Bản dịch: Lan Vi - Hồng Hà - Dương Hùng
Chương 4
A. CUỘC TRANH LUẬN TRONG NỘI BỘ CHÁNH PHỦ MỸ

    
heo thuyết của Ngũ giác đài: “Nước Mỹ hồi tháng 8 năm 1963 lâm vào tình trạng vô chánh sách và hầu hết các cây cầu nối tiếp đều bị đốt cháy”.
Các nhân viên Hội đồng An ninh Quốc gia không có Tổng thống tham dự - đã hội họp ngày 31-8 để xem “phải đi đến đâu”.
Tác giả bản nghiên cứu bình luận rằng phiên họp này đáng chú ý vì “sự bối rối bất lực không tập trung được vào vấn đề”, chứng tỏ tình trạng hoang mang lạc hướng của chánh phủ.
Lập trường gày tranh luận nhiều nhất do ông Paul M. Kettenburg thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra. Ông này là nhà Ngoại giao 39 tuổi đứng đầu Nhóm Công Tác Liên Bộ về Việt Nam trong chánh phủ Mỹ. Ông ta đề nghị rút chân ra - và vì thế theo thuyết của Ngũ giác đài, trở thành đề nghị chỉnh thức đầu tiên được ghi vào hồ sơ trong cuộc họp cao cấp về chánh sách Việt Nam đưa đến cái kết luận hợp lý cho các bản phân tích theo đó cố gắng chiến tranh không còn cứu vãn được nữa dù là có hay không có Tổng thống Diệm.
Cho đến khi ông Kattenburg nói ra điều này, khuynh hướng của cuộc thảo luận có vẻ muốn miễn cưõng quay về với một mối quan hệ có thể làm việc được với ông Diệm bởi vì có vẻ như không có cách nào khác. Ngoại trưởng Rusk cho rằng thật là “không thực tế” khi đòi ông Nhu “phải ra đi” và Bộ trưởng Mc Namara thúc giục mở lại cuộc tiếp xúc cao cấp với Dinh Tổng thống (xem biên bản về cuộc họp ở Hoa Thịnh Đốn ngày 31-8).
CHÁNH SÁCH HAI ĐIỂM CỦA ÔNG RUSK
Đối lại, Phụ tá Ngoại trưởng Hilsman nhắc hội đồng tình thế khỏ chịu, tê liệt trong chánh phủ Việt Nam, ảnh hưởng đến hình ảnh và chánh sách của Mỹ ở khắp nơi nếu Hoa Thịnh Đốn chấp nhận “một chánh phủ có sự ngự trị mạnh mẽ của ông Nhu”).
Theo bièn bản phiên họp này thi ông Kettenburg đã đẩy lý luận của ông thêm một bước nữa, bằng cách xác định rằng nếu nước Mỹ cố “sống với” chế độ của ông Diệm thì có thể bị tống ra khỏi Việt Nam trong vòng sáu tháng.
Ông ta lý luận rằng trong vòng sáu tháng đến một năm nữa, cố gắng chiến tranh sẽ suy sụp mạnh đến độ nhân dân Việt Nam “sẽ lần lần đi về phía bên kia và chúng ta sẽ buộc lòng phải ra đi”.
Lời phân tích của ông đã tức thời bị Phó tổng thống Johnson, Ngoại trưởng Dean Rusk và Bộ trưởng Quốc phòng Mc. Namara bác bỏ. Theo biên bản thì ông Rusk đã đòi chánh sách Mỹ phải dựa trên hai điểm, rằng chúng ta sẽ không rút xa khỏi Việt Nam ixước khi chiến thắng, và rằng chúng ta sẽ không chủ mưu một cuộc đảo chánh, ông Mc. Namara ủng hộ quan điểm này.
Phó tổng thống nói ông đồng ý hoàn toàn và tuyên bố là chúng ta phải chấm dứt trò con lừa và kẻ trộm và trở lại nói chuyện thẳng (với chánh phủ ở Sài gòn) và một lần nữa đi đến chiến thắng”. Nói dễ hơn làm.
Theo bản nghiên cứu của Ngũ giác đài kể lại chánh quyền Kennedy đã trải qua thêm năm tuần lễ nữa mà không có một chánh sách gì rõ rệt, nhưng có ba khái niệm được hình thành:
Thứ nhứt phải gửi những phái bộ đặc biệt sang nhận định tình hình ở Việt Nam.
Thứ hai, cố ép buộc chế độ ông Diệm phải ôn hoà bằng các áp lực kinh tế và tuyên truyền.
Và thứ ba, các cố gắng của Đại sứ Lodge, để thuyết phục ông Nhu rời xứ trong khi vẫn ủng hộ ông Diệm.
Tổng thống Kennedy trong một cuộc phỏng vấn truyền hình ngày 2-9 đã lần đầu tiên làm áp lực thẳng với chế độ ông Diệm. Ông nói chánh phủ Nam Việt Nam phải áp dụng những bước tiến để lấy lại sự ủng hộ của nhân dân, sau các vụ đàn áp Phật giáo, nếu không thì cuộc chiến không thể thắng được. Thành công có thể đạt tới với những thay đổi trong chánh sách và có thể cả nhân sự nĩra. Nhưng ông không nói rõ là ai.
Trong một cuộc hội họp cũng không đi đến kết luận nào của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, bốn ngày sau đó. Bộ trưởng tư pháp Robert F. Kennedy trở lại vấn đề rút chân ra. Bản nghiên cứu của Ngũ giác đài kể lại ông Robert Kennedy đã lý luận rằng nếu cuộc chiến không thẳng được bởi bất cứ một chế độ nào có thế tiên liệu ở Nam Việt Nam, thì đã đến lúc rút ra khỏi Việt Nam. Tuy nhiên ông cho rằng nếu chế độ của ông Diệm là một trở ngại thì ông Đại sứ Lodge phải được phép mang lại những đổi thay cần thiết.
Nhưng đáp ứng tức thời của chánh phủ Kennedy trước cái thế lưỡng nan ấy theo lời đề nghị của Bộ trưởng Mc. Namara - gởi một phái bộ điều tra sang Việt Nam để có một cái nhìn mới mẻ: Thiếu tướng Victor H. Krulak, chuyên viên cao cấp nhất của Ngũ giác đài về chiến tranh phản du kích và Joseph A. Hendenhall nguyên cố vấn chỉnh trị Toà Đại sứ Mỹ ở Sài gòn.
CỦNG MỘT NƯỚC
Hai người trở về Mỹ sau chuyến đi vất vả bốn ngày với những nhận định hoàn toàn trái ngược nhau đến độ Tổng thống Kennedy đã phải nêu câu hỏi “có phải cả hai đã cùng viếng thăm một nước hay là không?”
Không hài lỏng, Tổng thống Kennedy đã gởi ông Bộ trưởng Mc Namara và tướng Taylor sang làm một cuộc tìm hiểu sự thực khác vào ngày 23-9-1963.
Hai ông đã gặp ông Diệm ngày 29-9 và mặc dầu ông Mc. Namara được phép thúc giục nhà lãnh đạo Nam Việt Nam loại bỏ người em của ông khỏi chính quyền, nhưng ông đã không đặt vấn đề ra. Người ta không thấy có lời giải thích nào về sự bỏ qua đáng chú ý này.
Nhà phân tích của Ngũ giác đài bình luận rằng bản phúc trình của phái bộ ông đệ trình hôm 2-10-1963 đã cố gắng hàn gắn sự cách biệt giữa Đại sứ Lodge và tướng Harkins và trên tiến trình ấy, phản ảnh lần đầu tiên những sự nghi ngờ nghiêm trọng trong trí ông Mc. Namara.
Nhận định của giới quân sự - mà ông Bộ trưởng Quốc phòng duyệt xét lại từ gốc rễ sau khi cuộc đảo chánh 1-11 thành công - nói chung là lạc quan, giới này cho biết những “tiến bộ lớn” trong nắm trước đó mà không có những hậu quả xấu cho việc điều hành cuộc chiến vì cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài, và nhận định rằng “phần chính yếu” của quân đội Mỹ có thể triệt thoái vào cuối năm 1965. Hai người đề nghị - với sự chấp thuận của Tổng thống - loan báo rằng 1.000 người Mỹ có thể triệt thoái vào cuối năm 1963.
(Phúc trình Mc. Namara - Taylor ngày 2-10-1963).
Bản phân tích chính trị của hai ông thấy sự bất bình với chế độ Diệm - Nhu là một “vấn đề khích động” có thể bùng sôi trong bất cứ lúc nào.
Không nhận biết mưu toan đảo chánh đã được làm sống lại, hai ông không tin vào các viễn tưởng về một cuộc đảo chánh sớm xảy ra viện lẽ rằng các tướng lãnh có vẻ “ít có lòng dạ” về việc ấy và đề nghị rằng trong khi ấy, chúng ta phải “cộng tác với chế độ ông Diệm, nhưng không ủng hộ chế độ ấy”.
Bản nghiên cứu ghi nhận rằng hai ông đã đề nghị một loạt những áp lực kinh tế, kể cả việc cắt viện trợ, mà không cho thấy là khi ấy hai ông có nhớ rằng đó là dấu hiệu “khởi hành” mà các tướng lãnh đã yêu cầu trước đó.
Chính quyền Kennedy, đã đi vào một chiến dịch áp lực mà bất kể ý định ra sao, cũng có điều khich lệ các tướng lãnh trong quân đội cố gắng một lần nữa.
Nhận xét trên đài truyền hinh của Tổng thống Kennedy về sự cằn thiết của “những thay đổi về nhân sự có thể có” là phát sủng lệnh. Tiếp đó ngày 14-9-1963 Hoa Thịnh Đốn thông báo với Toà Đại sứ rằng Mỹ hoãn lại các quyết định dành 18,5 triệu Mỹ kim để tài trợ cho việc nhập cảng thương mại hoá tại miền Nam Việt Nam.
Ba ngày sau đó Bạch Cung chỉ thị cho Đại sứ Lodge có những cố gắng mới để đi đến việc giảm rõ rệt “ảnh hưởng của ông bà Nhu tốt hơn là nên dàn xếp để họ rời Việt Nam” ít nhất là trong một cuộc nghỉ ngơi kéo dài (điện văn của Toà Bạch Cung gởi Đại sứ Lodge ngày 17-9). Bạch Cung cho ông quyền rộng rãi “được sử dụng viện trợ như đòn bẩy trong cơ hội này nhưng phải luòn nhớ rằng chinh sách của chúng ta hiện nay không phải là cúp hết viện trợ”. Đặc biệt Bạch Cling cỏn cho rằng ông Lodge có thể tuỳ ý giới hạn hay định lại cách chuyển giao số viện trợ lúc đó “dành cho hay chuyển qua ông Nhu hay các cộng sự viên của ông Nhu”. Bạch Cung cũng khuyến cáo ông chứ không ra lệnh, tiếp xúc lại với Tổng thống Diệm. Nhưng ông Lodge khước từ.
Các điện văn cao cấp của Hoa Thịnh Đốn gởi cho ông Đại sứ Lodge qua suốt mùa thu năm 1963 đáng chú ý ở sự kính trọng bất thường đối với ông. Chính Tổng thống Kennedy đã tỏ ra tế nhị trong những trường hợp rất hiếm hoi khi ông phải làm trái ý ông Đại sứ. Một lần trong một điện văn riêng gởi cho ông Lodge vào giữa tháng 9, ông đã đưa ra lời bình phẩm rằng, là con trai của một cựu đại sứ, “tôi đã có kinh nghiệm nhiều về tính cách quan trọng của việc bảo vệ hiệu năng của người tại chỗ (man on the spot). Hồ sơ chứng tỏ rằng Tổng thống cũng hiểu là ông đã phải cương quyết và minh bạch như thế nào để áp dụng quyền hành đối với ông Đại sứ - và điều thật ý nghĩa là ông đã không làm như thế trong những ngày chót trước khi xảy ra cuộc đảo chánh.
Tháng Mười, các biến chuyển trở nên cấp bách. Ở Sài gòn ngày 2 tháng 10 Trung tá Conein “bất ngờ” gặp tướng Đòn, ông này hẹn gặp chiều hôm ấy ở Nha Trang. Đêm đó, người của CIA này được biết rằng cuộc mưu toan lại tiến hành và rằng tướng Minh, người lãnh đạo cuộc mưu toan đảo chánh này, muốn thảo luận các chi tiết. Đại sứ Lodge chấp thuận cuộc gặp gỡ.
Ngày 5 thủng 10 là một ngày định mệnh ở cả Sài gòn lẫn Hoa Thịnh Đốn. Lần đầu tiên trong nhiều tuần lễ, một nhà sư nữa tự thiêu chết ở chợ Sài gòn(1), Richardson, Trưởng ngành CIA ở Sài gòn mà các mối liên hệ với ông Nhu đã khiến các tướng lãnh nghi ngờ, rời Việt Nam, sau điều gọi là những cố gắng ở hậu trường của Đại sứ Lodge để đổi ông ta, và Tổng thống Kennedy đã có những quyết định sâu rộng về những trừng phạt về kinh tế quan trọng chống lại chế độ ông Diệm.
Lúc 8 giờ sáng hôm ấy (5-10-63), Trung tá Conein tới hành dinh của tướng Minh gặp ông trong bẩy mươi phút. Theo tài liệu của CIA về cuộc gặp gỡ này hai người đã nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp. Vị tướng Nam Việt Nam, với cái biệt danh, Big Minh do các đồng nghiệp của ông gán cho vì thân hình to lớn, đã nói rằng ông không có một tham vọng chính trị cá nhân nào.
Tuy nhiên, ông nói rằng các Tư lệnh trong quân đội cảm thấy sẽ thất trận trừ phi sớm thay đổi chánh phủ và rằng ông “cần biết lập trường của chánh phủ Mỹ về một sự thay đổi chế độ trong tương lai rất gần”. Tướng Minh nói rằng ông không trông mong một sự ủng hộ đặc biệt nào của Mỹ cho cuộc đảo chánh nhưng cần có các đảm bảo là người Mỹ sẽ không cản trở. Ông không đòi phải có lời cam kết ngay, nhưng yêu cầu gặp Conein vào một ngày khác.
ÔNG LODGE ĐỀ NGHỊ THẬN TRỌNG
Tướng Minh vạch ra nhiều chiến thuật có thể áp dụng. Hai chiến thuật chính dự liệu giữ lại ông Diệm nhưng giết hai người em thế lực đáng sợ là các ông Nhu và Ngô Đình Cẩn - Cố vấn của chế độ ở miền Trung Việt Nam hoặc là một trận đánh bằng quân sự để kiểm soát Sài gòn và Chánh phủ, chống lại khoảng 5.500 quân trung thành tại thủ đô.
Vì âm mưu bất thành hồi tháng 8, Đại sứ Lodge đã phản ứng thận trọng. Trong một điện văn đặc biệt gởi về cho Ngoại trưởng Rusk, ông đã bình luận rằng cả ông lẫn tướng Harkins cùng không “đặt nhiều tin tưởng vào Big Minh” (điện văn 5-10 của ông Lodge).
Tuy vậy, ông đề nghị dành cho các tướng sự bảo đảm là Mỹ không “cản trở” cuộc đảo chánh của họ, rằng Mỹ sẽ xét lại các kế hoạch của họ - “Các kế hoạch khác chứ không phải kể hoạcli hạ sát” - và rằng Mỹ sẽ tiếp tục viện trợ cho bất cứ chánh phủ tương lai nào hứa hẹn thu phục được sự ủng hộ của dân chúng và chiến thắng trong cuộc chiến, ông nói rằng tướng Harkins cũng đứng chung trong các đề nghị này.
Tại Hoa Thịnh Đốn, các biến cố cũng nắm được thời cơ. Ngày 2 tháng Mười, Tổng thống Kennedy đã nhận được các đề nghị của phái bộ Mc. Namara - Taylor (soạn thảo trước khi có các cuộc tiếp xúc ở Sài gòn) khuyến cáo thêm áp lực chặt chẽ mới đối với chế độ ông Diệm với hy vọng đạt tới một vài cải tổ và đồng thời chủ trương có những tiếp xúc kín với “phe lãnh đạo có thể thay thế ông Diệm” mà không tích cực thúc đẩy một cuộc đảo chánh.
Tổng thống Kennedy chấp nhận tất cả các đề nghị trong bản phúc trình. Theo tài liệu Ngũ giác đài, ông đặc biệt cho phép ngưng các khoản trợ cấp kinh tế cho ngành nhập cảng thương mại hoá của Nam Việt Nam, phong toả các số tiền cho vay để Sài gòn thực hiện công tác ống nước, một nhà máy điện dùng cho vùng Thủ đô, và đáng chú ý là việc cắt sự yểm trợ tài chánh cho Lực lượng Đặc biệt Việt Nam - do ông Nhu kiểm soát - trừ phi lực lượng này được đặt thuộc quyền Bộ Tổng Tham Mưu do các tướng lãnh mưu toan đảo chánh đứng đầu. Không có một thông báo công khai nào, và mọi bưởc tiến đều lần lần được ông Lodge tiết lộ.
Nhưng, theo bản nghiên cứu của Ngũ giác đài, trong một thành phố đang chú ý và báo động trước mọi thay đổi nhỏ trong chánh sách của Mỹ như Sài gòn, thì những bước tiến này được nhiều giới coi như một lời cáo phó cho chế độ ông Diệm.
Chỉ mới một tháng trước, việc cắt đứt đã được thảo luận - và chấp thuận - như một dấu hiệu người Mỹ ủng hộ các tướng lãnh, nếu cần.
Nhà phân tích của Ngũ giác đài bình luận rằng hồ sơ tài liệu hồi đầu tháng 10-1963 không cho người ta thấy rõ hơn là phải chăng Bạch Cung đã có ý định coi các vụ ngưng viện trợ này như là một sự “bật đèn xanh” cho cnộc đảo chánh. Nhưng nhà phân tích này nói rằng các tướng lãnh đảo chánh đã suy diễn ra như vậy.
Chế độ ông Diệm phản ứng giận dữ, đòi công bố việc ngưng trợ cấp nhập cảng vào mùng 7 tháng 10 và cáo giác Hoa Thịnh Đốn đang phá hoại cố gắng chiến tranh.
“CANH CHỪNG VÀ SẴN SÀNG”
Trong một điện văn của Bạch Cung gởi ngày 5 tháng 10 qua hệ thống CIA để giữ bí mật chặt chẽ bên trong chinh phủ Mỹ, Hoa Thịnh Đốn đã cho lệnh Đại sứ thận trọng.
Văn thư này chỉ thị cho ông Logđe “không được có một sáng kiến nào trong lúc này, để bí mật tích cực khuyến khích một cuộc đảo chánh”. Nhưng ông phải “cố gắng kín đáo cấp thời… để nhận biết và mở các cuộc tiếp xúc với giới lãnh đạo có thể thay thế (ông Diệm) ngay khi xuất hiện” (bản văn về lập trường Kennedy).
Văn thư của Hoa Thịnh Đốn nhấn mạnh rằng mục tiêu phải là “canh chừng và sẵn sàng” hơn là “tích cực thúc đẩy một cuộc đảo chánh”.
Bản văn nói với ông Lodge rằng chính ông “phải điều khiển hoạt động này, qua viên Trưỏng Cơ quan CIA ở Sài gòn”.
Bản nghiên cứu của Ngũ giác đài nhận xét rằng: các chỉ thị này đã được chuyển đi trước khi Hoa Thịnh Đốn nhận được bản phúc trình về cuộc tiếp xúc Minh-Conein.
Bởi vì ngay ngày hôm sau, sau khi xét bản phúc trình, Hoa Thịnh Đốn đã có một đường hướng tiến tới rõ rệt mềm dẻo hơn.
Cơ quan Trung ương Tình báo CIA chuyển các chỉ thị mới của Hoa Thịnh Đốn tới nơi hôm 6 tháng 10.
Trong một đoạn mà Đại sứ Lodge diễn giải như là tỏ ý muốn về một sự thay đổi chế độ mặc dầu tướng Harkins về sau tranh luận với ông mạnh mẽ về điều này - Hoa Thịnh Đốn nói rằng trong khi không mong “thúc đẩy” một cuộc đảo chánh, Mỹ cũng không muốn “để người ta có cảm tưởng là Mỹ sẽ cản trở một cuộc thay đổi chánh phủ”. Hoa Thịnh Đốn cũng không ngưng viện trợ đối với một tân chế độ. (Điện văn của Hoa Thịnh Đốn gởi ông Lodge).
Các tướng có thể diễn giải đoạn văn ấy như là một dấu hiệu khuyến khích, xét theo lời yêu cầu khiêm nhượng của tướng Minh chỉ muốn có sự tán thành của người Mỹ.
Điện văn ngày 6 tháng 10 cũng ra lệnh cho người của CIA thu nhận “tin tức chi tiết” để giúp cho Hoa Thịnh Đốn nhận định về các cơ hội thành công của mưu toan đảo chánh. Tuy vậy điện văn cảnh giác chống lại việc “để bị lôi cuốn vào việc duyệt lại hay cố vấn cho các kế hoạch hành quân hay các hành động khác “về sau có thể” khiến Mỹ bị coi là quá gằn gũi với cuộc đảo chánh”. Theo ngôn ngữ của bức điện văn ngày 5 tháng 10, Hoa Thịnh Đốn muốn dành “lý lẽ cho việc cải chánh” sau này.
Lập trường mới của Mỹ được thông báo với tướng Minh qua cuộc tiếp xúc với CIA khoảng ngày 10 tháng 10, ngày 18 tháng 10 với vụ cắt đứt các ngân khoản phụ cấp nhập cảng thương mại hoá đã gây ra những khan hiếm về tài chánh ở Sài gòn, bản nghiên cứu của Ngũ giác đài kể lại là tướng Harkins thông cáo với Tổng thống Diệm rằng ngân sách Mỹ dành cho Lực lượng Đặc biệt cũng bị cắt. Câu chuyện của Ngũ giác đài ghi nhận rằng vào lúc đó các kế hoạch đảo chánh đã được xúc tiến rồi, và hành động của Mỹ nhằm chống lại lực lượng được coi là bảo vệ Dinh Độc lập hiển nhiên là một khích lệ đối với những người âm mưu dảo chánh.
NHỊP ĐỘ TẤN CÔNG GIA TĂNG
Vào giữa tháng 10, chánh phủ Mỹ được nghe những bản ước tính tình báo rất đáng lo ngại về cuộc chiến. Ngày 19 tháng 10, CIA loan bảo rằng nhịp độ tấn công của Việt Cộng đang gia tăng, số quân chánh phủ “mất tích tại trận” đang gia tăng và những chỉ tiêu quân sự khác “đang trở nên bất lợi”.
Trong một bản phúc trình gây tranh luận ngày 22 tháng 10, Văn phòng Tình báo và Sưu tầm thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã nói trái ngược với sự lạc quan của giới quân sự trong những tháng trước đó.
Bản phúc trình kết luận rằng “có một sự thay đổi bất lợi trên cán cân quân sự” từ hồi tháng 7 và rằng chánh phủ (Nam Việt Nam) có lẽ vẫn gặp khỏ khăn dù rằng không có cuộc khủng hoảng Phật giáo.
Trên cơ sở ấy âm mưu đảo chánh ở Sài gòn gặp một trở ngại.
Bản nghiên cứu kể lại rằng: tướng Đôn trong tình trạng giao động đã nói với Trung tá Conein ngày 26 tháng 10 rằng: cuộc đảo chánh đã được dự liệu vào ngày 26 tháng 10 và rồi đã phải đình hoãn vì tướng Harkins hôm 22-10 đã làm giới đảo chánh nản lòng. Tướng Đôn kể lại rằng tướng Harkins đã phàn nàn với ông là một Đại tá Việt Nam đã thảo luận về kế hoạch đảo chánh một sĩ quan Mỹ, yêu cầu được yểm trợ - tất cả đều không có sự chấp thuận của các sĩ quan cao cấp.
Ông Đôn kể lại rằng tướng Harkins đã nhấn mạnh là không nên tiếp xúc với các sĩ quan Mỹ về vụ đảo chánh vì việc ấy làm cho bớt phần chú ý đến cuộc chiến. Ông Đôn hàm ý là tướng Harkins có thể đã tiết lộ âm mưu đảo chánh cho Dinh Tổng thống. Ông yêu cầu xác định lại sự ủng hộ của người Mỹ và đã nhận được sự xác nhận ấy qua Trung tá Conein. Bản nghiên cứu của Ngũ giác đài dẫn một điện văn từ Đại sứ Lodge ngày 23 tháng 10 nói rằng ông đã nói chuyện với tướng Harkins; ông này nói là ông đã hiểu sai huấn thị về chánh sách của Hoa Thịnh Đốn.
Ông Đại sứ dẫn lời ông tướng nói rằng: ông hy vọng ông không làm đảo lộn những cuộc dàn xếp tế nhị và sẽ nói với tướng Đòn là nhũng nhận xét trước đó của ông không phản ánh chánh sách Mỹ. Theo thuyết của Ngũ giác đài thì ngay đêm hôm đó tướng Harkins đã gặp tướng Đôn và rút lại những lời tuyên bố trước đó.
Tuy nhiên ngày 24 tháng 10 trong một điện văn gởi về cho tướng Taylor, Chủ tịch Uỷ ban Tham Mưu Liên quân Mỹ, tướng Harkins đã tranh luận về lối giải thích các biến chuyển của ông Lodge, ông cải chánh không có vi phạm huấn thị về chánh sách của Hoa Thịnh Đốn, nói rằng ông chỉ chối từ đề nghị của tưứng Đôn muốn gặp lại để thảo luận về các kế hoạch đảo chánh.
Tướng Harkins nói với Hoa Thịnh Đốn rằng: “Tôi đã nói với ông Đôn rằng: tôi sẽ không phải thảo luận về các cuộc đảo chánh. Chuyện đó không phải là công việc của tôi, mặc đầu tôi có nghe những lời đồn đại về nhiều cuộc đảo chánh”, ông nhấn mạnh là “không tìm cách cản trở một cuộc thay đổi trong chánh phủ”, tuy nhiên ông có nói ra một sự e ngại có tính cách tiên đoán rằng nếu chế độ ông Diệm bị lật đổ, thì sự sụp đổ này có thể gây ra cuộc xung đột phe phái trong quân đội rồi ra có thể “ảnh hưởng đến cố gắng chiến tranh”.
“TRÁNH MỌI SỰ CAN THIỆP”
Phúc đáp tức thời của tướng Taylor là “quan điểm ở đây là các hành động của ông không can dự vào các cuộc thảo luận về đảo chánh là đúng và ông phải tiếp tục tránh mọi sự can thiệp”. Điều này cố nhiên phản ánh các chỉ thị trước đày của Hoa Thịnh Đốn theo đó chỉ một mình ông Lodge điều khiển các cuộc tiếp xúc về đảo chánh qua cơ quan C1A.
Vụ này, xảy ra một lần nữa đào sâu hố cách biệt giữa ông Đại sứ và ông tướng. Theo nhà phân tích của Ngũ giác đài thì không những nó cho thấy sự khác biệt về quan điểm của họ mà cả sự hoàn toàn thiếu phối hợp giữa hai người.
Hơn thế nữa việc này còn làm gia tăng sự ngờ vực của các tướng lãnh Việt Nam đối với tướng Harkins người mà họ không tin cậy vì sự thân cận với Tổng thống Diệm.
Theo bản nghiên cứu thì, không những về sau các tướng lãnh không chịu nói chuyện với ông về cuộc đảo chánh vì sợ tiết lộ cho Dinh Tổng thống, mà các tướng còn luôn luôn từ chối không chịu cho một người Mỹ nào biết các kế hoạch chi tiết của họ mặc dầu nhiều lần họ hứa làm như vậy, một điều chọc tức Hoa Thịnh Đốn.
Tuy vậy những lời cam kết của Trung tá Gonein đã đủ làm các tướng vững bụng cho nên theo một phúc trình về tin tức của CIA thì các tướng đã nhắn với Đại sứ Lodge vào ngày 24 tháng 10 rằng cuộc đảo chánh sẽ xảy ra trước ngày 2 tháng 11.
Tổng thống Diệm cuối cùng cũng chọn ngày 24 tháng 10 để phá tan sự lạnh nhạt với ông Lodge bằng cách mời Đại sứ tới chơi ngày chủ nhật 27 tháng 10 với ông tại biệt thự của Tổng thống ở thành phố nghỉ mát Đà Lạt trên cao nguvên.
Nhưng tại Hoa Thịnh Đốn các bản phúc trình của tướng Harkins đã làm sống lại các sự nghi ngờ về cuộc đảo chánh, và bây giờ đển lượt ông Lodge ở cái tư thế phải phòng thủ.
Bản nghiên cứu của Ngũ giác đài nói rằng ông Mc. Cone Giám đốc cơ quan CIA và ông Mc. George Bundy, phụ tá đặc biệt của Tổng thống về An ninh Quốc gia, đã gởi các điện văn bày tỏ sự lo ngại là tướng Đôn có thể là một nhân viên hai mang của chế độ Diệm - Nhu đang tìm cách đưa nước Mỹ vào xiếc, ông Bundy còn đề nghị thay thế Trung tá Conein trong vai trò người tiếp xúc của CIA.
CỔ GẮNG CHỐNG NHỮNG LO NGẠI
Ngày 25 tháng 10, Đại sứ Lodge cố gắng làm cho Hoa Thịnh Đốn an tâm. Trong một điện văn gửi cho ông Bundy, ông bác bỏ giả thuyết cho rằng tướng Đôn làm công chuyện “cò mồi” và cực lực bên vực Trung tá Conein.
Ông Đại sứ cũng biện luận chống lại bất cứ một khuynh hướng nào muốn “đổ nước lạnh” vào mưu toan đảo chánh. Trong khi ông công nhận rằng các cuộc tranh chấp giữa những người kế vị ông Diệm có thể làm hại cho cố gắng chiến tranh, ông có ý cho rằng “it nhất đây cũng là một cuộc đánh cá năm ăn - năm thua, rằng chánh phủ kế tiếp sẽ không đến nỗi vụng về và sơ xuất như chánh phủ hiện tại”. (Điện văn của ông Lodge gửi ông Bunđy ngày 25 tháng 10). Phúc đáp của Bạch Cung ngày 25 tháng 10 ủng hộ quan điểm của ông rằng nước Mỹ “sẽ không chọn thái độ cản trở cuộc đảo chánh”, nhưng khuyến cáo ông để cho Bạch Cung được “lựa chọn việc phán đoán và cảnh giác về bất cứ một kế hoạch nào ít có triển vọng thành công”. (Phúc đáp của ông Bundy về những hiềm nguy của đảo chánh).
Phúc điện này cho thấy rằng mối lo ngại chính của Tổng thống Kennedy cũng như hồi tháng Tám, là thất bại và cái bề mặt đồng loã. Điện văn của Bạch Cung viết “chúng ta đặc biệt quan tâm đến sự bất trắc mà cuộc đảo chánh bất thành, dù rằng chúng ta đã thận trọng tránh sự can thiệp trực tiếp, sẽ khiến dư luận ở hầu hết khắp nơi chĩa cả về cửa ngõ chúng ta”.
NGUYÊN BẢN CÁC TÀI LIỆU CHÍNH YẾU
BIÊN BẢN CUỘC HỌP TẠI HOA THỊNH ĐỐN SAU VỤ ÂM MƯU THÁNG 8
Biên bản của Thiếu tướng Vidor II. Krulak, phụ tá đặc biệt Tham mưu trưởng Liên quân đặc trách chống phản loạn và các hoạt động đặc biệt, về một phiên họp tại Bộ Ngoại gian Mỹ ngày 31-8-63.
Ngoải tướng Kriilalỉ, cúc nhân vật tham dự còn có Phó tổng thống Johnson, Ngoại trưởng Rusk, Bộ trưởng Quốc phòng Mc. Namara, Thứ trưởng Quốc phòng Roswell L. Gilpatric, ông Mc. George Bundy, tướng Taylor, ông Edward R. Morrow, Giám đốc cơ quan Thông tin Mỹ (USIA). Trung tướng Marshall S. Carter, Phó Giám đốc Cơ quan CIA, ông Richard Helms và William E. Colby của Cơ quan CIA, ông Frederick E. Nolting Jr. cựu Đại sứ Mỹ tại Sài gòn, phụ tá Ngoại trưởng Hilsman, và ông Paul M. Kattenburg thuộc Bộ Ngoại giao và là người đứng đầu Nhóm Công Tác Liên Bộ về Việt Nam.
1 - Ngoại trưởng Dean Rusk nói theo sự nhận xét của ông, chúng ta đã trở lại với tình hình như hôm thứ tư tuần trước và điều này khiến Ngoại trưởng trở lại với vấn đề lúc đầu và đã hỏi cái gì trong tình hình đã khiến chúng ta nghĩ đến một cuộc đảo chánh.
Ông nói ngoại trừ sự thù ghét vợ chồng ông Nhu, có ba sự việc có vẻ rõ rệt:
a) Những điều mà vợ chồng ông Nhu đã làm hay ủng hộ có khuynh hướng làm đảo lộn nội bộ chánh phủ Việt Nam.
b) Các điều vợ chồng ông Nhu đã làm có một hậu quả trái lại, đối với bên ngoài.
c) Áp lực nặng nề của công luận Mỹ.
2 - Sau đó Ngoại trưởng Rusk hỏi liệu chúng ta có nên không nghe theo đề nghị của Đại sứ Lodge trong bức điện văn ngày hôm nay (số 391) từ Sài gòn và quyết định các biện pháp nào là cần thiết để củng cố sự đoàn kết tại Nam Việt Nam hay không - chẳng hạn như cải thiện các điền kiện liên quan đến sinh viên học sinh, Phật giáo hay việc ra đi, có thể có, của bà Nhu.
Ngoại trưởng Rusk nói chúng ta nên quyết định cần thực hiện thêm các biện pháp như thế nào để cải thiện tình hình quốc tế - chẳng hạn như các vấn đề ảnh hưởng đến Cambridge - và cải thiện tư thế của người Việt Nam trong công luận Mỹ. Sau đó, ông Rusk nói ông không muốn khởi đầu bằng cách tuyên bố là ông Nhu phải ra đi, đó là điều không thực tế.
3 - Ông Mc. Namara tuyên bố là ông tán thành các đề nghị ở trên đây của Ngoại trưởng Rusk với một biện pháp bổ túc là cấp thời lập ngay đường dây liên lạc chắc chắn giữa Đại sứ Lodge, tướng Harkins và chánh phủ Việt Nam. Ông Mc. Namara vạch rõ là trong lúc này các đường liên lạc của chúng ta chủ yếu bị gián đoạn; các đường dây đó phải được tái lập ngay với bất cứ giá nào.
4 - Ông Rusk nói thêm là chúng ta phải làm hết mình để không cho phép ông Diệm tiêu diệt Bộ tư lệnh quân sự của ông vì cái tác dụng rõ ràng là tai hại của việc ấy đối với việc theo đuổi chiến tranh. Ở điểm này, Ngoại trưởng Rusk đã hỏi có người nào hiện diện nghi ngờ gì về điểm cuộc đảo chánh đã bị huỷ bỏ không.
5 - Ông Katlenburg nói rằng ông vẫn còn một số hoài nghi: rằng chúng ta vẫn chưa gửi cho các tướng lãnh những lời đủ mạnh; rằng tin của Đài VOA liên quan đến vấn đề rút viện trợ là quan trọng nhất, song chúng ta đã phủ nhận điều ấy quá sớm.
Ông nói thêm là hội nghị nên ghi nhận sự kiện tướng Harkins đã không thực hiện các chỉ thị cho ông về chuyện liên lạc với các tướng lãnh.
Ngoại trưởng Rusk đã ngắt lời ông Kattenburg để nhấn mạnh rằng, trái lại, ông tin là việc làm của tướng Harkins rất đúng căn cứ vào phản ứng sơ khởi mà tướng Harkins nhận được của tướng Khiêm (các ông đã đề cặp đến bản phúc trình của tướng Harkins trong MACV 1583).
6 - Ông Hilsman đã bình luận rằng. Theo quan điểm riêng của ông các tướng lãnh nay sẽ không hành động trừ phi họ bị áp lực do một cuộc nổi loạn từ cấp dưới.
Về điểm này, Đại sứ Nolting cảnh giác rằng trong cơ cấu thiếu điều hợp của người Việt Nam, bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra, và trong khi một cuộc đảo chánh có tổ chức tốt đẹp đã bị huỷ bỏ thì có thể có những rối loạn nhỏ do những phần tử ly khai vô trách nhiệm có thể gây ra bất cứ lúc nào.
7 - Ông Hilsman đã đưa ra bốn yếu tố căn bản liên hệ trực tiếp đến vấn đẽ mà Mỹ phải đối phó lúc này. Theo quan điểm của ông Hilsman thì đó là:
a) Thái độ của quần chúng đặc biệt là các sĩ quan trung cấp, các hạ sĩ quan và công chức bậc trung, họ là những người cứng đầu hơn cả. Ông Mc. Namara đã ngắt lời để nói rằng ông không thấy có chứng cớ nào về điều này và tướng Taylor bình luận rằng ông cũng không thấy chứng cớ nào cả, nhưng ông muốn thấy chứng cớ mà ông Hilsman có thể nêu ra. Ông Kattenburg cho rằng các sĩ quan trung cấp và các công chức trung cấp là các giới đồng loạt chỉ trích chánh phủ; về điều này ông Mc. Namara bình luận rằng nếu quả đúng như vậy thì chúng ta phải biết rõ điều ấy.
b) Yếu tố căn bản thứ nhì, như ông Hilsman phác hoạ, là hậu quả sẽ như thế nào đối với các chương trình của chúng ta tại khắp nơi ở Á châu nếu chúng ta đồng ý về một chánh phủ do ông Nhu kiểm soát chặt chẽ. Về điều này, ông Hilsman cho biết hiện có một cuộc nghiên cứu về Đại Hàn xem Mỹ có thể dung dưõng sự đàn áp đến mức nào trước khi rút viện trợ, ông Mc. Namara nhấn mạnh rằng ông không được thấy bản nghiên cứu đó và ông mong mỏi có bản nghiên cứu đó.
c) Yếu tố căn bản thử ba là ông Nhu, nhân cách và chánh sách của ông ta. Ông Hilsman nhốc lại là trước đây, Nhu đã đưa ra một cố gắng nhằm rút các cổ vấn cấp tỉnh của chúng ta và tuyên bố tin chắc là ông Nhu đã liên lạc với Pháp. Đề dẫn chứng ông Hilsraan đã đưa ra nội dung một lả thư bị chặn mà ông Bundy yẻu cầu được xem. Đại sứ Nolting đã bày tỏ ý kiến là ông Nhu sẽ không thương lượng với Hò-chí-Minh theo các điều kiện của họ Hồ.
d) Điểm thứ tư là vấn đề công luận Mỹ và thế giới. Ông Hilsman nhấn mạnh rằng vấn đề này đang chuyển sang bình diện chính trị và ngoại giao.
Một phần của vấn đề theo ông Hilsman là báo chí, vì báo chí đã loan tin lệch lạc cho rằng chúng ta có khả năng thay đổi các sự việc tại Việt Nam, mà họ chỉ trích, về vấn đề này, ông Morrow cho biết thêm vấn đề bảo chí lên án hiện là chuyện xảy ra khắp thể giới.
8 - Ông Kattenbnrg nhấn mạnh rằng chỉ mởi hôm thử năm vừa qua, chính Đại sứ Lodge còn tin rằng, nếu chúng ta chịu sống với chế độ đàn áp hiện nay, với những ngọn lưỡi lé tại mọi góc đường và những cuộc thương thuyết không đi đến đâàu với các nhà sư bù nhìn chúng ta sẽ bị đuổi khỏi Việt Nam trong vòng sáu tháng. Ông Kattenburg cho rằng nhân thời cơ này chúng ta nên quyết định rút ra khỏi Việt Nam trong danh dự là hơn cả. Ông Kattenburg cũng còn cho biết thêm rằng sau khi quen biết ông Diệm trong 10 năm trời, ông hoàn toàn thất vọng về ông Diệm khi ông Diệm cho hay ông không thể tách rời khỏi Ngô Đình Nhu.
Quan điểm của ông Kattenburg là ông Diệm sẽ ít được phe quân sự ủng hộ và toàn dân càng ngày càng kém ủng hộ ông và Việt Nam sẽ xuống dốc.
9 - Tướng Taylor đã hỏi ông Kattenburg muốn ám chí gì khi bảo rằng chúng ta sẽ bắt buộc ra khỏi Việt Nam trong vòng sáu tháng, ông Katteburg trả lời rằng trong từ sáu tháng đến một năm khi mà dânu chúng nhìn thấy là chúng ta đang thất trận, người ta dần ngả về phe bên kia và chúng ta sẽ bị bắt buộc rời khỏi Việt Nam. Đại sứ Nolting bày tỏ sự bất đồng ý kiến tổng quát với ông Kattenburg. Ông Nolting cho rằng hành động không thuận lợi khiến ông Kattenburg đưa ra lời nhận định ấy chỉ là vấn đề hạr hẹp tại thủ đô và trong lúc sự ủng hộ của dàn chúng thủ đô đối với ông Diệm lúc này quả có kém, nhưng không đến nỗi lắm. Ông Nolting nói rằng thật không đúng đắn khi bỏ qua sự kiện là chúng ta đã thực hiện một công tác lớn lao tiến tới chiến thắng tại Việt Nam trong khi cộng tác với chánh phủ không hoàn hảo và làm buồn lòng này.
10 - Ông Kattenburg nói thêm rằng, có một yếu tố mới, đó là dân chúng; họ hy vọng nhiều về việc loại bỏ vợ chồng ông Nhu sau tin của đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) về việc ngưng viện trợ hiện nay. Dưới gót đàn áp quân sự của ông Nhu họ sẽ man mất niềm tin.
11 - Ngoại trưởng Dean Rusk cho rằng điều ông Kattenburg nói phần lớn có tính cách đồn đại và điều tốt hơn nhiều là chúng ta phải khỏi sự từ một căn bản vững chắc về hai sự kiện là chúng ta sẽ không rút khỏi Việt Nam cho tới khi thắng được chiến tranh và chúng ta sẽ không đứng ra tổ chức cuộc đảo chảnh. Ông Mc. Namara đã tỏ sự đồng ý với quan điểm này.
12 - Ngoại trưởng Rusk sau đó nói rằng, chúng ta phải đặt ra cho Đại sứ Lodge những câu hỏi trong phạm vi các giới hạn ấy. Ông nói thêm là ông tin rằng chúng ta có chứng cớ rõ rệt là chúng ta đang chiến thắng, nhất là sự khác nhau giữa sáu tháng đầu năm 1962, với sáu tháng đầu năm 1963. Sau đó ông đã hỏi Phó tổng thống có ý kiến gì không.
13 - Phó tổng thống nói rằng ông hoàn toàn đồng ý với các kết luận của Ngoại trưởng Rusk, rằng bản ý ông rất dè dặt đối với một cuộc đảo chánh, đặc biệt là vì ông chưa bao giờ thấy có một giải pháp hoàn toàn để thay thế ông Diệm. Ông tuyên bố trên quan điểm thực tiễn và chánh trị, thật sẽ là một tai hoạ nếu rút ra, và chúng ta nên ngừng cái trò choi con lừa và kẻ trộm và trở lại nói chuyện thẳng với chánh phũ Việt Nam, và rằng chúng ta phải một lần nữa tiến tới chiến thẳng.
Ông nói rằng sau khi sự thông cảm của chúng ta với chánh phủ Việt Nam đã được tái lập hoàn toàn, lúc đó có thể cần đến một người nói chuyện thẳng với họ - có thể là tướng Taylor. Ông còn nói thêm rằng ông rất cảm kích về các quan điểm của Đại sứ Nolting và đồng ý với các kết luận của ông Mc. Namara.
15 - Tướng Taylor nêu ra câu hỏi là liệu chúng ta có nên thay đổi vị trí các lực lượng đã được điều động vì kết quả của cuộc khủng hoảng. Đã có sự đồng ý là trong lúc này sẽ không có thay đổi gì troug sự bố trí hiện tại.
ĐIỆN VĂN CỦA BẠCH CUNG GỬI ÔNG LODGE VỀ ÁP LỰC ĐỂ SÀI GÒN CẢI TỔ
Điện văn của Bạch Cũng gửi Đại sứ ngày 17-9-1963. Bản nghiên cứu của Ngũ giác đài nói văn thư gửi đi sau một cuộc họp cùa Hội đồng An ninh Quốc gia, nhưng nói thêm rằng: “Không có chứng cớ về mức độ đồng ý của các nhân vật chính trong quyết định nảy”.
1- Cuộc họp cấp tối cao hôm nay đã chấp thuận nét chính về một chương trình các đề nghị hành động nhằm đi đến, nếu có thể, những cải tổ về nhân sự của chánh phủ Việt Nam, cần thiết để duy trì sự ủng hộ của người Việt Nam và dư luận Mỹ trong cuộc chiến chống lại Việt Cộng. Điện văn này thông báo về chương trình ấy và ý nghĩ của chúng tôi để ông bình luận trước khi đi đến quyết định chót.
Yêu cầu ông cho biết ý kiến sớm nhất.
2 - Chúng tôi không thấy có cơ hội thuận lợi để hành động thay đổi chánh phủ hiện tại trong một tương lai tức thì, do đó, như trong các văn thư mới nhất của ông đề nghị, chúng ta trong lúc này phải làm những áp lực như thế, khi có thể làm được, để bảo đảm những cải tiến, cho dù chỉ có tính cách khiêm nhượng, tại chỗ nếu có thể được. Chúng tôi nghĩ có thể rằng những cải thiện như vậy có thể mang lại một cái gì khác ít nhứt là trong thời gian ngắn. Hơn thế nữa một đường lối như vậy thích hợp với các cố gắng mạnh mẽ hơn khi nào có phương tiện, và chúng ta sẽ tiếp xúc với các đường dây khác về vấn đề này.
3 - Chúng tôi chia xẻ quan điểm trơng điện văn 523 của ông rằng sự tăng cường tốt đẹp nhất có thể được cho lập trường mặc cả của ông trong giai đoạn tạm thời này rõ ràng là mọi sự viện trợ của Mỹ chỉ được cung cấp như ông nói.
Điện văn khác sẽ đi vào các chi tiết của vấn đề này nhưng trong văn thư này chúng tôi đặc biệt cho ông quyền thực hiện mọi sự kiểm soát mà ông nghĩ là có ích cho mực tiên áy. Ông được phép đình hoãn bất cứ việc trao viện trợ hay chuyển tiền bạc cho bất cứ một cơ quan nào cho đến khi ông thấy hài lòng là việc chuyển giao ấy nằm trong quyền lợi của Mỹ, ông luôn nhớ rằng chánh sách hiện nay của chúng ta không phải là cắt viện trợ hoàn toàn.
Nói một cách khác, chúng tôi đồng ý quan điểm của ông cho rằng thật là ích lợi cho chánh phủ Việt Nam Cộng hoà khi họ hiên rằng sự chấp thuận riêng của của Đại sứ là một phần cần thiết cho mọi công cuộc viện trợ của Mỹ. Chúng tôi nghĩ là dại sứ rấát nên sử dụng đặc quyền này trong việc giới hạn hoặc lại bỏ bất cứ hình thức viện trợ nào hay ủng hộ nào, hiện được chuyển qua ông Nhu hay các cá nhân như (Đại tá) Tung người liên hệ mật thiết với ông Nhu.
Quyền đặc biệt bao gồm các hàuh dộng viện trợ hiện bị đình hoãn, và đại sứ có quyền trì hoãn cống cuộc viện trợ.
Chúng tôi dành mọi quyết định vào tay Đại sứ về mức độ kín hay công khai muốn giữ cho biện pháp này.
Để ông bình luận và tu chỉnh danh sách của chúng tôi về hành dộng hữu ích có thể của chánh phủ kể ra như sau đây theo thứ tự gần đúng của sự quan trọng:
A. Trong sạch hoá bầu không khí. Ông Diệm cần có mọi người trở lại công việc và làm sao để họ tập trung cả vào việc thực hiện chiến thắng. Ông cần phải có đầu óc rộng rãi và có lòng trắc ẩn trong thái độ đối với những người, vì những lý do dễ hiểu, đã thấy khó mà ủng hộ ông hoàn toàn trong các điều kiện hiện nay. Một tinh thần nhân nhượng thực sự có thể gây được những ngạc nhiên cho những người ông lãnh đạo, một thái độ trừng phạt nghiêm khắc hay đoán độc chỉ có thể đưa đến phản kháng thêm nữa.
B. Phật giáo và sinh viên - Thả họ ra và đừng quấy rầy họ. Điều này hơn bất cứ một điều nào khác sẽ chứng tỏ sự trở lại của ngày tốt đẹp và việc chú trọng trở lại với công việc chính phải làm là cuộc chiến.
C. Bảo chi - Báo chí phải được phép đầy đủ tự do bày tỏ tư tưỏng. Ông Diệm sẽ bị chỉ trích, nhưng sự khoan dung và hợp tác với bảo chí trong và ngoài nước trong lúc này sẽ mang lại hoan nghênh cho sự lãnh đạo đứng đắn của ông. Trong khi mà sự loan tin tức có dụng ý đang gây phẫn nộ, đàn áp tin tức sẽ đưa tới sự khủng hoảng còn trầm trọng hơn nữa.
D. Mật vụ và Cảnh sát dã chiến- Giới hạn vai trò của họ vào các hoạt động chống Việt Cộng và bỏ các hoạt động chống những nhóm đối lập không Cộng sản, và như thế cho thấy rõ là một thời kỳ hoà giải và ổn định chính trị đã trở lại.
Các sự thay đổi trong nội các có mục đích tiếp vào dòng máu mới tươi tốt, loại bỏ các mục tiêu gây sự bất mãn trong quần chúng.
E. Bầu cử - Cần phải tổ chức cuộc bầu cử. Bầu cử phải tự đo và được quan sát một cách rộng rãi.
G. Quốc hội - Quốc hội nên được triệu tập ngay sau khi bầu cử. Chánh phủ nên đệ trình các chính sách lên Quốc hội và chánh phủ cần có sự tín nhiệm của Quốc hội. Một quyết nghị của Quốc hội sẽ là điều hữu ích nhất cho những chủ đích đối ngoại.
H. Đảng phái - Đảng Cần Lao không nên là một đảng bí mật hay nửa bí mật, mà phải là mội hiệp hội rộng rãi của những người dấn thân vì một chính nghĩa chung đang chiếm phần thắng. Điều này có lẽ là điều tốt đẹp nhất khi thực hiện được.
Thủ tiêu hay tu chinh thích nghi Dụ số 10.
I. Quân đội Việt Nam Cộng hoà phải được rút hết khỏi các chùa chiền.
K. Thành lập một bộ đặc trách các vấn đề tôn giáo.
L. Giải toả việc cấp giấy thông hành, và những hạn chế về tiền bạc để cho mọi người có thể xuất ngoại tuỳ thích.
M. Chấp nhận phái bộ Điều tra Phật giáo của Tồng hội Quốc tế hầu tường trình những sự kiện có thực về tình hình trước thế giới.
5 - Đại sứ có thể thêm hay bứt bảng liệt kê trên đây, nhưng cần phải có một thứ ngôn ngữ vô cùng tâm lý mỏi được. Trong quả khứ, ông Diệm đã áp dụng những hành động tích cực có tầm mức hoặc lớn hơn hoặc nhỏ hơn cách liành động liệt kê trên đây, song các hành động đó có rất ít tác dụng chánh trị thực tiễn vì các hành động đó được thực hiện theo một phương cách làm cho thành hư không hay nếu có thật thì cũng không tin được (chẳng hạn như thiết quân luật trên danh nghĩa đã được bãi bỏ, các cuộc bầu cử đã được dự trù và các nhà sư bù nhìn được thừa nhận).
6 - Các cuộc “cải tổ” đặc biệt chắc là ít có ảnh hưởng nếu không có hành động tượng trưng, cảm động để thuyết phục nhân dân Việt Nam hiểu rằng các cuộc cải tổ là điều có thực.
Trên phương diện thực tế chúng tôi chia xẻ quan điểm của Đại sứ cho rằng điều này có thể thực hiện tốt đẹp nhất bằng một sự giảm bớt rõ rệt ảnh hưởng của vợ chồng ông Nhu, tượng trưng cho tất cả những gì đáng ghét đối với dân chúng ở trong chánh phủ Việt Nam. Điều này chúng tôi nghĩ sẽ đòi hỏi ông bà Nhu phải rời Sài gòn và tốt hơn là nên rời Việt Nam ít nhất là trong một cuộc nghỉ ngơi dài hạn.
Chúng tôi cũng nhận rằng rất có thể những áp lực nầy nọ chẳng mang lại được cái kết quả ấy, nhưng chúng tôi tin là cần phải cố gắng thử.
7 - Tại Hoa Tlìinh Đốn, trong lúc này, có lẽ chúng tôi định duy trì một lập trường không chấp nhận các hành động mỏi đây của chánh phủ Việt Nam.
Nhưng chúng tôi sẽ không định công bố những đòi hỏi đặc biệt của chúng ta với ông Diệm. Sự phê phán của ông trên các khía cạnh công khai của giai đoạn này đặc biệt cần thiết.
8 - Chúng tôi ghi nhận việc Đại sứ không muốn tiếp tục đối thoại với ông Diệm cho đến khi có điều gì thêm để nói, nlnrng chúng tôi tiếp tục tin là các cuộc thảo luận với ông Diệm it ra cũng là một nguồn tin tình báo quan trọng và có thể được coi là một phương cách để tạo một vài tác dụng có tính cách thuyết phục ngay cả trong trạng thái tinh thần hiện nay của ông. Nếu Đại sứ tin rằng sự kiểm soát toàn diện viện trợ Mỹ giúp Đại sứ các phương tiện để nối lại cuộc đối thoại, chúng tôi hy vọng là Đại sứ làm như vậy.
Về phần chúng tôi có thể thấy nhiều hợp lý trong cố gắng bàn luận ngay cả với một người phi lý khi ông ta đang gặp đụng chạm. Tuy nhiên chúng tôi nhắc lại, đây là một vấn đề tuỳ theo sự phán đoán của Đại sứ.
9 - Trong khi đó hiện có sự quan tâm ngày một gia tăng tại Hoa Thịnh Đốn về các khía cạnh quân sự thuần tuý của vấn đề xét cả về hai phương diện sự tiến bộ hiện tại của các cuộc hành quân và sự cần thiết tạo một trường hợp hữu hiệu với Quốc hội để tiếp tục theo đuổi cố gắng ấy. Để đáp ứng những nhu cầu đó, Tổng thống đã quyết định phái Bộ trưởng Quốc phòng và tướng Taylor sang Việt Nam tới nơi vào đầu tuần sau. Cần phải nhấn mạnh ở đây là mọi quyết định chính trị đang được giải quyết qua ông Đại sứ là đại diện cao cấp của Tổng thống.
10 - Chúng tôi nhắc lại rằng chương trình chánh trị được phác hoạ ở trên hiện còn chờ sự nhận xét của Đại sứ trước khi có quyết định tối hậu. Tổng thống đặc biệt nhấn mạnh rằng Đại sứ được rộng quyền chỉ trích và sửa đổi. Đó là một kế hoạch tạm thời và các quyết định sắp tới có thể trở thành cần thiết nay mai.
ĐIỆN VĂN CỦA ÔNG LODGE GỬI ÔNG KENNEDY VỀ CÁC PHƯƠNG CÁCH ĐEM LẠI CÁC CUỘC CẢI TỔ
Điện văn của Đại sứ Lodge gửi Bộ Ngoại gian “dành riêng cho Tổng thống” ngày 19-9-1963.
1 - Đồng ý rằng không có cơ hội tốt đẹp rõ rệt để hành động lật đổ chánh phủ hiện hữu trong một tương lai tức thì, và vì vậy, chúng ta nên thực hiện bất cứ điều gì có thể làm được coi như một biến cố xảy ra sau này.
2 - Hiển nhiên các đề tài quan trọng trong đoạn 4, từ chữ A đến chữ M, đã được đem ra bàn với hai ông Diệm và Nhu một hay hai lần, phần lớn do chính tôi thực hiện.
Hai ông nghĩ là phần lớn những vấn đề này sẽ hoặc liên quan đến việc huỷ diệt cơ cấu chánh trị mà hai ông trông cậy hoặc làm mất mặt hai ông. Vì thế mà chúng ta trên thực tế không thể hy vọng một chuyện gì hơn là chuyện ngoài cửa miệng mà thôi. Thành thực mà nói tôi thấy không có cơ hội nào cả để có những thay đổi quan trọng.
Các bình luận chi tiết về các điểm từ A đến M có ghi trong điện văn riêng.
3 - Có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng Diệm-Nhu có phần băn khoăn về sự im lặng của tôi. Theo một nguồn tin thân cận thì Diệm-Nhu đang đoán chừng, mất quân bình và rất đỗi mong muốn hiểu rõ lập trường của Mỹ như thế nào. Diệm-Nhu có thể đang chuấn bị một kế hoạch toàn bộ về giao tế có thể mở màn sau cuộc bầu cử.
Tôi tin rằng đối với tôi, áp lực ông Diệm về các điều không có sẵn trong kế hoạch và nhắc lại những gỉ chúng ta đã nói ra nhiều lần, chỉ rườm tai và làm cho chúng ta có vẻ yếu thế, đặc biệt xét qua cuộc hội đàm của tôi với ông Nhu tối qua trong một dạ tiệc nơi tôi đã có một cơ hội bằng vàng để nêu ra các điểm chánh trong điện văn của Tổng thống số CAP 6P.516 như đã tường trình trong điện văn 541.
4 - Tôi cũng không tin là một kế hoạch toàn diện về giao tế sẽ đáp ứng được với các nhu cầu có vẻ đặc biệt nghiêm trọng đối với tôi nhất là sau cái ý kiến của tướng Big Minh bày tỏ rất kín đáo với tôi hôm qua là Việt Cộng đang thu hoạch được nhiều sức mạnh, có nhiều dân bên phía họ hơn là chánh phủ Việt Nam, rằng các vụ bắt bớ còn tiếp tục và các nhà tù đầy nhóc; rằng càng ngày sinh viên càng đi sang với Việt Cộng, rằng có sơ xuất lớn và tham nhũng trong việc quản trị của Việt Nam về viện trợ Mỹ, và rằng: “Tâm trí của quân đội không để vào cuộc chiến”. Tất cả những điều này do vị tướng lãnh số một của Việt Nam nói ra, nay được ông Bộ trưởng Quốc phòng Thuần lập lại. (Xem điện văn 542 của tôi). Ông này muốn rời khỏi Việt Nam.
5 - Về đoạn 3 của Tổng thống liên quan đến việc trì hoãn viện trợ, tôi vẫn hy vọng là tôi có thể được thồng bảo về các phương pháp như đã được yêu cầu trong điện văn số 478 để ngày 11-9 để chúng tôi có thể áp dụng các sự trừng phạt theo một đường lối sẽ thực sự ảnh hưởng đến ông Diệm và ông Nhu mà không đưa đến một sự sụp đổ và không làm tê liệt nỗ lực chiến tranh. Chúng tôi đang cứn xét điều này tại đây (Sài gòn) và chưa tìm ra được giải pháp. Nếu tìm được một giải pháp như vậy thì đó là một trong các sự khám phá lớn lao kể từ khi áp dụng kế hoạch Marshall năm 1947, vì theo sự hiểu biết của tôi thì cho tới nay, chúng ta chưa bao giờ có thể kiểm soát được bất cứ một chánh phủ rất không vừa ý nào mà chúng ta đã cộng tác, trong rất nhiều nỗ lực thành công của chúng ta, để làm cho các Quốc gia đó đủ mạnh để đứng vững một mình.
6 - Tôi cũng tin rằng bất cứ một trừng phạt nào chúng ta có thể tìm ra được cũng sẽ phải liên hệ trực tiếp với một cuộc đảo chánh đang hứa hẹn, và sẽ không áp dụng được, nếu không có cái viễn tượng về cuộc đảo chánh như thế.
Như vậy tôi tin rằng chứng tôi nên tiếp tục tiếp xúc với Big Minh và tiếp tục khuyến khích nếu có vẻ là ông ta đang hành động.
Tôi đặc biệt nghĩ rằng ý kiến ủng hộ một quân đội Việt Nam, độc lập với chánh phủ phải là điều nên được nghiên cứu nghiêm chỉnh.
7 - Dĩ nhiên tôi sẽ cho các chỉ thị là các chương trình mà có thể đình chỉ một cách có hiệu nghiệm thì phải đình chỉ và sẽ không giải toả, nếu không có sự chấp thuận của tôi, miễn là làm như vậy mà không ảnh hưởng tai hại đến dân chúng và cố gắng chiến tranh,. Viện trợ kỹ thuật và yểm trợ… (thiếu chữ) cho các chương trình yểm trợ, giao thông có thể là một phương cách. Đó có thể là một chuyện nhỏ nhặt trong tình thế hiện nay và có lẽ không còn có ảnh hưởng tức thì, nhưng tôi nghĩ là Mỹ (thiếu chữ) có thể tập cho các viên chức Việt Nam cái thói quen yêu cầu tôi giải toả những khoản bị đình chỉ và như thế về lâu về dài, chuyện ấy có thể tạo ra những cơ hội cho chúng ta thúc đẩy những chuyện nhỏ thực hiện.
Nhưng chưa chắc gì một kỹ thuật như vậy đã có thể khiến hai ông Diệm-Nhu thực hiện bất cứ một điều gì làm mất mặt hay làm suy yếu tố chức chính trị của hai ông.
9 - Trong bất cứ trường hợp nào sẽ không có sự phổ biến gì hết về phương pháp này.
Nếu có thể (thiếu chữ) một chương trình, tôi định (thiếu chữ).
10 - Đối với đoạn 6 của Tổng thống về “những hành động tượng trưng quyết liệt” thực ra tôi không nghĩ là họ (Nhu-Diệm) có thể hiểu được điều ấy cho dù Thảo (Phạm Ngọc Thảo) muốn, mặc dầu tôi đã nói về điều ấy với ông Diệm và với ông Nhu đêm qua (xem điện văn số 541 của tôi). Hai ông ấy không có hiểu biết về điều có tính cách hấp dẫn công luận bởi vì thực ra hai ông chẳng quan tâm gì đến ý kiến của ai khác ngoài ý kiến của chính hai ông. Tôi đã liên tục đưa ra vấn đề ra đi của ông Nhu và đã nhấn mạnh rằng nếu ông Nhu chỉ lánh đi cho tới sau Lễ Giáng Sinh thì điều đó có thể giúp thồng qua được dự án luật về chuẩn chi. Điều này đối với chúng ta có vẻ là một điều nhỏ mọn, nhưng đối với hai ông ấy thì có vẻ là to tát, bởi vì hai ông ấy hoàn toàn tin chắc rằng chỉ cần ông ta ra khỏi Việt Nam thời là Quân đội sẽ chiếm quyền.
11 - Đoạn 8 dĩ nhiên tôi không phản đối việc gặp ông Diệm bất cứ lúc nào xét ra hữu ích. Nhưng tôi sẽ để ông Diệm toát mồ hôi trong một thời gian, và sẽ không tới gặp ông ta, trừ phi tôi có một vài điều gì thực sự mới mẻ để nói chuyện. Tôi rất mong chờ cho tới khi tôi tìm ra một vài phần của chương trình viện trợ của cơ quan USAID để đình chỉ mà ông Diệm quan tâm và yêu cầu tôi tới gặp ông. Chẳng hạn như trong dạ tiệc tối qua, tôi nghĩ là ông Nhu khơi mào trước thì tốt hơn là tôi phải nêu ra sáng kiến về một vụ hẹn gặp và gọi điện thoại lại văn phòng. Có lẽ sự im lặng của tôi gây ảnh hưởng được một vài điều nào đó.
PHÚC TRÌNH MC. NAMARA - TAYLOR VỀ SỨ MẠNG SANG VIỆT NAM
Các đoạn trích trong khuyến nghị gửi Tổng thống Kennedy của Bộ trưởng Quốc phòng Mc. Namara và tướng Taylor đề ngày 2-10-1963, dưới Nhan đề “Phúc trình của phái bộ Mc. Namara-Taylor sang Nam Việt Nam”.
CÁC KẾT LUẬN:
1 - Các chiến dịch quân sự đã đạt được những tiến bộ lớn và tiếp tục tiến bộ.
2 - Hiện có những sự căng thẳng chính trị nghiêm trọng tại Sài gòn (và có lẽ khắp nơi ở Nam Việt Nam) nơi mà chánh quyền Diệm-Nhu càng ngày càng mất lòng dàn.
3 - Không có chứng cớ chắc chắn nào cho thấy có thể có một cuộc đảo chánh thành công, mặc dầu việc ám sát ông Diệm hoặc ông Nhu là điều có thể xảy ra.
4 - Mặc dầu một vài, hay có lẽ một số ngày càng nhiều sĩ quan trong quân đội chánh phủ Việt Nam đang trở nên thù nghịch đối với chánh phủ, họ còn thù nghịch với Việt Cộng nhiều hơn là chánh phủ, và ít nhứt trong một tương lai gần, các sĩ quan đó sẽ tiếp tục thực hiện các công tác quân sự của họ.
5 - Những hành động dàn áp thêm nữa của Diệm-Nhu có thể thay đổi các chiều hướng quân sự thuận lợi hiện tại. Mặt khác, một sự trở lại với các phương pháp ôn hoà hơn trong việc kiểm soát và cai trị - dù rằng có thể chuyện đó không xảy ra làm giảm bớt nhiều cuộc khủng hoảng chánh trị.
6 - Chưa có gì rõ ràng là các áp lực mà Mỹ thực hiện sẽ đưa đẩy hai ông Diệm và Nhu đến chỗ ôn hoà. Thực ra, các áp lực có thể tăng gia sự bướng bỉnh của hai ông, nhưng trừ phi các áp lực đó được thực hiện, hầu như chắc chắn là hai ông sẽ tiếp tục những đường lối cư xử cũ.
CÁC ĐỀ NGHỊ
Chúng tôi đề nghị rằng:
1 - Tướng Harkins duyệt lại với ông Diệm về các sự thay đổi quân sự cần thiết để hoàn thành các chiến dịch tại các khu vực phía Bắc và Trung ương (Vùng 1, 2 và 3) vào cuối năm 1964, và tại Đồng bằng (Vùng 4) vào cuối năm 1965. Cuộc duyệt xét này xét đến sự cần thiết của các cuộc thay đổi như:
a) Thay đổi thêm về sự chú trọng vả sức mạnh quân sự tại miên Tây (Vùng 4).
b) Gia tăng mức độ quân sự tại tất cả các viuig chiến thuật, để cho mọi quân đội tác chiến đều có mặt trên chiến trường, trung bình 20 ngày trong 30 và các nhiệm vụ cố định chấm dứt.
c) Chú trọng về các cuộc hành quân “tảo thanh và giữ đất” thay vì hành quân tảo thanh, qua rồi thôi vì các cuộc hành quân như thế có ít giá trị lâu dài.
d) Gia tăng quân số cho các đơn vị tác chiến để có đầy đủ cấp số.
e) Đẩy mạnh việc huấn luyện và võ trang cho các dân quân xã ấp, nhất là tại miền Tây.
f) Củng cố chương trình ấp chiến lược, đặc biệt là tại miền Tây và hành động để bảo đảm rằng các ấp chiến lược tương lai sẽ không được thiết lập cho tới khi các ấp đó có thể bảo vệ được, và cho tới khi các chương trình hoạt động dân sự vụ có thể được thi hành.
2 - Phải quyết định một chương trình huấn luyện người Việt Nam để các nhiệm vụ thiết yếu hiện do các nhân viên quân sự Mỹ đảm nhiệm có thể do người Việt Nam thi hành vào cuối năm 1965. Vào lúc đó phần lớn các nhân viên quân sự Mỹ có thể được triệt thoái khỏi Việt Nam.
3 - Để phù hợp với chương trình huấn luyện lần lần người Việt Nam hầu đảm nhiệm các nhiệm vụ quân sự, Bộ Quốc phòng nên loan báo trong một tương lai rất gần, các kế hoạch hiện đã được soạn thảo nhằm rút 1.000 nhân viên quân sự Mỹ khỏi Việt Nam vào cuối năm 1963. Hành động này nên được giải thích nhè nhẹ coi như một bước đầu trong một chương trình dài hạn nhằm thay thế các nhân viên quân sự Mỹ bằng người Việt Nam, được huấn luyện mà không làm tê liệt nỗ lực chiến tranh.
4 - Các hành động sau đây nên được áp dụng đế nhấn mạnh với ông Diệm sự không bằng lòng của chúng ta đối với chương trình chánh trị của ông ta.
a) Tiếp tục trì hoãn ngân khoản đã hứa trong chương trình nhập cảng tiện nghi, nhưng tránh một lời loan báo chính thức.
Ý nghĩa mạnh mẽ của việc hoãn lại những hứa hẹn cho ngân sách quân sự năm 1964 phải được chuyển về Mỹ cho các viên chức quân sự cao cấp trong các cuộc tiếp xúc ở cấp bậc thực hiện giữa cơ quan USOM, MACV và Bộ tham mưu Liên quân, cho tới nay chúng ta đã tuyên bố 95 triệu Mỹ kim có thể để người Việt Nam sử dụng ở cấp bậc kế hoạch cho chương trình nhập cảng tiện nghi năm 1964. Từ đây chúng ta có thể cho thấy rõ là điều ấy chưa được chắc chắn vừa vì lý do thiếu sự chuần chi cuối cùng của Quốc hội, vừa vì chánh sách của hành pháp.
b) Ngưng chấp thuận các ngân khoản cho vay đang chờ đợi của cơ quan USAID dành cho Thuỷ Cục Sài gòn - Chợ Lớn và dự án điện lực tại Sài gòn. Chúng ta nên vạch rõ rằng chúng ta làm như vậy vì vấn đề chánh sách.
c) Khuyến cáo ông Diệm rằng chương trình viện trợ quân sự và sự ủng hộ của cơ quan CIA dành cho những đơn vị đã chỉ định, hiện đặt dưới quyền kiểm soát của Đại tá Lê Quang Tung (phần lớn được giữ lại trong hay gần khu vực Sài gòn vì các lý do chánh trị) sẽ bị cắt đứt, trừ phi các đơn vị đó được đặt ngay dưới quyền của Bộ Tổng Tham Mưu và thuyên chuyển ra chiến trường.
d) Duy trì các mối liên lạc thuần tuý đứng đắn hiện tại với các viên chức cao cấp trong chánh phủ Việt Nam và đặc biệt là giữa ông Đại sứ và ông Diệm. Sự liên lạc giữa tướng Harkins và ông Diệm cũng như với Bộ trưởng Quốc phòng Nguvễn Đình Thuần về các vấn đề quân sự, tuy nhiên không nên ngưng vì việc này vẫn còn là đường dây liên lạc quan trọng về mặt khuyến cáo. Hai cơ quan ƯSOM và USIA (cơ quan thông tin Mỹ) cũng nên tìm cách đuy trì các cuộc liên lạc ở những nơi cần Ihiết để thúc đẩy các chương trình trong việc ủng hộ nỗ lực trên chiến trường trong khi phải thận trọng đừng làm hỏng cái hình ảnh căn bản về sự bất bình của Mỹ cũng như các ý định về tính cách khôug vững chắc của viện trợ Mỹ. Chúng ta sẽ phải cộng tác với chánh phủ Diệm nhưng không ủng hộ chánh phủ đó.
Trong lúc chúng ta theo đuổi các đường lối hành động dó, cần phải theo dõi sát tình hình để xem những biện pháp nào mà ông Diệm đang cho áp dụng để giảm bớt những vụ đàn áp và để cải thiện sự hữu hiệu của nỗ lực quân sự. Chúng ta không nên đặt ra tiêu chuẩn cố định, song ý thức rằng chúng ta sẽ phải quyết định trong vòng từ hai đến bốn tháng là liệu có nên đi đến hành động quyết liệt hơn hay cố cộng tác với ông Diệm dù cho ông Diệm không áp dụng các bước tiến đáng kể.
5 - Trong lúc này không nên đưa ra sáng kiến nào tích cực khuyến khích một sự thay đổi trong chánh phủ. Chánh sách của chúng ta phải là cấp thời tìm để nhận diện và tiếp xúc với một giới lãnh đạo có thể thay đổi ông Diệm, nếu có và ngay khi xuất hiện.
6 - Lời tuyên bố sau đây phải được chấp nhận như chính sách hiện hữu của Mỹ đối với Nam Việt Nam và dùng làm nòng cốt cho lập trường của chánh phủ được trình bày cả trong cuộc điều trằn của quốc hội Mỹ và trong các lời tuyên bố công khai.
a) An ninh của Nam Việt Nam vẫn là thiết yếu đối với nền an ninh của Mỹ, vì lỷ do này, chúng ta nhất quyết theo đuổi mục tiêu chủ chốt là loại trừ chủ nghĩa Cộug sản tại xứ này và dẹp cuộc nổi loạn của Việt Cộng càng mau càng hay. (Dẹp cuộc nổi loạn Việt Cộng chúng tôi muốn nói thu hẹp phong trào nổi loạn xuống các mức độ mà các Lực lượng An ninh Quốc gia của chánh phủ Việt Nam có thể chế ngự được mà không cần sự trợ giúp của các lực lượng quân sự Mỹ). Chúng tôi tin phần việc của Mỹ trong công tác này có thể được hoàn tất vào cuối năm 1965, thời hạn chót mà chúng ta coi là mực tiêu về thời gian cho các chương trình chống phản loạn của chúng ta.
b) Chương trình quân sự tại Nam Việt Nam đã đạt được tiến bộ và trên nguyên tắc chương trình đó tốt đẹp.
c) Tình hình chính trị tại Nam Việt Nam vấn còn rất nghiêm trọng. Tình hình đó chưa ảnh hưởng quan trọng tới nỗ lực quân sự, nhưng có thể ảnh hưởng vào một thời gian nào đó trong tương lai. Nếu hậu quả là một sự vô hiệu của chánh phủ trong việc tiến hành cuộc chiến, Mỹ sẽ duyệt lại thái độ đối với việc ủng hộ chánh phủ này. Mặc dù chúng ta rất quan tâm tới các hành động đàn áp, thành tích hữu hiệu trong nỗ lực chiến tranh phải là yếu tố quyết định trong mối bang giao với chánh phủ Nam Việt Nam.
d) Mỹ đã bày tỏ sự bất bình đối với một vài hành động của chế độ Diệm-Nhu và Mỹ sẽ bày tỏ thêm nếu cần. Chánh sách của chúng ta là tim cách huỷ bỏ sự đàn áp vì tác dụng của nó đối với ý chí chiến đấu của dân chúng.
Các phương tiện của chúng ta gồm có bày tỏ sự bất bình và ngưng ủng hộ các hoạt động nào của chánh phủ Việt Nam Cộng hoà không thực sự góp phần vào nỗ lực chiến tranh. Chúng ta sẽ sự dụng các đường lối đó nếu cần, để bảo đảm một chương trình quân sự hữu hiệu…
ĐIỆN VĂN CỦA ĐẠI SỨ LODGE VỀ CUỘC GẶP GỠ GIỮA NHÂN VIÊN CIA VẢ TƯỚNG MINH
Điện văn của Đại sứ Lodge gửi Bộ Ngoại giao ngày 5-10-1963
1- Trung tá Conein đã tiếp xúc với tướng Dương Văn Minh tại Bộ chỉ huy của ông ở đường Lê Văn Duyệt trong một tiếng đồng hồ và mười phút sáng ngày 5-10-63. Cuộc gặp gỡ này là do sáng kiến của tướng Minh và đặc biệt đã được đại sứ Lodge chấp thuận từ trước, không có người nào khác hiện diện. Cuộc đàm thoại dã diễn ra bằng tiếng Pháp.
2 - Tướng Minh nói rằng ông cần biết lập trường của chánh phủ Mỹ đối với một cuộc thay đổi chánh phủ trong một tương lai rất gần.
Tướng Minh nói thêm các tướng lãnh đều hiểu rõ tình thế đang suy xụp một cách nhanh chóng và phải hành động ngay nhằm thay đổi chánh phủ nếu không chiến tranh sẽ thua với Việt Cộng, vì chánh phủ Việt Nam Cộng hoà không còn sự ủng hộ của dân chúng.
Tướng Minh nêu tên trong số các tướng lãnh Việt Nam khác tham gia với ông trong kế hoạch này, có các ông:
- Trung tướng Trần Văn Đôn
- Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm, Thiếu tướng Lê Văn Kim.
3 - Tướng Minh đã vạch rõ là ông không mong bất cứ một sự ủng hộ đặc biệt nào của Mỹ cho nỗ lực của chính ông và các tướng lãnh bạn ông nhằm thay đổi chánh phủ, song tướng Minh cho hay ông cần các sự bảo đảm của Mỹ là chánh phủ Mỹ sẽ không mưu toan cản trở kế hoạch này.
4 - Tướng Minh cũng cho hay là bản thân ông không có các tham vọng chánh trị cũng như các tướng lãnh khác, ngoại trừ có lẽ, ông Minh vừa nói cười, tướng Tôn Thất Đính, tướng Minh nhấn mạnh rằng mục tiêu duy nhất của ông là thắng cuộc chiến.
Ông nhấn mạnh thêm rằng để thực hiện điều này, sự tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế của Mỹ ở mức độ hiện tại (ông nói một triệu rưỡi Mỹ kim một ngày) là điều cần thiết.
5 - Tướng Minh đã phác hoạ ba kế hoạch có thể thực hiện được để đi đến việc thay đổi chánh phủ.
a) Ám sát Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn, duy trì Tổng thống Diệm tại chức, ông Minh cho hay đây là kế hoạch dễ nhất để thực hiện.
b) Bao vây Sài gòn bằng nhiều đơn vị quân đội khác nhau, đặc biệt là đơn vị Bến Cát.
c) Đương đâu trực tiếp giữa các đơn vị quân đội tham dự cuộc đảo chánh và các đơn vị quân đội trung thành tại Sài gòn. Trên thực tế theo lời tướng Minh chia Thủ đô Sài gòn thành nhiều khu vực và tảo thanh từng khu vực một, trong trường hợp ông Diệm và ông Nhu có thể trông cậy vào sự trung thành của 5.500 quân ở ngay trong Thủ đô Sài gòn.
6 - Conein đã trả lời tướng Minh là ông ta không thể trả lời các câu hỏi đặc biệt chẳng hạn như sự không can thiệp của chánh phủ Mỹ cũng không thế đưa ra bất cứ lời khuyên nào về kế hoạch chiến thuật.
Conein nói thêm là ông không thể đưa ra lời khuyên, kế hoạch nào là hay nhứt trong ba kế hoạch trên đây.
7 - Tướng Minh tiếp tục giải thích rằng những người nguy hiểm nhất tại Nam Việt Nam là Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn và Ngô Trọng Hiếu. Tướng Minh nói rằng Hiếu trước đây là một phần tử Cộng sản và vẫn còn có những cảm tình với Cộng sản. Khi Trung tá Conein nhận xét rằng ông coi Đại tá (Lê Quang) Tung là một trong những người nguy hiểm hơn. Tướng Minh nói: “Nếu tôi loại trừ được Nhu, Cẩn và Hiếu thì Đại tá Tung sẽ quỳ mọp trước mặt tôi”.
8 - Tướng Minh cũng nói rằng ông băn khoăn về vai trò của tướng Trần Thiện Khịêm bởi vi ông Khiêm có thể đóng vai trò hàng đôi hồi tháng Tám. Tướng Minh đã yêu cầu các bản sao tài liệu trước đây đã chuyển cho tướng Khiêm (sơ đồ trại Long Thành và bản liệt kê đạn dược tại trại đó) cần phải dược chuyển cho chính tướng Minh để so sánh với các tài liệu mà ông Khiêm trao cho ông Minh do C.A.S. cung cấp.
9 - Tướng Minh cho hay thêm rằng một trong các lý do mà các tướng phải hành động gấp là sự kiện nhiều sĩ quan chỉ huy cấp trung đoàn, tiểu đoàn và đại đội đang xúc tiến các kế hoạch đảo chánh của chính họ, các kế hoạch đó có thể bất thành là “một tai hoạ”.
10 - Dường như tướng Minh hiểu rõ tư thế của Conein là không thể bình luận vào lúc này, song tướng Minh lại yêu cầu Conein gặp tướng Minh một lần nữa để thảo luận kế hoạch hành quân đặc hiệt mà tướng Minh hy vọng đem ra thực hiện; không có ngày giờ đặc biệt nào được đưa ra cho cuộc gặp gỡ sắp tới này.
Một lần nữa, Conein đã trả lời không dứt khoát. Một lần nữa, tướng Minh đã tỏ ra hiểu biết và cho hay ông sẽ sắp đặt việc liên lạc để Conein có thể gặp lại ông và đưa ra những lời cam kết như đã phác hoạ ở trên.
NHỮNG NHẬN XÉT CỦA ÔNG LODGE GỬI NGOẠI TRƯỞNG RUSK
Điện văn của Đại sứ Lodge gửi Ngoại trưởng Rusk ngày 5 tháng 10, 1963.
THAM CHIẾU: Cuộc gặp gỡ Big Minh-Conein (C.S.A. Sài gòn 1435).
Trong khi cả tướng Harkins cũng như tôi đều không tin tưởng nhiều ở Big Minh, chúng tôi cần được chỉ thị về sự vận động của ông ta. Lời khuyến nghị của tôi, mà tướng Harkins cũng đồng ý, là khi được ông Minh tiếp xúc lần tới, ông Conein cần phải:
1- Đoan xác với ông ta là Hoa Kỳ không tìm cách phá các kế hoạch của ông ấy.
2- Đề nghị duyệt xét lại kế hoạch của ông ta, ngoài kế hoạch ám sát.
3- Đoan xác với ông Minh là sự viện trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam sẽ vẫn được tiếp tục với một chánh phủ chịu hứa hẹn tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân và thắng cuộc chiến tranh chống Cộng. Vạch rõ rằng theo quan điểm của chúng ta thì đây là trường họp mà chúnh phủ bao gồm một phần lớn các nhà lãnh đạo dân sự có khả năng nắm giữ các chức vụ then chốt, (ông Conein cần ép tướng Minh cho biết một cách chi tiết ý nghĩa của ông trong việc cải tổ lại thành phần chánh phủ tương lai). Tôi đề nghị các điểm trên được đem ra thảo luận với ông Bộ trưởng Mc. Namara và tướng Taylor, từng tiếp xúc với ông Minh trong cuộc viếng thăm gần đây.
LẬP TRƯỜNG CỦA TÔNG THỐNG KENNEDY VỀ CÁC ÂM MƯU ĐẢO CHÁNH
Điện văn của Toà Bạch Ốc gửi Đại sứ Lodge, chuyển qua hệ thống CIA, ngày 5 tháng 10, 1963, Bản nghiên cứu của Ngũ giác đài nói rằng điện văn này xuất phát từ một phiên nhóm họp của Hội dồng An ninh Quốc gia.
Cùng với các quyết định và khuyến nghị trong điện văn riêng rẽ của Bộ Ngoại giao, hôm nay Tổng thống chấp thuận đề nghị là không nên có một sáng kiến nào trong lúc này để ngầm khuyến khích tích cực một cuộc đảo chánh. Tuy nhiên, cần có nỗ lực ngấm ngầm ngay với sự kín đáo chặt chẽ nhất, dưới sự hướng dẫn bao quát của Đại sứ đế tìm ra và thiết lập lièn lạc với nhóm lãnh đạo mới có thể xuất hiện, nếu có và khi nào sự việc ấy xảy ra. Điều cốt yếu là nỗ lực này cần phải hoàn toàn kín đáo và có thể hoàn toàn phủ nhận được và tách biệt hẳn với sự phân tích chính trị thông thường cũng như các báo cáo và các hoạt động khác của uý ban các viên chức cao cấp Mỹ ở Sài gòn. Chúng tôi nhắc lại là nỗ lực này KHÔNG, nhắc lại là KHÔNG, nhằm khuyến khích tích cực đảo chánh nhưng chỉ là để theo dõi và sẵn sàng mà thôi. Để có thể chối cãi dễ dàng, đề nghị ông chứ không phải bất cứ người nào khác tại Toà Đại sứ, sẽ đưa các chỉ thị này bằng miệng cho Trưởng cơ quan CIA ở Việt Nam và buộc ông ta chịu trách nhiệm riêng với ông về việc mở các cuộc tiếp xúc thích ứng và báo cáo với riêng ông mà thôi.
Mọi bảo cáo về Hoa Thịnh Đốn về vấn đề này cần phải chuyển qua hệ thống CIA.
ĐIỆN VĂN CỦA TOÀ BẠCH ỐC GỬI ÔNG LODGE VỀ VIỆC TRẢ LỞI CHO TƯỚNG MINH
Điện văn của Toà Bạch ốc gửi Đại sứ Lodge ngày 6 tháng 10, 1963.
1 - Thiết nghĩ điện văn sổ 63.560 của Bạch ốc gửi qua CIA đã đưa ra hướng dẫn đại cương theo yêu cầu trong điện văn dẫn chiếu. Sau đây, chúng tôi có thêm các ý kiến đại cương đã được thảo luận với Tổng thống. Trong khi chúng ta không muốn khuyến khích đảo chánh, chúng ta cũng không muốn để cho có cảm tưởng là Hoa Kỳ sẽ phá hỏng một sự thay đổi chánh phủ hay từ chối không viện trợ quân sự hay kinh tế cho một chế độ mới nếu chế độ này tỏ ra có khả năng gia tăng hiện năng của nỗ lực quân sự, đâm bảo được sự ủng hộ của dân chúng để thắng cuộc chiến tranh và cải thiện liên lạc trong công việc với Hoa Kỳ. Chúng ta muốn được thông báo vẽ những gì đang được dự tính, nhưng ta cần tránh không đi sâu vào việc duyệt xét hay cố vấn cho các kế hoạch hành động hoặc bất cứ hành động nào khác khiến chúng ta có thể bị nhận ra là liên hệ quá chặt chẽ với sự thay đổi chánh phủ. Tuy nhiên chúng ta hoan nghênh những tin tức giúp chúng ta ước định được tính chất của bất cứ một nhóm lãnh đạo mới nào lên thay thế.
2 - Đặc biệt riêng về tướng Minh, ông cần nghiêm chỉnh cứu xét với nhân viên tiếp xúc, để người này nhận định rằng trong sự hiểu biết hiện thời của ông ta, ông không thể trình bày trường hợp của tướng Minh với các viên chức hữu trách về chánh sách một cách đứng đắn được. Đề có thể khiến các viên chức hữu trách để ý đến vấn đề ông Minh, nhân viên tiếp xúc cần phải cố tin tức chi tiết cho thấy rõ rằng các kế hoạch của ông Minh có nhiều triển vọng thành công. Hiện thời nhân viên tiếp xúc không thấy có triển vọng đó trong các tin tức cung cấp từ trước đến nay.
3 - Ông cũng cần cứu xét với Trưởng cơ quan CIA ở Việt Nam là, với mục đích bảo mật và để dễ dàng chối cãi sau này, trong vụ này cũng như trong các vụ tiếp xúc tương tự với những người khác thì liệu có nên có những sự dàn xếp thích hợp đế cho các cuộc tiếp xúc có thể tiếp tục bởi các cả nhân khác đặc biệt đưa từ bên ngoài Việt Nam vào, hay không. Như đã nói trong điện văn CAP 63.560, chúng tôi quan tâm hơn hết thảy về vấn đề an ninh và chúng tôi giới hạn sự hiểu biết về các vấn đề gì>3T xúc cảm này cho một nhóm người hết sức giới hạn tại Hoa Thịnh Đốn, gồm các viên chức cao cấp Toà Bạcli ốc, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và cơ quan CIA là cơ quan đảm nhận chuyển điện văn này đi.
ĐIỆN VĂN CỦA ÔNG LODGE GỬI ÔNG BUNDY VỀ VIỆC GIAO THIỆP VỚI CÁC TƯỚNG LÃNH
Điện văn của Đại sứ Lodge gửi ông Mc. George Bundy ngày 25 tháng 10, 1963.
1 - Tôi cảm ơn mối quan tâm của ông biểu lộ trong dẫn chiếu a) liên quan đến sự giao thiệp giữa tướng Đôn và ông Conein cũng như sự thiếu sót hiện thời về tin tức tình báo vững chắc về các chi tiết của âm mưu của tướng Đôn. Tôi hy vọng là dẫn chiếu b) sẽ giúp làm sáng tỏ một vài sự hồ nghi liên quan đến các kế hoạch của tướng này và tôi hy vọng các kế hoạch chi tiết hứa hẹn cho biết hai ngày trước khi có mưu toan đảo chảnh sẽ xoá bỏ nốt những nghi ngờ còn lại.
2 - CAS đã rất đứng đắn trong việc thi hành các chỉ thị của tôi. Tôi đích thân chấp thuận mỗi một cuộc gặp gỡ giữa tướng Đôn và Conein, trong mọi trường hợp ông này đã thi hành lệnh của tỏi một cách minh bạch. Mặc dầu tôi chia xẻ mối quan tâm của ông về sự liên hệ liên tục của ông Conein trong vụ này, nlnrng hiệu thời không có một người nào thích hợp để thay thế Conein làm nhân viên tiếp xúc chính. Như ông đã biết Conein là bạn đã từ mười tám năm nay của tướng Đôn, và tướng Đôn đã tỏ ra hết sức ngần ngại trong việc giao thiệp với bất cứ người nào khác. Tôi không tin là sự liên hệ của một người Hoa Kỳ khác trong việc tiếp xúc mật thiết với tướng lãnh sẽ có kết quả. Tuy nhiên chúng tôi đang cứu xét việc có thể đưa thêm một viên chức khác để làm liên lạc giữa Conein với một người đại diện của tướng Đôn với mục đích hoàn toàn thông tin mà thôi. Viên chức này sẽ không biết một tí gì về các hoạt động đã qua hoặc hiện thời về mưu toan đảo chánh vả viên chức này sẽ vẫn tiếp tục ở trong cương vị này mà thôi.
3 - Về lời bình phẩm của tướng Harkins đưa ra với tướng Đôn mà tướng Đôn nói lại là có nhắc tới một chỉ thị của Tổng thống và một đề nghị mở cuộc gặp gỡ giữa tướng Đôn với tôi, thì việc này có thể đạt được một mục đích hữu ích xoa dịu được mối lo ngại của tướng tìón đối với sự quan tâm của chúng ta. Nếu đây là một sự khêu gợi để dò ý, thì chánh phủ Việt Nam có thể đã đoán liệu và tạo ra bất cứ một sự biến thái nào của cùng một chủ ý. Tuy nhiên, để đề phòng, dĩ nhiên là tôi từ chối không gặp ông Đôn. Còn về sự thiếu sót tin tình báo về những khả năng thực sự để hành động, dẫn chiến c) chỉ đem lại một phần giải đáp, tôi cảm thấy chắc rằng các tướng lãnh khi ngần ngại không cho Hoa Kỳ biết đầy đủ chi nết kế hoạch của họ vào lúc này, đã phản ảnh chính mối quan tâm của họ về an ninh và sự thiếu tin tưởng là kế hoạch của họ sẽ không bị tiết lộ quá sớm trong số lớn người Mỹ có mặt tại Sài gòn.
4 - Bằng chứng rõ ràng nhất mà Toà Đại sứ có được và tôi trao cho ông không được đầy đủ như chúng tới mong muốn, là tướng Đôn và các tướng lãnh khác liên hệ với ông ta thực sự có ý định tạo nên một sự thay đổi trong chánh phủ. Tôi không tin rằng đây là một sự khêu gợi của ông Ngô Đình Nhu, mặc dầu chứng tôi tiếp tục ước định sự chuẩn bị kế hoạch một cách kỹ càng nhất có thể được. Trong trường hợp, cuộc đảo chánh bị thất bại từ trứng nước, hoặc trong trường hợp ông Nhu tạo nên một sự khêu gợi, thì tôi tin rằng sự liên bệ của chúng ta cho đến nay qua Conein vẫn ở trong vòng có thế chối cãi được. CAS hoàn toàn chuẩn bị để tôi chối bỏ Conein bất cứ lúc nào có thể giúp ích được cho quyền lợi quốc gia.
5 - Tôi hoan nghênh chỉ thị được ông xác nhận lại, ghi trong điện văn số 74.228 của CAS ở Hoa Thịnh Đốn. Điều thiết yếu là chúng ta không phá hỏng một cuộc đảo chánh cũng như chúng ta không ở trong tình trạng không biết gì về sự việc đang xảy ra.
6 - Chúng ta không nên phá hỏng một cuộc đảo chánh vì hai ]ý do. Trước hết, ít nhất cũng có thể đánh cá được rằng chánh phủ sắp tới không đến nỗi vựng về và vấp váp như chánh phủ hiện thời. Thứ hai, nói về lâu về dài, thì là một điều hết sức thiếu sáng suốt nếu chúng ta cứ xối nước lạnh vào các mưu toan đảo chánh, nhất là khi các mưu toan này mới chỉ ở trong giai đoạn nhen nhúm. Chúng ta cần nhớ rằng đây là cách duy nhất mà nhân dân Việt Nam có thể có một sự thay đổi chánh phủ. Bất cứ lúc nào mà chúng ta phá hỏng các mưu toan đảo chánh, như chúng ta từng làm trong quả khứ, thì chúng ta lại liên lụy vào việc giữ những người được hưởng lợi ở lại chức vị, và nói một cách chung, chúng ta tự đặt mình vào việc phán xét các vấn đề của Việt Nam. Các đường lối nên theo là chỉ có việc theo dõi sát tình hình và theo một chánh sách “không phá hỏng” cả hai lối này tuy có những bất trắc, nhưng những bất trắc ấy còn ít hơn là bắt trắc do ở việc chúng ta phá hỏng mọi mưu toan đảo chánh khi những mưu toan này chết ngay từ lúc mới phát sinh hoặc do ở chỗ chúng ta không biết gì về sự việc xảy ra. Tất cả những điều kể trên hoàn toàn khác biệt với sự việc chúng ta không muốn cho các cố vấn quân sự Mỹ bị xao lăng vì những vấn đề không thuộc lãnh vực của họ, điều này tỏi hoàn toàn đồng ý. Nhưng hiển nhiên nó không mâu thuẫn với chánh sách không phá hỏng. Khi cân nhắc các kế hoạch đảo chánh được đề nghị, chúng ta cần cứu xét ảnh hưởng đối với nỗ lực chiến tranh. Sự tranh giành liên tiếp để nắm quyền kiểm soát chánh phủ Việt Nam chắc chắn sẽ xâm phạm vào nỗ lực chiến tranh, cần phải nói rằng nỗ lực chiến tranh hiện đã bị xâm phạm bởi sự bất lực của chánh phủ hiện thời và sự xáo động mà chánh phủ này gây ra.
7 - Ý định của tướng Đôn không muốn có sự kỳ thị tôn giáo trong chánh phủ tương lai là điều đáng khen ngợi và tôi hoan nghênh việc ông không muốn trở thành “tay sai” của Hoa Kỳ. Nhưng tôi không tin lời hứa hẹn của ông ta về một cuộc bầu cử dân chủ là điều thực tiễn. Nước này không được chuẳn bị sẵn sàng cho một thủ tục như thể. Tôi cũng muốn thêm hai sự đòi hỏi khác. Trước hết, không thể có những cuộc thanh trừng toàn thể nhân viên trong chánh phủ. Những cá nhân đặc biệt bị trừng phạt sẽ được giải quyết sau bằng thủ tục pháp lý thông thường. Sau nữa, tôi có thể không thực tế, nhưng tôi đang nghĩ tới một chánh phủ trong đó có thể có ông Trí Quang và tất nhiên có những người của ông Bửu lãnh tụ Lao động.
8 - Bản sao gửi cho tướng Harkins.
PHÚC ĐÁP CỦA ÔNG BUNDY VỀ NHỮNG HIỂM NGUY CỦA CUỘC ĐẢO CHÁNH
Điện văn của ông Mc. George Bundy gửi Đại sứ Lodge ngày 25 tháng 10, 1963.
Điện văn số 196 của ông thật hữu ích.
Chúng tôi tiếp tục cầm kích về mọi tin tức nào thỏm khiến làm sảng tỏ hơn triễn vọng hành động của ông Đôn hoặc những người khác, và chúng tôi mong được thảo luận với ông về toàn thề vấn đề kiểm soát và tách rời, khi ông trở về nước, và luôn luôn ước định rằng một trong những ngày đó sẽ không trở thành sự thực. Chúng tôi đặc biệt quan tâm tới sự hiểm nguy một cuộc đảo chánh bất thành sẽ bị công luận phơi bày ra trước cửa ngõ chúng ta tại hầu hết bất cứ nơi nào, tuy rằng chúng ta có cẩn thận cách nào đi chăng nữa để tránh liên hệ trực tiếp.
Do đó, trong khi cùng đồng quan điểm với ông là chúng ta không nên ở trong thế phá hỏng cuộc đảo chánh, chúng ta cũng muốn được cân nhắc và cảnh cáo về mọi kế hoạch có ít triển vọng thành công. Chúng tôi nhìn nhận đây là một chỉ thị mới nhưng Tổng thống muốn ông biết rõ mối quan tâm của chúng tôi.
Chú thích:
(1) Đó là Đại Đức Thích Quảng Hương tự thiêu tại bùng binh Chợ Bến thành lúc 12 giờ 25 trưa ngày 5-10-1963 và đây là vụ tự thiêu thứ sáu kể từ vụ tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức.
(2) C.A.S. là bí danh của CIA