gặp vậy.
- Đợi một chút nữa thôi.
- OK.
Lài bâng quơ nhìn những người đi qua lại. Những câu nói nghe thoáng qua và mất hút ở đằng xa. Người ta trao đổi câu chuyện qua một ngôn ngữ lẫn lộn Mỹ-Việt. Có thể gọi đó là một sự hòa hợp gượng ép không? Có giống mình không nhỉ? Trời đã xâm xẩm tối. Người ra về gần hết. James dục:
- Thôi về chứ! Còn ai nữa đâu.
Lài tán thành ngay, chỉ có April là miễn cưỡng đi theo.
* * *
April ngồi ở băng ghế sau. Bóng tối che một phần khuôn mặt con bé. April im lặng, cái im lặng cố hữu, nghe James và Lài nói chuyện.
- Ba...!
Một tiếng gọi không hẳn là trìu mến mà là một câu hỏi, hơi ngần ngại trong giọng nói nhưng như một chiếc chìa khóa được đút vào cửa nhưng người cầm nó mới có ý định chứ chưa xoay chìa khoá để mở, mở vào một thế giới nào đó.
James cảm nhận được điều này ngay, chàng hỏi lại:
- Sao hả Lài?
Lài yên lặng không trả lời một lúc lâu, nhưng cuối cùng cũng hỏi:
- Có bao giờ... ba nghĩ đến chuyện trở lại thăm Việt Nam ngày nào đó không ba?
Câu hỏi ngoài mức dự đoán của chàng. James lúng túng tìm câu trả lời:
- Tại sao Lài lại hỏi như vậy?
- Con nghĩ... nếu ba trở lại...
Nói đến đây Lài ngừng không nói hết, James ngạc nhiên hỏi:
- Nếu ba trở lại đó thì sao?
- Thì ba sẽ dễ chịu hơn... ba khỏi bị ám ảnh nữa.
Đó là câu trả lời mà chưa bao giờ James nghĩ đến. Mọi sự giản dị như vậy sao mình không biết nhỉ? Lài không còn bé như mình tưởng nữa. Sự trưởng thành trong câu nói đó làm James thấy Lài lớn hẳn lên. Nhưng chàng không trả lời được, chàng không chịu thừa nhận mọi ám ảnh đó.
Tự dưng Lài nói, giọng ướt sũng:
- Con nhớ nhà quá.
Lài thấy cần phải nói lên điều đó, cho đỡ nhớ. Nàng thấy mình tiến hơn khi bắt đầu chia sẽ nỗi niềm với James.
- Một ngày nào đó ba đưa Lài về nếu thời thế thay đổi và hoàn cảnh cho phép.
Câu trả lời của James làm Lài cảm động.
Hai cha con nói chuyện mà quên mất sự hiện diện của April ở băng ghế sau. Lài sực nhớ quay lại hỏi April:
- Cái ông Vĩnh nào đó hát hay quá hả?
April ậm ừ không trả lời hẳn. Nàng đang mải nghĩ không biết có bao giờ gặp lại Vĩnh, nghe Vĩnh hát... như ngày hôm nay, giọng hát và cái tên đó đã gieo những nốt nhạc vấn vương làm nàng bắt đầu thấy ngơ ngẩn và quên đi những suy tư về mình mà chỉ còn nhớ đến cái tên đó... April để óc tưởng tượng bay cao...
- Nhà tối om à, chắc bác chưa về, chị sợ không?
April choàng tỉnh, hỏi lại:
- Lài nói sao?
Lài lập lại ngỡ mình nói nhỏ April không nghe thấy:
- Chắc bác chưa về, không thấy bật đèn, chị ở một mình sợ không?
April thản nhiên trả lời:
- Gì mà sợ? Sao Lài nhát vậy?
James ngoái đầu lại hỏi:
- Sang nhà cậu không?
- Không sao đâu cậu, cháu ở nhà một mình hoài.
April trả lời như thế cho James yên lòng nhưng thực sự tuy hơi sờ sợ nhưng hôm nay April muốn ở một mình và mơ mộng như nãy giờ đang mơ mộng.
- Chắc chứ?
- Dạ.
James rùn vai:
- Tùy cháu. Cần gì cứ gọi nhé?
- Dạ, chào cậu. Bye Lài!
- Bye April.
James ngừng xe đợi khi April vào trong nhà, đóng cửa lại rồi mới đi.
* * *
April bật đèn khắp các phòng như một thói quen vừa cũng để khỏi sợ. Căn nhà im lặng, không một tiếng động, ngay cả đến tiếng tủ lạnh cũng không nghe thấy. Nghe thấy những âm thanh do tiếng chân mình đi lại trong phòng, April đâm sợ. Nàng mở Ti-Vi cho thấy đỡ lẻ loi và cho đầy căn nhà hoang vắng. Sao mẹ chưa về? Thực sự hai mẹ con cũng chẳng nói với nhau nhiều nhưng ít nhất có sự hiện diện của một người thân thuộc vẫn hơn. Những âm thanh từ chiếc Ti-Vi phát ra đều đặn làm nàng nhàm chán. April tắt Ti-Vi và vặn radio tìm đài nhạc êm dịu. Nàng nằm dài trên ghế salon, chẳng buồn đi thay quần áo, hưởng nốt buổi tối ngày Chủ Nhật. Cơ thể, đầu óc nàng như dãn ra, bềnh bồng trôi nơi đâu. Cái ươn ái thật dễ chịu cho cảm giác sung sướng và đầy đủ.
Đang mơ màng, tiếng chuông điện thoại reo làm April giật mình. Nàng ngồi dậy với lấy điện thoại:
- Hello!
- April hả?
- Dạ.
- Diễm đây. Sao nghe giọng lễ phép quá vậy?
- Trời đất! Tại tưởng là mẹ gọi về!
Tiếng Diễm cười trong trẻo trong điện thoại:
- Ừ, má đây!
- Quỷ! Sao đó Diễm?
- Ờ! Lúc nãy ra về sao không thấy mấy người đâu hết vậy?
- Bọn này chờ hoài mà có thấy Diễm với cái ông gì đâu?
- À! cậu Vĩnh. Tại ông ấy ở trong ban văn nghệ và tổ chức nên ra hơi muộn. Sao, April đi dự thấy thích không?
- Hay lắm.... ông... Vĩnh hát hay quá.
Diễm trả lời, giọng có vẻ chế diễu:
- Ông này độc thân nên làm đủ thứ cho đỡ buồn.
Có sự im lặng một lát làm hơi gián đoạn câu chuyện. April tự dưng nói một câu chẳng ăn nhập gì với câu chuyện bỏ dở:
- April thích học tiếng Việt.
- Chi vậy?
-...April... thích nghe nhạc Việt mà không hiểu lời.
- Thì để Diễm hay Lài dịch cho, chứ học tiếng Việt để nói với ai?
April lúng túng trả lời:
- Ờ... thì khi nào gặp người Việt Nam nào khác sẽ nói được.
- Thôi! Dẹp cho rồi. Những bọn Việt Nam cỡ mình có đứa nào không biết tiếng Anh, còn người già như ba má Diễm hay cậu Vĩnh, mình đâu nói chuyện làm chi, phải không?
April cãi một cách yếu ớt:
- Có chứ! Mình có dịp thì nói chuyện chứ.
- Ôi hơi đâu! Nói chuyện với người lớn chán lắm! Họ bắt bẻ mình đủ thứ. Ở nhà Diễm hễ mở miệng nói cái gì là bị sữa. Chán rồi nhiều khi đâm ít nói. April có bị như vậy không?
April buồn buồn trả lời:
- Cũng vậy... Nhưng mà tưởng ông cậu của Diễm khác chứ?
- Đỡ hơn một chút chứ cũng thế. Họ xem mình là con nít. Nói gì ra cũng bị cười.
April muốn hỏi nhiều về Vĩnh nhưng sợ Diễm thắc mắc nên thôi.
- Lúc chiều định ra gặp April và Lài rủ đi ăn tối. Cậu Vĩnh mời mà không gặp.
Nghe Diễm nói tự nhiên April thấy hụt hơi, nàng nhỏ nhẹ hỏi lại:
- Cậu Vĩnh mời hả?
Diễm hồn nhiên trả lời:
- Ừ! Ông ấy thích đi với tụi mình để trẻ lại chắc!
Nói xong Diễm cười. Tiếng cười trong điện thoại lúc đó nghe thật dễ thương. April thấe='height:10px;'>
Ngọc Anh dụi đầu vào ngực chàng hỏi nhỏ:
- Sao vậy?
James không trả lời. Nàng hỏi tiếp:
- Giận em hả? Em còn công việc chứ? Em còn nhiều ràng buộc ở đó, anh quên sao?
- Tại sao em đột ngột trở lại rồi cùng vội vã bỏ đi.
Giọng James đầy vẻ khó chịu. Những phút giây tuyệt vời vừa qua lặn đâu mất. Ngọc Anh nghĩ thầm: anh luôn luôn qụy lụy vì những tình cảm.
- Em đâu có đi luôn đâu?
Nàng vừa nói vừa vuốt ve:
- Những tình cảm em trao cho anh rất trọn vẹn. Còn mỗi người chúng ta có một đời sống riêng. Đừng để những ràng buộc thường tình làm mất hết đi ý nghĩa đặc biệt của nó. Em ở lại đây thêm 5, 10 ngày, cả hai chúng mình sẽ thấy tầm thường đi. Anh chưa hề nói câu gì với em cả, em cũng thế. Tuy thầm lặng nhưng mình hiểu nhau. Anh không thấy sao?
James ôm chặt Ngọc Anh. Chàng thấy mình vô lý. James hôn nhẹ lên mặt, lên môi nàng để thay câu trả lời.
*
Nắng chiều đã dịu bớt và trời cũng lạnh hơn. Trong sân trường rải rác vài đôi tình nhân học trò non nớt đang kề vai thủ thỉ. Mỗi lần thấy thế Lài thường quay mặt đi nhưng trong lòng thấy xao xuyến khác thường. Đôi khi một vài mơ ước vu vơ nhưng Lài vẫn còn rụt rè lắm. Bọn con trai trong trường lại càng chọc ghẹo nàng. Bao giờ Lài cũng có bạn đi cạnh. Lài không chối cãi là tuy ngượng ngập nhưng vẫn có niềm thích thú riêng khi bị trêu chọc. Tất cả những vu vơ đó chỉ làm má Lài hồng hơn, môi thắm hơn mà thôi. Chợt nghe tiếng April gọi một cách khác thường:
- Lài!
Nàng giật mình nhìn bạn và hỏi:
- Sao đấy?
- Nhìn kìa!
April vừa nói vừa dùng khuỷu tay thúc nhẹ bạn. Lài nhìn về hướng April ra dấu. Má nàng đang hồng lại càng hồng hơn. Lài chợt đi chậm lại. Con đường trước mặt là con đường duy nhất ra khỏi khuôn viên trường. Vĩnh đứng ở cuối đường, tay cầm một cái hộp hay gối gì thật dài. Lài thừa biết mình là lý do cho sự có mặt của Vĩnh ngày hôm nay.
Trong khi April cố giữ vẻ thản nhiên cố hữu đi bên cạnh Lài, trong đầu April có hàng bao câu hỏi về Vĩnh. Một mong ước mơ hồ nhen nhúm. Vĩnh đến đây vì nàng? Vĩnh đi tìm Diễm? Hay Vĩnh đi tìm một ai khác? Không phải là Lài chứ? Nàng chọn Lài làm câu hỏi cuối cùng. Ai cũng được nhưng không phải Lài. Tự dưng April thấy khó chịu với Lài. Nó đến từ một nơi nào trên quả đất mà hoàn toàn xa lạ, rồi được yêu chiều, mọi người đều thích Lài. Lài học cũng giỏi, Lài gặp đủ mọi may mắn. Còn mình? Hai đứa sinh cùng một tháng, chỉ khác ngày. Tại sao Lài...? April không dám nghĩ tiếp nữa. Nàng không ngạc nhiên cho sự đố kỵ của mình, tuy ngấm ngầm nhưng không phải không có. April nhìn Vĩnh đứng ở cuối đường, lạc loài trong đám học trò trẻ tuổi. Có lẽ chẳng ai chú ý đến sự có mặt của Vĩnh, trừ mình. Dáng Vĩnh gầy, mái tóc đen bồng bềnh theo kiểu... xưa lắc. Nghĩ đến đó, April không giấu được nụ cười hóm hỉnh. Mình không chịu thấy là Vĩnh lạc hậu và... già. Nàng chỉ thấy vẻ nghệ sĩ và một cái gì cực kỳ quyến rũ toát ra ở Vĩnh. Nàng ước gì quãng đường này cứ giữ ở mức độ này để April tha hồ tưởng tượng. Nhưng quãng đường thu ngắn dần và chiếc hộp dài trong tay Vĩnh càng lúc càng rõ rệt. April không thể đếm được là bao nhiêu bông hoa hồng đỏ nhưng nhất định đó là hoa hồng. Vậy sự nghi ngờ Vĩnh đến tìm cô cháu Diễm là không đúng rồi.
Cả hai người con gái đều theo đuổi một ý nghĩ riêng về Vĩnh và đều cố tỏ ra tự nhiên. Lài nói trước như để khỏa lấp:
- Ông này đi tìm Diễm chắc?
April nhún vai không trả lời. Sự yên lặng lại càng nặng nề theo với khoảng cách thu ngắn lại. Vĩnh đang đi về phía hai cô bé.
Phần Vĩnh đâm khó xử. Sao lúc nào bên cạnh Lài cũng có cô bé April với nét mặt buồn hiu hắt? Vĩnh đâm ân hận! Lẽ ra chàng mang hoa lại thẳng nhà Lài có phải tiện hơn không? Chàng cũng chẳng phải là một đứa trẻ mới lớn, mới biết yêu lần đầu mà lóng ngóng, luống cuống trước mặt con gái. Chàng giữ vẻ thản nhiên đến gần Lài:
- Chào hai cô bé.
Lài thấy má mình nóng bừng bừng và hơi sợ hãi trước ánh mắt say đắm của Vĩnh. Lài không tìm ra lời để nói dù chỉ là một lời chào hỏi thông thường.
April tiến lại gần và chào Vĩnh một cách cởi mở:
- Chào cậu. Cậu khỏe chứ?... Hôm nọ cậu hát hay quá. April nhớ mãi không quên được.
Cô bé nói với Vĩnh một cách nhiệt thành và nhìn người đàn ông trước mặt với vẻ si mê không dấu diếm. Vĩnh ngỡ ngàng nhìn April và đâm lúng túng. Chàng ngập ngừng đáp:
- Cám ơn April...
- April còn có dịp nghe cậu hát nữa không? April sẽ học tiếng Việt và sẽ hiểu hết những lời ca. Cậu dạy April tiếng Việt không? Người Việt Nam đáng yêu lắm.
Những lời lẽ chân thật và ánh mắt trìu mến ở cô bé với mái tóc nâu và cặp mắt xanh lục của đá làm Vĩnh thấy khó xử. Chàng thấy rõ cảm tình April dành cho mình. Vài cánh hoa hồng nằm trong chiếc hộp để dành cho Lài đâm ra lạc lõng. Chàng đứng ngẩn người không biết xử như thế nào.
Lài nhỏ nhẹ hỏi:
- Cậu tìm Diễm?
Vĩnh bám vào ngay câu hỏi đó để gỡ mình ra khỏi hoàn cảnh khó xứ này. Chàng không biết mình có hối tiếc hay không nhưng nhìn ánh mắt của April và dáng dấp nhỏ bé của cô nhỏ chàng không nỡ. Vĩnh đáp:
- Lài có thấy Diễm đâu không? Có người nhờ tôi đưa cái này cho nó.
Ánh mắt Lài không giấu được vẻ thất vọng. Nàng nhìn April:
- Chị có thấy Diễm đâu không?
April rùn vai, lắc đầu. Vĩnh dịu dàng hỏi hai cô bé:
- Tôi đưa Lài và April về nhé.
Cả hai ngoan ngoãn trèo lên băng ghế sau để mặc Vĩnh và hộp hoa hồng đỏ nằm trơ trẻn ở ghế trước. Vĩnh nhìn mấy bông hoa và cười thầm cho mình. Kẻ già đầu mà vẫn còn dại! Mình sẽ làm gì với mấy bông hoa này? Có lẽ phải đưa cho Diễm thật. Nhưng con cháu lém lỉnh đâu có khờ khạo và dễ tin.
Cả ba người đều yên lặng. Vĩnh lái xe như máy. Chàng đã quá quen thuộc với con đường tới nhà Lài. Nhưng chàng vẫn còn bâng khuâng trước những lời lẽ thơ ngây và ánh mất nồng nhiệt ở cô gái Mỹ. Ánh mắt tuy say sưa nhưng vẫn có một vẻ gì buồn bã. Tuổi này là tuổi hoa mộng, có gì mà phải sầu bi?
Tiếng Lài trong vắt vang lên làm Vĩnh giật mình thắng gấp:
- Tới nhà cháu rồi cậu.
Vĩnh quay lại cười chống chế:
- Xin lỗi Lài nhé. Thuộc đường lắm đấy chứ những mải nghĩ đâu đâu... Hôm nào mang sách lại cho Lài nữa nhé?
Lài lí nhí nói:
- Cám ơn Cậu... Em về trước April.
- Bye Lài!
Vĩnh chờ Lài mở cửa vào trong nhà rồi mới phóng xe đi. Vĩnh nhìn April trong kính chiếu hậu và hỏi:
- Bây giờ April chỉ đường đi.
- Cậu cứ đi thẳng, chừng nào thấy đèn đỏ đầu tiên cậu quẹo phải. Nhà April ở ngay góc đường bên phải. Gần đây lắm.
Vĩnh chăm chú lái xe. Nắng chiều hầu như đã tắt hẳn nhưng trời vẫn còn sáng. Ánh đèn đỏ ở cuối đường sáng rực như một mặt trời thứ hai hiện ra và nhanh chóng đổi sang mầu xanh. Căn nhà nằm ngay góc đường, hình dạng không khác mấy so với những ngôi nhà vừa đi qua. Căn nhà nhỏ loại trung lưu. Cây cối chung quanh trơ trụi. Mùa Đông đã tước đi hết những lá xanh, những mầm sống của cây cỏ.
- Cậu đưa April vào nhà không?
- Cậu ngừng đây được rồi. April vẫn đi học về một mình đâu có sao. Cậu có nhận dạy tiếng Việt cho April không?
Vĩnh lúng túng trả lời:
- Tôi chưa bao giờ dạy học cả.
- Vậy để April là học trò đầu tiên nhé?
Vĩnh trả lời lấp lửng:
- Để xem đã nhé, không dám hứa.
- Cậu nói thế là hứa rồi. Bye...
Bước ra khỏi xe April còn ngoái cổ lại dặn Vĩnh:
- Cậu đừng quên đưa hoa cho Diễm nhé?
Vĩnh gật đầu và tủm tỉm cười. Kể ra tuổi thanh xuân dễ thương thật.
.....
April vào nhà nhưng chưa muốn đóng cửa lại ngay, nàng còn nhìn theo xe Vĩnh đi khuất mới khép lại. Tiếng Larry hỏi sau lưng làm nàng giật mình quay lại:
- Ai vậy? Boyfriend hả?
Nghe giọng hỏi lạ lùng và khuôn mặt khó thương của y, April chợt giận dữ và hùng hổ hỏi lại:
- Nếu đúng thì sao?
- Đừng tưởng là con gái cưng của mẹ mà hỗn đấy nhé. Mẹ mày mà biết là chết.
- Mẹ đâu?
- Trong bếp, không sợ à?
April gườm gườm nhìn Larry rồi bĩu môi trả lời:
- Ai cũng có cuộc đời riêng. Tôi không phiền mẹ, tại sao mẹ lại phiền tôi. April cố ý nói to cho mẹ nghe thấy rồi lầm lũi bỏ lên phòng.
Căn nhà bé nhỏ mà dường như đang chịu bao sóng gió.
*
Ngọc Anh ngồi dưới sàn, ngả đầu vào chiếc gối tựa kê sát chân ghế sofa. Tiếng nhạc nhẹ nhàng từ trong chiếc máy đang khỏa kín bóng đêm. Chiếc đèn vàng ở góc phòng chỉ rọi đủ một khoảng sáng nhỏ hẹp chung quanh.
- Ngọc Anh!
- Sao anh?
- Ở lại thêm vài hôm nữa.
- Không được.
- Tại sao không được?
- Em còn công việc.
- Bỏ công việc.
Ngọc Anh ngồi choàng dậy nhìn James:
- Anh trẻ con. Công việc là công việc.
- Buổi sáng nay không có ý nghĩa gì cả đối với em hay sao?
Nàng cãi:
- Có chứ. Tại sao anh nói kỳ vậy? Mà em có ở lại thêm vài ngày thì cũng thế thôi.
James vẫn dai dẳng:
- Khác chứ.
- Khác làm sao? Anh nói em nghe coi.
James từ tốn nói, giọng chàng có vẻ xúc động:
- Biết đâu sau đó mình sẽ có những quyết định quan trọng.
- Chẳng hạn như?
James không trả lời hẳn mà nhại Ngọc Anh:
- Em biết rõ rồi đâu cần anh phải nói.
Ngọc Anh phì cười:
- Anh thật! Vậy tại sao anh không đặt câu hỏi đó với em hồi xưa?
James thật thà trả lời:
- Anh cũng không biết nữa. Anh không thể trả lời được.
- Không phải anh không thể trả lời được mà vì anh không chịu tìm câu trả lời. Em có ở đây thêm vài hôm nữa thì anh vẫn không thể trả lời được. Con đường em đang đi chỉ có một chiều, em không trở lại được nữa.
- Em xem công việc nặng hơn tình cảm.
- Đúng. Tình cảm đôi lúc hủy hoại con người. Số phần trăm mà tình cảm mang đến hạnh phúc rất ít ỏi. Công việc cho em nguồn sống, đó là một an ủi vô biên.
- Một hồi em sẽ khô cằn đi như sỏi đá.
Ngọc Anh cười ngất:
- Thật à? Anh mới nói hồi sáng là trông em tươi mát... v.v. và v.v... Sao bây giờ anh rủa em vậy?
James lắc đầu chịu thua:
- Nói chuyện với em tức lắm!
- Bởi thế anh không nên giữ em ở lại. Em nói thật. Mình chỉ gặp nhau ở một lúc nào đó thôi James.
James yên lặng không trả lời. Mình có yêu Ngọc Anh không? Không biết. Nhưng chắc chắn nàng như thỏi nam châm mà không vật gì có thể tránh né được.
Ngọc Anh nhìn James và cười bằng mắt. Đuôi mắt hơi nheo lại một cách tinh nghịch. Nàng nghĩ đến ngày mai và cuộc đời bên ấy, cuộc sống thường nhật. Chuyến trở về nào cũng nặng, nặng vì bị gián đoạn, nặng vì cưu mang thêm một nỗi u hoài, nặng vì những nuối tiếc, và trên hết cả, nặng vì những kỷ niệm vừa qua. Ước mơ thời con gái đã đến, dễ dàng hơn nàng tưởng. Những kỷ niệm này sẽ thay thế những ước mơ thời mới lớn. Hạnh phúc đến đột ngột và ngắn ngủi. Có lẽ nàng chưa sống, chưa thấm được cái hạnh phúc đó mấy. Mai này hay vài năm sau nữa, nhớ về James, nhớ đến buổi tối hôm nay, liệu cái dư vị ngọt ngào này có còn nguyên vẹn không? Nàng đột ngột hỏi James:
- Em về bên ấy anh nhớ em không?
- Em chưa đi anh đã nhớ rồi.
Ngọc Anh thấy lòng mình ướt đẫm. Tự dưng nàng muốn khóc, muốn yếu đuối, muốn bỏ hết cuộc đời bên kia và ở lại đây để xem giấc mơ ngày xưa biến thành sự thật và nẩy nở như thế nào. Nhưng hồn thì lao đao mà lệ chẳng rơi và James nữa. James vẫn cứng đầu không chịu nói yêu nàng.
Tiếng James vang lên mơ hồ làm Ngọc Anh giật mình. Nàng hỏi lại:
- Anh nói gì?
- Bên đó có gì ràng buộc em dữ vậy?
- Công việc... gia đình?
- Con cái không?
Ngọc Anh lắc đầu:
- Em không muốn có con với người mình không yêu. Sau ngày hôm nay, biết đâu... Nếu mình có gì với nhau em sẽ cho anh biết. Em tưởng tượng nó giống anh như hệt. Cặp mắt dịu dàng và thật thà. Cặp môi dầy, tham lam và... hà tiện lời nói.
James thấy rõ sự sung sướng trong lời nói của nàng. Khuôn mặt nàng tươi sáng rạng rỡ và đầy vẻ trìu mến trong sự tưởng tượng đó. Chàng không nở làm Ngọc Anh thất vọng. James không muốn ai biết điều bí ẩn của mình. Đối với chàng đó là một sự thua kém. Nhận Lài có lẽ là một trong những lý do chống đối lại mặc cảm đó.
- Anh nghĩ sao?
Không ngờ Ngọc Anh đặt câu hỏi đó nên mãi James mới trả lời:
- Anh sẽ thích lắm...
Ngọc Anh nói nhỏ, giọng đầy vẻ xúc động:
- Em không cần gì hơn.
Rồi đột nhiên nàng hỏgrave;i. Con bé đang ngồi yên lặng, chăm chú xem ti vi. James chờ trên màn ảnh đổi sang phần quảng cáo mới hỏi Lài:
- Sao? Hay không?
Lài quay lại đáp:
- Dạ cũng coi được. Ban ngày ít có show nào hay.
- Lài muốn đi museum không?
- Dạ đi. – Lài trả lời ngay không cần suy nghĩ.
- O.K. Sửa soạn rồi đi. Muốn rủ ai nữa không?
Lài ngần ngừ:
- Con không biết chị April có đi không... Hay thôi ba.
James nhún vai không trả lời. Lài nhanh nhẹn tắt ti vi và vội vàng thay quần áo. Đã 16 tuổi mà Lài chưa biết sửa soạn. So với những đứa bạn cùng lớp, nàng còn khờ khạo và đơn sơ lắm. Lài biết tính ba mau mắn cho nên cũng thay quần áo thật nhanh. Vừa thay quần áo Lài vừa nghĩ: đi bảo tàng viện không biết có thích không nhưng ít ra còn hơn ở nhà.
* * *
Lần đầu tiên Lài đến đây. Những cột trụ đá cẩm thạch cao nghễu nghện, bóng loáng. Sàn nhà bóng như gương, cách trang trí thật mỹ thuật. Người đi xem khá đông nhưng rất yên lặng và lịch sự. Khách thưởng ngoạn như những bóng ma chập chờn, đi lại rón rén. Ở góc bên trái có một bảng lớn kẻ chữ: The Helga Pictures – Andrew Wyeth. James kéo tay Lài đi về phía đó. Ngay ngoài cửa căn phòng có một bức tranh nhỏ về người đàn bà tóc vàng và vòng hoa trên đầu. Nền của bức tranh mầu đen. Ánh sáng ở ngọn đèn vàng gắn trên bức tranh rơi đúng vào gương mặt trong tranh làm những bông hoa trên đầu người đàn bà sáng rỡ như thật. Gương mặt thô kệch nhưng kỳ lạ, mái tóc bà ta vàng hơn dưới ánh đèn và nổi bật trên khung nền đen thẫm. Cặp mắt long lanh như người thật, cặp mắt u uẩn sao đâu.
James giải thích nho nhỏ:
- Ông Andrew Wyeth vẽ tất cả là 240 bức họa và chỉ có duy nhất một người mẫu trong suốt thời gian 15 năm. Helga Testorg là tên người đàn bà này. Đây là những bức họa nổi tiếng nhất của ông ta. Cái liên hệ bí mật giữa hai người: họa sĩ và người mẫu này cũng là một đề tài sôi nổi.
Với những lời giải thích của James, tự nhiên Lài nhìn bức tranh với một con mắt khác. Người đàn bà trong tranh dường như cũng đang nhìn Lài bằng con mắt khác thường. Lài thấy hình ảnh người đàn bà này khắp nơi trong phòng. Lúc đang ngủ, trên đồi, ngoài cánh đồng tuyết, trong bóng tối căn phòng, hình ảnh kín đáo cũng có mà lõa lồ cũng có. Nhưng tựu trung không một nụ cười. Nét vẽ tinh vi và chi tiết đến từng sợi tóc mai, sợi lông mi hoe vàng, những nếp nhăn trên mặt, đường may của áo... Càng nhìn kỹ càng thấy hấp dẫn. Hấp dẫn vì vẻ mặt lạ lùng trên khuôn mặt, không đẹp, không thanh tú, nhưng sao quyến rũ và mời mọc với rất nhiều bí ẩn, hứa hẹn.
Lài ngừng lại ở một bức họa với cảnh vào Đông. Gương mặt người đàn bà không thay đổi mấy, vẫn trầm tư và u uẩn. Bà ta đang tựa vào cành cây chỉ còn lơ thơ vài ba chiếc lá. Lài quên mất mình đang đứng trong phòng, tưởng đâu như đang đứng sau lưng người đàn bà trong tranh trong trời Đông rét mướt, mặt tuyết phủ đầy. Những vệt sơn trên thân cây nâu sậm hơi ngả sang đen, đầy ẩm ướt. Sự đối chọi giữa màu thân cây và nền tuyết trắng sao đẹp thế! Không như một bức ảnh chụp, những vết sơn dầy, mỏng, đậm, nhạt, cho một cảm giác rất thực, muốn sờ vào để thấy rung cảm hơn. Mùa Đông đang ở góc này thực rồi. Lài có cảm tưởng như mình ngửi thấy cả mùi củi đốt, mùi ẩm ướt và mùi khô đi vì lạnh. Nàng muốn giơ tay đụng vào bức tranh xem cảm giác sẽ thay đổi ra sao nhưng không dám. Chắc chẳng có ai đi xem tranh mà lại đưa tay sờ cả. Không biết những người khác xem tranh ra sao nhỉ?
- Đẹp quá phải không?
James khẽ đụng nhẹ vào vai Lài và hỏi như vậy. Lài gật đầu lí nhí:
- Dạ.
Nàng không dám nói lên những cảm tưởng của mình về bức họa. Lài sợ những xúc động bâng quơ của mình về bức tranh là sai lạc, chẳng đi đúng với lời phê bình nghệ thuật vì Lài có biết gì về hội họa đâu. Người ta đến đây để xem chứ có phải để nói hay nghe đâu. Vật tĩnh trở nên sống, không bằng cử động nhưng bằng cái hồn nằm trong bức họa. Vật thể trở nên sống động trong trí tưởng tượng của người xem, Lài thấy rõ ràng như vậy. Lài tin là người họa sĩ không chỉ đơn thuần ghi lại hình ảnh mà còn gói ghém một cái gì đó. Người xem mà bắt được điều đó thì thật là một gặp gỡ hiếm hoi. Người xem cũng thỏa mãn mà người sáng tạo cũng hả hê.
Lài nhìn xuống bản tóm tắt sơ lược về tác giả và tác phẩm. Nàng hơi ngỡ ngàng khi thấy ảnh của Andrew Weyth – tác giả các bức họa – ông ta trông phải đến 70 tuổi. Lài lại nhìn lên bức họa Helga ngay trước mặt với thời gian ghi rõ lúc hoàn tất, 1984. Nếu chỉ là tương quan giữa người vẽ và người mẫu thi tuổi tác có gì quan trọng? Nhưng nếu như Ba nàng nói thì mối liên hệ đặc biệt còn đi xa hơn... tuổi tác cách biệt quá nhỉ?
Những bức họa dưới mắt Lài lại càng thêm huyền bí!
- Sao? Đi chưa?
James vừa hỏi vừa quan sát Lài. Trông con bé lạ hẳn. Nó đứng ngớ ngẩn nhìn tranh.
Lài như choàng tỉnh:
- Dạ, đi ba. Tranh đẹp quá!
- Chờ mỗi lần có triển lãm thế này đi xem thú hơn. Còn những bức nằm vĩnh viễn ở đây, xem mãi thành chán! Lài muốn đi đâu nữa?
- Con không biết nữa... hay mình tìm đến khu Việt Nam không ba?
- Ba không biết ở chỗ nào. Chưa đến đó bao giờ cả.
- Diễm có cho con tên đường.
- Thế à? Tìm trong bản đồ là ra ngay.
Lài ngần ngừ:
- Ba à...
James nhìn Lài ngạc nhiên:
- Không muốn đi nữa hay sao?
- Không, không phải vậy... Hay ba thích đi chỗ khác? Ý con muốn nói là ba cho con đi như vậy đủ rồi... Ba không phải lo cho con...
- Lúc không có Lài ba cũng không hay đi đâu. Bạn bè như con thấy đó chỉ có vài người. Thôi! Đừng nghĩ ngợi lăng quăng. Đi chơi cho hết ngày thứ bẩy chứ!
Lài yên lặng đi theo không nói thêm câu nào. Dĩ nhiên Lài không mong có mẹ kế nhưng thấy ba lủi thủi một mình, nàng thấy thương.
* * *
Lài vui vẻ chỉ trỏ:
- Khu Việt Nam đây rồi ba. Cửa hàng tên Việt Nam kìa!
James cười:
- Thấy chưa, vậy mà nẫy định không đi. Bây giờ muốn mua gì?
- Con muốn vào tiệm sách kia kìa ba!
- O.k. xong rồi.
Sự hiện diện của hai người ngoại quốc trong khu này gây sự chú ý. Nhất là khi bước chân vào tiệm sách và băng nhạc, Lài như người đi lạc được trở về nhà. Mặt con bé rạng rỡ, ngấu nghiến nhìn hết thứ này đến thứ kia.
- Con mua một quyển sách được không?
- Đến đây để mua chứ đâu phải để nhìn suông?
Lài bẽn lẽn cười:
- Cám ơn ba.
Lài chọn một quyển sách và theo James ra quầy trả tiền. Nàng hỏi người bán hàng:
- Dạ thưa ông hết bao nhiêu?
Người đàn ông trung niên trố mắt nhìn Lài không giấu được vẻ ngạc nhiên. Cặp mắt xoi mói, tìm tòi làm Lài nhột nhạt. Nàng ngập ngừng hỏi lại:
- Tôi muốn mua quyển sách này. Ông tính tiền dùm.
Ông ta nhạt nhẽo trả lời:
- Mười lăm đồng!
Lài quay sang James. Chàng lặng lẽ lấy tiền ra trả và nói hai chữ «cám ơn» bằng tiếng Việt khi nhận tiền thối.
Người đàn ông cúi xuống chồng sổ sách, tiếp tục làm việc không nói thêm câu nào. Cái cảm giác bị khinh chê lại chập chờn đâu đó làm Lài khó chịu.
- Chào cô.
Lài giật mình nhìn lại. Nàng khẽ gật đầu chào Vĩnh:
- Chào cậu.
Quay sang James, Lài hỏi:
- Ba còn nhớ ông Vĩnh, cậu của Diễm? Mình gặp ông tuần trước.
James bắt tay Vĩnh, vui vẻ chào hỏi. Vĩnh nói chuyện với James mà cứ thỉnh thoảng lại nhìn Lài.
Vĩnh quay sang Lài bắt chuyện:
- Lài thích đọc sách lắm hả?
Lài cười rất tự nhiên:
- Dạ cháu đọc cả ngày cũng được.
- Vậy hôm nào khuân đến cả tủ sách cho Lài đọc.
- Cậu cũng thích đọc sách?
- Đó là một thứ tiêu khiển nhẹ nhàng.
Lài gật gù đồng ý. Nàng khen:
- Hôm trước cậu hát hay quá!
Trông Vĩnh có vẻ cảm động ra mặt:
- Cám ơn Lài.
James mời mọc:
- Hôm nào ghé nhà chúng tôi chơi. Tôi sẽ cho anh xem những kỷ vật của tôi hồi ở Việt Nam.
Vĩnh tươi nét mặt bắt tay từ giả và hẹn sẽ ghé thăm. Lài lễ phép cúi đầu chào:
- Chào cậu ạ.
Vĩnh không thấy khó chịu khi bị gọi bằng cậu. Chữ đó không có ý nghĩa gì cả. Ý nghĩa nằm ở ánh mắt nhìn, ở tâm hồn xao xuyến chứ ngôn từ đâu có đủ. Chờ Lài và James đi khuất, Vĩnh hỏi người chủ tiệm:
- Cô hồi nẫy mua sách gì vậy ông?
Ngọc Anh nói chuyện với Lài mà như nói cho chính mình nghe. Có lẽ nàng không bao giờ nên đặt câu hỏi là James có yêu nàng không. Những kỷ niệm vừa qua, những xúc động tràn trề ở James, đều có thật. Điều đó quá đủ, tại sao còn phải thắc mắc?
- Thỉnh thoảng Lài cần gì gọi cho cô.
Lài mím môi rồi trả lời gọn:
- Vâng.
Ngọc Anh đứng dậy vỗ vai Lài:
- Đi ngủ kẻo khuya quá rồi. Chúc Lài ngủ ngon và nhiều mộng đẹp.
- Cám ơn cô. Chúc có đi đường bình an... Cám ơn cô về gói quà.
Ngọc Anh liếc nhìn gói quà đặt trên bàn:
- Một kỷ niệm nhỏ. Mong Lài thích.
*
Sáng sớm mai đang ươm hồng ô cửa sổ được che bằng tấm màn mỏng và nhạt mầu. Ánh sáng tinh mơ là ánh sáng con gái, dịu dàng, khép nép và tươi mát. Một ngày mới bắt đầu ở đây và kết thúc ở bên ấy. Ngọc Anh nghĩ như thế và thấy buồn bã. Lúc trước khi đến đây nàng là một cành cây tràn đầy sức sống, bây giờ Ngọc Anh là nhánh hoa hết nhựa, chỉ chực lìa khỏi cây. Những vui sướng, mơ mộng của nàng hôm qua đi đâu mất chỉ còn nỗi cô đơn nặng và ứa đầy nước mắt.
- Anh đưa em ra phi trường.
Ngọc Anh quay lại nhìn James và nhẹ nhàng đáp:
- Đừng. Em đi một mình.
- Anh muốn đứa em đi.
- Anh còn công việc. Đừng đưa tiễn rồi em sẽ trở lại.
James lại gần cúi xuống kề sát mặt Ngọc Anh và hỏi. Mùi cà phê thơm ngát và hơi ấm nồng nàn làm Ngọc Anh choáng váng:
- Em nhất định đi?
Nàng gật đầu:
- Và cũng không chịu để anh đưa ra phi trường?
Ngọc Anh lại gật đầu. Lời nói trong lúc này sẽ mở tung những cảm xúc mà nàng đang cố che dấu. Mắt Ngọc Anh long lanh, lấp lánh như hai hạt kim cương. Môi nàng run và tay chân như tê dại đi.
James hôn nhẹ lên má nàng rồi quay đi:
- Khi đi nhớ để chìa khóa trong chậu cây trước cửa cho anh.
James nói dứt câu là quay lưng bỏ đi. Con bé cứng đầu nhất định làm khổ mình. Chàng còn dùng dằng tìm cái này, cái kia để đợi Ngọc Anh đổi ý nhưng nàng vẫn không chuyển.
Ra đến cửa, James hơi nghiêng đầu nhìn lại nhưng chỉ thoáng thấy Ngọc Anh đang tựa cửa sổ nhìn ra vườn và quay lưng lại. Phiến lưng mềm, mái tóc bồng dịu dàng trong một tâm hồn cứng và lạnh như thép nguội. Ngày hôm qua nàng như một tảng sáp bị nấu chảy nay đông lại và lạnh lùng. Chỉ mới ngày hôm qua mà nay đã khác huống gì...? Ngọc Anh là cơn gió chướng, trái mùa. Đột nhiên James có ý muốn thô bạo ghì chặt Ngọc Anh thật mạnh, thật đau để xem nàng vẫn kiêu hãnh bảo không hay ứa nước mắt nói lời yêu đương nhỏ nhẹ. Nhưng, ước muốn không kéo dài được bao lâu và James khép cửa lại thật nhẹ như vẫn còn một chút tần ngần không quyết.
...
Ngọc Anh đặt chiếc xắc nhỏ xuống đất và khóa cửa. Cửa đã khóa nhưng nàng vẫn chưa rút chìa khóa ra khỏi ổ. Ánh nắng ban mai rọi vào chiếc chìa khóa lấp lánh như nạm vàng. Chiếc chìa khóa đong đưa như một thách thức. Thách thức niềm đau của nàng, nỗi sầu ngậm tăm, thách thức trước sự kiêu hãnh và cứng cõi mà Ngọc Anh đã dựng lên. Nàng hoàn toàn không một chút ân hận hay mặc cảm phạm tội gì đối với người bên kia. Nàng nghĩ thầm mình không đến với James như một kẻ đi ăn trộm, nàng đến một cách đường hoàng, thản nhiên, không dấu diếm. Steven muốn biết ư? Nàng sẽ kể hết. Nàng và Steven chỉ là hai kẻ lẻ loi tựa vào nhau. Khi tựa như thế mọi người nhìn về một phía, chẳng đụng tầm mắt nhau, chẳng phiền hà gì nhau hết. Nàng và Steven chẳng bao giờ cãi vả vì không ai để ý đến công việc của người kia cả. Không người nào đòi hỏi người kia phải như thế này với mình, phải như thế kia mới được. Tệ nhất nhưng bình an. Một thứ roommate không hơn, không kém!
Nàng rút chìa khóa, mân mê một lúc rồi dấu dưới lần lá úa trong chiếc chậu cây đặt xéo bên hông nhà. Nàng đang có cảm giác mình đang chôn một kỷ niệm. Một giấc mơ nay đã trở thành kỷ niệm. Thế là hết! Một ước muốn, một giấc mộng đẹp sẽ ám ảnh mãi, triền miên, bất tận để đến khi thành, khi mộng biến thành thực thì chỉ còn một dấu chấm hết nhỏ nhoi, khép kín giấc mộng.