Người dịch: HUỲNH LÝ, VŨ ĐÌNH LIÊN, LÊ TRÍ VIỄN, ĐỖ ĐỨC HIỂU
G.S HUỲNH LÝ người xem lại toàn bản dịch
Chương III
CỤ MABỚP (M. Mabeuf)

    
úi bạc của Giăng VanGiăng không giúp được gì cho cụ Mabớp hết. Bản tính liêm chính khắc khổ một cách trẻ con, cụ không nhận thứ của trời cho đó. Cụ không chấp nhận một ngôi sao từ trên trời rơi xuống lại có thể biến thành những đồng tiền vàng như thế. Cụ hkông đoán được rằng cái vật trên trời rơi xuống này là do bàn tay của chú Gavrốt. Cụ đã đem túi bạc đến sở cảnh sát khu phố ký thác nói là mình bắt được, để ai mất của thì đến lấy. Rồi túi bạc mất thật. Chả cần phải nói, chẳng có ma nào xin về, túi bạc chẳng cứu giúp được gì.
Thế rồi cụ cứ xuống dốc tiếp.
Việc trồng chàm thí nghiệm ở vườn bách thảo cũng chẳng hơn gì của cụ ở Auxteclít. Năm trước, cụ thiếu công mụ ở. Năm nay, chúng ta đã thấy, cụ mắc nợ tiền thuê nhà. Quá hạn mười ba tháng, hiệu cầm đồ đem bán những bộ khắc đồng của bộ sách Hoa quả xứ Côtơrê của cụ. Mấy hàng sanh chảo đã đem nó đúc xoong rồi. Những bản khắc đồng mất đi, không còn cách gì bổ sung bộ sách Hoa quả xứ Côtơrê bị thiếu trang, cụ đã đem bán tống cả tranh lẫn sách cho một hàng sách cũ, coi như bản in thừa. Tất cả sự nghiệp một đời của cụ nay không còn lại gì nữa. Cụ ăn vào món tiền bán những bản sách đó. Khi số tiền mọn kia đã hết, cụ không trồng trọt nữa và bỏ vườn hoang. Từ lâu cụ đã bỏ cái lệ ăn mỗi ngày hai quả trứng và thỉnh thoảng một miếng thịt bò. Cụ chỉ ăn bánh mì với khoai tây. Cụ đã bán hết những đồ gỗ cuối cùng, rồi đến tất cả những đồ dùng mà cụ có hai cái, bất cứ giường chõng, chăn màn, quần áo. Sau đó, cụ bán các tập cấy cỏ ép, các bức tranh khác. Nhưng cụ vẫn còn giữ những bộ sách quý giá nhất, trong đó có những bộ hết sức hiếm, chẳng hạn số Những bài thơ tư tuyệt vịnh sư trong Thánh kinh, xuất bản năm 1560, bộ Các sách Thánh kinh đối chiếu của Pie đơ Bexơ, Những hoa macgơrit của Macgơrít của Giăng đơ la Hay có lời đề tặng hoàng hậu xứ Nava, cuốn sách Chức vụ và quyền uy của người sứ thần của Vilie Hôtmăng, một cuốn Thi tuyển Do Thái xuất bản năm 1644, một bản Tibuyn 1567 với câu mào đầu rực rỡ: Venetiis in oedibus Manutianis, cuối cùng là một bản sách của Điôgien Laecxơ in ở Lyông năm 1644 trong đó có những ghi chú khảo dị nổi tiếng rút ở bản chép tay 411, thế kỷ XIII, của tòa thánh Vaticăng, và những khảo dị lấy ở hai bản chép tay của thành Vơnidơ, bản 393 và bản 394, các bản này đã được Hăngri Êchiên tham cứu có kết quả lớn, trong cuốn Laecxơ nói trên còn có những đoạn bằng thổ ngữ xứ Đoriđơ chỉ ghi trong bản chép tay thế kỷ XII lừng danh của thư viện thành phố Napơlơ.
Cụ Mabớp không bao giờ đốt lửa trong phòng ngủ. Cứ đến tối là cụ ngủ ngay để đỡ tốn tiền mua nến. Hình như cụ chẳng còn người láng giềng nào. Khi cụ ra khỏi nhà thì họ lánh mặt, và bản thân cụ cũng biết thế. Trẻ con nghèo khổ được các bà mẹ chú ý, chàng thanh niên nghèo khổ còn có các cô thiếu nữ thương hại, chứ ông già mà đói khổ thì chẳng ai đoái hoài. Trong mọi cảnh quẫn bách trong những cảnh quẫn bách lạnh lẽo nhất. Tuy vậy, cụ Mabơp vẫn chưa hoàn toàn mất hẳn bản tính hồn nhiên trong sáng trẻ con của mình. Nhìn vào những quyển sách của mình, mặt cụ còn đôi chút sinh khí, và cụ mỉm cười mỗi khi ngắm cuốn Điôglen Laecxơ là quyển chỉ mình cụ có. Ngoài những đồ dùng hết sức cần thiết, cụ chỉ còn giữ mỗi cái tủ kính.
Một hôm bà Pơluytác nói:
- Tôi không có tiền mua sắm bữa tối.
Bữa ăn tối bà ta nói là một cái bánh mì với bốn, năm củ khoai tây.
- Thì mua chịu vậy, cụ Mabơp buông gọn.
- Cụ cũng biết! Ai còn dám bán chịu cho tôi nữa!
Cụ bèn mở sách ra nhìn sách một lượt hết quyển này đến quyển kia, tần ngần dai dẳng chẳng khác gì một người cha vì bắt buộc chỉ hy sinh một đứa con của mình nên nhìn các con trước khi chọn. Rồi cụ rút phăng ra một quyển, cắp vào nách bước ra. Hai giờ sau, cụ trở về dưới nách không cắp sách nữa. Cụ đặt ba mươi xu lên bàn và nói:
- Đem đi mua đồ ăn.
Từ hôm ấy trở đi,bà Pơluytác thấy một tấm màn u ám phủ lên vẻ mặt hồn nhiên củat ông già, và không bao giờ kéo lên nữa.
Hôm sau, hôm sau nữa, rồi hôm nào cũng thế, lại phải cứ diễn lại cái trò ấy. Ông cụ đi ra với một quyển sách và trở về với ít tiền. Bọn buôn sách cũ thấy cụ túng bấn phải bán, nên chỉ trả hai mươi xu quyển sách cụ mua những hai chục phơrăng. Đôi khi người mua lại chính là người đã bán. Và cứ từng quyển một như vậy, lần lượt tất cả tủ sách biến đi. Đôi khi cụ nói: ta đã tám mươi tuổi rồi. Hình như trong thâm tâm cụ thầm ước được sống hết cả ngày trời trước khi bán hết sách trong tủ. Mối buồn ngày càng tăng. Chỉ có một lần cụ vui. Hômấy cụ ra đường với một ưuyển sách của Sôbe Êchiên, bán được ba mươi lăm xu ở bờ sông Balake, và cụ trở về với một quyển sách của Anhđơ giá bốn mươi xu cụ vừa mua ở đường Gơre. Cụ hớn hở khoe với bà Pơluytác:
- Hôm nay tôi nợ năm xu.
Hôm ấy cụ nhịn đói.
Cụ vốn có chân trong hội trồng cây. Trong hội, người ta biết cụ túng thiếu. Chủ tịch của hội đến thăm cụ, hứa sẽ trình bày với bộ trưởng bộ nông nghiệp, và đã trình bày thật. Ông bộ trưởng kêu: “Lẽ nào lại để như vậy! Tôi biết chứ. Một nhà bác học lão thành, một nhà thực vật học, một ông già hiền lành. Ta phải giúp ông ta mới được!”. Hôm sau, cụ nhận được thiếp mời dự tiệc tại nhà bộ trưởng. Cụ mừng quá, vừa khoe tờ thiếp bới bà Pơluytác, vừa run:
- Chúng ta thoát nạn rồi!
Đến ngày hẹn, cụ tới dinh bộ trưởng. Cụ nhận thấy cái cà vạt nhàu nát, bộ quần áo cũ kỹ và đôi giầy đánh bóng bằng lòng trắng trứng của mình làm cho bọn lính hầu ngạc nhiên. Không ai hỏi cụ, kể cả bộ trưởng. Đến khoảng mười giờ tối, trong khi vẫn chờ đợi một lời hỏi thăm, cụ nghe tiếng bà bộ trưởng, một người đàn bà xinh đẹp mặc áo hở cổ mà cụ không dám đến gần. Bà ta nói:
- Cụ già kia là ai vậy?
Nửa đêm, cụ đi bộ về nhà dưới trời mưa tầm tã. Lúc đi dự tiệc cụ phải bán đi một cuốn Endêvia để trả tiền xe ngựa.
Đêm nào, trước khi đi ngủ, cụ cũng quen đọc vài trang cuốn Điôgien Laecxơ của cụ. Cụ khá sành tiếng Hy Lạp, đủ để thưởng thức điểm đặc biệt trong văn bản sách đó. Cụ không còn thú vui nào khác. Mấy tuần trôi qua. Đột nhiên bà Pơluytắc lăn ra ốm. Không có tiền mua bánh mì đã buồn lắm rồi, không có tiền mua thuốc lại càng buồn hơn. Một tối, thấy thuốc kê một thứ thuốc đắt tiền quá. Rồi thì bệnh tình trở nặng cần phải có người săn sóc. Cụ Mabớp mở tủ sách. Không còn gì nữa. Quyển sách cuối cùng đã bán rồi, chỉ còn độc quyển Điôgien Laecxơ.
Cụ cắp cuốn sách độc bản đi ra. Đó là hôm mồng 4 tháng 6 năm 1832. Cụ đến cửa Xanh Giắc, vào hàng sách Rôinon, nay người khác kế nghiệp và trở về với một trăm phơrăng. Cụ đặt cọc bạc gồm hai mươi năm phơrăng lên cái đầu bàn ở đầu giường bà già  rồi về phòng riêng không nói một lời.
Sáng hôm sau, từ rạng đông cụ đã ra vườn ngồi trên cái trụ cổ. Đứng ngoại đường, nhìn qua hàng rào, người ta có thể thấy cụ ngồi cúi mặt xuống cả buổi sáng, đôi mắt thẫn thờ nhìn những luống hoa khô héo. Chốc chốc trời đổ mưa, nhưng hình như cụ không biết. Đến xế, nghe có những tiếng kỳ lạ vang dội trong thành Pari. Hình như có tiếng súng và có đông người chết. Cụ ngẩng đầu lên thấy một người làm vườn đi qua bèn hỏi:
  • Cái gì thế?
Người làm vườn vai vác mai trả lời điềm nhiên.
- Khởi nghĩa.
- Thế nào? Khởi nghĩa à?
- Phải. Người ta đánh nhau.
- Tại sao người ta đánh nhau?
- Chao! Nào ai biết!
- Ở đâu thế?
- Phía xưởng Quân khí.
Cụ Mabớp vào nhà cầm mũ. Quên như mọi hôm, cụ cũng tìm một quyển sách để cắp đi, nhưng không còn quyển nào nữa. Cụ nói: ừ nhỉ! Rồi vẻ nhởn nhơ nhớn nhác, cụ ra đường.

Truyện Những Người Khốn Khổ (2) LỜI GIỚI THIỆU PHẦN THỨ NHẤT - QUYỂN I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV QUYỂN II - Sa Ngã - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 QUYỂN III- TRONG NĂM 1817-Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX QUYỂN IV -GỬI TRỨNG CHO ÁC- Chương 1 Chương 2 Chương 3 QUYỂN V -XUỐNG DỐC -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XII Chương XII Chương XIII QUYỂN VI - GIAVE -Chương 1 Chương 2 QUYỂN VII - VỤ ÁN SĂNGMACHIƠ -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VIII- Hậu Quả -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V PHẦN THỨ HAI - CÔDÉT
QUYỂN I - OATECLÔ- Chương I
Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV Chương XV Chương XVI Chương XVII Chương XVIII QUYỂN II -CHIẾC TÀU ÔRIÔNG -Chương I Chương II Chương III QUYỂN III- GIỮ LỜI HỨA VỚI NGƯỜI ĐÃ KHUẤT -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN IV-CĂN NHÀ NÁT GORBÔ - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN V - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X QUYỂN VI - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII QUYỂN VIII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX PHẦN THỨ BA - MARIUYTX
QUYỂN I -Chương I & 2
Chương III & IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX, X Chương XI , XII Chương XIII QUYỂN II - NHÀ ĐẠI TƯ SẢN - Chương I & II Chương III & IV Chương IV & V Chương VI & VII QUYỂN III - ÔNG VÀ CHÁU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & IX QUYỂN IV - NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA NHÓM A.B.C - Chương 1 Chương 3 & 4 Chương 5 & 6 QUYỂN V - NGHÈO KHỔ LẠI HÓA HAY Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI - HAI NGÔI SAO GẶP NHAU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX QUYỂN VII- PATƠRÔNG MINET Chương I & II Chương III & IV QUYỂN VIII-ANH NHÀ NGHÈO BẤT HẢO- Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX , X Chương XI, XII Chương XIII, XIV Chương XV , XVI Chương XVII , XVIII Chương XIX Chương XX Chương XX (tt) Chương XXI & XXII PHẦN THỨ TƯ- TÌNH CA PHỐ PƠLUYMÊ VÀ ANH HÙNG CA PHỐ XANH ĐƠNI
Quyển I MẤY TRANG SỬ - Chương I &II
Chương III Chương IV Chương V Chương VI QUYỂN II - Chương I Chương III & IV QUYỂN III- NGÔI NHÀ PHỐ PƠLUYMÊ Chương I Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII QUYỂN IV -NGƯỜI GIÚP MÀ CÓ THỂ LÀ TRỜI GIÚP-Chương I & II QUYỂN V -ĐOẠN CUỐI VÀ ĐOẠN ĐẦU KHÁC NHAU-Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI -CHÚ BÉ GAVRỐT -Chương I Chương II Chương III QUYỂN VII Chương I Chương II Chương III Chương IV QUYỂN VIII Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN IX -Chương I -HỌ ĐI ĐÂU Chương II Chương III QUYỂN X - Chương I - NGÀY 5 THÁNG 6 NĂM 1832 Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN XI - HẠT BỤI KẾT THÂN VỚI BÁO TÁP
Chương I & IIche en mảche)
Chương III & IV & V Chương VI QUYỂN XII - CÔ RANH
Chương I
Chương II Chương III Chương IV & V Chương VI Chương VII & VIII QUYỂN XVII - MARIUYTX TRONG BÓNG TỐI -
Chương I & II
Chương III QUYỂN XIV - NHỮNG NÉT VĨ ĐẠI CỦA THẤT VỌNG I
Chương I
Chương III & IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN XV PHỐ LÔMÁCMÊ
Chương I
Chương II Chương III &I V PHẦN THỨ NĂM - Jean Valjean- QUYỂN I CHIẾN TRANH GIỮA BỐN BỨC TƯỜNG
Chương I
Chương II & III Chương IV Chương V Chương VI Chương VIII Chương X & XI Chương XII & XIII Chương XIV & XV Chương XVI Chương XVII & XVIII Chương XIX & XX Chương XXI Chương XXII & XXIII Chương XXIV QUYỂN II- RUỘT GAN CON QUÁI KHỔNG LỒ
Chương I & II
Chương III & IV Chương V QUYỂN III - BÙN ĐẤY, NHƯNG LẠI LÀ TÂM HỒN
Chương I
Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII & IX Chương X & XII Chương XIII QUYỂN IV - QUYỂN V - Chương I & II QUYỂN V - Chương III & IV Chương V - VI Chương VII & VIII QUYỂN VI- ĐÊM TRẮNG I
Chương I
Chương II Chương III & IV QUYỂN VII - DỐC CẠN CHÉN TÂN TOAN
Chương I
Chương II QUYỂN VIII- BÓNG NGẢ HOÀNG HÔN I
Chương I
Chương II & III Chương IV QUYỂN IX - ĐÊM TỐI CUỐI CÙNG, BÌNH MINH CUỐI CÙNG
Chương I & II
Chương III & IV Chương V Chương Kết