八外袋柄儀 Sau đây sáu mươi tư quẻ cũng theo lẽ đó. Những dấu đen trắng ở đây, không phải là phép chiêm đoán. Muốn cho dễ hiểu, hãy làm như thế để ngụ ý thôi. Thứ tự sáu mươi tư quẻ sau này cũng vậy. Khổng An Quốc nói rằng: “Hà đồ là khi họ Phục Hy(8) làm vua thiên hạ, có con long mã hiện ở sông Đà, họ ấy bèn bắt chước cái vằn của nó để vạch ra tám quẻ. Lạc thư là khi vua Vũ(9) chữa được nước lụt, có con rùa thần đội vằn, trên lưng có số tới chín, vua Vũ bèn nhân đó mà xếp thứ tự thành ra chín loài. Lưu Hâm nói rằng: họ Phục Hy nối trời làm vua, nhận đồ sông Hà mà vạch ra nét, đó là tám quẻ. Vua Vũ chữa được nước lụt, trời ban cho thư sông Lạc, vua ấy bắt chước thư đó xếp thành từng loại. Đó là chín chù. Quan Lãng nói rằng: Nét của Hà đồ: bảy trước, sáu sau, tám ở tả, chín ở hữu. Nét của Lạc thư: chín trước, một sau, ba ở tả, bảy ở hữu, bốn ở phía tả đàng trước, hai ở phía hữu đàng trước, tám ở phía tả đằng sau, sáu ở phía hữu đàng sau. Thiệu Ung nói rằng: Tròn là hình sao, số của lịch kỷ(3) có lẽ gây từ đó chăng? Vuông là hình đất, những cách chia châu(10), đặt “tỉnh”(11) có lẽ phỏng theo đó chăng? Bởi vì tròn là số của Hà đồ, vuông là nét của Lạc thư, cho nên vua Hy, vua Văn(12), nhân đó mà làm Kinh Dịch, vua Vũ, ông Cơ(13), theo đó mà làm ra thiên Hồng phạm. Chu Hy nói rằng: Trong khoảng trời đất, chỉ có một vật là khí; chia ra làm hai, thì là âm, dương; năm hành gây dựng, muốn vật trước sau, đều bị cai quản ở đó. Cho nên ngôi của Hà đồ, một và sáu cùng tông(14) mà ở về Bắc, hai và bảy làm bạn mà ở về Nam, ba và tám đồng đạo mà ở về Đông, bốn với chín thành lứa mà ở về Tây, năm và mười(1) giữ lẫn cho nhau mà ở chính giữa. Nghĩa là cái số của nó, chẳng qua chỉ có một âm, một dương, một lẻ, một chẵn, để làm gấp đôi năm hành mà thôi. Gọi là trời, tức là khí dương nhẹ trong, ngôi ở bên trên; gọi là đất, tức là khí âm nặng đục, ngôi ở phía dưới. Số dương lẻ, cho nên một, ba, năm, bảy, chín, đều thuộc về trời, đó là số của trời có năm. Số âm chẩn, cho nên hai, bốn, sáu, tám, mười, đều thuộc về đất, đó là số của đất có năm. Số của trời và số của đất, đàng nào theo loại đàng ấy, mà cũng tìm nhau. Ngôi “Năm” tương đắc với nhau là thế. Trời lấy số một mà sinh hành Thuỷ, đất lấy số sáu mà làm cho thành(2); đất lấy số hai mà sinh hành Hoả, trời lấy số bảy mà làm cho thành; trời lấy số ba mà sinh hành Mộc, đất lấy số tám mà làm cho thành; đất lấy số bốn mà sinh hành Kim, trời lấy số chín mà làm cho thành, trời lấy số năm mà sinh hành Thổ, đất lấy số mười mà làm cho thành. Đó là “các số đều có hợp nhau”. Chất năm số lẻ thành ra hai nhăm, chất năm số chẵn thành ra ba mươi. Hợp cả hai số thành năm mươi nhăm, tức là toàn số của đồ sông Hà. Đó là ý của Phu tử và thuyết của Chư Nho. Đến như Lạc thư, tuy là Phu tử chưa từng nói tới, nhưng tượng và thuyết của nó đã có đủ ở trên đây. Có người hỏi rằng: Tại sao ngôi và số của Hà đồ Lạc thư lại không giống nhau? Đáp rằng: Hà đồ dùng năm số Sinh(15) tóm năm số Thành(16) cùng ở một phương, ấy là nêu cái toàn hình để bảo người ta mà nói về thể của số thường. Lạc thư dùng năm số lẻ tóm bốn số chẵn, mà số nào ở riêng chỗ của số ấy, đó là chủ về “dương để tóm âm” mà gây cái dụng của sô biến. Lại hỏi: Tại sao Hà đồ Lạc thư đều cho số năm ở giữa? Đáp rằng: Các số lúc đầu, chỉ là một âm một dương mà thôi. Tượng của Dương tròn, tròn thì đường kính một phần, chu vi ba phần; tượng của Âm vuông, vuông thì đường kính một phần, chu vi bốn phần. Chu vi ba phần thì lấy số một làm “một”(1), cho nên nhân với một Dương mà thành ra ba. Chu vi bốn phần thì lấy số hai làm “một”(2) cho nên nhân với một Âm mà thành ra hai. Đó là nhân ba với trời, nhân hai với đất vậy. Hai và ba hợp lại, thì thành ra năm, vì vậy Hà đồ Lạc thư đều lấy số năm làm giữa. Nhưng mà Hà đồ thì lấy số sinh làm chủ, cho nên ở giữa phải năm, cho đủ tượng của năm số sinh; một chấm ở dưới là tượng số một của trời, một chấm ở trên là tượng số hai của đất, một chấm phía tả là tượng số ba của trời, một chấm phía hữu là tượng số bốn của đất, một chấm chính giữa là tượng số năm của trời. Lạc thư thì lấy số lẻ làm chủ, cho nên ở giữa phải năm, cho đủ các tượng của năm số lẻ; một chấm ở dưới, cũng tượng số một của trời, một chấm phía tả cũng tượng số ba của trời, một chấm chính giữa cũng tượng số năm của trời, một chấm phía hữu là tượng số bảy của trời, một chấm ở trên thì tượng số chín của trời. Số và ngôi của hai thứ đó ba chỗ giống nhau, hai chỗ khác nhau, là vì Dương không thể đổi mà Âm thì có thể đổi, số “thành” tuy thuộc về Dương, nhưng cũng là Âm của số “sinh” vậy. Lại hỏi: “Năm” ở chính giữa, đành là tượng của năm số, thế thì cái số của nó ra sao? Đáp rằng: Nói về số, thì suốt trong một “đồ” đều có những số tích thực có thể ghi chép, nhưng một, hai, ba, bốn của Hà đồ, đều ở bên ngoài phương chốn của năm tượng, và sáu, bảy, tám, chín thì lại nhân có số năm mà được cái số của nó để phủ bên ngoài số Sinh; một, ba, bảy, chín của Lạc thư cũng đều ở phía ngoài phương chốn của năm tượng, mà hai, bốn, sáu, tám, lại số nào nhân loại số ấy để phụ vào cạnh số lẻ. Bởi vì ở trong là chủ mà ở ngoài là khách, ở giữa là vua, mà ở cạnh là tôi, đều có ngành ngọn, không thể trái lẫn. Lại hỏi: Bên nhiều, bên ít là cớ làm sao? Đáp rằng: Hà đồ chủ về hoàn toàn, nên nó cùng cực đến số mười, mà ngôi lẻ ngôi chẵn của nó đều xét về sự tích thực, thì sau mới thấy chẵn thừa mà lẻ thiếu. Lạc thư chủ về biến đổi, nên nó cùng cực đến số chín mà ngôi vị và thực chất của nó, đều lẻ thừa mà chẵn thiếu(3) ắt đều để trống chỗ giữa rồi sau số của Âm Dương mới đều hai mươi. Lại hỏi: Thứ tự của nó không giống nhau sao? Đáp rằng: Hà đồ nói về thứ tự sinh ra, thì bắt đầu từ dưới lên trên, đến tả, đến hữu, vào giữa, rồi lại bắt đầu từ dưới; nói về thứ tự vận hành, thì bắt đầu từ Đông, đến Nam, đến giữa, đến Tây, đến Bắc theo phía tả mà xoay một vòng, rồi lại bắt đầu từ Đông; trong các số Sinh ở trong; số Dương ở dưới về phía tả, số âm ở trên về phía hữu, trong các số Thành ở ngoài: số Âm ở dưới về phía tả, số Dương ở trên về phía hữu: Thứ tự của Lạc thư thì số Dương bắt đầu từ Bắc đến Đông, đến giữa, đến Tây, đến Nam; số Âm bắt đầu từ Tây Nam, đến Đông Nam, đến Tây Bắc đến Đông Bắc: hợp lại mà nói thì bắt đầu từ Bắc đến Tây Nam, đến Đông, đến Đông Bắc, cuối cùng ở Nam. Còn sự vận hành của nó, thì Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, theo phía hữu mà xoay một vòng, rồi Thổ lại khắc Thuỷ. Hai thứ đều có thuyết cả. Lại hỏi: Tại sao những số bảy, tám, chín, sáu, của hai thứ lại không giống nhau? Đáp rằng: Các số sáu, bảy, tám, chín, của Hà đồ đã phụ ở ngoài số Sinh rồi, đấy là phần chính của Âm Dương, già, trẻ, tiến, lui, thừa, thiếu. Số chín của nó tức là mấy số một, ba, năm trong số Sinh tích lại mà thành ra, cho nên nó phải từ Bắc sang Đông, từ Đông sang Tây, để làm cho thành khía ngoài của số bốn; số sáu của nó tức là hai số hai, bốn trong số Sinh tích lại mà thành ra, cho nên nó phải từ Nam sang Tây, từ Tây sang Bắc để làm cho thành phía ngoài của số một; số bảy tức là số chín từ Tây sang Nam, số tám tức là số sáu từ Bắc sang Đông. Đó lại là sự biến đổi của các số Âm Dương, già, trẻ đắp đổi ở “nhà” của nhau(1); Lạc thư ngang dọc mười lăm, mà bảy, tám, chín, sáu, đắp đổi tiêu, lớn, bỏ trống số năm, chia sẻ số mười, mà số một ngậm số chín, số hai ngậm số tám, số ba ngậm số bảy, số bốn ngậm số sáu, thì năm, ba lộn góp, tới đâu cũng gặp số hợp(2), vì vậy mà sự biến hoá vô cùng mới thành ra sự mầu nhiệm. Lại hỏi: Thế thì Thánh nhân bắt chước hai cái hình ấy ra sao? Đáp rằng: Hà đồ thì bỏ trống giữa, Lạc thư thì tóm thực tượng: Hà đồ bỏ trông số năm và số mười, đó là Thái cực: số lẻ hai mươi, số chẩn hai mươi, ấy là hai Nghi, lấy một, hai, ba, bốn làm năm, sáu, bảy, tám, đó là bốn Tượng., chia số “hợp” của bốn phương để làm Kiền, Khôn, Ly, Khảm, bù chỗ trông của bốn góc để làm Đoái, Chấn, Tôn, Càn, đó là tám quẻ(17). Thực tượng của Lạc thư thì: một là Ngũ hành, hai là Ngũ tự, ba là Bát chính, bốn là Ngũ kỷ, năm là Hoàng cực, sáu là Tam đức, bảy là Kê nghi, tám là Thứ trưng, chín là Phúc cực(18). Ngôi và số của nó càng rõ rệt lắm. Lại hỏi: Lạc thư mà nếu bỏ trông số năm ở giữa, thì tức cũng hai mươi, cũng là hai Nghi; chiều ngang là Thái cực: lẻ, chẵn đều chiều dọc, đều mười lăm, có thể đắp đổi làm ra bảy, tám, chín, sáu, cũng là bốn Tượng; bốn phương chính để làm Kiền, Khôn, Ly, Khảm bốn góc chéo để làm Đoài, Chấn, Tôn, Cấn thì cũng tức là tám quẻ. Hà đồ một, sáu là Thuỷ; hai, bảy là Hoả; ba, tám là Mộc; bốn, chín là Kim; năm mười là Thổ, thì vẫn là năm Hành của thiên Hồng phạm, mà số năm mươi nhăm lại là “mục con” của chín “chù”(19). Thế thì Lạc thư vẫn có thể làm ra Kinh Dịch, mà Hà đồ cũng có thể làm Hồng phạm, biết đâu “đồ” không là “thư”, “thư” không là đỗ! Đáp rằng: Thời đại tuy có trước sau, số mục tuy có nhiều ít, nhưng lý của nó thì chỉ có một. Có điều Kinh Dịch, là vua Phục Hy được Hà đồ trước, không cần đợi đến Lạc thư, thiên Hồng phạm thì do vua Đại Vũ được riêng ở Lạc thư không cần khảo lại ở Hà đồ. Vả lại, đem Hà đồ bỏ trông số mười, tức là số bốn nhăm của Lạc thư, bỏ trông số năm tức là số năm mươi của phép đại diễn(20), cộng năm với mười, là số ngang dọc mười lăm của Lạc thư, đem năm nhân mười, đem mười nhân năm, lại đều là số của phép đại diễn, Lạc thư thì năm lại tự ngậm năm, thì được mười, cũng thông nhau với số của phép đại diễn, cộng năm với mười, thì được mười lăm, cũng thông nhau với số của Hà đồ. Nếu rõ lẽ đó, thì dù ngang, chéo, cong, thẳng không cách nào không thông. Hà đồ với Lạc thư há có trước, sau, kia, nọ khác nhau? Cho Hà đồ Lạc thư là không đủ tin, từ ông Âu Dương(21) trở lại đã có thuyết ấy. Nhưng mà ở thiên Cố mệnh(15) thiên Hệ từ và sách Luận ngữ đều có nói thế cả, và cái số trong hai đồ của Chư nho truyền lại, tuy có na ná giống nhau, nhưng không sai trái với nhau, tính xuôi, suy ngược, ngang dọc, cong thẳng, đều có phép tắc rõ ràng, không thể phá bỏ đi được. Cũng như Hà đồ từ số một của trời đến số mười của đất hợp lại thành số năm nhăm của trời đất, thì Kinh Dịch chính do ở đó mà ra; Lạc thư từ thứ một đến thứ chín hợp lại mà đủ số của chín chù, thì thiên Hồng phạm vẫn do ở đó mà ra. Thiên Hệ từ tuy không nói rõ vua Phục Hy nhận Hà đồ để làm Kinh Dịch, nhưng mà ở đó có nói những việc “ngửa xem, cúi xét, nghiệm gần, nghiệm xa”, thì biết đâu rằng Hà đồ không phải một việc trong các việc đó? Đại để nguyên do chế tác của thánh nhân, không phải chỉ có một điều, song cái khuôn khổ của pháp tượng, chắc phải có chỗ rất quan hệ. Như đời hồng mông, khoảng giữa trời đất, khí của Âm Dương dẫu đều có tượng, nhưng mà chưa từng có số. Đến khi Hà đồ hiện ra, rồi sau cái số năm nhăm, hoặc lẻ, hoặc chẵn, hoặc sinh, hoặc thành, rõ ràng có thể trông thấy, cái đó, là để mở mang trí riêng của thánh nhân, không thể đem ví với những khí tượng mênh mang. Vì vậy, thánh nhân “ngửa lên mà xem, cúi xuống mà xét, gần nghiệm ở mình, xa nghiệm ở vật” tới đó mà sau những sự Âm Dương chẵn lẻ của hai Nghi, bốn Tượng, tám Quẻ có thể nói rõ ra được. Thiên Hệ từ nói về nguyên do thánh nhân làm ra Kinh Dịch, tuy là không phải một điều, nhưng bảo nhờ có Hà đồ rồi sau việc làm Kinh Dịch mới quyết cũng không hại gì. Cổ nhân làm ra Kinh Dịch, khéo léo không thể nói xiết được. Số của Thái Dương là chín, số của Thiếu Âm là tám, số của Thiếu Dương là bảy, số của Thái Âm là sáu, lúc trước không biết những cái số ấy, làm sao lại thế! Nguyên là tất cả chỉ có mười số, Thái Dương ở ngôi một, trừ đi số của bản thân, thì còn chín số, Thiếu Âm ở ngôi hai, trừ đi số của bản thân thì còn tám số; Thiếu Dương ở ngôi ba, trừ đi số của bản thân thì còn bảy số. Thái Âm ở ngôi bốn, trừ đi số của bản thân thì còn sáu số. Chỗ đó từ xưa chưa ai nhận thấy. Thiên Hệ từ nói rằng: “Dịch có Thái cực, sinh ra hai Nghi, hai Nghi sinh ra bốn Tượng, bốn Tượng sinh ra tám quẻ”. Thiệu tử(22) chua rằng: “Một chia làm hai, hai chia làm bốn, bốn chia làm tám”. Truyện Thuyết quái nói: “Dịch tức là cách tính ngược. Thiệu tử chua rằng: “Kiền một, Đoái hai, Ly ba, Chấn bốn, Tốn năm, Khảm sáu, Cấn bảy, Khôn tám, đều được những quẻ chưa sinh, như kể ngược thứ tự của bốn mùa vậy”.