Bản dịch: Lan Vi - Hồng Hà - Dương Hùng
Chương 3
MƯU TOAN ĐẢO CHÁNH THÁNG TÁM BẤT THÀNH VÌ SỰ NGHI NGỜ


MỸ LẦN ĐẦU TIÊN CHẮP NHẬN ĐẢO CHẤNH

    
iện văn của ông Lodge tới Hoa Thịnh Đốn vào sáng ngày thứ bảy 24-8, mở màn cho điều sẽ trở thành một trong những hành động gây nhiều tranh luận nhất trong chánh phủ Kennedy. Bộ Ngoại giao dưới chữ ký của quyền Ngoại trưởng George Ball, gởi cho Đại sứ Lodge một phúc đáp được coi như sự chấp thuận sơ khỏi của Mỹ về cuộc đảo chánh.
Phúc thơ mở đầu bằng câu nói rằng “nước Mỹ không dung dưỡng vai trò đầy thế lực của ông Nhu và bà vợ của ông lâu hơn nữa”.
Đoạn then chốt của bức điện văn với lời lẽ như sau:
“Chúng ta mong muốn dành cho ông Diệm cơ hội hợp lý để loại ông Nhu, nhưng, nếu ông vẫn còn ngoan cố thì chúng ta sẵn sàng chấp nhận ám chỉ rõ là chúng ta có thể không còn ủng hộ ông Diệm nữa. Ông cũng có thể nói với các vị Tư lệnh quân sự thích nghi rằng chúng ta sẽ dành cho họ sự ủng hộ trực tiếp trong hất cứ một thời gian gián đoạn guồng máy chánh phủ Trung ương nào”. (Điện văn Hoa Thịnh Đốn gởi ông Lodge ngày 24-8-64). Hơn nữa, bức điện văn còn cho Đại sứ Lodge rộng quyền hành động đề tiến tới và cam kết “ủng hộ ông đến cùng trong các hành động của ông nhằm đạt các mục tiêu”.
Điện văn quan trọng này cũng dọn đường cho việc công khai phủ nhận những bản tin trước đó của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ và chỉ thị cho ông Lodge đưa ra lời tuyên bố là Hoa Thịnh Đốn không thể tiếp tục yểm trợự quân sự và kinh tế cho Nam Việt Nam trử khi có những hành dộng cấp thời để trả tự do cho các nhà sư, thoả mãn các đòi hỏi của họ.
Bản nghiên cứu của Ngũ giác đài, dẫn cuốn sách của ông Roger Hilsman xuất bản năm 1964 nhan đề “Điều động một quốc gia”(1) để giải thích rằng bức điện văn gây tranh luận được soạn thảo do các ông Hilsman Phụ tá Ngoại trưởng; Averell Harriman, Thử trưởng ngoại giao đặc trách các vấn đề chỉnh trị; Michael V. Forrestal, chuyên viên của Bạch Cung về vấn đề Việt Nam và Đỏng Narm Á và ông Ball. Chủ động trong việc soạn thảo điện văn này là các ông Hilsman và Harriman(2).
DUYỆT XÉT QUA ĐIỆN THOẠI
Theo ông Hilsman thì cả Tổng thống Kennedy và Ngoại trưỏng Rusk đều đã nhận được các bản thảo của điện văn và qua nhiều cuộc điện đàm đã dự phần vào việc sửa chữa lại bản văn trước khi gởi đi.
Roswell L. Giepatric, quyền Bộ trưởng Quốc phòng, khi đó đã chấp thuận điện văn ấy tới tư cách đại diện phía dân sự ở Ngũ giác đài. Tướng Maxwell Taylor, Chủ tịch Bộ tham mưu Liên quân, được tham khảo bây giờ điện thoại trong lúc rời sở đi ăn tối, khi được biết là Tổng thống Kennedy đã chấp thuận bức thông điệp, đã chấp thuận với tư cách đại diện bên quân sự.
Bản nghiên cứu Ngũ giác đài cho biết rằng ngày thứ hai, khi tất cả các viên chức chủ chốt trong chánh phủ trở lại Hoa Thịnh Đốn, nhiều người, nhất là Taylor đã có những ý nghĩ khác. Nhưng khi đó thì đã quá muộn rồi.
Tại Sài gòn, điện văn của Bộ Ngoại giao đã mở màn cho một loạt mới những biến cố. Điện văn đến Sài gòn vào đêm chủ nhật hôm 25-8 và theo tường thuật của Ngũ giác đài, Đại sứ Lodge đã tức thời triệu tướng Harkins và người cầm đầu ngành tình báo CIA Mỹ ở đây là John H. Richardson. Sau cuộc họp chiến lược, ông Lodge đã cấp thời điện về Bộ Ngoại giao đề nghị một thay đổi trong các chiến thuật.
“Tin tưởng rằng những cơ hội về chuyện ông Diệm thoả mãn các yêu cầu của chúng ta rõ ràng là không có. Đồng thời khi đưa các yêu cầu ấy ra chúng ta sẽ giúp ông Nhu một cơ hội đoán trước hay cản trở hành động của giới quân nhân. Chúng tôi tin là sự nguy hiểm ấy không đảng kể chấp nhận, với việc ông Nhu kiểm soát lực lượng chiến đẩu ở Sài gòn”.
“Vì thế đề nghị chúng ta đi thẳng với các tướng lãnh với các đòi hỏi của chúng ta, mà không cần ông Diệm biết, sẽ nói với họ là chúng ta sẵn sàng chấp nhận để ông Diệm lại mà không có ông bà Nhu, nhưng tuỳ họ quyết định xem có nên để ông hay không. Sẽ nhấn mạnh các tướng lãnh áp dụng những bước tiền đề trả tự do cho các nhà sư và thi hành bản thoả ước 16-6. Yêu cầu thay đổi ngay các chỉ thị”.
(Điện văn của ông Lodge phúc đáp Hoa Thịnh Đốn ngày 25-8).
Ông Đại sứ Lodge nói rằng tướng Harkins cùng hợp tác và một phúc trình riêng của ông Richardson gởi về trụ sở CIA cũng hoàn toàn ủng hộ đường lối tiến tới của ông Lodge.
Bản phúc điện tức thời, báo The New York Times có nhận được nhưng không thấy dẫn ra trong bản nghiên cứu của Ngũ giác đài, do các ông Hilsman và Ball gởi “Đồng ý với sự thay đổi đề nghị”.
Không biết phúc điện ấy có được Tổng thống Kennedy và các viên chức cao cấp khác duyệt khán hay không nhưng theo thủ tục hành chánh thỏng thường thì ông Hiisman là người thảo ra phúc điện ấy.
TRÁNH XA CÁC TƯớNG LÃNH
Khi phúc điện tới Sài gòn, theo thuyết cỏn Ngũ giác đài, ông Lodge đã triệu tập một cuộc họp chiến lược nữa vào sáng thứ Hai. Bộ tham mưu thân tín của ông quyết định bàn tay giới chức Mỹ không được lộ ra, có nghĩa là tưởng Harkins sẽ không nói chuyện với tướng lãnh. Người phụ trách việc tiếp xúc sẽ là Trung tá Conein một người quen biết từ lâu nhiều vị trong giới tướng lãnh Việt Nam, và một nhân viên CIA khác nữa(3), các cuộc tiếp xúc của nhân viên thứ Hai đã chấm dứt sau đó.
Người của CIA không những chỉ nói với các tướng lãnh về nội dung điện văn ngày 21-8 mà còn như ông Richardson khuyến cáo Bộ tham mưu của ông Lodge ngày 26-3, chuyển đi các thư nội dung như sau:
“Chúng ta không thể giúp đỡ gì hết trong hành động ban đầu nắm chánh quyền. Hoàn toàn do hành động của chính họ, dù thắng bại đừng mong được cứu vớt”.
Hơn nữa những người mưu toan đảo chánh còn được thông bảo rằng nước Mỹ “hy vọng đổ máu có thể tránh được hay giảm thiểu đến mức tuyệt đối. (Điện văn của phụ tá CIA).
Tại Hoa Thịnh Đốn cũng vào ngày thứ Hai ấy, Tổng thống Kennedy, được thông báo về sự nghi ngại của tướng Taylor và các nhân vật khác, đã triệu tập Hội đồng An ninh Quốc gia.
Bản nghiên cứu của Ngũ giác đài có rất ít tài liệu trên giấy tờ về các cuộc họp của Hội đồng này và không có một hồ sơ nào về các phiên họp trong những ngày nghiêm trọng ấy, đã chấp nhận tài liệu trong cuốn sách của ông Hilsman theo đó những người chủ yếu nghi ngờ là Mc. Namara, Mc. Cone và tướng Taylor, đã bị các giới chức cao cấp ở Bộ Ngoại giao chống đối.
Hội đồng An ninh Quốc gia lại họp lần nữa vào ngày thứ Ba.
Sách của ông Hilsman nói rằng trong cuộc họp này ông Nolting cựu Đại sứ đã không tin là có thể tách rời ông Diệm với người em của ông như các nhà lãnh đạo của Ngũ giác đài để nghị, nhưng ông cũng nói ra sự nghi ngờ về khả năng lãnh đạo quốc gia của các tướng.
Kết quả, theo bản nghiên cứu của Ngũ giác đài, Toà đại sứ Sài gòn được yêu cầu vào ngày 27-8 cho biết thêm các chi tiết về âm mưu đảo chánh và nhận định về hậu quả của việc đình hoãn đảo chánh.
Việc này mở đầu cho sự nứt rạn giữa Đại sứ Lodge và tướng Harkins, và do đó lại càng làm sự nứt rạn ở Hoa Thịnh Đốn thêm tồi tệ.
NÊU DANH NHÀ LÃNH ĐẠO ĐẢO CHÁNH
Hồ sơ tài liệu cho thấy rằng điện văn của Hoa Thịnh Đốn đã tới Sài gòn sau khi hai nhân viên CIA đã mở những cuộc tiếp xúc riêng rẽ với hai nhân vật nữa trong giới tướng lãnh để thông báo lập trường của Mỹ. Điều đáng để ý, họ được biết người lãnh đạo âm mưu đảo chánh là Trung tướng Dương Văn Minh, cố vấn quân sự của Tổng thống, một vị chỉ huy chiến đẩu giỏi và là vị tướng có sự ủng hộ mạnh trong giới sĩ quan(4).
Những người ủng hộ ông không phải chỉ có các tưởng Đôn và Kim, mà cả Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm, Tham mưu trưởng, Thiếu tướng Nguyễn Khánh, Tư lệnh quân đoàn II ở xa về phía Bắc Sài gòn và Đại tả Nguỵễn Văn Thiệu, Tư lệnh Sư đoàn 5, ở ngay phía Bắc Thủ đô. Nhưng chính Sài gòn và vùng đồng bằng Cứu Long ở phía Nam thì lại nằm trong tay những người ủng hộ Tổng thống Diệm(5).
Từ cái cán cân lực lượng ấy theo bản nghiên cứu Ngũ giác đài, Đại sứ Lodge cho là triển vọng đảo chánh thuận lợi, viện lẽ rằng “các cơ hội” thành công sẽ giảm bớt nếu đình hoãn.
Tướng Harkins gởi một điện văn riêng nói ông không thấy lợi thế rõ rệt cho những người àro mưu đảo chánh và không có lý do để “ủng hộ ồn ào” âm mưu ấy. Ông không tin là cuộc đảo chánh có thể khởi sự được trước khi Mỹ có lời ủng hộ. Điện văn của ông cam kết hoàn toàn ủng hộ ông Đại sứ trong việc thi hành các chỉ thị trước, nhưng, bản phân tích ghi nhận, ngầm cho hay rằng sự đồng ý của ông trước đó có tính cách “tự nguyện” hiển nhiên có nghĩa là quan điểm ông Lodge đã lấn lướt quan điểm của ông. Nhưng vụ xảy ra không được giải thích.
Điện văn thứ Ba là của ông Richardson, Trưởng ngành CIA ủng hộ Đại sứ Lodge. Ông ta nói với Trụ sở Trung ương rằng: “Tình hình ỏ đây đã tới độ không cứu chữa được nửa: Sài gòn là một trại lính. Các dấu hiệu hiện nay là gia đình họ Ngô đã đến đường cùng. Có thể có xung đột mở rộng ở Sài gòn tổn hại trầm trọng về nhân mạng”. (Điện văn của Trưởng ngành CIA 28-8).
Nhưng Richardson cảnh giác rằng ngay cả khi anh em ông Ngỏ thắng thế, “anh em ông và Việt Nam sẽ đi đến thất bại cuối cùng trong bàn tay nhân dàn của họ và Việt Cộng”.
Trong khi đó, các tướng lãnh Việt Nam trong bao năm quen với chuyện người Mỹ cảnh giác đừng có tham dự vào các âm mưu chống lại chánh phủ của mình, cũng có những sự buồn bực với người Mỹ.
TÌM DẤU HIỆU ỦNG HỘ RÕ RỆT
Ngày 29-8, chính tướng Minh đã gặp Trung tá Conein và yêu cầu có bằng chứng rõ rệt là nước Mỹ sẽ không tiết lộ với ông Nhu. Để làm bằng chứng rõ rệt cho sự yểm trợ của Mỹ, ông yêu cầu Hoa Thịnh Đốn ngưng viện trợ kinh tế cho chế độ ông Diệm.
Một vị tướng lãnh thứ hai làm một cuộc trắc nghiệm khác mà theo bản nghiên cứu kết quả là Đại sứ Lodge cho phép CIA trợ giúp trong kế hoạch chiến thuật của cuộc đảo chánh.
Một thông điệp khác của CIA hôm 5 tháng 10 tiết lộ rằng hồi tháng 8 các nhân viên tình báo Mỹ đã cung cấp cho những người tổ chức đảo chánh tin quan hệ gồm cả một kế hoạch chi tiết và bản liệt kê các võ khí của trại Long Thành, một căn cứ bí mật của Lực lượng Đặc biệt, do Đại tá Lê Quang Tung nắm quyền chỉ huy.
Người Mỹ ở Sài gòn rõ rệt đi trước các nhà soạn thảo chánh sách ở Hoa Thịnh Đốn.
Theo bản nghiên cứu của Ngũ giác đài, cuộc thảo luận tối cao ở Hoa Thịnh Đốn đã trở nên sôi nổi và gay go đến nỗi Tổng thống Kennedy đích thân đánh điện cho Đại sứ Lodge và tướng Harkins yêu cầu mỗi người, một lần nữa cho biết “phản đoán riêng” của mình.
Phúc điện của Đại sứ gởi cho Tổng thống là nhiệt liệt ủng hộ đảo chánh.
“Chúng ta đã bước vào con đường không có chỗ quay lại khả kính được: lật đổ chánh phủ Diệm. Không có chỗ quay lại một phần là vì uy tín rủa Mỹ đã công khai cam kết vào mục tiêu ấy một cách rộng rãi và càng ngày càng rộng lớn khi mà các sự kiện được tiết lộ ra.
Trong một ý nghĩ căn bản hơn không có chỗ quay lại vì theo quan điểm của tôi không thể thắng cuộc chiến này được với chánh quyền ông Diệm”. (Điện văn ông Lodge gởi ông Rusk ngày 29-8).
Bác bỏ ý tưởng tới gặp Tổng thống Diệm, ông Lodge để nghị cho phép tướng Harkins đích thân nhắc lại những điều trước đó CIA đã thòng báo với các tướng lãnh để làm giảm bớt các sự nghi ngờ của họ. Nếu như thế vẫn chưa đủ thì ông Đại sứ muốn ngưng viện trợ kinh tế như lời yêu cầu của tướng Minh.
TƯỞNG HARKINS GIỮ NGUYÊN LẬP TRƯỜNG
Bản nghiên cứu kể lại rằng tướng Harkins về phần ông vẫn giữ nguyên lập trường theo đó hãy còn đủ thì giờ để gởi đến ông Diệm một tối hậu thơ đòi loại ông Nhu mà không sợ làm nguy hại cho các tướng lãnh mưu toan đảo chánh.
Với tình hình căng thẳng ở cả Sài gòn và Hoa Thịnh Đốn, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ họp phiên sôi nổi hôm 29-8. Một điện văn của Bộ Ngoại giao Mỹ gởi qua Sài gòn đêm ấy cho thấy rằng Tổng thống Kennedy đã ngã về lời khuyến cáo của Đại sứ Lodge hơn là của tướng Harkins. (Điện văn của ông Rusk gởi ông Lodge).
Điện văn này nói Hội đồng An ninh Quốc gia đã “xác định lại một lần nữa đường lối căn bản” và đặc biệt cho phép tướng Harkins nhắc lại những lời thông báo trước đây của CIA cho những người mưu toan đảo chánh. Điện văn bảo ông Harkins nhấn mạnh đến sự ủng hộ của người Mỹ đối với hành động loại trừ ông Nhu khỏi chánh phủ nhưng không nói gì đến ông Diệm dù bằng cách này hay cách khác.
Tuy vậy, điện văn phản ảnh việc chấp nhận quan điểm của ông Lodge cho rằng không có chỗ lùi bước. Chánh phủ Mỹ sẽ ủng hộ mọi cuộc đảo chánh có cơ may thành tựu nhưng không định cho một lực lượng võ trang nào của Mỹ can dự vào. Tướng Harkins nên tuyên bố là ông sẵn sàng thiết lập quan hệ với những người tổ chức đảo chánh và duyệt xét qua kế hoạch của họ. Nhưng sẽ không can dự trực tiếp vào kế hoạch phối họp đảo chánh.
Hơn nữa điện văn cho phép ông Lodge “loan bảo việc ngưng viện trợ” cho chế độ ông Diệm khi nào, và theo cách nào, tuỳ ý ông đại sứ lựa chọn, nhưng lưu ý một phần đến lập trường công khai của chánh quyền Mỹ, điện văn nhắc chừng ông làm thế nào để cho một lối loan báo như vậy “giảm thiểu cái vẻ thông đồng “với các tướng lãnh”. Điện văn của Bộ Ngoại giao giải thích rằng vấn đề “xích lại lần chót” với Diệm như tướng Harkins chủ trương vẫn chưa có quyết định, Ngoại trưởng Rusk có thể có một vài nghi ngờ cá nhân, đã nêu ra vấn đề này, trong một điện văn riêng gửi ông Lodge. Nhưng ông Đại sứ đã bác bỏ ý tưởng ấy ngay.
Vào lúc ấy, ông Kennedy đã gởi thơ riêng cho ông Lodge. Tổng thống nói rằng ông đã dành “sự ủng hộ hoàn toàn cho điện văn trước đây và hứa rằng Hoa Thịnh Đốn sẽ làm mọi việc có thể, để giúp kết thúc hoạt động này trong sự thành công”.
MỞ SẴN LỐI CHO MỘT CUỘC LẬT NGƯỢC
Trong điện văn riêng gởi cho Đại sứ Lodge, Tổng thống Kennedy đã yêu cầu Đại sứ cho ông một nhận định về các triển vọng của cuộc đảo chánh để ông “lật ngược các chỉ thị trước đây” nếu cần.
Phúc thư ngắn của Đại sứ hơn 30-8 công nhận quyền Tổng thống trong việc thay đổi các mệnh lệnh nhưng cảnh giác là vì “cuộc hành quân” phải do người Việt Nam điều khiển. Tổng thống Mỹ có lẽ không thể kiểm soát cuộc hành quân ấy.
Theo hiện tình thì mối băn khoăn lo lắng của Hoa Thịnh Đốn là sợ bất lợi. Bởi vì, theo bản nghien cứu, cuộc tiếp xúc trực tiếp đầu tiên của tướng Harkins đã mang lại sự kiện mới là tướng Minh đã tạm hoãn cuộc đảo chánh trong lúc này vì ngại hậu quả đẫm máu ở Sài gòn.
Theo tài liệu của Ngũ giác đài tướng Harkins cũng được nghe các tướng nói rằng sự cấu kết chặt chẽ với ông Richardson của ông Nhu đã gây ra sự nghi ngờ trong giới các tướng lãnh cho rằng vị Trưởng cơ quan CIA ở đây có thể đang phản thùng họ và rằng người em của Tổng thống ăn lương của CIA. Về san vấn đề này trở nên quan trọng và đưa tới việc thay thế ông Richardson.
Nhưng ngày 31-8 Đại sứ Lodge phúc trình về Hoa Thịnh Đốn sự đồ vỡ của mưu mô và chấm dứt giai đoạn đảo chánh, ông nói với Ngoại trưởng Rusk rằng “chẳng có ý chí cũng như tổ chức trong giói các tướng lãnh để hoàn thành một cái gì”. Mới một ngày trước ông Rusk đã gởi một điện văn sang than phiền về sự thiếu “xương và thịt” (thực lực) nơi những người mưu toan đảo chánh(6).
Ông Lodge cũng phúc trình có nghe tin ông Nhu đã bí mật giao thiệp với Hà Nội và Việt Cộng qua các vị Đại sứ Pháp và Ba Lan, cả hai chánh phủ các nước này điều tán thành một giải pháp trung lập giữa Bắc và Nam Việt Nam(7).
Hoa Thịnh Đốn rơi vào cái thế lưỡng nan. Cuối cùng Mỹ chấp nhận hiểm nguy trong việc thay thế chế độ ông Diệm chỉ cốt làm cho mưu toan trên đây (tức mưu toan liên lạc với Bắc Việt và Việt Cộng của ông Nhu) tiêu tan.
NGUYÊN BẨN CÁC TÀI LIỆU CHÍNH YẾU
ĐIỆN VĂN CỦA HOA THỊNH ĐỐN GỞI ÔNG LODGE VỀ NHU CẦU LOẠI ÔNG BÀ NHU.
Điện văn của Bộ Ngoại giao gởi Đại sứ Henry Cabot Lodge ở Sài gòn ngày 25 tháng 8-1963.
Hiện đã rõ ràng là dù giới quân sự để nghị ban hành lênh thiết quân luật hay là ông Nhu lừa gạt họ đến chỗ làm như vậy, ông Như cũng đã lợi dụng lệnh ấy để tấn công chùa chiền bằng cảnh sát và Lực lượng Đặc biệt của Tung(8) trung thành với ông, như thế để đổ trách nhiệm cho quân đội trước con mắt của thế giới và nhân dân Việt Nam. Cũng đã rõ ràng là ông Nhu đã dùng thủ đoạn để nắm lấy vai trò điều khiển.
Chánh phủ Mỹ không thể dung dưỡng cái tình trạng trong đó quyền hành nắm trong tay ông Nhu. Ông Diệm phải có cơ hội để loại ông Nhu và phe đảng của ông này, và thay thế họ bằng những nhân vật dân sự và quân sự tốt nhất có thể có.
Nếu, mặc dầu tất cả các cố gắng của các ông, ông Diệm vẫn còn ngoan cố và từ chối, thì khi đó chúng ta sẽ phải đứng trước cái khả năng là chính ông Diệm cũng không được duy trì.
Bây giờ chúng ta tin là cần phải có hành động tức thì để ngăn chặn ông Nhu củng cố quyền hành thêm nữa. Vì thế, trừ phi trong khi tham khảo với tướng Harkins có thấy điều gì trở ngại quan trọng, ông được phép tiến hành theo các đường hướng; sau đây:
1) Trước hết chúng ta phải làm áp lực vớì các cấp bậc thích ứng trong chánh phủ Việt Nam đường lối sau đây:
a) Chánh phủ Mỹ không thể nào chấp nhận các hành động chống lại Phật giáo của ông Nhu và những người cộng sự với ông lợi dụng thiết quân luật.
b) Các hành động tức thì để ổn định tình thế cần được áp dụng ngay, kể cả việc bãi bỏ Dụ số 10(9), thả các nhà sư, ni cô, vân vân…
2) Chúng ta đồng thời cũng phải nói với các nhân vật quân sự chủ chốt rằng nước Mỹ có lẽ sẽ thấy không thề tiếp tục ủng hộ chánh phủ Việt Nam về phương diện quân sự và kinh tế trừ phi các biện pháp trên đây được áp dụng tức thì mà theo chúng ta thấy là đòi hỏi việc loại bỏ ông Nhu. Cluing ta mong dành cho ông Diệm một cơ hội hợp lỷ để loại ông Nhu, nhưng nếu ông vẫn ngoan cố, thì khi đó chúng ta sẵn sàng chấp nhận cái hàm ý rõ rệt là chúng ta không còn thể nào ủng hộ ông Diệm được nữa. Ông cũng có thể nói với các vị Tư lệnh quân sự thích hợp rằng chúng ta sẽ dành cho họ sự ủng hộ trực tiếp trong bất cứ một thời kỳ tạm thời gián đoạn guồng máy chánh phủ trung ương nào.
3) Chúng ta công nhận sự cần thiết phải gột sạch vết nhơ cho quân đội vì những vụ tấn công chùa chiền và đặt những sự phiền trách vào thẳng ông Nhu.
Ông được quyền đưa ra những lời tuyên bố ở Sài gòn mà ông coi là nên có để hoàn thành các mục tiêu này. Chúng tôi sẵn sàng theo cùng một đtrờng lối ở đây và đã có Đài tiếng nói Hoa Kỳ đưa ra những lời tuyên bố đi theo với các đường lối ghi trong điện văn tới đây ông phúc đáp, thích ứng càng sớm càng hay.
Đồng thời với việc trên đây, Đại sứ và nhóm trong nước sẽ cấp thời cứu xét mọi giới lãnh đạo có thể lên thay thế và đưa ra những kế hoạch chi tiết như làm thế nào chúng ta có thể thay thế ông Diệm nếu điều này trở nên cần thiết.
Chắc là ông sẽ phải tham khảo với tướng Harkins về bất cứ một biện pháp an ninh cần thiết nào để bảo vệ nhân viên Mỹ trong thời gian khủng hoảng.
Ông sẽ hiểu rằng chúng tôi không thể từ Hoa Thịnh Đốn cho ông những chỉ thị chi tiết chẳng hạn như làm sao để tiến hành công việc này, nhưng ông cũng sẽ biết rằng chúng tôi sẽ ủng hộ ông hoàn toàn về những hành động của ông để thi hành các mục tiêu của chúng ta.
Không cần phải nói là chúng tôi gửi điện văn này chỉ để một số người tối thiểu cằn thiết được biết và nghĩ rằng ông cũng sẽ áp dụng những biện pháp thận trọng tương tự để ngăn ngừa những sự tiết lậu ra trước.
PHÚC ĐIỆN CỦA ÔNG LODGE GỬI VỀ HOA THỊNH ĐỐN
Điện văn của Đại sứ Lodge gửi cho Ngoại trưởng Dean Rusk và Phụ tá ngoại trưởng Noger Hilsman,
25 tháng 8, 1963.
Tin là các cơ hội ông Diệm đáp ứng các đòi hỏi của chúng ta hiển nhiên là con số không. Đồng thời khi đưa ra những đòi hỏi ấy, chúng ta đã cho ông Nhu một cơ hội đoán trước và ngăn chặn hành động của quân đội. Sự nguy hiểm, tôi tin là không đáng chấp nhận với ông Nhu nắm quyền kiểm soát lực lượng chiến đấu ở Sài gòn.
Vì vậy để nghị là chúng ta đi thẳng với các tướng lãnh với các đòi hỏi của chúng ta, mà không cho ông Diệm biết. Nên nói với họ là chúng ta sẵn sàng chấp nhận ông Diệm mà không có ông Nhu nhưng dĩ nhiên để tuỳ họ xét xem có nên giữ ông lại hay không. Cũng nên nhấn mạnh với các tướng áp dụng các biện pháp để trả tự do cho các lãnh tụ Phật giáo và thi hành bản thoả ước ngày 16 tháng 6.
Yêu cầu thay đổi ngay các chỉ thị. Tuy nhiên, không đề nghị hành động cho đến khi chúng tôi thoả mãn về các kế hoạch E và E(10). Tướng Harkins thoả thuận. Tôi trình uỷ nhiệm thư lên Tổng thống Diệm ngày mai lúc 11 giờ sáng.
ĐIỆN VĂN CỦA PHỤ TÁ CIA GỬI CHO XỄP VỀ VIỆC TIÉP XỨC VỚI CÁC TƯỚNG LÃNH SÀI GỎN
Điện văn của John Richardson, Trưởng ngành CIA ở Sài gòn gửi cho ông John A. Mc Cone, Giám đốc CIA ngày 26 tháng 8, 1963.
Trong cuộc họp với Harkins, Trueheart, Mecklin và COS(11) sáng ngày 26 tháng 8, Lodge quyết định là không để lộ bàn tay giới chức Mỹ. Do đó, Harkins sẽ không đưa ra sáng kiến nào với các tướng Việt Nam. (Conein chuyển các điểm dưới đây cho tướng Khiêm; Spira cho Khánh; nếu Khiêm đồng ý đế Conein nói với Đôn, anh sẽ nói).
A) Khuyến khích chuẩn bị thêm các phương diện hành động cho tư tưởng và kế hoạch hiện nay. Nên làm cái gì?
B) Chúng tôi đồng ý ông bà Nhu phải đi.
C) Vấn đề giữ lại ông Diệm hay không tuỳ ý họ.
D) Các nhà sư và những người bi bắt khác phải được thả ngay và thoả ước 5 điểm ngày 16 tháng 6 phải được thi hành.
E) Chúng tôi không thể giúp gì hết trong hành động ban đầu nắm chính quyền. Hoàn toàn là hành động của chính họ, dù thắng hay bại. Đừng mong được bảo lãnh.
G) Nếu ông bà Nhu không đi và nếu tình hình Phật giáo được chấn chỉnh lại như đã chứng tỏ, chúng tôi sẽ thấy không thể tiếp tục viện trợ về quân sự và kinh tế.
H) Mong mỏi rằng đổ máu sẽ có thể tránh được hoặc là hạn chế ở mức tối thiểu.
I) Hy vọng rằng trong và sau cải tiến trình này, ác biến chuyển được điều hợp để duy trì và gia tăng các liên lạc cần thiết giữa người Việt Nam và người Mỹ sẽ đưa đến sự tiến bộ cho xứ sở này và sự tiến triển tốt đẹp cho cuộc chiến.
ĐIỆN VĂN CỦA TRƯỞNG CƠ QUAN CIA VỀ VIỄN ẢNH ĐẢO CHÁNH TẠI SÀI GỎN
Điện văn của ông Richardson gửi ông Mc. Cone ngày 28-8-63.
Tình hình ở Sài gòn đã tới một điểm không trở lại được nữa. Sài gòn hiện là một trại lính. Những dấu hiệu hiện nay cho thấy rằng gia đình nhà Ngô quyết ăn thua đủ trong trận đánh cuối cùng. Theo sự ước ỉượng của chúng ta thì các sĩ quan cấp tướng, không thề lùi bước trong lúc này.
Cuộc gặp gỡ của ông Conein với tướng Khiêm (Sài gòn 0346) cho thấy rằng đại đa số các sĩ quan cấp tướng, ngoại trừ tướng Đính và Cao, đều đoản kết và đã tham dự kế hoạch ban đầu và họ hiểu rằng họ phải xúc tiến nhanh kế hoạch đó, và họ cũng hiểu rằng họ không còn cách nào hơn là cứ tiến tới.
Trừ phi các tướng lãnh bị vô hiệu hoá trước khi có thể phát động chiến dịch, chúng tôi tin là họ sẽ hành động và họ hiện có cơ hội chiến thắng. Nếu tướng Đính trước hết và thứ đến là Đại tá Tung, mà không bị vô hiệu hoá vào lúc khởi sự thi e giao tranh lớn có thể bộc phát tại Sài gòn và con số tồn thất nhân mạng có thể nặng nề.
Chúng ta nhìn nhận những ván bài quan trọng, và đã can dự vào và không hoài nghi là các tướng lãnh cũng nghĩ như vậy. Tình hình đã thay đổi mau chóng kể từ ngày 21-8-1963. Nếu gia đình nhà Ngô thắng trong lúc này thì chính họ và nước Việt Nam sẽ chập choạng bước vào con đường thảm hại cuối cùng trong tay chính nhân dân họ và bọn Việt Cộng. Nếu một cuộc nổi loạn của tướng lãnh xảy ra và bị dẹp tan hay không, chánh phủ Việt Nam Cộng hoà sẽ giảm quan trọng sự hiện diện của Mỹ tại Nam Việt Nam. Dù cho nếu Việt Nam Cộng hoà không làm như thế thì điều rõ ràng cho thấy là công luận và Quốc hội Mỹ, cũng như công luận thế giới, sẽ buộc rút hay giảm viện trợ Mỹ cho Việt Nam Cộng hoà dưới chế độ Ngô ĐìnhDiệm.
Đố máu có thể tránh được nếu gia đình họ Ngô từ chức trước khi có hành động quân sự sắp xảy ra. Có thể là các tướng lãnh sẽ thực hiện nỗ lực này mà dường như không cần tới sự yểm trợ rõ rệt của Mỹ. Vậy mà trong thời gian lâu dài trong tương lai, họ sẽ có thể bị kết án là những bù nhìn của Mỹ điều mà họ không làm dù trong bất cứ ý nghĩ nào.
Dù sao tất cả chúng ta đều hiểu rằng nỗ lực phải thành tựu còn những nỗ lực như thế nào cần thiết về phần chúng ta, chúng ta cũng phải thực hiện. Nếu mưu toan này của các tướng lãnh không xảy ra hay nếu thất bại, thì chúng ta tin mà không nói một cách quá đảng rằng Việt Nam Cộng hoà rất có cơ hội bị mất trong tương lai.
ĐIỆN VĂN ÔNG LODGE GỬI ÔNG RUSK VỀ CHÁNH SÁCH MỸ ĐỐI VỚI CUỘC ĐẢO CHÁNH
Điện văn của Đại sứ Lodge gửi Ngoại trưởng Rusk ngày 29-8-1963
Chúng ta đã bước vào một cuộc hành trình không có cách nào trở lại một cách khả kính được: việc lật đổ chánh phủ Diệm. Không có cách nào trở lại một phần vì uy tín của Mỹ nói chung đã cam kết công khai vào chủ đích này và sẽ còn như vậy nữa khi mà các sự kiện được tiết lộ ra.
Theo một ý nghĩa căn bản hơn chúng ta không trở lại được nữa, vì theo tôi thì không có khả năng chiến thắng với một chánh phủ Diệm, lại càng không có chuyện ông Diệm hay bất cứ người nào khác trong gia đình họ Ngô có thể lãnh đạo được Quốc gia theo một đường lối để thâu nhận sự ủng hộ của những người chẳng hạn như thuộc giới trí thức ở trong và ngoài chánh phủ, dân sự và quân sự, đó là chưa kể tới người Mỹ.
Trong vài tháng qua (đặc biệt là trong những ngày qua) gia đình họ Ngô trên thực tế đã tích cực làm mất cảm tình của các giới này tới một mức độ không thể lường được. Vì vậy, tôi hoàn toàn đồng ý với chánh sách mà tôi đã được chỉ thị phải thực hiện theo như bức điện văn hiôm Chủ nhật tuần trước.
2)(12) Cơ hội về một cuộc đảo chánh của các tướng lãnh tuỳ thuộc vào họ tới một mức độ nào, nhưng cũng tuỳ thuộc phần lớn vào chúng ta.
3) Chúng ta nên xúc tiến các nỗ lực toàn diện đế các tướng lãnh hành động mau lẹ. Đề làm được như vậy chúng tôi phải có quyền làm những điều san đây:
a) Tướng Harkins đích thân lập lại với các tướng lãnh những điều mà các nhân viên CAS (bí danh của CIA) đã chuyền trước đây. Điều này chứng tỏ tính cách đích thực của các Thông điệp ấy. Tướng Harkins phải có lệnh về việc này.
b) Tuy vậy các tướng lãnh đòi phải có lời tuyên bố công khai rằng mọi sự viện trợ của Mỹ cho Việt Nam qua chế độ Diệm cần phải được ngưng lại, thì chúng tôi sẽ đồng ý, trên sự hiểu ngầm là các tướng lãnh sẽ khởi sự cùng một lúc. (Chúng tôi sẽ tìm cách thuyết phục các tướng lãnh rằng tốt hơn là nên giữ lại lá bài này để dùng trường hợp bế tắc. Chúng tôi hy vọng sẽ không cần phải dùng đến lá bài ấy).
c) Các tướng lãnh Việt Nam nghi ngờ là chúng ta không có quyền lực như ý muốn, sự can đảm và quyết tâm thực hiện việc ấy. Họ bị ám ảnh bơi cái tư tưởng là chúng ta sẽ bỏ rơi họ, mặc dầu theo chỉ thị chúng tôi đã nói với họ là cuộc chơi thực sự đã mở màn.
5) Chúng ta phải tiếp tục gây áp lực vì nhiều lý do. Sau đày là một lý do:
a) … Sự bùng nổ của tình hình hiện nay có thể đưa tới các cuộc nổi loạn và bạo động nếu vấn đề bất mãn với chế độ không được đáp ứng. Tình trạng đó có thể đưa tới một chánh phủ thân Cộng sản, hay tốt nhất cũng là một loạt những chính trị gia trung lập.
b) Sự thực cho thấy rằng không thể chiến thẳng được với chế độ này.
c) Tiếng tăm của chúng ta về tính cương quyết và không muốn trở thành ngu ngốc.
d) Nếu hành động như đã đề nghị bị ngưng lại tôi tin là các tướng lãnh Việt Nam sẽ dành cho chúng ta một cái tát. Những ai dự liệu là Mỹ nhứt quyết đối phó với tình thế này đều cảm thấy bị bỏ rơi. Sự giúp đõ của chúng ta cho chế độ trong những năm qua tạo nên một trách nhiệm chúng ta không thể tránh được.
6) …Tôi nhận thấy rằng chiều hướng này đưa đến mối nguy có thể mất Việt Nam. Nó cũng đưa đến mối nguy cho sinh mạng người Mỹ nữa. Tôi sẽ không bao giờ để nghị điều đó nếu tôi cảm thấy có một cơ hội hữu lý giữ vững Việt Nam cùng vớt ông Diệm.
(Điểm 7 không được rõ).
8) … Tướng Harkins nghĩ rằng tôi nên yêu cầu ông Diệm loại trừ vợ chồng Ngô Đình Nhu trước khi thúc đầy các tướng lãnh hành động. Nhưng tôi tin rằng một biện pháp như vậy không có cơ hội đạt tới thành quả mong muốn và sẽ có một hậu quả vô cùng nghiêm trọng mà các tướng lãnh Việt Nam coi như một dấu hiệu về sự thiếu quyết tâm và trì hoãn của Mỹ. Tôi tin đây là một sự liều lĩnh mà chúng ta không nên thực hiện. Các tướng lãnh Việt Nam đã thiếu tin tưởng ở chúng ta quá nhiều rồi. Một điểm khác là ông Diệm chắc chắn sẽ đòi hỏi thời gian để cứu xét một lời yêu cầu có tầm mức sâu rộng như vậy. Điều này sẽ dành cho ông Nhu một cơ hội.
9) Với phần đặc biệt của đoạn 8 ở trên, tướng Harkins đã đồng ý với bức điện văn này.
ĐIỆN VĂN CỦA ÔNG RUSK GỞI ÔNG LODGE Về QUAN ĐIỀM CỦA HỘI ĐỒNG AN NINH QUỔC GIA
Điện văn của Ngoại trưởng Rusk gởi Đại sứ Lodge ngày 29-8-1963. Bản nghiên cứu của Ngũ giác đài cho thấy điện văn này được gởi đi sau một phiên họp của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ.
1) Phiên họp cao cấp nhứt vào trưa hôm nay đã duyệt lại điện văn sổ 375 của ông và tái xác nhận đường lối căn bản. Các chỉ thị đặc biệt như sau:
2) Theo đề nghị của ông thì từ bây giờ trở đi, tướng Harkins được phép nhắc lại với các vị tướng lãnh như ông nói những điều trước đây cho các nhân viên CAS chuyển tới. Tướng Harkins phải nhấn mạnh rằng chánh phủ Mỹ ủng hộ phong trào loại trừ hai vợ chồng ông Nhu ra khỏi chánh quyền, tuy nhiên trước khi đạt tới những sự thông cảm đặc biệt với các tướng lãnh, tướng Harkins phải hiểu rõ những ai có tham dự những nguồn tài nguyên có thể có và kế hoạch đảo chánh toàn diện.
Chánh phủ Mỹ sẽ ủng hộ một cuộc đảo chánh có nhiều cơ hội thành tựu nhưng không dự liệu sự can thiệp trực tiếp của quân đội Mỹ. Tướng Harkins phải nhấn mạnh rằng ông ta sẵn sàng liên lạc với các kế hoạch gia trong cuộc đảo chánh và duyệt xét lại các kế hoạch, nhưng sẽ không tham gia trực tiếp trong kế hoạch đảo chánh hỗn hợp.
3) Vấn đề vận động chót với ông Diệm vẫn còn chua quyết định, và một thơ riêng của Ngoại trưởng sẽ nói rõ quan tâm của chung tôi và yêu cầu ông cho ý kiến.
4) Về vấn đề chuyền quân của Mỹ, chúng tôi không định đưa ra lời loan báo trước nào hay tiết lộ ra lúc này và tin rằng bất cứ quyết định nào sau này nhằm cho biết công khai các vụ điều động quân như thế phải tuỳ thuộc chặt chẽ vào các biến cố đang xảy ra về phía ông. Lẽ dĩ nhiên chúng ta không thể ngăn cản những sự tiết lộ không dược phép, hay tin đồn, chúng ta sẽ dập tắt bất cứ tin nào về cuộc chuyển quân.
5) Từ bây giờ trở đi, ông được phép loan báo việc ngưng viện trợ qua chánh phủ Diệm vào một thời gian và theo những điều kiện do chính ông lựa chọn.
Khi quyết định sử dụng quyền hạn này ông nên xem xét tới sự quan trọng của thời gian và thu xếp việc loan báo để làm giảm thiểu cái vẻ cấu kết với các tướng lãnh và cũng để giảm thiểu nguy cơ về sự phản ứng không thể đoán trước và bất lợi của chánh phủ hiện tại.
Chúng tôi cũng cho rằng trên thực tế ông sẽ không sử dụng đến quyền hạn này trừ phi ông thấy là cần thiết và chúng tôi nhận thấy có thể cuộc vận động và gia tăng hợp tác của tướng Harkins có thể đem lại sự bảo đảm các tướng lãnh mong muốn.
Quan điểm riêng của chúng tôi chỉ nên sử dụng quyền hạn này trong trường hợp có đảo chánh, chớ không phải chỉ để khuyến khích lúc này đối với các tướng lãnh; nhưng các quyết định là do ông.
ĐIỆN VĂN THÊM CỦA ÔNG RUSK CHO ÔNG LODGE VỀ SỰ LIÊN LẠC DIỆM-NHU
Điện văn của Ngoại trưởng Rusk gửi Đại sứ Lodge ngày 29-8-1963.
Rất tán thành bức điện văn số 375 của ông vi nó làm sảng tỏ vấn đề rất nhỉều. Chúng tôi hoàn toàn thông cảm những nỗi khó khăn to lớn đặt ra và các trách nhiệm nặng nề mà Đại sứ và tướng Harkins sẽ phải thi hành trong những ngày sắp tới và chúng tôi mong muốn làm mọi điều có thể được để giúp đạt tới mục đích.
Chủ định của bức điện văn này là phải dọ dẫm thêm nỗ lực có thể được để tách rời ông Diệm ra khỏi vợ chồng ông Nhu. Trong bức điện văn của Đại sứ, dường như ông coi ông Diệm và vợ chồng Nhu như ĩà một vấn đề duy nhất. Vậy mà trước đấy chúng ta đã từng thông báo cho các tướng lãnh rằng, nếu vợ chồng ông Nhu bị loại ra khỏi chinh quyền thì vấn đề giữ lại ông Diệm tuỳ thuộc quyết định của tướng lãnh.
Nhận định riêng của tôi (và đây không phải là một chỉ thị) xem vợ chồng ông Nhu là một phần lớn nhứt trong vấn đề Việt Nam trên hình diện quốc nội, quốc tế và đối với công luận Mỹ. Có lẽ người ta không thể nghĩ là có thể loại vợ chồng Nhu mà khỏi cần loại luôn ông Diệm, hay không cần việc ông Diệm từ bỏ chức vụ.
Trong bất cứ biến cố nào tôi sẽ tán thành lối bình luận của Đại sứ về vấn đề liệu có thể hay có nên tỏ sự phân biệt nào giữa ông Diệm với ông cố vấn và bà Nhu hay không.
Điểm duy nhất theo đó Đại sứ và tướng Harkins hiện có những quan điểm khác biệt là liệu có nên thực hiện một nỗ lực nào để loại vợ chồng Nhu, và áp lực những biện pháp khác để củng cố Quốc gia hậu thuẫn cho nỗ lực chiến thắng Việt Cộng hay không. Quan niệm của tôi, căn cứ một phần theo bản tường trình của Kattenburg về các cuộc đàm thoại với ông Diệm, là một cuộc vận động như vậy không thể thành tựu, nếu vận động bằng cách thuyết phục thuần tuý riêng thời. Trừ khi một cuộc nói chuyện như thế kèm theo một sự trừng phạt thực sự, chẳng hạn như là đe doạ rút lại viện trợ thì chưa chắc gì một người có lễ có cảm tưỏng rằng chúng ta không thể không cam kết với một nước Việt Nam chống Cộng, sẽ nghiên cứu nghiêm chỉnh lời yêu cầu của chúng ta.
Tuy nhiên, nếu một sự đe doạ trừng phạt được đưa ra trong một cuộc đàm thoại như thế thì ta có mối nguy lớn là ông Diệm cho đó là một dấu hiệu chứng tỏ việc chúng ta hành động chống lại ông và vợ ông Ngô Đình Nhu sắp xảy ra, và lúc đó ông Diệm sẽ có thể hành động, tối thiểu là chống lại các tướng lãnh Việt Nam, hay biết đâu ông Diệm lại không có hành động ngoạn mục khác, chẳng hạn nbư kêu gọi Bắc Việt giúp đỡ để trục xuất người Mỹ.
Vậy thì theo tôi một cuộc vận động như vậy nếu được thực hiện thì phải nên chờ một thời cơ thích nghi khi những người khác sẵn sàng hành động ngay lập tức để thành lập một tân chánh phủ. Nếu vậy thì vấn đề được đặt ra là việc vận động khai trừ vợ chồng Nhu sẽ phát xuất từ những người Mỹ hay là do chính các tướng lãnh.
Đây có thể là phương cách để các tướng lãnh chứng tỏ là họ sẵn sàng phân biệt ông Diệm với vợ chồng Nhu trong bất cứ biến cố nào. Nếu các tướng lãnh Việt Nam áp dụng hành động này thì hành động đó có mục đích bảo vệ những Chánh phủ Việt Nam kế tiếp để khỏi bị kết án là các bù nhìn của Mỹ dù cho có phong trào chống Mỹ xảy ra trong một tình thế quả phức tạp như vậy.
Tôi hân hoan biết thêm các ý kiến của Đại sứ về các điểm đó cũng như các quan niệm của Đại sứ về vấn đề liệu các cuộc hội đàm trong tương lai với ông Diệm có nên được tiếp tục hay không. Đại sứ sẽ được các chỉ thị chính thức về những vấn đề khác qua các văn thư khác. Chúc Đại sứ may mắn nhiều.
PHÚC ĐIỆN, ÔNG LODGE GỬI ÔNG RUSK VỀ SỰ THÂN THIỄT NHU-DIỆM
Điện văn của Đại sứ Lodge gửi Ngoại trưởng Rusk ngày 30-8-63.
Tôi đồng ý việc tách rời ông Nhu là mục tiêu chính và rằng ông bà Nhu là “phần quan trọng hơn”.
Chắc chắn điều này không thể thực hiện được qua ông Diệm. Trên thực tế ông Diệm sẽ chống đối điều này. Ông Diệm muốn có vợ chồng ông Nhu hơn là không có.
Cơ hội tốt đẹp nhất để thực hiện điều này là để các tướng lãnh nắm lấy then khoá, kho đạn và súng ống của chánh phủ.
Sau khi điều này được thực hiện mói có thể quyết định xem có nên để ông Diệm cầm quyền trở lại hay là tiếp tục công việc mà không có ông. Theo tôi thi tôi muốn để ông Diệm cầm quyên trở lại. Song tôi sẽ không tản thành gây áp lực nhiều với các tướng lãnh Việt Nam nếu họ không muốn Diệm nữa.
Sự khó khăn độc nhất và lớn lao nhất của tôi trong việc thực hiện các chỉ thị hôm Chủ nhật tuần trước là tình trạng bất động. Ngày lại ngày qua mà không có điều gì xảy ra. Lẽ tự nhiên các tướng lãnh muốn có các sự bảo đảm và chắc chắn chánh phủ Mỹ đã phản ứng mau lẹ.
Nhưng hôm nay đây là thử sáu, trong lúc một đàng nhiều điều đã được thực hiện, vẫn chưa có gì biện minh cho tất cả những giờ phút chúng ta đã dành vào đấy, nếu tôi đến thăm ông Diệm để yèu cầu loại vợ chồng ông Nhu, chắc chắn là ông Diệm sẽ không đồng ý. Nhưng trước khi bác bỏ lời yêu cầu của tôi, ông Diệm sẽ giả bộ cứu xét yêu sách đó và trì hoãn thật lâu.
Điều này sẽ làm cho các tướng lãnh hoài nghi chúng ta và tình trạng bất động kéo dài thêm.
Một cuộc đến thăm như thế của tôi sẽ khiến cho vợ chồng ông Nhu coi như một tối hậu thư và kết quả vợ chồng ông Nhu sẽ áp dụng các biện pháp để phá tan bất cứ chiến dịch nào đối phó với ông.
Tôi đồng ý với Ngoại trưởng rằng nếu sử dụng một sự trừng phạt thì điều đó có thể gày ra một phản ứng còn khác thường hơn nữa. Thực ra tôi rất không đồng ý với ý tưởng cắt giảm viện trợ liên hệ đến chiến dịch của các tướng lãnh.
Và trong khi cám ơn Ngoại trưởng đã cho tôi quyền đưa ra lời loan báo ấy, tôi hy vọng là không hao giờ phải sử dụng đến quyền đó.
Có thể làm như Ngoại trưởng nghĩ về các tướng lãnh, khi và nếu chiến dịch của họ tiếp tục đòi hỏi việc loại bỏ ông bà Nhu trước khi đưa chiến dịch của họ đến kết quả.
Nhưng tôi sợ rằng họ sẽ để lộ hoạt động của họ ra và khi đó sẽ bị tan rã, trong khi ông hà Nhu vẫn tiếp tục ở trong chánh quyền.
Nếu chiến dịch của các tướng lãnh tiếp diễn, tôi không muốn ngăn cản cho tới khi họ hoàn toàn kiểm soát tình hình. Khi đó họ có thế loại vợ chồng ông Nhu và quyết định xem có muốn giữ lại òixg Diệm hay không. Điều tốt hơn cho họ và cho chúng ta là để họ loại ông bà Nhu hơn là chúng ta nhủng tay vào.
Tôi tin chắc phương cách tốt đẹp nhất để giải quyết vấn dề này là qua một phong trào thực sự của người Việt Nam. Dù rằng việc ấy có phần đặt tôi vào cái tư thế đầy một nắm bùn.
Lúc này, tôi không dự liệu các cuộc hội đàm thêm với ông Diệm.
ĐIỆN VĂN CỦA TƯỚNG MỸ Ở SÀI GÒN GỬI TƯỚNG TAYLOR VỀ VIỆC CHẤM DỨT MƯU TOAN THÁNG 8
Điện văn của tưởng Paul D. Harkins, Tư lệnh Mỹ tại Sài gòn gửi tướng Maxwell D. Taylor, Chủ tịch Uỷ ban Tham mưu liên quân Mỹ ngày 31-8-1963.
Gặp ông Khiêm, ông cho biết Big. Minh đã ngưng kế hoạch (đảo chánh) trong lúc này, đang tiến hành phương pháp khác. Các tưởng khác cũng ngxrng kế hoạch, ông và tướng Khánh theo tướng Minh. Ông ta biết Thảo(13) đang cho đặt các kế hoạch nhưng ít người trong giới quân nhân tin ông Thảo vì quá trình Việt Cộng của ông ta và rằng có thể Thảo vẫn còn hoạt động cho Việt Cộng.
Các tướng lãnh chưa sẵn sàng vì chưa có đủ lực lượng dưới quyền kiểm soát của mình so với lực lượng đặt dưới quyền của Tổng thống và hiện có mặt ở Sài gòn. Tướng Khiêm cho hay các tướng không muốn khởi sự bất cứ điều gì không thể kết thúc thành công.
…Trong một cuộc gặp gỡ hôm qua, ông Nhu nói là ông ta hiện nay sẵn sàng làm những gì mà Mỹ muốn làm và có sự ủng hộ của cả Tổng thống Kennedy. Tôi nói đó là điều mới mẽ đối với tôi. Tướng Khiêm nói ông tự hỏi phải chăng ông Nhu một lần nữa có mưu toan loại các tướng lãnh hay không. Tướng Khiêm đã tâm sự rằng các tướng lãnh không tin cậy nhiều vào Nhu và rằng ông Nhu là bạn của ông Richardson, các tướng lãnh tự hỏi, không hiểu hai vợ chồng ông Nhu có được cơ quan CIA trả lương hay không…
…Tôi tự hỏi có một người nào đó dám đặt ra với vợ chồng ông Nhu sự kiện vẳng mặt của ông bà khỏi chính trường là điểm then chốt cho một giải pháp toàn bộ.
Ông Khiêm trả lời rằng bất cứ ai làm chuyện ấy tức là tự sát, tướng Khiêm cũung nói thêm rằng ông không tin có thể tách rời vợ chông ông Nhu và ông Diệm.
Cho nên chúng tôi thấy chúng tôi có một “tổ chức hoang mang” trong đó mọi người nghi ngờ mọi người khác và không một ai muốn có một hành động tích cực nào ngay trong lúc này. Ta không thể nào thúc giục Đông Phương.
______________________
Chú thích:
(1) To Move a Nation: The Politics of Foreign Policy in the Administration of John F. Kennedy - Rogers Hilsman, 1964.
(2) Cựu Đại sứ Mỹ Nolting trong cuộc phỏng vấn đã dẫn, cho biết.
Có một nhóm nhỏ ở Bộ ngoại giao và tại Bạch cung đã chống ông Diệm đều đều. Có một số báo chí chống ông Diệm mạnh mẽ ở Mỹ, mà theo tôi đứng đầu là tờ The New York Times.
Năm 1962, khi các thoả ước Geneve về Ai Lao sắp kết thúc, Tổng thống Diệm trở nên chống đối mạnh mẽ các điều kiện của giải pháp cuối cùng, bởi vì thiếu những bảo đảm.. Ống Diệm viện lẽ rằng Cộng sản sẽ không tôn trọng bàn thoả ước, rằng các điều kiện của bản thoả ước ấy sẽ bó tay Nam Việt Nam chứ không bó tay Cộng sản. Ông tin là Cộng sản sẽ sử dụng miền Đông nước Lào để di chuyển các đồ tiếp liệu vào Nam, và đó là điều họ hiện nay đang làm.
Tuy nhiên, ông Averell Harriman (khi ấy là Phụ tá Ngoại trường đặc trách các vấn đề Viễn Đông) nói ông có cái linh cảm là Nga Sô sẽ khiến các nước Cộng sản tham dự hội nghị giữ đúng thoả ước. Cảm tưởng của chúng tôi ở Sài gòn thì trái hẳn lại thẽ. Ông Harriman cuối cùng đã bay sang Sài gòn và đã có một cuộc hội đàm bão táp với ông Diệm. Hai ông so gươm về vấn đề giải pháp ở Lào. Cuối cùng ông Diệm ký kết bản thoả ước, trái với cái lý luận hay hơn của ông, nhưng tôi nghĩ là sự thù nghịch còn tiếp tục.
(3) Theo báo cáo của C1A ngày 28-8-63 nhân viên thứ hai ngài là Spira, từng tiếp xúc với tướng Nguyễn Khánh khi ấy là Tư lệnh Vùng II.
(4) Người đại diện của tưởng lãnh mưu toan đảo chánh tiếp xúc với Trung tá Conein của CIA hôm 27-8-1963, là tướng Trân Thiện Khiêm, Tham mưu trưởng Liên quân.
(5) Đó là Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao, Tư lệnh Quân đoàn IV và Đại tá Bùi Đình Đạm, Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh.
(6) Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo US. News and World Report cựu Đại sứ Mỹ Nolting kể lại rằng:
Có một lúc vào cuối tháng tám, tôi đã tưởng như mói nguy về một cuộc đảo chánh đã qua đi. Có điện văn của ông Lodge gửi về nói "các tướng lãnh đã trở thành mềm xèo như bún” - nói như vậy có nghĩa là họ đã hết xương sống và sẽ không còn nổi dậy gì nữa. Về sau tôi nghe ông Diệm đã gọi những người âm mưu vào dinh và nói với họ: “Có anh nào trong các anh nghĩ là cỏ thể làm được một tổng thống hay hơn, làm ơn nói cho tới biết là các anh sẽ làm như thế nào Cuộc âm mưu nguôi đi, tạm thời.
(7) Xem bàí của Tile Washington Post do MURREY MARDER viết, ở cuối sách.,
(8) Tức Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực Lượng Đặc Biệt sau này bị giết ngay trong ngày đảo chánh 1-11-1963.
(9) “Đạo Dụ số 10” do Bảo Đại ký năm 1950 ấn định qui chế: các Hiệp hội trong đó Phật giáo và các tôn giáo khác bị coi như đồng hạng với các hội tiêu khiển, hội thể thao; riêng điêu 44 cùa đạo Dụ này dự liệu “Chế độ đặc biệt cho các Hội truyền giáo Thiên Chúa và Gia tô”.
Một trong 5 nguyện vọng của Phật giáo trong giai đoạn đầu cuộc tranh đấu là “yêu cầu cho Phật giáo hưởng chế độ như các Hội truyền giáo Thiên Chúa ghi trong Dụ sổ 10”.
(10) E và E tức Escape and Evasion, có nghĩa là trốn và thoát. Ở đây là danh từ mật mã cửa Bộ Ngoại giao Mỹ.
(11) COS tức Chief of Station, nghía là Trưởng cơ quan CIA ở Sài gòn, khi đó là Richardson.
(12) Trong nguyên bản do New York Times trích đăng không có đánh các số 1, 4 chắc là đã cẳt bớt đi một phần.
(13) Tức Trung tá Phạm Ngọc Thảo, nguyên tỉnh trường Kiến Hoà, khi ấy là Thanh tra đặc trách chương trình Ấp Chiến lược. Trong số các nhóm có mưu định đảo chánh hồi ấy ngoải các tướng lãnh còn có nhóm của Bác sĩ Tuyến, Đại tá Đỗ Mậu và Trung tá Thảo.