Người dịch và giới thiệu : Lê Bá Thự
2. Ngày thứ nhất:
Thánh kinh

Marysia, Migotka, Misia, Mysza – cái tên Myszka đã đi qua con đường này, trước khi Myszka nhận được cái tên cực kỳ chính đáng. Ewa biết, người ta gọi trẻ em bị bệnh Down là những muminek. Chị phỏng chừng, tại sao lại có sự liên tưởng văn học như thế này: các sinh linh do Tove Jansson nghĩ ra được diễn tả trên hình vẽ là những tạo vật mềm oặt, méo mó, cho dù rất duyên. Sự méo mó chính là đặc điểm điển hình ở trẻ em bị bệnh này. Gáy của chúng không được cân đối, chân và tay cử động chỉ theo thói quen, không có sự phối hợp nhịp nhàng, còn các chủ nhân tí hon của những đôi chân đôi tay đó không biết điều khiển chúng. Bé gái Myszka túm tay Ewa, túm chặt đến nỗi không tài nào tách nổi các ngón tay của bé ra được. Và mặc dù khi đó đứa bé gái chưa đầy một tuổi, song Ewa có cảm giác cái túm tay vô vọng là biểu hiện của sự kiếm tìm an toàn một cách có ý thức và bất lực, chứ không phải là sự thiếu phối hợp động tác. Kể từ khi Myszka thình lình túm lấy tay Adam theo cách như vậy, rồi kéo vào cái miệng luôn luôn há nửa của mình, dí vào chỗ đầy nước dãi, Adam tránh không dám tới gần đứa bé nữa, tránh như tránh lửa vậy.
Tất cả mọi trẻ sơ sinh đều lắm nước dãi – Ewa cố biện minh cho Myszka, tuy vậy sự ghê tởm hiện trên mặt chồng sinh động hơn lời nói.
Bây giờ nó đâu còn là trẻ sơ sinh nữa.
Đề cao thẩm mỹ, thẩm mỹ chi phối hầu như toàn bộ sinh hoạt của Adam, Adam luôn luôn tuân thủ mọi nguyên tắc và thói quen thẩm mỹ, Myszka là một sinh linh cực kỳ phi thẩm mỹ mà Ewa đành phải chấp nhận. Có một lần khi tình yêu con cùng với lòng mong muốn giữ vững tình yêu với chồng giằng co trong đầu Ewa – và tình cảm thứ hai đã thắng – nhìn thấy Adam đi vòng xa, tránh chỗ Myszka đang  bò trên nền nhà, Ewa đã buột miệng nói ra:
Những đứa trẻ như thế này sống ngắn hơn những đứa khác…
Và khi toàn bộ ý nghĩa của những lời nói đó đến với Ewa (vì bản thân ý nghĩ này lúc lúc lại luẩn quẩn trong đầu Ewa, giống như Anna đã lường trước, tuy nhiên những ý nghĩ luẩn quẩn đó là một cái gì đó khác, còn những lời được nói ra lại là một cái gì đó hoàn toàn khác – dứt khoát và không đảo ngược, thì người mẹ ôm chầm lấy đứa con nhấc nó lên khỏi nền nhà, và nói liền một mạch:
Marysia, Migotka, Misia..Myszka…
Migotka là nhân vật trong truyện hoang đường của Tove Jansson, Misia là sự liên tưởng đơn giản với sự ì ạch của cô bé. Gọi “Myszka”, Ewa có cảm giác mình đang mang lại cho congái thứ nó cực ky thiếu thốn: sự nhanh nhẹn và nét duyên dáng. Tuy nhiên, quả thực Ewa không biết Myszka thiếu cái gì. Chỉ biết một thứ nó có quá nhiều:  nhiễm sắc thể.
Giá sách trong phòng của Ewa – căn phòng nhẽ ra là phòng ngủ của hai vợ chồng, song Adam đã chuyển sang ngủ bên phòng làm việc – bắt đầu được bổ sung thêm những quyển sách mới. Lúc đầu, khi họ còn ở trong căn phòng này, Ewa chỉ mua toàn những quyển sách Adam thích, sách phải phù hợp với nội thất. Chính chuyên gia trang trí nội thất, họ phải thuê mất khá nhiều tiền, đã xác định, cái gì thích hợp, cái gì không.
Tôi đề nghị anh chị mua những quyển sách kích cỡnhư nhau, nếu không nom  giá sách sẽ rất xâu. Không nên mua những cuốn bìa sặc sỡ, vì sẽ làm hỏng nội thất. Các màu sáng là thích hợp, hạn chế loè loẹt, chị có biết…
Ewa chẳng biết, nhưng ở các cửa hàng sách chị cố tìm những tác phẩm bổ sung cho trang trí nội thất. Có điều, lúc thì Ewa chú ý tiêu đề, khi thì lại chú ý tác giả. Có khi quyển sách Ewa thích đọc phù hợp với nội thất, song thường những quyển sách Ewa ham đọc thật sự thì phải giấu xuống dưới gối trên chiếc đi văng rộng (vải bọc phơn phớt xanh) vì bìa sách không hài hoà với nội thất căn phòng.
Adam và Ewa xây dựng cuộc sống của mình theo những nguyên tắc đã được tính toán cẩn thận. “Kế hoạch làm ăn của gia đình chúng ta”. Thoạt tiên, họ phải nắm chắc, Adam thành đạt trong chuyên môn, rồi anh trở nên có giá đối với công ty Chuyên làm dịch vụ săn tìm tài năng, đối với việc tìm kiếm cán bộ lãnh đạo cho ngành tin học, và rằng không chỉ vào hội đồng quản trị, mà Adam còn có cơ hội trở thành phó chủ tịch. Thậm chí là chủ tịch công ty, nếu người Mỹ tin tưởng anh.
Khi cái giá của Adam tăng cao, họ có thể chẳng những thay xe, mà còn có thể bắt đầu xây nhà. Nhà sẽ do một công ty có uy tín xây dựng theo hình thức “chìa khoá trao tay”, tuy nhiên phần nội thất thì do họ quyết định. Tiền sảnh rộng, phòng ngủ của hai vợ chồng, phòng sinh hoạt chung, phòng khách đột xuất, bếp liền phòng ăn, phòng làm việc của Adam, phòng khách, hai nhà tắm – và phòng cho con. Nhà hầm và phòng áp mái. Tầng trệt, tầng một và tâng áp mái.
Chuyên gia phong thuỷ đến nhà, và bà ta – tất nhiên phải trả khá nhiều tiền – phán rằng, góc phải tầng trên của căn nhà sẽ làm phòng ngủ, một vị trí đảm bảo cho vợ chồng sống hạnh phúc cho đến khi đầu bạc răng long, còn  góc bên rái sẽ là phòng làm việc của Adam, một vị trí đắc địa đối với công việc chuyên môn và con đường làm ăn của anh chồng.
Phú quý cho gia chủ - bà ta nói và lưu ý, ghế xoay không được quay lưng ra phía cửa ra vào, tay ghế thì được
Những màu vui chỉ được xuất hiện trong phòng trẻ con, cái đó rồi sẽ thay đổi khi đứa trẻ lớn, làm vậy là nhằm cho đứa bé tự hình thành sở thích của mình. Adam và Ewa thích quan điểm thẩm mỹ tối giản, quan điểm thẩm mỹ có sức thuyết phục ngay từ đầu: tối giản màu sắc, tối giản đồ mộc, nhiều không gian thoáng, sáng. Ai đến thăm họ cũng lấy làm thích thú, cho dù một số người cảm thấy ngại khi cầm lên tay ly rượu vang đỏ hoặc tách cà phê. Sáng đến nỗi chỉ cần một giọt chẳng may bắn xuống tấm thảm màu be hoặc vải bọc ghế màu kem là làm hỏng bét hiệu quả thẩm mỹ. Đến nỗi Ewa thích uống cà phê ở trong bếp hơn là ở phòng khách.
Lẽ dĩ nhiên gáy sách loè loẹt có thể làm hỏng cái  đẹp của nội thất được thiết kế và bài trí công phu. Cần phải loại bỏ bớt các đồ lưu niệm, kể cả những thứ họ thích. Bảy con voi “phúc” màu ngọc lam và các tặng phẩm hồi làm lễ đính hôn đều đã theo nhau lên tầng áp mái, nơi “bộ sưu tập những bức tranh tàng tàng”, theo cách gọi của Ewa, cũng đang có mặt. Tại đây có các đồ chơi  bằng sứ do bà để lại (vũ nữ tay cầm quạt, đôi chó săn Anh, các loại bình nhỏ xiu, zcon mèo bạch, mèo tam thể), bộ sưu tập hàng chợ các loại chim bằng gỗ, những hòn bi màu, đồng hồ có chim cu gáy,đàn ghi ta của Adam từ thời sinh viên, hai chiếc áo phông có gương mặt Tom Waits, tập đĩa nhạc mà ngày xưa họ từng mến mộ (những cảm xúc lắng đọng trong “The Wall” của Pink Floyd, giọng khàn khàn trong băng của nữ ca sĩ Jains Joplin đã qua đời bi thảm, King Crimson thời sung sức nhất). Tại đây còn có bốn chiếc thùng to đựng những đồ lưu niệm từ thời trai trẻ, thời sinh viên, ngày chưa cưới và cả thời ở nhà cũ nữa. Tất thảy mọi thứ đó giờ đây đang cất trên tầng áp mái, nơi không áp dụng quy tắc tối giản và thuật phong thuỷ.
Một lần sau khi tính toán kỹ trong máy tính của họ cái gọi là “nợ và vốn”, Adam nói:
Chúng mình có thể có con được rồi.
Adam 37 tuổi, Ewa 35.
Và thế là Myszka chào đời.
Ewa không nhớ, từ khì nào Adam chuyển từ phòng ngủ của hai vợ chồng sang phòng làm việc của mình, cùng theo sang đó có gối, chăn lông chim, gối nhỏ, chăn len của Adam. Không lâu sau đó, bộ đồ mộc mới được đặt trong phòng làm việc: chiếc đi vănng nhỏ không ăn nhập với nội thất căn phòng. Cuộc di chuyển của Adam không diễn ra bất ngờ, mà diễn ra hàng ngày, mỗi ngày một ít, kéo dài hàng tháng trời, kể từ hôm Ewa cùng Myszka về nhà.
Thoạt tiên họ tách biệt nhau lúc giờ ăn. Khi Ewa dậy để làm cho chồng món bánh mì sấy khô ưa thích và món cà phê đặc pha sữa trắng, thì không thấy Adam đâu cả. Anh chồng bắt đầu di làm sớm hơn mọi khi. Có một lần Ewa ngủ nhưng vẫn tỉnh nên chộp được thời điểm chồng thức dậy và coi như không có chuyện gì, người vợ mang bữa ăn sáng ra cho chồng. Adam nói:
Anh đánh thức em dậy không cần thiết. Phải làm gì đó với chuyện này…
Mấy hôm sau một chiếc xe chở đồ mộc đến đỗ trước cửa nhà họ cùng với chiếc đi văng màu mận tím, cái màu loè loệt không ăn nhập chút nào với màu xám lạnh của phòng làm việc, cái màu xám mà đúng ra phải hoà đồng với “màu xanh nhạt, gam màu tạo dễ dàng cho sự tập trung”. Nối gót đivăng, chiếc gối nhỏ, chăn len, cùng một phần Adam chuyển sang phòng làm việc – chỉ sang đó vài đêm thôi em ạ - rồi sau đó gối to,chăn lông chim và toàn bộ Adam.
Thế nhưng, trước khi Adam chuyển từ phòng ngủ của hai vợ chồng sang phần thứ hai của ngôi nhà, cách nhau bởi tiền sảnh, trước khi Adam bắt đầu ăn sáng và ăn tối vào những giờ khác giờ lâu nay (các bữa trưa chỉ ăn “ngoài phố”) – Ewa nhận thấy, chồng mình không hề ngó nghiêng tới phòng con gái. Kể cả khi Myszka khóc, tiếng khóc vang vọng khắp nhà, không thể không nghe thấy gì, và kể cả khi đứa con gái lặng im một cách đáng ngại.
Myszka rất hay khóc, khóc thét, to, dữ dằn, hoặc tiếng khóc nhọc nhằn đơn điệu hành hạ Ewa cả ngày lẫn đêm cho nên Ewa không lấy làm ngạc nhiên khi một hôm có người thợ đến nhà và người này đã bọc cánh cửa phòng làm việc của Adam bằng tấm cách âm ở bên trong và vải giả da xấu xí ở bên ngoài. Vải giả da bọc cửa màu nâu thẫm, hoàn toàn trái nghịch với tiền sảnh màu phớt hồng lịch sự.
Khi Ewa lại tiếp một đêm nữa phải chạy qua chạy lại giữa phòng ngủ và phòng con (Myszka bị viêm tai), thì ngày hôm sau, không gọi ai giúp đỡ, người mẹ đã tự mình đẩy chiếc giường của con sang phòng ngủ của hai vợ chồng. Gỗ lát nền tiền sảnh nhẵn thín bị bốn chân giường làm xước thành vệt, song không ai thèm để ý, cả Ewa lẫn Adam.
Từ bữa đó Myszka ở lại trong căn phòng vốn là phòng ngủ của hai vợ chồng. Nó bắt đầu biết bò. Chưa đầy nửa năm thì trẻ nhỏ thường biết bò, có đứa chậm hơn. Riêng Myszka phải ba năm. Con bé còn mất nhiều thời gian hơn để nhận biết các thời khắc trong ngày, để nhận thức được, đêm là để ngủ, ngày là để nhận ra ánh sáng. Myszka có thể suốt đêm không ngủ, lục đục một mình bò quanh phòng, khi bình minh lên nó mới ngủ. Đó là chưa kể Ewa phải thường xuyên để mắt đến con.
Một trong những quyển sách Ewa đã đọc nói rằng, đó là biểu hiện điển hình của DS – “down Syndrome” (Ewa thích dùng tên gọi viết tắt mà người khác không hiểu của tên gọi đầy đủ của căn bệnh này). Thiếu cảm giác an toàn, và cảm nhận theo bản năng thân hình dị dạng dẫn tới yêu cầu ngày càng tăng là được ở gần, ở bên cạnh bố mẹ.
Dần dà người bố hầu như chỉ chạy qua chạy lại trong ngôi nhà – từ phòng làm việc qua tiền sảnh rồi vào bếp, từ bếp quay trở lại phòng làm việc và từ đó ra cổng. Anh ta vắng nhà suốt cả ngày, cho nên Ewa phải một mình làm việc bằng hai, luôn luôn ứng phó với tiếng thét khàn khàn, không rõ ràng của Myszka. Mệt mỏi, Ewa năm bên con gái, trên chiếc giường cưới rộng khổ, sang trọng, nơi hai mẹ con chỉ choán một góc nhỏ - và đi ngủ vào khoảng bảy giờ sáng, để thức dậy vào giờ ăn trưa.
Lúc đầu, thi thoảng Adam có ngó vào phòng ngủ, có điều hầu như lúc nào cửa phòng cũng đóng kín. Cửa phòng phải đóng vì đêm đêm, tì hai đầu gối và hai khuỷu tay, Myszka bò lang thang khắp nền nhà như con quái vật bốn chân, định leo lên ghế nhưng lại kéo ghế đổ vào người mình, rồi sau đó thét lên vì sợ và đau. Adam đâu có biết chuyện đó, anh chồng nghĩ rằng, Ewa cấm cửa mình – cho nên một hôm Ewa thấy cửa phòng làm việc của Adam khoá chặt.
Trước khi Adam khoá cửa, dứt khoát và kiên quyết, Ewa kịp nhận ra, chồng mình đã vi phạm luật phong thuỷ, chiếc ghế xoay của Adam quay lưng ra phía cửa. Và vị trí của chiếc ghế trong căn nhà, nơi việc sắp đặt từng loại đồ mộc đã được tính toán kỹ lưỡng, cho Ewa thấy, họ đã tách khỏi “kế hoạch làm ăn” đường đời của mình. Vết đen trên lớp vải bọc sáng màu của chiếc ghế xoay đặt trước tivi không làm Ewa ngạc nhiên. Ngày hôm sau lại một vết đen nữa xuất hiện, sau đó hầu như ngày nào cũng có thêm vết đen mới, dường như các nhân khẩu ở trong căn nhà này cần phải nhanh chóng quên đi những ngày tháng, khi ngôi nhà này từng sạch sẽ, đẹp đẽ, sáng sủa, không một vết nhơ và chờ đợi ngày nhập gia của đứa trẻ.
Khi Ewa, khổ sở vì đêm đêm phải trông con, ngủ không giờ giấc, thức dậy vẫn còn ngái ngủ, hai mắt trũng sâu, để lại tự nhủ rằng, đã trọn ngày – thì bao giờ cũng vậy, đôi mắt của người mẹ nỳ trước tiên phải nhìn vào Myszka. Myszka đã lớn tới mức, bé không ngủ trong giường trẻ con nữa, nhất là khi chiếc giường cưới rộng khổ có thừa thãi chỗ cho hai mẹ con. Cái nhìn ngái ngủ của Ewa dán chặt vào cái đầu đen của con gái, tóc xoăn tự nhiên và hai mí mắt nằm dọc nhắm nghiền, sệ, nom như bình thường, vào đôi môi xẻ đẹp, mím chặt lúc ngủ, không có nước miếng chảy ra – và một ý nghĩ rầy rà lại lẫn tới trong đầu Ewa “..đây không phải là con mình. Có kẻ nào đã đánh tráo nó. Nhẽ ra nó phải là một đứa bé như lúc này, khi nó ngủ”.
Ý nghĩ này, đang trong ranh giới giữa tỉnh và mơ, chứng tỏ rằng, mỗi khi chiêm bao người mẹ đã đi khắp thế gian, nơi đứa con của họ giống như mọi đứa trẻ khác, như con cái của các nhà láng giềng, của bạn bè cùng làm việc tại công ty và của bạn bè thân thiết khác. Trước khi đứa bé chào đời, họ những tưởng nó phải là một đứa bé phi thường, tuy nhiên chính lúc nay đây cái bình thường có lẽ mới là món quà của số phận. Như Anna đã nói Myszka là Quà của Chúa, chứ không phải của số phận, tuy nhiên Ewa không biết nhận ra điều này.
Còn lúc này Myszka mở mắt, hai kẽ hở ti  hí, góc chếch lên trên, mí trên của bé tạo nên một nếp nhăn đặc trưng cho bệnh Down, còn mí dưới luôn luôn bị phồng lên khíến cho đôi mắt nom dị dạng, sau đó bé gái nhìn mẹ, và nhoẻn cười. Như Anna đã gọi, đó là nụ cười của một con gấu nhỏ tự tin và Ewa, quên ý nghĩ có kẻ đã đánh tráo con mình trong bệnh viện, đáp lại bằng cách áp mạnh con vào người mình khiến nó thở phì phò lấy hơi và rúc đầu vào mẹ, phun đầy nước bọt vào cổ mẹ.
“Trẻ em bị bệnh Down gặp khó khăn với tim mạch và hô hấp, mũi của chúng thường không thông, lúc nào nước mũi cũng chảy ra, cho nên chúng phải thở mạnh. Lưỡi của trẻ em bị bệnh này to hơn và rộng bản hơn, không nằm hết trong khoang miệng, và tại cơ lưỡi yếu nên lưỡi thường nằm trên môi dưới của đôi môi luôn há nửa do bệnh lý, khiến cho nước bọt ra nhiều…” – các sách y học đã nói một cách khoa học và cực kỳ chính xác như vậy.
Mẹ yêu con – Ewa nói, áp chặt con gái vào người mình, tỏ tình trong cơn xúc động. Myszka làu bàu gì đó bằng thứ ngôn ngữ chỉ riêng bé biết, ôm chặt lấy mẹ.
Kể từ hôm ra viện, khi Ewa xé toác tất cả các tờ giấy Adam đã ký sẵn, khẳng định việc họ đồng ý để con gái ở lại bệnh viện để sau đó nó được đưa đến trại dành cho trẻ em khiếm thị nặng – chỉ một lần, một lân duy nhất, đã diễn ra một cuộc tao đổi nẩy lửa giữa hai vợ chồng. Chuyện xảy ra sau khi Ewa ra khỏi bệnh viện hạng sang được trên chục ngày. Adam đi làm về, rút quyển sách dày cộm ra khỏi cặp, quẳng lên bàn đoạn nói:
Down là bệnh di truyền.
Di truyền – Ewa e ngại nhắc lại, với tay cầm quyển sách  mà rồi Ewa sẽ phải đọc cả đêm lẫn ngày.
Di truyền – Adam cũng nhắc lại, chăm chú nhìn Ewa có vẻ như chờ cho cái điều cần hiểu không lời nhập vào đầu Ewa. Tuy nhiên Ewa không hiểu. Adam tấn công:
Em phải kiểm tra xem, có ai trong gia đình em đã… - chỗ này Adam ngừng, muốn tìm một từ nhẹ nhàng hơn, thế nhưng Adam đã nói ra từ đó nhanh, mạnh, không kìm nổi. Lần đầu tiên lời này được nói ra trong ngôi nhà xinh đẹp của họ, ngôi nhà đã được chuẩn bị công phu để đón đứa con đầu lòng. Chứ không phải đứa bé này.
..ai trong nhà em đã bị thiểu năng trí tuệ?
Trong gia đình nhà em?.. – Ewa lặng người, mắt nhìn choáng váng – Sao lại trong gia đình nhà em?
Bởi vì gia đình anh luôn luôn khoẻ mạnh – Adam đáp, vẫn bình tĩnh, song cảm nhận, dưới cái vỏ bình thản đang rình rập một tiếng thét bất ngờ.
Gia đình em cũng vậy – Ewa nói nho, thiêu tự nhiên.
Em nói dối! – Adam quát – Thế bà em thì sao?
Ewa thấy lo.
Bà…bà…bà chi bị bệnh alzheimer – Ewa đáp, hiểu rằng từ “chỉ” là nỗi đau khủng khiếp hành hạ bao năm trời. Tuy vậy cuộc sống giàu có và sung sướng  của bà, từ lúc nằm nôi cho đến khi tuổi già đến sớm, đã vượt lên trên nỗi đau này. Còn Myszka…Myszka từ ngày đầu tiên, trời ơi, từ giờ, phút, giây đầu tiên sau khi ra đời đã bị..thiểu năng trí tuệ?
Bà không bị thiểu năng trí tuệ! – Ewa hét to một cách vô lý, nắm tay đập xuống bàn, song Adam lặng im đầy hàm ý.
Đúng, Myszka đã  bị khuyết tật. – Ewa tránh sử dụng cụm từ thiểu năng trí tuệ. Vì sợ. Ewa tin rằng, nếu đứa con không bị gục ngã thì một cái gì đó sẽ làm thay đổi con gái của chị: một phép màu, một sự tình cờ, một phép của phù thuỷ…
Alzheimer là một cái gì đó hoàn toàn khác. Đó không phải là khuyết tật. Đó là căn bệnh của người già. Còn Myszka bị bệnh Down – Ewa nói, cố giữ bình tĩnh.
Đúng, con gái của em bị Down, mà Down là bệnh di truyền – Di truyền, - Adam nhắc lại mạnh mẽ, quay lưng và đi thẳng.
Chính từ ngày có quyển sách  này, quyển sách  Adam mang về, giá sách trong phòng ngủ bắt đầu thay đổi. Các quyển sách chuyên ngành về bệnh Down và những quyển sách cẩm nang phổ thông lần lướt có mặt trên giá sách. Bìa của những quyển sách này sẫm màu, không có hiệu quả thẩm mỹ, khổ sách không phù hợp với các quyển sách khác. Một số cuốn trồi ra từ hàng sách phẳng phiu, một số lại lọt thỏm giữa những quyển sách dày cộm, còn Ewa lần lượt học và gần như thuộc lòng những quyển sách đó.
Khuyết tật khiến người ta nghĩ tới sự thiếu hụt. Ewa kinh ngạc khi sách bảo rằng bị bệnh Down là do có sự dư thừa. Khi ra chào đời, Myszka giàu hơn một nhiễm sắc thể. Không phải sự giàu có nào cũng mang lại sung sướng – Ewa nghĩ, bực mình.
Mỗi đứa trẻ có 23 cặp nhiễm sắc thể, trong mỗi cặp như vậy thì một từ mẹ, một từ cha. Cặp thứ hai mươi ba thì khác: nếu là con trai thì các nhiễm sắc thể X và Y là một cặp, nếu là con gái – thì đứa bé có hai nhiễm sắc thể X. Trẻ em bị bệnh Down, trừ một cặp nhiễm sắc thể, cặp hai mươi mốt, những cặp còn lại bình thường. Ai có ba nhiễm sắc thể số là 21 là bị bệnh Down. Từ đó mới có tên gọi khác DS – tam nhiễm sắc thể 21…
Bingo! Mi thắng rồi! Mi được hai mươi mốt điểm, Ewa! – Ewa thét to một mình khi đọc được điều này và cụng ly vang đỏ vào hình mình trong gương – hai mươi mốt điểm! Mi biết không, biết bao kẻ chơi liều ao ước được như thế này!
Ewa đọc các quyển sách y học và các cuốn cẩm nang để tìm hiểu bệnh Down, Ewa biết không thể chữa trị được căn bệnh này. Đây là bệnh vô phương cứu chữa. Nỗi ám ảnh, bệnh của Myszka vô phương cứu chữa là điều tệ hại nhất.
Chỉ có phép màu… - một hôm Ewa tự nhủ mình như vậy, đặt sang một bên quyển sách y học tiếp theo – Phép màu – Ewa nhắc lại – Thế nhưng làm gì có phép màu – Ewa nói oang oang một mình.
Và bỗng nhiên trước đôi mắt nhắm nghiềm của Ewa xuất hiện quyển sách dày bọc da màu đen mà Ewa đã mang lên tầng áp mái cùng các đồ đạc khác sau khi bà mất.
“Phép màu?” Ewa suy ngẫm, thoạt tiên thiếu tự tin sau đó dần dần hy vọng. Các phép màu chỉ có trong Cuốn sách này, quyển sách  Ewa đã đọc khi còn là một cô bé và đến khi học đại học thì bỏ. Giờ đây quyển sách đang hiện rõ mồn một trong đầu cùng những sự kiện mà quyển sách đã mô tả.
Chỉ có phép màu… - Ewa nhắc lại, chạy dọc cầu thang lên tầng một, rồi leo tiếp lên tầng áp mái.
Phép màu… - Ewa nói, biến cụm từ này thành câu niệm thần chú của mình.
Phép màu… - Ewa nhắc lại, bật sáng bóng đèn bụi bám đầy và lục tìm trong đống đồ đạc vứt lung tung. Những thứ đồ đạc này nằm bất động, đơn độc, phủ một lớp bụi dày.
Tại sao mình lại quăng đi tất cả những thứ này? – Ewa tự hỏi mình và không đáp lại, tiếp tục tìm kiếm.
Những quyển sách này ngày trước là của bà, của mẹ, còn bây giờ của Ewa được xếp trong mấy thùng. Cũng may là Myszka đang ngủ, cho nên Ewa có thể lục lọi để tìm quyển sách  duy nhấ - nhân tiện xếp sang bên các quyển sách  khác, những cuốn đã để lại cho Ewa nhiều ấn tượng.
Phải đọc lại những cuốn sách này – Ewa tự nhủ, hoàn toàn tin là mình sẽ làm được. Ewa hiểu rằng, từ mấy năm nay Ewa chỉ đọc toàn những tác phẩm y học, trong khi bộ não mệt mỏi của chị tiếp thu tốt nhất các câu chuyện tình đơn giản, kết thúc có hậu hoặc hình ảnh sặc sỡ của các tạp chí màu. Ewa xếp một chồng sách cao, rồi mang xuống dưới nhà và nhét vào giá sách sang trọng, có thời được sắp xếp theo cỡ sách và màu bìa.
Và rốt cuộc Ewa đã tìm được cuốn sách xuẩt bản đã lâu lắm rồi. Trong nhà không có cuốn nào mới in. Vì không ai cần. Đây là cuốn Kinh thánh cũ, nhàu nát, của bà, chắc có từ hồi các cụ cố mà Ewa không biết mặt.
Chỉ có phép màu… - Ewa nhắc lại câu thần chú của mình, khệ nệ ôm một mớ gồm san hô, ba con chim gỗ, bảy con ngựa và cuốn Thánh kinh từ phòng áp mái. Bởi Ewa vẫn còn nhớ lời bà nói từ hồi thơ ấu: tất thảy những gì có chữ in được đóng bìa đều là sách, trừ một cuốn duy nhất. Cuốn sách này là Kinh thánh. Bà đã nói như vậy.
“Ngũ Kin. Sáng Thế Ký” – Ewa đọc ngúc ngắc, cứ như học đọc từ đầu. Và thực tế đúng là như vậy.
Myszka bò dưới chân mẹ. Ewa đọc to:
Chương I. Thế giới và tất thảy những gì có trên thế giới là do Đức Chúa Trời tạo nên. Thoạt tiên Chúa tạo ra trời và đất. Đất méo mó, trống rỗng và bóng tối bao trùm vực thẳm, còn Hồn Chúa bay là là trên mặt nước. Và Chúa phán: Cho ánh sáng xuất hiện, thế là có ánh sáng. Và Chúa nhìn thấy ánh sáng, ánh sáng tốt lành….
Myszka nghe giọng mẹ, bắt gặp nhịp điệu khác với lâu nay, âm điệu của câu nói hoàn toàn khác, nó liếc nhìn mẹ, nghiêng đầu và ngậm miệng lại.
Không giống những đứa trẻ khác, Myszka luôn luôn há miệng, chỉ ngậm lại khi xúc động. Thoạt tiên Ewa tin là sẽ có cách dạy cho con gái ngậm miệng lạki, để cho nước bọt không rỉ ra. Sẽ dạy cho con ngậm lưỡi trong miệng. Nó sẽ biết giữ cho nước mũi không bị liên tục chảy ra, khi dưới tay có chiếc khăn giấy. Rồi nó sẽ để cho mẹ được yên. Rõ ràng, vì lý do nào đó con bé phải luôn luôn há miệng. Có lẽ nó thiếu không khí chăng? Hay là hệ hô hấp của bé hoạt động cần có nguồn không khí đi qua miệng hỗ trợ?
Đó chính là những biểu hiện của bệnh Down đấy, ngốc ơi – Ewa nói với chính mình.
Khi Myszka xé nát khăn giấy thành từng mảnh, Ewa hiểu rằng, một cuốn sách sách nào đó về bệnh Down mà chị nghiên cứu sẽ cho thấy, mọi điều viết trong cuốn sách rất khớp với con gái của mình: xé rách khăn giấy, ỉa đùn, cho dù ba năm đã trôi qua, việc phá hỏng đồ chơi, cáu gắt vô cớ luôn đi liền với sự tự tin đến kinh ngạc và nhu cầu cần tinh thương. Nhưng trước tiên là cái miệng luôn luôn há hốc và chiếc lưỡi to thè lè đè lên môi dưới. Đó là nguyên nhân khiến Ewa luôn cố giấu Myszka trước Adam, điều đó chẳng khó gì, bởi càng ngày Adam càng hay vắng nhà. Ewa vẫn còn nhớ, khi còn trong bệnh viện, Ewa đã xé những giấy tờ mà mình phải ký vào, Adam thét to, bảo rằng anh ta sẽ không chịu nổi việc trong nhà mình có một đứa bé gái đần độn miệng lúc nào cũng chảy rãi, và rằng, không bao giờ công nhận cái của nợ như thế là con mình. Có điều lúc đó không một ai trong hai người biết rằng, chảy dãi là một trong những đặc tính của bệnh Down. Nhìn chung, tất thảy những biểu hiện của bệnh Down được mô tả trong những cuốn sách y học Myszka đều có ở mức đỉnh điểm.
Thế nhưng lúc này bé gái đang lắng nghe mẹ nói và hai môi đang mím lại, biểu hiện chứng tỏ nó tập trung cao độ. Nếu như trong trường hợp của bé có thể nói tới một sự tập trung nào đó. Với Myszka thì không có gì là chắc chắn. Ewa vẫn chưa thể hiểu được, các ý nghĩ của Myszka đi theo đường nào và nhịp điệu nào. Đôi khi có cảm giác, những ý nghĩ này trôi lững lờ, chậm đến nỗi hầu như đứng nguyên tại chỗ. Cũng có những thời điểm, trong đôi mắt xếch của đứa bé bị bệnh Down, Ewa nhận ra ánh sáng của trí tuệ và biểu hiện của cảm xúc sâu lắng tựa hồ một người đang chơi đàn dương cầm bằng một ngón tay thình lình chuyển sang chơi bản nhạc sử dụng cả mười ngón.
Maa – Myszka bốn tuổi nói, mắt chăm chú nhìn vào bức tường (tay bé tựa vào tường, vì bây giờ bé mnb bắt đầu tập tự đi và bé đã có thể đi được vài bước khi một tay tựa vào tường). Cách đây một giờ, đứng trước con, giữa thanh thiên bạch nhật, Ewa chỉ tay vào mình, nhắc lại một từ quan trọng có hai âm tiết, Myszka lặng im như đang niệm thần chú. Nó phát ra những âm thanh càu nhàu không thể hiểu nó nói gì.
“Có lẽ con gái mình dửng dưng, dù mình là bức tường, dù minh là mình”, đôi khi Ewa nghĩ, càng thấy vô vọng.
Maa.. – bỗng Myszka thốt lên, còn Ewa ôm chặt lấy con vào lòng mình trong niềm vui bất chợt tột độ.
Mama, đúng.. – Ewa sung sướng  nói,mùi công nhận “maa” của Myszka, được nói ra khi ba tuổi là một thành tựu ngang bằng với đứa bé bốn tuổi đọc thông (một lần Ewa đã nghĩ có khi nào thiên tài bé nhỏ không phải là một nỗi lo lớn, như muminek tí hon).
Bây giờ hàng ngày Ewa đọc Thánh kinh cho Myszka nghe, người mẹ đinh ninh trong bụng, con gái mím chặt hai môi là nó đang chăm chú lắng nghe. Bởi lẽ Ewa có cảm giác, con gái chị chỉ thích những trang đầu, những trang nặng về miêu tả, nói về việc tạo ra thế giới, cho nên chị liên tục đọc đi đọc lại những trang này, nhất là ngay chính bản thân Ewa cũng cảm thấy sức mạnh của chúng. Sức mạnh nhiệm màu.
“Tất thảy những gì Chúa tạo ra đều kỳ diệu và tốt lành. Chính chúng ta, con người, chúng ta đã xử sự xấu đối với chúng” – Ewa nghi  bụng, ngước mắt nhìn Myszka. Chị nghĩ, liệu việc tạo ra những sinh linh như thế có phải là ý Chúa hay không, hay là việc chúng ta ra đời là kết quả của những quyết định tồi tệ của con người. Của con người, kẻ đã vạch ra một kế hoạch lý tưởng cho cả đời mình, song lại không tính tới chuyện những đứa con đẻ muộn có thể cực kỳ thông minh, hoặc bị khuyết tật trầm trọng – Ewsa mỉm cười cay đắng.
Ewa vẫn không thích từ “khuyết tật”. Thậm chí hai chữ DS bằng tiếng Anh vang lên trong tai Ewa y như có người cọ ngón tay vào kính vậy. Có một lần, trong cửa hàng ở khu chung cư, một người phụ nữ nhìn trộm Myszka, và sự tò mò của chị ta có gì đó chọc tức đến nỗi Ewa lao cả chiếc xe chất đầy hàng vào người phụ nữ này, làm chân chị ta đau và chị ta gắt lên:
Cái nhà chị này không nhìn thấy đứa bé bị ong đốt hay sao!
Sau đó Ewa xấu hổ. Không phải vì đã khiêu khích người ta. Mà xấu hổ vì Myszka, vì con mình dị dạng, miệng phồng và đầy nước bọt.
Có những ngày Ewa tự thấy vô cùng hổ thẹn, khi Myszka bị cảm (như mọi đứa bé bị bệnh Down, bé rất hay đau ốm), người mẹ thấy mừng vì hai mẹ con sẽ ở nhà, tránh được những cái nhìn tò mò hoặc động lòng trắc ẩn của thiên hạ ngoài phố, trong cửa hàng, trong công viên. Đó là những ngày Ewa thấu hiểu Adam, chị tức chồng đã dễ dàng xa lánh hai mẹ con.
Cho nên hàng ngày Ewa đọc Thánh kinh cho Myszka nghe, dẫu rằng đứa bé mới có bốn tuổi, không thể hy vọng nó có thể hiểu được điều gì đó trong cuốn sách. Thế nhưng chẳng sao cả. Đối với Ewa, đọc to Thánh kinh tựa hồ niệm thần chú. Ewa đọc rõ ràng, có âm điệu từng từ một, từng câu một, cố nhấn trọng âm. Càng đọc lâu, các chương đoạn dài những câu thánh kinh đó cho cảm giác một bản nhạc. Bỏ qua câu chữ, những âm thanh còn lại thật lạ thường và đầy ma lực. Người mẹ lật trang sách, kết thúc ở ngày thứ bảy của tạo hoá, tiếc rằng không có ngày thứ tám. (Nếu vậy thì tạo hoá còn sinh ra gì nữa nhỉ?”) và Ewa quay lại đọc từ đầu.
Khi Ewa đọc lại từ đầu, bóng tối lại bao trùm mọi nơi, khắp chốn, trái đất vô hình và trống rỗng, chung quanh chỉ một màu đen, thế nhưng liền sau đó có người nói “ánh sáng hãy bao trùm” – và thế là ánh sáng nhanh chóng bao trùm, giống như Ewa bật đèn khi vào phòng tối vậy.
Chẳng mấy chốc Ewa đã thuộc lòng những trang đầu của cuốn Thánh kinh. Chị giở những trang đó ra chỉ để lấy lệ, tiếp đó chị nhìn Myszka rồi đọc như hát những câu chữ của Sách Sáng Thế.
Thoạt tiên, có vẻ như Myszka chờ đợi những giây phút này. Nhưng sau đó có thể nhận ra, đứa bé đã quen với việc đọc kinh, khi Ewa mở cuốn Thánh kinh, không nhìn vào những dòng chữ in trong sách, ngâm câu đầu tiên thì cô bé lập tức quỳ gối chống tay bò quanh nhà. Cô bé không nghe và không thể nghe được ở tuổi này, vì bị thiểu năng trí tuệ nhưng hễ Ewa chậm giờ đọc kinh là y như rằng bé bò lại bên chiếc bàn nhỏ, trên đó đặt quyển Thánh kinh, có vẻ như chờ mẹ lại cầm cuốn sách này lên tay.
Myszka bò cho đến khi tròn bốn tuổi. Đúng hôm chiếc bánh sinh nhật với bốn ngọn nến nhỏ được đặt trên bàn thì cô bé bắt đầu chập chững đi những bước đầu tiên, không cần co rúm người bám chặt tay vào bàn ghế hoặc tựa vào tường. Myszka thường nắm chặt đồ chơi, cốc sữa, tay Ewa, những thứ gây xúc cảm cho nó, nhưng sau đó khi cơn tức tối ập đến, nó không nới lỏng tay mà nắm chặt hơn một cách vô vọng. Ewa biết điều này vì đã đọc được trong các cuốn sách khoa học – trẻ em bị Down không gặp khó khăn gì với việc cầm nắm, tuy vậy cần phải kiên trì trong một thời gian dài dạy cho trẻ nới lỏng tay nắm và thả khỏi tay vật đang cầm.
cho nên khi Myszka đã đứng được, Ewa vẫn đọc đi đọc lại cho bé hai trang đầu của cuốn Thánh kinh. Cô bé thở mạnh, mũi phì phò, mỉệng làu bàu, qua đó Ewa nhận ra tín hiệu con gái lại đòi đọc kinh.
Từ đầu tiên Myszka nói – đương nhiên chậm hơn nhiều so với các đứa trẻ bình thường khác (khi bé khoảng bốn tuổi) – không phải là “mẹ”, “bố”, “bà”. Mà Myszka nói “chuuu”. Ewa không do dự nghĩ rằng, đúng là con mình muốn nói từ “Chúa”. Điều này là có thể khi trong các trang sách Thánh kinh từ này được biến đổi qua đủ các cách, mà Myszka thì suốt ngày đêm nghe những từ biến cách này. Đối với cô bé, ngày và đêm có nhịp điệu riêng, trong đó ánh sáng có thể trong đêm, còn đêm vào ban ngày, điều khiến Ewa khốn đốn trong giai đoạn đầu nhưng về sau quen dần.
Chuuuu – Myszka nhắc lại, đập tay vào tường, bàn, ghế, mẹ, và các đồ chơi mà bé không biết chơi, chỉ toàn phá hỏng.
Đúng, Chúa – Ewa tán thành.
Những ngày, những tuần, những tháng và những năm lần lượt trôi qua. Phép màu vẫn chẳng thấy, và Ewa cũng đã thôi không trông đợi nữa. Thay vào đó, diện mạo của Myszka đã lộ rõ những nét đặc trưng của bệnh Down: mũi ngắn cũn, mặt tròn xoe, trên gương mặt đó, dưới hai cục mi mắt, lồ lộ đôi mắt xếch, lồi, miệng há hốc, lưỡi thè lè đè lên môi dưới, đầu bẹt cá trê, lồi lõm. Myszka cũng có chiếc gáy rất đặc trưng, vừa rộng vừa ngắn, chân tay bệu thịt, yếu ớt, các ngón tay trên hai bàn tay vừa to vừa ngắn. Toàn thân cô bé béo bệu, không cân đối, cứ như đấng tạo hoá đã bị nhầm lẫn tỷ lệ. Khớp văn học những triệu chứng lâm sàng, máy đo điện tâm đô cho thấy, tim cô bé bị dị tật. Bác sĩ tai mũi họng khẳng định mũi của bé không thông, bác sĩ nội khoa bảo rằng, hệ thống đường hô hấp của Myszka rất tồi tệ, và tất cả bọn họ đều báo trước với Ewa, rằng một tỷ lệ rất cao những người bị bệnh Down nhanh chóng bị mất trí nhớ, thường là bị thiểu năng trí tuệ.
Bị mất trí nhớ … - Ewa nhắc lại và bỗng nhiên chị nghĩ bụng, Adam đã có lý. Nếu như giữa bệnh Down và bệnh mất trí nhớ có mối liên quan nào đó, thì chính Ewa đã trao con gái dư thừa một nhiễm sắc thể.
Hai mươi mốt điểm! – Ewa nhắc lại với tiếng cười điên loạn – Đúng, đó là phần thắng của cá nhân tôi. Adam biết anh cáo buộc tôi điều gì…
Những lời chị Anna nói ở bệnh viện là một khái niệm phi thường không hiểu nổi “Quà của Chúa” đôi khi vang lên trong tai Ewa, nhất là khi chị dắt Myszka đi mua hàng, và con gái chị ỉa đùn (hệ tiêu hoá của trẻ em bị Down cũng rất kém) và trong thời điểm điều mong đợi nhất, khi hai mẹ con đứng giữa những hàng hoá đủ sắc màu, trên quần của Myszka bỗng loang rộng vết thăm nâu thối hoắc. Mọi người lùi dần ra xa và hầu như không còn lần nào lại không có một người nào đó quát to:
Chẳng lẽ chị cứ phải vào cửa hàng thực phẩm với đứa bé như vậy hay sao?
Những từ - Quà của Chúa – đến trong ý nghĩ của Ewa cả khi cái nhìn hàm ý từ đôi mắt xếch của Myszka bay tới chị, trên miệng he bé xuất hiện nụ cười tự tin và xúc động, còn giọng khàn, thô, nhắc lại “Maaa…ai đây … ai đây …”.
Lại còn vết đentrg não chưa được khám nghiệm, gây lo ngại nữa chứ. Ewa chẳng biết, có phải chính vết đen này là nguyên nhân của sự chậm phát triển trầm trọng hơn nhiều so và buổi đứa trẻ khác bị Down, hay cũng là nguyên do của những thời điểm hiếm hoi, khi người mẹ có cảm giác con mình hiểu còn nhiều hơn những gì nó thể hiện được.
“Giá như con gái ra chào đời khi tôi đang học năm cuối cùng của đại học…Khi Adam mới bắt đầu phát triển công ty, thì chúng tôi gặp phải vụ vỡ kế hoạch..Bị như thế thì chúng tôi gọi là “vỡ kế hoạch”. Và chúng tôi đã loại bỏ “vụ vỡ kế hoạch” này, vì nghĩ rằng chúng tôi vẫn chưa đủ điều kiện để có con..Nếu như hồi đó chúng tôi không loại bỏ vụ này thì biết đâu trong đó chỉ có nụ cười tự tin và phân còn lại là hoàn toàn bình thường”, - đôi khi Ewa nghĩ vậy, nhưng rồi ngay lập tức chị vứt ý nghĩ đó khỏi đầu mình. Nếu như thì chẳng ăn nhằm  gì. Ngoài ra, đứa trẻ sinh ra cách đây mười năm có thể không phải là một Myszka hoàn hảo hơn, mà là một đứa trẻ hoàn toàn khác “Phải chăng dó chính là đứa con trai Adam hằng mơ ước?” – Ewa nghĩ, với sự mỉa mai cay đắng.
Có một hôm, khi Ewa giở Thánh kinh, đọc đoạn về tuổi già của các bậc tổ tiên chị đã phì cười: Adam có con trai khi 130 tuổi, Set có Enos khi 105 tuổi, khi 500 tuổi Neo trở thành cha của Sem, Cham và Jafet…
“…và tất cả đã sinh ra những đứa trẻ mắt xếch, Myszka kế thừa thêm một nhiễm sắc thể là kế thừa của họ, của các bậc tổ tiên của loài người! “ – Ewa thét vang nhà, còn con gái nhìn mẹ bằng ánh mắt nghiêm trang và như Ewa cảm nhận, thông hiểu.
Ewa không còn nhớ cái ngày, khi chị cất cuốn Thánh kin trênkệ sách thật cao để không lọt được vào đôi tay phá phách của Myszka – vì chị không định lấy cuốn sách xuống nữa. Thay vào đó chị lôi từ kệ sách trên tầng áp mái cuốn truyện cổ tích dầy cộm chị tìm thấy, bị rách, nhàu nhĩ từ hồi chị còn bé, trong đó có truyện Hai anh em Grimm và Andersen. Thoạt tiên chị ngắm nghĩa cuốn sách, nhớ lại những cảm xúc thời thơ ấu khi chị đọc cuốn sách mình thích này, rồi sau đó tìm đọc một truyện để đọc cho Myszka.
Cô bé quàng khăn đỏ? cô bé chạy, nhảy lò cò  và miệng ca hát, trước khi đến được với bà. Myszka không biết làm như vậy, nó sẽ bực mình. Bà Chúa Tuyết…Liệu các chú lùn có xấu xí lắm không? Liệu con bé có sợ? Công chúa ngủ trong rừng…Chắc nó không thích. Khi nàng ngủ những một trăm năm. Cô bé với những que diêm…Chết ở cuối truyện. Cô bé bị quên lãng? Cô bé mồ côi cha, một mụ phù thuỷ tốt bụng đến với cô bé và tất thảy sẽ biến đổi một cách thần kỳ ư?
Myszka đã năm tuổi. Nó vẫn không đến nhà mẫu giáo liên kết, vì vẫn không biết gọi khi cần và trên đũng quần bỗng dưng xuất hiện vệt thâm nâu loang rộng. Những lúc như vậy, Ewa thường thét lên, nguyền rủa rất dộc địa, đến nỗi bốn bức tường trong ngôi nhà có thời từng sang trọng nay phải run lên sợ hãi (nhìn bên ngoài thì ngôi nhà vẫn sang trọng như “một tư dinh”, Ewa nghĩ một cách mỉa mai, còn bên trong chỗ nào cũng thấy dâu vết của hành động phá phách của Myszka và sự bất lực của Ewa, trên vải bọc ghế màu trắng lại thêm những vết ca cao, kem nutella hoặc “những cú bất thình lình” của con gái, Ewa không chùi kỹ những vết bẩn đó, khi nghĩ rằng, đàng nào rồi thì cũng lại xuất hiện những vết bẩn mới. Ewa mà biết trước sẽ sinh một đứa con như thế này thì chắc chị đã bọc ghế bằng loại vải sẫm màu, lát nền nhà bằng loại gạch men dễ rửa, còn tường nhà thì sơn nâu). Chị vẫn chần chừ trong quyết định cho Myszka đến trường mẫu giáo. Đây không phải là một đứa trẻ  bị Down điển hình, mà là một đứa trẻ khác. Ewa không dám nói thẳng là tệ hơn.
Ý nghĩ về chuyện đưa con đến trường làm Ewa thấy sợ. Trẻ con bị Down thường được học ở những trường đặc biệt dẫu rằng đã bắt đầu có những trường liên kết. Ewa sợ loại trường thứ nhất, bởi chị sẽ vĩnh viễn để cho Myszka sống chung với những đứa trẻ khuyết tật nặng, chị cũng sợ loại trường thứ hai, bởi theo ý chị, chị sẽ phải làm cái việc bắt các đứa trẻ bình thường bao dung các đứa trẻ “khác”. Những đứa trẻ lành lặn theo kiểu khác, Ewa mỉa mai.
Mà biết đâu những đứa trẻ bình thường không muốn vậy thì sao? – Ewa thầm nghĩ – Tôi mà chúng thì tôi không muốn…
Ngắm nhìn con gái, chị thét lên chân thành. Không, tôi không thích có một cô bạn như vậy ở trường… Cho nên cả hai mẹ con, Ewa và Myszka, đã vô tình di vào ngõ cụt không lối thoát.
Lật vài trang của cuốn truyện cổ tích dầy như cuốn Thánh kinh (chị đã phát hiện ra chỉ có hai cuốn sách truyện, còn lại là “sách bình thường”), chị quyết định chọn cuốn Kopciuszko. Chuyện kể về một bé gái bị đần độn, không cha không mẹ, có vẻ như thích hợp với hai mẹ
con. Ewa nghĩ bụng, mình là mụ dì ghẻ tồi tệ: đó là lúc do tức không chịu nổi, Ewa giằng giật Myszka một cách tàn bạo, muốn lôi ra cho kỳ được một câu nói rõ ràng của con, hoặc chí ít ha từ, đó cũng là lúc Myszka, cho dù đã cố học nề nếp, lại gọi mẹ quá muộn và cả hai lại không kịp chạy vào phòng tắm. Cũng có trường hợp Ewa đánh con do chị thiếu suy nghĩ hoặc nổi khùng khi nó xé sách, phá đồ chơi, làm vỡ ly chén (“..trẻ em bị Down thường nóng tính hơn trẻ em bình thường…”).
“Đúng, mình là một mụ dì ghẻ” lúc đó Ewa thầm nghĩ, mắt nhìn con gái bỗng dưng nổi khùng hoặc thình lình chán nản.
Ewa có cảm giác Myszka – mà chị đã phải kiên trì dạy dỗ rất lâu, làm thế nào để buông ly sữa ra khỏi tay và đặt lên bàn – rất giống Kopciuszko ngồi trong xó bếp tối tăm cố sức bóc hạt anh túc.
“…có điều điểm lành chẳng bao giờ đến với chúng mình” – Ewa nói rất to, mở cuốn truyện ra.
Và lúc đó những năm tháng của bé gái Kopciuko bắt đầu. Chính xác là hai năm. Đúng hai năm tròn, mỗi ngày Ewa đọc cho con nghe một truyện cổ tích duy nhất, nếu chị đọc sai, thay đổi nội dung một chút xíu thôi, thì ngay lập tức Myszka nhăn mặt và lên cơn động kinh. Kopciuszko yêu dấu phải luôn luôn còn sống, và những lời kể vẫn phải nguyên xi như vậy, vẫn dừng một hỗi lâu như vậy để lấy hơi, hoặc thậm chí điệu bộ khi đọc cần phải như vậy. Mỗi sự thay đổi, dù nhỏ nhoi, đều trở thành tai họa. Mà tai hoạ do trẻ em bị Down tạo ra là tiếng kêu thảm khốc không ngừng.
Ewa hiểu, cảm giác an toàn của Myszka có cội nguồn trong sự bất biến. Sự bất biến của những lời trong Thánh kinh, sự bất biến của số phận và những cảm xúc của Kopciuszko, sự bất biến của nếp sinh hoạt của nhà này, theo trình tự lặp đi lặp lại bắt đầu và kết thúc một ngày theo chu kỳ ngày và đêm. Thậm chí theo sự bất nhưng iến mà Adam của họ đã trốn tránh. Nhưng trước hết là trong sự bất biến của một sự thật là, Kopciuszko yêu dấu o đoạn cuối chuyện đã hoá thành một cô gái đẹp, thanh thoát hoạt bát, đang nhảy trong một cuộc khiêu vũ.
Đôi khi Myszka thử nhảy như Kopciuszko yêu quý nhảy trong cuộc khiêu vũ ở nhà hoàng tử, thế nhưng không bao giờ Ewa đoán nhận được, chỉ nhìn suông những động tác uốn éo dị thường, nặng nhọc, không chút duyên dáng của con gái.
Con đang làm gì vậy? con nhảy hả? – người mẹ hỏi một cách bao dung và ngay lập tức quay đầu đi, khi những động tác động kinh của con khiến cho chị bực tức, khó chịu nhưng không muốn để lộ ra.
Myszka lên sáu tuổi, nó đã tự đi được mà không cần tựa tay, nó đã biết lên xuống các bậc cầu thang, tuy nhiên người mẹ không bao giờ hiểu được những bước nhảy nặng nề và tuyệt vọng, những cái vung tay bất lực và sự dịch chuyển vụng  về của đôi chân trên nền nhà với chuyện nhảy múa.
Thế mà Myszka nhảy đấy. Nó nhảy như Kopciuszko yêu dấu trong buổi khiêu vũ. Như con bướm giữa ngày hè. Nó nhảy đẹp, nhanh và nhẹ nhàng, y như các cô gái trên tivi hoặc như mụ phù thuỷ trong mục quảng cáo chấg làm mềm vải, bay trên những chiếc khăn màu.
Ewa không nhận ra ngay, chẳng phải lúc nào Myszka cũng thich xem tiv, mà nó thường sợ tivi. Cũng giống như tất cả các bà mẹ khác cóthói quen đặt con ngồi trên nền nhà trước màn hinh thuỷ tinh, nghĩ rằng sự chuyển động và những màu sắc vui nhộn của chương trình “chúc bé ngủ ngon” hoặc MTV sẽ làm cho con chú ý và lúc đó người mẹ có thể vào bếp nấu nướng hoặc ngồi đọc các cuốn tạp chí màu. Thế nhưng các chương trình phim thần thoại nhiều màu sắc của MTV và sự thay đổi hình ảnh nhanh chóng làm cho Myszka chán, đến độ bé nhắm mắt lại để trốn chạy. Ewa cũng nhận ra, các chương trình “chúc bé ngủ ngon” của tivi làm Myszka lo ngại. Cô bé cho cảm giác như là nó muốn biết chuyện gì đang xảy ra ở đàng sau màn hình đối với các nhân vật của chương trình, những nhân vật đó đi đâu rồi và chúngđang nói gì khi không còn nhìn thấy chúng nữa. Có lúc chương trình “chúc bé ngủ ngon” làm cô bé sợ, nhất là lại đúng vào lúc nó phải vui. Khi chú chó Pluto trên chiếc xe của mình trườn qua chú mèo nhỏ, thân chú mèo lập tức bị bẹp dí, phẳng lì như chiếc thảm nhỏ, thì Myszka rú lên. Và chẳng giúp được gì nữa hình ảnh con vật trồi từ dưới đất lên vài giây sau đó, nó vỗ vỗ rồi biến thành chú mèo không bị làm sao cả. Con vật trên phim hoạt hình đang chạy rất vui nhộn, nhưng Myszka vẫn tiếp tục rú to, không chịu ngừng.
Ewa cũng không để ý đến chuyện, các bản tin truyền hình làm cho Myszka rất sợ. Bản thân chị xem các bản tin truyền hình theo thói quen, còn chiến tranh, tai hoạ, tai nạn và tội ác thì chị coi là loại tin tức bí hiểm hơn là những sự kiện thực. Màn hình màu, trên đó sau khi đưa tin về một vụ tai nạn xe lửa hoặc một cuộc chiến tranh mới bùng nổ ở một đất nước xa xôi, nhỏ bé, xuất hiện màn quảng cáo bơ thực vật, đã trung hoà những cảm xúc của chị, làm mất đi tính xác thực của sự bi đát của các sự kiện. Chị không hề nghĩ, trong trường hợp của Myszka thì lại khác, rằng màn hình thuỷ tinh là thế giới đối với bé, thế giới này được tạo ra ngay trước mắt bé, giống như thế giới trong Thánh kinh, và tất thảy những gì xảy ra ở đó, cô bé rất chú ý. Đối với bé, chiến tranh có tầm cỡ chiến tranh, tai nạn là tai nạn thực sự, chứ không phải là sự lắp ghép một cách khéo léo một vài ô phim được xem như một món phụ cho bữa cơm chiều.
Thay vào đó Ewa nhận thấy Myszka rất thích xem quảng cáo. Một số màn quảng cáo khiến cô bé phản ứng ngay. Thí dụ đoạn phim quảng cáo tán dương điện thoại di động. Một người đàn ông bảnh bao lịch sự, điện thoại áp bên tai, tay xách cặp đen, đang rất vội vàng, chạy qua màn hình thuỷ tinh. Myszka liền thét to, nước dãi chảy ra rất nhiều so với thường lệ:
Ta! Ô!
Lúc này Ewa hiểu ngay, người đàn ông trên quảng cáo khiến Myszka liên tưởng tới bố mình. Và chị hiểu, vì sao cả hai đều bỏ chạy, dù rằng mỗi người theo hướng đã biết của mình. Cả hai cùng vội vã và không một người nào có thời gian cho Myszka.
Nhưng Myszka thích nhất là những đoạn phim video và những đoạn phim quảng cáo, trong đó người trền màn hình cho cảm giác là họ đang nhảy – hoặc nhảy thật. Những lúc như vậy cô bé ngồi im thin thít, không dộng đậy, rất tập trung, miệng đẫm nước dãi, còn nước mũi nhỏ ra nhanh hơn bình thường, và cô bé chăm chú nhìn vào màn hình, đến nỗi đau cả đôi mắt xếch. Đối với Myszka, trong cái thời gian mà bé tiếp cận được, nhảy múa là một cái gì đó tuyệt đẹp mà bé có thể nhìn thấy được.
Myszka nói “ta, ô!” là nó nghĩ tới “cha” đang bỏ chạy trên quảng cáo và người cha thật ở nhà, nhưng đồng thời bé cũng nói “taaa”, có nghĩa là nhảy múa – từ này Ewa không bao giờ giải mã được. Các cuộc trò chuyện với Myszka toàn là mật mã, cho dù Ewa đoán được đa phần các mật mã đó, nhưng từ  “taaa” này vẫn là một bí ẩn mà một thời gian rất dài chỉ mình cô bé biết.
Bây giờ, khi bé đã sáu tuổi, chẳng những bé tự đi được, mà nó còn tự chơi được. Bé bắt đầu nói nhiều từ, thậm chí nói trọn câu, tuy nhiên chỉ có Ewa là hiểu nổi. Từ “chuuu” bí ẩn (Ewa thôi không nghĩ từ này có nghĩa là Chúa, chị cho đó là âm thanh ngẫu nhiên mà thôi) được thay thế bằng từ “baaa” rõ ràng – có nghĩa là truyện cổ tích. Cũng có thể  có nghĩa là từ “bà”, nhưng làm gì có bà.
“Tại sao lại không có bà?” Ewa suy ngẫm, nghĩ tới bà của Adam, tuy nhiên chị vứt bỏ ngay ý nghĩ này khỏi đầu mình. Ý nghĩ này sẽ đem đến một gánh nặng, chỉ một gánh nặng Myszka là đủ lắm rồi.
Hoooo?... – đôi khi Myszka hỏi với giọng sợ sệt, và Ewa hiểu con gái muốn nói gì. Myszka cho rằng, truyện cổ tích về Kopciuszko bị hỏng, bởi Ewa lại đọc xuyên tạc một cách vô tình.
một nguyên do.
Ma, taaaa…! – Myszka nói, muốn mẹ nhảy múa, quẳng đi mọi ưu phiền. (Theo Myszka, nhảy múa là biểu hiện của niềm vui tột độ, là thuốc trị mọi cái xấu, báo hiệu cái đẹp trước sau rồi cũng phải đến và nhất định sẽ đến, nhảy múa là giải thoát). Ewa càng khóc dữ khi nghĩ rằng con gái đòi bố đến. Rồi sau đó, khi đã mệt lử và đã khóc chán thì hai mẹ con quay trở lại với thế giới cổ tích.
cổ lỗ sĩ và một cái bàn to, những cái nồi gang cỡ lớn, những bó tỏi và hành treo trên tường, một cái ghế bé xíu dành cho Kopcisuszko, thay vì một cái ghế đẩu đàng hoàng. Nhà bếp kiểu như thế này có thể thấy trong tranh ở trong cuốn truyện cổ tích. Myszka chăm chú xem bức tranh này và theo lời Ewa, bé chỉ đúng các đồ vật. Cái bàn, cái ghế, bó hành, cái nồi, cái đèn. Nhưng bé rất khó hiểu bếp trong nhà mình – vô trùng, nền gạch men, bàn ghế trắng toát, nhiều thiết bị tự động – cũng là nhà bếp.
Khoooong – bé lắc đầu, thế nhưng Ewa cứ cô tình chỉ tay vào bức tranh và dẫn con gái vào nhà bếp của họ, để cho Myszka hiểu rằng, có thể có hai nhân vật cùng tên, cho dù nhìn thấy chúng khác nhau. Đối với Ewa đó chỉ là một phần của công việc nhọc nhằn dạy con gái, còn đối với Myszka một trong những chuyện không thể hiểu nổi trên trần đời là, sự nhầm lẫn dẫn đến hậu quả thê thảm của người lớn.
Rốt cuộc Myszka cũng hiểu. Cho dù có sự khác biệt rất lớn, cô bé tin rằng bếp ở nhà mình cũng là bếp thần thoại của Kopciuszko. Bây giờ, mỗi ngày cô bé vài lần vào nhà bếp sáng choang của mình – không hề nghĩ tới nhà bếp trong tranh minh hoạ - và đợi. Bé ngồi lên cái đôn thấp, lót đệm mềm, không giống như chiếc đôn trong truyện cổ tích, làm riêng cho bé, và ngồi yên một hồi lâu, thở phì phò. Qua nhiều ngày, cử chỉ bé ngồi im trên chiếc ghế, hành động này được lập đi lập lại và sự tập trung mạnh hơn bình thường của bé đã gây sự chú ý của Ewa.
Con làm gì vậy? – một hôm người mẹ hỏi.
Đ…ơ…ị  - Myszka đáp một cách tự tin.
Con đợi cái gì nào? – Ewa lấy làm lạ.
Phuuu thuuu..
Ewa cắn môi. Mụ phù thuỷ trong truyện cổ tích và Kopciuszko cũng là nỗi ám ảnh của bé. Có khi, lúc ngủ, Ewa tưởng tượng, nửa tỉnh nửa mê, rằng mụ phù thuỷ dã tâm đã đánh tráo đứa con của chị. Hồi nằm ở bệnh viện Ewa đã hy vọng rất ngây thơ rằng bỗng dưng có người bước vào phòng và nói “Chị thân mến, chúng tôi đã bị nhầm, đây không phải là con gái của chị”.
Đứa con thực kia phải là một đứa bé kháu khỉnh, toả sáng, mắt to, miệng xinh, hé mở khi cười. Mụ phù thuỷ phải đem trao đứa trẻ xinh xắn này cho người khác.
“…Còn tôi thi mụ ta đưa cho một con nhộng” – Ewa nói rất to như vậy trong một ngàychị bị nhức đầu, cảm nhận một cách nhức nhối sự xa lạ của Adam, những đồ vật vô hồn nằm ngổn ngang trên lối chị đi, chân chị đau điếng do đụng phải lúc đi qua, còn Myszka thì quấy rầy mẹ đến không chịu nổi. Và cho dù chỉ độc một lần Ewa gọi con gái của mình là “con nhộng”, nhưng cái từ khủng khiếp này vẫn cứ kêu oang oang bên tai chị - và bỗng dưng, khi nghĩ tới chuyện này, Ewa lao tới ôm chầm lấy con, ghì chặt con vào lòng, điều làm con gái hoảng sợ hơn là sung sướng. Chị cảm nhận, theo bản năng, rằng trong cái mênh mang của tình mẫu tử chỉ thấy toàn là sự chán nản và vô vọng, chẳng có mừng vui. Người mẹ không hay cười như các chị trên tivi. Người mẹ không nhảy và không hát như các chị trên phim quảng cáo. Người mẹ không hăng say trò chuyện với những người phụ nữ khác trong cửa hàng hay ngoài phố. Người mẹ hoàn toàn khác. Myszka liên tiếng, theo bản năng, cái khác của mẹ mình, chính là nét riêng của mẹ.
Còn lúc này Ewa đứng giữa nhà bếp sáng choang, đẹp đẽ và hỏi với vẻ lo lắng:
Bây giờ mụ phù thuỷ phải làm gì hả con?
Myszka nhún vai một cách bất lực, rồi bé lấy ngón tay chỉ vào mình. Bé đứng nguyên một lát rồi thình lình vung tay lên cao, nhảy một cách vụng về. Ewa hiểu được đôi chút: mụ phù thuỷ phải biến Myszka thành một cô bé đang nhảy múa nhẹ nhàng trong cuộc khiêu vũ ở nhà hoàng tử. Tuy nhiên Ewa không hiểu được toàn bộ sự thật! Myszka muốn sự biến đổi này phải là vĩnh viễn. Bé muốn lúc nào nó cũng nhảy múa. Myszka tin rằng, nhảy múa là biểu hiện của tình yêu đối với những thứ mình yêu. Những thứ bé yêu thì nhiều lắm, mẹ, nhà cửa, người bố trốn chạy, những con bướm trên bãi cỏ, cỏ mềm, con búp bê cũ đã  bị rứt hết tóc, con gấu missa bằng nhung đã bị vặt chân, cuốn sách bị xé rách bươm (Myszka xé sách chỉ vì yêu sách).
Vậy thì mụ phù thuỷ phải làm gì nào? – Ewa giọng run run nhắc lại, còn khi Myszka nhảy một cách vụng về và giơ hai tay lên cao, Ewa đáp – Mụ phù thuỷ không biết làm như vậy… Các mụ phù thuỷ chỉ biết biến những người bình thường, như tất cả chúng ta, thành một người không bình thường như con – người mẹ nói tiếp trong ngẫu hứng.
Kho o on g – Myszka nói và đúng lúc này thêm một sức nặng nữa đè lên cô bé, ngoài cái nặng ì ạch của cơ thể mình mà bé đã có phần quen chịu, từ những lời nói của mẹ bé hiểu, không có một mụ phù thuỷ nào có thể cho bé cái bé đang đợi.
Và thế là Myszka thôi không đợi mụ phù thuỷ nữa. Tuy nhiên, đúng lúc đó thì mụ ta lại đến trong giấc mơ. Mụ bảo rằng, tất thảy những gì Mysza đang đợi, có thể có ở trên cao. Thế nhưng phải hai năm trôi qua, Myszka mới biết được trên cao ở chỗ nào. Bởi lẽ kiến thức, cho dù là đơn giản nhất, đến với Myszka rất chậm chạp và chẳng dễ dàng chút nào.