uan chức Trung Quốc xua tay trước cửa ra vào: “Không được! Không được mà!” Tổng thống Hoa Kỳ xông vào cửa trong cuộc họp kín không được mời của Thủ tướng Trung Quốc, nhưng hầu như chẳng ngăn nổi ông.
Khi bạn là quan chức cao cấp đại diện cho Hoa Kỳ ở nước ngoài, hãy cứ để Tổng thống hay Ngoại trưởng tự cư xử, bởi vì mỗi hành động đã được bàn thảo, lên kế hoạch kỹ càng và mọi cánh cửa được mở ra đúng lúc. Bạn được đoàn xe hộ tống hú còi khi qua trung tâm đông đúc, qua hải quan và an ninh phi trường, chẳng bao giờ phải chờ ở cửa thang máy. Nhưng đôi khi nghi thức đón tiếp bị phá vỡ, phong cách ngoại giao trở thành lộn xộn. Đây là lúc ta phải biết cách tùy cơ ứng biến. Trường hợp này là như vậy.
Tổng thống Obama và tôi đang tìm Thủ tướng Ôn Gia Bảo giữa hội trường quốc tế rộng lớn về biến đổi khí hậu tại Copenhagen, Đan Mạch. Tháng 12-2009, một thành phố rất khuyến rũ nhưng giá lạnh, mờ ảo như thường lệ. Chúng tôi hiểu cách duy nhất để đạt được thoả thuận về vấn đề biến đổi khí hậu, đó là các nhà lãnh đạo các quốc gia sản sinh ra khí thải lớn nhất phải ngồi xuống với nhau thảo luận, bàn bạc tìm ra giải pháp thoả đáng, đặc biệt là hai quốc gia Hoa Kỳ và Trung Quốc. Các lựa chọn và sự thỏa hiệp mà chúng tôi đương đầu thật sự khó khăn. Công nghệ năng lượng sạch mới với hiệu suất cao hơn có thể cho phép cắt giảm khí thải trong khi tạo được công ăn việc làm, nhiều ngành công nghiệp mới thú vị, thậm chí còn giúp các nền kinh tế mới nổi đi tắt đón đầu, bỏ qua giai đoạn ô nhiễm nhất của thời kỳ phát triển công nghiệp. Nhưng tại đây thực tế chưa nhận được sự ủng hộ chống biến đổi khí hậu mà hầu như chỉ nhắc nhở theo kiểu chính trị về sự khủng hoảng tài chính đang diễn ra toàn cầu. Tất cả các nền kinh tế phát triển sử dụng nhiên liệu hóa thạch là chính. Thay đổi vấn đề này đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải táo bạo và có sự hợp tác quốc tế.
Nhưng phía Trung Quốc đã lảng tránh chúng ta. Tệ hơn nữa, chúng tôi được biết ông Ôn Như Bảo còn “bí mật” gặp gỡ các nhà lãnh đạo Ấn Độ, Brazil và Nam Phi tìm cách ngăn chặn hoặc chia rẽ những thỏa thuận mà Hoa Kỳ đang tìm kiếm. Khi không nhìn thấy các nhà lãnh đạo các quốc gia trên, chúng tôi hiểu, có cái gì đó không ổn, nên phái người đi tìm khắp trung tâm hội nghị và phát hiện ra vị trí của cuộc họp mật.
Sau khi đưa mắt nhìn nhau và “hiểu ngầm những điều cùng suy nghĩ”, tôi và Tổng thống đi dọc hành lang khá dài của trung tâm hội nghị Bắc Âu, một đoàn chuyên viên và cố vấn đuổi theo cho kịp chúng tôi. Sau này chúng tôi đùa gọi đó là “cuộc tháp tùng bằng chân”, đoàn xe hộ tống không có động cơ, nhưng lúc ấy tôi tập trung vào những thách thức ngoại giao khi đoàn “tuần hành” đến nơi. Chúng tôi đi tắt theo lối cầu thang, quan chức Trung Quốc rất ngạc nhiên khi nhìn thấy, họ muốn đánh lạc hướng bằng cách chỉ sai đường, nhưng chúng tôi không nản. Về sau trong tạp chí Newsweek mô tả chúng tôi là “phiên bản mới của bộ film thám tử Starsky và Hutch”.
Chúng tôi đến bên ngoài phòng họp, một đoàn trợ lý và đặc vụ hốt hoảng ào tới. Robert Gibbs, người phát ngôn của Nhà Trắng đụng độ với cảnh vệ người Trung Quốc. Trong lúc lộn xộn,Tổng thống đẩy cửa và hét thật to: “Ngài Thủ tướng!” làm mọi người giật mình. Cảnh vệ Trung Quốc lấy tay ngáng qua cửa, tôi cúi đầu luồn dưới cánh tay anh ta bước vào phòng.
Trong căn phòng họp tạm thời, xung quanh tường bằng kính được che bằng rèm để tránh con mắt tò mò, tôi nhìn thấy ông Ôn Gia Bảo ngồi góc bên chiếc bàn dài với Thủ tướng Ấn Độ, Manmoham Singh, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva và Tổng thống Nam Phi Jacoh Zuma. Khuôn mặt ông ta dài ra, cằm xệ xuống khi nhìn thấy chúng tôi.
Tổng thống Obama nháy mắt hỏi: “Ngài đã chuẩn bị xong chưa?” Cuộc đàm pháp thật sự bây giờ bắt đầu.
Chuẩn bị cho cuộc họp này mất ít nhất một năm. Trong chiến dịch tranh cử, cả tôi và Thượng nghị sĩ Obama đều nhấn mạnh vấn đề biến đổi khí hậu là thách thức cấp bách đối với nước ta và thế giới, chúng tôi đưa ra kế hoạch nhằm hạn chế lượng khí thải, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, phát triển sản xuất năng lượng sạch. Chúng tôi cố gắng nêu ra từng cấp độ với nhân dân Mỹ về những lựa chọn khó khăn nhằm tránh những lựa chọn sai lầm cũ giữa kinh tế và môi trường.
Sự nóng lên toàn cầu buộc phải đặt ra cách giải quyết mặc dù người ta vẫn phủ nhận. Cả một núi các dữ liệu của các nhà khoa học nói về tác hại của carbon dioxide, methane và các loại khí thải nhà kính khác. Từ năm 2000, theo số liệu nghiên cứu trong vòng 14 năm thì có 13 năm nóng nhất. Những hiện tượng thời tiết xảy ra bất thường, kể cả các vụ cháy rừng, đợt khí nóng, hạn hán kéo dài theo số liệu ngày càng tăng. Nếu vấn đề này vẫn không giảm, nó sẽ trở thành những thách thức to lớn, ảnh hưởng tới hàng triệu người, gây ra những cuộc cạnh tranh vì các nguồn cung cấp trở nên khan hiếm như nước ngọt, các quốc gia vốn khó khăn càng mất ổn định.
Sau khi nhậm chức, Tổng thống Obama và tôi đều đồng ý cho rằng biến đổi khí hậu đại diện cho cả mối đe dọa về an ninh quốc gia và cũng là một thử thách to lớn với vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ. Chúng tôi biết LHQ sẽ tổ chức hội nghị rộng lớn về biến đổi khí hậu vào cuối năm đầu tiên của chính quyền Obama và nó cũng là cơ hội phát động về những hoạt động quốc tế rộng rãi. Vì thế chúng tôi phải tạo điều kiện bắt đầu gây dựng cơ sở.
Đây cũng nằm trong vấn đề to lớn trong chính sách ngoại giao của chúng ta có sự thay đổi. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Ngoại trường thường chỉ tập trung vào vấn đề chủ chốt chiến tranh và hòa binh, kiểm soát vũ khí hạt nhân. Trong thế kỷ thứ 21, chúng tôi phải lưu ý đến tất cả các thách thức toàn cầu đang nổi lên, ảnh hưởng đến tất cả mọi người trong sự phụ thuộc lẫn nhau trên thế giới như: dịch bệnh, ảnh hưởng qua lại giữa các nền kinh tế, khủng bố quốc tế, hệ thống tội phạm xuyên quốc gia, nhân quyền và buôn lậu động vật hoang dã… và tất nhiên cả vấn đề biến đổi khí hậu.
Từ năm 2009, sự hoạt động trong nước cũng bắt đầu thay đổi nhanh chóng, chính quyền Obama làm việc với Quốc Hội với tham vọng về cơ chế “lưu trữ và buôn bán chất phế thải” (cap and trade) sẽ tạo một thị trường về giá cả, mua bán khí thải carbon, trong khi cũng có những hành động trực tiếp thông qua các cơ quan đại diện như Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA - Emvironmental Protection Agency) được pháp luật cho phép, qua đó cung cấp các ưu đãi sản xuất điện năng mặt trời, năng lượng gió nhiều hơn nữa. Khi dự luật được Hạ Viện thông qua dưới sự lãnh đạo của Nghị sĩ Hanry Waxman của bang California và Nghị sĩ Ed Markey bang Massachusetts, vào tháng Sáu gây nhiều tranh cãi, nhưng nhanh chóng bị sa lầy trong Thượng Viện.
Đối với quốc tế, chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn. Ngay từ đầu, tôi biết cần phải sáng tạo trong công tác ngoại giao và kiên trì xây dựng mạng lưới với các đối tác toàn cầu, sẵn sàng cùng nhau tham gia giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Xây dựng liên minh theo mô hình này, đặc biệt khi lựa chọn có liên quan tới nó là điều rất khó, khó hơn việc chăn dắt con mèo. Bước đầu tiên phải nắm được các cuộc đàm phán quốc tế với tên gọi Công ước khung của LHQ về Biến đổi khí hậu, trong đó cho phép tất cả các quốc gia có quyền tham dự để thảo luận và chia sẻ những thách thức từng điểm cụ thể. Mục đích của hội nghị tại Copenhagen tháng 10-2009 là tập hợp tất cả các quốc gia tìm kiếm một thỏa thuận giữa các nước phát triển và đang phát triển.
Tôi cần nhà đàm phán có dầy dạn kinh nghiệm về vấn đề khí hậu và năng lượng phụ trách vấn đề này, vì thế tôi đề cử Todd Stern làm Đặc sứ Biến đổi khí hậu. Tôi biết ông từ những năm 1990s khi ông phụ trách đàm phán Nghị định Kyoto được phó Tổng thống Al Gore ủng hộ và Tổng thống Bill Clinton đã ký, nhưng Thượng viện chưa phê chuẩn. Với vẻ ngoài bình tĩnh, Todd là nhà ngoại giao rất say mê và kiên trì. Trong những năm dưới thời chính quyền Bush, ông hoạt động rất năng nổ về vấn đề khí hậu và năng lượng tại Trung tâm Khảo sát tiến bộ Mỹ (Centre for American Progress). Bây giờ ông có thể ứng dụng tất cả tài năng, bề dầy kinh nghiệm để thuyết phục các quốc gia đến bàn đàm phán tìm kiếm thỏa hiệp. Tôi muốn dành cho ông sự khởi đầu suôn sẻ, vì thế tôi mời ông cùng đi trong chuyến công du đầu tiên tại châu Á. Nếu như chúng tôi không đủ sức thuyết phục Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn và Indonesia những chính sách về khí hậu khả dĩ hơn thì hầu như không thể đạt được thỏa thuận quốc tế đáng tin cậy về biến đổi khí hậu sau này.
Tại Bắc Kinh, tôi và Todd thăm quan Nhà máy Nhiệt điện Thái Dưong Cung, một nhà máy thuộc công nghệ cao, nhưng số khí thải phát ra một nửa là carbon dioxide của nhà mày nhiệt điện so với một phần ba sử dụng thuỷ điện. Sau khi tham quan xí nghiệp sản xuất turbines trực thuộc nhà nước do Tập đoàn Gereral Eletric sản xuất, tôi nói chuyện với công nhân Trung Quốc về cơ hội phát triển kinh tế và cách giải quyết những thách thức về biến đổi khí hậu. Chính phủ của họ bắt đầu đầu tư lớn vào năng lượng sạch, đặc biệt về năng lượng mặt trời, năng lượng gió, nhưng khước từ cam kết bất cứ thỏa thuận quốc tế nào ràng buộc về khí thải. Todd đã dành rất nhiều thời gian thuyết phục, cuối cùng đành đề nghị họ suy nghĩ kỹ hơn nữa, đồng thời hy vọng họ thay đổi ý kiến.
Trọng điểm ban đầu của chúng tôi với Trung Quốc không gặp điều đáng tiếc. Nhờ sự tăng trưởng kinh tế đột biến trong hơn thập niên qua, Trung Quốc nhanh chóng trở thành quốc gia lớn nhất trên thế giới về khí thải nhà kính. (Các quan chức Trung Quốc thường xuyên đưa ra tỷ lệ khí thải tính theo bình quân đầu người vẫn còn rất thấp so với các nước phương Tây, đặc biệt so với Hoa Kỳ, nhưng họ cũng đang nhanh chóng đuổi kịp). Trung Quốc cũng là nước lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trong nhóm các cuờng quốc khu vực và toàn cầu bao gồm Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi, những nước sử dụng sức mạnh kinh tế để mở rộng mối quan hệ với cộng đồng quốc tế hơn là dùng sức mạnh quân sự. Sự liên kết, hợp tác với họ là rất cần thiết cho mọi thỏa thuận toàn diện về biến đổi khí hậu.
Mỗi quốc gia theo đuổi đường lối riêng, đồng thời đang phải vật lộn với những tác động tăng trưởng và những ảnh hưởng của chính họ. Ví dụ: Trung Quốc tuy đã xóa đói giảm nghèo cho hàng trăm triệu nhân dân từ khi Đặng Tiểu Bình mở cửa với thế giới từ năm 1978, nhưng tính đến năm 2009 vẫn còn khoảng 100 triệu người dân thu nhập dưới 1 Mỹ kim/ngày. Cam kết của Đảng Cộng sản là nâng cao mức thu nhập của người dân, giảm số hộ nghèo bằng cách dựa vào việc tăng sản lượng công nghiệp. Vấn đề này trở thành một lựa chọn khắc nghiệt: Liệu Trung Quốc có đủ khả năng giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu khi vẫn còn hàng triệu người trong cảnh nghèo đói? Trung Quốc có dám phát triển theo con đường khác, dựa trên những năng lượng hiệu quả hơn, cải tạo hệ thống sử dụng năng lượng cũ mà vẫn có thể giảm được hộ nghèo? Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất vật lộn với câu hỏi này. Khi chúng ta điều hành một nhà nước mà sự bất bình đẳng và nghèo đói còn lớn, đó là điều không dễ chút nào và ta khó đảm bảo tăng trưởng như các cuờng quốc phát triển công nghiệp từ thế kỷ 19 và 20 dù môi trường bị ô nhiễm nhằm mục đích phát triển thịnh vượng. Nếu Ấn Độ cũng đã cải thiện đời sống cho hàng triệu triệu người dân trong nước bằng cách đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, vậy họ làm thế nào để có thể lựa chọn con đường khác? Các nước phải trả lời được câu hỏi, làm sao họ có thể góp phần chống biến đổi khí hậu ngay cả khi nguyên nhân không phải do họ, vấn đề này thành công hay thất bại, quyết định lại do chính sách ngoại giao của chúng tôi.
Với những suy nghĩ như thế, mùa hè 2009, Todd và tôi công du Ấn Độ. Chúng tôi tham quan một trong những khu nhà nhiều cây xanh nhất gần Delhi, choàng lên cổ tôi vòng hoa theo phong tục, Bộ trưởng Môi trường Jairam Ramesh làm chúng tôi sửng sốt khi tôi phát biểu trước công chúng đã đưa lời nhận xét rất gay gắt. Ông tuyên bố, tiến hành các bước để giải qquyết biến đổi khí hậu phải là trách nhiệm của những nước giàu có như Hoa Kỳ, không phải trách nhiệm của những nuớc đang thoát nghèo như Ấn Độ bởi vì sự phát triển để nâng cao đời sống người dân là trọng điểm giải quyết các thách thức cấp bách mà quốc gia họ phải lo lắng. Trong các cuộc hội đàm riêng, Ramesh tái khẳng định, lượng khí thải tính theo bình quân đầu người của Ấn Độ vẫn kém xa các nước phát triển và lập luận không có cơ sở pháp lý nào của quốc tế có quyền áp đặt lên Ấn Độ trong hội nghị sắp tới ở Copenhagen.
Sự ngang ngạnh ấy không thể ngăn chặn được sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu, nếu các nước đang phát triển vẫn cứ giữ theo điều luật cũ, xả lượng khí thải carbon dioxide lớn vào khí quyển. Ngay Hoa Kỳ có giảm khí thải đến chỉ số zero vào ngày mai, tổng mức khí thải toàn cầu cũng coi như không giảm nếu lượng khí thải của Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác không giảm khí thải. Hơn nữa, số lượng dân nghèo mà vị Bộ trưởng Ấn Độ nhắc đến vẫn không thể thay đổi, họ chính là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất đối với sự tàn phá do biến đổi khí hậu. Vì thế phản đối ý kiến của ông, tôi nói, Hoa Kỳ góp phần phát triển công nghệ năng lượng sạch mà kinh tế vẫn tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo trong khi vẫn giảm được lượng khí thải. Nhưng tôi nhấn mạnh, vấn đề này rất quan trọng đối với toàn thế giới cần phải chấp nhận, chia sẻ sứ mệnh và cùng có trách nhiệm. Vấn đề này sẽ được tiếp tục thảo luận vào những tháng tới, khi các nước tới dự Hội nghị Khí hậu của LHQ tổ chức vào tháng 12 ở Đan Mạch, trong đó có cuộc họp bí mật mà Tổng thống Obama và tôi không được mời.
Copenhagen một thành phố đẹp như tranh, đường phố và công viên được rải bằng đá cuội. Nhưng khi tôi đến vào hồi 3 giờ sáng ngày 17-12-2009, đúng vào giữa mùa đông lạnh giá đến chết người với cơn bão tuyết vừa đi qua, thời tiết lạnh như cắt da cắt thịt và cuộc đàm phán cũng lại đi vào thế đóng băng. Chỉ còn hai ngày nữa hội nghị sẽ kết thúc, cơ hội có một thoả thuận hầu như tuột khỏi tầm tay thế giới.
Một bên của hội nghị bao gồm những cường quốc mới trỗi dậy, khi nghĩ về “vùng mới nổi”, tôi nghĩ ngay đến sự đóng góp tổng sản lượng khí thải carbon dioxide của họ. Hầu hết các nước ấy đều tìm cách lảng tránh những thỏa thuận ràng buộc mà có thể hạn chế sự tăng trưởng kinh tế của họ. Bên kia là các nước châu Âu, vẫn còn hy vọng mở rộng Nghị định Kyoto đã trở thành một gánh nặng cho các quốc gia giàu có, trong khi các nước lớn đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ lại không đóng góp gì. Nhiều nước nhỏ và nghèo, nhất là các quốc đảo nhỏ bé, họ rất hy vọng mong có một thỏa thuận giúp họ ngăn chặn hoặc ít nhất cũng giảm thiểu được biến đổi khí hậu như họ từng đối mặt.
Hoa kỳ thúc đẩy những gì mà chúng ta coi đó là kết quả có thể đạt được một cách thực tế: một thỏa thuận ngoại giao được các nhà lãnh đạo tán thành (chứ không phải chỉ là một hiệp ước pháp lý được Quốc Hội phê chuẩn và toà án thực thi) mà điều này các quốc gia lớn đã và đang phát triển cam kết, để từng bước hạn chế lượng khí thải và có những báo cáo minh bạch về sự cải tiến của họ, đây là vấn đề chưa từng xảy ra từ trước đến nay. Chúng tôi không mong đợi tất cả các nước đều thực hiện những bước tương tự hoặc cắt giảm số lượng khí thải bằng nhau, nhưng chúng tôi tìm kiếm một thỏa thuận đòi hỏi mỗi quốc gia phải chịu một số trách nhiệm để giàm lượng khí thải.
Một trong những cuộc họp đầu tiên của tôi ở Copenhagen là với Liên minh Tiểu Đảo Quốc. Người ta ước tính mực nước biển toàn cầu trong thế kỷ thứ 20 đã tăng 6,7 inches (2,54 x 6,7 = 16 cm 018 - ND). Trong khi đó hệ thống băng hà ở Bắc cực vẫn tiếp tục tan chảy, mực nước biển vẫn tiếp tục dâng cao với tốc độ ngày càng tăng, đe dọa sự tồn vong của một số nước nhỏ bé. Năm 2012 tôi viếng thăm Quần đảo Cook trong cuộc Hội thảo các đảo ở Thái Bình Dương, các nhà lãnh đạo nơi đây nói với tôi, biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất mà đất nước của họ phải đối mặt.
Các đảo và những nước nằm trong vùng trũng đang đối mặt với cuộc chiến này, nhưng những nước còn lại của chúng ta cũng chẳng cách xa bao nhiêu. Khoảng 40% dân số con người sống rải rác cách bờ biển trong phạm vi 60 dặm. Các thành phố gần các châu thổ đồng bằng của các dòng sông kể cả các thành phố sát dòng sông Mississippi, Nile, Hằng Hà, Mê kông có nguy cơ rất nghiêm trọng. Chúng tôi đã đưa ra những kế hoạch đề phòng, tính toán những gì sẽ xảy ra nếu biến đổi khí hậu tiếp tục gia tăng, mực nước biển tiếp tục dâng cao. Hàng tỷ người sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu như đất đai nhà cửa và các thành phố không thể ở được nữa, họ sẽ phải đi đâu? Ai là người hỗ trợ?
Hãy tưởng tượng bạo lực sẽ xảy ra như thế nào nếu như hạn hán kéo dài, tình trạng thiếu lương thực, nước sạch ở những nước do bọn cực đoan cầm quyền và bất ổn, hoặc các hiệu ứng ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu khi các trang trại, các cơ sở hạ tầng bị tàn phá do ngập lụt và bão tố. Cái gì sẽ ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu, sự ổn định khi khoảng cách giữa nước giàu và ghèo ngay càng lớn hơn nữa? Tại Copenhagen tôi gặp Thủ tướng Ethiopia, Meles Zenawi, ông coi như là người phát ngôn viên cho một số nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất do tác động của biến đổi khí hậu mà hầu như không có khả năng giải quyết, ông nói với tôi, các nước rất trông chờ vào Hoa Kỳ và cho rằng đây là thời điểm thích hợp ủng hộ sự lãnh đạo của Mỹ.
Mặc dù với niềm hy vọng cao đưa đến hội nghị này, có thể do mức độ nào đó của họ, nhiều vấn đề ngay từ đầu đã trở nên tồi tệ. Quyền lợi bị va chạm, thần kinh căng thẳng, sự thỏa hiệp khó đạt được. Chúng tôi cần thay đổi phương cách đề xuất. Sáng sớm 17-12, tôi họp báo. Người trong nhóm tôi tìm được hội trường rộng đầy đủ ghế ngồi, tôi bước vào đã có hàng trăm ký giả, phóng viên các nước trên thế giới tề tựu, háo hức chờ tin mới có dấu hiệu phá vỡ sự bế tắc. Tôi phát biểu trước đông đảo ký giả, Hoa Kỳ đã sẵn sàng đứng ra huy động sự đóng góp của các nước đang phát triển hàng năm 100 tỷ Mỹ kim vào năm 2020 từ các nguồn công cộng, tư nhân để giúp đỡ những quốc gia nghèo nhất, dễ bị tổn thương nhất để giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu, nếu như chúng tôi có thể đại thỏa thuận chung về hạn chế khí thải.
Ý tưởng này xuất phát từ các nước châu Âu, đặc biệt là của Thủ tướng Anh, Gordon Brown, đã đề xuất thoả thuận này vào mùa hè. Trước khi đến Copenhagen, Todd và Phó Trưởng ban cố vấn an ninh Quốc gia, Mike Froman thông báo cho tôi biết, ông có văn bản trong túi, dự phòng lúc cần thiết khi cuộc đàm phán bắt đầu. Nhờ cam kết cụ thể, tôi hy vọng có những chuyển biến mới trong đàm phán, gây áp lực lên Trung Quốc và các quốc gia “mới nổi” để họ hưởng ứng, ủng hộ từ các quốc gia đang phát triển sẽ hoan nghênh sự hỗ trợ này. Các ký giả, phóng viên và đại biểu sôi động, bàn tán ngay lập tức, rất nhiều người cảm thấy hứng thú, vui mừng. Thủ tướng Đan Mạch hiểu ngay sự thay đổi chiến thuật khi ông nói thêm: “Đây là những mong muốn của các nhà đàm phán mà chúng tôi đang đàm phán, về thực tế cũng cần phải linh hoạt, cố gắng rất nhiều để đạt được sự thỏa hiệp chính thức.”
Nhưng niềm vui ấy không kéo dài được lâu. Mọi bế tắc mang tính nguyên tắc vẫn giậm chân tại chỗ. Đêm ấy, Tổng thống Obama vẫn chưa tới Copenhagen, tôi tham gia với các nguyên thủ quốc gia khác trong cuộc tranh luận kéo dài tới tận khuya trong một căn phòng nhỏ và nóng bức. Phía Trung Quốc không lùi một phân và cả phía Ân Độ và Brazil cũng vậy. Một số quốc gia châu Âu đã lờ đi kẻ thù của điều tốt – ít ra cũng là như vậy. Chúng tôi cảm thấy thất vọng, mệt mỏi, có đêm họp kéo dài đến 2 giờ sáng hôm sau, ấy thế vẫn không tìm được thỏa thuận. Các tổng thống, Thủ tướng mệt mỏi vội vã đi về tìm cách tránh tắc đoàn xe hộ tống và đội xe an ninh. Vi vậy, chúng tôi đứng dọc bên đường chẳng khác gì như chờ xe tắc xi, chuyện ít khi xảy ra đối với các nhà lãnh đạo thế giới. Sự kiên nhẫn giảm dần. Giờ đây tất cả chúng tôi đều đói bụng và buồn ngủ chẳng còn thiết gì nữa. Từ trước đến nay chưa có hội nghị bàn về khí hậu mà có mặt các nguyên thủ quốc gia, ấy thế chúng tôi vẫn chưa tiến gần đến một thoả thuận nào. Cuối cùng Tổng thống Pháp, Sarkazy, cũng chẳng thể làm được gì hơn. Ông nhướn lông mày, ánh mắt đầy bực bội, ông tuyên bố bằng tiếng Anh: “Tôi muốn chết quá thôi!” Tất cả chúng tôi hiểu ý ông muốn nói gì.
Ngày hôm ấy đúng là một sự khác biệt. Ngồi cạnh Tổng thống Obama trong cuộc họp “nhóm các nhà lãnh đạo”, ông và tôi tìm cách áp dụng sách lược mới với hy vọng có thể tìm được sự đồng thuận nào đó. Tôi nhìn sang bên đối diện, Thủ tướng Ôn Gia Bảo, bên cạnh là các nhà lãnh đạo Ấn Độ, Brazil, Nam Phi. Với số dân của các nước này bằng 40% dân số trên toàn thế giới, họ đại diện và là biểu tượng cho sự thay đổi quan trọng cũng như ảnh hưởng to lớn cho toàn cầu. Các quốc gia mà chỉ vài thập niên trước vai trò của họ rất mờ nhạt với cộng đồng quốc tế mà giờ đây họ lại là quốc gia đưa ra những quyết định quan trọng với toàn cầu.
Nhìn cách thể hiện của các nhà lãnh đạo, tôi thật vui khi Tổng thống Obama quyết định đến Đan Mạch. Theo kế hoạch, ông sẽ có mặt ở Copenhagen vào sáng thứ Sáu, ngày cuối cùng của cuộc hội đàm. Chúng tôi hy vọng khi ông có mặt thì thoả thuận đã hoàn tất, không ngờ đàm phán đi vào ngõ cụt. Trở lại vấn đề ở Nhà Trắng, cố vấn của Tổng thống cảm thấy bối rối. Báo cáo với ông về đám phán bế tắc ở đây có ảnh hưởng đến kế hoạch công du của Tổng thống không? Đây cũng có thể là trường hợp ngoại lệ khi tôi nghĩ chúng tôi sẽ “cố gắng bằng được”. Tôi điện cho Tổng thống, đảm bảo nếu có sự can thiệp của ông có thể phá vỡ được bế tắc mà chúng tôi đang rất cần. Tổng thống đồng ý, chuyên cơ Air Force One đáp xuống phi trường Copenhagen trong giá lạnh.
Tất cả chúng tôi có mặt tại đây, nỗ lực tìm giải pháp cuối cùng. Những điểm quan trọng bao gồm: Nếu các quốc gia đồng ý cắt giảm khí thải, nhưng làm thế nào có thể kiểm chứng các cam kết được thực hiện? Phía Trung Quốc luôn luôn dị ứng, không ưa nước ngoài giám sát, từng mạnh mẽ chống lại bất cứ yêu cầu đòi hòi phải báo cáo và cần có điều kiện để xác minh. Phía Ấn Độ tuy vậy dễ dàng hơn. Thủ tướng Manmohan Singh, với giọng nhỏ nhẹ đã nhẹ nhàng chống lại sự phản đối của Trung Quốc. Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma, người phản đối dữ dội, gay gắt nhất ở buổi họp đầu tiên, bây giờ cũng có những đóng góp mang tính xây dựng và hoà giải.
Chẳng cứ gì chúng tôi cảm nhận được sự chuyển biến tư tưởng trong phòng họp. Trong một động thái bất ngờ, một thành viên của đoàn Trung Quốc, nhà ngoại giao tài năng mà chúng tôi thường giao tiếp thân mật đã nói to át cả vị Thủ tướng cấp cao. Ông bị kích động do viễn cảnh thoả thuận đã trong tầm tay. Thủ tướng Ôn Gia Bảo cảm thấy ngượng, chỉ thị người phiên dịch đừng thông ngôn. Cố gắng đưa cuộc đàm phán đi đúng hướng, Tổng thống Obama, vẫn bình tĩnh, hỏi Thủ tướng Ôn về quan chức ngoại giao kia nói gì. Vị Thủ tướng nhìn chúng tôi, nói: “Chẳng có gì quan trọng.”
Sau nhiều lần ngọt nhạt, tranh luận cuối cùng các nhà lãnh đạo đưa đến thỏa hiệp, tuy còn xa vời với mong đợi, nhưng dù sao cũng tránh được sự thất bại của hội nghị, mở ra con đường hy vọng cho tương lai. Đây là lần đầu tiên đối với các nước có nền kinh tế lớn, phát triển và đang phát triển, đồng ý thực hiện cam kết cắt giảm, hạn chế lượng khí thải cho đến năm 2020, đồng thời có những báo cáo minh bạch về những nỗ lực cắt giảm của họ. Thế giới bắt đầu xóa bỏ sự phân chia giữa các nước phát triển và đang phát triển đã được Nghị định Kyoto khẳng định. Nền tảng của sự kiện đã được xây dựng.
Đây là tất cả vấn đề mà Tổng thống và tôi đã thông báo với các nước thân cận châu Âu khi gặp gỡ. Tất cả ngồi trong căn phòng nhỏ, Thủ tướng Anh Brown, Tổng thống Pháp Sarkozy, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Thụy Điển Fredrik Reinfeldt, Thủ tướng Đan Mạch Lars Ramussein và José Manuel Barroso của Uỷ ban châu Âu chăm chú lắng nghe Tổng thống Obama trình bày. Tất cả mong muốn có hiệp ước mang tính pháp lý tại Copenhagen và không tán thành sự thỏa hiệp của chúng tôi. Tuy vậy họ buộc phải miễn cưỡng chấp nhận vì không còn cách nào khác. Yêu cầu của các nước châu Âu là đúng, nhưng không thể nào đạt được những điều chúng tôi mong đợi ở Copenhagen. Nhưng dù sao cũng kiếm được một sự thỏa hiệp.
Những tháng tiếp theo, hàng chục quốc gia, kể cả các nước lớn đang phát triển, cũng đề xuất kế hoạch hạn chế khí thải. Đây là cơ hội tốt nhất để chúng ta trao đổi với họ về những hành động thực hiện kế hoạch đưa ra. Chúng tôi dựa trên sáng kiến này để trong hội nghị tiếp theo trong 4 năm ở Cancun, Durban và Doha. Tất cả các nguyên thủ quốc gia lại tề tựu đông đủ ở Paris vào năm 2015 với hy vọng đạt được thỏa thuận mạnh mẽ hơn.
Sau hội nghị Copenhagen, tôi bắt đầu kiếm cách thực hiện thỏa thuận ngay cả những chính trị gia đối lập trong Quốc hội và sự bất đồng với Trung Quốc hoặc các quốc gia khác trên sân khấu thế giới từng gây khó khăn đưa ra những cải cách sâu rộng chống lại biến đổi khí hậu. Khi còn là cô gái ở Illinois, tôi thường tham gia chơi bóng mềm, tôi đã rút ra được bài học khi bị kẹt vào thế cho phép chạy quanh ghi điểm, kiểu này thường ghi được điểm nhiều hơn. Nhưng nếu chạy một mình hay chạy đôi, ngay cả đi họ cũng có thể cộng thêm nhiều điểm.
Đây là ý tưởng của Liên minh Chống ô nhiễm không khí và Khi hậu mà tôi nêu vào tháng 2 -2012 với mục đích giảm bớt ô nhiễm với tên gọi “siêu khí thải”. Sự nóng lên toàn cầu nguyên nhân do chất này gây ra là 30%, bao gồm khí methane, muội than và khí siêu nhà kính (hydro-fluoro-carbon, HFCs) xuất phát từ chất thải động vật, bãi rác các đô thị, máy điều hoà nhiệt độ, nhiên liệu đốt, khí gas sử dụng nhà bếp, khai thác dầu và khí đốt cùng một số khí thải khác. Sự ô nhiễm môi trường đe dọa hệ hô hấp của con người. Nhưng rất may khí nhà kính tan trong khí quyển nhanh hơn carbon dioxide, vì thế nỗ lực tích cực để giảm chúng có thể giúp biến đổi khí hậu chậm hơn. Theo một nghiên cứu, “một lượng khí thải lớn đã giảm mạnh trong một thời gian ngắn bắt đầu từ năm 2015 có thể giảm 50% việc nhiệt độ toàn cầu tăng vào năm 2050.”
Trong khi thế giới phải trả cái giá đắt nhất để tìm kiếm phát triển công nghệ mới và các chính trị gia phải đối phó với những vấn đề carbon khó khăn hơn, tôi bắt đầu thảo luận với chính các nước có chung ý tưởng, đặc biệt vùng Scandinavians những gì chúng ta có thể làm. Chúng tôi quyết định hình thành quan hệ đối tác nhà nước và tư nhân bao gồm chính phủ, các doanh nghiệp, các nhà khoa học và các tổ chức. Tôi chủ trì hội nghị của Bộ Ngoại giao với các Bộ trưởng Bộ Môi trường các nước Bangladesh, Canada, Mexico, Thụy Điển và mời Đại sứ Ghana, Đại diện Uỷ ban Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, Lisa Jackson để tổ chức Liên minh Khí hậu và Không khí sạch. Năm 2014 đã có 37 quốc gia là đối tác và 44 quốc gia không phài là đối tác tham gia, Liên minh đã có những buớc tiến quan trọng giảm thiểu khí methane từ khu vực khai thác dầu khí, muội than do khói phun ra dầu diesel và nhiều nguồn khí thải khác. Vấn đề giải quyết các chất thải đô thị từ Nigeria đến Malaysia, giảm muội than do các lò nung gạch ở Colombia, Mexico và giảm bớt khí thải methane ở Bangdalesh và Ghana có thể kiểm soát được, nhưng những bước như thế đang gây nên nỗ lực khác nhau của toàn cầu đối phó với biến đổi khí hậu.
Một trong những đối tác của tôi trong nỗ lực này là Ngoại trưởng Na Uy, Jonas Gahr Store. Ông mời tôi đến thăm Na Uy để tận mắt nhìn thấy ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm sông băng ở Bắc Cực thu hẹp lại. Tháng 6-2012, tôi đến thành phố Tromso đẹp như tranh của Na Uy nằm vùng Bắc Cực. Mùa hè nhiệt độ độ lên đến trên 40 độ F (# 4,3 độ C), ánh mặt trời hầu như chiếu sáng cả đêm. Jonas và tôi lên tầu Nghiên cứu Bắc Cực Helmer Hanssen chạy dọc theo vịnh băng hà hẹp để hiểu rõ hơn hiện tượng băng tan chảy. Không khí rất sạch, dễ chịu đến khó tin. Các đỉnh núi vẫn phủ tuyết tưởng nó như nhô lên từ băng hà. Jonas chỉ vào những dòng sông băng đang thu hẹp với mối lo ngại. Băng tan vào mùa hè cho thấy từng tảng băng vỡ ra của sông băng từ vài tuần nay. Trong thực tế, các sông băng trên thế giới mỗi ngày một thu hẹp lại, kể cả trên dãy núi Alps, dãy Hi-mã-lạp-sơn, Andes, Rockies và ở Alaska và cực Nam châu Phi.
Vùng Alaska đang nóng lên gấp đôi so với phần đất khác của Hoa Kỳ, sự xói mòn, băng tan chảy vĩnh viễn làm mặt nước biển dâng cao buộc cộng đồng dân cư dọc theo bờ biển phải di chuyển sâu vào nội địa.
Năm 2005, tôi và Thượng nghị sĩ McCain cùng hai Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hoà, Lindsay Graham và Susan Collins trong chuyến công du Whitehorse của Canada và Barrow thuộc Alaska, điểm cực bắc của Hoa Kỳ. Chúng tôi gặp gỡ các nhà khoa học, lãnh đạo địa phương, các vị trưởng lão thổ dân First Nations để lắng nghe ý kiến của họ về tác động biến đổi khí hậu. Máy bay qua rừng cây tùng bách rộng lớn của Yukon, tôi nhìn thấy rõ từng vệt nâu khá lớn của cây vân sam (một loại cây dùng sản xuất giấy- ND) đã chết do sự tàn phá của loại bọ cánh cứng từ phương bắc di chuyển xuống vì nhiệt độ tăng lên ấm hơn, đặc biệt gặp mùa đông không thật giá lạnh. Những cây chết khô này là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ cháy rừng thường xuyên mà người dân Canada nói với chúng tôi. Chúng tôi có thể nhìn thấy đám khói bốc cao do đám cháy ở gần đó.
Hầu như khi tôi nói chuyện với những người gặp gỡ trong chuyến đi họ đều nhận thức được cái gì đã xày ra. Một vị tộc trưởng của bộ lạc kể lại, hồ nước ngày xưa khi ông còn bé hay câu và bắt cá giờ đây đã cạn sạch. Tôi gặp những người xưa nay chuyên đua chó trên tuyết, họ bảo, bây giờ thời tiết ấm đến mức chẳng cần đi găng tay nữa. Biển ở vùng Barrow trước kia đóng băng kéo dài đến tận vùng Bắc Cực trong tháng Mười một, nhưng giờ đây, người dân địa phương kể, băng nhão nhoét chứ không đông cứng như xưa. Vườn Quốc gia Kenai Fjorh, cán bộ kiểm lâm đưa cho chúng tôi xem các số đo các con sông băng thu hẹp lại. Từ khách sạn người ta không còn thấy những khối băng ở trung tâm du lịch có từ vài thập niên trước để giới thiệu cảnh quan tuyệt đẹp của khu du lịch.
Bẩy năm sau khi đến Na Uy, tôi càng chứng kiến rõ ràng hơn ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Tôi cũng như Ngoại trưởng Jonas rất say mê việc bảo vệ hệ sinh thái quý giá của quốc gia. Thật không may mắn, vấn đề này bản thân đất nước Na Uy một mình không thể làm được gì nhiều. Vì vậy, chính ông đã tham gia tích cực bằng các phương thức ngoại giao cần thiết, tập hợp các cường quốc vùng Bắc Cực thành một khối. Ông và tôi thảo luận chia sẻ các nỗ lực tại Hội đồng các quốc gia vùng Bắc Cực, một tổ chức quốc tế có trách nhiệm thiết lập những quy tắc ứng xử bảo vệ khu vực. Thành phố Tromso là điạ chỉ của tổng hành dinh của Uỷ ban. Hội đồng bao gồm các thành viên chủ chốt: Hoa Kỳ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Nga và Thụy Điển. Tôi chia sẻ cam kết cùng Ngoại trưởng Jonas với Hội đồng. Năm 2011, tôi là Ngoại trưởng đầu tiên của Hoa kỳ tham dự cuộc họp chính thức tổ chức tại Nuuk, thủ đô của Greenland xa xôi. Một trong số đồng minh gần gũi nhất mà Hoa Kỳ tham gia ở Hội đồng các quốc gia Bắc Cực là Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hoà Lisa Murkowski bang Alaska. Bà cùng công du với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ken Salazar và tôi. Tôi đã ký các thỏa thuận quốc tế mang tính ràng buộc về pháp lý đầu tiên với tám quốc gia thuộc Bắc Cực, trong đó có sứ mệnh tìm kiếm và cứu hộ các tầu gặp nạn. Đây là công việc khởi đầu với niềm hy vọng mở đường cho sự hợp tác trong tương lai về biến đổi khí hậu, năng lượng và an ninh.
Băng tan đã mở ra cơ hội mới về vận chuyển, khai thác dầu khí toàn vùng Bắc Cực, đã gây ra cuộc tranh chấp chủ quyền tài nguyên khoáng sản và lãnh thổ. Theo dự đoán, một số vùng có nguồn năng lượng khổng lồ. Tổng thống Nga, Putin đã nhanh mắt để ý vào khu vực, lập tức điều lực lượng quân đội tái chiếm một số cơ sở quân sự cũ từ thời Xô Viết ở Bắc Cực bỏ hoang. Năm 2007 một tầu ngầm Nga, thậm chí còn cắm cờ Nga xuống đáy đại dương gần Bắc Cực. Động thái của Nga đưa ra viễn cảnh về cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực và “quân sự hoá” trong quan hệ Bắc Cực. Thủ tướng Canada, Stephen Harper, phát biểu, “để bảo vệ chủ quyền quốc gia” ở vùng Bắc Cực, đất nước ông “cần có lực lượng quân đội trên đất liền, tầu biển cùng với sự giám sát chặt chẽ”. Trung Quốc cũng không kém, họ háo hức tìm kiếm ảnh hưởng trong khu vực. Vì đói năng lượng và sự đòi hỏi của các khách hàng tiềm năng trên các tuyến đường vận chuyển biển mới để cắt giảm thời gian và phí vận chuyển đi lại giữa Thượng Hải, Hong Kong đến các thị trường châu Âu cách vài ngàn dặm. Trung Quốc đã tung ra nhiều đoàn thám hiểm, nghiên cứu Bắc Cực, xây dựng riêng những trung tâm nghiên cứu ở Na Uy, mở rộng đầu tư tại các nước Bắc Âu, ký kết thỏa thuận thương mại với Iceland và trở thành quan sát viên của Hội đồng Các quốc gia Bắc Cực.
Jonas và tôi thảo luận sự cần thiết ngăn chặn cơn sốt vàng sau này, có thể gây ảnh hưởng hệ sinh thái mong mảnh dễ bị tàn phá của Bắc Cực tác động đến biến đổi khí hậu. Tăng trưởng kinh tế là hoạt động không thể bỏ qua, cùng với trách nhiệm làm sao bảo vệ được môi trường. Nhưng tăng tầu biển, tăng các giàn khoan khai thác, tăng lực lượng quân sự ở vùng này có nghiã là sẽ tăng tốc độ thiệt hại về môi trường. Thử tưởng tượng, nếu sự cố tràn dầu xảy ra ở Bắc Cực như đã từng xảy ra ở Vịnh Mexico năm 2010 thì sẽ ra sao? Nếu chúng ta để Bắc Cực trở thành miền Tây Hoang dã, sự sống hành tinh của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong tương lai, tôi hy vọng Hội đồng các quốc gia Bắc Cực có thể đạt được thỏa thuận về phương án bảo vệ vùng Bắc Cực. Sự thách thức này có thể không được dư luận quần chúng ngày nay lưu ý, nhưng trong dài hạn đây là vấn đề quan trọng nhất mà chúng ta phải đối mặt.
Mặc dù bài phát biểu của Tổng thống Obama trong diễn văn nhậm chức nhiệm kỳ 2, ông kêu gọi một hành động mạnh mẽ về việc ủng hộ chống biến đổi khí hậu vẫn còn bị các chính trị gia đối lập trong nước chưa đồng thuận. Sự suy thoái kinh tế có thể cắt giảm tổng sản lượng khí thải của chúng ta, nhưng cũng gây nên khó khăn hơn trong việc huy động các chính trị gia thúc đẩy sự thay đổi đầy ý nghĩa này. Khi nền kinh tế ảnh hưởng đến đời sống người dân và những người đang tìm kiếm việc làm, họ dễ quên vấn đề biến đổi khí hậu. Sự lựa chọn sai lầm theo lối cũ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, người ta lại theo lối cũ ngả về vấn đề kinh tế. Một trường hợp ngoại lệ, từ sử dụng than xưa kia nay chuyển sang khí đốt và điện năng một cách nhanh chóng đã được chấp nhận. Khí thải của khí đốt ảnh hướng nhà kính chỉ bằng một nửa dùng than, vì thế khí methane đã được ngăn chặn rò rỉ ở các giếng dầu bằng cách thu gom để sử dụng khí đốt, mặc dù sản lượng của nó cũng có ảnh hưởng đến môi trường. Để tận dụng nguồn tài nguyên to lớn của chúng ta về khí đốt tự nhiên, các tiểu bang và chính phủ liên bang cần phải đưa ra những quy định cụ thể, minh bạch và thực thi nghiêm ngặt hơn.
Tôi từng mong muốn đạt được hơn nữa trong vấn đề chống biến đổi khí hậu trong 4 năm đầu nhiệm ký thứ nhất của chính quyền Obama. Thất bại trong Quốc Hội ảnh hưởng tiến trình rất nhiều, vì phe Cộng Hoà chiếm đa số, khác với đảng bảo thủ của các nước khác, vì phủ nhận sự thay đổi khí hậu nên đã phản đối kể cả những lợi ích cho nền kinh tế, trong phần quan trọng của thỏa thuận. Nhưng chúng tôi không nản lòng do sự ngang ngạnh của phe đối lập, tiếp tục các bước thiết thực trong hoạt động. Trong cuộc họp ở Copenhagen, Thủ tướng Ethiopia nói với tôi, ông mong muốn Hoa Kỳ đứng ra lãnh đạo thế giới về vấn đề chống biến đổi khí hậu. Tôi tin đây là trách nhiệm mà chúng ta nên chấp nhận và cũng là cơ hội để nắm giữ quyền lãnh đạo. Nhưng nước ta vẫn là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất và cũng là quốc gia thải khí thải carbon dioxide lớn thứ hai trên thế giới. Nghiêm trọng hơn nữa đã ảnh hưởng đến sự biến đổi khí hậu, càng nguy hiểm và càng trở nên quan trọng thì chúng ta càng nên nắm vai trò dẫn dắt. Những đổi mới trong khoa học công nghệ sẽ giải đáp những thách thức này, như công nghệ năng lượng sạch, kỹ thuật hấp thụ chất carbon dioxide hay việc tăng hiệu quả sử dụng năng lượng hầu như phải trông cậy vào các nhà khoa học, các viện nghiên cứu và thí nghiệm của chúng ta. Thay đổi phương thức sản xuất và bảo tồn năng lượng có thể là những đóng góp to lớn đối với nền kinh tế của chúng ta.
Mặc dù lập trường cứng rắn trong việc thiết lập quốc tế, những nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đang tiến hành những buớc quan trọng trong nước, mời các công ty nước ngoài đầu tư vào năng lượng sạch và bước đầu giải quyết vấn đề môi trường nội địa. Nhiều năm qua, chúng tôi đã nhận thấy áp lực gia tăng từ chính người dân Trung Quốc về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí và nạn thiếu nước sạch. Tháng 1-2013, ở Bắc Kinh và hơn hai mươi thành phố ở Trung Quốc, ô nhiễm không khí quá tồi tệ, tại Bắc Kinh nó gấp 25 lần so với bất kỳ thành phố nào ở Mỹ nếu xét theo tiêu chuẩn an toàn sức khỏe, người ta còn gọi đó là “sự tận diệt không khí”. Tòa đại sứ của Hoa Kỳ tại Bắc Kinh đóng vai trò thiết yếu trong việc công khai cung cấp thông tin về tình trạng ô nhiễm và được cập nhập thường xuyên từng giờ trên Twitter. Tình hình ô nhiễm tăng chóng mặt, khiến các nhà lãnh đạo Trung Hoa buộc chấp nhận ô nhiễm môi trường là mối đe dọa sự ổn định của quốc gia và bắt đầu tiến hành theo dõi và công khai hoá về chất lượng không khí theo cách tính riêng của họ.
Tháng 6-2013, Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình đã ký thỏa thuận hợp tác loại bỏ chất “siêu ô nhiễm”, (chất hydro-flouro-carbon HFCs), phần lớn do sử dụng máy điều hoà nhiệt độ gây ra. Đây là thoả thuận đầu tiên giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa hợp tác cụ thể để chống biến đổi khí hậu. Nếu thành công, nó thuyết phục Trung Quốc quan tâm hơn nữa phối hợp hoạt động toàn cầu về biến đổi khí hậu là lợi ích lâu dài. Sự hiểu biết lẫn nhau giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa rất cần thiết cho thỏa thuận của toàn cầu.
Sự kiện quốc tế quan trọng sắp tới sẽ họp tại Paris vào năm 2015 khi quá trình thực hiện thỏa thuận Copenhagen đạt được đỉnh cao trong một thỏa thuận mang tính pháp lý mới về giảm khí thải được áp dụng cho tất cả các nước trên thế giới. Đạt được mục tiêu đó không hề dễ dàng, chúng tôi đã phải rút nhiều bài học quý báu, tìm kiếm cơ hội thực sự tiến bộ.
Khả năng Hoa Kỳ có thể dẫn đầu trong sự thiết lập này, nhưng còn tùy thuộc vào chính bản thân chúng ta, các cơ sở trong nước có sẵn sàng thực hiện hay không. Chẳng quốc gia nào chịu hành động nếu chúng tôi chỉ nói còn không thực hiện. Họ muốn chứng kiến chúng ta thực hiện từng bước đầy ý nghĩa và chúng tôi cũng muốn như vậy. Thất bại trong việc thông qua dự luật khí hậu tổng hợp của Thượng viện năm 2009 làm cho công việc đàm phán của chúng tôi ờ Copenhagen gặp nhiều khó khăn hơn. Nếu thành công ở hội nghị tại Paris, chúng tôi có thể đạt được thắng lợi ở lưỡng viện. Kế hoạch Hành động vì Khí hậu của Tổng thống Obama vào tháng 6-2013 là bước quan trọng trong vấn đề định hướng đúng, bất chấp sự bế tắc tại Quốc Hội, Tổng thống chuyển hướng tiến về phía trước với những hoạt động mạnh mẽ. Từ năm 2008, chúng ta đã tăng gần gấp đôi sản xuất năng lượng sạch bằng sức gió, quang năng và nguồn địa nhiệt; Cải thiện các phương tiện xe cộ sử dụng xăng dầu và lần đầu tiên đo được lượng khí thải nhà kính từ các nguồn lớn nhất của chúng ta. Năm 2012, lượng khí thải carbon tại Hoa Kỳ giảm xuống đến mức thấp nhất trong vòng 20 năm, nhưng dù sao vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Xây dựng sự đồng thuận với các quốc gia về tính cấp bách của mối đe dọa khí hậu và nhu cầu cấp bách mạnh mẽ, toàn diện không dễ dàng, nhưng đây là việc cần phải làm.
Những tiếng nói quan trọng nhất trong vấn đề này là những người mà đời sống và kế sinh nhai của họ gặp nhiều nguy cơ từ biến đổi khí hậu; Các trưởng lão của các tộc trưởng vùng Alaska buồn phiền khi những lỗ câu cá trên băng đã cạn nước, các vùng đất đai trong làng bị xói mòn; các nhà lãnh đạo quốc đảo thường xuyên nâng tầm báo động để nhà cửa dân chúng khỏi bị ngập vĩnh viễn do nước biển dâng cao; Các nhà hoạch định quân sự, các chuyên viên phân tích tình báo chuẩn bị những cuộc xung đột trong tương lai và gây ra khủng hoảng vì biến đổi khí hậu; Tất cả các gia đình, doanh nghiệp và cộng đồng có thể bị ảnh hưởng vì biến đổi khí hậu. Tại hội nghị Copenhagen năm 2009, những lời đề nghị có sức thuyết phục nhất là từ các nhà lãnh đạo các quốc đảo nhỏ phải đối mặt với việc mất đất do nước biển dâng cao. Có người đã phát biểu: “Nếu mọi chuyện vẫn tiến hành như thường lệ, chúng tôi không có chỗ để sống, sẽ chết. Đất nước chúng tôi sẽ không tồn tại.”