hu vườn chìm trong màu sáng bạc. Không khí thoang thoảng hương hoa tím. Cây ăn trái trồng dài theo bờ tường phía Nam trông như đang bị bao phủ bởi một rừng bướm trắng hồng.Alfred đi đầu, phía sau là ba người mặc quân phục. Họ đi trong im lặng. Alfred chỉ tay về trại nuôi gia súc. Ba người Mỹ tản mác không một tiếng động.Alfred đẩy cửa ra:- Neubauer! Ra đây!Có tiếng càu nhàu từ trong bóng tối vọng ra:- Cái gì đó? Ai vậy?- Ra đây?- Ủa! Alfred đó hả?- Phải.Neubauer lại càu nhàu:- Mẹ kiếp! Lại ngủ nữa! Cứ nằm mơ...Hắn sửa giọng rồi nói tiếp:- Có phải chú mới bảo tôi ra không?Một người Mỹ từ nãy rón rén tới sát bên Alfred bỗng bấm đèn lên:- Đưa tay lên! Bước ra ngay!Trong vòng tròn ánh sáng xanh mờ, Neubauer mình trần vẫn còn ngồi trên một chiếc ghế bố nhà binh. Hắn nhấp nháy mắt:- Cái gì? Các người là ai?Người Mỹ quát:- Đưa tay lên! Có phải tên là Neubauer không?Neubauer vừa đưa tay vừa gật đầu.- Chỉ huy trưởng trại tập trung Mellern hả?Neubauer lại gật đầu.- Bước ra!Neubauer nhìn vào họng súng đang chĩa thẳng vào hắn.- Cho tôi mặc áo đã!- Bước ra ngay!Ngập ngừng, Neubauer bước ra. Một trong ba quân nhân Mỹ nhảy phóc tới kềm chế Neubauer trong khi người kia lục soát căn trại.Neubauer lườm Alfred:- Chú đưa họ tới hả?- Phải.- Đồ Judas!Alfred trả lời từng tiếng một:- Ông không phải là Jesus Christ mà tôi cũng không phải là đảng viên Quốc Xã.Người Mỹ lục soát bên trong đã trở ra. Neubauer hỏi viên Trung sĩ Mỹ biết nói tiếng Đức:- Cho tôi mặc áo vào, được không? Treo ở sau chuồng thỏ.Viên Trung sĩ Mỹ do dự một chút rồi vào trong lấy chiếc áo thường phục ra. Neubauer xuống giọng:- Không phải áo này. Tôi là quân nhân mà.- Không có quân nhân gì cả.Neubaner năn nỉ:- Xin lấy giùm tôi chiếc áo của Đảng.Viên Trung sĩ vào trong lấy chiếc áo Đảng của hắn ra. Cài nút xong, Neubauer đứng thẳng người lên, lấy giọng dõng dạc:- Đại tá Neubauer đã sẵn sàng!- Được rồi. Được rồi. Đi!Họ đi qua khu vườn. Neubauer nhận thấy chưa cài đầy đủ tất cả các nút áo. Hắn cẩn thận cài lại. Thế là mọi việc đều hỏng vào phút chót, hắn nghĩ thầm. Thằng Weber chó chết đã phản hắn bằng cách nổi lửa đốt trại giam. Nó làm theo ý riêng của nó chớ mình có xúi giục đâu. Điều đó ai cũng biết.Đêm hôm trước, Neubauer không có mặt tại Bộ chỉ huy. Hắn chỉ được tin qua điện thoại. Lại thêm thằng khốn kiếp Alfred. Hắn dẫn người ta tới bắt mình... Đêm đó, Neubauer đứng chờ mãi không thấy xe tới đón trong khi hắn nôn nóng bỏ chạy. Binh sĩ đã rút trước cả rồi. Không thể lẩn trốn vào rừng, hắn đành về trại chăn nuôi lánh mặt và không bao giờ nghĩ rằng có thể bị phát giác. Vừa về tới trại, hắn đã cạo phăng bộ râu Hitler. Tên phản thầy, Alfred!Viên Trung sĩ Mỹ chỉ vào một chỗ trên xe, bảo Neubauer:- Ngồi xuống đây!Neubauer vừa leo lên xe vừa nghĩ, chắc đây là loại xe “Jeep” như mình từng nghe nói. Hắn nghĩ tiếp, kể ra thì người Mỹ cũng không đến nỗi nào. Tuy không niềm nở nhưng họ cũng chẳng lạnh lùng thái quá. Chắc viên Trung sĩ này người Mỹ gốc Đức mình vẫn thường nghe nói tới họ.Hắn dè dặt bảo:- Anh nói tiếng Đức thông thạo lắm.Viên Trung sĩ đáp gọn:- Dĩ nhiên. Sinh quán tôi là Frankfurt.- A...Hắn chỉ kêu lên như thế rồi thôi. Hắn không ngờ lại xui xẻo đến thế. Đúng là một ngày thảm hại. Thỏ của hắn cũng bị đánh cắp. Lúc hắn về tới trại cửa chuồng đã bị bàn tay nào đó mở toang. Quả là điềm chẳng lành.Cổng ra vào của trại tập trung mở rộng. Một vài lá cờ may vội vàng cắm rải rác trên các cửa lao xá. Máy phóng thanh lặp đi lặp lại mãi những chỉ thị của tân ủy ban điều hành.Một trong số những xe vận tải đi xuống phố đã trở về chở theo đầy sữa hộp.Chiếc xe chở Neubauer cũng đã tới nơi, đậu ngay trước cửa Bộ chỉ huy SS. Một Đại tá Mỹ đứng gần đó với một số sĩ quan thuộc cấp. Neubauer bước xuống xe, vuốt thẳng nếp quân phục rồi bước tới chào theo kiểu nhà binh:- Đại tá Neubauer trình diện!Đại tá Mỹ nhìn sang viên Trung sĩ. Người này thông dịch lại.- Phải đúng tên khốn kiếp này không?- Thưa Đại tá, phải.- Cho nó ra làm tạp dịch đằng kia. Cứ bắn bỏ nếu nó có bất cứ hành động nào đáng nghi ngờ.Neubauer cố gắng tìm hiểu nhưng Anh ngữ của hắn chẳng được bao nhiêu nên chỉ biết giương mắt chờ. Viên Trung sĩ lạnh lùng:- Lại đây! Ra làm việc với bọn côn đồ các anh đàng kia!Neubauer sững sờ. Hắn không nghĩ là có thể bị đổi xử tàn tệ như vậy. Hắn ấp úng:- Tôi là sĩ quan mà. Cấp bậc ngang hàng Đại tá.- Chính vì vậy mới độc hại hơn.- Tôi có nhân chứng. Không bao giờ tôi xử tệ với tù nhân cả. Các ông cứ hỏi họ xem.Viên Trung sĩ trừng mắt:- Không có lính của tụi này, họ đã xé anh ra từng mảnh rồi. Thôi mau lên!Neubauer liếc sang viên Đại tá Mỹ nhưng ông này đã không để ý gì tới hắn nữa cả. Hắn nhìn quanh. Hai bên hắn có hai người lính đi kèm, người thứ ba đi ngay phía sau hắn.Chỉ mới được vài thước, hắn đã bị một số tù nhân nhận ra. Ba người Mỹ chuẫn bị can thiệp trong trường hợp Neubauer bị tấn công. Mồ hôi hắn vã ra. Hắn nhìn thẳng về phía trước như không trông thấy gì cả.Chẳng có gì xảy ra. Những người tù vẫn đứng yên nhìn theo Neubauer. Họ tránh sang một bên để hắn có lối đi. Không ai tới gần hắn. Cũng chẳng ai nói một tiếng nào. Họ chỉ nhìn hắn. Những cặp mắt khó hiểu...Hắn thở ra nhẹ nhõm nhưng mồ hôi lại toát ra thêm. Hắn lẩm bẩm không nghe rõ. Bây giờ hắn đã cúi mặt nhưng vẫn cảm thấy những con mắt lạnh lùng, nghiêm khắc đó dán chặt vào người hắn... vô số con mắt đang phán xử hắn.Người hắn càng lúc càng nóng ran. Hắn cố bước mau hơn nhưng những cặp mắt kia vẫn không rời hắn. Chúng bám chặt trên đầu trên cổ hắn. Chúng giống như những con đỉa đang hút máu trên thân hắn.Tự nhiên hắn rùng mình. Những tia mắt bắt đầu xuyên qua da thịt hắn. Hắn ấp úng:- Tôi... tôi có làm gì đâu... Phận sự... Lệnh của cấp trên... Lúc nào... Tôi cũng...Hắn vừa đi ngang qua lao xá 22 thì mồ hôi đã ướt cả áo. Sáu tên lính SS bị bắt đang làm việc tại đó cùng một số tù nhân đã làm tay sai cho chúng. Bên cạnh chúng là một toán lính Mỹ võ trang tiểu liên.Neubauer đứng sựng lại. Trên mặt đất ngay phía trước hắn là một số thây người bị cháy đen. Hắn sững sờ:- Ủa! Cái gì... lạ vậy!Viên Trung sĩ Mỹ lườm hắn:- Đừng giả đui. Chính bọn các anh đã phóng hỏa. Bên trong còn ít lắm là ba mươi người nữa. Thu dọn chỗ này, mau lên!- Nhưng tôi đâu có ra lệnh...- Rồi sao?- Lúc đó, tôi không có ở đây. Chúng nó tự động...- Phải rồi. Lúc nào cũng chúng nó. Còn những người bị giam rục xương và bị bỏ đói, bỏ khát ở đây cũng là do chúng nó nữa à?- Đó là lệnh cấp trên. Chúng tôi chỉ thừa hành.Viên Trung sĩ nhìn sang người lính bên cạnh:- Chỉ trong vài năm nữa là cả nước Đức sẽ thuộc làu cách đổ lỗi... tôi chỉ làm theo lệnh trên... tôi không biết gì cả.Neubauer như không nghe thấy, hắn tiếp tục nói:- Tôi luôn luôn cố gắng... cải thiện...Viên Trung sĩ nổi nóng:- Thôi, đi khiêng xác của họ ra. Tôi mà chịu không nổi nữa là nát như cám ngay.Những người tù đói, những bộ xương người còn thoi thóp thở được khiêng tới Bộ chỉ huy SS. Họ nằm dài theo các hành lang. Quần áo tả tơi đầy rận của họ được lột ra mang đi đốt. Kế đó, họ được đưa vào các phòng tắm.Nhiều người vẫn còn chưa nhận ra việc gì đang xảy tới. Họ dửng dưng nằm, mắt nhắm nghiền. Mãi cho tới khi hơi nước xì ra họ mới choàng tỉnh, hốt hoảng bò tủa đi.Những người tù còn khỏe hơn, kêu to:- Đừng sợ! Đừng sợ! Tắm mà!Vô ích, họ vẫn không nghe. Họ quờ quạng bấu víu nhau xô đẩy nhau tìm lối ra. Đối với họ, tắm có nghĩa là bị giết bằng hơi ngạt. Khăn lau và xà bông được đưa vào nhưng họ vẫn cứ bò lềnh nghềnh như cua. Khăn lau và xà bông cũng là những thứ mà bọn SS thường dùng để lừa tù nhân vào phòng hơi độc. Nhiều người đã chết trên tay còn cầm cái khăn lau.Mãi một lúc sau, khi nhìn thấy một toán đồng bạn đã được tắm rửa và khiêng qua, họ mới yên lòng. Tới chừng đó họ mới hiểu là được tắm nước nóng chớ không phải tắm bằng hơi ngạt.Nước ấm từ trong các bức tường lót gạch phun ra như những bàn tay kỳ diệu. Họ nằm đó, vốc nước trong bàn tay xương xấu vỗ vỗ vào các khớp tay chân. Lớp cáu ghét dầy cộm bắt đầu mềm ra. Xà bông làm tan dần những mảng bụi đất trên người và làn da khô đét bắt đầu nóng ran lên. Cái nóng như chui tọt vào xương tủy. Nước nóng... họ dường như quên mất trên đời này còn có thứ nước gọi là nước nóng.Bucher, Lebenthal và Berger ngồi gần nhau. Hơi nóng tỏa ra chung quanh họ, luồn lõi giữa họ. Họ cảm thấy vui - một niềm vui dã thú, một niềm vui tái sanh... - dường như sự sống chính là con đẻ của hơi ấm. Những mầm sống, những tế bào từ lâu lạnh giá bây giờ bắt đầu chuyển động, nảy nở như rau cỏ, cây trái dưới ánh nắng huyền dịu của mặt trời.Đồng thời với những lớp cáu ghét trên da dẻ tróc lần ra, những lớp cáu ghét trong tâm hồn cũng rã tan theo. Họ ngồi đó, chung quanh là sự an toàn. Một hình thức an toàn đơn giản nhất: hơi ấm chung quanh. Họ là hiện thân của những người sống trong hang động chợt bắt gặp ngọn lửa đầu tiên.Những chiếc khăn lau. Kỳ diệu. Ngắm lại màu da sau khi đã lau khô, họ không khỏi ngạc nhiên. Những đốm bầm tím vẫn còn ở khắp thân nhưng với con mắt họ, màu da đã trắng như lông thiên nga.Quần áo sạch sẽ, tươm tất được phát ra. Trước lúc mặc vào, họ sờ mò, ngắm nghía chúng như những vật lạ.Một lúc sau, tất cả được đưa sang khu vực khác. Tắm rửa xong, họ cảm thấy hứng khởi nhưng đồng thời cũng mệt nhoài ra. Chân vẫn bước nhưng mắt họ gần như híp lại vì buồn ngủ.Căn phòng kê san sát mấy dãy giường cũng làm cho họ ngạc nhiên. Người lính Mỹ hướng dẫn bảo:- Của các bạn đó.Họ nhìn sững người lính:- Của tụi này?- Phải. Ngủ đi.- Một giường mấy người?Lebenthal chỉ chiếc giường gần nhất rồi chỉ vào ngực mình và Bucher:- Hai?Hồi hắn lại chỉ Berger:- Hay ba?Người lính phì cười. Anh kéo tay Lebenthal tới một chiếc giường, trở lại lôi Bucher tới giường kế đó, Berger tiếp theo và Sulzbacher...- Mỗi người một giường sao?Người lính gật đầu:- Với một cái mền.Lebenthal kêu lên:- Chịu thôi! Có cả gối nữa!Người lính Mỹ thôi cười:- Ngủ đi! Ngủ bao lâu cứ ngủ!Bucher lắc đầu có vẻ không tin những gì trước mắt là có thật:- Vậy mà họ là kẻ thù của chúng ta!Nhóm Lão Làng được phát cho một chiếc quan tài. Cái hòm màu đen nhạt cỡ trung bình nhưng lại quá rộng so với thi thể 509, có thể để thêm vào đó một người nữa cũng vừa. Đây là lần đầu tiên từ mười năm qua, hắn mới có được một chỗ dành riêng quá rộng.Bạn hữu đã đào cho hắn một cái huyệt ngay trên nền cũ của lao xá 22. Họ cho rằng đó chính là nơi thích hợp nhất của 509. Lúc họ khiêng linh cữu hắn tới đó, trời đã tối. Trăng lưỡi liềm treo lơ lửng giữa sương mù. Một số người bên trại lao tác tiếp sức với họ trong khi hạ huyệt.Bâng khuâng, mỗi người im lặng ném xuống huyệt một mớ đất. Ông lão Ahasver cũng cố moi lên một hòn đất để ném xuống nhưng trật chân, ngã luôn xuống huyệt. Những người của trại lao tác phải hết sức vất vả mới lôi được ông lên.Họ đi trở lại. Rosen vác chiếc xuổng theo. Họ tới gần lao xá 20. Hai tên lính SS đang khiêng xác một tù nhân.Tên SS phía trước là Niemann, chuyên viên chích thuốc độc. Quân đội Mỹ đã bắt được hắn ở ngoại ô và giải hắn về đây. Hắn là tên Đội trưởng đã bắt đoàn tù phát lưu chạy quanh sân điểm danh để chọn kẻ kiệt lực đưa đi thủ tiêu. Trong cuộc chạy đua với tử thần lần đó, nếu không có 509 cứu thì Rosen đã chết từ lâu.Vừa nhận ra Niemann, Rosen bước tới chắn đường. Hắn nhìn tên Đội trưởng Đức gần rách cả khóe mắt. Thình lình, Rosen lùi lại, đưa xuống lên cao và bổ xuống mặt Niemann. Hắn lại dở xuổng lên nhưng người lính Mỹ gần đó trông thấy kịp nhảy phóng tới đoạt lấy xuổng trong đôi tay run rẩy vì oán hận của Rosen.- Thôi, đừng nóng! Để hắn cho tụi này lo.Toàn thân Rosen run bắn lên. Cái đập của hắn chỉ làm cho Niemann bị thương không đáng kể. Berger nắm tay Rosen:- Thôi, mình đi. Bạn hãy còn quá yếu.Rosen bật khóc. Sulzbacher choàng tay qua vai bạn:- Rosen, đừng buồn nữa. Nó sẽ đền tội nay mai.Vừa khóc, Rosen vừa ấm ức:- Đập cho chết! Bọn nó phải đập cho chết! Không làm như thế bọn chúng sẽ lại nổi dậy!Nhóm Lão Làng kéo lôi hắn đi. Người lính Mỹ giao cái xuổng cho Bucher. Một lúc sau, Lebenthal lên tiếng:- Lạ thật, chính anh ta là người tuyên bố không tính chuyện trả thù.- Thôi, Lebenthal!- Thôi thì thôi.Ngày nào cũng có một số tù nhân rời khỏi trại. Một số lớn người Ba Lan vẫn còn ở lại, chưa biết phải đi đâu vì họ không muốn trở về vùng đất thuộc người Nga.Hầu hết những người của Tiểu trại đều còn quá yếu nên chưa tính chuyện lên đường. Họ còn phải được chăm sóc thêm một ít lâu. Vả lại, họ cũng chưa tính được một điều gì dứt khoát. Thân nhân của họ đã bị thất lạc hay đều bị giết hại, của cải họ không còn, thành phố, làng mạc đã đổ nát.Họ đã hoàn toàn được tự do nhưng không biết phải sử dụng tự do ấy ra sao. Họ không có tiền bạc. Họ phụ giúp công việc vệ sinh toàn trại, họ được cấp phát giường mền và thực phẩm. Đó là những người tự hiểu rằng chẳng có gì đang chờ đón. Nhưng rồi cũng có một số người không muốn tin như thế. Họ thử đi tìm một cái gì. Hàng ngày, họ chia nhau đi lang thang, trong tay có chứng minh thư của nhà cầm quyền cấp để xin thẻ thực phẩm và trong đầu chỉ có những địa chỉ lờ mờ.Sự việc không giống như họ tưởng. Viễn ảnh của sự giải thoát đã quá vĩ đại đối với họ nên họ không nhớ ra rằng sự thật ít khi trùng với tưởng tượng.Bây giờ, sự thật đã hiện ra trước mắt, trên đó không hề có bóng dáng của khu vườn Địa Đàng với các phép mầu, với những cuộc sum vầy, với những năm đi ngược thời gian về cái thuở không thống khổ. Trên đó, họ chỉ thấy trải dài một tấm thảm cô đơn với những hồi tưởng xót xa, với sự mất mát quá nhiều và phía trước đó là một sa mạc hoang liêu có một ốc đảo mang tên Hy Vọng.Họ đi xuống núi, họ lang thang tới một vài địa chỉ, một vài danh tánh. Họ đi tới một vài trại tập trung đầu đó với hy vọng sẽ tìm ra một cái gì...Sulzbacher thở dài:- Mình nên đi sớm tốt hơn. Ở đây chẳng còn gì thay đổi nữa, càng ở lại lâu càng gặp khó khăn về sau.- Bạn có cảm thấy khỏe nhiều chưa?- Tôi được thêm 5 ký.- Vẫn chưa đủ đâu.- Chắc được mà.- Nhưng đi đâu?- Về Dusseldorf. Biết đâu vợ tôi...- Làm cách nào để tới Dusseldorf? Xe lửa đâu?Sulzbacher nhún vai:- Không biết. Nhưng có hai người nữa ở đây cũng tính đi về hướng đó. Chúng tôi sẽ nương tựa nhau.- Có quen nhiều với họ không?- Mới biết thôi. Nhưng dầu sao cũng đỡ hơn là chỉ có một mình.- Đúng vậy.- Tôi cũng nghĩ thế.Hắn bắt tay từ giã bạn bè. Lebenthal hỏi:- Còn đủ đồ ăn không?- Được hai ngày. Dọc đường có thể nhờ vào quân đội Mỹ. Chắc không đến nỗi nào.Hắn rời trại với hai người kia. Được một quãng đường hắn quay lại vẫy tay lần cuối rồi đi luôn.Lebenthal tâm sự với Berger:- Sulzbacher có lý. Tôi cũng phải đi sớm. Tối nay sẽ ngủ trong thị trấn để bàn với một người lính chuyện làm ăn chung. Anh ta có chút ít vốn, tôi có kinh nghiệm.- Vậy là tốt rồi.Lebenthal lấy một gói thuốc lá Mỹ ra, mời mỗi người một điếu, ra điều quan trọng:- Chắc sẽ làm ăn lớn. Buôn thuốc lá Mỹ. Cũng như sau trận thế chiến rồi.Hắn ngắm nghía bao thuốc nhiều màu sắc:- Coi bộ ăn chắc.Berger cười:- Bạn có lý lắm.Lebenthal nhìn ông ta với vẻ nghi ngờ:- Tôi không có tham vọng làm một tư tưởng gia.- Đừng hiểu lầm, Leo. Tôi không có ý đó đâu. Chính bạn đã xoay xở cho chúng tôi quá nhiều mà.Lebenthal mỉm cười đắc ý:- Mình làm cái gì có thể làm được, chỉ vậy thôi. Người thực tế bao giờ cũng thích hợp với việc kinh doanh. Nếu có gì có thể giúp được ai... à, Bucher, có đi không?- Chưa, còn chờ Ruth lấy lại sức đã.- Phải.Hắn rút trong túi ra một cây bút máy Mỹ hí hoáy ghi vài giòng trên một mảnh giấy.- Đây, địa chỉ của tôi. Trong trường hợp...Berger hỏi:- Bút máy ở đâu mà đẹp vậy?- Đổi với lính Mỹ. Họ mê những kỷ vật của trại tập trung. Mình chụp lấy cơ hội.- Nghĩa là...- Họ sưu tầm kỷ vật như súng lục, dao nhọn, huy hiệu, roi da, cờ... Tôi chuẩn bị sẵn cả.Berger thán phục thật sự:- Bạn tinh tế lắm.Lebenthal thản nhiên nhận lời khen:- Chắc ông còn phải ở đây ít lâu?- Có lẽ như thế.- Thỉnh thoảng tôi sẽ tới thăm. Ông có thuõc đủ hút không?- Không.Lebenthal móc từ trong tủi ra hai gói thuốc còn nguyên trao cho Berger và Bucher mỗi người một gói. Bucher hỏi:- Bạn còn gì khác nữa không?- Còn đồ hộp.Hắn nhìn vào đồng hồ:- Tôi phải đi mới kịp.Hắn lôi từ dưới giường ra một chiếc áo mưa của Mỹ còn mới tinh và mặc vào. Không ai còn biết nói năng ra sao nữa. Ngay lúc đó nếu hắn bảo còn có một chiếc xe hơi để ở bên ngoài chắc cũng chẳng ai ngạc nhiên. Hắn bảo Bucher:- Đìrng làm mất địa chỉ, bọn mình mà mất liên lạc luôn với nhau thì buồn lắm.- Không thể như thế được.Ông lão Ahasver nói với Berger:- Tụi này cũng sắp đi. Tôi và Karel.Họ đang đứng trước mặt Berger.- Ở lại thêm vài tuần nữa đã. Mấy người chưa được khỏe lắm.- Chắc không được.- Vây thì đi đâu?- Cũng chưa biết.- Thế thì tại sao lại muốn đi?Ahasver khoác tay bâng quơ:- Mình ở đây lâu quá rồi.Ông ta đang mặc một chiếc áo Havelock, kiểu áo choàng của người đánh xe. Chính Lebenthal đã tặng ông. Đó là cái áo của một giáo sư dạy văn phạm vừa bị chết trong lần oanh tạc cuối cùng. Thằng bé Karel cũng mặc một bộ đồ mới kiểu quân phục Mỹ. Ahasver nói:- Thằng Karel cần phải đi.Bucher ngắm nghía Karel:- Mày biến thành một chú lính Mỹ con rồi hả?- Người Mỹ nhận nó làm con nuôi. Trung đoàn đầu tiên vừa đi qua. Họ mới gởi một xe Jeep tới tìm nó. Tôi sẽ cùng đi.- Họ có nhận ông làm gì không?- Không. Tôi chỉ đi nhờ thôi.- Rồi sau đó?- Sau đó?Ông lão nhìn xuống thung lũng. Tà áo rộng bay trong gió.- Còn một số trại giam khác mà tôi quen biết khá nhiều.Berger nhìn người Do Thái già và nghĩ là Lebenthal đã sắm mặc cho ông ta khá đúng điệu, ông lão trông như người đi hành hương. Ông ta sẽ đi từ trại này sang trại khác. Từ ngôi mộ này sang ngôi mộ khác. Nhưng, có người tù nào đủ sang trọng để tự xây cho mình một ngôi mộ đâu? Như vậy, ông ta đi tìm gì?Ahasver phân trần:- Thỉnh thoảng biết đâu mình sẽ gặp một người nào đó trên đường.- Phải.Họ nhìn theo một già một trẻ ra đi. Bucher nhíu mày:- Lạ thật, chúng mình ở chung nhau quá lâu, bây giờ ra đi mỗi người một hướng.- Anh cũng sắp sửa đi, phải không?- Phải. Nhưng mình cố đừng mất liên lạc với nhau.- Tự nhiên.- Mình phải gặp lại nhau. Một ngày nào đó.- Không.Bucher ngạc nhiên nhìn vào mắt người bác sĩ già. Berger lặp lại:- Không. Mình không nên quên cảnh đày đọa ở đây nhưng đừng biến nó thành một thứ ám ảnh. Làm như thế là suốt đời tự giam hãm giữa bóng tối của các chòi canh đáng nguyền rủa này.Bucher hỏi Ruth:- Em đủ sức lên đường không?- Được mà.- Vậy thì chúng mình đi. Hôm nay thứ mấy?- Thứ Năm.- Thứ Năm. Cám ơn Chúa. Ngày tháng lại bắt đầu được gọi bằng tên hiệu. Ở đây, ngày nào cũng là ngày như nhau.Họ đã lãnh xong giấy tờ cần thiết để đi đường.- Mình đi đâu, anh?- Tới đằng kia.Berger chỉ vào ngọn đồi có ngôi nhà trắng nhỏ xinh xinh.- Hãy tới đó trước. Đó là biểu tượng hạnh phúc của mình.- Rồi sau đó?- Sau đó hả? Mình có thể lại về đây. Ở đây có thực phẩm.- Đừng anh! Đừng bao giờ trở lại đây nữa.Bucher nhìn người yêu:- Cũng được. Đợi anh một chút. Phải mang vài món cần thiết theo.Thật ra họ chẳng có gì nhiều để mang theo. Một số bánh mì để ăn nhiều ngày và hai hộp sữa đặc.- Mình đi thật hả anh?Nhìn sự lo ngại trong ánh mắt Ruth, hắn quả quyết:- Thật chớ.Họ từ giã Berger và đi ra cổng trại. Từ ngày được giải thoát, họ đã ra ngoài trại nhiều lần, và cứ mỗi lần như thế họ đều bị xúc động như nhau. Dòng điện châm vào hàng rào và những khẩu súng máy quanh đó dường như vẫn còn. Ngay trong bước đầu tiên đặt chân ngoài bờ rào cũ, họ rợn người lên. Nhưng rồi, thế giới nằm kia, vô hạn định.Họ đi chầm chậm bên nhau. Trời trong và nắng dịu. Nhiều năm qua, họ đã bị bắt buộc phải bò, phải chạy... bây giờ họ đã được đi thẳng người một cách ung dung không sợ tai biến bất thần ụp tới. Không ai bắn họ. Không ai quát tháo. Không ai đánh đập.Bucher lên tiếng trước:- Thật là khó tưởng tượng. Cứ mỗi lần ra ngoài là cảm thấy như vậy.- Vâng. Khủng khiếp quá.- Em đừng nhìn quanh.- Vâng. Nhưng em cứ thấy như có gì khó chịu ở cổ. Dường như có bàn tay nào đó cứ xoay đầu mình.- Hãy cố quên đi. Quên lần cuối.- Vâng.Trước mặt họ là một cánh đồng rải rác những đốm vàng của hoa ngọc trâm. Bucher chợt nhớ tới những cành hoa ngọc trâm úa héo mà Neubauer đã cho cắm vội vàng trước lao xá 22. Hắn lắc đầu như cố đánh rơi cái nhớ vô ích đó.- Mình đi băng qua chỗ này.- Họ có cho phép không?- Sao lại không? Chẳng có gì phải sợ nữa.Họ cảm nhận được sự mềm mại của lá cỏ dưới đế giày. Lâu quá, họ chưa hề chạm chân lên cỏ, chỉ biết có mặt đất khô khốc của sân điểm danh thôi.Họ đi về phía phải. Họ tung tăng như trẻ con và rất hài lòng. Không ai ra lệnh cho họ phải đi về hướng nào nữa. Ruth vẫn còn xúc động mạnh:- Giống như nằm mơ, phải không anh? Em cứ sợ mình tỉnh giấc rồi thấy lao xá đen nghẹt những người.- Anh chưa hề nằm mơ như thế.- Chết chưa! Hôm nay mình không nên nói như vậy.- Phải rồi.- Không khí ở đây khác hẳn. Tươi mát chớ không khô đặc.Bucher chăm chú nhìn người yêu. Hai gò má Ruth hơi ửng đỏ, mắt sáng ngời.- Phải rồi, đây là vùng sinh động. Tươi mát chớ không hôi thúi.Họ dừng chân dưới một rặng bạch dương. Bucher bảo:- Mình ngồi đây nghỉ một chút. Không ai dám tới đuổi mình. Nếu muốn, mình có thể khiêu vũ nữa.Cả hai nhìn ngắm những con thú trên đồng cỏ và những con chim nhỏ trên cành. Ở trại, họ chỉ thấy toàn là chuột xù với lằn xanh. Họ lắng nghe tiếng nước chảy rốc rách dưới rặng cây. Nước trong và trôi mau. Ở trại, họ thiếu nước quanh năm suốt tháng. Tại đây, nước tuôn chảy tự do và chẳng cần thiết nữa. Phải tập làm quen lần lần.Họ lại tiếp tục xuống đồi, nơi nào cảm thấy hứng thú thì ngồi lại nghỉ ngơi. Tới một đoạn lõm vào, họ nhìn ngoái lại... trại giam đã mất dạng.Ngồi xuống bên đường, họ thẫn thờ im lặng. Trại giam không còn nữa, cả thành phố bị tàn phá dưới kia cũng khuất mắt. Họ chỉ nhìn thấy đồng cỏ và khung trời hiền dịu bên trên. Gió ấm thoảng qua da mặt như những bàn tay từ tốn đang nhẹ nhàng đẩy lùi những quá khứ đau buồn.Bucher liên miên nghĩ, có lẽ đây là bước khởi đầu. Bước khởi đầu thật sự, không phải với xót xa và thù hận mà là với những sự việc đơn giản nhất. Với cảm nghĩ là mình vẫn sống, không phải sống trong đời tù ngục mà là sống với ý nghĩa nguyên vẹn của nó.Hắn biết 509 đã đặt tin cậy nhiều vào hắn, muốn hắn phải vượt qua, không sứt mẻ... để làm nhân chứng và chiến đấu. Và hắn bỗng nhiẻn nhận ra là sự ký thác của người quá cố sẽ thôi còn là gánh nặng chỉ khi nào sức sống đến tiếp tay với hắn.Hắn nói giọng đầy tin tưởng:- Ruth, anh nghĩ là bắt đầu từ một khởi điểm thấp như thế này, mình sẽ gặp nhiều hạnh phúc hơn.Khoảnh vườn phía trước vẫn xinh tươi nhưng mãi tới lúc đến sát cửa họ mới phát giác cả phần sau của ngôi nhà trắng đã bị một quả bom làm đổ nát, chỉ có mặt tiền là nguyên vẹn.Họ đẩy cửa ra. Bên trong gạch ngói ngổn ngang.- Vậy mà trọn thời gian từ trại nhìn sang, mình cứ tưởng là một ngôi nhà...- Mình không biết nó bị phá hủy cũng là điều tốt.Trước đó, họ đặt tin tưởng rằng hễ ngôi nhà xinh xinh trên ngọn đồi này không bị hủy diệt thì họ cũng sẽ tồn tại. Họ đã sống bằng ảo giác. Chuyện thật buồn cười nhưng đồng thời cũng xen lẫn đôi chút an ủi kỳ lạ.Không có thây người bên trong. Có lẽ người trong nhà đã di tản trước khi nó bị trúng bom. Họ bắt gặp một cánh cửa sút bản lề ngả nghiêng. Đẩy cánh cửa sang bên, họ bước vào gian bếp.Căn phòng nhỏ này chỉ bị hư hại có một phần, bếp lò vẫn còn nguyên, cạnh đó là một số chén dĩa và soong chảo. Bucher bảo:- Mình nhóm lửa lên, ngoài kia anh thấy có khá nhiều củi khô.Hắn cúi xuống lục lọi trong đống đồ đổ nát.- Còn mấy cái nệm kẹt dưới này. Mình có thể lôi ra nếu chịu khó một chút.Ruth ngần ngại:- Nhà này không phải của mình.- Cũng không phải là của ai cả. Mình có thể ở tạm vài hôm.Đến chiều, họ đã có được hai chiếc nệm trải trên sàn bếp. Họ cũng kéo ra được vài chiếc mền đầy bụi cát và một cái ghế còn nguyên. Trong ngăn kéo của một cái bàn, họ tìm thấy một số muỗng nĩa và một con dao.Lửa đang cháy trong lò. Khói tản mác ra ngoài cửa sổ. Bucher tiếp tục lục lọi bên ngoài.Ruth lượm được một mảnh gương bể, vội vàng giấu vào túi và bây giờ đem ra soi lén bên cửa sổ. Nghe Bucher gọi, Ruth trả lời ngay nhưng mắt vẫn không rời những gì đang thấy trong gương. Màu tóc xám đục, hai con mắt trủng sâu, vành môi nhợt nhạt hé mở, lộ ra những khoảng trống ở hàm răng. Ruth nhìn thật lâu rồi thình lình ném tấm gương vào lửa.Bucher quay vào. Hắn tìm thấy một cái gối. Trời đổi màu chiều trong khi vạn vật chung quanh yên tĩnh lạ. Họ nhìn trời qua khung cửa, bất giác thấy cô đơn. Lâu lắm rồi, họ không biết cô đơn là gì cả. Quanh họ là những bạn đồng cảnh tràn ngập trong lao xá, tràn ngập cả nhà cầu. Có đồng bạn chung quanh là chuyện tốt nhưng chẳng bao giờ được sống cho riêng mình lại cũng là điều đáng tiếc.- Được một lần sống riêng cho mình cũng tốt phải không em?- Dạ. Giống như chúng mình là những người sống sót cuối cùng.- Không phải cuối cùng mà là đầu tiên.Họ dời chỗ tấm nệm để có thể nhìn ra cửa. Sau khi ăn bánh mì với sữa đặc, họ nằm xuống bên nhau.Phía sau đống gạch ngói vỡ vụn là ánh sáng cuối ngày.HẾT