Người dịch: HUỲNH LÝ, VŨ ĐÌNH LIÊN, LÊ TRÍ VIỄN, ĐỖ ĐỨC HIỂU
G.S HUỲNH LÝ người xem lại toàn bản dịch
QUYỂN XVII - MARIUYTX TRONG BÓNG TỐI -
Chương I & II
TỪ PHỐ PƠLUYMÊ ĐẾN KHU XANH ĐƠRI
( De la rue Plumet au quartier Saint Denis)

    
Cái tiếng gọi qua cảnh hoàng hôn, bảo Mariuytx đến chiến lũy phố Săngvrơri, Mariuytx tưởng như tiếng gọi của Định mệnh. Chàng muốn chết thì cơ hội đã đến chàng đương gõ cửa âm cung thì một bàn tay nào trong bóng tối đã đưa cho chàng chìa khóa âm cung. Sự mở cửa đón chào ảm đạm trong bóng tối như thế có ma lực hấp dẫn những con người thất vọng. Vì vậy, Mariuytx đẩy cái song sắt đã bao lần để cho chàng vào vườn, rồi chàng bước ra đường, nói: nào thì đi!
Mariuytx đau khổ như điên như dại, đầu óc chàng hoàn toàn rối lọan. Sau hai tháng say sưa ngây ngất với tình yêu, với tuổi trẻ, bây giờ chàng không thể chịu đựng một sự khe khắt nào của số mệnh cả. Tư tưởng miên mag trong niềm thất vọng, chàng chỉ còn một mơ ước là chết cho mau.
Chàng rảo bước đi nhanh. Ngẫu nhiên mà chàng đã được vũ trang vì chàng vẫn giữ hai khẩu súng lục của Giave.
Người thanh niên đến gọi chàng đã mất hút trong các ngã phố.
Mariuytx đi đến phố Pơluymê, qua một con đường lớn, vượt quảng trường Expơlanát và cầu Anhvalít, theo con đường Săng Êlidê, lại vượt quảng trường Luy XIV rồi đến phố Rivôli. ở đây các cửa hiệu vẫn mở bán, đèn khí vẫn thắp sáng trưng dưới các vòm cuốn, phụ nữ mua sắm lăng xăng trong tiệm, ở cửa hàng cà phê Lete người ta ăn kem, khách hàng vẫn ăn bánh ngọt trong cửa hàng bánh Ănglê. Chỉ có vài chiếc xe trạm từ khách sạn Lơ Pơranhxơ và khách sạn Mơrít ra đi nhanh như biến.
Mariuytx đi qua ngõ Đơloóc để vào phố Xanh Ônôrê. Ở đây, hàng hiệu không bán, các chủ hiệu đứng nói chuyện với nhau bên ngoài cánh cửa mở hé, ngoài đường người ta còn đi lại, đèn phố vẫn sáng, trong nhà, từ tầng một, vẫn có ánh đèn ở cửa sổ như mọi ngày. Ở quảng trường Pale Rôian, có kỵ binh tập trung.
Mariuytx đi dọc theo phố Xanh Ônêrê. Càng đi xa hoàng cung, càng ít thấy ánh đèn ở cửa sổ. Hàng hiệu đóng kín mít, trước hiên không ai nói chuyện vãn, đường phố tối dần mà người ta càng đông. Người qua đường ở đây dồn thành một đám đông. Trong đám đông ấy, không nghe ai nói cả, tuy vậy vẫn còn có một thứ ồn ào âm ỉ.
 Ngang giếng máy Acbrơxêc, có những đám người tập họp, những đám đông ấy lặng lẽ đứng yên một chỗ giữa những khách đi đường như hòn đá giữa dòng nước xuôi.
Vào đến phố Pruve thì hoàn toàn không còn ai đi lại. Dòng người đã kết thành một khối chắc nịch, dày đặc, hầu như không thể chen vào được nữa. Những người ấy nói chuyện thì thầm. Hầu như không có cái áo đen, cái mũ tròn[1] nào. Chỉ có áo khoác vải, áo bờ-lu, mũ két, đầu trần, tóc lổm chổm, mặt sạm. Cái biển người ấy gợn gợn trong sương mù ban đêm. Tiếng lầm rầm của nó nghe gay gắt như một tiếng rít. Mặc dù không ai đi lại, người ta vẫn nghe bước chân giẫm trên bùn.
Qua khỏi biển người dày đặc ấy, ở phố Rulơ, phố Pruve và quảng tiếp phố Xanh Ônêrê, tuyệt đối không còn ánh đèn cửa sổ. Chỉ còn mấy dãy đèn phố cô đơn và mờ nhạt dần trong khoảng xa. Thòi ấy, đèn phố tương tự như những chiếc sao đỏ to treo lơ lửng giữa không trung, chiếu xuống mặt đất một cái bóng đèn có hình thù một con nhện to tướng. Các phố này không phải là vắng ngắt. Người ta thấy lờ mờ những cây súng dựng chụm đầu lại, những mũi lưỡi lê động đậy, và nhiều toán quân cắm trại. Ở đấy, sự đi lại tắc hẳn. Ở đấy lĩnh vực của quần chúng nhân chấm dứt, lĩnh vực của quân đội nhà nước bắt đầu.
Mariuytx có cái quyết tâm của người tuyệt vọng. Người ta gọi chàng thì chàng phải đi cho bằng được. Chàng làm thế nào thì không biết, nhưng đã chen qua biển người, đã vượt vùng đồn lính, đã trốn thoát các đội tuần tra, đã tránh khỏi những lính gác. Chàng tạt qua con đường Bêtidi và đi vào khu chợ. Đến cầu đường Buốcđônne thì không còn ngọn đèn phố nào nữa.
Vượt khỏi vùng quần chúng tụ tập, vượt khỏi đội dồn binh, chàng rơi vào một nơi kinh khiếp. Không một bóng lính, không một bóng bộ hành, không ánh đèn, không ai cả. chỉ có quạnh quẽ, im lìm trong bóng tối, và một cái gì như một luồng khí lạnh thấm buốt vào xương. Bước vào một đường phố ở đây cũng như bước vào hầm nhà lạnh lẽo.
Mariuytx vẫn đi tới.
Được mấy bước chàng thoáng thấy có người chạy qua bên cạnh chàng. Đàn ông hay đàn bà? Nhiều người hay chỉ có một? Chàng không biết. Người ta thoáng qua rồi biến mất.
Quanh quẩn một hồi rồi Mariuytx đến một ngõ phố mà chàng mà chàng đoán là phố Đơtơri. Đi được nửa phố, chàng va phải một vật chướng ngại. Chàng đưa tay sờ: đó là một cỗ xe bị lật ngược. Chân chàng giẫm phải những vũng nước, những vết lún, những tảng đá rời chất thành đống. Đó là một cái chiến lũy mới bắt đầu dựng rồi bỏ dở. Chàng trèo lên dãy đá, nhảy qua phía bên kia. Chàng đi sát mấy cây trụ vôi và men theo các tường gạch mà tiến lên. Quá cái chiến lũy bỏ dở một đoạn, chàng lờ mờ trông thấy cái gì trăng trắng. Đến gần thì vật ấy hiện rõ: đó là hai con ngựa bạch. Hai con ngựa đó là hai con ngựa kéo xe hàng, do Bôtxuyê tháo ra lúc ban sáng. Chúng đi lang thang suốt ngày, cuối cùng dừng lại đây một cách nhẫn nại vì không hiểu nổi hành động của loài người, cũng như loài người không hiểu nổi hành động của tạo hóa…
Mariuytx vượt qua chỗ hai con ngựa đứng. Khi chàng bước vào một con đường phố mà chàng cho là phố “khế ước” thì có một phát súng, không biết bắn vu vơ từ đâu đến, làm sáng khoảng đêm, viên đạn rít bên tai chàng và làm thủng cái đĩa đồng ở ngay trên đầu chàng, một cái đĩa để cạo râu mà người thợ cạo để treo trước cửa hiệu để quản cáo. Năm 1864, ở phố Khế ước, trong một cột chợ, vẫn còn cái đĩa thợ cạo thủng đó.
Tiếng súng ấy hãy còn là cảnh sống. Từ lúc ấy trở đi, Mariuytx mới thật hoàn toàn ở trong cảnh vắng lặng không người.
Hành trình vừa trải qua của Mariuytx không khác một hành trình đi xuống những bậc thang tối tăm của âm cảnh.
Tuy vậy chàng cứ đi tới.
 

II

PARI DƯỚI CÁNH CÚ BAY

( Paris à vol de hibou)
Ai có cách gì bay lượn trên thành phố Pari lúc bấy giờ với đôi cánh dơi hay cánh cú ắt tìm thấy một cảnh ảm đạm.
Cái khu chợ xưa cũ ấy giống như một thành phố ở trong một thành phố, đường phố Xanh Đơni và đường phố Xanh Máctanh chạy xuyên qua khu ấy và hàng nghìn phố nhỏ và ngõ phố đâm ngang dọc qua hai đường kia, cái khu chợ mà những người khởi nghĩa lấy làm căn cứ và đồn trú đó, người lượn trên cao sẽ nhìn thấy như một cái hố đen tối và khổng lồ đào giữa Pari. Con mắt như rơi vào vực thẳm.
Vì đèn đường bị đập vỡ hết, cửa sổ đóng kín hết, nên ở đây không còn tia sáng nào, không còn dấu hiệu nào của sự sống, không còn tiếng động nào, sự cử động nào. Lực lượng cảnh sát vô hình của quân khởi nghĩa canh gác khắp nơi và duy trì trật tự, tức là đêm tối. Giấu số ít trong màn đêm rộng lớn, nhân chiến đấu của mỗi chiến sĩ lên bằng những khả năng tiềm tàng trong bóng tối, đó là chiến thuật cần thiết của khởi nghĩa. Khi đêm xuống, mỗi nguời thắp sáng nến lên đều bị một phát đạn: ánh sáng tắt đôi khi người chết. Bởi vậy không còn gì động đậy ở đây nữa. Chỉ còn kinh hãi, tang tóc, hoảng hốt trong các ngôi nhà, ở ngoài đường thì một không khí ghê rợn thiêng liêng. Cả đến những hàng dài cửa sổ và tầng gác, những nhấp nhô của ống khói và mái nhà, những ánh phản chiếu lờ mờ trên nền đường lầy lội ẩm ướt. Mắt nhìn từ trên cao xuống cái vùng mờ tối ấy có lẽ sẽ nhìn thấy đây đó, cách từng quãng, có những ánh sáng lù mù làm hiện lên những đường gãy góc kỳ dị, nhưng dạng kiến thiết khác thường, một cái gì như những ánh ma trơi giữa một di tích đổ nát, đó là các chiến lũy. Ngoài ra là một cái hồ bóng tối đầy sa mù nặng nề, ảm đạm trên đó nổi lên sừng sững hình dáng im lìm và rùng rợn của tháp Xanh Giắc, nhà thờ Xanh Meri và hai hay ba tòa nhà đồ sộ khác, những công trình khổng lồ mà con người xây dựng đó đêm tối lại biến thành hình ma bóng quỉ.
Chung quanh cái trận đồ bát quái vắng vẻ và dễ sợ đó, ở các khu phố giao thông chưa tắc nghẽn và còn vài chiếc đèn đường thưa thớt đang soi sáng, người quan sát trên không sẽ thấy lấp lánh mã tấu và lưỡi lê, sẽ nghe tiếng lăn thăng trầm của các tiểu đoàn im lặng đến nỗi mỗi phút càng đông. Một vành đai dữ dội từ từ thắt chặt và vây kín đám nghĩa quân.
Khu vực bị bao vây chỉ còn một thứ hang quái đản, ở đấy cái gì cũng có vẻ như ngủ yên hoặc bất động và như ta đã thấy, mỗi đường phố đều chỉ bày cho ta thấy có bóng đêm.
Bóng đêm hung dữ, đầy cạm bẫy, đầy những va chạm khó biết và đáng sợ, bóng đêm vào thì kinh sợ và ở đó thì ghê hồn, bóng đêm mà ai xông vào thì rùng mình trước kẻ chờ đợi, ai chờ đợi thì giật mình trước kẻ xông vào. Mỗi góc phố có những chiến sĩ vô hình trụ chốt, phải chăng đó là cạm bẫy của nhà mồ giấu trong đêm sâu? Thật hết rồi. Không mong còn ánh sáng nào ngoài chớp lóe của phát súng, còn hội ngộ nào ngoài hội ngộ đột ngột và may mắn với tử thần. Ở chỗ nào? Cách thế nào? Bao giờ? Không biết nhưng chắc chắn, không thể tránh. Ở đây, ở chỗ đã định làm chiến trường này, chính phủ và nghĩa quân, quốc dân quân và các tổ chức quần chúng, giai cấp tư sản và dân chúng bạo khởi sắp sáp trận trong mò mẫm. Cả hai bên đều chỉ có một nhu cầu: chết hay là thắng, không có lối ra nào khác.
Tình thế đã đến chỗ triệt để, bóng đêm đã đến mức dữ dội mà những kẻ rụt rè nhất đâm ra cương quyết, còn người bạo dạn nhất lại hóa ra hoảng hốt.
Ngoài ra, ở hai phía đều cuồng phẫn, hung hãn quyết tâm ngang nhau. Đối với những kẻ này, tiến lên là chết, nhưng chẳng ai nghĩ đến thối lui, đối với những người kia ở lại là chết nhưng chẳng ai nghĩ đến bỏ chạy.
Ngày mai cần phải xong cả, cần phải bên này hay bên kia thắng, cần phải thấy cuộc khởi nghĩa là một cuộc bạo động xoàng. Chính phủ cũng hiểu điều ấy giống như các đảng phái, anh tư sản tầm thường nhất cũng cảm thấy như thế. Do đó một tư tưởng khắc khoải phảng phất trong bóng tối dày đặc của khu phố mà mọi việc sẽ định đoạt, một cảm giác lo âu hồi hộp tăng lên chung quanh sự yên lặng từ đó tai họa sẽ xảy ra. Ở đấy chỉ nghe thấy có một thứ tiếng, một tiếng thảm như tiếng rên, đe dọa như tiếng nguyền rủa, tiếng chuông nhà thờ Xanh Mêri. Không gì rợn người cho bằng tiếng kêu thất thanh và thất vọng của cái chuông đó khi nó kể lể khóc than trong đêm tối.
Cũng thường khi như thế, vạn vật cũng dường như đã thỏa thuận về công việc mà con người sắp làm. Không gì làm vướng bận cái vẻ hài hòa thảm đạm của nơi này cả. Sao đã biến hết, nhiều đám mây nặng nề dàn những nếp buồn rầu che kín chân trời. Trời đen sẫm che đen các đường phố chết tựa như một tấm khăn liệm mênh mông bọc phủ nấm mộ bao la này.
Trong khi cuộc đấu tranh hãy còn hầu như là chính trị sắp diễn ra ở nơi đã chứng kiến biết bao biến cố cách mạng, trong khi thanh niên, các hội kín, các trường học vì nguyên tắc, và các tầng lớp trung lưu vì quyền lợi, mà tiến lại gần nhau để va nhau, ôm siết nhau và vật ngã nhau, trong khi mỗi người mong mỏi và thúc giục cho cái giờ chót, giờ quyết định cuộc khủng hoảng mau đến thì ở nơi xa, ở ngoài khu vực nguy hiểm này, ở tận đáy những hang cùng thăm thẳm của thành phố Pari nghèo khổ bị che lấp bởi thành phố Pari lộng lẫy, sung sướng và giàu sang, người ta nghe thấy tiếng rền rền tiếng thét trầm trần của dân chúng.
Một tiếng dễ sợ, một tiếng thiêng liêng làm bằng tiếng gầm của con thú hòa với lời phán của Chúa trời, một thứ tiếng làm cho con người hiểu biết nghiệm ra lẽ đời nhu nhược hoảng hồn, một thứ tiếng từ dưới lên như tiếng gầm của sư tử, từ trên xuống như tiếng rên của sấm trời.
 

[1] y phục tư sản
 

Truyện Những Người Khốn Khổ (2) LỜI GIỚI THIỆU PHẦN THỨ NHẤT - QUYỂN I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV QUYỂN II - Sa Ngã - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 QUYỂN III- TRONG NĂM 1817-Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX QUYỂN IV -GỬI TRỨNG CHO ÁC- Chương 1 Chương 2 Chương 3 QUYỂN V -XUỐNG DỐC -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XII Chương XII Chương XIII QUYỂN VI - GIAVE -Chương 1 Chương 2 QUYỂN VII - VỤ ÁN SĂNGMACHIƠ -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VIII- Hậu Quả -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V PHẦN THỨ HAI - CÔDÉT
QUYỂN I - OATECLÔ- Chương I
Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV Chương XV Chương XVI Chương XVII Chương XVIII QUYỂN II -CHIẾC TÀU ÔRIÔNG -Chương I Chương II Chương III QUYỂN III- GIỮ LỜI HỨA VỚI NGƯỜI ĐÃ KHUẤT -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN IV-CĂN NHÀ NÁT GORBÔ - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN V - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X QUYỂN VI - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII QUYỂN VIII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX PHẦN THỨ BA - MARIUYTX
QUYỂN I -Chương I & 2
Chương III & IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX, X Chương XI , XII Chương XIII QUYỂN II - NHÀ ĐẠI TƯ SẢN - Chương I & II Chương III & IV Chương IV & V Chương VI & VII QUYỂN III - ÔNG VÀ CHÁU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & IX QUYỂN IV - NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA NHÓM A.B.C - Chương 1 Chương 3 & 4 Chương 5 & 6 QUYỂN V - NGHÈO KHỔ LẠI HÓA HAY Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI - HAI NGÔI SAO GẶP NHAU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX QUYỂN VII- PATƠRÔNG MINET Chương I & II Chương III & IV QUYỂN VIII-ANH NHÀ NGHÈO BẤT HẢO- Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX , X Chương XI, XII Chương XIII, XIV Chương XV , XVI Chương XVII , XVIII Chương XIX Chương XX Chương XX (tt) Chương XXI & XXII PHẦN THỨ TƯ- TÌNH CA PHỐ PƠLUYMÊ VÀ ANH HÙNG CA PHỐ XANH ĐƠNI
Quyển I MẤY TRANG SỬ - Chương I &II
Chương III Chương IV Chương V Chương VI QUYỂN II - Chương I Chương III & IV QUYỂN III- NGÔI NHÀ PHỐ PƠLUYMÊ Chương I Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII QUYỂN IV -NGƯỜI GIÚP MÀ CÓ THỂ LÀ TRỜI GIÚP-Chương I & II QUYỂN V -ĐOẠN CUỐI VÀ ĐOẠN ĐẦU KHÁC NHAU-Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI -CHÚ BÉ GAVRỐT -Chương I Chương II Chương III QUYỂN VII Chương I Chương II Chương III Chương IV QUYỂN VIII Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN IX -Chương I -HỌ ĐI ĐÂU Chương II Chương III QUYỂN X - Chương I - NGÀY 5 THÁNG 6 NĂM 1832 Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN XI - HẠT BỤI KẾT THÂN VỚI BÁO TÁP
Chương I & IIche en mảche)
Chương III & IV & V Chương VI QUYỂN XII - CÔ RANH
Chương I
Chương II Chương III Chương IV & V Chương VI Chương VII & VIII QUYỂN XVII - MARIUYTX TRONG BÓNG TỐI -
Chương I & II
Chương III QUYỂN XIV - NHỮNG NÉT VĨ ĐẠI CỦA THẤT VỌNG I
Chương I
Chương III & IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN XV PHỐ LÔMÁCMÊ
Chương I
Chương II Chương III &I V PHẦN THỨ NĂM - Jean Valjean- QUYỂN I CHIẾN TRANH GIỮA BỐN BỨC TƯỜNG
Chương I
Chương II & III Chương IV Chương V Chương VI Chương VIII Chương X & XI Chương XII & XIII Chương XIV & XV Chương XVI Chương XVII & XVIII Chương XIX & XX Chương XXI Chương XXII & XXIII Chương XXIV QUYỂN II- RUỘT GAN CON QUÁI KHỔNG LỒ
Chương I & II
Chương III & IV Chương V QUYỂN III - BÙN ĐẤY, NHƯNG LẠI LÀ TÂM HỒN
Chương I
Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII & IX Chương X & XII Chương XIII QUYỂN IV - QUYỂN V - Chương I & II QUYỂN V - Chương III & IV Chương V - VI Chương VII & VIII QUYỂN VI- ĐÊM TRẮNG I
Chương I
Chương II Chương III & IV QUYỂN VII - DỐC CẠN CHÉN TÂN TOAN
Chương I
Chương II QUYỂN VIII- BÓNG NGẢ HOÀNG HÔN I
Chương I
Chương II & III Chương IV QUYỂN IX - ĐÊM TỐI CUỐI CÙNG, BÌNH MINH CUỐI CÙNG
Chương I & II
Chương III & IV Chương V Chương Kết