ruyện ngắn dưới đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Akutagawa Ryunosuke, bày tỏ hoài nghi về tính tuyệt đối của “sự thật”: có “sự thật” phổ quát không, hay chỉ là ảo ảnh của “sự thật” khúc xạ qua tâm lý của mỗi người?Truyện ra mắt độc giả năm 1922 trên tạp chí Shincho. Năm 1950 được đạo diễn Kurosawa Akira dựng thành cuốn phim Cổng Lashomon (thêm vài chi tiết trong truyện ngắn Cổng Rashomon). Phim này thành công rực rỡ ở cả trong và ngoài nước Nhật. Nhờ đó, thế giới biết đến tên tuổi của Kurosawa và Akutagawa. Điện ảnh Mỹ mô phỏng phim Cổng Rashomon thành phim The Outrage (Lăng nhục) năm 1964 (đạo diễn Martin Ritt) và Iron Maze (Mê cung bằng sắt) năm 1991 (đạo diễn Yoshida Hiroaki). Năm 1996, đạo diễn Sato Hisayasu đã dựng nên phim Yabu No Naka (Trong bụi rậm) sát với nguyên tác của Akutagawa hơn. *
Lời khai của người đốn củi với quan kiểm sátĐúng đó, thưa quan lớn. Thấy được xác chết đó chính là tui đây chớ ai. Sáng nay tui lên rừng sâu đốn củi như mọi ngày, thì thấy có xác chết trong bụi cây khuất sau núi đó. Quan hỏi ở đâu hả? Thì cách chừng bốn, năm thôi đường từ con đường lớn qua trạm thư ở Yamashina đó mà. Chỗ đó vắng người, có nhiều cây tuyết tùng nhỏ lẫn trong bụi tre.
Xác chết nằm ngửa, mặc áo bào màu xanh lơ, đầu vẫn còn đội mũ xếp kiểu nhà quan trên kinh đô. Nói là chỉ bị đâm một dao thôi, chớ thiệt ra, vết thương nhằm ngay ngực, cho nên lá tre rụng chung quanh xác chết thấm đầy máu thâm tím. Không, máu đã hết chảy rồi, mà vết thương ngó bộ cũng đã khô rồi, thưa quan lớn. Lại có một con ruồi trâu bám riết trên vết thương, như thể không nghe cả tiếng chân tui bước tới nữa.
Quan hỏi có thấy đao kiếm chi không hả? Không, tui chẳng thấy có đao kiếm chi hết. Chỉ thấy có một đoạn dây rớt ở gốc cây tuyết tùng gần đó. À, ngoài đoạn dây, còn có cái lược nữa. Chung quanh xác chết chỉ có hai vật đó thôi, thưa quan lớn. Nhưng mà, một vùng cỏ và lá tre rụng quanh đó thì bị giẫm đạp tan hoang, nên chắc chắn là anh ta trước khi bị giết chết, cũng đã chống chọi dữ lắm. Còn ngựa hả? Chỗ đó thì ngựa không vô lọt được. Lối cho ngựa chạy thì phải cách đó một cánh rừng mới có.
Lời khai của nhà sư lữ hành với quan kiểm sátNgười chết đó thì quả thật tôi đã gặp hôm qua. À, có lẽ vào khoảng trưa, thưa quan lớn. Chỗ gặp là khoảng đường tôi đang đi từ Sekiyama tới Yamashina đó. Anh ta đi bộ, cùng với người đàn bà cưỡi ngựa, hướng về phía Sekiyama. Người đàn bà đội mũ có phủ khăn che mặt nên tôi không biết mặt mũi ra sao, chỉ thấy cái áo màu tím. Con ngựa màu hung đỏ… À, hình như đã cắt sạch bờm. Quan hỏi ngựa bao lớn à? Con ngựa này có lẽ cao hơn ngựa thường đến bốn tấc
[1]. Là người tu hành nên tôi không rành chuyện đó, thưa quan lớn. Anh ta mang gươm, và có cả cung tên nữa. Đặc biệt, bao đựng tên sơn đen, cắm hơn hai chục mũi tên đánh trận, thì tới bây giờ tôi cũng còn nhớ rõ.
Tôi đâu có ngờ anh ta rồi ra thân thể như vậy. Quả thật là đời người như sương như điện chớp. Chao ôi, thảm thương đến thế này thì còn lời nào mà nói nữa.
Lời khai của sai nha[2] với quan kiểm sátQuan hỏi cái thằng mà tôi bắt được là ai ạ? Thưa quan lớn, thằng này chính thật là tướng cướp khét tiếng Tajomaru đó. Quả thật là tôi đã tóm được lúc hắn đã ngã ngựa, đang rên hừ hừ trên cầu đá ở Awadaguchi. Quan hỏi vào giờ nào ạ? Khoảng canh đầu đêm hôm qua đó, thưa quan lớn. Lần tôi bắt hụt hắn trước đây, hắn cũng mặc áo bào màu xanh đậm, mang gươm dài như vậy. Lần này, như quan lớn thấy đó, lại mang thêm cung tên nữa. Dạ, quan dạy là người chết đã mang cung tên đó? Vậy thì giết chết người đàn ông đó chính là tên Tajomaru này rồi, chẳng sai chạy vào đâu được nữa. Cây cung bọc da, bao đựng tên sơn đen, tên đánh trận đuôi lông ó mười bảy cây, tất cả những thứ này hẳn là của người bị hắn giết rồi. Ngựa thì đúng như quan phán, là ngựa màu hung đỏ, cắt hết bờm. Tên cướp này mà bị con vật đó hất ngã xuống thì hẳn là tiền duyên nghiệp báo chi đây. Con ngựa lúc đó vẫn c&ogra'height:10px;'>
Dĩ nhiên tôi chỉ mong chừng đó, liền phiền Ông thảo hộ phong thư. Thế nhưng trên bước đường du lịch, hết xem chỗ này đến chỗ nọ, không tìm ra thời giờ đến nhà họ Trương xứ Nhuận Châu. Tôi để lá thư giới thiệu của ông trong tay áo, mãi khi cuốc gọi vào hè vẫn quên bẵng việc viếng Thu sơn.
Chợt lúc ấy chuyện một vị quý thích họ Vương mới là người hiện giữ
Thu sơn đồ lọt vào tai tôi. Nếu thế thì do trên đường du lịch, tôi có lần đem thư Yên Khách Ông cho một người quen xem và họ cũng là chỗ đi lại với một tân khách của họ Vương. Chắc Vương thị nghe tin từ đó mới biết bức tranh đang nằm ở nhà họ Trương Nhuận Châu. Theo lời thiên hạ thì nào là khi cháu Trương thị tiếp người của vị họ Vương kia phái tới đã mang hết đỉnh vạc thư tịch tổ tiên truyền lại, kể cả
Thu sơn đồ của Hoàng Đại Si, hiến dâng ngay. Rồi nào là Vương thị quá đỗi mừng rỡ, mời cháu nhà họ Trương ngồi ghế trên, hết sai ca kĩ trong nhà ra tấu nhạc thù tiếp, yến ẩm linh đình, lại còn tặng nghìn vàng làm lễ thọ… Tôi mừng muốn nhảy tưng tưng vì trải qua năm mươi năm dâu bể
Thu sơn đồ vẫn bình yên vô sự! Hơn nữa, nó đang nằm trong tay Vương thị, người mà tôi có chút quen biết. Ngày xưa Yên Khách Ông lao khổ là thế, lại không nhìn bức họa được lần thứ hai, hẳn là bị quỷ thần ghét bỏ để cuối cùng đành nuốt hận. Trong khi họ Vương kia cứ đủng đỉnh chẳng phải chờ mà bức họa lộ ra ngay trước mặt như lâu đài tiên xây cho. Chỉ có thể nói đây là cái may sung chín rụng nhằm mồm. Tôi vội thu nhanh vén gọn tìm đến ngay phủ đệ nguy nga của họ Vương để hội kiến Thu sơn.
Đến nay tôi vẫn nhớ rõ như in mấy cành mẫu đơn khoe sắc thắm giữa một buổi xế trưa đầu hè lặng gió ngoài hàng lan can đẹp như ngọc của viên đình nhà họ Vương. Mới nhìn Vương thị, chưa chào hỏi xong xuôi mà tôi đã không nén được tiếng cười:
- Giờ đây Thu sơn là báu vật của quý phủ rồi. Yên Khách tiên sinh mất ăn mất ngủ bao nhiêu vì nó nhưng chắc lần này cụ ấy đã an tâm. Chỉ nghĩ chừng đó thôi cũng đủ sung sướng.
Mặt Vương thị cũng lộ vẻ hết sức mãn nguyện.
- Hôm nay cả Yên Khách tiên sinh và Liêm Châu tiên sinh cũng ghé chơi. Thế nhưng ta cứ theo thứ tự, ông đã đến xin mời ông vào xem trước cho.
Vương thị mới sai người treo bức
Thu sơn đồ ấy lên trên tường bên cạnh. Vẫn thôn làng trong rừng lá đỏ nhìn xuống dòng nước, vẫn chòm mây trắng che khuất thung lũng, cả những ngọn núi gần xa vút lên như mấy tấm bình phong, những gì Đại Si lão nhân tô vẽ đã hiện ra lồ lộ trước mắt tôi. Quả thật là một cõi tiểu thiên địa mà xem còn thần diệu hơn cả đại tự nhiên. Lòng rộn ràng, mắt tôi đăm đăm ngắm bức họa trên tường. Cái cảnh khói mây gò trũng này, phân vân gì nữa, Hoàng Nhất Phong đây rồi. Ngoài Si Ông ra, hỏi có mấy ai thành công được khi vừa gia phép tuấn điểm
[16] mà vẫn làm dậy nét mực, tô màu đậm đến thế mà không dấu ngọn bút. Tuy nhiên, vâng, tuy nhiên bức
Thu sơn đồ này so với bức tranh mà ngày xưa Yên Khách tiên sinh đã được xem ở nhà họ Trương là một Hoàng Nhất Phong khác. Bức này nếu đem ra mà so sánh với
Thu sơn đồ mà ông đã tả cho nghe, hẳn còn thua một bậc.
Từ họ Vương cho đến đám thực khách đang ngồi vây chung quanh đều nhìn vẻ mặt tôi như chờ đợi. Chính vì vậy tôi cảm thấy cần giữ ý không để một chút thất vọng nào lộ ra cả. Cố gắng được có bấy nhiêu, rốt cuộc vẫn không tài nào giấu nổi vẻ không phục. Vương thị mới từ từ quay lại phía tôi, lo lắng cất tiếng hỏi:
- Thấy thế nào hở ông?
Tôi mới làm bộ trả lời:
- Thần phẩm! Bức tranh này xưa có làm điêu đứng Yên Khách tiên sinh thì cũng chẳng lấy làm lạ.
Mặt Vương thị mới tươi lên được một chút. Dù sao giữa khoảng đôi mày vẫn thấy có gì không được hài lòng về lời tán thưởng của tôi.
Vừa lúc đó, Yên Khách tiên sinh, người từng đem cái cao diệu của
Thu sơn đồ ra thuyết tôi nghe, đến nơi. Trong lúc chào hỏi họ Vương, tôi thấy Ông tủm tỉm cười ra dáng vui mừng.
- Năm mươi năm trước được xem
Thu sơn đồ trong ngôi nhà đổ nát của Trương thị, ngày nay lại diện kiến Thu sơn giữa khung cảnh dinh thự phú quý như thế này, thật là một mối nhân duyên kỳ lạ.
Vừa nói thế, Yên Khách Ông ngước nhìn bức họa trên tường. Thu sơn này có đúng là Thu sơn ông nhìn thấy năm xưa hay không, chuyện đó ngoài ông ra không ai có thể rõ hơn. Biết vậy, cả họ Vương lẫn tôi đều đổ dồn con mắt theo dõi nét mặt Ông lúc xem tranh. Quả nhiên, tôi bỗng nhận ra ngay khuôn mặt của ông như vương một lớp mây mờ.
Sau một hồi im lặng trầm tư, Vương thị càng thêm lo lắng, nhìn về hướng Ông, giọng run run:
- Sao hở cụ? Mới đây Thạch Cốc tiên sinh vừa không tiếc lời khen.
Lúc đó, bụng tôi sợ hết vía không khéo một người thẳng thắn như Yên Khách Ông sẽ trả lời bộc trực quá chăng. Nhưng chắc Ông chẳng đành lòng để Vương thị chuốc lấy thất vọng. Mắt nhìn Thu sơn xong, ông mới nghiêm trang trả lời họ Vương:
- Ngài thật may mắn mới thu nạp được bức tranh này. Từ đây, kho tàng gia bảo của quý phủ sẽ thêm mười phần hương sắc.
Thế nhưng nghe được lời này, nét mặt của Vương thị chỉ đắm chìm trong u ẩn.
Nếu lúc đó không có Liêm Châu tiên sinh vì trễ hẹn hộc tốc chạy vào thì bầu không khí giữa chúng tôi sẽ còn nặng nề hơn. May quá, lời bình phẩm của Yên Khách Ông vừa đến chỗ ngúc ngắc thì tiên sinh đã khoái hoạt nhập đám:
- Ủa,
Thu sơn đồ vẫn được truyền tụng là đây à?
Chào hỏi vội vàng xong, tiên sinh đến đứng trước mặt bức tranh của Hoàng Nhất Phong. Im lặng hồi lâu, tiên sinh chỉ cắn râu không thốt ra một tiếng.
- Yên Khách tiên sinh cho biết năm mươi năm về trước cụ đã được xem tranh này một lần rồi.
Vương thị ra chiều lo lắng, giải thích thêm. Thật ra, Liêm Châu tiên sinh chưa hề được Yên Khách Ông bình phẩm cho nghe cái thần diệu của
Thu sơn đồ.
- Thế nào? Cụ giám định ra sao?
Tiên sinh chỉ khẽ thở hắt ra, mắt vẫn không rời bức họa.
- Xin cụ chớ ngại ngùng, cứ bảo ban cho chúng tôi biết.
Vương thị gượng cười, giục tiên sinh thêm lần nữa.
- Bức này đấy à, bức này nó…
Mồm Liêm Châu tiên sinh mím lại.
- Bức này nó?…
- Nó là danh tác số một của Si Ông đấy. Ngài cứ xem chỗ mây khói đậm nhạt kia. Không tràn trề sức sống là gì. Cách cho màu rừng cây phải gọi là thiên tạo mới đúng! Nhìn cái đỉnh núi xa xa kia thử đi! Toàn thể bố cục hài hòa với nó, không có gì sinh động hơn được.
Sau một hồi im lặng mới thấy Liêm Châu tiên sinh quay về hướng Vương thị không ngớt lời ca tụng và giảng giải từng chút cái cao diệu của bức họa. Tôi không thưa chắc cụ cũng đoán được là nghe đến đâu, mặt mày Vương thị rạng rỡ ra đến đấy.
Trong khi đó tôi và Yên Khách Ông ngầm đưa mắt nhìn nhau.
- Thưa thầy, đây là
Thu sơn đồ thật sao?
Thấy tôi hạ giọng hỏi, Ông khẽ lắc đầu, vừa nháy mắt một cái thật khó hiểu:
- Tóm lại mọi sự ở đời chỉ là thoáng chiêm bao. Xem sự thể xảy ra mới biết đâu chủ nhân họ Trương kia lại chẳng là một thứ tiên chồn!
- Chuyện
Thu sơn đồ chỉ có thế thôi, thưa cụ!
Vương Thạch Cốc kể xong, mới chiêu trọn một chung trà.
- Thế à, câu chuyện quái lạ đấy chứ nhỉ!
Từ nãy giờ, Uẩn Nam Điền vẫn lặng ngắm ngọn lửa trên giá đuốc đồng.
- Về sau, dường như Vương thị cũng hết lòng thăm hỏi nhiều nơi nhưng nếu nói đến
Thu sơn đồ của Si Ông thì ngoài bức đó, ngay cả họ Trương chắc cũng chẳng biết gì khác hơn. Do đó, bức
Thu sơn đồ mà Yên Khách Ông có lần được xem, một là có ai dấu biệt ở đâu đâu, hai là nó chỉ là một điều lầm lẫn trong trí nhớ của cụ ấy thôi. Sự thật ra sao, tôi không dám quả quyết. Có khi việc cụ khăn gói đến nhà họ Trương để tìm xem
Thu sơn đồ cũng là một câu chuyện hoàn toàn huyễn hoặc…
- Thế nhưng trong tâm trí Yên Khách Ông vẫn ghi khắc rành rành hình ảnh bức
Thu sơn đồ kỳ quái kia chứ hở cụ? Và trong tâm trí của cụ cũng thế phải không?
- Màu lục đậm của đá núi và màu son đỏ của rừng phong cho đến bây giờ vẫn rõ mồn một trong tôi.
- Nếu thế thì cho dù
Thu sơn đồ không có thực chăng nữa, cụ có điều gì để tiếc hận đâu nào!
Đến đây, Uẩn, Vương hai bậc đại gia một lượt vỗ tay, cùng cười ha hả.
(1920)
Nguyễn Nam Trân dịch
Chú thích:
(1) Hoàng Đại Si tức Hoàng Công Vọng (1269-1354) hiệu Nhất Phong, họa gia đời Nguyên, nổi tiếng về tranh sơn thủy. Một trong Tứ Đại gia khoảng Tống mạt Nguyên sơ.
(2) Vương Thạch Cốc tức Vương Kỳ (1631-1717), họa gia đời Thanh, thiện tranh sơn thủy, thập đại thành họa pháp hai phái Nam Bắc đời Tống.
(3) Uẩn Nam Điền hay Uẩn Thọ Bình (1633-1690), họa gia đời Thanh, sau khi xem tranh sơn thủy của Vương Thạch Cốc thì bở sơn thủy mà chuyển qua tranh họa điểu và thành công trong lĩnh vực này.
(4) Mai Đạo nhân Ngô Trve;n kéo theo dây cương dài, đứng gặm cỏ bên đường, một đoạn phía trước cầu đá.
Trong đám mấy tên cướp hay lai vãng chốn kinh kỳ, thằng Tajomaru này nổi tiếng là háo sắc. Năm ngoái đây, trên núi phía sau chùa Toribedera thờ La Hán Binzuru, có một bà đi lễ chùa đã bị giết chết cùng với đứa con gái nhỏ, nghe đâu là thủ đoạn của thằng này. Nếu đúng thật là hắn đã giết người đàn ông đó, thì người đàn bà cưỡi con ngựa hung đỏ đã đi đâu, ra sao rồi, thật không còn biết nói sao nữa. Sợ quan mắng cho là dám nói leo, nhưng xin quan lớn xét cả việc ấy cho.
Lời khai của bà già với quan kiểm sátDạ phải, người chết đó là người đã cưới con gái của già này. Nhưng cậu ta không phải là người chốn kinh kỳ, mà là vũ sĩ nhà Kokufu ở xứ Wakasa. Tên cậu ta là Takehiro dòng Kanazawa, hai sáu tuổi. Dạ không, cậu ta tính tình hiền lành, đâu có gây thù oán chi với ai.
Còn con gái tôi à? Con gái của già tên là Masago, mười chín tuổi. Tuy tính tình có cứng cỏi không thua đàn ông con trai, nhưng mà ngoài cậu Takehiro ra, nó chưa hề biết tới người đàn ông nào khác. Khuôn mặt nhỏ trái xoan, nước da bánh mật, đuôi mắt bên trái có một nốt ruồi đen.
Hôm qua, cậu Takehiro đã cùng con gái tôi lên đường đi Wakasa. Nhân quả chi mà ác đức đến ra nông nỗi này. Rể tôi phần số như vậy đã đành, nhưng con gái tôi ra sao thì già này lo lắng không sao ở yên được. Lạy quan lớn xét cho lời van xin cuối đời của người già cả này, mà cho dù phải vạch từng lá cỏ, kiểm từng gốc cây, cũng xin tìm cho ra con gái của già. Dù gì đi nữa, già cũng căm hận tên cướp mà quan nói là Tajomaru gì đó. Đã giết chết con rể tôi, mà cả con gái của tôi cũng… (
sau đó khóc ròng, không nói gì được nữa).
Lời thú của TajomaruGiết chết người đàn ông đó chính là tui đây. Nhưng tui không giết người đàn bà. Vậy thì cô ta đi đâu? Cái đó thì tui cũng không biết. Mà khoan đã, có tra tấn bao nhiêu đi nữa, chuyện tui không biết thì làm sao mà nói gì được chớ. Hơn nữa, đã tới nước này thì tui cũng quyết không dấu giếm hèn nhát đâu.
Hôm qua, khoảng sau trưa một chút, tui đã gặp hai vợ chồng đó. Đúng lúc gió thổi lật cái khăn che mặt trước mũ của cô đó lên, tui thoáng thấy được khuôn mặt cô ta. Mà chỉ một thoáng thôi. Tui vừa tưởng là thấy được mặt cô ta, thì đã không còn thấy nữa. Một phần có lẽ cũng vì chỉ thấy lướt qua nên tui thấy khuôn mặt cô đó giống như khuôn mặt Bồ Tát. Chỉ trong chớp nhoáng đó, tui đã quyết sẽ chiếm đoạt cô ta, dù có phải giết người chồng đi nữa.
Ôi, có gì đâu. Giết người có phải là chuyện gì ghê gớm như các người nghĩ đâu. Thế nào cũng phải chiếm đoạt đàn bà, thì phải giết đàn ông đi thôi. Chỉ khác là tui giết người thì dùng đao kiếm, còn các người thì thay vì đao kiếm, lại dùng quyền lực, tiền bạc, hay có khi chỉ cần lời nói xảo quyệt là đủ để giết người ta rồi. Giết kiểu đó thì máu chẳng đổ, mà đàn ông đó vẫn thấy như còn sống đàng hoàng. Nhưng chung quy cũng là giết người đó thôi. Giết người kiểu nào đáng kết tội nặng, các người đáng tội nặng, hay tui đáng tội nặng, thật khó mà phán quyết được (
mỉm cười mai mỉa).
Nhưng mà, tất nhiên nếu không cần giết đàn ông mà vẫn chiếm đoạt được đàn bà thì tốt hơn. Quả thật, lúc đó lòng tui đã nghĩ là nếu được thì chiếm đoạt người đàn bà mà tránh giết người đàn ông. Nhưng khổ là ngay trên đường lớn qua trạm thơ ở Yamashina thì không cách nào làm được việc đó. Cho nên tui đã phải dàn xếp để dụ hai vợ chồng đó vô sâu trong núi.
Chuyện này cũng chẳng khó khăn chi. Tui giả bộ đi cùng đường với họ, rồi đặt chuyện rằng trong núi phía trước có phần mộ cổ, tui đào lên thấy có vô số gươm và kiếm, nên đã dời đi, chôn ở một bụi rậm khuất sau núi để không ai tìm thấy được, nếu có ai muốn mua thì tui sẽ để lại với giá rẻ. Người đàn ông nghe tui nói, dần dần cũng động lòng ham. Thấy chưa, lòng ham muốn là thứ đáng sợ như thế nào. Vậy là, không đầy nửa khắc sau, vợ chồng họ đã theo tui, rẽ ngựa vào rừng.
Tới chỗ ngay trước bụi rậm, tui nói là kho tàng chôn ở trong đó, gọi họ tới xem. Anh chồng trong lòng đã ham muốn quá rồi, chẳng có gì phải phản đối. Nhưng cô vợ thì không chịu xuống ngựa, nói là muốn ngồi đợi ở đó. Mà nhìn thấy bụi rậm cây cối um tùm kiểu đó thì cô ta nói như vậy cũng là chuyện đúng thôi. Tui thì thật tình lúc đó đã chắc mẩm là thú săn lọt bẫy rồi, chạy đâu cho nói, kể từ khi tôi biết tôi không phải là con ruột của bà, tình cảm của tôi đối với bà đã thay đổi nhiều lắm.
Tôi nhìn thẳng vào mắt người bạn:
- Thay đổi là thay đổi như thế nào?
- Tôi yêu thương mẹ tôi nhiều hơn trước. Từ khi biết được bí mật đó, là đứa con rơi, tôi đã nghĩ là bà cao cả hơn những người mẹ bình thường khác.
Người khách chân tình trả lời. Như thể không biết rằng chính anh cũng là một người con hiếu thảo hơn những người con bình thường khác.
(1920)
Nguyễn Ngọc Duyên dịch
Chú thích:
(1) Hiện nay là Nagasumachi, quận Taito, Tokyo. Nơi đây có nhiều chùa thuộc hệ Nichiren (Nhật Liên) nhưng không có chùa nào tên Shingyo.
(2) Nhichiro Shonin (1243-1320) là một nhà sư trứ danh thời Kamakura.
(3) Tên Nhật là “shikimi” hay “shikibi” (tiếng Anh là “Japanese star anise”), một loại cây được các nhà sư Nhật Bản mang từ Trung Quốc về. Vì cây có mùi thơm nên vỏ cây được dùng làm nhang và người Nhật thường dùng nhánh cây hồi có bông vàng nhạt để dâng cúng và tỏ lòng kính trọng đối với người chết.
(4) Bà Liên Hoa là một bà tiên theo truyền thuyết Ấn Độ, đi đến đâu thì hoa sen nở đến đó.
(5) Thiên Trúc là nước Ấn Độ bây giờ. Tức là nơi Đức Phật ra đời, nên gọi nước Phật là nước Trúc (theo
Hán Việt Tự Điển của Thiền Chửu).