Năm thứ 14 Chính thống Triều Minh (năm 1949) xảy ra một sự kiện lớn kinh thiên động địa:
Hoàng đế Chu Kỳ Trấn bại trận và bị bắt, triều Minh đã đến thời kỳ nguy cơ một mất một còn.
Đúng lúc đó, Vu Khiêm được mệnh danh là: "Cứu thời Tể tướng" dũng cảm đứng lên, lãnh đạo quân dân anh dũng chống quân xâm lược Ngoã Lạt (bộ tộc Ngoã Lạt), thời Minh chỉ các bộ tộc ỏ Tây Mông Cổ bao gồm phía bắc Tân Cương, Trung Quốc).
Vu Khiêm (năm 1398 - 1457), tự là Đình Ích, hiệu là: Tiết Am, người Tiền Đường, Triết Giang nay là thành phố Hàng Châu). Vu Khiêm sinh ra đã có tưởng lạ, theo sử sách ghi chép, lúc 7 tuổi, có một vị Sư tăng nhìn thấy Vu Khiêm, khen: Cậu bé này tương lai sẽ là Tể tướng cứu thời thế". Vì thế bố mẹ của cậu đặt rất nhiều hy vọng vào cậu, hết lòng dạy dỗ, bồi dưỡng cậu.
Năm thứ 19 Vĩnh Lạc (năm 1421), Vu Khiêm thi đỗ tiến sĩ. Đầu năm Tuyên Đức, được bổ nhiệm chức Ngự sử, Vu Khiêm vào triều bẩm tấu, tiếng nói to, rõ, ngôn ngữ ngắn gọn, trong sáng lưu loát, gây được sự chú ý đặc biệt của Tuyên Tông Hoàng đế Đầu năm Tuyên Đức, Hán Vương Chu Cao Húc dấy binh làm phản, Tuyên Tông ngự giá thân chinh, Vu Khiêm theo cùng. Sau khi Hán Vương đầu hàng Vu Khiêm phụng mệnh, vạch trần tội ác của Chu Cao Húc, giọng nói và nét mặt gay gắt đanh thép, Hán Vương cúi đầu run sợ, thừa nhận bản thân đáng tội chết. Hành động lên án công khai này làm cho Tuyên Tông vô cùng phấn khởi.
Vu Khiêm tuy là Ngự sử thất phẩm, sau khi về triều lại được Hoàng đế ban thưởng như đại thần nhất phẩm.
Tuyên Tông Hoàng đế biết Vu Khiêm tài giỏi, đã cho được giữ chức Hữu thị lang ở các bộ, lại bổ quan đi làm Tuần phủ ở các tỉnh (quan hành chính đứng đầu một tỉnh), Tuyên Tông phá cách phong Vu Khiêm làm Hữu thị lang Bộ binh, làm Tuần phủ hai tỉnh Hà Nam, Sơn Tây. Sau khi Vu Khiêm đi nhậm chức, không quản khó khăn gian khổ thăm hỏi, điều tra tìm hiểu tình hình thực tế các nơi của hai tỉnh. Phàm là những việc về chính trị không tiện lợi cho dân, những điểm nên làm, nên đổi mới Vu Khiêm đều bẩm báo hết về triều đình, phàm là những việc xảy ra thiên tai hạn lụt, hoả hoạn, Vu Khiêm đều lập tức bẩm tấu theo thực tế, giải quyết thoả đáng. Vì thế nhân dân hai tỉnh rất ủng hộ ông, gọi ông là: "Rồng vàng họ Vu".
Lúc đầu, ba người họ Dương chấp chính là: Dương Sĩ Kỳ, Dương Vinh, Dương Phổ rất kính trọng Vu Khiêm, những bản tấu của Vu Khiêm đều được họ đồng tình. Vì thế Vu Khiêm có rất nhiều thành công. Vu Khiêm hêm khiết, hết lòng vì dân chúng, mỗi lần vào kinh bàn việc triều chính, thì Vu Khiêm thật đúng là: "Gió lành tung bay hai ống tay áo, thanh thản đi vào triều", làm cho các bậc quyền quý không thể không ganh ghét.
Sau năm thứ 9 Chính Thống (năm 1444), ba người họ Dương hoặc chết hoặc già cả; Thái giám Vương Chấn trở lên chuyên quyền, tham ô hối lộ, vơ vét bao nhiêu cũng không biết chán. Nhưng Vu Khiêm mỗi lần vào triều ngay đến cả các loại đặc sản của địa phương như khăn tay, lương sợi, cũng không tặng cho Vương Chấn, vì thế Vương Chấn không ưa gì ông. Vu Khiêm làm quan ở nơi xa thời gian tương đối dài, muốn vào triều kiến, liền tiến cử Tham chính Vương Lai, Tôn Nguyên Trinh thay mình giừ chính sự. Vương Chấn muốn ra uy đã cho Thông Chính sử Lý Tích kể tội Vu Khiêm: Kéo dài thời gian, không phân xử nỗi oan uổng của dân chúng, tự ý tuyển chọn thay thế người. Thế là bắt Vu Khiêm giam vào ngục tối, đến hơn 3 tháng. Sau đó lại giáng chức Vu Khiêm xuống làm Đại lý tự Tả thiếu khanh. Nhân dân hai tỉnh Hà Nam, Sơn Tây sau khi biết cảnh ngộ của Vu Khiêm, từ ngoài vạn dặm đã đến kinh đô, xin cho Vu Khiêm trở lại làm Tuần phủ nơi họ đang ở. Vương Chấn không còn cách nào khác lại phải ra lệnh cho vu Khiêm làm Tuần phủ Hà Nam, Sơn Tây. Lúc đó ở Sơn Đông, Thiểm Tây có hơn 20 vạn dân lưu lạc ăn ở tại Hà Nam, Vu Khiêm bẩm tấu cho phép phát lương thực dự trữ trong hai kho Hà nam và Hoài Khánh cứu giúp người dân gặp tai hoạ, Vu Khiêm còn bẩm tấu, lệnh cho quan Bố chính Hà Nam nơi nào được mùa thì giúp đỡ cứu giúp người dân gặp khó khăn, cấp phát trâu cày, nông cụ, hạt giống cho nhân dân có ruộng đất hoang để cày cấy làm cho họ an cư lạc nghiệp, sống qua ngày tháng gặp tai hoạ.
Năm thứ 13 Chính Thống (năm 1448), Vu Khiêm từ bỏ thời gian 19 năm nhận chức ở Hà Nam và Sơn Tây để về Kinh đô với chức Bộ binh Tả thị Lang, mùa thu năm thứ hai, Thái sư Ngoã Lạt Dã Tiên đã dẫn quân xâm lược, từ biên cương ngày báo về mấy lần, tình thế vô cùng nguy cấp.
Thái giám Vương Chấn xui giục Anh Tông thân chinh, Vu Khiêm cùng đại thần Bộ binhThượng thư Quảng Dã khuyên ngăn nhiều lần, nhưng Anh Tông không nghe vẫn lệnh cho Quảng Dã hộ giá thân chinh, còn giao cho Vu Khiêm giải quyết sự vụ thường ngày ở Bộ binh, nhưng, xuất quân bất lợi, hơn 50 vạn quân Thanh thất bai ở Thổ Mộc Bảo, Hoàng đế bị Dã Tiên bắt sống, Quảng Dã và 52 đại thần bị hại.
Tin thất trận truyền đến kinh đô, Trong ngoài triều đình đều kinh hồn bạt vía, mọi ngưởi không biết phải làm gì. Trong tình hình đó, Vu Khiêm dũng cảm đứng lên, gánh vác công việc nặng nề giữ nước giữ nhà, cứu giúp dân chúng đang hoạn nạn.
Khi Anh Tông thân chinh, Thành Vương, Chu Kỳ Ngọc trông coi việc nước, ông ta triệu tập quần thần văn, võ đến nghị bàn việc chiến đấu hay phòng thủ. Thị Giảng Từ Trình đề nghị công khai là dời Đô về phía nam, có một số người cũng phụ hoạ đồng ý ý kiến đó, nhưng Vu Khiêm không hẽ lay chuyển, gay gắt nói: "Người nào đề nghị dời đô về phía nam, phải chém đầu. Kinh đô là gốc của thiên hạ, một khi dời đô thì lòng người rời rạc, rã rời; đại thế của thiên hạ sẽ mất đi, có lẽ nào các vị quên bài học triều Tống di chuyển về phía nam rồi sao?" lời bẩm tấu của Vu Khiêm được Thành Vương Chu Kỳ Ngọc ủng hộ, cuối cùng ý kiến ở lại phòng thủ, chiến đấu đã được xác định.
Thời gian không lâu, Thành Vương lên ngôi vua là Cảnh đế. Cảnh đề phong cho Vu Khiêm làm Thượng thư Bộ binh, phụ trách cụ thể việc chiến đấu và phòng thủ. Lúc đó kinh thành kỵ binh tinh nhuệ đều bị sa lầy ở Thổ Mộc Bảo, gần 10 vạn người già yếu và binh sĩ mệt mỏi, trong lòng đều sợ hãi, không có ý chí chiến đấu phòng thủ nữa, Vu Khiêm khắc phục muôn ngàn khó khăn, tích cực chiến đấu chuẩn bị bảo vệ kinh thành. Ông viết bài hịch động viên Lưỡng Kinh, Hà Nam chuẩn bị luyện quân, miền duyên hải Sơn Đông và Nam Kinh chuẩn bị chống quân Oa, các phủ Giang Bắc và Bắc Kinh đảm đương việc vận chuyển lương thực, bảo vệ kinh thành. Trong một thời gian ngắn Vũ Khiêm đã triệu tập được 22 vạn đại quân bảo vệ kinh thành. Thông qua đợt chuẩn bị này, lòng người ở kinh thành dần dần được yên ổn.
Khi Chu Kỳ Ngọc đại diện giải quyết công việc triều chính, các đại thần trong triều đình đề nghị chu di dòng họ Vương Chấn nhưng đồng đảng, Cẩm Y vệ chỉ huy Mã Thuận chỉ trích quở mắng các quan, cấp sự trung Vương Hồng không nhịn được nữa xông vào đánh Mã Thuận trong triều đình, các quan khác cũng lập tức học theo, người người vung tay đánh cho Mã Thuận một trận tơi bời, chỉ trong giây lát, Mã Thuận bị đánh chết trước cửa triều đình. Trong một tiếng đồng hồ, cả triều đình đại loạn, binh sĩ kinh sợ, táo tác, Chu Kỳ Ngọc nhanh chóng vào triều, Vu Khiêm lập tức rẽ đám đông, nắm chặt vạt áo của Chu Kỳ Ngọc, tuyên bố dõng dạc với Chu Kỳ Ngọc: "Mã Thuận tội đáng chết, đâm chết không phải bàn luận gì cả".
Đám đông mới dần dần yên tĩnh trở lại. Trong tình huống hỗn loạn như vậy, Vu Khiêm xả thân chen đến trước mặt Chu Kỳ Ngọc thậm trí ống tay áo bị rách. Sau sự việc này, Thượng thư Bộ lại là lão thần Vương Trực nắm chặt tay Vu Khiêm khen ngợi: "Nước nhà nay rất cần ông, cục diện này ngày hôm nay, cho dù có 100 quan, phỏng có ích gì?".
Câu nói này phản ánh một sự thực là triều đình từ trên xuống dưới đều dựa vào Vu Khiêm, hơn nữa Vu Khiêm cũng dũng cảm đảm đương trọng trách, kiên quyết không do dự, lấy sự an nguy của thiên hạ làm nhiệm vụ của mình.
Tháng 10, Cảnh Đế Chu Kỳ Ngọc lệnh cho Vu Khiêm tiến hành luyện quân nuôi ngựa trong các doanh trại. Quan Tổng binh Thạc~ Hanh nêu cần ra gom quân lại ở trong thành, thực hiện kế vườn không nhà trống, làm cho kẻ địch không thể tiến công được mà phải rút về. Vu Khiêm phản đối chủ trương này và nói rõ: "Vì sao chúng ta lại tỏ ra là yếu hơn kẻ địch". Làm như vậy, sẽ làm cho Ngoã Lạt càng tha hồ làm mưa làm gió, chúng càng coi thường chúng ta". Vì thế Vu Khiêm ra lệnh đóng chặt các cổng thành, lấy 22 vạn đại quân lần lượt chia ra bố trí chắn giữ ở ngoài 9 cổng kinh thành, ông cùng với quan Tổng binh Thạch Hanh cùng chấn giữ cổng Đức Thắng, cổng phía bắc Kinh thành. Vu Khiêm hạ lệnh: "Khi ra trận tác chiến: Tướng bỏ mặc binh sĩ chạy trốn trước thì cứ chém đầu không tha thứ; binh sĩ bỏ mặc tướng để chạy trước thì cứ kẻ sau chém kẻ đó". Phải lấy cái chết để làm gương cho đời sau. Các tưởng sĩ biết được Vu Khiêm thà chết quyết bảo vệ được Kinh thành ai nấy đều phấn chấn, ý chí chiến đấu càng tăng.
Ban đầu, Dã Tiên bắt sống Anh Tông Chu Kỳ Trấn, đánh bại 50 vạn quân Minh, tự cho rằng không ai địch nổi, chỉ sớm tối là có thể lấy được Kinh đô, nhưng khi ông ta dẫn quân tiến sát kinh đô, nhìn thấy quân Minh trận địa sẵn sàng đón đánh liền không dám xem thường quân Minh. Dã Tiên đầu tiên giao chiến tại cửa Chương Nghĩa, Phó Tổng binh tướng lĩnh triều Minh là Cao Lễ, Mao Phúc Thọ, dẫn quân anh dũng chống lại địch, giết được nhiều tên, bắt sống được một tên thủ lĩnh, giành được thắng lợi trận đầu. Tiếp đó Dã Tiên dẫn quân tiến công cửa Đức Thắng. Vu Khiêm để cho binh sĩ mai phục trong dân cư bên ngoài cửa Đức Thắng, dụ kẻ địch bằng số ít quân kị binh. Dã Tiên bị mắc lừa, huy động hơn vạn người đuổi theo, phó Tổng binh Phạm Quảng hạ lệnh phòng hoả, quân sĩ mai phục trong dân cư cũng lao tới giết kẻ thù, đội ngũ quân của Dã Tiên đại loạn, vứt lại không biết bao nhiêu thi thể, vũ khí rút chạy thảm hại. Trận chiến đấu này, em trai của Dã Tiên là Bột La, Bình Chương Mão Na Hài lần lượt trúng pháo mà chết.
Sau đó, quân Minh lại đánh bại sự tiến công của Ngoã Lạt ở cửa Tây Trực và cửa Chương Nghĩa. Như vậy là, Dã Tiên 4 lần tiến công, 4 lần đều thất bại, biết không thể nào thắng nổi quân Minh, lại sợ các Cần Vương ở đất Minh bao vây, đuổi chặn đường, cắt đứt đường rút quân, thế là quân Dã Tiên bí mật mang theo Chu Kỳ Trấn rút chạy từ phía tây Lương Hương, vừa đi vừa cướp bóc trên đường.
Chiến dịch này, quân Minh giết được hơn vạn kẻ địch, giành được thắng lợi chưa từng có, làm cho quốc gia chuyển nguy thành an, qua được thời kỳ gian nan. Sau chiến tranh bàn về bình công chia thưởng, Vu Khiêm được đề nghị phong Thiếu bảo, Tổng Đô đốc quân đội. Vu Khiêm nói: "Bốn ngoại ô của Kinh thành vẫn còn dinh luỹ của kẻ địch, đây là điều xỉ nhục của Đại sĩ phu, ta làm sao có thể nhận công cầu thưởng được?".
Vì thế Vu Khiêm kiên quyet từ chối chức Thiếu bảo nhưng chưa được chấp thuận.
Sau trận chiến này, Vu Khiêm tiếp tục dẫn quân chiến đấu chống sự xâm lược và đầu hàng của Ngoã Lạt. Vu Khiêm nhận rõ được rằng, Ngoã Lạt lấy Anh Tông Chu Kỳ Trấn làm chiêu bài đế uy hiếp dụ dỗ các tướng ở biên ải, một lần nữa Vu Khiêm lại ra lệnh cho các nơi kiên quyết bảo vệ thành trì, lấy xã tắc làm trọng, lấy việc quân quan là bổn phận của mình. Vu Khiêm phản đối cầu hoà, kiên quyết chiến đấu, ông chọn biện pháp kẻ địch tiến công thì quân ông dùng lô cốt, tường thành kiên quyết chống trả ; khi kẻ địch rút ông cũng có phương châm không đuổi dài, làm cho kẻ địch tiến công cũng không giành được thắng lợi, khi rút chạy cũng không vơ vét được gì, mất đi lợi thế của việc tiến thoái. Đồng thời chặn đứt nguồn kinh tế của họ, làm cho kẻ địch phải chắp tay vái giao cho ta Anh Tông Chu Kỳ Trấn. Nhưng, Đại đồng Tham tướng Hứa Quý không hiểu được sách lược của Vu Khiêm, nêu chủ trương phái sứ giả đi cầu hoà. Tháng 4, Nguyên niên Cảnh Đế (năm 1450), Vu Khiêm dâng bản tấu nghiêm khắc phê phán Hứa Quý. Ông chỉ ra: "Trước đây triều đình ta cử Lý Đạc, Nhạc Khiêm đi sứ Ngoã Lạt, nhưng Dã Tiên liền sau đó vào xâm lược, tiếp đó lại cử Vương Phúc, Triệu Vinh đi nghị bàn, vẫn không mang được Anh Tông trở về, tổn biết bao công sức.
Hiệp ước hoà bình không có cơ sở tin cậy, đó là sự thực hiển nhiên rõ ràng. Hơn nữa, chúng ta có mối thù không đội trời chung với Ngoã Lạt, theo lý cũng không nên cầu hoà. Nếu giảng hoà với Ngoã Lạt, họ sẽ có nhiều yêu sách không bao giờ hết, thoả mãn yêu sách của chúng, triều đình chúng ta sẽ gặp khó khăn, không thoả mãn chúng thì lại sinh ra mâu thuẫn tai hại, vì thế, từ tình thế hai mặt mà xem xét, cũng không thể giảng hoà được. Hứa Quý thân là Thần giáp trụ, không xả thân giết kẻ thù mà lại sợ hãi kinh hoàng như thế, nên chém đầu!
Thế là lập tức truyền hịch cách chức Hứa Quý. Từ đó về sau, các tướng ngoài biên giới người nào cũng muốn chủ chiến, không ai dám nói cầu hoà nữa.
Chính vì Vu Khiêm một mặt tích cực chuẩn bị chiến đấu, một mặt kiên quyết phản đối cầu hoà, làm cho Thái sư Ngoã Lạt Dã Tiên đã mất đi cái lợi là triều Minh phải cống nạp cho mình, vừa mất đi khả năng cướp bóc tài sản! Chiến đấu không được, cầu hoà cũng không được, hoàn toàn mất đi ưu thế của Thổ Mục Bảo từ khi biến đổi đến nay. Thế là một lần nữa Ngoã Lạt lại cử sứ đi cầu hoà. Tháng 8, nguyên niên Cảnh Đế (năm 1450), triều đình nhà Minh không phải tốn kép vàng bạc lụa là, đất đai mà đón được Chu Kỳ Trấn trở về. Đó là sự thắng lợi về sách lược quân sự, ngoại giao mà Vu Khiêm đã chọn, nhưng trong vấn đề giải quyết đón Anh Tông Chu Kỳ Trấn trở về, Vu Khiêm tập trung nhấn mạnh sách lược: "Xã tắc vi trọng, Quân vi khinh", làm cho Anh Tông Chu Kỳ Chấn vô cùng căm giận Vu Khiêm. Vì thế, Vu Khiêm phải trả giá rất thảm hại.
Sau khi Anh Tông Chu Kỳ Trấn được đón vể, Triều Minh cơ bản lại khôi phục quan hệ với Ngoã Lạt, Ngoã Lạt đề nghị triều cống mậu dịch. Trước đây Cống sứ của Ngoã Lạt không quá 100 ngưởi, năm thứ 13 Chính Thống, Cống sứ nhiều lên đén hơn 3000 người, vì triều đình nhà Minh không thoả mãn được yêu cầu xa xỉ quá độ của bọn chúng, Dã Tiên lại dẫn quân xâm lược. Sự thực này cho mọi người biết đối với việc Triều cống không thể không thận trọng chu đáo. Vì thế, khi Ngoã Lạt lại cử 3000 người vào Triều cống, Vu Khiêm bẩm tấu dàn quân ở Cư Dung Quan trước khi cống sứ của Ngoã Lạt nhập cảnh, để đề phòng Ngoã Lạt khiêu khích; đồng thời lại chuẩn bị quân ở Kinh đô chờ địch. Vì thế Cống sứ Ngoã Lạt không dám tuỳ tiện cướp bóc tài sản nữa.
Trong khi chiến đấu với Ngoã Lạt, điểm yếu của hệ thống cách thức bố trí doanh trại quân đội ở Kinh đô của triều Minh đã dần dần bộc lộ ra. Đầu Triều Minh sự phân biệt quân ở Kinh đô dựa vào "Ngũ quân doanh" "Thần cơ doanh" và "Tam thiên doanh" bình thường các "doanh" đều có Quan Tổng binh phụ trách huấn luyện, không thống nhất với nhau; khi chiến đấu, cùng xuất quân tác chiến;. hiệu lệnh không thống nhất, vấn đề tiến thoái mất căn cứ và phương hướng đã xảy ra rất nghiêm trọng. Để tăng cường sức chiến đấu của quân đội trong các doanh trại ở Kinh đô, Vu Khiêm dám nghĩ dám làm, tiến hành cải cách chế độ biên chế. quân đội. Ông bẩm tấu cho phép tinh tuyển 5 doanh trại quân đội bằng 3 đại doanh tinh binh, gồm 15 vạn chia làm 10 tiểu đoàn, khi tác chiến, các tiểu đoàn chấp hành lệnh chỉ huy của quan Tổng binh, làm cho tướng, binh biết được nhau, hiệu lệnh thống nhất, có lợi cho việc tăng cường sức chiến đấu. Đó là chế độ biên chế đại đoàn và tiểu đoàn. Chế độ Đại đoàn, Tiểu đoàn do Vu Khiêm sáng lập là sự cải cách lớn trong chế độ quân sự của Triều đại nhà Minh, sau này chế độ đại, tiểu đoàn trở thành một loại chế độ quân sự cơ bản.
Vu Khiêm trong tác chiến bảo vệ Kinh thành đã giành được thắng lợi rất lớn, thể hiện đầy đủ tài năng quân sự chính trị kiệt xuất, rất được Cảnh Đế tín nhiệm và trọng dụng. Vu Khiêm không những phụ trách công việc của Bộ binh mà còn có quyền tâu bẩm về nhiều vấn đề chính sự khác của triều chính. Những bản tấu trình của ông, Cảnh Đế đều nghe theo. Triều đình đã cử sứ thần đến Chân Định, Hà Gián chọn rau dại, đến Trực Cổ làm cá khô đều được Vu Khiêm khuyên ngăn, nên không đi nữa. Cảnh Đế dùng người đều bí mật hỏi Vu Khiêm. Vu Khiêm cũng không ngại hiềm khích, không hề bí mật, trả lời rành rọt rõ ràng. Điều này làm cho những người đảm nhiệm không nổi công việc nặng nề không được thăng quan, đều oán hận Vu Khiêm, còn một số kẻ không được trọng dụng cũng ghen ghét Vu Khiêm, thật là: "Gỗ quý trong rừng, tất bị gió vùi; tài năng xuất chúng, người đời (đời) sẽ diệt".
Cuộc chiến đấu bảo vệ Kinh đô giành được thắng lợi không bao lâu, Đô Ngự sử La Thông liền vạch tội Vu Khiêm kể công lao không thực, Ngự sử Cố Hạc kể tội Vu Khiêm chuyên quyền, đề nghị sáu Bộ liên quan cùng với nội các quyết định.
Thượng thư Bộ hộ Kim Liêm cũng tố cáo, kể tội Vu Khiêm xâm phạm vào quyền của Bộ hộ. Các quan, đại thần cấp Ngự sử, cấp Sự trung khác cũng nhiều người tố cáo vạch tội Vu Khiêm, nhưng đều bị Cảnh Đế bỏ ngoài tai. Từ đó, các triều thần biết được Hoàng Đế tin dùng Vu Khiêm nên hầu như không có ai dám vạch tội Vu Khiêm nữa. Chính vì
Cảnh Đế không tin lời tấu của nhiều người tố cáo, kể tội Vu Khiêm mà vẫn tín nhiệm Vu Khiêm, đã làm cho Vu Khiêm tận hết tài năng của mình, phát huy tác dụng to lớn, trở thành "Tể tướng cứu thời" nổi tiếng xứng danh.
Nhưng Vu Khiêm là người chính trực kiên cường, không thoả hiệp và nhượng bộ, khi giải quyết công việc thường ngày, mỗi lần gặp phải sự việc không được như ý hoặc gặp phải những đại thần bất trung bất nghĩa, Vu Khiêm đều lòng đầy căm phẫn, ngửa mặt lên trời thở dài, đấm ngực dậm chân hét lớn: "Một bầu nhiệt huyết này rốt cuộc sẽ tưới vào đâu". Vì thế, một số Đại thần quẩn quanh vô vị, công thần quý thích rất căm giận Vu Khiêm. Vu Khiêm từ đầu đến cuối đều phản đối cầu hoà, tuy nhiên vì lý do đó mà đón được Chu Kỳ Trấn trở về, nhưng Chu Kỳ Trấn trong lòng vẫn rất tức giận Vu Khiêm. Từ Trình đã từng đề nghị dời Đô về phía nam, bị Vu Khiêm quở trách, vận quan luôn luôn không được may mắn, sau khi đổi tên thành Từ Hữu Trinh mới được thăng quan suôn sẻ một chút. Ông ta hận Vu Khiêm đến tận xương tuỷ. Quan Tổng binh Thạch Hanh, thống soái 10 Doanh tinh binh, nhưng Vu Khiêm lại là tổng chỉ huy các mặt về quân sự, làm cho ông ta không thể thực hiện hết theo ý của mình, cũng không thích thú gì sự giám sát của Vu Khiêm. Sau cuộc chiến ở cửa Đức Thắng, Thạch Hanh tiến cử con của Vu Khiêm là Vu Miện. Vu Khiêm không hề khách khí dâng sớ chỉ ra: "Nay đang đúng vào mùa thu của đất nước, đang bạn rất nhiều, việc đại thần không được nghĩ đến công ơn của riêng mình. Hơn nữa. Thạch Hanh là Đại tướng, chưa hề nghe nói ông ta tiến cử một người nào xuất thân từ phận thấp hèn mà chỉ riêng tiến cử con tôi, như vậy làm sao có thể phù hợp với đạo nghĩa chung được? Ta cực lực phản đối cái gọi là sự gặp may trong các chiến công, trong quân đội quyết không để cho con của mình dựa vào công của cha để cầu hưởng vinh hoa. Nói cách khác, cho dù ta muốn cho con ta hưởng công thì cũng phải đích thân xin ơn sâu của Hoàng đế. Có lẽ nào phải giả mượn tay của Thạch Hanh nhỉ?" Điều này làm cho Thạch Hanh vô cùng xấu hổ, căm giận. Quan hệ giữa hai vị chỉ huy quân sự trọng yếu rất căng thẳng. Đại tướng doanh trại Kinh thành khác như: Đô đốc Trương Quỹ cũng do thất bại trong chiến đấu, bị Vu Khiêm quở trách, trong lòng oán hận Vu Khiêm. Tất cả những đều này đối với Vu Khiêm đúng thực là nguy hiểm, chẳng qua là do được Cảnh Đế ủng hộ, tình thế nguy hiểm mới được che đậy lại.
Tháng Giêng năm thứ 8 Cảnh Thái (năm 1457), Cảnh Đế Chu Kỳ Ngọc bệnh nặng không thể thị Triều được, quan Tổng binh Thạch Hanh và một số người khác như Tào Cát Tường, Từ Hữu Trinh phát động chính biến cướp quyền, ủng hộ Thái Thượng Hoàng Chu Kỳ Trấn phục vị, lập tức bắt ngay Vu Khiêm và Đại học sĩ Vương Văn. Thạch Hanh và đồng bọn vu cáo hãm hại Vu Khiêm và Hoàng Hồng là thiết lập chính quyền chống triều đình xây dựng thêm cung ở phía đông; sau đó lại cùng với một số người như: Thái giám vương Thành, Thư Lương, Trương Vĩnh, Vương Cần âm mưu lập con của Tương Vương kế vị, Thạch Hanh ra lệnh cho quan văn dâng biểu kể tội Vu Khiêm. Đô Ngự sử Tiêu Duy Trinh chịu sức ép của Thạch Hanh và đồng bọn xét xử Vu Khiêm, Vương Văn tội mưu phản, bằng tra tấn cực hình.
Muốn gán tội cho người khác, thiếu gì chứng cứ Vu Khiêm hiểu rõ Thạch Hanh, Từ Hữu Trinh rất muốn đẩy mình vào chỗ chết, biện bạch cũng chẳng có 'tác dụng gì, công nghĩa chỉ có thể để lại cho lịch sử xem xét, cho nên im lặng không nói gì.
Còn Đại học sĩ Vương Văn, biện bạch hết lời, hết sức rửa tội cho mình, Vu Khiêm cười nói: "Đây là chủ ý của Thạch Hanh và đồng bọn, biện bạch có tác dụng gì đâu?" Thế là Vương Văn không thanh minh nữả.
Thạch Hanh và đồng bọn bẩm tấu kết quả xử án lên Anh Tông, Anh Tông còn do dự không quyết, nói: "Vu Khiêm chống quân Ngoã Lạt quả thực có công với xã tắc". Từ Hữu Trinh ở bên cạnh nói; "Không giết chết Vu Khiêm, chúng tôi ủng hộ Bệ hạ cướp ngôi không hợp lễ pháp". Vì ngôi Hoàng đế của mình, vì che đậy chân tướng cướp ngôi của ông ta, Anh Tông đồng ý giết Vu Khiêm.
Không bao lâu, họ bêu xác Vu Khiêm ngoài chợ, kiếm tra và tịch thu tài sản. Vợ, con bị đày đi biên giới. Ngày Vu Khiêm chết, cả Kinh thành trời quang vạn dặm, bỗng mây đen kéo đến rồi đổ mưa, ông trời cũng tỏ rõ sự bất bình trước cái chết của Vu Khiêm.
Vu Khiêm, trong giờ phút khẩn cấp nguy vong của đất nước, dũng cảm đứng lên, lãnh đạo quân, dân chống lại Ngoã Lạt, giữ nước giữ nhà, có công xây dựng lại xã tắc, là một vị anh hùng đâu đội trời chân đạp đất. Công lao của ông là muôn đời bất diệt, lịch sử sẽ ghi nhớ công huân của ông, người đời sẽ nhớ mãi tên tuổi anh hùng của ông.
Sau khi Hiến Tông kế vị, những năm đầu Thành Hoá miễn xá cho Vu Miện là con của Vu Khiêm. Vu Miện dâng sớ kêu oan cho cha mình, thế là Hiến Tông sửa sai cho Vu Khiêm khôi phục lại chức quan cho Vu Khiêm, và tổ chức tể lễ Vu Khiêm. Trong văn tế đánh giá rất cao công lao của Vu Khiêm, ca ngợi Vu Khiêm là "Gánh vác biết bao gian nan của đất nước, bảo vệ xã tắc anh hùng không hổ thẹn" khôi phục bộ mặt vốn có của lịch sử Năm thứ hai Hoằng Trị (năm 1489) lại ban tặng cho Vu Khiêm danh hiệu: "Túc mẫn" bên cạnh mộ của ông xây dựng ; "Tinh Công từ" (đền thờ ghi ơn công) để cho người đời sau phúng viếng, tế lễ. Tất cả những điều này nói rõ, án oan bao giờ cũng được sửa sai, Công tích cuối cùng quyết không bị xoá bỏ, lịch sử thật là công bằng.