Nói tới Gò Công, ai ai cũng từng nghe địa danh “Vàm Láng” nhưng nguồn gốc hai chữ đó còn rất mơ hồ. Theo dân cố cựu đất Gò Công thì “Vàm Láng” là chỗ con rạch Cần Lộc ăn thông ra biển. Phía ngoài con rạch (vàm) rộng và sâu, còn gọi “họng vàm”. Chữ “Vàm” nguyên thuỷ là chữ cổ của người Chân Lạp, đọc là “Péam hay Giam” (theo bác học Trương Vĩnh Ký). Cách họng vàm một khoảng có một mái hà lãng (chỗ nước rộng mênh mông), nhiều rừng cây dày dặc hai bên bò, có chỗ có nước ngọt, nên ban đêm heo rừng, nai thường đến uống nước. Vì thế hồi xưa chỗ này còn gọi “láng lộc”. Vì vàm ở gần “láng lộc” nên dân địa phương gọi tắt “Vàm Láng”.Vàm Láng là nơi Chúa Nguyễn Ánh và đoàn tòng vong lâm nạn trên biển, được cá ông hộ tống, đưa vào bờ. Vì thế khi lên ngôi, vua Gia Long sắc phong cho loài cá ông chức “Nam Hải Đại Tướng quân”. Hiện nay, trên bờ Vàm Láng có miễu thờ “thuỷ thần” trong có sắc phong này.Hàng năm đến ngày rằm tháng 6 âm lịch, các chủ ghe đánh cá các người sống về nghề thuỷ sản (đóng đáy, cào, xệp...) góp tiền, tổ chức “Lễ nghinh ông” rất trọng thể. Tại “Lăng ông” chỗ thờ bộ xương cá ông), có tổ chức hát bộ ba ngày ba đêm liền cho công chúng lân cận đến xem. Ngoài ra, còn các trò chơi khác như múa lân, đờn ca, võ đài, đốt pháo bông, cờ bạc, ăn nhậu thả giàn. Từ các nơi xa xôi, mọi người dùng đủ phương tiện như ghe, tàu, xe đò, xe du lịch tới đậu nghẹt một khúc sông, và chật đường dẫn đến “Lăng ông”. Lễ “nghinh ông” chính tổ chức vào đêm rằm. Người la chọn một chiếc ghe đánh cá đẹp nhứt, có buồm, chèo (sau này dùng ghe gắn máy), trang hoàng màu sắc lộng lẫy, trên ghe, chỗ giữa có đặl bàn hương án, treo cò, kết hoa. Ngoài ra còn có ban nhạc lễ, đào kép, ban khánh tiết... đều xuống nghe lúc 9 giờ đêm, chèo (hoặc chạy máy) ra khơi để làm lễ “Nghinh ông”.Khi chiếc ghe chủ lễ thỉnh thần (cá ông) trở về, vừa đến cửa Vàm Láng, thì mấy trăm chiếc thuyền đánh cá khác, nhỏ lớn đủ cỡ ra nghinh đón. Ghe nào cũng có bàn hương án, treo cờ, kết hoa từ trên chót vót cột buồm dẫn xuống mạn thuyền đủ thứ màu sắc trông rất vui mắt. Mỗi chiếc thuyền là một cộ đèn, dậu hai bên sông kề nhau chạy dài đến bến “lăng”, ánh sáng, màu sắc lung linh một khúc sông. Đoàn thuyền nghinh ông tới dâu, dân chúng đốt pháo mừng tới đó. Khí sắc thần được an vị vào lăng, đoàn hát bộ khai mạc, trình diễn. Cuộc chơi tiếp diễn suất đêm, ầm ĩ, náo nhiệt vô cùng. Lễ hội “nghinh ông” là ngày lễ văn hoá địa phương ở Gò Công.