25. Nỗi oan theo xuống suối vàng.

Trong "Đại cách mạng văn hoá", người đầu tiên dán báo chữ to phê phán Lâm Bưu là Thư Trại. Chị tham gia Tân Tứ quân 1987, vào Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1938. Năm 1941 do chống lại hôn nhân, hát bài ca tình yêu nên bị "lưu lại Đảng xem xét" một năm chờ xử lý. Chị ở trong nhà tù, giặc không khuất phục được. Lý Tiên Niệm, Đào Chú, Trần Thiếu Mẫn v.v… biểu dương khen ngợi. Nhưng sau đó chị do chống Lâm Bưu mà bị vào ngục, và không may bị chết trước khi Lâm Bưu "bị nổ tan".

Ngày 2 đến ngày 4 tháng 12 năm 1966, 18 địa điểm ở Bắc Kinh như bến xe, cơ quan, nhà trờng, góc phố, xuất hiện báo chữ to giống nhau nội dung, mũi nhọn chĩa vào Lâm Bưu. Số báo chữ to này là Thư Trại viết trọn trong 2 ngày 2 đêm, tiêu đề là:
"Dám chết để lòi ra được tử âm mưu của giai cấp tư sản bên cạnh Mao Chủ tịch". Chị viết: Phần tử âm mưu, nhà âm mưu" để chỉ Lâm Bưu, có điểm thì viết tắt chữ "hổ", nhưng nét bút cuối cùng hắt lên vẩy xuống, hình như là chữ "beo".
Chị viết rằng: "Lâm Bưu là một phần tử âm mưu chính trị hiểm độc tàn ác. Ông ta ỷ vào công lao quân đội, lừa dối tín nhiệm, lợi dụng quyền lợi Đảng cho phép, tiến hành phá hoại chính trị ghê gớm" "Ông ta đón lấy bộ cà sa nhưng xảo trá bịa ra lòng tin cá nhân, ám hại đảng viên cộng sản ưu tú của Trung ương Đảng, cốt cán của Đảng và tiến thêm một bước nữa là đánh đổ Mao Chủ tịch, thực hiện cướp quyền của Đảng và chính quyền, tiến tới âm mưu cướp quyền quân đội. Đay mới là tội trạng đích,thực làm cho lòng người phẫn uất xung thiên.
"Chúng ta nên chính xác phân tích câu Lâm Bưu nói mà ai ai cũng đã từng biết. Đó là "Tại dung tự thượng ngân hạ công phu" (câu này nghĩa là trong việc dùng chữ nghĩa rất công phu). Còn ông ta thì lại nói "tại dụng tự thượng hoa lực khí" (câu này nghĩa là: "trong việc dùng chữ nghĩa tốn sức lực"), liều lĩnh tạo ra nhiều loại thuật ngử chính trị, dùng trò chơi chỉ để tạo nên sự hỗn loạn trong tư tưởng tổ chức chính trị. Biên soạn in ấn quyển "Trước tác Mao Chủ tịch" (Mao Chủ tịch ngữ lục) nói róc là để "mạ vàng". Chủ tịch nói: "Sử dụng một cách phiến diện từ ngữ câu văn cá biệt của Các Mác, Ăng-ghen, Lê-nin, Stalin mà không vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp… là rất có hại". Lâm Bưu vì sao cứ dùng phương pháp dẫn trích các từ ngữ câu văn cá biệt, giữ nghĩa bỏ chương ấy?
"Lâm Bưu nêu "Bốn cái thứ nhất" "Bốn cái đọc rồi không quên" không hợp thực tế. Mỗi một người đều có tư tưởng, có quan niệm phong phú, cũng có vấn đề cá nhân, nhân thể là bất cứ lúc nào cũng nổi bật, đều phải nhớ lấy đừng quên. Các khẩu hiệu này xem ra là rất "tả", song trong thực tếl à hoa lệ không thực tế".
"Tư tưởng Mao Trạch Đông là phương châm chỉ đạo trên mọi công việc của chúng ta. Lâm Bưu lại nói rằng" "Chỉ thị tối cao", rõ ràng là có mùi mẽ của mệnh lệnh hành chính và cũng có cả mùi mẽ địa vị. Đây là kiểu dung tục hoá tư tưởng Mao Trạch Đông. Xem ra thì dâng nâng rất cao nhưng trong thực tế là đang mỉa mai hạ thấp…"
Đối mặt với báo chữ to đột ngột xuất hiện sực nức mùi mực, hội đồng quân quản lúc đầu có chỗ không hiểu cách làm thế nào. Đại biểu quân quản bị trách mắng nghiêm khắc, mới lo lắng gửi công văn trả lời cho tiểu tổ "Cách mạng văn hoá Trung ương": "Chúng tôi sẽ tuân lệnh, lập tức tổ trinh sát và sẽ đưa được tội phạm về quy án".
Ngày 7 tháng 12, Thư Trại bị một xe cảnh sát bắt đi. Tại sở Công an thành phố Bắc Kinh, chị nhiều lần bị thẩm vấn.
Dự thẩm viên hỏi chị: "Phó chủ tịch Lâm làm hại người lương thiện trung thực là ý tứ làm sao?".
Thư Trại trả lời: "Ông ta trên Hội nghị toàn thể lần 11 khoá 8 nói, cần loại một số, giữ một số, thanh trừ số trái ngược. Đánh đổ La Thuỵ Khanh chính là một ví dụ… Dán quá nhiều báo chữ to phản đối Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ, vì sao không có người quản? Tôi xem họ viết: "Bàn về tu dưỡng của người cộng sản" là có cống hiến; hiện giờ phê phán tài liệu của Lưu Thiếu Kỳ là không đầy đủ, cũng không thể là chỗ dựa vững chắc cho sự chụp mũ cho ông. Các anh chụp cho An Tử Văn cái mũ kẻ phản bội có gì đảm bảo sự thật xác đáng? Ngoài ra, tôi còn nhìn thấy báo chữ to viết về Trần Nghị, Đàm Chấn Lâm, Lý Tiên Niệm, Bạc Nhất Ba. Vì sao nói là đả đảo phái đương quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, và đánh đổ số thủ trưởng lão thành này, đập nát cán bộ tốt, không đúng là tàn hại người trung thực lương thiện sao?
Thư Trại biết là, Lâm Bưu thủ đoạn ác độc, quyền lớn trong tay. Chị chống lại ông ta như vậy là chuốc hoạ vào mình, khi dán báo chữ to, chị đã chuẩn bị, trước hết là đã gửi cho người thân giũ lại một bức thư, nói, nếu chị chết đi rồi cần chôn vào chỗ của mẹ.
Tháng 10 năm 1969, Thư Trại bị coi là chính trị phạm quan trọng, phiên hiệu 01, cùng bị giam ở nhà tù số 3 vùng Lâm Phần tỉnh Quảng Tây với nhà soạn nhạc nổi tiếng Cù Hi Trân.
Chị bị xích đơn độc trong một cái hầm, tay bị còng, chân bị xích, còn buộc phải đi một đôi ủng gỗ đặc biệt, suốt ngày này sang ngày khác bị đánh đập tra hỏi. Chị bị lên cơn sốt cao.
Cuối năm 1979, Thư Trại bị chuyển đến giam giữ ở phòng Công an huyện Thất.
Chị bị bệnh phổi rất nặng, luôn luôn phải đeo khẩn trang, khi đổ ống nhổ trên còn đậy giấy vì sợ lây truyền sang người khác.
Mặc cho chị lết lê thân tàn bệnh tật, nhưng sự ngược đãi và đòn roi vẫn không giảm bớt.
Một số người nữ nhìn thấy xiềng xích dưới chân chị hỏi: chị đau không? Chị nói: "Đây cho là sự chiếu cố rồi. Trước mang là xiềng xích thô, giờ mang bộ này nhỏ và nhẹ đi nhiều".
Trong thời kỳ chiến tranh chống Nhật, Thư Trại đã từng bị địch bắt ở vùng địch tạm chiếm, kiên trinh bất khuất, thậm chí đã làm cho hiến binh Nhật khâm phục. Thoát khỏi miệng hổ, trở về biên khi Hà Bắc - Hà Nam. Bí thư Đảng uỷ biên khu Trần Thiếu Mẫn trong đại hội chào đón đã cảm động nói rằng: "Đồng chí Thư Trại của chúng ta, lúc, bị quân địch tàn bạo dùng báng súng đánh đập tổn thương võ não, gầy còm, vẫn hô to: "Người Trung Quốc không làm vong quốc nô", "Người Trung Quốc đoàn kết lại, đả đảo chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản", "Đổ máu để giải phóng Trung Hoa là vinh quang", đây quả là không giản đơn".
Thư Trại đích thực không giản đơn, chị được gọi là "anh hùng vấn khăn" (nữ anh hùng, cô gái thần kỳ) chị đã nhiều lần gặp vận nguy. Đến năm 1945, còn có người hỏi dò chị những biểu hiện trong ngục tù quân địch. Rất may, Trần Thiếu Mẫn và một số người khác đã làm chứng, thẩm phán mới chấm dứt. Còn giờ đây, do nhìn rõ bộ mặt thật của Lâm Bưu mà lại chịu giam cầm.
Một hôm, nhân viên quản lý lệnh cho Thư Trại quỳ xuống giữa sân, chị kiên quyết không nghe, đã hô vang: "Các người đã chẳng nói, không để địa vị cao đến bao nhiêu, quyền lực lớn đến mấy, ai chống lại Mao Chủ tịch thì đều cần đánh đổ đó sao? Tội chống Lâm Bưu, dán báo chữ to về ông ta, có gì là sai? Các người cần quỳ xuống trước nhân dân, để cho nhân dân thẩm vấn các người!".
Thư Trại yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên, càng yêu hơn Đảng Cộng sản. Trong nhật ký của mình, chị viết: "Lớn lên, tôi dần dần đã có được được cách chọn hoa riêng. Thích hoa lan huệ lặng lẽ trắng trong, hương thơm dịu mát bay xa. Yêu hoa sen gần bùn mà chẳng hôi mùi bùn. Mê thuỷ tiên thanh cao mĩ miều siêu phàm. Cũng rất yêu ngọc lan và hoa hồng vì ngọc lan đẹp thơm giữa trời cao xa với bụi trần, còn hoa hồng tuy có nhiều gai nhưng hưng thơm cuốn hút. Nhưng tôi nặng tình với hoa mai mùa đông. Thuở tuổi trẻ, thường song vai với hoa mai trong tuyết lạnh, khí phách anh võ, tình đời trung trinh, sinh trưởng trong gian truân khốn khó".
"Tôi viết những điều này, là viết cái tính cách linh hồn tâm huyết và tình cảm của một người mác xít phải lý giải đúng đắn toàn diện nhân sinh quan.
Tôi yêu đằm thắm giang sơn xã tắc, yêu núi sông Tổ quốc, thảo nguyên mênh mông, yêu hạt lúa củ khoai, cánh chim mây trắng, hoa thơm cỏ lạ cũng giống như yêu mẹ hiền yêu tất cả, yêu toàn bộ sự nghiệp vĩ đại của Đảng…"
Nhưng, trải qua 5 năm bị giày xéo đày đoạ, đầu năm 1971, bệnh tình của Thư Trại nặng hơn, khối u ướt ở trên cổ vỡ ra, đôi mắt nhiễm khuẩn, sau khi đưa vào bệnh viện huyện Thất, suốt 10 ngày không ăn không uống và không cả được chạy chữa, nên sáng sớm ngày 19 tháng 5 năm 1971, chị đã đau đớn qua đời.
Sau đó 4 tháng Lâm Bưu đã bị trả giá, nhưng Thư Trại kể từ khi về cõi vình hằng vẫn mênh mang nỗi oan, cho đến 16 năm sau, tức năm 1987 mới được làm sáng tỏ.
Di vật Thư Trại để lại chỉ có một nắm tóc, một tranh Lê-nin, một bộ quần áo còn giây máu hồng loang lổ. Nhưng cái chị để lại nhiều nhất cho mọi người là sự suy ngẫm…