Người dịch: HUỲNH LÝ, VŨ ĐÌNH LIÊN, LÊ TRÍ VIỄN, ĐỖ ĐỨC HIỂU
G.S HUỲNH LÝ người xem lại toàn bản dịch
Chương II
BỀ SÂU CỦA VẤN ĐỀ

    
ó bạo khởi và có khởi nghĩa. Đó là hai tứ phẫn nộ, một thứ sai lầm, một thứ chính đáng. Trong các nhà nước dân chủ, những nhà nước duy nhất có cơ sở công lý, một đôi khi một bộ phận tiếm quyền. Lúc đó cái toàn thể đứng lên và sự yêu sách quyền lợi tất yếu của họ có thể đưa đến việc cầm vũ khí. Trong mọi vấn đề thuộc chủ quyền tập thể, chiến tranh của toàn thể chống bộ phận gọi là khởi nghĩa, còn khi bộ phận tấn công toàn thể là bạo khởi. Điện Tuylơri bị tấn công chính đáng hay không chính đáng là tùy vua đóng ở đó hay viện Khế ước. Cũng một khẩu đại bác đó chĩa vào công chúng mà ngày Mười tháng Tám là phải, ngày 14 tháng hái nho là trái. Hình thức thì như nhau, nội dung lại khác nhau. Bọn lính Thụy Sĩ bảo vệ cái sai. Bônapác bênh vực cái đúng. Cái gì là phổ thông đầu phiếu làm nên trong tự do và chủ quyền thì đường phố không thể hủy phá. Cũng thế trong những vấn đề thuần túy văn hóa: bản năng của đám đông hôm qua sáng suốt, ngày mai có thể rối loạn. Cuồng nộ chống Têrê là chính đáng, chống Tuyếcgô là vô lý. Đập phá máy móc, cướp bóc kho khí cụ, cạy đường ray, phá hủy bến tàu, những lầm lạc của quần chúng, những bác khước của nhân dân đối với tiến bộ, Rymuýt bị học sinh giết hại, Rutxô bị ném đá xua đuổi khỏi Thụy Sĩ, đó là bạo khởi Itxraen chống Môidơ, Aten chống Phôxiông, Rômơ trị Xipiông là bạo khởi. Pari tấn công nhà ngục La Baxtiơ là khởi nghĩa. Binh lính chống lại Alêcxăng với lưỡi gươm làm cho châu Á cái sự nghiệp mà Côlông làm cho châu Mĩ với chiếc địa bàn. Alêcxăng cũng như Côlông đã tìm ra một thế giới. Khi tặng phẩm dâng cho tiến bộ là cả một thế giới thì khối lượng ánh sáng của nền văn minh được tăng nhiều đến nỗi một chống đối trung thành đối với mình. Quần chúng phản nhân dân. Chẳng hạn còn gì lạ lùng hơn cuộc chống đối dai dẳng và đẫm máu của những người buôn muối lậu, một vụ nổi loạn kinh niên chính đáng thế mà đến phút quyết định, đến ngày giải cứu, đến giờ nhân dân chiến thắng, lại ngả về vua, trở thành loạn bảo hoàng, và từ khởi nghĩa chống đối, hóa ra bạo khởi bênh vực! Rõ là một kiệt tác tối tăm của ngu dốt! Chú buôn muối lậu thoát ra khỏi giá treo cổ của nhà vua và với đoạn dây còn lủng lẳng ở cổ, anh ta trưong huy hiệu trắng[1] ra. Tiếng thét: Bỏ ngay thuế muối, lại đẻ ra tiếng hô: Hoàng thượng vạn tuế! Bọn giết người đêm Xanh Báctêlơmy, bọn cắt cổ tháng chín, bọn sát nhân ở Avinhông, những tên ám sát đô đốc Côlinhi phu nhân Đơ Lăngban, tướng Ruynơ, bọn lâu la, chuyên viên đầu độc, kiêu binh, đồ đảng của Giêhu, kỵ sĩ tội ác, đó là bạo khởi. Vụ Văngđê[2] là một cuộc bạo khởi Thiên chúa giáo lớn.
Tiếng chuyển động của nhân quyền có thể nhận ra được và không phải bao giờ nó cũng xuất phát từ những rung chuyển của đám đông xáo trộn. Có những cuồng nộ, có những tiếng chuông rè; không phải mọi chuông, kẻng đều đóng cái tiếng của đồng đen. Sự di đạo của dục vọng và ngu dốt khác cái chuyển động của tiến hóa.
Các anh đứng lên, được, nhưng để mà lớn mạnh. Các anh hãy chỉ cho tôi biết các anh đi phía nào. Khởi nghĩa chỉ có ở phía trước. Đứng lên về phía bạo khởi, lùi là hành hung nhân loại. Khởi nghĩa là cơn điên của chân lý, những viên đá lát đường mà khởi nghĩa xáo động tóe lên những tia lửa chính nghĩa. ĐăngTông chống Lui XVI là khởi nghĩa. Hêbe chống ĐăngTông là bạo khởi.
Do đó, trong những trường hợp nhất định như Laphayet nói, khởi nghĩa có thể là bổn phận thiêng liêng nhất, thì bạo khởi là tội phạm tai hại nhất. Cũng có chỗ khác nhau về chế độ nhiệt: khởi nghiã thường thường là núi lửa, bạo khởi thường là lửa rơm.
Một đôi khi, chúng ta đã nói - chính bộ phận cầm quyền nổi loạn, Pôlinhắc là một người bạo khởi, Cami Đêmulanh là một nhà cầm quyền.
Cũng có khi khởi nghĩa là phục sinh.
Giải pháp toàn diện kiểu phổ thông đầu phiếu là một sự kiện hiện đại, cả quá trình lịch sử về trước, bốn nghìn năm, đầy rẫy những vi phạm nhân quyền và những đau thương của quần chúng, cho nên mỗi thời đại lịch sử đều mang cái hình thức phản kháng mà nó có thể tìm được. Dưới triều đại của hoàng đế Xêda, không có khởi nghĩa, nhưng có Giuyênan[3].
Sự “phẫn nộ thành thơ[4] đã thay thế anh em Grắc.
Với các Xêda có con người lưu vong đất Xyenơ, cũng có người làm Biên niên sử.
Chúng tôi không nói đến con người vĩ đại bị đày ở Pacmốtx. Ông này nhân danh thế giới lý tưởng mà lên án thế giới hiện thực, đem ảo ảnh làm nên một áng thơ đả kích lớn lao và rọi vào các xã hội Rôm-Ninivơ, Rôm-Babylônơ, Rôm-Xôđơm, cái ánh sáng phản chiếu từ một thế giới thần kỳ.
Giăng trên mỏm đá, là con xphanh trên ghế, người ta có thể không hiểu hắn; đó là một người Do Thái và tiếng của hắn là tiếng Êbrơ; những người viết Biên niên sử là một người Latini, còn hơn thế, một người La Mã[5].
Vì các bạo chúa hiểu Nêrông trị vì một cách đen tối, cho nên phải vẽ chúng với máu đen. Chỉ khắc họa không thôi thì hãy còn mờ lắm: phải đổ vào các nét trũng một thứ văn xuôi thật đậm, có sức ăn mòn.
Bọn chuyên chế ít nhiều tác động đến các nhà tư tưởng. Lời bị trói buộc là lời dữ dội. Khi bạo chúa bắt dân chúng câm hơi lặng tiếng, thì nhà văn nhân đôi, nhân ba lời văn của mình. Từ trong cái im lặng sẽ nảy ra một sự viên mãn huyền bí, nó chắt lọc và đông cứng thành đồng đen trong tâm tưởng. Sự nén ép trong lịch sử làm nên sự cô đúc gãy gọn của sử gia. Chất chắc nịch như hoa cương trong văn chỉ là sự dồn ép làm nên bởi bạo chúa.
Bạo quyền thuộc nhà văn phải thu ngắn đường kính, mà sự thu ngắn này lại làm tăng sức mạnh cho văn chương. Câu văn nhịp nhàng dằng dặc của Xixêron, tạm đủ để nói về Veretx, sẽ cùn đi khi nói về Caliguyla. Câu văn kém dềnh dàng thì sức đã kích tăng lên Taxitơ suy nghĩ bằng những lời ngắn gọn.
Sự trung thực của một quả tim lớn, cô đúc thành chính nghĩa và chân lý, có sức mạnh của sấm sét.
Cũng nên nói qua là Taxitơ không cùng sống với Xêđa, xét về phương diện sử học. Bọn Tiberơ được dành cho ông ta. Xêđa và Taxiơ là hai hiện tượng nối tiếp nhau. Trong cuộc đạo diễn lịch sử, đấng lo bố trí việc ra trò và vào buồng của diễn viên đã hết sức tránh không cho hai người ấy gặp nhau, Xêđa vĩ đại, Taxitơ cũng vĩ đại. Chúa chiếu cố hai đỉnh cao đó, không cho nó va chạm nhau. Người xử án lên án Xêđa có thể làm mạnh tay quá và thiếu công minh. Chúa không muốn thế. Những chiến trận lớn ở châu Phi và Tây Ban Nha, bọn cướp ở Xilixi tiêu diệt, văn minh được đưa sang xứ Gơlô, xứ Brơtanhơ, xứ Giécmani, tất cả những vinh quang ấy tỏa trùm lên sông Ruybicông[6]. Ở đây thiên đình đã tỏ ra tế nhị, không muốn thả cho nhà sử học hùng tài cấu xé người thoán vị bất hủ, miễn cho Xêđa khỏi chịu đựng Taxitơ, và chấp nhậ những điều châm chước đối với thiên tài.
Tất nhiên, chuyên chế vẫn là chuyên chế, dù kẻ chuyên chế có là một thiên tài. Với bạo chúa thiên tài thì có hư hỏng trong xã hội, nhưng với bạo chúa đểu cáng, cảnh truy đọa tinh thần lại càng ghê tởm hơn, không gì che giấu nổi sự ô nhục ở các triều đại đó; và những người công phán như Taxiơ và Giuyvêvan mà mạt sát sự đê hèn thối tha không khống chế được đó trước nhân loại thì ích lợi hơn.
Rôm dưới triều đại Xyla thối hơn dưới triều đại Vitenliúyt. Với Clôđơ và Đômixiêng, đê hèn biến dạng phù hợp với xấu xa của bạo chúa. Chướng khí bốc lên từ những lương tâm ao tù phản chiếu hình ảnh ông chủ. Quyền lực pháp chế đê hèn, lòng người nhỏ mọn, lương tâm bò rạp. Đó là tình trạng chính quyền dưới triều đại Caranala, với Commôđơ cũng thế, với Hêliôgabalơ cũng thế, trong khi với Xêđa thì nguyên lão nghị viện chỉ toát ra cái mùi nồng nặc phân chim trong ổ phượng hoàng.
Do đó mà Taxitơ và Giuyvênan sinh ra có vẻ muộn màng. Người chứng minh chỉ xuất hiện đúng lúc mà sự chứng minh không chối cãi được.
Tuy nhiên Giuyvênan và Taxitơ cũng như Ixai thời Thánh kinh, Đăngtơ thời trung cổ, chỉ là con người. Bạo khởi và khởi nghĩa là quần chúng, quần chúng thì khi đúng khi sai.
Trong những trường hợp phổ biến nhất, bạo khởi xảy ra từ một việc cụ thể, khởi nghĩa thì luôn luôn là một hiện tượng tinh thần. Bạo khởi là Mađanienlô, khởi nghĩa là Xpactaquytx. Khởi nghĩa thuộc về trí tuệ, bạo khởi thuộc về dạ dày. Dạ dày nổi giận, và dạ dày cũng không phải lúc nào cũng có lỗi. Trong đói khát, bạo khởi, như vụ Buđăngxe chẳng hạn, có một xuất phát điểm chân thực, thảm thương và chính trực. Tuy nhiên vẫn là bạo khởi. Và sao vậy? Vì về nội dung nó hợp lý nhưng về hình thức nó sai trái. Hung tợn, dù có chính nghĩa, kịch liệt, dù có sức mạnh, nó húc bừa bãi. Nó tiến tới như một chú voi mù, vừa đi vừa giày xéo. Nó để lại sau lưng nó thi thể những cụ già, phụ nữ, trẻ em. Nó làm đổ máu những người vô hại, những kẻ vô tội, không biết để làm gì. Kiếm cái ăn cho nhân dân là một mục đích tốt, tàn sát họ là một phương pháp tồi.
Những cuộc phản kháng vũ trang ngay cả những vụ chính đáng nhất, như vụ 10 tháng tám, vụ 14 tháng bảy đều bắt đầu bằng náo loạn. Trước khi chính nghĩa xuất hiện, có náo động và sủi bọt. Lúc bắt đầu khởi nghĩa là bạo khởi cũng như sông bắt đầu bằng suối. Thường thường, nó đưa đến đại dương: cách mạng. Tuy nhiên cũng có đôi khi, xuất phát từ những núi cao vòi vọi trên chân trời đạo đức, công lý, trí tuệ, đổ liên miên tự mỏm đá nọ xuống mỏm đá kia, sau khi phản chiếu mây trời trong lòng trong suốt, lớn dội lên do hàng trăm phụ lưu góp đến, và mang trong dáng dấp cai oai phong của chiến thắng, khởi nghĩa, lại mất hút vào một vũng lầy tư sản, như sông Ranh lẩn mất trong ao đầm.
Tất cả những cái này thuộc về quá khứ, tương lai thì khác. Phổ thông đầu phiếu có điều này đáng phục là nó làm tiêu tan bạo khởi từ trong nguyên lý và, trong khi cho phản kháng cái quyền được tỏ bày ý kiến bằng lá phiếu, đã tước vũ khí khởi nghĩa của nó. Tiến hóa tất yếu phải thủ tiêu chiến tranh, chiến tranh trên đường phố cũng như chiến tranh ngoài biên giới. Dù Hôm Nay là thế nào, hòa bình vẫn Ngày Mai.
Thực ra bạo khởi và khởi nghĩa khác nhau như thế nào, người tư sản chính cống ít phân biệt được những sắc thái đó. Đối với anh ta, khởi nghĩa và bạo khởi đều chỉ là chống đối, là nổi loạn đơn thuần, là sự nổi dậy của con chó chống ông chủ, là sự nhe răng định cắn, phải trừng trị bằng chuồng và xích, là sủa, là gào; cho đến lúc cái đầu con chó lớn lên đột ngột và lờ mờ hiện thành một cái mặt sư tử trong bóng đen.
Lúc ấy, anh tư sản hô: nhân dân vạn tuế!
Đã giải thích như thế rồi, thì đối với lịch sử, phong trào tháng 6 năm 1832 là gì? Là bạo khởi hay là khởi nghĩa?
Đó là một cuộc khởi nghĩa.
Trong việc đạo diễn lại cái biến cố dữ dội này, đôi lúc chúng tôi gọi nó là bạo khởi, gọi như thế chỉ là để nói về những sự kiện bề mặt, và vẫn luôn luôn duy trì sự phân biệt giữa cái hình thức bạo khởi và nội dung khởi nghĩa.
Phong trào 1832, nổ ra mau lẹ và bị dập tắt thảm thương, có dáng dấp hùng vĩ đến nỗi những ai cho nó là bạo khởi cũng phải nói đến một cách kính phục. Đối với họ, đây là một cái đuôi của 1830. Họ nói, những đầu óc xúc động mạnh không thể lấy lại bình tĩnh trong một sớm một chiều. Một cuộc cách mạng không thể bị cắt đứt một cách dứt khoát. Bao giờ nó cũng còn uốn lượn một vài vòng trước khi trở về trở về trạng thái yên ổn, cũng như một ngọn núi lúc trở xuống đồng bằng, - Không có dãy núi Anpơ mà không có cao nguyên Giuyrai, không có dãy Pyrênê mà không có ngọn đồi Atxtuyri.
Cuộc khủng hoảng thảm thiết trong lịch sử là sự hiện đại mà ký ức người Pari gọi là thời kỳ những bạo khởi, rõ ràng là một giờ đặc biệt trong các giờ phút giông tố của thế kỷ này.
Xin nói một lời cuối cùng trước khi đi vào câu chuyện.
Những sự việc sắp kể đây thuộc về cái hiện thực bi hùng sống động mà lịch sử đôi khi làm thiếu thì giờ, thiếu giấy mực. Thế mà ở đây, chúng tôi nhấn mạnh ở đây mới là sự sống, sự phập phồng, sự rung động của nhân loại. Những chi tiết - chúng tôi tưởng là đã nói điều này rồi - có thể coi là của các biến cố lớn, và mờ nhạt đi trong khoảng xa xăm của lịch sử. Thời kỳ gọi là thời kỳ những bạo khởi[7] có vô số những chi tiết kiểu ấy. Những cuộc thẩm tra của tư pháp, vì những lý do khác lịch sử không vạch trần ra hết, cũng có lẽ không đi sâu vào hết. Vì thế, chúng tôi sẽ đưa ra ánh sáng một số sự việc mà người ta không biết, một số sự việc mà người này quên đi, những người kia vì chết nên không thể kể lại, bên cạnh những điều mà người ta đã biết vì được công bố. Phần lớn những diễn viên của các tấn trò khổng lồ này đã chết, ngay ngày hôm sau họ đã im tiếng rồi. Nhưng những gì chúng tôi kể, chúng tôi có thể nói: chính mắt chúng tôi đã trông thấy. Chúng tôi sẽ thay đổi một đôi tên họ, bởi vì lịch sử chỉ tường thuật chứ không tố giác, nhưng chúng tôi diễn tả những việc thật. Trong khuôn khổ mà cuốn sách chúng tôi viết đây, chúng tôi chỉ minh họa một phương diện và một lớp trò trong những ngày 5 và ngày 6 tháng sáu năm 1832. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ có cách làm cho bạn đọc nhìn thấy bộ mặt thật của cái biến cố công cộng này, ở sau bức màn mà chúng tôi giở lên.
 
Chú thích:
[1] huy hiệu bảo hoàng
[2] cuộc khởi loạn lớn của nông dân bảo hoàng tỉnh Văngđê chống chính quyền Cách mạng, do các cha cố khởi xướng
[3] nhà thơ trào phúng La Mã thế kỷ 10 đã chỉ trích sâu sắc những tệ hại đương thời
[4] nguyên văn Latinh: Facit indignatio, do Giuyênan đã kêu Facit indignatio vertum – phẫn nộ làm ra thơ
[5] Latinie chỉ toàn xứ, La Mã – Rôm chỉ thủ đô khi muốn phân biệt
[6] con sông ngăn cách đất Ý và đất Gôlơ. Xêđa đã vượt sông ấy lập nên những chiến công nói trên
[7] Bản dịch này sử dụng từ “bạo khởi”, theo ý của Tí quậy, nên sử dụng từ “bạo loạn” thì phù hợp hơn
 

Truyện Những Người Khốn Khổ (2) LỜI GIỚI THIỆU PHẦN THỨ NHẤT - QUYỂN I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV QUYỂN II - Sa Ngã - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 QUYỂN III- TRONG NĂM 1817-Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX QUYỂN IV -GỬI TRỨNG CHO ÁC- Chương 1 Chương 2 Chương 3 QUYỂN V -XUỐNG DỐC -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XII Chương XII Chương XIII QUYỂN VI - GIAVE -Chương 1 Chương 2 QUYỂN VII - VỤ ÁN SĂNGMACHIƠ -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VIII- Hậu Quả -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V PHẦN THỨ HAI - CÔDÉT
QUYỂN I - OATECLÔ- Chương I
Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV Chương XV Chương XVI Chương XVII Chương XVIII QUYỂN II -CHIẾC TÀU ÔRIÔNG -Chương I Chương II Chương III QUYỂN III- GIỮ LỜI HỨA VỚI NGƯỜI ĐÃ KHUẤT -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN IV-CĂN NHÀ NÁT GORBÔ - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN V - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X QUYỂN VI - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII QUYỂN VIII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX PHẦN THỨ BA - MARIUYTX
QUYỂN I -Chương I & 2
Chương III & IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX, X Chương XI , XII Chương XIII QUYỂN II - NHÀ ĐẠI TƯ SẢN - Chương I & II Chương III & IV Chương IV & V Chương VI & VII QUYỂN III - ÔNG VÀ CHÁU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & IX QUYỂN IV - NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA NHÓM A.B.C - Chương 1 Chương 3 & 4 Chương 5 & 6 QUYỂN V - NGHÈO KHỔ LẠI HÓA HAY Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI - HAI NGÔI SAO GẶP NHAU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX QUYỂN VII- PATƠRÔNG MINET Chương I & II Chương III & IV QUYỂN VIII-ANH NHÀ NGHÈO BẤT HẢO- Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX , X Chương XI, XII Chương XIII, XIV Chương XV , XVI Chương XVII , XVIII Chương XIX Chương XX Chương XX (tt) Chương XXI & XXII PHẦN THỨ TƯ- TÌNH CA PHỐ PƠLUYMÊ VÀ ANH HÙNG CA PHỐ XANH ĐƠNI
Quyển I MẤY TRANG SỬ - Chương I &II
Chương III Chương IV Chương V Chương VI QUYỂN II - Chương I Chương III & IV QUYỂN III- NGÔI NHÀ PHỐ PƠLUYMÊ Chương I Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII QUYỂN IV -NGƯỜI GIÚP MÀ CÓ THỂ LÀ TRỜI GIÚP-Chương I & II QUYỂN V -ĐOẠN CUỐI VÀ ĐOẠN ĐẦU KHÁC NHAU-Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI -CHÚ BÉ GAVRỐT -Chương I Chương II Chương III QUYỂN VII Chương I Chương II Chương III Chương IV QUYỂN VIII Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN IX -Chương I -HỌ ĐI ĐÂU Chương II Chương III QUYỂN X - Chương I - NGÀY 5 THÁNG 6 NĂM 1832 Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN XI - HẠT BỤI KẾT THÂN VỚI BÁO TÁP
Chương I & IIche en mảche)
Chương III & IV & V Chương VI QUYỂN XII - CÔ RANH
Chương I
Chương II Chương III Chương IV & V Chương VI Chương VII & VIII QUYỂN XVII - MARIUYTX TRONG BÓNG TỐI -
Chương I & II
Chương III QUYỂN XIV - NHỮNG NÉT VĨ ĐẠI CỦA THẤT VỌNG I
Chương I
Chương III & IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN XV PHỐ LÔMÁCMÊ
Chương I
Chương II Chương III &I V PHẦN THỨ NĂM - Jean Valjean- QUYỂN I CHIẾN TRANH GIỮA BỐN BỨC TƯỜNG
Chương I
Chương II & III Chương IV Chương V Chương VI Chương VIII Chương X & XI Chương XII & XIII Chương XIV & XV Chương XVI Chương XVII & XVIII Chương XIX & XX Chương XXI Chương XXII & XXIII Chương XXIV QUYỂN II- RUỘT GAN CON QUÁI KHỔNG LỒ
Chương I & II
Chương III & IV Chương V QUYỂN III - BÙN ĐẤY, NHƯNG LẠI LÀ TÂM HỒN
Chương I
Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII & IX Chương X & XII Chương XIII QUYỂN IV - QUYỂN V - Chương I & II QUYỂN V - Chương III & IV Chương V - VI Chương VII & VIII QUYỂN VI- ĐÊM TRẮNG I
Chương I
Chương II Chương III & IV QUYỂN VII - DỐC CẠN CHÉN TÂN TOAN
Chương I
Chương II QUYỂN VIII- BÓNG NGẢ HOÀNG HÔN I
Chương I
Chương II & III Chương IV QUYỂN IX - ĐÊM TỐI CUỐI CÙNG, BÌNH MINH CUỐI CÙNG
Chương I & II
Chương III & IV Chương V Chương Kết