Chương 26

Đã như vậy thì liệu rằng những khó khăn đó có thể vượt qua hay không? Phải chăng chúng ta không thể dự trù được những khó khăn về mặt văn minh và chủng tộc mà chúng ta phải đối diện vào lúc nầy? Có phải chỉ vì một vài lúng túng về tổ chức hành chánh mà chúng ta phải chịu thua, từ bỏ nhiệm vụ, bỏ rơi dân tình An Nam dưới gọng ách thoái hóa của nhóm quan viên triều đình hay sao? Mặc dù ở dưới sự chiếm đóng của chúng ta, trong tình trạng suy thoái ấu trĩ nầy, phải chăng chúng ta vẫn cứ phải chấp nhận để cho các hạng quan viên đó bất tận tạo ra thái độ tiêu cực đối với mọi sự tiến bộ cũng như làm trở ngại các sự phát triển vật chất? Và bởi vì chúng ta không muốn đi xuống để hội nhập với họ thì lẽ nào chúng ta lại tuyệt vọng trong việc kéo họ lên ngang bằng với chúng ta? Người ta không thể trả lời ngập ngừng được.
Có chính sách thuộc địa nào vấp phải những trở ngại lớn lao hơn hay không? Người ta thấy rằng, ở đây không có chủ nghĩa yêu nước hay chủ nghĩa tôn giáo cuồng tín để lôi kéo khối quần chúng nổi dậy chống lại những kẻ xâm lược một cách mù quáng. Quả thật có một bản năng lo sợ thúc đẩy lấn lướt mọi sự suy luận nhưng rồi thì những thực tế vật chất hợp lý hợp tình sẽ được thực hiện trong thời hạn thật ngắn.
Mặc dù có một vài biện pháp đáng tiếc, những đồn đãi giận dữ đã và đang góp phần vào sự nuôi dưỡng lòng ngờ vực của dân chúng đối với chúng ta, người ta không thể phủ nhận rằng người An Nam bắt đầu không còn muốn trở lại một số những thành kiến của họ. Sự liêm khiết và ý thức của chúng ta hay đúng ra là lòng yêu chuộng công lý cùng với sự mềm dẻo của chúng ta, mặc dù đối chọi gay gắt với tình trạng bán buôn và tính cách bạo tàn trong chính sách cai trị của họ trước đây, nhưng cũng đã tạo được ấn tượng đối với họ. Cảm tình của họ đối với chúng ta chưa phải là sự cảm phục kính trọng, tuy nhiên họ có ngạc nhiên mà sự ngạc nhiên thì tới trước sự cảm phục kính trọng.
Vậy thì chúng ta hãy cứ phải chờ đợi những kết quả nhất định sẽ có, những kết quả từ sự tiếp cận giữa người và sự vật. Chúng ta hãy từ từ đưa vào những sự cải cách, không nên quá vội vã để rồi chuốc lấy sự khó chịu từ số dân chúng không có khả năng nhận biết những công việc làm có tính cách phúc lợi; chúng ta không nên đối đầu thẳng với những thành kiến; chúng ta hãy đối xử khéo léo với những trường hợp nhạy cảm chính đáng. Khi cố gắng lôi kéo một cách mềm dẻo khối dân chúng đã từng phải chịu còng lưng bãi hoải dưới quyền lực chuyên chế mà phẩm cách bị vùi dập, niềm tự hào bẩm sinh bị tan biến cũng như khi chúng ta mang trở lại cho họ ý thức về lương tri, thức tỉnh lòng ham muốn sáng tạo và ý chí tự do của họ hay chỉ cần nói tóm gọn một câu rằng khi dẫn đưa họ đến với thói quen tự họ suy nghĩ, tự họ hành động thì không bao lâu người ta sẽ thấy rằng thành kiến sẽ nhường chỗ cho sự nhận xét đánh giá sự vật một cách tự do và vô tư.
Tổ chức xã thôn cùng với những xã trưởng và cai tổng đủ tư cách để cai trị tạo thành nền móng của thể chế xã hội người An Nam. Chúng ta nên duy trì nền móng nầy bởi vì cho đến ngày nay nó luôn luôn là một sức mạnh, cho nên mặc dù giặc giã chiến tranh, mặc dù có những cố gắng mưu mô của những chính quyền An Nam từ các tỉnh thành lân cận, thì cũng chỉ có một số rất ít người di cư ra khỏi các vùng lãnh thổ do Pháp đang chiếm đóng. Người ta có thể cho rằng sự đoàn kết gắn bó giữa những thành phần trong thôn xã là quá đáng và muốn rằng bên trong khối đơn vị kết hợp chung với nhau đó có thêm được một chút phát triển ý hướng về nhân phẩm. Tuy nhiên, rốt cuộc rồi thì vẫn có một năng lực hành động ở đó cần phải được duy trì một cách thận trọng chi ly. Hãy để cho sự bầu cử hoàn toàn tự do, phát triển thêm những mối liên hệ giữa những xã trưởng với các giới chức chính quyền Pháp, làm gia tăng thêm tầm mức ảnh hưởng của họ, nới rộng vòng đay đóng góp của họ, biến đổi họ thành những nhân tố đương nhiên trong những trường hợp khiếu nại, xem họ là những kẻ bênh vực cho mọi thứ phúc lợi ở địa phương và làm giảm bớt những điều phiền phức như tôi vừa mới đề cập ở phần trên, nếu làm được như thế chúng ta sẽ lấy đực lòng tin của dân chúng và chúng ta sẽ liên kết họ vào guồng máy của chúng ta mà không gặp sự chống đối. Khi mà nền móng cơ cấu nầy được duy trì một cách cẩn trọng và được củng cố thêm, người An Nam sẽ chấp nhận nhanh chóng khi nhìn thấy phía trên có những chức quyền hành chánh âu châu vô vị lợi thay thế vào chỗ của các hạng quan lại tham lam đầu cơ của triều đình trong thời gian họ nắm giữ chức vụ và bởi vì họ vốn là hạng hủ lậu chậm tiến gánh nặng của đất nước cho nên những hạng quan lại nầy sẽ làm khô cạn những nguồn tài nguyên phong phú của dân chúng.
Cùng một lúc với những mối ràng buộc từ trong lòng đất nước, những nghĩa vụ và những mối liên hệ mà người dân An Nam không còn có thể nghĩ rằng nếu cắt đứt vẫn không có gì gọi là nguy hiểm, thì sự kiện nền thương mại từ các nước âu châu đến đây mở và khai thông gắp trăm lần tài sản sẵn có sẽ làm rơi rụng những thành kiến còn xót lại trong dân chúng, những thành kiến mà chỉ có những kết quả vật chất mới có thể thuyết phục được họ. Những công trình đã được thực hiện, những phương tiện liên lạc thông tin được thiết lập, những biện pháp dùng để cải thiện vệ sinh công cộng, sẽ tạo cho họ có được một cái nhìn về cá tính thật sự của họ và đối với họ những điều thực hiện đó là đáng cảm phục và biết ơn.
Tôi đã chứng tỏ cho thấy rằng công tác phát triển xã hội phải được kèm theo cùng một lúc với sự phục hồi đạo lý và do đó ảnh hưởng đạo giáo cũng sẽ rất hiệu quả. Tôi lặp lại ở đây rằng lý luận không thể thâm nhập vào đầu óc của người A!!!5842_25.htm!!! Đã xem 67952 lần.


Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 16 tháng 7 năm 2005