EE Khôn trên==Chấn dướiGIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Quẻ Phục, Tự quái nói rằng: Vật không trọn hết, sự đẽo đã cùng ở trên, thì quay xuống dưới, cho nên tiếp quẻ Phục(1). Vật không có lẽ đẽo hết, cho nên sự đẽo cùng cực thì phải trở lại. Âm cực thì Dương sinh, Dương bị đẽo cùng cực ở trên mà quay xuống dưới, vì vậy quẻ Phục mới nối quẻ Bác. Nó là quẻ một hào Dương sinh ở dưới năm hào Âm, đó là Âm cực mà Dương trở lại. Trong một năm, Âm thịnh đã cực, ngày Đông chí thì một khí Dương lại sinh ra ở trong đất, cho nên là quẻ Phục. Dương là đạo đấng quân tử, khí Dương tiêu cực mà lại trở lại, tức là đạo đấng quân tử tiêu đến cùng cực mà lại lớn lên, cho nên là nghĩa “trở lại đường thiện”.LỜI KINH復亨, 出入無疾, 朋來无咎.Dịch âm. - Phục hanh, xuất nhập vô tật, bằng lai vô cữu.Dịch nghĩa. - Quẻ Phục hanh, ra vào không tật, bạn đến không lỗi.GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Phục hanh nghĩa là đã trở lại thì hanh thông. Khí Dương đã sinh ở dưới, dần dần hanh thịnh mà sinh nuôi muôn vật; đạo đấng quân tử đã trở lại thì dần dần hanh thông, tưới tắm cho thiên hạ, cho nên quẻ Phục có lẽ hanh thịnh. _ Ra vào không tật: Ra vào chỉ về sinh lớn, lại sinh ở trong là vào; lớn tiến ở ngoài là ra, nói “ra” trước, là nói cho thuận mà thôi, khí Dương sinh ra, không phải là tự bên ngoài. Đến ở bên trong gọi là vào. Vật mới sinh khí nó rất nhỏ, cho nên phần nhiều hay gian truân. Dương mới sinh, khí nó rất nhỏ, cho nên phần nhiều, hay bị bẻ gãy. Khí Dương mùa xuân phát ra bị khí Âm lạnh bẻ gẫy, cứ coi cây cỏ về lúc sớm tôi có thể thấy rõ. “Ra vào không tật” nghĩa là cái khí Dương nhỏ sinh rồi lớn, không có cái gì hại nó. Đã không có cái gì hại nó mà loại của nó dần dần tiến đến, thì là sắp sửa hanh thịnh, cho nên không lỗi.LỜI KINH反復其道, 七日來復, 利有攸往.Dịch âm. - Phản phúc kỳ đạo, thất nhật lai phục, lợi hữu du vãng.Dịch nghĩa. - Lật đi lật lại thửa đạo, bảy ngày lại trở lại, lợi có thửa đi.GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Ý nói cái đạo tiêu, lớn, lật đi lật lại, đắp đổi mà đến, khí Dương tiêu đi, đến bảy ngày mà lại trở lại. Quẻ Cấu là Dương mới tiêu, bảy lần biến mà thành quẻ Phục, cho nên nói rằng bảy ngày, nghĩa là bảy lần đổi. Quẻ Lâm nói rằng: “Tám tháng có hung”, nghĩa là từ lúc Dương lớn đến lúc Âm lớn trải tám tháng vậy. Dương tiến thì Âm lui, đạo đấng quân tử lớn lên thì đạo kẻ tiểu nhân tiêu đi, cho nên lợi có thửa đi.Bản nghĩa của Chu Hy. -Phục là Dương lại sinh ở dưới, đẽo hết thì là quẻ thuần Khôn, tức quẻ thuộc về tháng mười, mà khí Dương đã sinh ở dưới, chứa lại hơn tháng, rồi sau cái thể một phần khí Dương mới thành mà lại trở lại, cho nên, tháng mười một, về quẻ là Phục, vì rằng khi đã đi lại trở lại, cho nên cái đạo hanh thông. Lại, trong Chấn ngoài Khôn, có tượng “Dương động ở dưới mà theo đường thuận đi lên, cho nên lời chiêm của nó là “mình ra vào đã được không tật, thì bè loại đi đến cũng được không lỗi”. Lại, vì tháng năm quẻ Cấu, một phần Âm mới sinh, đến đây là bảy hào, mà một phần Dương lại trở lại, đó là sự tự nhiên trong cuộc vận hành của trời. Nhưng lời chiêm của nó là “Lật đi lật lại thửa đạo, đến bảy ngày nên được trở lại”. Lại, vì đức cứng đang lớn lên, cho nên lời chiêm của nó là “lợi có thửa đi”. “Lật đi lật lại thửa đạo” là ý “đi mà lại lại, lại mà lại đi”. Bảy ngày là kỳ trở lại của sự xem.LỜI KINH彖曰: 復亨, 剛反, 動而以順行, 是以出入无疾, 朋來无咎.Dịch âm. - Thoán viết: Phục hanh, cương phản, động nhi dĩ thuận hành, thị dĩ xuất nhập vô tật, bằng lai vô cữu.Dịch nghĩa. - Lời Thoán nói rằng: Quẻ Phục hanh là cứng trở lại; động mà lấy sự thuận đi lên; cho nên ra vào không tật, bạn đến không lỗi.GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Phục hanh nghĩa là đức cứng trở lại mà hanh, Dương cứng tiêu đã cùng cực mà lại trở lại, đã trở lại thì dần dần lớn thịnh mà hanh thông. “Động mà lấy sự thuận đi lên, cho nên ra vào không tật, bạn đến không lỗi”, là nói về tài của quẻ, tức là nói cái cớ tại sao mà thế. Dưới động mà trên thuận, đó là “động mà lấy sự thuận đi lên”. Dương cứng trở lại mà động bằng cách xuôi thuận, cho nên được ra vào không tật, bạn đến mà không lỗi.Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây lấy đức quẻ mà nói.LỜI KINH反復其道, 七日來復, 天行也.Dịch âm. - Phản phúc kỳ đạo, thiết nhật lai phục, thiên hành dã.Dịch nghĩa. - Lật đi lật lại thửa đạo, bảy ngày lại trở lại, vận trời vậy.GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Âm Dương tiêu sinh, vận trời thế đó.LỜI KINH利有攸往, 剛長也Dịch âm. - Lợi hữu du vãng, cương trưởng dã.Dịch nghĩa. - Lợi có thửa đi, cứng lớn vậy.GIẢI NGHĨABản nghĩa của Chu Hy. - Đây lấy thể quẻ mà nói. Đã sinh ra thì phải dần dần lớn lên.LỜI KINH復其見天地造化之心乎.Dịch âm. - Phục kỳ kiến thiên địa tạo hoá chi tâm hồ.Dịch nghĩa. - Quẻ Phục thửa thấy lòng của trời đất tạo hoá chăng?GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Cái đạo của nó trở đi trở lại, đắp đổi tiêu đi, đắp đổi sinh ra, bảy ngày mà lại trở lại là cuộc vận hành của trời như thế. Tiêu, lớn nhân nhau, đó là lẽ của trời đất. Đạo của đấng quân tử Dương cương lớn được, cho nên lợi có thửa đi. Một phần Dương trở lại ở dưới, đó là lòng của trời đất, tiên nho đều cho là tĩnh thì thấy lòng trời đất, nhưng không biết rằng đầu mối sự động, tức là lòng của trời đất đó. Không phải là kẻ hiểu đạo, thì biết sao được lẽ ấy.Bản nghĩa của Chu Hy. - Dưới những phần Âm chồng chất, một phần Dương lại sinh ra, lòng sinh vật của trời đất đã hầu tắt dứt, đến đó lại thấy; ở người ta thì là tĩnh cực mà động, ác cực mà thiện, cái lòng sẵn có của mình hầu tắt mà lại hiện ra. Trình tử bàn về lẽ đó kỹ rồi.LỜI KINH象曰丄雷在地中, 復, 先王以至日閉關, 商旅不行, 后不省方.Dịch âm. - Tượng viết: Lôi tại địa trung, Phục, Tiên vương dĩ chí nhật bế quan, thương lữ bất hành, hậu bất tỉnh phương.Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Sấm ở trong đất, là quẻ Phục, Đấng tiên vương coi đó mà ngày chí đóng cửa ải, kẻ thương lữ(1) không đi, các vua không xét các phương.Truyện của Trình Di. - Sấm là Âm Dương xát nhau mà thành tiếng, đương lúc khí Dương còn nhỏ, chưa thể phát ra. Sấm ở trong đất là lúc khí Dương mới trở lại. Khí Dương mới sinh ở dưới mà còn rất nhỏ, yên lặng mà sau mới lớn được. Đấng tiên vương thuận theo đạo trời, khi ngày “chí”, khí Dương mới sinh, yên lặng mà nuôi nó, cho nên đóng cửa ải lại, khiến kẻ thương lữ không được đi, ông vua không coi xét bốn phương, đó là xem tượng quẻ Phục mà thuận theo đạo trời vậy. ỗ thân một người cũng vậy, nên yên lặng để nuôi khí Dương.Bản nghĩa của Chu Hy. - Đó là yên lặng để nuôi khí Dương. Thiên Nguyệt lệnh, tháng ấy phải trai giới che mình, để đợi sự định đoạt của khí Âm khí Dương.LỜI KINH初九: 不遠復, 无衹悔, 元吉.Dịch âm. - Sơ Cửu: Bất viễn phục, vô chỉ hối, nguyên cát.Dịch nghĩa. - Hào Chín Đầu: Chẳng xa trở lại, không đến ăn năn, cả tốt.GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Phục là khí Dương lại trở lại, Dương là đạo đấng quân tử, cho nên quẻ Phục là nghĩa trở lại đường thiện. Hào Đầu, Dương cứng trở lại, ở đầu quẻ, tức là chỗ trước nhất của sự trở lại, đó là chẳng xa mà đã trở lại. Có lỗi mất mà sau mới có trở lại, không lỗi mất thì còn trở lại gì nữa? Duy có lỗi mất chưa xa mà đã trở lại, thì không đến nỗi ăn năn, ấy là cả thiện mà tốt. Chữ 趣 âm là chi, nghĩa là đến 無祖悔 (vô chi hối) nghĩa là không đến ăn năn. Ông Nhan tử không có cái lỗi hình hiện ra ngoài, đức Phu tử bảo là “ngõ hầu” đó là “không đến ăn năn”, cái lỗi đã chưa hình hiện, mà đổi đi rồi, thì còn ăn năn gì nữa? Đã chưa thể “không phải cố gắng mà trung”, “theo cái muốn của lòng mình không vượt khuôn phép” ấy là có lỗi, nhưng vì sáng mà cương quyết, cho nên, có một điều gì không phải, chưa từng không biết; đã biết, chưa từng không đổi ngay đi, cho nên không đến ăn năn, đó là không xa mà trở lại.Bản nghĩa của Chu Hy. - Một phần Dương lại sinh ở dưới, tức là chủ sự trở lại, ÃS (chỉ) nghĩa là đến. Lỗi mất chưa xa, đã biết trở lại đường thiện, không đến phải ăn năn, đó là cái đạo cả thiện mà tốt, cho nên tượng, chiêm của nó như thế.LỜI KINH象曰: 不遠之復, 以修身也.Dịch âm. - Tượng viết: Bất viễn chi phục, dĩ tu thân dã.Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Sự trở lại của sự việc chẳng xa, để sửa mình vậy.GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Chẳng xa mà trở lại, tức là cái đạo mà đấng quân tử sở dĩ sửa mình. Cái đạo học hỏi, không có gì khác, chỉ hễ biết điều không phải của mình thì mau đổi đi, để theo điều phải mà thôi.LỜI KINH六二: 休復吉Dịch âm. - Lục Nhị: Hưu phục cátDịch nghĩa. - Hào Sáu Hai: Đẹp sự trở lại, tốt!Truyện của Trình Di. - Tuy là hào Âm ở chỗ trung chính mà sát gần hào Đầu, tức là chí theo về Dương, biết nhường người thân, ấy là sự trở lại tốt đẹp. Trở lại là trở lại với lễ, trở lại với lễ thì là nhân; hào Đầu, khí Dương trở lại, tức là trở lại với nhân; hào Hai gần liền mà chịu lún nó, vì vậy mới đẹp mà tốt.Bản nghĩa của Chu Hy. - Mềm thuận trung chính, gần hào Chín Đầu mà biết nhường nó, ấy là sự trở lại tốt đẹp, tức là đạo tốt vậy.象曰: 休復之吉, 以下仁也.Dịch âm. - Tượng viết: Hưu phục chi cát, dĩ hạ nhân dã.Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Đẹp sự trở lại mà tốt, vì biết lớn với kẻ nhân vậy.GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Là sự trở lại đẹp đẽ mà tốt, vì nó biết lún với kẻ nhân. Nhân là đức chung của thiên hạ, là gốc của điều thiện, hào Đầu trở lại điều nhân, hào Hai biết thân mà lún với nó, cho nên mới tốt.LỜI KINH六三: 頻復, 厲, 无咎Dịch âm. - Lục Tam: Tần phục, lệ, vô cữu.Dịch nghĩa. - Hào Sáu Ba: Luôn luôn trở lại, nguy! Không lỗi.GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Hào Ba lấy chất Âm lại ở chỗ cùng cực của sự động, tức là trở lại luôn luôn mà không được bền. Sự trở lại quý ở yên bền, luôn luôn lỗi mất, ấy là không yên về sự trở lại. Trở lại đường thiện mà lại luôn luôn lỗi mất, đó là cách nguy. Đấng thánh nhân mở đường “thiên thiên”, khen sự trở lại của nó mà lo cho sự luôn luôn lỗi mất của nó, cho nên nói “nguy, không lỗi”, không thể vì sự luôn luôn lỗi mất mà răn sợ sự trở lại của mình. Năng bị lỗi mất là nguy, nhưng đã năng trở lại thì còn lỗi gì? Lỗi ở sự mất, không có sự trở lại.Bản nghĩa của Chu Hy. - Là hào Âm, ở ngôi Dương, không giữa không chính, lại ở vào chỗ cùng cực của sự động mà không bền, đó là cái tượng “luôn luôn lỗi mất, luôn luôn trở lại”. Luôn luôn lỗi mất, cho nên mới nguy, trở lại thì không có lỗi, cho nên lời chiêm của nó lại như thế.LỜI KINH象曰: 頻復之厲, 義无咎也.Dịch âm. - Tượng viết: Tần phục chi lệ, nghĩa vô cữu dã.Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Cái nguy của sự luôn luôn trở lại, nghĩa không lỗi vậy.GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Luôn luôn trở lại, luôn luôn lỗi mất, tuy là nguy dữ, nhưng theo nghĩa trở lại điều thiện thì không có lỗi.LỜI KINH六四:中行獨復.Dịch âm. - Lục Tứ: Trung hành độc phục.Dịch nghĩa. - Hào Sáu Tư: Đi giữa một mình trở lại.GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Nghĩa của hào này, rất nên ngẫm kỹ. Hào Tư đi giữa các hào Âm, mà một mình nó biết trở lại, tự ở các chỗ chính đính, bên dưới ứng nhau với hào Dương cương, thì cái chí nó, đáng gọi là thiện. Không nói tốt xấu, là vì hào Tư lấy chất mềm ở giữa các hào Âm, hào Đầu Dương còn rất nhỏ, không đủ cứu nó, không có cái lý có thể nên việc, cho nên thánh nhân chỉ khen nó biết một mình trở lại, không muốn nói nó một mình theo đạo là ắt phải hung. Hỏi rằng: Thế thì không nói “không lỗi” là sao? Đáp rằng: Lấy chất Âm ở ngôi Âm; nhu nhược thái thậm, tuy có chí theo Dương, rút lại không thể nên việc, không phải là không có lỗi.Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Tư ở giữa các hào Âm, mà một mình nó ứng với hào Đầu, đó là tượng “đi với nhiều người, mà một mình mình biết theo đường thiện. Trong lúc đó, khí Dương rất nhỏ, chưa thể làm gì, cho nên không nói là tốt. Nhưng mà lẽ nên như thế, tốt xấu không phải là việc đáng bàn.LỜI KINH象曰: 中行獨復, 以從道也.Dịch âm. - Tượng viết: Trung hành độc phục, dĩ tòng đạo dã.Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Đi giữa, một mình trở lại, để theo đạo vậy.GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Khen có một mình trở lại, vì nó biết theo đạo thiện của đấng quân tử Dương cương vậy.LỜI KINH六五: 敦復, 无悔.Dịch âm. - Lục Ngủ: Đôn phục, vô hối.Dịch nghĩa. - Hào Sáu Năm: Dốc lòng về sự trở lại, không phải ăn năn.GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Lấy đức trung thuận ở ngôi vua, biết dốc lòng về sự trở lại đường thiện, cho nên không phải ăn năn. Tuy vốn vẫn phải, nhưng lời răn cũng ở trong đó. Trong lúc khí Dương trở lại nhưng hãy còn nhỏ, mà lấy đức mềm ở ngôi tôn, phía dưới lại không có kẻ giúp đỡ, chưa thể hanh tốt, chỉ không ăn năn mà thôi.Bản nghĩa của Chu Hy. - Lấy đức trung thuận ở ngôi tôn, mà đương vào lúc trở lại, đó là tượng “dốc lòng về sự trở lại”, tức là cách không phải ăn năn.LỜI KINH象曰: 敦復无悔, 中以自考也.Dịch âm. - Tượng viết: Đôn phục vô hối, trung dĩ tự khảo dã.Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Dốc lòng về sự trở lại, dùng đạo trung để tự nên vậy.GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Tức là dùng đạo “trung” để tự làm nên cho mình. Hào Năm lấy chất Âm đương ngôi tôn, ở chỗ giữa mà thể theo sự thuận, biết dốc lòng dùng đạo trung để làm nên cho mình, thì có thể không phải ăn năn. Tự làm nên, nghĩa là làm nên cái đức trung thuận.Bản nghĩa của Chu Hy. - Chữ “khảo” nghĩa là “nên”.LỜI KINH上六:迷復, 凶, 有災眚, 用行師, 終有大敗, 以其國君, 凶, 至于十年, 不克征Dịch âm. - Thượng Lục: Mê phục, hung, hữu tai sảnh, dụnghành sư, chung hữu đại bại; dĩ kỳ quốc quân, hung, chí vu thập niên, bất khắc chinh.Dịch nghĩa. - Hào Sáu Trên: Lú lấp sự trở lại, hung! Có vạ tội, dùng để trẩy quân, sau chót có thua lớn; tới cả vua nước nó, đến chưng mười năm, không thể đi.GIẢI NGHĨATruyện của Trinh Di. - Đây là kẻ lấy chất Âm nhu ở vào chót cuộc trở lại, rút lại vẫn lú lấp mà không trở lại. Lú lấp mà không trở lại, đủ biết là hung. Có vạ tội; vạ là vạ trời, tự ngoài đến, tội là lỗi mình, do mình làm ra. Đã lú lấp không biết trở lại đường thiện, ở mình thì động đâu là lầm lỗi đấy, tai hoạ cũng tự bên ngoài mà đến, nghĩa là cũng bởi tự mình vời đến. Lú lấp đường lối mà không trở lại, không thể thi thố việc gì được cả, dùng để trẩy quân, thì rút lại phải có thua lớn, đem mà trị nước, thì là điểm hung của ông vua. Mười năm là chỗ chót của số, đến mười năm không thể đi, nghĩa là cùng chót không thể đi đâu. Đã lú lấp đường lôl, thì bao giờ mà đi được?Bản nghĩa của Chu Hy. - Lấy chất Âm mềm ở chót cuộc trở lại, đó là tượng cùng chót vẫn lú lấp không biết trở lại, cho nên lời chiêm như thế, chữ 以(dĩ) cũng như chữ 及(cập là kịp).Lời bàn của tiên nho. - Có người hỏi: Y Xuyên nói “tai tự ngoài đến, sảnh tự trong ra” có phải hay không? Chu tử đáp rằng: Xem ra hai thứ cũng một hơi không giống nhau mà thôi. Tai là cái ngẫu nhiên sinh ra ở kia, sảnh là do sự lầm lỗi mà đến thế. Kinh Thư nói 眚災肆赦, (sảnh tai tứ xá), sách Xuân thu nói “肆大眚” (tứ đại sảnh) đều vì sự lỗi lầm mà tha cả.Hồ Vân Phong nói rằng: Thể mẹ(62) mà ở trên thể trên, đó là kẻ lú lấp trước. Lú lấp chẳng những chỉ hung, lại có vạ lớn, tội lớn, dùng để trẩy quân, cùng chót phải có thua to, kịp cả vua nước hung. Đến mười năm, cùng chót không thể đi đâu “đó là hết sức nói việc lú lấp sự trở lại là việc không nên. “Lú lấp sự trở lại” với “chẳng xa không trở lại” trái nhau, hào Đầu chẳng xa mà trở lại, lú lấp thì xa mà không trở lại: “dốc lòng trở về sự trở lại” với “luôn luôn trở lại” trái nhau, “dôi” là không lay chuyển thay đổi, “luôn luôn” thì thay đổi liền liền. “Một mình trở lại” với “đẹp sự trở lại” giống nhau, “đẹp” thì liền với hào Đầu, “một mình” thì ứng với hào Đầu. “Mười năm không thể đi” cũng trái lại với “bảy ngày lại trở lại”. Kiền nguyên là mười, Khôn nguyên là một, số Âm cùng tận ở “Sáu”, mà “bảy” lại là chỗ bắt đầu của Kiền; số Dương cùng tận ở “chín” mà “mười” thì là chỗ cuối chót của Khôn. Cho nên, hễ nói “mười năm” là tượng chót Khôn, quẻ Chuân “mười năm mới đặt tên chữ” quẻ Di “mười năm chớ dùng” đều có đắp đổi thể Khôn.LỜI KINH象曰: 迷復之凶, 反君道也.Dịch âm. - Tượng viết: Mê phục chi hung, phản quân đạo dã,Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Cái hung của kẻ lú lấp sự trở lại, là trái đạo vua vậy.GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Trở lại thì hợp với đạo, đã lú lấp sự trở lại, là trái với đạo, đủ biết là hung, đem mà trị nước, vua phải hung, vì nó trái với đạo vua. Ông vua ở trên trị dân, nên theo điều thiện của thiên hạ, thế mà lại lú lấp về sự trở lại đường thiện, ấy là phản lại đạo vua. Chẵng phải ông vua mà thôi, người nào lú lấp về sự trở lại, cũng là trái đạo mà hung