Chương III
TIẾNG LÓNG KHÓC VÀ TIẾNG LÓNG CƯỜI

    
hư người ta đã thấy, toàn bộ tiếng lóng, tiếng lóng cách đây bốn trăm năm cũng như tiếng lóng ngày nay thấm sâu cái tinh thần tượng trưng âm thầm nó ban cho mọi từ, khi thì một dáng xót xa, khi thì một vẻ đe dọa. Người ta cảm thấy ở trong đó cái buồn xưa hung hãn của những người hành khất ở xóm Ăn mày, họ đánh bài với những con bài riêng của họ, mà mấy con đã lưu lại cho đến thời chúng ta. Con tám chuồn (trèfle), chẳng hạn, biểu hiện một cây lớn có tám lá to tướng chẻ ba, một kiểu nhân cách hóa rừng cây kỳ lạ. Dưới chân cây đó có ba con thỏ rừng đang dùng xiên quay một người đi săn trên đống lửa, đằng sau, trên một ngọn lửa khác, một cái nồi bốc khói nghi ngút, có đầu một con chó thò ra. Còn có gì ảm đạm hơn là những cách trả đũa bằng tranh vẽ trên một bộ bài như vậy, trước cảnh những giàn củi để thiêu bọn buôn lâu và cái nồi xúpde để luộc những người làm bạc giả. Những hình thức khác nhau mà tư duy đã khác trong vương quốc tiếng lóng, ngay đến cả bài hát, câu chế giễu, lời đe dọa đều có cái tính chất bất lực và bị đè nén đó. Tất cả những bài hát, mà mấy khúc điệu đã sưu tầm dược, thật tự ti và thê thảm đến rớt nước mắt. Trong các khúc đó tên ăn trộm được gọi là tên trộm tội nghiệp và nó luôn luôn như con thỏ rừng ẩn nấp, con chuột chạy trốn, con chim xa bay, Không chút dám hỏi đòi, nó chỉ đành than thở, một trong những tiếng rên rỉ ấy đã vọng đến chúng ta ngày nay: Jen’ entrave que le dail comment meck, le daron dé orgues, peul: atiger ses mômes et ses momignards lé locher criblant sans être atigé luimême (tôi không hiểu sao Thương đế, cha của loài người, lại có thể giày vò con cháu mình và nghe thấy chúng kêu mà tự mình chẳng thấy giày vò) – Người khốn hổ mỗi khi có thời gian suy nghĩ thì tự hạ mình trước pháp luật và thu hình trước xã hội, nó nằm úp bụng xuống, nó van nài, nó kêu gọi lòng xót thương, người ta cảm thấy nó biết rằng nó có lỗi.
Vào khoảng giữa thế kỷ vừa qua, có một biến đổi. Những bài hát của lao tù, những điệp khúc của trộm cắp đã có thể nói là có một dáng dấp hỗn xược và vui vẻ. Điệu maluré than vãn được thay bằng điệu larigla. Ở thế kỷ 18, người ta thấy trong những bài hát của tù ở chiến thuyền lao dịch, ở nhà ngục khổ sai một niềm vui ma quái và khó hiểu. Người ta nghe thấy ở đó cái điệp khúc nó rít lên và chập chờn như có một ánh lửa lân tinh soi sáng và có lẽ do một chút ma trơi thổi ống địch làm vang dội giữa rừng:
Mirlabali, surlabaho,
Mirliton ribon, ribelle,
Surlabali, mirlababo,
Mirliton ribon ribo.
Điều đó họ hát lên trong khi chọc tiết một người trong hầm kín hoặc ở một xó rừng.
Một triệu chứng nghiêm trọng. Ở thế kỷ 18, cái sầu não xưa của những tầng lớp ủ ê đó đã tan biến. Những tầng lớp ấy bắt đầu cười. Chúng chế giễu meg (Chúa) vĩ đại và dab (ông tư sản) vĩ đại. Vì Luy XV, họ gọi vua nước Pháp là “hầu tước đơ Păngtanh (con rối)”. Đấy, họ gần như vui vẻ. Một thứ ánh sáng nhẹ nhàngđã toát ra từ những người khốn khổ đó, như lương tâm họ nhẹ nhõm, không gì đè lên. Những bộ lạc thảm thương của bóng tối không những đã có cái táo bạo vô tư lự của lý trí. Triệu chứng họ đã mất cái mẫn cảm phạm tội và họ đã cảm thấy, ngay ở những nhà tư tưởng và những nhà mặc tưởng, những chỗ dựa vô ý thức của mình. Dấu hiệu là trộm cắp và cướp bóc bắt đầu thẩm lậu vào các học thuyết, ngụy biện thuyết để tự mình bớt xấu ca chút ít, lại gieo rắc xấu xa khá nhiều vào các học thuyết, ngụy biện thuyết để tự mình bớt xấu xa chút ít, lại gieo rắc xấu xa khá nhiều vào các học thuyết, ngụy biện thuyết đó. Cuối cùng, dấu hiệu là, nếu không có gì làm lạc hướng thì sẽ nở ra một cái gì phi thường và cấp bách.
Chúng ta hãy dừng lại một lát. Chúng ta buộc tội ai đây? Thế kỷ 18 ư? Hay là cái triết học của nó? Chắc là không. Sự nghiệp của thế kỷ 18 lành mạnh và tốt. Những nhà bách khoa, đứng đầu là Điđơrô, các nhà theo chủ nghĩa trọng nông, đứng đầu là Tuyếcgô, các nhà triết học, đứng đầu là Vonte, các nhà không tưởng, đứng đầu là Rútxô, đó là bốn đội quân đáng sùng kính. Bước tiến vô cùng lớn lao của nhân loại lên ánh sáng là nhờ họ. Đó là bốn đội tiền phòn của nhân loại tiến tới bốn phương của tiến bộ: Điđơrô về cái đẹp, Tuyếcgô về cái có ích, Vonte về chân lý, Rútxô về công bình. Nhưng, bên cạnh và bên dưới, có các nhà ngụy biện, giống cây độc trà trộn vào loại thực vật phát triển lành mạnh, là cây ngón trong rừng hoang vu. Trong khi mà tên đao phủ thiêu trên thềm lớn của Tòa án tối cao những cuốn sách giải phóng thế kỷ, nhiều nhà văn này bị lãng quên đã cho xuất bản, với đặc ân của nhà vua, không biết bao nhiêu là áng văn, phá hoại tổ chức một cách lạ lùng và được những người khốn khổ khao khát đọc. Vài cuốn trong những xuất bản phẩm đó – điều lạ lùng – được một vương tước đỡ đầu ngày nay còn tìm thấy trong Thư viện bí mật. Những sự kiện này có ý nghĩa sâu sắc, nhưng không ai biết, vì không hiện lên ở bề mặt. Đôi khi, chính cái mập mờ của sự kiện tạo nên nguy hiểm. Nó mập mờ bởi vì nó ngầm dưới đất. Trong tất cả những nhà văn đó, người có lẽ đã khơi sâu trong quần chúng cái hành lang nguy hiểm nhất ấy, là Rétxtip đơ la Brơton.
Cái việc họ làm, diễn ra trên toàn châu Âu, đã gây tai hại ở Đức hơn ở đâu khác. Ở Đức, trong một thời kỳ nào đó, nó được Sile diễn tả gọn trong vở kịch “Kẻ cướp”. Trộm cắp, cướp bóc đã đứng dậy, chống đối lại tư hữu và lao động, vì đã tiêm nhiễm một số những tư tưởng sơ đẳng, sai lầm, có vẻ đúng nhưng thực chất thì vô lý. Trộm cướp đã quấn vào mình những tư tưởng đó, chúng như ăn ngập vào bên trong, chúng mang một tên gọi trừu tượng, chuyển thành lý thuyết, rồi bằng cách đó lưu truyền trong đám quần chúng lao động khổ đau và lương thiện, ngay những nhà hóa học dại dột đã chế ra thứ thuốc hỗn tạp đó không biết là nó đã lan sâu rộng như vậy, lại ngay đám đông dùng thuốc đó cũng không biết nốt. Một sự kiện nào loại đó xảy ra cũng đều nghiêm trọng. Đau khổ gây nên phẫn nộ và khi các tầng lớp thịnh vượng bị mù quáng hoặc ngủ gà – đằng nào cũng là nhắm mắt – thì sự hằn thù của các tầng lớp khốn khổ lại nhen lửa nhờ ở một đầu óc yếm thế và không thăng bằng đang mơ mộng ở một xó nào và đâm ra nhận xét xã hội. Mà khi hằn thù nhận xét thì quả là ghê gớm!
Nếu thời đại lại gặp vận hạn thì từ tình hình nói trên sẽ nảy sinh những biến động ngày xưa gọi là loạn cùng dân. Bên cạnh loạn cùng dân, các biến động đơn thuần chính trị chỉ là trò trẻ. Loạn cùng dân không còn là sự đấu tranh của người bị áp bức chống người áp bức. Nó là sự nổi dậy của quẫn bách chống sung túc yên vui. Lúc đó tất cả sẽ sụp đổ.
Những nổi dậy của dân cùng là những trận địa chấn dân tộc.
Cuối thế kỷ 18, cái nguy cơ này hình như đến rất gần, nhưng cuộc cách mạng Pháp, cái hành động trung thực lớn lao đó, đã chặn đứng nó lại.
Cách mạng Pháp là lý tưởng cầm gươm, cách mạng Pháp đứng lên và bằng một động tác đột ngột đã vừa đóng cửa ác vừa mở cửa thiện.
Cách mạng Pháp đề xuất vấn đề, công bố chân lý, xua tan uế khí, khai quang thế kỷ, đặt vương miện lên đầu nhân dân.
Có thể nói nó đã sáng tạo ra con người một lần thứ hai và con người một linh hồn thứ hai là nhân quyền.
Thế kỷ 19 thừa kế và hưởng thụ sự nghiệp của cách mạng Pháp và ngày nay, cái tai họa xã hội àm chúng tôi vừa nói đến không thể xảy ra. Tố cáo nó là mù quáng! Sợ hãi nó là ngây ngô! Cách mạng là thuốc tiêm ngừa loạn cùng dân.
Nhờ có cách mạng, những điều kiện xã hội đã thay đổi. Các bệnh tật phong kiến và quân chủ không còn trong máu chúng ta nữa. Trong cơ thể của chúng ta khong còn mầm bệnh trung cổ. Chúng ta không còn ở thời mà những đám đông dễ sợ từ nội bộ nổ bùng ra, mà dưới chân ùn ùn một tiếng động trầm trầm không rõ dạng, mà trên bề mặt của văn minh xuất hiện những mô, ổ của chuột chù, mà đất nứt rạn, miệng hang mở toác, từ dưới sâu vọt lên những cái đầu quái đản.
Ý nghĩa cách mạng là một ý nghĩa đạo đức. Ý thức quyền lợi phát triển, làm phát triển ý thức nhiệm vụ. Luật chung của mọi người là tự do, tự do của ta giới hạn ở chỗ tự do của kẻ khác bắt đầu, theo định nghĩa đáng phục của Rôbétxpie. Từ năm 89, toàn dân giãn nở ở cá nhân tinh hoa. Không có kẻ nào có quyền lợi mà không có ánh quang minh dù kẻ ấy nghèo. Tên chết đói vẫn cảm thấy trong người mình có chất lương thiện của nước Pháp. Phẩm giá của người công dân là lớp áo giáp xoay vào trong. Ai tự do thì thận trọng. Ai bỏ phiếu bầu cử, người ấy trị vì. Do đó mà có đức liêm chính: do đó mà có những háo hức không lành mạnh phải rụng rời non yếu. Do đó mà trước sự cám dỗ, con mắt khép lại một cách dũng cảm.
Công cuộc khai quang của cách mạng lớn lắm, lớn đến nỗi những ngày giải phóng, ngày 14 tháng 7, ngày 10 tháng 8 chẳng hạn, quần chúng không còn là đám đông thô bạo. Tiếng thét đầu tiên của những quần chúng được soi sáng và không ngừng tăng số là: “diệt trừ trộm cướp!” Tiến hóa là người lương thiện. Lý tưởng và tuyệt đối khoogn che mặt lại đâu. Năm 1848 ai đã hộ tống những xe bảo vật của điện Tuylơri? Đó là những người nhặt giẻ ở ô Ăngtoan. Tã rách canh gác cho kho tàng như vậy đó, và đạo đức đã làm cho những kẻ khố rách ấy trở nên lộng lẫy. Trên những xe tải đó, trong mấy cái hòm đóng dối, có cái hở cả ra, có hàng trăm hộp tư trang rực rỡ; giữa cái hộp đó, có cả cái vương miện cũ của nước Pháp, nạm toàn kim cương, trên có hồng ngọc của nhà vua, cả nhiếp chính, trị giá ba mươi triệu. Họ đi chân đất mà bảo vệ vương miện đó.
Vậy là không còn “loạn cùng dân” nữa. Tôi lấy làm bực bội hộ cho những kẻ khôn ngôn ngoan. Đó là món lo sợ cũ đã gây tác dụng cuối cùng rồi, không có thể đem ra đầu cơ chính trị được nữa. Cái lò xo của bóng ma đỏ đã gãy rồi. Bây giờ thì ai cũng biết cả. Bù nhìn không dọa được nữa, chim chóc đã suồng sã với nó, ỉa cả lên mình nó và những người tư sản thì cười.

Truyện Những Người Khốn Khổ (2) LỜI GIỚI THIỆU PHẦN THỨ NHẤT - QUYỂN I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV QUYỂN II - Sa Ngã - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 QUYỂN III- TRONG NĂM 1817-Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX QUYỂN IV -GỬI TRỨNG CHO ÁC- Chương 1 Chương 2 Chương 3 QUYỂN V -XUỐNG DỐC -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XII Chương XII Chương XIII QUYỂN VI - GIAVE -Chương 1 Chương 2 QUYỂN VII - VỤ ÁN SĂNGMACHIƠ -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VIII- Hậu Quả -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V PHẦN THỨ HAI - CÔDÉT
QUYỂN I - OATECLÔ- Chương I
Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV Chương XV Chương XVI Chương XVII Chương XVIII QUYỂN II -CHIẾC TÀU ÔRIÔNG -Chương I Chương II Chương III QUYỂN III- GIỮ LỜI HỨA VỚI NGƯỜI ĐÃ KHUẤT -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN IV-CĂN NHÀ NÁT GORBÔ - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN V - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X QUYỂN VI - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII QUYỂN VIII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX PHẦN THỨ BA - MARIUYTX
QUYỂN I -Chương I & 2
Chương III & IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX, X Chương XI , XII Chương XIII QUYỂN II - NHÀ ĐẠI TƯ SẢN - Chương I & II Chương III & IV Chương IV & V Chương VI & VII QUYỂN III - ÔNG VÀ CHÁU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & IX QUYỂN IV - NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA NHÓM A.B.C - Chương 1 Chương 3 & 4 Chương 5 & 6 QUYỂN V - NGHÈO KHỔ LẠI HÓA HAY Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI - HAI NGÔI SAO GẶP NHAU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX QUYỂN VII- PATƠRÔNG MINET Chương I & II Chương III & IV QUYỂN VIII-ANH NHÀ NGHÈO BẤT HẢO- Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX , X Chương XI, XII Chương XIII, XIV Chương XV , XVI Chương XVII , XVIII Chương XIX Chương XX Chương XX (tt) Chương XXI & XXII PHẦN THỨ TƯ- TÌNH CA PHỐ PƠLUYMÊ VÀ ANH HÙNG CA PHỐ XANH ĐƠNI
Quyển I MẤY TRANG SỬ - Chương I &II
Chương III Chương IV Chương V Chương VI QUYỂN II - Chương I Chương III & IV QUYỂN III- NGÔI NHÀ PHỐ PƠLUYMÊ Chương I Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII QUYỂN IV -NGƯỜI GIÚP MÀ CÓ THỂ LÀ TRỜI GIÚP-Chương I & II QUYỂN V -ĐOẠN CUỐI VÀ ĐOẠN ĐẦU KHÁC NHAU-Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI -CHÚ BÉ GAVRỐT -Chương I Chương II Chương III QUYỂN VII Chương I Chương II Chương III Chương IV QUYỂN VIII Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN IX -Chương I -HỌ ĐI ĐÂU Chương II Chương III QUYỂN X - Chương I - NGÀY 5 THÁNG 6 NĂM 1832 Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN XI - HẠT BỤI KẾT THÂN VỚI BÁO TÁP
Chương I & IIche en mảche)
Chương III & IV & V Chương VI QUYỂN XII - CÔ RANH
Chương I
Chương II Chương III Chương IV & V Chương VI Chương VII & VIII QUYỂN XVII - MARIUYTX TRONG BÓNG TỐI -
Chương I & II
Chương III QUYỂN XIV - NHỮNG NÉT VĨ ĐẠI CỦA THẤT VỌNG I
Chương I
Chương III & IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN XV PHỐ LÔMÁCMÊ
Chương I
Chương II Chương III &I V PHẦN THỨ NĂM - Jean Valjean- QUYỂN I CHIẾN TRANH GIỮA BỐN BỨC TƯỜNG
Chương I
Chương II & III Chương IV Chương V Chương VI Chương VIII Chương X & XI Chương XII & XIII Chương XIV & XV Chương XVI Chương XVII & XVIII Chương XIX & XX Chương XXI Chương XXII & XXIII Chương XXIV QUYỂN II- RUỘT GAN CON QUÁI KHỔNG LỒ
Chương I & II
Chương III & IV Chương V QUYỂN III - BÙN ĐẤY, NHƯNG LẠI LÀ TÂM HỒN
Chương I
Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII & IX Chương X & XII Chương XIII QUYỂN IV - QUYỂN V - Chương I & II QUYỂN V - Chương III & IV Chương V - VI Chương VII & VIII QUYỂN VI- ĐÊM TRẮNG I
Chương I
Chương II Chương III & IV QUYỂN VII - DỐC CẠN CHÉN TÂN TOAN
Chương I
Chương II QUYỂN VIII- BÓNG NGẢ HOÀNG HÔN I
Chương I
Chương II & III Chương IV QUYỂN IX - ĐÊM TỐI CUỐI CÙNG, BÌNH MINH CUỐI CÙNG
Chương I & II
Chương III & IV Chương V Chương Kết